You are on page 1of 1

DỰ KIẾN, MỤC TIÊU + CÁCH SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA

CÔNG TY
I. Dự kiến, mục tiêu của công ty:
1. Hội nhập nhập kinh tế quốc tế: Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu thực phẩm hàng
đầu thế giới. Sản phẩm chế biến thực phẩm như gạo, hải sản, cà phê, cacao, và nhiều loại thực phẩm
khác đóng góp một lượng lớn doanh thu từ xuất khẩu. Vậy nên công ty đang kêu gọi thêm vốn đầu tư
để phát huy thế mạnh của mình để nâng cao được năng lực cạnh tranh với các quốc gia khác trên thế
giới.
2. Quy mô sản xuất được tăng lên: Cần mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư vào công nghệ tiên tiến để
tăng trưởng của ngành công nghiệp cũng như tăng trưởng kinh tế của cả nước.
3. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ cho nhân dân: Dân số Việt Nam lớn và ngày càng có nhu cầu cao
đối với các sản phẩm chế biến thực phẩm. Nhu cầu tiêu thụ đang tăng lên do sự tăng cường đời sống
và mức sống ngày càng cải thiện.
4. Cơ hội việc làm cho người dân: Công ty chúng tôi mong muốn cung cấp việc làm cho hàng triệu
lao động ở nhiều mức độ trình độ khác nhau trên toàn quốc.
II. Cách sử dụng nguồn vốn đầu tư sao cho đạt hiệu quả cao:
1. Đầu tư vào hệ thống hạ tầng: Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng vận chuyển và lưu trữ để đảm
bảo quá trình vận chuyển và lưu trữ nguyên liệu và sản phẩm được thực hiện một cách hiệu quả.
2. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ và kĩ thuật: Phát triển và áp dụng công nghệ tiên
tiến trong quy trình sản xuất để tăng cường hiệu quả sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
3. Phát triển chuỗi cung ứng: Xây dựng các chuỗi cung ứng đáng tin cậy để đảm bảo nguồn nguyên
liệu và các yếu tố sản xuất khác đáp ứng đúng thời gian và chất lượng.
4. Tăng cường khâu quản lý và giám sát: Tìm kiếm thêm nhân sự tài năng nhằm giúp thực hiện các
biện pháp quản lý và giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt, hiệu quả để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn
chất lượng và an toàn thực phẩm.
5. Xây dựng và bảo vệ thương hiệu, quảng bá sản phẩm: Thương hiệu giữ vai trò quyết định trong
việc duy trì khách hàng trung thành, bổ sung không ngừng khách hàng mới và cuối cùng giúp cho
doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Vậy nên, ta cần phải phải thông hiểu xuyên suốt những
đặc điểm của môi trường vùng, địa phương và môi trường văn hóa, nhân khẩu, tâm lý, và phải biết sử
dụng những đặc điểm này trong việc tìm kiếm cơ hội, nhận dạng, dự đoán và sáng tạo cơ hội, đồng
thời biến cơ hội thành hiện thực.

You might also like