You are on page 1of 9

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1. Các khái niệm
1.1 Khái niệm về thất nghiệp: thất nghiệp là hiện tượng người lao động bị ngừng
thu nhập do không có khả năng tìm được việc làm thích hợp trong trường hợp người
đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc( Tổ chức lao động quốc tế (ILO)).

1.2 Khái niệm về lực lượng lao động: Lực lượng lao động còn gọi là dân số hoạt
động kinh tế, bao gồm tất cả những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm và những
người thất nghiệp trong thời gian quan sát. (Từ điển kinh tế học)

1.3 Khái niệm nguồn nhân lực : nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là
nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi
lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá
nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực
của họ được huy động vào quá trình lao động ( Theo Liên Hợp Quốc)

1.4 Khái niệm tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ % số người đang thất
nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động.( Tổng Cục Thống Kê)

1.5 Khái niệm sinh viên: sinh viên là bất kỳ ai đăng ký chính mình để được tham gia
các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nó như là một
phần của một số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy
đóng vai trò cơ bản hoặc quyết định.(Wikipedia.org)

2. Khảo sát thực trạng thất nghiệp của sinh viên TP HCM sau khi ra trường

Nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra
trường.Theo kết quả khảo sát từ Báo cáo đánh giá việc làm sinh viên tốt nghiệp năm
2020 của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo, có
khoảng 80 -90% sinh viên tùy từng cơ sở đào tạo sau khi tốt nghiệp từ 3 tháng đến 1
năm đã có việc làm. Kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp đại học cho thấy tỷ lệ sinh
viên tốt nghiệp đã có việc làm chiếm 88,3% trong tổng số sinh viên trả lời phỏng vấn.
Những sinh viên tốt nghiệp với thứ hạng càng cao chiếm tỷ lệ có việc làm càng cao.
Số liệu cho thấy sinh viên tốt nghiệp thuộc nhóm ngành Y - Dược chiếm tỷ lệ có việc
làm cao nhất, lên tới 96,3%. Tiếp theo là nhóm Khoa học xã hội, Kinh tế, Luật, Nông
- Lâm - Ngư nghiệp với tỉ lệ 89,6%. Xếp cuối là nhóm ngành Khoa học tự nhiên, Kỹ
thuật, Công nghệ, Thể dục thể thao, Nghệ thuật chỉ đạt tỷ lệ 84,%. Như vậy, tỷ lệ sinh
viên tốt nghiệp đại học nhưng chưa có việc làm và đang tìm việc chiếm gần 20%. Con
số này khá cao, nếu so với tỷ lệ thất nghiệp chung của nhóm thanh niên ở độ tuổi 20 -
24 trong cả nước năm 2019 là 6,1%. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, có nhiều yếu tố
khác nhau ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên sau khi ra trường.
Chất lượng của sinh viên phản ảnh hiệu quả công việc thông qua 3 trụ cột là: kiến
thức, kỹ năng và thái độ. Kết quả học tập càng cao, cụ thể là điểm tốt nghiệp càng cao,
xác suất có việc sau khi ra trường của sinh viên càng cao (theo Nguyễn Thị Khánh
Trinh (2016). Nghiên cứu của Pandey và cộng sự (2014) cũng cho thấy việc thành
thạo ngôn ngữ nước ngoài giúp ứng viên để lại ấn tượng ban đầu tốt, có cơ hội cao
hơn để có được vị trí mà ứng viên đang ứng tuyển. Trình độ ngoại ngữ có tác động
tích cực đến việc có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Võ Văn Tài và Đào Thị
Huyền, 2016). Yếu tố Kỹ năng cứng như kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ
cũng tác động đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên. Kantane và cộng sự
(2015) đã chỉ ra rằng kỹ năng chuyên môn, kiến thức, khả năng lập kế hoạch cũng là
các yếu tố quan trọng trong nhu cầu của nhà tuyển dụng đối với nhân viên. Theo
Nguyễn Thị Thanh Vân (2016), yếu tố kỹ năng mềm là một trong những yếu tố tác
động tích cực đến khả năng có việc làm của sinh viên mới ra trường. Mặt khác, việc
tham gia các khóa học kỹ năng mềm thì xác suất có việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ cao
hơn những sinh viên khác (Nguyễn Thị Khánh Trinh, 2016). Bên cạnh đó, sinh viên
tốt nghiệp cần phải có các kỹ năng mềm khác, như: lãnh đạo, giao tiếp, tư duy phân
tích,... để có thể đảm bảo tìm được việc làm (Hossain và cộng sự, 2018). Kết quả
nghiên cứu Kantane và cộng sự (2015) cho thấy ý thức trong công việc, đặc biệt là
yếu tố trung thực - một trong những yếu tố quan trọng trong nhu cầu của nhà tuyển
dụng đối với nhân viên Hơn thế nữa, Việc nâng cao trình độ ngoại ngữ có tác động
tích cực đến việc có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Yếu tố kỹ năng cứng
như kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cũng tác động đến khả năng tìm được
việc làm của sinh viên (Võ Văn Tài và Đào Thị Huyền, 2016). Qua đó cũng cho thấy
việc thành thạo ngôn ngữ nước ngoài giúp ứng viên để lại ấn tượng ban đầu tốt, có cơ
hội cao hơn để có được vị trí mà ứng viên đang ứng tuyển (Nghiên cứu của Pandey và
cộng sự, 2014). Ngoài ra, kỹ năng chuyên môn, kiến thức, khả năng lập kế hoạch cũng
là các yếu tố quan trọng trong nhu cầu của nhà tuyển dụng đối với nhân viên và ý thức
trong công việc, đặc biệt là yếu tố trung thực - một trong những yếu tố quan trọng
trong nhu cầu của nhà tuyển dụng đối với nhân viên ( Kantane và cộng sự,
2015).Thêm vào đó, yếu tố kỹ năng mềm là một trong những yếu tố tác động tích cực
đến khả năng có việc làm của sinh viên mới ra trường (Lương Thanh Hà, 2022).
Bên cạnh đó, Tình trạng nền kinh tế Việt Nam thiếu trầm trọng đội ngũ công nhân kỹ
thuật lành nghề trong khi lại thừa ra lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên,
vừa gây ra tình trạng lãng phí, vừa thiếu hiệu quả. Tỷ lệ lao động trung cấp chuyên
nghiệp và dạy nghề vốn đã thấp, lại có xu hướng giảm đi trong những năm qua. Việt
Nam đang thiếu trầm trọng đội ngũ lao động chuyên môn kỹ thuật có trình độ trung
cấp và sơ cấp. Hay nói cách khác, nếu lấy số lượng lao động trình độ sơ cấp/dạy nghề
hiện nay làm gốc tham chiếu thì Việt Nam đang thừa một lượng lớn lao động trình độ
cao (từ cao đẳng trở lên), điều này phản ánh thực trạng "thừa thấy thiếu thợ" ở Việt
Nam. Xét riêng nhóm lao động có bằng cấp dễ dàng nhận thấy, nhóm lao động qua
đào tạo đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất và có sự gia tăng nhanh chóng, từ
2,48% (trên tổng lực lượng lao động) năm 2000 đã tăng lên khoảng 10% vào năm
2018, cao hơn so với nhóm lao động ở các trình độ đào tạo khác. Sự gia tăng tỷ lệ lao
động qua đào tạo thời gian qua có đến 40% là do sự gia tăng của lao động có trình độ
đại học trở lên. Năm 2000, cơ cấu lao động có bằng cấp của nước ta theo tỷ lệ cao
đẳng, đại học trở lên/trung cấp chuyên nghiệp/dạy nghề là 1/1,2/0,9 thì đến năm 2018
tỷ lệ tương ứng là 1/0,3/0,4. Một nghịch lý nữa là trong nhóm lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật, lao động có trình độ càng cao, tỷ lệ thất nghiệp càng lớn. Năm
2016, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có bằng cấp, chứng chỉ là 1,11% so với 2,9%
- tỷ lệ thất nghiệp chung thì đến năm 2018, tỷ lệ này ước khoảng 5,5% so với 2%
tương ứng. Điều đáng nói là tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ đại học
trở lên lên tới 5,7%, cao gấp 3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung. Số lao động thất nghiệp có
trình độ cao đẳng, đại học chiếm tới 40% lao động thất nghiệp qua đào tạo. Thực tế
này đã phần nào cho thấy chất lượng của đội ngũ lao động trình độ đại học trở lên của
Việt Nam còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực thế trong khi lại luôn có kỳ
vọng quá cao vào mức thu nhập thực tế và tâm lý "trình độ cao phải làm công việc
xứng tầm"(Hoàng Thị Minh Hà - Đinh Thị Hảo, 2020).

Thêm vào đó, kết quả điều tra cả nước có tới 63% SV tốt nghiệp ĐH-CĐ ra trường
không có việc làm, 37% SV có việc làm nhưng đa số làm trái nghề hoặc phải qua đào
tạo lại. Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam còn khá cao, đa số là sinh viên vừa tốt
nghiệp ra trường không có việc làm (Bộ GD-ĐT 2011) . Gần đây, một cuộc khảo sát
được thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu SV thuộc 5 khóa khác nhau (ra trường từ
năm 2006 đến 2010) của 3 trường ĐH lớn: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH
Huế, đã cho thấy những con số “giật mình”. Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm
được việc làm, cho dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng “là bất cứ công
việc gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào
tạo”. Trong số này, 46,5% cho biết đã từng xin việc nhưng không thành công, 42,9%
lựa chọn một giải pháp an toàn là… tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành
khác.Những số liệu trên cho thấy sự khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm của SV
mới ra trường. Với tấm bằng CĐ, ĐH trên tay nhiều SV không thể tìm được những
việc làm ổn định (Ths. Thân Trung Dũng, 2015).

Mặt khác, những năm trước đây, tỷ lệ lao động qua học nghề, nhất là tạo nghề chính
quy còn thấp, dẫn đến chất lượng lao động không đảm bảo, không đáp ứng được yêu
cầu công việc. Hiện nay, mặc dù tình trạng học vấn của lao động không ngừng được
cải thiện, hệ thống văn bằng được nâng cao và mở rộng nhưng tình trạng thất nghiệp
vẫn tiếp tục gia tăng. Lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng
chính quy trong cả nước không có việc làm ngày càng nhiều.Trong quý 1 năm 2016,
có tới hơn 32,3% số lao động thất nghiệp cả nước là lao động đã qua đào tạo chuyên
nghiệp hoặc nghề từ 3 tháng trở lên. Trong đó, nhóm lao động có trình độ từ đại học
trở lên chiếm thị phần lớn nhất, khoảng 38,6% tổng số lao động thất nghiệp nhóm này,
một bộ phận sau khi tốt nghiệp đại học đảm nhận các công việc không cần bằng cấp;
hiện tượng sinh viên sau khi tốt nghiệp làm công nhân, hoặc làm các công việc không
cần đến trình độ đại học đang dần không còn xa lạ. Tình trạng sinh viên ra trường
không có việc làm hay làm không đúng ngành nghề đang ở mức đáng báo động. Vì
vậy, giải quyết tình trạng thất nghiệp cho người lao động nói chung và sinh viên nói
riêng là mối quan tâm hàng đầu hiện nay (ThS. NGUYỄN THỊ THU TRANG, 2017).

Ngoài ra, Thực trạng lao động và thất nghiệp ở Việt Nam có một số điểm quan trọng
dựa trên dữ liệu từ Tổng cục Thống kê: Trước hết, dữ liệu cho thấy sự gia tăng đáng
kể trong lực lượng lao động có bằng cấp hoặc chứng chỉ. Trong quý I năm 2021, có
hơn 6 triệu người trong tổng số 13,26 triệu người lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua
đào tạo và có bằng cấp hoặc chứng chỉ. Tỷ lệ này đạt 45,7% và tăng so với quý trước.
Tỷ lệ lao động có bằng/chứng chỉ là 26% trong quý I. Thứ hai, dữ liệu thể hiện sự
chênh lệch đáng kể về tình hình thất nghiệp giữa các nhóm dựa trên trình độ chuyên
môn. Những người không có bằng cấp/chứng chỉ đối diện với tỷ lệ thất nghiệp cao
hơn nhiều so với những người có trình độ trung học, cao đẳng và đại học. Cụ thể,
nhóm có trình độ đại học có tỷ lệ thất nghiệp là 173,9 nghìn người, nhóm trình độ cao
đẳng là 78,5 nghìn người. Thứ ba, trong quý III năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên
đáng kể trong nhóm lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nhóm sơ cấp.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm lao động có trình độ từ trung cấp trở lên
giảm. Thực trạng này cho thấy lao động không có trình độ hoặc có trình độ thấp gặp
nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm việc làm, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn về
kinh tế và xã hội, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh. Tóm lại, dữ liệu thống kê này nêu
rõ tầm quan trọng của trình độ chuyên môn và bằng cấp trong việc tìm kiếm việc làm
tại Việt Nam. Sinh viên có trình độ cao đẳng và đại học có nhiều cơ hội hơn để tìm
việc làm so với những người không có trình độ chuyên môn hoặc có trình độ thấp.
Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên không có việc làm, và tình hình thất nghiệp vẫn
là một vấn đề đáng quan ngại ở Việt Nam (Nguyễn Thị Thúy, 2021).
3. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường

Đầu tiên, Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân gây ra. Một trong
những nguyên nhân chính là thiếu định hướng nghề nghiệp cho học viên, sinh viên,
khiến họ chọn ngành không phù hợp với bản thân. Trong quá trình đào tạo, không có
định hướng cụ thể, dẫn đến sự chán nản và không biết nên tìm công việc gì. Thứ hai,
trình độ chuyên môn kỹ thuật ở Việt Nam chưa cao, không đáp ứng được yêu cầu của
các công việc phức tạp. Lao động Việt Nam thiếu ngoại ngữ, hiểu biết về luật pháp và
văn hóa quốc tế. Ba, các yếu tố bất lợi như thiên tai và dịch bệnh có thể làm mất việc
làm cho nhiều người lao động trong thời gian dài. Đại dịch COVID-19 đặc biệt đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến thị trường lao động. Bốn, sự phát triển của công nghiệp và sự
tự động hóa có thể thay thế con người trong nhiều công việc. Công nghiệp 4.0 và trí
tuệ nhân tạo đã làm cho nhiều người lao động mất việc. Năm, mức lương ở thị trường
lao động không hấp dẫn đối với nhiều người lao động, không tương xứng với trình độ
của họ. Sáu, chất lượng lao động ở Việt Nam còn thấp, không đáp ứng được yêu cầu
của các công việc. Thêm vào đó, thị trường lao động Việt Nam đang đối diện với các
xu hướng mới, bao gồm sự thay đổi trong công việc sau đại dịch COVID-19, tự động
hóa công việc, sự gia tăng lao động phi chính thức, và sự tập trung vào các kỹ năng
mềm và công việc có liên quan đến công nghệ. Mặc dù có những thách thức, nhưng
cũng có khả năng phục hồi và tăng trưởng trong thị trường lao động Việt Nam trong
tương lai (Đỗ Văn Tính, 2023).

Một trong những nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu Nguyên nhân thất nghiệp
cao của sinh viên tốt nghiệp ở một số ngành đào tạo. Bài báo trình bày về việc hợp tác
giữa trường đại học và doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và giảm tỷ
lệ thất nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp.Tình hình việc làm của sinh viên sau tốt
nghiệp cho thấy rằng một số ngành đào tạo đang đối diện với tỷ lệ thất nghiệp cao,
một phần do thiếu sự đồng bộ giữa chương trình đào tạo của trường và nhu cầu thực
tiễn của doanh nghiệp. Theo ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Đại
học, báo cáo này chỉ ra rằng tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi đào tạo ở một số
ngành tỉ lệ rất cao. Bên cạnh đó, thị trường lao động Việt Nam đang phát triển, nhưng
số lượng việc làm mới tạo ra không đủ để đáp ứng cho số lượng sinh viên tốt nghiệp
đại học. Để giải quyết vấn đề này, bài báo đề xuất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các trường đại học và doanh nghiệp trong việc thống nhất các quy chuẩn đào tạo và
tiêu chuẩn nghề nghiệp. Điều này được thể hiện qua lời của PGS. TS. Mai Thanh
Phong, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, cho rằng liên kết đại học - doanh
nghiệp cần được nhìn nhận trên nhiều góc độ, không chỉ dừng lại ở chuyện tạo việc
làm mà nên mở rộng ở lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, khởi nghiệp và
đổi mới sáng tạo. Ngoài việc tạo ra cơ hội việc làm cho sinh viên, hợp tác giữa đại học
và doanh nghiệp cũng cần mở rộng vào lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ,
khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết và thấu hiểu giữa hai
bên để định vị các vấn đề của nhau và cùng tìm kiếm giải pháp phù hợp (Đỗ Như,
2023).

Thêm vào đó, nghiên cứu khác được thực hiện nhằm tìm hiểu tình trạng khoảng 40-
50% sinh viên sau khi tốt nghiệp làm công việc không phù hợp với ngành học của họ,
Các trường đại học thường công bố số liệu về tình hình việc làm của sinh viên sau 1
năm ra trường, và tỷ lệ này khá cao. Cụ thể, một số trường đại học như ĐH Bạc Liêu
và ĐH Đà Nẵng ghi nhận rằng sau một năm tốt nghiệp, tỷ lệ người tìm việc làm chưa
thành công là 13,4%. Trong số những người đã có việc làm, gần 40% làm công việc
không liên quan đến chuyên ngành đào tạo. Tình trạng này cũng được thể hiện ở nhiều
trường khác như Trường ĐH Sài Gòn, nơi chỉ có khoảng 55% sinh viên cho rằng họ
làm công việc đúng chuyên ngành. Tỷ lệ người làm công việc không đúng ngành đào
tạo trong các ngành công nghệ kỹ thuật môi trường và khoa học môi trường là rất cao,
đạt đến hơn 55% và gần 72% tương ứng. Nguyên nhân cho tình trạng này được đánh
giá bởi các chuyên gia và đại diện của các trường đào tạo. Các nguyên nhân bao gồm
việc các doanh nghiệp tuyển dụng không tập trung quá nhiều vào bằng cấp mà họ
quan tâm hơn đến khả năng làm việc của ứng viên. Ngoài ra, một số sinh viên có thể
đối mặt với khó khăn trong việc tìm việc làm theo chuyên ngành đào tạo, và họ có thể
chấp nhận làm công việc không liên quan để có thu nhập ổn định. Tóm lại, tình trạng
này có nguồn gốc từ nhiều yếu tố, bao gồm cả nhu cầu tuyển dụng và khả năng tìm
việc làm của sinh viên, và cần sự cải thiện trong việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
và quy hoạch mạng lưới ngành nghề đào tạo để giảm tỷ lệ sinh viên làm công việc
không liên quan đến ngành học của họ (Hà Ánh, 2020).

Ngoài ra, nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu tình trạng thất nghiệp của sinh viên
ra trường tại Việt Nam và những nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này. Bà Phụng đã
chỉ ra rằng thông tin về việc dự báo hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp trong năm 2017
có thể đã được hiểu sai. Thay vào đó, thông tin này đề cập đến tỷ lệ thất nghiệp trong
nhóm người có trình độ từ đại học trở lên trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ thất nghiệp này
được giảm xuống dưới 5% và không chỉ liên quan đến việc tốt nghiệp mà còn phụ
thuộc vào tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Tình trạng sinh viên tốt nghiệp không
tìm được việc làm không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước phát triển có nền
giáo dục chất lượng cao. Thị trường lao động phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh
tế xã hội của đất nước và sự biến động của nền kinh tế thế giới. Một số nguyên nhân
chủ quan cũng đóng vai trò trong vấn đề việc làm cho lao động đã được đào tạo. Quản
lý giáo dục ở Việt Nam chưa hiệu quả, đặc biệt là trong việc xếp hạng và kiểm định
các cơ sở giáo dục đại học. Có sự chậm trễ trong việc ban hành khung trình độ quốc
gia tương thích với khung trình độ tham chiếu của khu vực, điều này làm cho việc xây
dựng chuẩn đầu ra phù hợp để sinh viên tốt nghiệp có tính cạnh tranh trên thị trường
lao động trở nên khó khăn. Sinh viên tốt nghiệp ở Việt Nam chưa được rèn luyện kỹ
năng khởi nghiệp và tự tạo việc làm cho mình và cho người khác. Thay vì hướng đến
khởi nghiệp, họ thường tìm kiếm việc làm có sẵn tại các cơ quan và doanh nghiệp.
Điều này làm giảm khả năng họ tìm việc làm trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Cuối
cùng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra nhanh chóng và thay đổi cách làm việc
trong nhiều ngành truyền thống. Sự tự động hóa và sự kết nối của máy móc và robot
đang thay thế vai trò của con người trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, chương
trình đào tạo ở nhiều trường vẫn tập trung vào kiến thức kỹ thuật và thiết kế chi tiết
mà không đảm bảo rằng sinh viên sẽ nắm được các nguyên lý cơ bản cần thiết để thích
nghi với môi trường lao động đang thay đổi nhanh. Đây là những quan điểm về tình
trạng đào tạo nguồn nhân lực và việc làm tại Việt Nam, đề cập đến những thách thức
và nguyên nhân tình hình hiện nay. Bà đã đề xuất sự cần thiết của việc thay đổi
chương trình đào tạo và cải thiện quy trình khảo sát và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động (Truyền hình Quốc Hội, 2017).

Đồng thời, một nghiên cứu khác cũng được thực hiện nhằm tìm hiểu Nguyên nhân
sinh viên không xin được việc làm sau khi ra trường do Nguyễn Thị Thu Trang và các
cộng sự tìm hiểu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng sinh viên không xin
được việc làm hoặc làm việc không đúng chuyên ngành sau khi ra trường. Tác giả
đứng trên góc nhìn của cặp phạm trù khả năng – hiện thực để đưa ra ba nguyên nhân
cơ bản sau: Sinh viên chưa xác định đúng khả năng của bản thân khi lựa chọn nghề
nghiệp. Sinh viên lựa chọn ngành nghề theo học không căn cứ vào khả năng, sở
trường của bản thân, mà do bố mẹ lựa chọn hoặc chạy theo xu hướng của thị trường,
nên khi vào học không có điều kiện để theo học đến cùng, không có hứng thú học tập,
tâm lý học chống đối dẫn đến kết quả học tập không cao; Sinh viên chưa chủ động
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tốt nhất (về kiến thức và kỹ năng) để đáp ứng yêu cầu
của nghề nghiệp mà mình đang theo đuổi. Sinh viên chăm chỉ học tập những kiến thức
trong sách vở thì vẫn chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu của công việc trong môi
trường cạnh tranh khốc liệt của xã hội hiện nay; Thực tiễn đào tạo của các trường đại
học và bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có sự tác động lớn đến tình trạng
thất nghiệp của sinh viên hiện nay. Số lượng sinh viên đầu ra của mỗi năm rất lớn, đã
quá tải so với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Đặc biệt hiện nay, cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, việc ứng dụng các sản phẩm
công nghệ số, robot… vào sản xuất đã dẫn tới sự dư thừa lực lượng lao động; Ngoài
ra, tác giả cũng đưa ra một số dẫn chứng cụ thể để minh họa cho từng nguyên nhân.
Ví dụ, tác giả dẫn kết quả nghiên cứu của ThS Nguyễn Thị Thu Trang cho thấy việc
sinh viên không xác định đúng năng lực, niềm đam mê để lựa chọn nghề nghiệp sẽ
dẫn đến tình trạng chán nản, kết quả học tập sút, không có sự yêu thích và tâm huyết.
Hay tác giả dẫn số liệu từ Niên giám thống kê Việt Nam năm 2019 để cho thấy số
lượng sinh viên đầu ra của mỗi năm rất lớn, đã quá tải so với nhu cầu tuyển dụng của
các doanh nghiệp (Nguyễn Thị Thúy, 2021).

You might also like