You are on page 1of 3

3.

Kiến thức lĩnh hội và bài học kinh nghiệm


* Kiến thức lĩnh hội
- Thu thập và phân tích thông tin: Để có được một bài
tập lớn chất lượng, cần phải biết tìm kiếm và phân tích
các nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy. Điều này
đòi hỏi bạn phải có khả năng đọc hiểu và phân tích các tài
liệu khác nhau. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải biết chọn
lọc ra những nội dung chính tránh để bài dài lan man.
- Xây dựng luận điểm: Một bài tập lớn tốt phải có một
luận điểm rõ ràng và thuyết phục. Bạn cần phải chứng
minh cho người đọc những gì bạn viết ra là đúng sự thật
cũng như đưa ra tài liệu tham khảo để họ kiểm chứng.
Qua đó, bạn cần phải có khả năng suy nghĩ logic và phân
tích để xây dựng một luận điểm mạnh mẽ
-Viết và trình bày: Viết một bài tập lớn cũng đòi hỏi
bạn phải sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác và hiệu
quả, bạn cần hạn chế việc sử dụng ngôn ngữ địa phương
và viết sai chính tả. Trình bày cũng vô cùng quan trọng,
một bài tập lớn được trình bày rõ ràng và có quy củ sẽ
giúp người đọc dễ nắm bắt thông tin hơn
- Tư duy phản biện: Khi viết tiểu luận, bạn sẽ tiếp xúc
với nhiều thông tin và quan điểm khác nhau và cần phải
đưa ra lập luận phản biện để có thông tin chính xác nhất.
Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng tư duy phản biện
và đưa ra các lập luận thuyết phục
- Tự quản lý và tổ chức thời gian: Viết một bài tập lớn
đòi hỏi bạn phải có khả năng tự quản lý và tổ chức thời
gian. Bạn cần phải biết cách sắp xếp thời gian để hoàn
thành các bước cần thiết và đảm bảo kịp thời gian nộp
bài
- Sử dụng công cụ và phần mềm hỗ trợ: Khi thực hiện
viết bài tập lớn, bạn có thể sử dụng các công cụ và phần
mềm hỗ trợ như trình soạn thảo văn bản, phần mềm
quản lý thời gian và một số công cụ khác. Việc sử dụng
các công cụ này sẽ giúp bạn tăng hiệu suất, tiết kiệm thời
gian và đạt được kết quả tốt hơn.
- Tương tác và giao tiếp: Viết bài tập lớn cũng đòi hỏi
bạn phải có khả năng tương tác và giao tiếp với người
khác. Bạn cần phải thảo luận và trao đổi với các thành
viên trong nhóm để bài làm được liên kết tránh rời rạc.
Đôi khi bạn cũng cần phải thảo luận với giáo viến để thu
thập và đánh giá thông tin hoặc ý tưởng.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể có thể học được một số kỹ
năng khác như khả năng đánh máy, tư duy sáng tạo, bổ
sung kiến thức,... Bạn cũng có thể thay đổi bản thân hơn
như việc kiên trì và kiên nhẫn khi tìm kiếm thông tin, cẩn
thận và chi tiết hơn khi trình bày
* Bài học kinh nghiệm
- Trước khi bắt đầu viết tiểu luận, bạn cần phải nghiên
cứu kỹ lưỡng về chủ đề của mình. Tìm kiếm các tài liệu,
sách và các nguồn thông tin đáng tin cậy để có cài nhìn
tổng quan về chủ để của mình.
- Sau khi nghiên cứu, bạn cần phải lập kế hoạch cho
tiểu luận của mình. Xác định các chủ đề và mục con để
giúp bạn lập kế hoạch dễ hơn.
- Viết bản nháp: Bạn cần viết ra một bản nháp để nêu
ra ý tưởng và sắp xếp chúng một cách logic
- Sau khi hoàn thành bài làm, bạn cần đọc lại một cách
cẩn thận và chỉnh sửa các lỗi sai.
- Bạn cũng cần phải sắp xếp thời gian chính xác cho
từng công việc.
- Đảm bảo đúng định dạng và cấu trúc: Để bài tiểu luận
chính xác, bạn cũng cần phải đảm bảo nó đúng với định
dạng và cấu trúc của giáo viên yêu cầu.

You might also like