You are on page 1of 2

Mình là một người không hay đọc sách.

Dù vậy, khi được một người bạn cấp hai rủ đi hội sách Nhã
Nam vào tháng tư năm ngoái, mình vẫn cam chịu đi cùng với bạn ấy, bởi có lẽ, hồi đó mình là một
người luôn quan tâm đến người khác nghĩ gì về bản thân mình. Trong lúc ngắm nhìn những chồng
sách được sắp xếp ngay ngắn và trang trí đẹp mắt trên kệ, mình tình cờ tìm được cuốn “Bắt trẻ đồng
xanh” của nhà văn J. D. Salinger. Không màu mè, không hình vẽ, không chú thích, bìa sách của “Bắt
trẻ đồng xanh” đã thu hút được sự chú ý của mình. Trước khi đến với Hội sách, mình cũng từng biết
cuốn sách này khá nổi tiếng đối với độc giả nước ngoài, nhưng cũng có nhiều cuộc tranh luận về
thông điệp mà “Bắt trẻ đồng xanh” mang lại. Bởi thế, khi thấy quyển sách được giảm giá 50%, cùng
với sự hiểu biết trước đó, mình đã mua nó, tràn đầy với sự tò mò và phấn khích trước nội dung của
cuốn truyện này.

Thông thường, nhân vật chính trong một câu chuyện là những nhân vật đóng vai trò trung tâm,
xuyên suốt, chủ đạo trong một tác phẩm. Vì vậy, họ được tác giả sử dụng như một thông điệp để
truyền tải tới bạn đọc. Trong văn học nước ngoài, có một nhân vật mà mình cực kỳ ấn tượng, đó là
Holden Caulfied trong Bắt trẻ đồng xanh. Đối với nhiều độc giả, có người thì yêu, có người thì ghét,
có người thì cảm thấy nhân vật này chưa đủ trưởng thành, luôn có những thói quen xấu, sử dụng
những từ ngữ cợt nhả. Tuy nhiên, Holden là một nhân vật mà mình nghĩ là hèn nhát, bất cần đời, cực
đoan, bạo lực, nhưng lại rất ân cần, sâu sắc, dũng cảm, tử tế, tình cảm và có những đức tính tốt đẹp.

Đôi khi phải đối mặt với những bài kiểm tra điểm thấp ở trên lớp, hay cảm thấy loay hoay, chênh
vênh với con đường mình đã chọn, mình lại nhớ đến ngay Holden, một cậu bé cảm thấy “ổn” với
việc bị đuổi học lần thứ tư. Thay vì thông báo đến bố mẹ và chờ họ đến đón về nhà, Holden tự mình
bắt tàu điện đến New York, bắt đầu một chuyến “phiếu lưu” khắp thành phố với một tâm trạng ngày
càng bơ vơ, vô định về tương lai của chính mình. Trong ba ngày đi khắp nơi này, chốn nọ, bằng cách
sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhà văn đã miêu tả nội tâm nhân vật một cách hoàn hảo, rõ ràng. Qua đó,
mình thấy Holden là một người đầy thói quen xấu, nhưng lại mang một tâm hồn vô cùng đẹp.
Holden là người đã bị ăn đập tơi bời chỉ vì bị ăn chặn mất 5 đô, nhưng lại rộng lưọng quyên góp 10
đô cho hai tu sĩ làm từ thiện. Holden là người đã ngồi xóa chữ viết bậy trên bức tường cầu thang của
trường tiểu học vì muốn giữ sự trong sáng ngây thơ cho bọn trẻ. Holden với những câu hỏi về những
con vịt ở chiếc hồ nhỏ, rằng chúng sẽ còn ở đó, hay đã di cư vào mùa đông giá rét. Holden với ước
muốn “bắt trẻ đồng xanh”, với mong muốn cao đẹp, đó là gìn giữ sự trong sáng của bọn trẻ: “Nếu
một đứa nào bắt được đứa nào đang đến qua đồng lúa mạch xanh… Thế đấy, anh cứ tưởng tượng
một bầy trẻ con chơi một trò chơi gì đó trong một đồng lúa mạch thật to. Hàng nghìn đứa trẻ con…
anh phải bắt tất cả những đứa trẻ nào chạy tới gần mỏm đá. Nghĩa là nếu chúng đang chạy mà không
coi chừng chúng ở đâu, anh sẽ nấp ở một nơi nào đó rồi ra bắt lấy chúng… Anh sẽ làm người bắt trẻ
đồng xanh các thứ”.

“Bắt trẻ đông xanh” là một cuốn truyện được kể theo ngôi thứ nhất, với sự khai thác nội tâm nhân
vật đầy tài tình của tác giả. Qua đó, nhân vật Holden, với những cảm xúc rất chân thật, những suy
nghĩ bồng bột, chơi vơi, của tuổi trẻ, như là một tấm gương phản chiếu của nhiều bạn trẻ hiện giờ,
trong đó có mình, nhưng đồng thời cũng gửi gắm nhiều thông điệp tới người đọc : “Bạn đừng có kể
cho ai nghe bất cứ cái gì. Nếu bạn kể, bạn tự dưng khởi sự nhớ tất cả mọi người"

You might also like