You are on page 1of 6

A.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG


GIỮA ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội
 Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam:

TƯ SẢN
DÂN QUYỀN
THỔ ĐỊA CM XÃ HỘI CỘNG SẢN
CM

=> Giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc sẽ là mục tiêu đầu tiên của
cách mạng, là cơ sở, là tiền đề cho mục tiêu tiếp theo - CNXH và CNCS.
 Tư tưởng độc lập dân tộc đã bao hàm định hướng mục tiêu của CNXH:
 Độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc và dân chủ;
 Độc lập phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ.
 Phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho nhân dân.

=> Khi nêu mục tiêu giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh cũng đã định hướng
đến mục tiêu CNXH
 Độc lập dân tộc là tiền đề cho cách mạng XHCN
- Khi đề cao mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh không coi đó là
mục tiêu cuối cùng của cách mạng, mà là tiền đề cho một cuộc cách mạng
tiếp theo - cách mạng xã hội chủ nghĩa.
=> Độc lập dân tộc vì vậy không những là tiền đề mà còn là nguồn sức
mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo độc lập dân tộc vững chắc
 CNXH là xu thế phát triển tất yếu của thời đại, phù hợp với lợi ích của
nhân dân Việt Nam.
 Chế độc dân chủ: do nhân dân làm chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng
=> Tạo nền tảng ý thức xã hội bảo vệ chủ quyền, kiên quyết đấu tranh bảo
vệ độc lập, tự do cho nền độc lập dân tộc.
 Xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng tiềm lực, khả năng phát triển
của đất nước trên tất cả các lĩnh vực.
- XH tốt đẹp, không còn áp lực, bóc lột.
- XH bình đẳng, công bằng, hợp lí.
- Kinh tế phát triển cao, gắn liền với KHKT.
- XH phát triển cao về VH-Đạo đức.
 Sự phát triển mạnh về mọi mặt của CNXH tạo nền tảng vững chắc, toàn
diện để bảo vệ nền ĐLDT.
 Chủ nghĩa xã hội hiện thực góp phần hạn chế những cuộc chiến tranh
phi nghĩa, hòa bình, hữu nghị, làm bạn với tất cả các nước
=> Độc lập dân tộc sẽ được giữ vững.
3. Điều kiện để đảm bảo độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Giữ vững vai trò


lãnh đạo tuyệt đối Củng cố, tăng cường khối Đoàn kết, gắn bó
của ĐCS trong suốt đại đoàn kết dân tộc mà nền chặt chẽ với CM
tiến trình cách tảng là khối liên minh công thế giới
mạng - nông.

=> Gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp quyết định mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
==> Hồ Chí Minh kết luận: “Đó là ba bài học lớn mà mỗi cán bộ và đảng
viên ta cần ghi sâu vào lòng và phát huy thêm mãi”

B. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC


GẮN LIỀN VỚI CNXH

1. Thời kỳ 1930-1945: Tư tưởng thể hiện qua những hoạt động lí luận
và thực tế của Hồ Chí Minh
 Xác định tính chất của cách mạng Việt Nam: thể hiện rõ nét trong
Cưỡng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
 Xác định đối tượng đấu tranh của cách mạng Việt Nam: đế quốc xâm
lược, phong kiến tay sai, tầng lớp tư sản, địa chủ chống lại độc lập dân
tộc
 Xác định rõ lực lượng cách mạng Việt Nam: toàn thể nhân dân
 Xác định đúng đắn cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là một bộ
phận của cách mạng vô sản thế giới, có mối quan hệ khăng khít với CM
vô sản “chính quốc”.
 Cách mạng Tháng Tám 1945 đã giành thắng lợi dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của Hồ Chí Minh.
=> Mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

2. Thời kỳ 1945-1954: Thời kì bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng
những cơ sở đầu tiên của Chủ nghĩa xã hội, thực hiện “kháng chiến và
kiến quốc”.
 Hồ Chí Minh tiếp tục bổ sung, phát triển những quan điểm lí luận về
con đường CM Việt Nam.
 Xác định mục tiêu, động lực, các điều kiện đảm bảo thắng lợi của từng
giai đoạn cách mạng.
 Kiên trì với quan điểm phát huy cao độ ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự
cường, đi đôi với ra sức tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế.
 Nét độc đáo, đặc sắc: Người đã đề ra và thực thi nhất quán đường lối
“vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”.
=> Phù hợp với quy luật phát triển lịch sử dân tộc: dựng nước đi đôi với giữ
nước, bảo vệ độc lập của Tổ quốc và xây dựng từng bước chế độ mới.
 Vận dụng linh hoạt, mềm dẻo phương pháp: “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
 Cô lập kẻ thù và tăng cường đoàn kết toàn dân.
3. Thời kì 1954-1975: thời kỳ Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện, bổ
sung, phát triển tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội trong điều kiện mới.
 Thể hiện tập trung trong việc xây dựng và chỉ đạo đường lối tiến hành
đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược:
 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
 Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất Tổ
quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
 Thông qua chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh, sự nghiệp cách mạng đó
đã giành thắng lợi trọn vẹn vào ngày 30-4-1975.
4. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH trong sự nghiệp CM Việt Nam hiện nay
a. Kiên định mục tiêu và con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh đã
xác định.
 Thực hiện kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa.
 Mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”.
 Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, tăng
cường.
 Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững.
 Vị thế dân tộc trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.
 “nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ quang
vinh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế
hệ mai sau”
 “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa
luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định
để phát triển đất nước là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng,
Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân
dân, Công an nhân dân là nòng cốt.”

b. Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa


 Bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân: dân chủ phải
được thực hiện đẩy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực đời sống theo
Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát,
dân thụ hưởng”.
 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con
người, quyền và nghĩa vụ công dân theo tinh thần của Hiến pháp hiện
hành
 Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa:
 Đề cao trách nhiệm công dân và đạo đức xã hội
 Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức
 Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dân chủ làm mất an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội cũng như tất cả các hành vi vi phạm quyền
dân chủ của nhân dân.

c. Củng cố, kiện toàn, phát huy sức mạnh và hiệu quả hoạt động của
toàn bộ hệ thống chính trị
 Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam là tính nhất nguyên và tính
thống nhất:
 Nhất nguyên về chính trị, về tổ chức, về tư tưởng;
 Thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thống
nhất về mục tiêu chính trị.

 Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước,
của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại
diện.
 Xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh
 Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
 Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội khác.
=> Thực chất là để nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện, quyền
làm chủ của nhân dân được phát huy đầy đủ.
d. Đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
 Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên.
=> Xây dựng đội ngũ cán bộ liêm khiết
 Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, phát huy vai trò của
nhân dân trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, trong xây dựng
Đảng.

You might also like