You are on page 1of 3

4.1 Phân tích kết quả nghiên cứu định tính.

Sau khi thực hiện phỏng vấn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn công việc sau tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý – trường
Đại học Thương Mại” kết quả thu được cho thấy người tham gia phỏng vấn đều là sinh viên
chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý (20/20 người). Đa số người trả lời phỏng vấn là nữ
(12/20 người) còn lại là nam. 14/20 người trả lời phỏng vấn là sinh viên năm ba, 4 người là
sinh viên năm 4, và 2 người sinh viên năm 2.

Khi được hỏi về lý do theo học ngành hiện tại đa số sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý
cho rằng hiện nay Việt Nam đang trải qua thời kỳ 4.0 nên các ngành liên quan đến kỹ thuật,
điện tử và kinh tế ngày một phát triển, thịnh hành. Ngoài ra còn các sinh viên khác cho rằng do
điểm chuẩn tăng cao quá cao so với dự kiến của bản thân, việc sắp xếp nguyện vọng không hợp
lý nên đã trượt các nguyện vọng trước và theo học ngành này.

Khi được hỏi về định hướng công việc trong tương lai, đa số sinh viên chuyên ngành Hệ thống
thông tin quản lý cho rằng các doanh nghiệp hiện nay đang kết hợp giữ điện tử và kinh tế nên
ngành Hệ thống thông tin là một sự lựa chọn phù hợp. Họ cho rằng học ngành này có thể có
khả năng và kỹ thuật làm ở các dạng nghề nghiệp khác như lập trình viên, BA, Thương mại
điện tử hay kể cả các ngành kinh tế như kế toán, kiểm toán…

4.1.1 Khi được hỏi về mức độ ảnh hưởng của “yếu tố thu nhập” đến quyết định chọn công việc
sau tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý thì tất cả mọi người được
phỏng vấn đều đồng ý rằng thu nhập là yếu tố quan trọng và được đưa lên hàng đầu khi họ lựa
chọn bất kỳ công việc gì. Họ cũng chia sẻ rằng đối với bất kỳ sinh viên nào ra trường đều muốn
tìm cho mình một công việc có mức thu nhập từ ổn định đến cao để trang trải cuộc sống, giúp
đỡ kinh tế cho gia đình, đền đáp công ơn cho cha mẹ và cũng là thành tựu mà họ có được sau
thời gian học tập vất vả.

Đa số các đối tượng được phỏng vấn nói rằng họ lựa chọn chuyên ngành hiện tại bởi lẽ nó có
sự kết hợp giữa kinh tế và tin học nên về cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn và khi kết hợp được hai
yếu tố này thì mức lương mà họ nhận được cũng sẽ cao hơn.

Khi được với một công việc trái với chuyên ngành bạn đang học đem lại mức thu nhập cao và
một công việc đúng với chuyên ngành bạn học nhưng mức lương thấp hơn thì hầu như mọi
người đều lựa chọn công việc trái chuyên ngành nhưng có mức lương cao hơn. Quan điểm này
được lý luận do những ngành kinh tế có sự liên kết với nhau nên khá dễ dàng trong việc làm
trái ngành nên công việc nào có mức thu nhập cao hơn thì các bạn sẽ ưu tiên lựa chọn.

Còn khi được hỏi về việc chịu áp lực công việc lớn và thời gian nghỉ ngơi cũng ít hơn thì nhiều
ý kiến hoàn toàn đồng ý. Quan điểm của những sinh viên này là họ đưa thu nhập lên hàng đầu,
thậm chí sẵn sàng đánh đổi đa số thời gian của mình cho công việc: “Theo bản thân tớ thì mỗi
người sẽ có khoảng 3,5 đên 4 năm học Đại học vất vả và tiêu tốn khá nhiều tiền của bố mẹ, thứ
mà tớ có thể làm được tốt nhất đó là cố gắng hết sức kiếm được thật nhiều tiền để đền đáp phần
nào những gì bố mẹ đã cho tớ đồng thời cũng là một phần thưởng lớn cho bản thân. Tớ nghĩ
nếu như việc đó có phải đánh đổi lấy vài năm vất vả thì cũng hoàn toàn xứng đáng, sau này khi
đã dư dả rồi thì mình nghỉ ngơi cũng chưa muộn” Đây là chia sẻ của một bạn nữ chuyên ngành
Hệ thống thông tin quản lý và khá nhiều bạn sinh viên cũng có quan điểm tương tự.

4.1.2 Khi được hỏi về mức độ ảnh hưởng của “yếu tố sở thích” đến quyết định lựa chọn công
việc sau tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý đa số sinh viên cho
rằng họ thích làm việc trong ngành kinh tế, nếu có cơ hội họ muốn được làm công việc có thể
kết hợp được cả 2 yếu tố kinh tế và tin học.

Các đối tượng được phỏng vấn cũng chia sẻ rằng được làm công việc mà mình yêu thích sẽ
giúp họ có cảm hứng làm việc hơn và khi làm việc đúng với những gì mình được học sẽ là
thuận lợi rất lớn để họ phát triển bản thân và tạo sự thăng tiến cho sự nghiệp.

Bên cạnh đó, đa số sinh viên đều đồng ý rằng thật tốt nếu được làm công việc mình yêu thích
nhưng nếu để lựa chọn giữa công việc yêu thích và công việc có thu nhập cao hơn thì họ sẽ lựa
chọn công việc với mức thu nhập cao hơn. Lý do là vì với một sinh viên mới ra trường họ
mong muốn đạt được thành tích nào đó xứng đáng với quãng thời gian và công sức mà họ bỏ ra
trong quãng thời gian học đại học. Việc có một mức lương cao sẽ là một sự tự hào với một sinh
viên mới tốt nghiệp. 

Mặc dù vậy, họ cũng chia sẻ nếu trong tương lai khi đã có đủ kinh tế, cơ hội họ vẫn muốn theo
đuổi công việc mà mình yêu thích, tức là đối với họ sở thích vẫn là một yếu tố mà họ luôn
hướng đến.

4.1.3 Khi được hỏi về mức độ ảnh hưởng của “yếu tố năng lực làm việc” đến quyết định lựa
chọn công việc của sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý thì hầu như các bạn sinh viên
cho rằng năng lực làm việc cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định công việc sau
khi tốt nghiệp của sinh viên ngành này.

Các bạn sinh viên nam của ngành cho rằng các công việc liên quan đến lập trình hay phân tích
dữ liệu trên web sẽ phù hợp với bản thân và định hướng của cá nhân. Còn các bạn sinh viên là
nữ sẽ hay lựa chọn học về BA hoặc thiên hướng làm các việc liên quan đến kinh tế như
marketing hay thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, khi hỏi về việc có cần cải thiện năng lực gì của bản thân để đáp ứng nhu cầu việc
làm sau khi tốt nghiệp hay không thì các bạn sinh viên hoàn toàn cho là cần thiết. “Những kiến
thức mà mình được học trong nhà trường trong 4 năm chưa thể đủ và phục vụ hoàn toàn cho
công việc sau khi tốt nghiệp. Vậy nên sau tốt nghiệp chúng mình cần học thêm các lớp về lập
trình hay phân tích dữ liệu thì mới đảm bảo được chất lượng của công việc”.

4.1.4 Khi được hỏi về mức độ ảnh hưởng của “yếu tố nhu cầu” đến quyết định lựa chọn công
việc sau tốt nghiệp của sinh viên chuyên Hệ thống thông tin quản lý các sinh viên cũng chia sẻ
rằng họ biết luôn có những ngành rất được “săn đón” tức là nhu cầu của xã hội vào ngành đó
tăng lên, và nhu cầu mỗi thời điểm lại khác nhau. Có thể hiện tại ngành A là một “ngành hot”
nhưng 3-5 năm nữa ngành đó lại dư thừa nhân lực do quá nhiều sinh viên đổ dồn đi học “ngành
hot” dẫn đến tình trạng thất nghiệp tạo thành 1 vòng lặp lại.

Họ chấp nhận rằng nếu như phải học thêm các văn bằng, chứng chỉ, kiến thức khác để tiếp cận
và làm trong những “ngành hot”. Họ sẵn sàng trải nghiệm, va vấp nhiều trên thương trường để
đạt được mục tiêu cũng như đạt được những nhu cầu của bản thân.

Khi được hỏi rằng việc chạy theo “ngành hot” cũng mang rất nhiều rủi ro, vấn đề “đất chật
người đông”, khiến bản thân có thể bị đào thải bất cứ lúc nào. Các sinh viên chia sẻ họ hiểu và
hoàn toàn chấp nhận điều đó. Đối với họ tuổi trẻ là sự trải nghiệm và thử nghiệm. Họ sẵn sàng
cháy hết mình với những gì họ theo đuổi và luôn cố gắng hiện thực hóa giấc mơ của mình. Nên
từ đó cũng là động lực để họ phát triển, cố gắng, phấn đấu trong công việc. 

Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ cũng đưa ra quan điểm họ sẽ cảm thấy áp lực khi có sự cạnh
tranh quá lớn. Nhưng nhìn chung “nhu cầu xã hội” vẫn là 1 yếu tố mà các bạn sinh viên dành
sự quan tâm rất lớn. Có thể nói các bạn sinh viên nắm bắt nhu cầu xã hội rất rõ và trong họ luôn
có sự nhiệt huyết và nỗ lực rất nhiều cho lựa chọn của bản thân.  

4.1.5 Như vậy cả 4 yếu tố bao gồm “thu nhập”, “sở thích”, “năng lực làm việc” và “ nhu cầu xã
hội” đều có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc sau tốt nghiệp của sinh viên chuyên
ngành Hệ thống thông tin quản lý-trường đại học Thương Mại. Trong đó nhìn chung “yếu tố
thu nhập” được cho là có ảnh hưởng lớn nhất. Có thể thấy được các sinh viên chuyên ngành
chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý-trường đại học Thương Mại đều là những người vô
cùng năng động và nhiệt huyết. Họ chủ động tìm kiếm các cơ hội cho mình và một khi đã có cơ
hội thì bản thân họ sẽ cố gắng hết sức để theo đuổi mục tiêu. Đặc biệt khi Việt Nam đang phải
đối mặt với tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm đặc biệt là trong nhóm ngành kinh tế thì sự tự
tin, sáng suốt, năng động và ý chí của các sinh viên sẽ là những nhân tố quyết định sự thành bại
và tương lai của họ

You might also like