You are on page 1of 2

Tính pháp lý bảo vệ tổ quốc không chỉ là bảo vệ Chủ

quyền Quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ mà phải gắn


chặt với bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ Xã hội
Chủ nghĩa tại Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ
XIII của Đảng
Một trong những quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta là, bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc gắn với bảo
vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Song, hòng chống phá, hạ thấp
vai trò, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở
nước ta, các thế lực thù địch tìm mọi cách phủ nhận quan điểm này. Vì vậy, cần
nhận thức rõ, kiên quyết đấu tranh bác bỏ.
Không chỉ về mặt lý luận, thực tiễn đã chứng minh vai trò lãnh đạo của Đảng,
sự quản lý, điều hành của Nhà nước trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và là lực lượng duy nhất có
năng lực lãnh đạo, quy tụ sức mạnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xây
dựng đất nước ngày càng phát triển.
Ngay sau khi đất nước thống nhất, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm giải
quyết các vấn đề pháp lý nhằm bảo đảm chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên thực
tế. Đối với biên giới đất liền giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng (Trung
Quốc, Lào, Campuchia) trước năm 1975 chủ yếu mang tính lịch sử, thì sau khi
đất nước thống nhất, Nhà nước Việt Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải
quyết cơ bản vấn đề này. Đến nay toàn bộ chiều dài hơn 5.000km đường biên
giới đất liền của nước ta từ tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang đã được hoạch
định bằng một loạt văn bản pháp lý quốc tế, được ký kết giữa Việt Nam và các
quốc gia láng giềng với tư cách là các quốc gia độc lập có chủ quyền. Hiện nay,
biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài 1.449,56km, trong đó có 383,914km là
sông, suối đã hoàn thành việc phân giới, cắm mốc vào ngày 31/12/2008, với
1.971 cột mốc, bao gồm 1.548 mốc chính và 422 mốc phụ, v.v. Biên giới Việt
Nam - Lào đã hoàn thành tăng dầy, tôn tạo cột mốc. Biên giới Việt Nam -
Campuchia đã hoàn thành phân giới, cắm mốc được trên 84%, còn lại khoảng
16% hai bên phấn đấu hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
Về chủ quyền biển, đảo, ngày 12/5/1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tiếp đó, ngày 12/11/1982, Chính
phủ ra tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
Ngày 02/7/2012, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký sắc
lệnh số 16/2012/L-CTN công bố Luật biển Việt Nam đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá XIII) thông qua. Đây là những văn
bản pháp lý quan trọng, đặt nền móng cho các văn bản, pháp luật về biển và
quản lý biển của nước ta; là cơ sở để Việt Nam tiến hành đàm phán giải quyết
vấn đề phân định vùng biển chồng lấn với các quốc gia láng giềng. Đến nay,
Việt Nam đã ký Hiệp định về phân định ranh giới biển với Thái Lan; Hiệp định
phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; Hiệp định phân định thềm lục địa
chồng lấn với Indonesia. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký Hiệp định quản lý chung
vùng nước lịch sử với Campuchia (năm 1982), khai thác chung thềm lục địa với
Malaysia (năm 1992).

You might also like