You are on page 1of 3

Chương 3: BIẾN ĐỔI LAPLACE

3.1 Giới Thiệu Về Biến Đổi LAPLACE


3.1.1 khái niệm về biến đổi Laplace
-Biến đổi Laplace là phép biến đổi được nhà toán học người Pháp, ông
Pierre Simon De Laplace (1749-1827) nghiên cứu và phát minh ra, nên phép biến đổi
cũng được đặt theo tên của ông để tôn vinh thành tựu của nhà toán học vĩ đại này.
-Chủ yếu biến đổi Laplace thay đổi tín hiệu này thành tín hiệu khác theo một số quy tắc
hoặc phương trình cố định, để chuyển phương trình vi phân, phương trình đạo hàm riêng,
phương trình tích phân thành phương trình đại số. Ngoài ra phép biến đổi còn dùng để
phân tích hệ thống điều khiển, là một giải pháp hiệu quả để giải các bài toán vi phân và
các bài toán về:
+ mạch điện
+ dao động lò xo
+ xử lý tín hiệu...
-Đặt biệt trong hệ thống điều khiển động lực học các đặc tính của biến đổi Laplace và
biến đổi Laplace ngược đều được sử dụng để phân tích.
-Tóm lại phép biến đổi Laplace là cách tiếp cận miền tần số cho các tín hiệu thời gian
liên tục bất kể tính ổn định của hệ thống.
-Áp dụng biến đổi LaPlace:

3.1.2 Lịch sử phát triển của phép biến đổi Laplace


-Bắt đầu từ năm 1744, ông Leonhard Euler đã đưa ra các tích phân:

áp dụng để giải các phương trình vi phân.

1
-Đồng thời ông Joseph Louis Lagrange, là một người rất ngưỡng mộ ông Leonhard
Euler, khi nghiên cứu cách tính tích phân của hàm mật độ xác suất, Lagrane đã đưa ra
biểu thức tích phân như sau:

-Nhờ dạng tích phân này nên đã thu hút được sự quan tâm của Laplace ,đến năm 1782
nhà toán học vĩ đại đã tiếp tục công trình của Euler là sử dụng phép tính tích phân để
giải các phương trình. Năm 1785,Laplace đã vượt ra khỏi giới hạn giải quyết các phương
trình bằng phương pháp tích phân, ông đã bắt đầu đưa ra các biến đổi mà sau này đã trở
nên rất thông dụng và phổ biến thông qua cách sử dụng tích phân:

-Giống như biến đổi Mellin, để biến đổi phương trình sai phân cuối cùng tìm ra lời giải
cho phương trình biến đổi, Laplace đã suy ra các tính chất của biến đổi Laplace và
ông cũng nhận ra rằng phương pháp của Joseph Fourier trong chuỗi Fourier để giải
phương trình khuếch tán chỉ có thể áp dụng trong một vùng không gian giới hạn.
3.1.3 Ứng dụng của biến đổi Laplace
-Các phương trình vi phân, phương trình vi phân đạo hàm riêng theo điều kiện ban đầu,
điều kiện biên đều mô tả được các bài toán vật lý. Tần suất các bài toán mà chúng ta
thường gặp là các bài toán giá trị đầu, giá trị biên đều có những ứng dụng thực tế trong
khoa học kỹ thuật và vật lý. Đặt biệt phương pháp biến đổi Laplace vô cùng hữu ích để
tìm nghiệm các bài toán nêu trên.
-Sau đây là bảng biến đổi Laplace cơ bản:

2
3.2 Biến đổi Laplace đạo hàm và tích phân
3.2.1 Biến đổi Laplace đạo hàm
Giả sử hàm gốc f(t) có đạo hàm f’(t) cũng là hàm gốc, khi đó ta có:
-Định lý 1: biến đổi Laplace của đạo hàm cấp 1, 2
+ Đạo hàm cấp 1
ℒ ( f’ ) = sℒ ( f ) – f( 0 )
+ Đạo hàm cấp 2
ℒ ( f’’ ) = s2ℒ ( f ) – sf( 0 ) – f’ ( 0 )
-Định lý 2: Biến đổi Laplace của đạo hàm cấp n
Tương tự như đạo hàm cấp 1,2 ta được:
ℒ (f (n)) = sn ℒ ( f ) – sn-1 f( 0 ) – sn-2 f’( 0 ) - ... – f(n-1)( 0 )
3.2.2 Biến đổi Laplace tích phân
Giả sử hàm gốc f (t) có F(s) =ℒ {f(t)}, khi đó hàm số 𝜑(t)= ∫ f (t)dt cũng là hàm
gốc, ta được:
ℒ ∫ f (t)dt = 𝐹(𝑠) hoặc ∫ f (t)dt = ℒ 𝐹(𝑠)

You might also like