You are on page 1of 5

1

Khơi nguồn cảm hứng. Viết tiểu


thuyết là một quá trình sáng tạo, và
bạn sẽ không bao giờ biết được khi
nào những ý tưởng hay sẽ nảy ra trong
đầu mình. Đem theo người một cuốn
sổ tay và bút để có thể ghi lại mọi ý
tưởng chợt đến ở bất cứ nơi đâu. Có
thể bạn cảm thấy hứng thú với một sự
việc nào đó vào một buổi sáng trên
đường đi làm hay đi học, hoặc khi
đang ngồi mơ màng bên tách cà phê.
Cảm hứng có thể đến bất cứ lúc nào,
thế nên bạn hãy để ý quan sát và lắng
nghe khi ở mọi nơi.
Đừng chờ cảm hứng tự đến. Viết lách
cũng như quá trình tiêu hóa – bạn sẽ
không thể hấp thu chất dinh dưỡng
nếu thiếu nguyên liệu nạp vào. Ví dụ,
bạn có nhận thấy rằng đôi khi một ý
tưởng chợt đến trong những lúc bạn
đang làm một việc hoàn toàn không
liên quan không? Đó là vì khi bạn
quan sát một sự vật hoặc hiện tượng
thì nghĩa là bạn cũng đang để nó thấm
vào tiềm thức, và các thông tin đó tiếp
tục được xử lý trong tiềm thức. Đến
một thời điểm nào đó, nó sẽ quay trở
lại trong ý thức của bạn. Đôi khi
những khoảnh khắc như vậy lại trở
thành những nguồn cung cấp ý tưởng
tuyệt vời – thực tế cho thấy những ý
tưởng đến một cách ngẫu hứng có thể
giúp bạn sáng tạo ra những cảnh trớ
trêu hoặc những tình huống lắt léo
trong truyện.
Là người sáng tác, bạn cần có nguồn
cảm hứng bất tận. Đôi khi các nhà văn
cảm thấy khó tìm được ý tưởng. Tất cả
những người cầm bút đều có lúc gặp
phải vấn đề này, và cách xử lý tốt nhất
là tìm cảm hứng.
Cảm hứng không nhất thiết phải đến
từ một cuốn sách – đó có thể là một
chương trình truyền hình, một bộ phim
hoặc thậm chí là một chuyến đi xem
triển lãm hoặc đến phòng tranh.
Nguồn cảm hứng có thể xuất hiện
dưới muôn hình vạn trạng!
Ghi lại trong sổ tay những trường
đoạn, những đoạn văn ngắn, thậm chí
những câu văn bất chợt đến trong đầu
bạn. Những ghi chép đó sau này sẽ trở
thành một phần hoàn chỉnh hơn của
truyện.
Nghĩ về tất cả các câu chuyện mà bạn
đã nghe - các câu chuyện truyền
miệng từ đời cụ kỵ của bạn, một sự
kiện trong bản tin mà bạn cảm thấy
hấp dẫn, thậm chí một truyện ma mà
bạn nghe kể từ thời thơ ấu vẫn ám ảnh
bạn đến tận bây giờ.
Nghĩ về sự kiện nào đó từ thời thơ bé
hoặc trong quá khứ mà bạn vẫn lưu lại
trong ký ức. Có thể đó là cái chết bí ẩn
của một phụ nữ trong thị trấn, nỗi ám
ảnh truy tìm con thú cưng của người
hàng xóm ngày xưa, hoặc một chuyến
đi đến Luân Đôn đã để lại ấn tượng
không phai trong tâm trí bạn. Ví dụ,
cảnh nước đá trong tiểu thuyết Trăm
năm cô đơn được mô tả dựa trên trải
nghiệm thời thơ ấu của chính tác giả.
Có người khuyên rằng bạn nên "viết
về điều mà bạn biết", người khác lại
cho rằng bạn nên "viết về những điều
không biết về điều bạn biết." Hãy nghĩ
về thứ gì đó trong cuộc sống đã truyền
cảm hứng, khiến bạn bận tâm hoặc tò
mò – bạn sẽ triển khai đề tài đó như
thế nào trong truyện sao cho đầy đủ
hơn?

You might also like