You are on page 1of 3

Nhân phần phản biện này đối với NQTT, và cả Hội đồng Cừu, trước tôi có ý định biên

một bài cụ thể về tư tưởng, văn hóa - cụ thể là văn hóa đọc với dự định nhét lên nền tảng
riêng. Có điều làm nền tảng cũng mất thời gian, cũng như nhận thấy một bài viết ra đời
ngoài yếu tố hoàn thiện về nội dung, còn cần phải mang tính thời sự, nên dù còn khá sơ
sài nhưng tôi vẫn sẽ mang tạm nó lên đây:

Tư tưởng là một mặt trận dễ tấn công.

Nhất là khi mà đầy người vẫn gọi môn Lịch sử Đảng là môn triết.
Nhất là khi giảng viên triết học còn chẳng phân biệt được giữa chủ nghĩa Mác-Lênin, triết
học Mác-Lênin và tư tưởng Mác-Lênin.
Nhất là khi người ta tin tưởng hoàn toàn, một cách ngây thơ hết mức, rằng chỉ cần vài
chục giây xem Tiktok, vài phút lướt mạng xã hội, vài giờ xem Youtube và vài ngày đọc
sách là đã có thể hiểu “sơ sơ” về triết học, về tư tưởng.
Nhất là …

Tư tưởng dễ bị tấn công vậy, thì hẳn là tư tưởng đọc cũng không tránh khỏi lung lay.

Để tránh quá thiên kiến, tôi và bạn mình đã dạo một vòng quanh hội sách FTU - được tổ
chức nhân ngày sách và văn hóa đọc. “Bạn đọc sách gì, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai.”

Đa phần đều toàn những cái tên quen thuộc: Đắc nhân tâm, Chủ nghĩa khắc kỷ, Tôi tài
giỏi - bạn cũng thế, Lolita, tiểu thuyết của Murakami, … và một số (rất?) ít sách chuyên
môn về kinh tế, tài chính, kèm lẻ tẻ về lịch sử, văn hóa, … Khoan bàn đến nội dung, bất
kỳ ai để ý một chút đều có thể nhận thấy rằng: số sách ở hội sách FTU chẳng khác gì
những quyển sách vẫn bày bán bình thường ở bên hội sách Hoàng thành Thanh Long hay
thậm chí là ở bất cứ một hiệu sách ở bất cử một khu phố nào. Vậy giá trị của hội sách này
là gì?

Tôi cũng đã tự mình làm một khảo sát nhỏ, cũng “nhân ngày sách và văn hóa đọc”, với
kết quả:
- Lolita: biết
- Vladimir Nabokov: không biết

Để ý thêm một chút, trong suốt một khoảng thời gian dài, thị trường sách gần như không
đổi, có chăng chỉ là thay tên đổi họ, hay “bình cũ rượu mới”.

Sự yếu kém về nhận thức đồng thời là miếng bánh ngon cho những kẻ cơ hội. Một tiêu đề
“hấp dẫn” + đánh trúng thị hiếu người đọc = lợi nhuận.

Áp dụng đúng công thức trên, chúng ta có:


- 10 năm trước hoặc hơn, nó là hạt giống tâm hồn, bài học nhỏ ý nghĩa lớn.
- Tầm 7 năm trước, nó là tâm lý học tội phạm, thương trường là chiến trường.
- Khoảng 5 năm trước thì nó mang danh self-help, khai phá tiềm năng của bản thân.
- Hiện tại thì nó có tên là chủ nghĩa khắc kỷ.

Tầm 5-7 năm trước, bạn mua sách tâm lý học tội phạm ư? Ái chà chà bạn cũng là một
“edge” đấy! Nhưng nếu bạn chọn Nhà giả kim, Hành trình về phương Đông ư? Chúc
mừng, bạn đang dần trở thành một “dân chơi trí tuệ” đích thực.

Bây giờ vẫn còn đọc self-help sao? Bỏ, bỏ ngay! Bạn phải đọc về chủ nghĩa khắc kỷ, dù
rằng đời bạn có thể kết thúc như một con chó trong một cái lọ - theo cả nghĩa đen và
nghĩa bóng. Bạn cười khẩy 2 thành phần đó ư? Không sao cả, cầm Bát nhã tâm kinh hay
Osho toàn tập lên nào, chào mừng đến với giới “trí thức” nhé.

Truyền thông về Murakami đã phá nát sách của Murakami như thế nào, thì điều đó lặp lại
tương tự với những tác phẩm của Kafka, của Nabokov và của nhiều tác giả “được công
chúng biết tới” khác. Cũng chỉ mới đây thôi, Nhã Nam đã tổ chức một cuộc thi tóm tắt
tác phẩm văn học - và nó kệch cỡm không khác gì cuộc thi vẽ mindmap lứa tuổi học sinh
do Bộ GD&ĐT tổ chức cùng khoảng thời gian đó.

Tóm lại, (sách, hay bất cứ dạng tồn tại nào của tri thức) viết (hay bất kỳ dạng thể hiện
nào) cho càng nhiều người hiểu thì càng phải đánh đổi bằng hàm lượng tri thức ít đi. (Tất
nhiên, điều đó không có nghĩa là viết ra ít người hiểu thì cao thâm, mà hoàn toàn có thể
chỉ là viết như con c*c.)

Cho ai lần đầu muốn tìm hiểu về triết học và tư tưởng, một cách cơ bản nhưng khá đầy
đủ, lôi cuốn và thú vị, theo tôi nên thử cuốn “Thế giới của Sophie” của Jostein Gaarder.
Hoặc “Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar …” của Thomas Cathcart & Daniel
Klein cũng là một lựa chọn tốt.

You might also like