You are on page 1of 2

Truy cập Website: hoc360.

net – Tải tài liệu học tập miễn phí

VIẾNG LẢNG BÁC

(Viễn Phương)

1. Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương sáng tác vào tháng 4 năm 1976, ghi lại cảm xúc,

suy nghĩ của tác giả trong lần đầụ vào lăng viếng Bác một năm sau ngày giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước, khi đó lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng mới được hoàn thành. Bài thơ gồm
bốn khổ, mười sáu câu thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào xen lẫn nỗi
đau xót của nhà thơ khi vừa từ miền Nam mới được giải phóng ra thăm lăng Bác.
2. Bài thơ thể hiện niềm xúc động và tình cảm sâu sắc của một người con miền Nam lần đầu

thăm lăng Bác, đồng thòi cũng là tình cảm chung của nhân dân, của cả dân tộc với vị lãnh tụ kính
yêu.
Bài thơ có bố cục đơn giản, tự nhiên theo trình tự những xúc cảm và suy nghĩ của tác giả trong
lần vào lăng viếng Bác.
Hai khổ thơ đầu là những ấn tượng, cảm xúc trước hình ảnh hàng tre bên lăng và dòng người
vào lăng viếng Bác. Ở khổ thơ đầu, ấn tượng nổi bật của tác giả về cảnh quan quanh lăng Bác là
hoc360.net

hình ẫnh hàng tre - một hình ảnh hết sức bình dị, thân thuộc của làng quê Việt Nam. Vói hình ảnh
hàng tre bát ngát lăng Bác không chỉ là nơi tôn nghiêm, mà lại hết sức gần gũi, bình dị, như được
đặt giữa khung cảnh thân thuộc của quê hương. Hàng tre còn là biểu tượng cho sức sống, ý chí kiên
cường, bền bỉ của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
Hình ảnh đoàn người vô tận đi trong thương nhớ vào viếng Bác đã được nhà thơ miêu tả bằng
một hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, thể hiện lòng thành kính, tiếc thương của mọi người với vị lãnh tụ:
“Kết tràng hoa dâng bảy mưoi chín mùa xuân...”. Ở khổ thơ này, nhà thơ còn sáng tạo một hình ảnh
ẩn dụ đặc sắc (mặt trời trong lăng) trong sự đối ứng vói hình ảnh “mặt tròi đi qua trên lăng”. Hình
ảnh ẩn dụ ấy thể hiện một cách cô đúc, sâu sắc về sự vĩ đại, vĩnh hằng của Bác Hồ.
Khổ thơ thứ ba là niềm xúc động thiêng liêng xen lẫn nỗi xót đau của tác giả khi vào lăng viếng
Bác. Khung cảnh, không khí trang nghiêm, thanh tĩnh trong lăng đã được diễn tả bằng hình ảnh rất
thích họp: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên - Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.
Khổ thơ cuối thể hiện niềm lưu lưyến của nhà thơ khi phải rời lăng Bác trở về miền Nam. Nỗi
niềm lưu luyến ấy được biểu hiện bằng điệp từ “muốn làm” lặp lại ba lần ở đầu các câu thơ, thể
Truy cập Website: hoc360.net – Tải tài liệu học tập miễn phí

hiện ước muốn được hoá thân vào những cảnh vật quanh lăng Bác (con chim, đoá hoa, cây tre) để
mãi mãi được ở gần bên Người.
3. Bài thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng mà nổi bật là loại

hình ảnh thứ hai. Những hình ảnh ẩn dụ: mặt trời trong lăng, tràng hoa, trời xanh, vầng trăng vừa
quen thuộc, gần gũi lại vừa có sức gợi cảm và giàu ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh hàng tre quanh
lăng là hình ảnh thực nhưng cũng được khai thác ở ý nghĩa biểu tượng hàng tre Việt Nam, cây tre
trung hiếu.
Giọng điệu bài thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể hiện tâm trạng
của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Thể thơ 8 chữ, nhưng có những dòng thơ 7 chữ hoặc 9 chữ, tuỳ
thuộc vào nội dung cảm xúc ở mỗi câu thơ. Cách gieo vần trong từng khổ thơ cũng không cố định,
có khi liền, có khi cách. Nhịp các khổ thơ nhìn chung là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành
kính. Riêng khổ cuối, nhịp thơ nhanh hơn, vói điệp ngữ muốn làm được lặp lại ba lần, thể hiện
mong ước tha thiết và nỗi lưu luyến của tác giả.

hoc360.net

You might also like