You are on page 1of 4

ĐỀ ÔN THI SỐ 10

MÔN: HÓA HỌC

Câu 1: Cho một luồng khí H2 dư lần lượt đi qua các ống sứ mắc nối tiếp, đựng các oxit nung nóng sau:

Số ống sứ có phản ứng hóa học xảy ra là:


A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 2: Butyl axetat là este được dùng làm dung môi pha sơn. Công thức cấu tạo của butyl axetat là
A. CH3COOCH2CH2CH2CH3 B. CH3COOCH2CH2CH3
C. CH3CH2CH2CH2COOCH3 D. CH3COOCH(CH3)CH2CH3
Câu 3: Để loại bỏ Al, CuO ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al và CuO, có thể dùng lượng dư dd nào sau đây?
A. Fe(NO3)3. B. NaOH. C. HNO3. D. HCl.
Câu 4: Một số vùng đất canh tác thường bị chua cây trồng khó phát triển do không thể thích ứng với môi
trường có pH thấp. Để khử chua người ta thường dùng chất nào sau đây
A. phân lân. B. đá vôi. C. phân đạm. D. vôi tôi.
Câu 5: Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion thu gọn là: CO32- + 2H+  CO2 + H2O ?
A. KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O
B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
C. MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O
D. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
Câu 6: Polime nào sau đây thực tế không sử dụng làm chất dẻo?
A. Poli(metyl metacrilat) B. Cao su buna
C. Poli(viny clorua) D. Poli(phenol fomandehit)
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn cacbohiđrat A thu được hai monosaccarit X và Y, Hiđro hóa X hoặc Y đều
thu được chất hữu cơ Z. Hai chất A và Z lần lượt là:
A. Saccarozơ và axit gluconic B. Tinh bột và sobitol
C. Tinh bột và glucozơ D. Saccarozơ và sobitol
Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(b) Phản ứng thủy phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.
(c) Glucozơ và saccarozơ đều là cacbohiđrat.
(d) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
(e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(g) Dung dịch glucozơ và fructozơ đều hoà tan được Cu(OH)2 tạo cùng một loại phức.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 9: Hidro hóa axetilen khi có mặt chất xúc tác Pd/PbCO3 thu được sản phẩm gì?
A. etan. B. propen. C. etin. D. eten
Câu 10: Muối nào sau đây dễ bị nhiệt phân khi đun nóng?
A. Na3PO4. B. Na2SO4. C. CuSO4. D. (NH4)2CO3.
Câu 11: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Mg(HCO3)2.
(b) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4
(c) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch NaAlO2
(d) Cho một mẩu Na vào dung dịch FeSO4
(e) Nhỏ dung dịch H3PO4 đến dư vào dung dịch AgNO3
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 12: Cho 5 chất: NaOH, HCl, AgNO3, HNO3, Cl2. Số chất tác dụng được với Fe(NO3)2 là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 13: Phèn chua có công thức hóa học là K2SO4.X2(SO4)3.24H2O. Kim loại X là
A. Cr. B. Al. C. Cu. D. Fe
Câu 14: Để sản xuất nhôm trong công nghiệp người ta thường:
A. Điện phân dung dịch AlCl3. B. Cho Mg vào dung địch Al2(SO4)3.
C. Cho CO dư đi qua Al2O3 nung nóng. D. Điện phân Al2O3 nóng chảy có mặt criolit.
Câu 15: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí. Dung dịch X không
làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thỏa mãn tính
chất của X ?
A. Benzyl amin. B. Anilin. C. Metyl amin. D. Đimetyl amin.
Câu 16: Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3, Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X có thể tan hoàn toàn tạo thành
dung dịch bởi dung dịch nào sau đây.
A. AgNO3 dư B. NH3 dư C. NaOH dư D. HCl dư
Câu 17: Thí nghiệm có xảy ra sự ăn mòn điện hóa là:
A. Nhúng thanh magie vào dung dịch H2SO4.
B. Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuCl2.
C. Nhúng thanh sắt vào dung dịch Fe2(SO4)3.
D. Nhúng thanh đồng vào dung dịch FeCl3.
Câu 18: Nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. Al(OH)3, (NH4)2CO3 đều là chất lưỡng tính.
B. Kim loại đồng dẫn điện tốt hơn vàng.
C. Phèn nhôm có công thức là KAl(SO4)2.12H2O.
D. Không tồn tại dung dịch X gồm các thành phần: OH-, CO32-, Na+ và NH4+.
Câu 19: Hiđrocacbon nào dưới đây tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3?
A. Etan. B. Etilen. C. Axetilen. D. Propilen.
Câu 20: Thủy phân hoàn toàn 1 mol tetrapeptit X thu được 1 mol glyxin và 3 mol alanin. Công thức phân
tử của X là
A. C11H18O4N4. B. C5H10O3N2 C. C11H20O5N4. D. C20H26O8N4.
Câu 21: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch chứa hỗn hợp AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm ba muối và chất rắn Y chỉ chứa một kim loại. Biết dung dịch X có
khả năng tác dụng được với HCl tạo kết tủa trắng. Ba muối trong X là
A. Fe(NO3)3, Mg(NO3)2 và AgNO3. B. Fe(NO3)2, Mg(NO3)2 và AgNO3.
C. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2 và AgNO3. D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2 và Mg(NO3)2.
Câu 22: Chia 47,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và Fe3O4 thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Khử hoàn toàn bằng CO dư thu được 17,2 gam kim loại.
Phần 2: Cho tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được m gam muối. Gía trị của m là:
A. 124,0 B. 49,2 C. 55,6 D. 62,0
Câu 23: Cho các phương trình ion rút gọn sau :
a) Cu2+ + Fe   Fe2+ + Cu; b) Cu + 2Fe3+   2Fe2+ + Cu2+; c) Fe2+ + Mg   Mg2+ + Fe
Nhận xét đúng là :
A. Tính khử của: Mg > Fe > Fe2+ > Cu
B. Tính khử của: Mg > Fe2+ > Cu > Fe
C. Tính oxi hóa của: Cu2+ > Fe3+ > Fe2+ > Mg2+
D. Tính oxi hóa của: Fe3+> Cu2+ >Fe2+ >Mg2+
Câu 24: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu giấy quỳ tím?
A. Anilin. B. Axit axetic. C. Metylamin. D. Lysin
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 31,5 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(NO3)2 trong dung dịch H2SO4. Sau
phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối sunfat và 5,6 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất).
Số mol H2SO4 đã phản ứng là
A. 0,6 mol. B. 0,3 mol. C. 0,4 mol. D. 0,5 mol.
Câu 26: Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca , Mg . Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm
2+ 2+

nồng độ các ion Ca2+, Mg2+ trong nước. Hóa chất nào sau đây có thể dùng làm mềm nước có tính cứng
vĩnh cửu bằng phương pháp kết tủa?
A. NaCl. B. NaOH. C. Na3PO4. D. Na2SO4.
Câu 27: Có các dung dịch sau (dung môi nước): metylamin (1); anilin (2); amoniac (3); lysin (4);
glyxin (5). Các chất làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là
A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (1), (3), (4), (5)
C. (1), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4)
Câu 28: Hỗn hợp X gồm ankan (a mol), anken, ankin (a mol). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lít (đktc)
O2 thu được (2b+5,6) gam CO2 và b gam H2O. Giá trị của V và m lần lượt là:
A. 15,68 và 9,8. B. 15,68 và 21. C. 23,52 và 9,8. D. 23,52 và 26,6.
Câu 29: Trong các polime sau: poli(metyl metacrylat); poli(vinyl clorua); poli(etylen terephtalat); tơ
nilon-6,6; poli(vinyl axetat), tơ nitron. Số lượng polime là sản phẩm của phản ứng trùng hợp là
A. 2 B. 4. C. 3 D. 5
Câu 30: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử glucozơ được tiến hành
theo các bước sau:
- Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam glucozơ với 1 đến 2 gam đồng (II) oxit, sau đó cho hỗn hợp ống
nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm
bông có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên của ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí.
- Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng trong
ống nghiệm (ống số 2).
- Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn
hợp phản ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, màu trắng của CuSO4 khan chuyển thành màu xanh của CuSO4.5H2O.
(b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa vàng.
(c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng xuống dưới.
(d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử glucozơ.
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung
dịch trong ống số 2.
Số phát biểu sai là
A. 2 B. 4. C. 3 D. 5
Câu 31: Chất nào sau đây được dùng để khử chua đất trong nông nghiệp?
A. CaO. B. CaSO4. C. CaCl2. D. Ca(NO3)2.
Câu 32: Phân đạm cung cấp cho cây
A. N2. B. N dạng NH4+, NO3-.
C. NH3. D. HNO3.
Câu 33: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch NaOH a M thì thu được dụng dịch X.
Cho từ từ và khuấy đều 150ml dung dịch HCl 1M vào X thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí (đktc). Cho
Y tác dụng với Ca(OH)2 dư xuất hiện 15 gam kết tủa. Gía trị của a là
A. 1M. B. 1,5M. C. 0,75M. D. 2M.
Câu 34: Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự do với 200 ml dung dịch NaOH
1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp Y chứa các muối có công thức chung C17HyCOONa. Đốt cháy 0,07 mol E
thu được 1,845 mol CO2. Mặt khác m gam E tác dụng vừa đủ với 0,1 mol Br2. Các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Giá trị của m là
A. 57,74. B. 59,07. C. 55,76. D. 31,77.
Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 19,86 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 vào m gam dung dịch
H2SO4 10,78% và HCl 10,95%, thu được dung dịch Y chỉ chứa 42,645 gam muối trung hòa và 4,032 lít
(đktc) hỗn hợp khí gồm NO và H2, có tỉ khối so với He là 5,75. Giá trị của m là
A. 150. B. 160. C. 170. D. 180.
Câu 36: Nhỏ từ từ V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M vào dung
dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị sau biểu diễn sự
phụ thuộc giữa số mol kết tủa và thể tích dung dịch Ba(OH)2.
Giá trị x,y tương ứng là
A. 0,2 và 0,05. B. 0,4 và 0,05.
C. 0,2 và 0,10. D. 0,1 và 0,05.

Câu 37: Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit axetic, metyl axetat, metyl fomat. Cho m gam hỗn hợp E
(oxi chiếm 41,2% khối lượng) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được 37,396 gam muối khan và 8,384 gam ancol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 32,3. B. 30,2. C. 26,3. D. 22,6
Câu 38: Dẫn lượng khí CO dư đi qua 24 gam Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được m gam hỗn
hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,792
lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y có chứa 19,5 gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 21,12. B. 20,96. C. 21,28. D. 21,60
Câu 39: Hỗn hợp X gồm etilen, axetilen, propan, butan. Đốt cháy hết 3,36 lít X cần dùng V lít khí O2, rồi
dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc dư thấy khối bình tăng 7,02 gam. Mặt khác, cho 9,48
gam X cho qua bình đựng dung dịch nước Br2 (dư) thấy có 0,18 mol Br2 phản ứng. Các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 13,44. B. 7,84. C. 10,08. D. 11,76.
Câu 40: Từ chất X (C10H10O4, chỉ có một loại nhóm chức) tiến hành các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol)
như sau:
a) X + 3NaOH → Y + Z + T + H2O
b) 2Y + H2SO4 → 2E + Na2SO4
c) 2E + C2H4(OH)2 ↔ G + 2H2O
Biết MY < MZ < MT < 148, Y và Z là muối của axit cacboxylic. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đun Z với vôi tôi xút, thu được chất khí nhẹ hơn không khí.
B. Chất T tác dụng được với kim loại Na.
C. Phân tử chất G có 8 nguyên tử H.
D. Chất X có 3 công thức cấu tạo thỏa mãn.
Câu 41: Hỗn hợp E gồm 2 amin no, hai chức, mạch hở X, Y là đồng đẳng kế tiếp và 1 este no, đơn chức,
mạch hở (MX < MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn E (số mol của Z bằng 1/6 lần số mol của E) cần dùng vừa
đủ 0,22 mol O2, thu được N2 và 0,22 mol H2O. Khối lượng phân tử của Y là
A. 60. B. 74. C. 102. D. 88.
Câu 42: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe(NO3)2 và Al(NO3)3 thu được hỗn hợp khí X Trộn
hỗn hợp khí X với 112 ml khí O2 (đktc) được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp khí Y vào 3,5 lít
H2O ( không thấy có khí thoát ra) được dung dịch có pH = 1,7. Giá trị m là
A. 6,89 B. 5,73 C. 2,06 D. 3,60
Câu 43: Điện phân dung dịch chứa 44,62 gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaCl bằng dòng điện một chiều có
cường độ 5A (điện cực trơ, có màng ngăn, có hiệu suất 100%). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân,
thu được dung dịch X và 1,568 lít (đktc) khí thoát ra ở anot. Cho m gam Fe (dư) vào X, sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N5+) và (m+0,12) gam kim loại. Bỏ
qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của t là
A. 2702. B. 3088. C. 3474. D. 3860.
Câu 44: Đun nóng 15,05 gam este X đơn chức, mạch hở với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 16,45 gam
muối. Y và Z là hai este đều hai chức, mạch hở (trong đó X và Y có cùng số nguyên tử cacbon; Y và Z hơn
kém nhau 14 đvc). Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch KOH
1M, thu được hỗn hợp chỉ chứa 2 muối có tổng khối lượng m gam và hỗn hợp gồm 3 ancol có cùng số mol.
Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 27. B. 25. C. 30. D. 32.
Câu 45: Hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ mạch thẳng X, Y (MX < MY) tác dụng vừa đủ với 6 gam NaOH thu
được một ancol đơn chức và hai muối của hai axit hữu cơ đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.
Lượng ancol tác dụng vừa đủ với Na dư thu được 1,68 lit khí (đktc). Mặt khác đốt cháy 10,28 gam A cần
14,112 lit khí oxi (đktc) thu được khí CO2 và 7,56 gam nước. Phần trăm khối lượng của X trong A là:
A. 77,82 % B. 80,85% C. 55,68% D. 70,31%

--------------HẾT--------------

You might also like