You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
~~~~~~~~~~*~~~~~~~~~~

ĐỀ TÀI:

TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA VIỆT


NAM THỜI NGUYỄN
(1786-1802, 1802-1945)

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Tâm Anh, Hồ Cẩm Dung
Khổng Khánh Linh, Vũ Đỗ Quang Huy
Lớp : DH20A3
Giáo viên hướng dẫn : Ngô Thị Hồng Giang

HÀ NỘI – 2024
Câu hỏi : Trình bày các đặc điểm văn hóa Việt Nam giai đoạn thời Nguyễn ( 1786-1802/1802-
1945 ). Yếu tố nghệ thuật tạo hình được thể hiện trong giai đoạn này như thế nào

Những thành tựu về văn hóa dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884
Triều Nguyễn đã thành lập một hệ thống thiết chế văn hóa khá đa dạng
Kiến trúc cung đình với nhiều công trình hoành tráng, quy mô lớn được xây dựng qua các đời vua
Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức (là bộ phận chủ yếu làm nên quần thể di tích Huế được
Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới), còn có dòng kiến trúc chùa, miếu, đình, và kiểu kiến
trúc nhà ở dân dã.

Kiến trúc cung đình là một trong những thành tựu nổi bật của triều Nguyễn.
Nguồn: Internet
Châu bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới. Nguồn: Internet

Văn hóa triều Nguyễn thể hiện qua kiến trúc

Có thể nói rằng, những tòa thành thời Nguyễn đều có sự pha trộn hài hòa của kiến trúc truyền thống
phương Đông.
Công cuộc xây dựng kinh đô Huế thời Nguyễn bắt đầu từ năm 1804, kéo dài qua suốt thời Gia Long
(1802-1820), qua gần hết thời Minh Mạng (1820-1840) mới cơ bản hoàn chỉnh.

Vua Gia Long đã cho xây dựng Hoàng thành (từ 1804), rồi Kinh thành cùng các công trình kiến
trúc liên quan (từ 1805), xây dựng đàn Nam Giao (1806), đàn Xã Tắc (1806), Kỳ Đài (1807), Văn
Miếu (1808), trùng kiến lăng các chúa Nguyễn và các Phi (1807-1808), quy hoạch và xây dựng
Thiên Thọ lăng (tức lăng Gia Long)…
Đàn Nam Giao
Đàn Xã Tắc

Kỳ Đài Huế
Thiên thọ lăng
Vua Minh Mạng quy hoạch lại Hoàng thành và Tử cấm thành (từ 1821 với việc xây dựng Thế
Miếu), xây dựng Ngọ Môn (1833), hoàn chỉnh việc xây tường gạch cho Kinh thành, xây dựng các
vọng lâu trên cửa thành (1829-1831), đào hoàn chính sông Ngự Hà bên trong Kinh thành (1825)
cùng hệ thống hào, sông hộ thành và thủy hệ bên ngoài, xây dựng Hổ Quyền (1830), Võ Miếu, quy
hoạch và xây dựng Hiếu lăng (tức lăng Minh Mạng, từ 1840)…

Đến thời vua Thiệu Trị (1841-1847) và vua Tự Đức (1848-1883), Kinh thành Huế vẫn được xây
dựng bổ sung một số công trình, đáng kể nhất là Xương lăng (lăng Thiệu Trị) và Khiêm lăng (lăng
Tự Đức), một số khu vườn hoàng gia bên trong và ngoài Kinh thành cùng một số biệt cung, hành
cung khác. Có thể nói, bốn vị vua đầu triều Nguyễn đã tạo nên một kinh đô Huế hoàn bị và vẫn
mang đậm bản sắc văn hóa phương Đông truyền thống.

Nhưng từ thời vua Đồng Khánh (1885-1888) về sau, do ảnh hưởng của văn minh phương Tây, một
số công trình đã sử dụng vật liệu mới, thậm chí mang phong cách châu Âu được xây dựng thêm
hoặc thay thế công trình cũ ở cả bên trong và bên ngoài Kinh thành, như lăng Đồng Khánh, lăng
Khải Định, cung An Định, lầu Kiến Trung. Điều đó khiến diện mạo kiến trúc của kinh đô Huế càng
thêm phong phú, đa dạng.Kiến trúc nhà Nguyễn được đánh giá là đẹp, tinh xảo, trật tự logic. Mà
vẫn toát lên vẻ sinh động.
Kiến trúc cung đình Huế tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống Lý, Trần, Lê. Đồng thời tiếp thu
tinh hoa của mỹ thuật Trung Hoa nhưng đã được Việt Nam hóa.
Các nghệ nhân từ các miền Nam Bắc quy tụ về xây dựng Kinh đô. Kể cả những người thợ gốc Minh
Hương Trung Quốc và Champa.
Ðặc biệt có cả các công trình sư người Pháp phục vụ dưới thời Gia Long.
Kiến trúc nhà Nguyễn được đánh giá là đẹp, tinh xảo, trật tự logic mà vẫn toát lên vẻ sinh động

Văn hóa nhà Nguyễn thể hiện qua ẩm thực


Chuyện ăn uống của các vua chúa trong Cung đình Huế xưa nổi tiếng là cầu kì. Từ việc chọn lựa
nguyên liệu đặc sản của từng vùng miền để tiến cung. Cho đến việc chế biến công phu, trang trí đẹp
mắt và thuận y lý. Vậy nên, ẩm thực cung đình Huế luôn được đánh giá rất cao. Nổi tiếng không chỉ
ở cách chế biến. Mà còn ở cách trình bày, trang trí món ăn, làm nên nét đặc sắc mà không phải nơi
nào cũng có.

Trang phục dưới triều Nguyễn


Trang phục cũng là một nét nổi bật, tạo được ấn tượng mạnh mẽ. Mỗi một triều đại đi qua đều để lại
những dấu ấn riêng biệt về phong cách.
Đặc điểm trang phục cung đình và hoàng gia triều Nguyễn cũng vậy.
Những bộ trang phục trong văn hóa triều Nguyễn không chỉ được may một cách tỉ mỉ, khéo léo. Mà
còn đòi hỏi khắt khe về chất liệu, họa tiết.
Những bộ trang phục của vua chúa triều Nguyễn được may một cách tỉ mỉ, khéo léo từ các loại vải
cao cấp
Trang phục của các thành viên trong Hoàng tộc đều được may từ loại vải cao cấp như gấm, vải lụa.
Áo và mũ vua, hoàng hậu đều được thêu hình rồng có dáng vẻ uy nghi. Hay đoàn phượng uốn lượn
trong hình tròn. Bên cạnh đó, còn có họa tiết là chữ Hán và có sự khác biệt trong từng loại trang
phục. Với áo vua, các chữ Phúc, Lộc, Thọ được thêu nổi, to, rõ theo lối chữ triện. Được nạm trân
châu hay thêu kim tuyến. Đối với phụ nữ, các chữ này được thêu nhỏ hơn và dệt chim trên mặt vải.

Nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn

Link: https://vov2.vov.vn/van-hoa-giai-tri/nhung-net-dac-sac-trong-chinh-sach-van-hoa-
trieu-nguyen-27022.vov2
Link:

https://packntote.com/van-hoa-trieu-nguyen-co-gi-dac-sac-va-thu-vi/
Link:

http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFlGyViPSm2012.1.7&e=-------vi-20--1--img-
txIN-------#
(trang 3,4)
Link:

https://fempride.com/kham-pha-nhung-net-dep-tieu-bieu-trong-nen-van-hoa-trieu-nguyen/
Link:

https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/kho-tang-di-san-van-hoa-cung-dinh-thoi-
nguyen-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri.html

You might also like