You are on page 1of 18

PHIÊN TÒA TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

- Bối cảnh: Tòa trọng tài thường trực PCA (giống vụ Philippines)
Các bên tham gia:
Tòa án: Bao gồm một hội đồng xét xử với các thẩm phán được lựa chọn từ 5 quốc gia không
liên quan trực tiếp đến tranh chấp
(5 người đóng vai thẩm phán đến từ quốc gia tự chọn)
Thư ký phiên tòa (1 người)
Đại diện Trung Quốc (1 người vai luật sư)
Đại diện Việt Nam
Quy trình phiên tòa:
1. Ổn định
- Thư ký: Đề nghị mọi người trong phòng xử án đứng dậy, mời hội đồng xét xử vào phòng xử
án.
Khai mạc (Thẩm phán chủ trì) Tuyên bố lý do và mục đích của phiên tòa.

Hôm nay ngày …/…/…, tòa trọng tài thường trực PCA tiến hành xét xử công khai vụ án liên quan đến
tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa quốc gia khởi kiện Việt Nam và quốc gia bị kiện là Trung
Quốc.

Thay mặt hội đồng xét xử, tôi tuyên bố khai mạc phiên tòa. Mời mọi người trong phòng xử án ngồi.

Đọc quyết định:

Thay mặt hội đồng xét xử, tôi công bố quyết định đưa vụ án xét xử, yêu cầu các đương sự đứng dậy.

La Haye, ngày…tháng…năm…, tòa trọng tài PCA đưa vụ án ra xét xử, căn cứ vào Các nguyên tắc của
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và các quy định pháp lý quốc tế khác
liên quan quyết định
1. Đưa ra xét xử vụ án về việc khiếu kiện về tranh chấp biển Đông. Bên khởi kiện Việt Nam đại
diện ủy quyền luật sư, bà…. và cộng sự Đoàn ngoại giao VN. Bên bị kiện Trung Quốc đại diện
ủy quyền luật sư bà… và đoàn ngoại giao TQ. Thời gian mở phiên tòa …giờ ngày… tháng…
năm…, địa điểm mở phiên tòa: Trụ sở tòa trọng tài thường trực tại La Haye, Hà Lan
2. Những người tiến hành tố tụng
- Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa: ………………………………………..
- Các thẩm phán đến từ các quốc gia không liên quan tranh chấp:
+ ….
+ …..
+ …..
+ …..
- Thư ký tòa án: ….
- Đại diện Liên Hợp Quốc tham gia xét xử phiên tòa:

Tòa trọng tài thường trực


Thẩm phán

- Mời các đương sự ngồi

- Chủ tọa: Tại phiên tòa hôm nay các đương sự có cung cấp thêm tài liệu chứng cứ mới hay không?
Mời luật sư bên khởi kiện:

- VN: Dạ thưa hội đồng xét xử tôi không

- Chủ tọa: Mời luật sư bên bị kiện

- TQ: Kính thưa HĐXX tôi không có ý kiến gì

- Chủ tọa: Các đương sự có ai có ý kiến gì về thủ tục bắt đầu phiên tòa không.

Không ai có ý kiến gì về phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, thay mặt HĐXX tôi tuyên bố kết thúc thủ
tục... chuyển sang thủ tục hỏi

HỎI
Do các đương sự không đàm phán, thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, tình trạng
tranh chấp lãnh thổ và quyền lợi biển tại khu vực Biển Đông đã gây ra nhiều căng thẳng, bất ổn
nghiêm trọng đe dọa hòa bình và an ninh khu vực. Phiên tòa quốc tế hôm nay được triệu tập với
mục đích làm sáng tỏ các quyền và nghĩa vụ của Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông theo đúng
nguyên tắc Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và luật pháp quốc tế hiện hành.

Tòa sẽ xem xét kỹ lưỡng các yêu sách chủ quyền lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và các hoạt động
liên quan của hai bên để đưa ra phán quyết công minh khách quan. Chúng tôi kêu gọi các bên cùng
nỗ lực, trình bày đúng các chứng cứ và lập luận nhằm đạt được phán quyết công bằng.

Đầu tiên, đề nghị bên khởi kiện trình bày yêu cầu khởi kiện và chứng cứ chứng minh yêu cầu đó là
có căn cứ hợp pháp. Mời luật sư VN

VN: Kính thưa HĐXX,

Trình bày lý lẽ: Mỗi bên sẽ trình bày lý lẽ và bằng chứng lịch sử, địa lý, pháp lý để hỗ trợ cho
yêu sách chủ quyền của mình.
Chứng cứ: Các bên có thể đệ trình các tài liệu, bản đồ, ảnh chụp vệ tinh, và các chứng cứ
khác để bổ trợ cho lập luận.
Tra hỏi chéo: Các bên được phép đặt câu hỏi chất vấn lẫn nhau về lập luận và chứng cứ.
Phải đáp: Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các bên cung cấp thêm thông tin hoặc làm rõ các
vấn đề còn chưa rõ ràng.
Lời phát biểu cuối cùng: Mỗi bên sẽ có cơ hội trình bày lời phát biểu cuối cùng để tóm tắt và
củng cố lập luận của mình.
Phán quyết: Hội đồng xét xử sẽ rút lui để thảo luận và đưa ra phán quyết về việc ai có chủ
quyền đối với các khu vực tranh chấp, dựa trên các chứng cứ và lập luận được trình bày.
Mặc dù phán quyết của phiên tòa giả định này không có giá trị pháp lý, nhưng nó sẽ mô
phỏng một quá trình xét xử công bằng và khách quan, giúp các bên hiểu rõ hơn về lập
trường và chứng cứ của nhau, từ đó có thể thúc đẩy đối thoại và tìm kiếm giải pháp hòa
bình cho vấn đề phức tạp này.

Copy

LN
Phán quyết cuối cùng ai đúng

Trong một vụ tranh chấp phức tạp và nhạy cảm như vấn đề chủ quyền biển Đông, rất khó để
đưa ra một phán quyết cuối cùng rõ ràng về việc ai đúng, ai sai một cách tuyệt đối. Tuy
nhiên, dựa trên các lập luận, chứng cứ và quy tắc pháp lý quốc tế được trình bày trong phiên
tòa giả định, hội đồng xét xử có thể đưa ra một số nhận định và khuyến nghị sau:

Đánh giá các yêu sách chủ quyền Hội đồng sẽ xem xét tất cả lý lẽ, chứng cứ lịch sử, địa lý,
pháp lý mà các bên cung cấp để làm cơ sở đánh giá tính hợp pháp của các yêu sách chủ
quyền đối với các đảo, quần đảo và vùng biển tranh chấp.
Áp dụng luật pháp quốc tế Các nguyên tắc của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
(UNCLOS) và các quy định pháp lý quốc tế khác liên quan sẽ được sử dụng để phân định
ranh giới lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia.
Đưa ra khuyến nghị Thay vì phán quyết một cách tuyệt đối ai đúng, ai sai, hội đồng có thể
khuyến nghị các bên:
Tôn trọng quy định pháp luật quốc tế và các nguyên tắc chung
Thực hiện đàm phán, hòa giải hoặc trọng tài trung lập để giải quyết tranh chấp
Tránh bạo lực, hành động đơn phương gây bất ổn khu vực
Duy trì hòa bình, ổn định và tự do hàng hải tại Biển Đông
Mục tiêu chính của phán quyết là đưa ra các khuyến nghị xây dựng, thúc đẩy đối thoại và
tìm kiếm giải pháp hòa bình, công bằng cho tất cả các bên liên quan, nhằm duy trì an
ninh và ổn định khu vực Biển Đông.

Khai mạc phiên toà

Trung Quốc cấm đánh bắt cá đơn


phương: Việt Nam có nên khởi
kiện?

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES


Chụp lại hình ảnh,Lệnh cấm đánh bắt cá năm nay sẽ tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế
hàng ngàn ngư dân Việt Nam tại vùng biển phía bắc vĩ độ 12 trở lên, từ ngày 01/05 đến 16/08
 Tác giả,Huyền Trân
 Vai trò,BBC News Tiếng Việt
 27 tháng 4 2023

Lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương thường niên trên Biển Đông được
Trung Quốc ban hành từ năm 1999 đến nay, với lý do vì một nền ngư
nghiệp bền vững và cải thiện hệ sinh thái đại dương.
Lệnh cấm đánh bắt cá năm nay sẽ tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh kế hàng ngàn ngư dân Việt Nam tại vùng biển phía bắc vĩ độ 12
trở lên, từ ngày 01/05 đến 16/08.
"Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đã không chỉ xâm phạm chủ
quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, mà còn vi phạm
quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc
quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về
Luật Biển năm 1982", tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày
20/04.
"Phán quyết của Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của
UNCLOS 1982 nêu rõ rằng, vùng biển Trung Quốc chỉ có chiều rộng
200 hải lý tính từ đường cơ sở của đảo Hải Nam và vùng lục địa Trung
Quốc. Nếu Trung Quốc dựa vào quần đảo Trường Sa để tuyên bố cấm
đánh bắt cá vùng biển ở vĩ độ 12 trở lên là sai với luật pháp quốc tế",
Tiến sĩ Vũ Thanh Ca, chuyên gia nghiên cứu độc lập về Biển Đông
nhận định với BBC News Tiếng Việt.
Cũng như mọi năm, cho đến nay, Việt Nam chỉ dừng lại ở việc lên tiếng
phản đối Trung Quốc và chưa thấy đề cập hành động cụ thể tiếp theo.
Điều gì sẽ đảm bảo an toàn cho ngư dân Việt Nam tiếp tục 'bám biển'?
Biển Đông: Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của
Trung Quốc
'Cách thức tinh vi'
"Đây là một ví dụ cho thấy Trung Quốc đang cố bình thường hóa ý đồ
kiểm soát Biển Đông, và điều này đã buộc Việt Nam và Philippines
công khai phản đối lệnh cấm này mỗi năm nhằm cho thấy không công
nhận sự áp đặt của Trung Quốc", Gregory B. Poling, nhà nghiên cứu
cấp cao từ Center for Strategic and International Studies (CSIS) nói
với BBC News Tiếng Việt.
Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang từ Đại học Victoria (New Zealand) cho
rằng lệnh cấm này là "một cách thức tinh vi" để bảo vệ và thực thi
tuyên bố về chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông.
"Lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm của Trung Quốc về bề mặt là nhằm
đảm bảo phục hồi nguồn lợi thủy sản trên biển Đông, nhưng thực chất
là cách thức tinh vi để bảo vệ và thực thi tuyên bố về chủ quyền phi
pháp của Bắc Kinh."
"Thêm vào đó, lệnh cấm này ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế hợp
pháp của ngư dân Việt Nam, đồng thời tạo cớ cho những hành động
trấn áp của các lực lượng thực thi Trung Quốc đối với ngư dân Việt
Nam và các nước trong khu vực. Lệnh cấm hàng năm này không có
cơ sở pháp lý, gây thiệt hại cả về kinh tế lẫn chủ quyền, nên việc Việt
Nam lên tiếng phản đối là đương nhiên", Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang
cho biết.
Gọi đây là những lệnh cấm sai trái, ngang ngược, Hội Nghề cá Việt
Nam ngày 21/04 đề nghị cơ quan chức năng phải có biện pháp quyết
liệt để "bảo vệ an toàn cho ngư dân Việt Nam khi sản xuất trên vùng
biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia".
Đã xảy ra nhiều vụ việc ngư dân cáo buộc lực lượng kiểm ngư Trung
Quốc phá trên biển, tả tơi về bờ, theo truyền thông Việt Nam.
"Cái gọi là lệnh cấm đánh bắt cá này đã xâm phạm chủ quyền của Việt
Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, xâm phạm quyền chủ quyền và quyền
tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế
được xác lập theo Công ước của LHQ về Luật Biển năm (UNCLOS)
năm 1982", ông Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu Biển Đông bình luận
với BBC News Tiếng Việt.
Ý nghĩa của chiến thắng Philippines
Khả năng khởi kiện

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES


Chụp lại hình ảnh,Ngư dân Việt Nam trong một bữa cơm trên tàu ngoài khơi đảo Lý Sơn,
Quảng Ngãi, ảnh vào tháng 08/2022
Trung Quốc ngày càng nâng cao năng lực hàng hải của mình, điều
này tạo nên rủi ro về những hành động trấn áp ngày càng mạnh tay
hơn nhằm vào ngư dân Việt Nam trên Biển Đông trong thời gian tới.
"Điều đáng lo ngại là trong những năm gần đây, năng lực hàng hải của
Trung Quốc được cải thiện đáng kể, khiến họ có khả năng thực thi
lệnh cấm này quyết liệt hơn trước rất nhiều. Điều này đòi hỏi Việt Nam
phải nâng cao năng lực hàng hải tương ứng, hỗ trợ và bảo vệ ngư dân
đủ khả năng thực hiện hoạt động kinh tế chính đáng của mình trên
biển Đông, qua đó gián tiếp khẳng định chủ quyền của Việt Nam", Tiến
sĩ Nguyễn Khắc Giang cho biết.
Từ Sài Gòn, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho rằng Việt Nam lẽ ra
phải nên kiện Trung Quốc liên quan đến lệnh cấm này, thay vì "đến
hẹn lại la".
"Tiếc rằng trong thời gian qua Việt Nam không khởi kiện Trung Quốc
về vấn đề này nên không có được phán quyết của Tòa trọng tài
thường trực được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS 1982 như
trường hợp của Philippines, nên mỗi lần Trung Quốc ra lệnh cấm đánh
bắt cá trên Biển Đông, Việt Nam cứ đến hẹn lại la rằng Lập trường của
Việt Nam "đối với lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc đơn phương
ban hành trái phép" là nhất quán và đã được nhiều lần khẳng định rõ
trong các năm qua."
Có chung quan điểm với ông Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu Gregory
B. Poling nhận định Hà Nội hoàn toàn có thể thắng kiện Bắc Kinh từ
tiền đề vụ Philippines thắng kiện Trung Quốc hồi năm 2016.
"Việt Nam có thể chắc chắn kiện Trung Quốc theo cơ chế giải quyết
tranh chấp mang tính bắt buộc của UNCLOS. Và Việt Nam có thể
thắng kiện", ông Gregory B. Poling cho biết.
Biển Đông trong mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc hiện nay ra
sao?
Vào ngày 12/07/2016, Tòa Trọng tài Thường trực ban hành phán
quyết cho vụ kiện Philippines về Biển Đông.
Trong năm quan điểm chính được Philippines lập luận tại tòa có bao
gồm ý bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa không được hưởng
quy chế vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), và Trung Quốc không được đòi
"quyền lịch sử" cho vùng biển bên trong đường chín đoạn, các yêu
sách biển của Trung Quốc bên trong đường này vi phạm Công ước
Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
Nội dung của phán quyết đã đề cập đầy đủ bảy nội dung mà Tòa Trọng
tài đã lựa chọn thuộc thẩm quyền xét xử của mình trong số 15 điểm
của đơn khởi kiện.
Nội dung phán quyết của Tòa chỉ tập trung phán xét về việc giải thích
và những áp dụng sai các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển, không liên quan gì đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và
tranh chấp về việc phân định các vùng chồng lấn, cụ thể bao gồm:

 Bác bỏ "quyền lịch sử đối với tài nguyên trong đường chín đoạn
 Các hoạt động của Trung Quốc ngăn cản Philippines thực hiện
các quyền của mình trong vùng đặc quyền kinh tế, kể cả vùng
biển xung quanh bãi cạn Scaborough là vi phạm UNCLOS 1982
 Các hoạt động khai thác, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc đã
gây hại cho môi trường biển
 Tất cả những hoạt động đó của Trung Quốc đã làm trầm trọng
thêm tranh chấp
 Khẳng định các cấu trúc (thực thể địa lý) thuộc Trường Sa
không có hiệu lực để có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý

Biển Đông: Hàm ý sâu xa, tòa án vô hiệu thỏa thuận 2005 giữa
Manila-Bắc Kinh-Hà Nội

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES


Chụp lại hình ảnh,Đã xảy ra nhiều vụ ngư dân Việt Nam cáo buộc bị lực lượng kiểm ngư
Trung Quốc tấn công trong các năm qua khi mưu sinh trên vùng biển thuộc chủ quyền của
Việt Nam trên Biển Đông
Từ phán quyết này, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận định về khả
năng khởi kiện của Việt Nam liên quan đến lệnh cấm đánh bắt cá của
Trung Quốc:
"Hoàng Sa giống như Scarborough của Philippines, là khu vực đánh
cá truyền thống của ngư dân Việt Nam từ ngàn xưa. Chẳng cần biết
chủ quyền về ai, ngư dân đều có quyền đánh cá ở đó, ngay cả trong
phạm vi 12 hải lý của các đảo nổi. Những lời tuyên bố của Việt Nam
cũng cần thiết nhưng vụ việc vẫn cứ tái diễn, ngư dân vẫn tiếp tục bị
gánh chịu. Kiện về chủ quyền thì cần sự đồng ý của Trung Quốc, còn
kiện về quyền đánh cá truyền thống thì có thể kiện đơn phương và khả
năng thắng kiện rất cao vì có tiền lệ của Philippines", ông Đinh Kim
Phúc nói.
Và Hà Nội sẽ phải có những tính toán ngoại giao quan trọng nếu thực
hiện bước đi này. "Việt Nam có thể tính toán sẽ gánh chịu sự trả đũa
kinh tế và ngoại giao đáng kể từ Trung Quốc mà không đạt được
chiến thắng đáng kể", ông Gregory B. Poling nhận định.
Tuy nhiên, trong một ý kiến khác, Tiến sĩ Vũ Thanh Ca cho rằng Việt
Nam sẽ không khởi kiện Trung Quốc.
"Tôi không rõ về chủ trương của Việt Nam sẽ thế nào. Việt Nam phản
đối lệnh đánh bắt cá vì vi phạm chủ quyền và quyền tài phán quốc gia
của Việt Nam và điều này hoàn toàn đúng với luật pháp quốc tế. Tôi
cho rằng chưa cần thiết phải kiện vì Việt Nam vẫn đủ các cơ sở pháp
lý để đấu tranh."
"Tôi từng nghe cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói là Việt Nam cần
chuẩn bị tốt hồ sơ để khi cần thiết thì khởi kiện Trung Quốc. Tôi nghĩ
lệnh cấm đánh bắt cá càng chứng tỏ Trung Quốc đã vi phạm luật pháp
quốc tế, và Việt Nam cần lưu giữ đầy đủ bằng chứng.
Theo quan điểm của riêng tôi, nếu kiện chỉ vấn đề này thì quá bé.
Thông thường một vụ kiện phải tốn nhiều năm, nhiều công sức chuẩn
bị, và có nhiều tác động có lợi, có hại đối với nền kinh tế, quan hệ
ngoại giao. Khi kiện phải cân nhắc rất kỹ thiệt, hơn", Tiến sĩ Vũ Thành
Ca nói với BBC News Tiếng Việt.
Trung Quốc gây sức ép với Nga, có thể tạo xung đột cao 'chưa từng
có' trên Biển Đông
Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa Việt Nam lại còn ngang ngược tuyên bố, “hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 là
bình thường vì nónằm trong phạm vi lãnh hải, tiếp giáp lãnh hảiquần đảo Tây Sa của Trung
Quốc”. Hành động trên cho thấy, Trung Quốc đã cố tình giải thích và áp dụng sai Công ước
của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 trong việc xác định đường cơ sở quần đảo Hoàng
Sa, một quần đảo của Việt Nam, không phải là quốc gia quần đảo, nhằm xác định phạm vi
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quần đảo này, cố tình tạo ra vùng chồng lấn, biến
vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp để áp đặt chủ trương “gác tranh chấp, cùng
khai thác”. Điều này đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm trắng trợn quyền chủ
quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Tàu Trung Quốc uy hiếp tàu cá Việt Nam trên Biển Đông

Hành động này của Trung Quốc là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc
tế và Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên
tham gia ký kết; đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng
hải và hàng không ở Biển Đông.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Việt Nam đã hết sức kiềm chế, chân
thành bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại, giao thiệp với các cấp khác
nhau của Trung Quốc để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và
các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng với Trung Quốc giải quyết các tranh
chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng
lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của Khu vực và Thế
giới. Song, Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm và kiên quyết bảo
vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với Luật pháp quốc
tế.”

Rõ ràng, Hoàng Sa muôn đời là của Việt Nam. Đó là điều không thể tranh cãi. Giải
quyết những căng thẳng hiện nay trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ
sở luật pháp quốc tế là đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và nhân dân
Trung Quốc, phù hợp với các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế và Hiến chương
Liên hợp quốc, phù hợp với lợi ích của hoà bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á,
khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Đó là con đường đúng đắn
nhất.

Để xem xét khởi kiện, Việt Nam cần tập hợp các bằng chứng, video, báo chí, hình
ảnh, tọa độ thu thập được về hoạt động của tàu Trung Quốc. Khi đã đầy đủ, Việt
Nam gửi lên tòa và lúc tòa mở sẽ thông báo cho các bên. Việt Nam và Trung
Quốc sau đó sẽ được tòa yêu cầu gửi lập luận pháp lý của mỗi bên. Nếu Trung
Quốc tham gia thì cũng sẽ gửi lập luận của mình. Mỗi bên được gửi 2 lần và tòa
sẽ xét xử và ra phán quyết

Việt Nam sẽ khẳng định khu vực Trung Quốc đưa tàu khảo sát vào nằm trong thềm lục
địa và EEZ của Việt Nam. Lúc này Trung Quốc có thể đưa ra 2 lập luận cơ bản, dựa
trên yêu sách đường lưỡi bò và vùng nước quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, cả hai
lập luận này đều đã bị tòa bác bỏ trong vụ kiện của Philippines. Do đó, khả năng tòa
ra phán quyết ủng hộ Việt Nam là rất cao.

Sự phi lý của “đường lưỡi bò”


Trong nhiều thập niên qua, Trung Quốc cố ý sử dụng cách diễn giải mơ hồ, rối rắm và
phi lý đối với bản đồ “đường lưỡi bò” nhằm che giấu sự thật rằng yêu sách này được
ngụy tạo và không hề có cơ sở pháp lý. Đường “lưỡi bò”, “chữ U” hay “đứt đoạn”...
đều là cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung
Quốc đối với hơn 80% diện tích của Biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia
trong khu vực như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines. Đường yêu
sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Quốc dân đảng vẽ ra năm 1947 và sau
đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi khi bỏ bớt 2 đoạn trong
vịnh Bắc bộ nên chỉ còn lại 9 đoạn. Đến năm 2013, chính quyền Trung Quốc lại vẽ
thêm một đoạn tại vị trí gần Đài Loan.
>> Âm mưu vẽ lại đường lưỡi bò

Trong khi đó, những bản đồ cổ của Trung Quốc, một trong số này có từ thời nhà Minh
- tức từ năm 1368 đến 1644 - cho thấy vùng biển của Trung Quốc không bao gồm khu
vực lưỡi bò do Bắc Kinh ngụy tạo. Giới nghiên cứu quốc tế cũng đưa ra rất nhiều
chứng cứ cho thấy đường lưỡi bò và yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông là
vô căn cứ.
Đến năm ngoái, mưu đồ bành trướng bằng đường lưỡi bò của Trung Quốc tiến thêm
một bước khi các nhà khoa học nước này đề xuất vẽ lại bằng cách nối liền mạch các
nét đứt thành một đường ranh giới mới trong dự án do chính phủ tài trợ. Tờ South
China Morning Post dẫn lời một thành viên giấu tên trong nhóm tiết lộ lưỡi bò liền
mạch sẽ bắt đầu từ vị trí cửa vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đi về phía
nam vào vùng biển Malaysia, Philippines và kết thúc ở phía đông nam Đài Loan, nuốt
trọn gần toàn bộ Biển Đông. Nhóm nghiên cứu dùng dữ liệu định vị vệ tinh để vạch ra
ranh giới phi pháp mới và bước tiếp theo sẽ là khoanh vùng, xác định trữ lượng dầu
mỏ, khí đốt cùng tài nguyên khác.
Trước các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, Tòa trọng tài
thường trực LHQ tại The Hague (Hà Lan) ngày 12.7.2016 đã ra phán quyết quan
trọng. Sau quá trình thụ lý kéo dài 3 năm đối với đơn kiện của Philippines, tòa ra phán
quyết bác bỏ tuyên bố phi lý của Trung Quốc và cái gọi là “căn cứ lịch sử” của nước
này trong vấn đề Biển Đông.
Tòa khẳng định cái gọi là “quyền lịch sử” của yêu sách đường lưỡi bò không phù hợp
với UNCLOS. Đồng thời, dù các ngư dân và các nhà hàng hải Trung Quốc, cũng như
các nước khác về lịch sử đã sử dụng các đảo ở Biển Đông nhưng không có bằng
chứng nào cho thấy Trung Quốc từng thực hiện độc quyền kiểm soát các vùng biển
thuộc Biển Đông cũng như không có cơ sở pháp lý nào để đòi hỏi quyền lịch sử đối
với tài nguyên bị gom vào đường lưỡi bò. Bên cạnh đó, về quy chế của các thực thể
trên Biển Đông, tòa xác định các thực thể ở quần đảo Trường Sa không tạo cho Trung
Quốc cơ sở để đòi quyền về EEZ hay thềm lục địa. Phán quyết cũng chỉ rõ rằng Trung
Quốc làm nghiêm trọng thêm cuộc tranh chấp ở Biển Đông giữa lúc các bên đang nỗ
lực tìm giải pháp cho vấn đề.

Công ước về luật biển đã có hiệu lực vào ngày 23/06/1994 và hiện nay 161 thành
viên đã tham gia, trong đó có các nước ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc,
Malaysia, Philippines, Indonesia, Singapore và Bruney.

Công ước về luật biển đã có hiệu lực vào ngày 23/06/1994 và hiện nay 161 thành viên đã
tham gia, trong đó có các nước ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia,
Philippines, Indonesia, Singapore và Bruney.

"Hiến chương LHQ nói rất rõ mà đây là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, là các
quốc gia thành viên LHQ từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc
tế để chống lại quyền bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia. Hành vi của
Trung Quốc ở Biển Đông từ trước đến nay, và đặc biệt sự việc hiện nay ở bãi Tư Chính, là
hành vi vừa đe dọa dùng vũ lực, vừa dùng vũ lực bằng việc các tàu hải cảnh, dân binh... vào
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Phản ứng của quốc tế cũng nhìn nhận đây là hành vi
đe dọa hòa bình, thách thức an ninh khu vực và vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật pháp
quốc tế. Trung Quốc cũng không chỉ xâm phạm vùng biển Việt Nam, mà còn cả vùng biển
của Malaysia và Philippines"

Vụ việc vào ngày 30/11/2012 khi mà tàu cá của Trung Quốc đã va chạm và tranh chấp với tàu
Bình Minh 2 trong vùng đặc quyền kinh tế dẫn đến việc làm đứt cáp tàu đựơc dư luận cho rằng
đây là một hành động nhằm mục đích "gây chiến" với Việt Nam.
Theo quy định của Công ước về luật biển 1982:

"ĐIỀU 55. Chế độ pháp lý riêng của vùng đặc quyền về kinh tế
Vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt
dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của
quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của
Công ước điều chỉnh."
Theo đó các quốc gia ven biển có quyền:

"ĐIỀU 56. Các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong
vùng đặc quyền về kinh tế
"1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:
a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên
thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này
vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:
i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;
ii. Nghiên cứu khoa học về biển;
iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;...
2. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo
Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác và
hành động phù hợp với Công ước..."
Vì thế cả VN và TQ trong quá trình họat động trên vùng đặc quyền kinh tế đều có quyền
thực hiện các họat động thăm dò khai thác, nhưng không được làm ảnh hưởng đến nhau. Hành
động trên của TQ cho thấy đã vi phạm các quy định của Công pháp quốc tế và cũng như tạo
nên một tiền lệ xấu trong họat động trên biển của họ.
Không chỉ xảy ra ở vụ tàu Bình Minh 2, mà trước đó Trung Quốc có hành động đưa hình
Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ trên hộ chiếu, hay việc tổ chức các đoàn du lịch ra tham
quan đảo Hoàng Sa, cũng như hình ảnh về đường lưỡi bò...và sẽ còn nhiều và nhiều nữa các
họat động khác của TQ vi phạm Công ước Quốc tế và chủ quyền của VN.
Ngày 12/12/12 tới cuộc họp bốn bên về vấn đề biển Đông do Philippines tổ chức tại Manila
gồm có cả VN, Malaysia, và Brunei được xác định là nhằm phân định rõ chủ quyền cho vùng
biển này. Việc này có thể được xem là khởi đầu và tạo nên những cơ sở pháp lý và lý luận cho
Việt Nam chứng minh chủ quyền của mình.

Tranh chấp Biển Đông có thể phân loại theo những tiêu chí khác nhau. Theo nội dung tranh
chấp gồm ba loại: tranh chấp chủ quyền các đảo, tranh chấp vùng biển liên quan đến các
đảo có tranh chấp và tranh chấp phân định biển không liên quan đến chủ quyền. Ví dụ như
tranh chấp song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa, tranh chấp
năm nước sáu bên trên quần đảo Trường Sa (Bruney, Malaysia, Philiipin, Trung Quốc, Việt
Nam và Đài Loan). Theo dạng tranh chấp, có các tranh chấp về hàng hải, về tài nguyên sinh
vật biển, tài nguyên không sinh vật biển (như dầu khí, khoáng sản biển...), tranh chấp về đặt
dây cáp và ống dẫn ngầm, tranh chấp về môi trường biển, về nghiên cứu khoa học
biển...Tranh chấp vùng biển lại liên quan chặt chẽ đến xác định chế độ các đảo. Giải quyết
phân định biển giữa các quốc gia sẽ khác khi đảo có lãnh hải 12 hải lý so với khi đảo có vùng
đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa riêng.
Tranh chấp Biển Đông còn phức tạp ở lập trường không giống ai của Trung Quốc.
Chính sách hai không: Trong khi luật quốc tế cũng như Công ước luật biển kêu gọi các bên
tranh chấp có nghĩa vụ giải quyết hòa bình tranh chấp bằng mọi thủ tục có thể thì Bắc Kinh
duy trì chính sách hai không: không đa phương hóa, không quốc tế hóa, nghĩa là sẽ không có
bất kỳ một sự can thiệp nào từ Bên thứ ba, kể cả các cơ quan tài phán quốc tế như ITLOS.
Bắc Kinh cũng khăng khăng từ chối bất kỳ môt diễn đàn đàm phán nào về chủ quyền trên
quần đảo Hoàng Sa. Ngay cả Tuyên bố ASEAN - Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở
Biển Đông cũng được giải thích một cách kỳ cục là Tuyên bố giữa Trung QUốc với từng nước
ASEAN chứ không phải được k với danh nghĩa ASEAN là một khối.
Chính sách nước lớn hung hăng, đơn phương áp đặt: Bắc Kinh đơn phương ra lệnh cấm
đánh bắt cá trên toàn Biển Đông từ 15/5 đến 31/8 hàng năm, đưa tàu ngư chính hiện đại
xuống Biển Đông, vô có bắt giữ ngư dân các nước, tiêu hủy thuyền bè, ngư cụ, đối xử phi
nhân đạo với ngư dân các nước. Thường xuyên gây đụng độ, cắt cáp, vi phạm sâu vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa từ đất liền các nước ven biển. Áp đặt cả thế giới chấp nhận
đường lưỡi bò đứt khúc 9 đoạn không có một cơ sở pháp ly.
Lập trường cố tình mập mờ, không rõ ràng và nhất quán: Bắc Kinh cho rằng có quyền lịch sử
trong đường lưỡi bò. Thế nhưng Công ước Luật biển có nhắc đến danh nghĩa lịch sử chỉ
trong điều 15 liên quan đến phân định lãnh hải 12 hải ly. Không có bất kỳ một văn bản pháp
ly quốc tế nào cho phép yêu sách một vùng biển rộng đến vài chục lần bề rộng lãnh hải như
vậy cả. Nếu cứ như lập luận của Bắc Kinh thì thế giới liệu có còn các vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa khi các nước cứ cho rằng mình có quyền đánh cá lịch sử, truyền thống khi có
công dân đến vùng biển đó cho dù là hãn hữu. Cùng là Phái đoàn Trung Quốc tại Liên hợp
quốc mà lại có hai Công hàm với nội dung trái ngược nhau. Công hàm ngày 7/5/2009 đưa ra
đường lưỡi bò và tuyên bố, "đối với chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các
đảo trong Biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, cũng như các quyền chủ quyền và
tài phán đối với các vùng nước, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của chúng..". Công
hàm ngày 14/4/2011 lại tuyên bố quần đảo Trường Sa hoàn toàn có các vùng lãnh hải, đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa, nghĩa là có các vùng biển theo Công ước Luật biển UNCLOS
nhưng lại nằm trong phạm vi địa lý của đường lưỡi bò.
Liên quan đến chế độ pháp lý các đảo, lập trường của Trung Quốc cũng hết sức phân biệt,
không nhất quán. Trong biển Hoa Đông tranh chấp với Nhật Bản, Bắc Kinh cho rằng đảo Oki-
no-Tori Shima mà Nhật Bản đang kiểm soát chỉ là một đá nhỏ có vùng biển 12 hải lý. Trong
Biển Đông, nơi rất nhiều các đá nhỏ tương tự hoặc bé hơn Oki-no-Tori Shima thì Bắc Kinh lại
đòi có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.
Cũng nên nhắc lại rằng trong phân định biển, các đảo dù lớn cũng không phải lúc nào cũng
được đối xử ngang hàng, có cùng hiệu lực như lãnh thổ đất liền. Đảo Bạch Long Vỹ trong
Vịnh Bắc Bộ có dân, có đời sống kinh tế riêng mà trong đàm phán Trung Quốc còn khăng
khăng cho rằng đảo chỉ nên có lãnh hải 12 hải lý. Kết quả cuối cùng đảo cũng được hai bên
thống nhất một hiệu lực hạn chế khoảng 25% so với đất liền. Trong Biển Đông, sự mập mờ
giữa Công ước Luật biển và quyền lịch sử chỉ có thể giải thích bằng chủ trương độc chiếm
Biển Đông.
Các điểm khác biệt trên cho thấy tại sao Bắc Kinh lại từ chối đề xuất của Manila . Đây không
phải là lần đầu tiên Philippin đề xuất đưa tranh chấp Trường Sa ra trước các cơ quan tài
phán quốc tế và lần nào Bắc Kinh cũng từ chối. Điều đó thật dễ hiểu vì không có một cơ
quan tài phán quốc tế nào dù là ITLOS hay ICJ lại có thể đồng tình với quyền lịch sử của
đường lưỡi bò. Đồng ý đưa ra trước tòa án quốc tế đồng nghĩa với việc tức bỏ vũ khí "cố
tình làm mọi việc không rõ ràng để trục lợi".
Bắc Kinh không thể giao quyền xét xử đường lỡi bò cho một bên thứ ba khi họ đang rất khó
khăn chứng minh trên cơ sở "luật pháp quốc tế đã được công nhận". Với thể diện nước lớn
và truyền thống của mình, Trung Quốc lại càng không muốn bất kỳ một Bên thứ ba nào can
thiệp giải quyết "những vấn đề của Trung Quốc".
Vào thời điểm hiện tại, ITLOS không thể có thẩm quyền vì ngoài lý do Trung Quốc các nước
tranh chấp Biển Đông cũng chưa có tuyên bố bằng văn bản lựa chọn Tòa để giải quyết các
tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước. Vấn đề càng khó khăn hơn vì tranh
chấp biển ở Biển Đông gắn liền với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên đảo và theo điều 298
ITLOS không có thẩm quyền trong trường hợp này trừ phi các Bên tranh chấp có thỏa thuận
khác.
Tuy nhiên khả năng sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế trong đó có ITLOS không phải là
không có. Vấn đề mấu chốt gắn kết tranh chấp chủ quyền và tranh chấp biển ở Biển Đông
chính là điều 121.3 về chế độ pháp lý của đảo. Các đảo đá Hoàng Sa, Trường Sa có phải là
các đảo đá có đời sống kinh tế riêng hoặc thích hợp cho con người đến ở không? Chúng có
thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng không? Đảo nào có thể đáp ứng các yêu
cầu của điều 121.3?
Một yêu cầu xuất phát từ Philippin, được sự ủng hộ của Việt Nam hoặc Malaysia hoặc
Brunei hoặc tất cả các nước có tranh chấp cho ITLOS yêu cầu giải thích điều 121.3 và khả
năng áp dụng ở Biển Đông là hoàn toàn có thể.
Liệu lúc đó Bắc Kinh sẽ đứng ngoài cuộc hay sẽ tham gia quá trình trên cơ sở điều 31 Quy
chế của Tòa ITLOS: Trong một vụ tranh chấp, khi một quốc gia thành viên cho rằng một
quyền lợi có tính chất pháp lý của mình bị đụng chạm, thì có thể gửi lên cho Toà án một đơn
thỉnh cầu để yêu cầu xin tham gia. Nếu Toà án chấp nhận đơn thỉnh cầu, thì quyết định liên
quan đến vụ tranh chấp có tính chất bắt buộc đối với quốc gia xin tham gia trong phạm vi
mà quyết định này có quan hệ đến các điểm là nội dung của việc tham gia. Câu hỏi vẫn để
ngỏ. Khả năng sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế như ITLOS phụ thuộc vào thiện chí của
các bên tranh chấp, vào tuyên bố bằng văn bản hay thỏa thuận của cấc bên chấp nhận thẩm
quyền của Tòa và vào câu hỏi đặt ra cho Tòa.
Tóm lại, nếu phân định rõ tranh chấp ở biển Đông, hoặc Hoàng Sa hay Trường Sa ra trước
Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Bảo an, Tòa án Công lý quốc tế, Tòa án Luật biển của Liên Hiệp
Quốc... việc giải quyết sẽ dễ đạt được sự đồng thuận hơn. Phán quyết của các cơ quan trên
nhiều khả năng được thực thi vì các nước liên quan đến tranh chấp đều tham gia Công ước
Luật biển năm 1982. Giải quyết tranh chấp ở biển Đông đồng thời cũng phải vừa sử dụng
thiết chế khu vực là ASEAN, thiết chế toàn cầu của Liên Hiệp Quốc: Đại hội đồng, Hội đồng
Bảo an, Tòa án Luật biển, Tòa án Công lý quốc tế...
Bằng chứng TQ
https://tttt.ninhbinh.gov.vn/tuyen-truyen-bien-dao/buoc-di-sai-trai-moi-cua-trung-quoc-o-
bien-dong-trung-quoc-nguy-bien-ve-chu-quyen-lich-su-doi-voi-hoang-sa-truong-sa-643.html
https://tiasang.com.vn/dien-dan/tuyen-bo-chu-quyen-cua-trung-quoc-tren-bien-dong-su-
nham-lan-tai-hai-trong-lich-su-20576/
https://laodong.vn/thoi-su/tu-lieu-quy-chung-minh-chu-quyen-cua-viet-nam-voi-hoang-sa-
truong-sa-750897.ldo

You might also like