You are on page 1of 3

2.1.

Quan điểm của các bên trong vấn đề tranh chấp biển, đảo

2.2.1 Quan điểm của các bên có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam trên Biển Đông
Xuyên suốt bề dày lịch sử đấu tranh giải phóng đất nước, dân tộc Việt Nam ta luôn
hết sức coi trọng và trân quý nền độc lập. Do đó, Đảng, Nhà nước và toàn dân luôn kiên
trì với nguyên tắc hòa bình trong giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền các đảo, quần
đảo, vùng biển; luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia trên biển, chủ động
thúc đẩy đàm phán dựa trên luật pháp quốc tế giữa những bên tranh chấp để xóa đi mâu
thuẫn. Việt Nam thể hiện rõ ràng quan điểm hòa bình của mình thông qua việc tham gia
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), luôn nghiêm chỉnh
thực hiện theo Công ước, tích cực tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài cho các vấn đề
tranh chấp trên Biển Đông.
Một số quốc gia từng có tranh chấp chủ quyền biển trên biển với Việt Nam như
Thái Lan, Campuchia, Malaysia và Indonesia nhất trí với quan điểm của Việt Nam, đem
vấn đề tranh chấp lên bàn đàm phán; nỗ lực cùng Việt Nam ký kết các Hiệp định, Thỏa
thuận nhằm phân chia những vùng biển chồng lấn theo luật pháp Quốc tế, cũng như hỗ
trợ nhau duy trì an ninh biển đảo.
Malaysia và Phillippine cũng xảy ra tranh chấp một số vùng đảo, vùng biển chồng
lấn với Việt Nam. Hai quốc gia trên đã từng bày tỏ quan điểm hòa bình khi đã đồng thuận
giải quyết vấn đề tranh chấp bằng một số thỏa thuận trên bàn đàm phán với Việt Nam.
Phillipine cũng chính là nước đầu tiên mang vấn đề tranh chấp trên Biển Đông ra tòa án
quốc tế. Tuy nhiên, hai quốc gia này vẫn tiếp tục chiếm đóng một số đảo thuộc vùng biển
của nước ta, tự ý thăm dò, cải tạo và sử dụng cho mục đích riêng. Từ đó cho thấy hai
quốc gia này vẫn có ý định đơn phương chiếm hữu lãnh thổ tranh chấp, trái với luật pháp
quốc tế.
Riêng đối với Trung Quốc, tuy cũng tham gia vào UNCLOS 1982, quốc gia láng
giềng này lại đưa ra hàng loạt yêu sách “dựa trên lịch sử” nhằm tranh chấp chủ quyền
Biển Đông, không chỉ với Việt Nam mà còn với các nước khác trong khu vực. Trung
Quốc không chấp nhận phán quyết của Tòa trọng tài (12/7/2016), bác bỏ “Đường lưỡi
bò” mà quốc gia này đưa ra trên Biển Đông. Sau đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành
động thăm dò, chiếm đóng, khai thác tài nguyên, tự ban hành lệnh cấm đánh bắt trên biển
Đông… Trung Quốc không muốn giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp đàm phán,
mà trực tiếp thực hiện các kế hoạch quân sự nhằm bành trướng lãnh thổ, xâm lấn chủ
quyền nước khác bất chấp luật pháp quốc tế, đe dọa đến của Việt Nam nói riêng, các
nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung1.
Biển Đông không chỉ mang mang đến nguồn tài nguyên kinh tế dồi dào mà còn là
cầu nối giao thương quan trọng giữa các nước trong khu vực. Do đó, việc tranh chấp chủ
quyền Biển Đông là khó tránh khỏi. Nhìn chung, quan điểm của hầu hết các nước đều là
lựa chọn biện pháp đàm phán hòa bình để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, một số quốc gia
vẫn kiên quyết không chấp nhận thỏa hiệp, kiên quyết với quan điểm của mình, đơn
phương chiếm hữu, xâm lấn chủ quyền nước khác.
2.2.2. Quan điểm của quốc tế
Singapore với vai trò là một quốc gia không tham gia vào tranh chấp trên biển Đông
đã thể hiện những quan điểm trung lập của mình trong giải quyết các xung đột. Singapore
công nhận phán quyết của Tòa trọng tài (2016), đồng thời bất mãn với việc Trung Quốc
không đề cặp đến phán quyết trên trong Hội nghị Trung Quốc – ASEAN (9/2016). Thủ
tướng Singapore, Lý Hiển Long, nhiều lần đề cập đến tranh chấp tại biển Đông, kêu gọi
các nước liên quan tôn trọng phán quyết của Tòa trong các chuyển thăm Mỹ, Nhật Bản…
Quan điểm và mục tiêu xuyên suốt của Nhật Bản đối với vấn đề Biển Đông là duy
trì hòa bình, đảm bảo an ninh và tự do hàng hải quốc tế, trên nguyên tắc mọi bất đồng
tranh chấp chủ quyền và tranh chấp biển phải được giải quyết dựa trên cơ sở luật pháp
quốc tế và luật biển quốc tế bằng các biện pháp hòa bình2. Nhật Bản tuyên bố đồng thuận
với phán quyết của Tòa trọng tài (2016), hối thúc Bắc Kinh (Trung Quốc) chấp nhận và
tuân thủ phán quyết, bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông hiện nay, hy vọng Trung
Quốc sẽ tránh những hành động có thể làm leo thang căng thẳng tại vùng biển tranh chấp.

1
Hồng Chuyên (24/03/2014), Hoàng Sa, Trường Sa: Thực trạng đóng quân của các nước?, Truy cập từ:
https://infonet.vietnamnet.vn/hoang-sa-truong-sa-thuc-trang-dong-quan-cua-cac-nuoc-138486.html
2
Quan điểm của Nhật Bản về Biển Đông và những tác động đối với Trung Quốc, Truy cập từ:
https://fess.vn/blogs/tai-lieu/quan-diem-cua-nhat-ban-ve-bien-dong-va-nhung-tac-dong-doi-voi-trung-quoc
Trong nhiều tuyên bố, Nga luôn nhấn mạnh ủng hộ giải quyết vấn đề Biển Đông
thông qua luật pháp quốc tế, tuy nhiên, cùng với đó, Nga cho rằng không nên quốc tế hóa
tranh chấp Biển Đông3. Hiện nay, Nga đang là đối tác kinh tế quan trọng của Trung
Quốc, cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, còn là bạn bè thân thiết của Việt
Nam. Do đó, Nga không mong muốn xảy ra bất cứ tranh chấp nghiêm trọng nào giữa các
quốc gia khu vực Biển Đông. Nga cho rằng vấn đề tranh chấp trên biển cần tuân thủ
nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tìm kiếm con đường giải quyết bằng chính trị ngoại
giao mà các bên đều có thể chấp nhận được mà không có sự can thiệp từ các thế lực bên
ngoài. Ngoại trưởng Nga cũng khẳng định ủng hộ giải quyết các vấn đề trên Biển Đông
theo khuôn khổ luật pháp quốc tế, dựa trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Về phía Mỹ, trong cuộc họp báo bàn tròn chiều 25/6/2015, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam
Ted Osius khẳng định một lần nữa về quan điểm của Mỹ đối với những xung đột tại Biển
Đông: kêu gọi các bên kiềm chế hành động gây hấn, sử dụng vũ lực, hành động đơn
phương. Mỹ không có quan điểm về tuyên bố chủ quyền cụ thể, nhưng có quan điểm về
cách giải quyết tranh chấp chủ quyền là phải thông qua luật pháp quốc tế và con đường
ngoại giao, không phải bằng cách chèn ép và đe dọa. Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực
hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông của ASEAN4.
Thông qua những quan điểm cũng như hành động của các quốc gia trên, có thể thấy các
quốc gia khác có thái độ ủng hộ cho tư tưởng đàm phán hòa bình mà Việt Nam và một số nước
đang thực hiện, đồng thời chỉ trích, lên án những động thái quân sự bất hợp pháp của Trung
Quốc trong khu vực biển Đông.

3
Phan Sương (2016), Hiểu về quan điểm của Nga đối với vấn đề Biển Đông như thế nào?, Truy cập từ:
https://infonet.vietnamnet.vn/hieu-ve-quan-diem-cua-nga-doi-voi-van-de-bien-dong-nhu-the-nao-149322.html
4
Trúc Quỳnh (2015), Quan điểm của Mỹ về biển Đông là bất di bất dịch, Truy cập từ: https://tienphong.vn/quan-
diem-cua-my-ve-bien-dong-la-bat-di-bat-dich-post791707.tpo

You might also like