You are on page 1of 37

Lê Thị Tường Khanh

ThS Quản lý hành chính công


Lethituongkhanh@tdtu.edu.vn
Khoa Luật – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chương 6.
Quyết định hành
chính
6.1. Khái niệm

6.2. Đặc điểm

6.3. Phân loại quyết định hành chính


Trình tự xây dựng và ban hành quyết định hành
6.4. chính (Quyết định quy phạm)
Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành
6.5. chính
2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 3
6.1. Khái niệm

6.2.
Khái
6.1.1. 6.3.
niệm Quyết định pháp luật

Khái
6.1.2. 6.4.
niệm Quyết định hành chính

6.5.

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 4


6.1.1. Khái niệm Quyết định pháp luật

Quyết định pháp luật là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực –
nhà nước (tức là kết quả của hành động mang tính pháp lý –
quyền lực)
(TS Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình Luật Hành chính Việt nam,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000, trang )

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 5


6.1.2. Khái niệm Quyết định hành chính

Là một dạng của quyết định pháp luật,

Là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của NN thông qua các hành vi của các
chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan HCNN;

Tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của
pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc
áp dụng các quy tắc đó để giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội
nhằm thực hiện chức năng QLHCNN.
2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 6
6.1.2. Khái niệm Quyết định hành chính

“Quyết định hành chính” là một loại quyết định pháp luật, do các chủ
thể QLHCNN ban hành, dưới các hình thức và theo thủ tục được pháp
luật quy định, được Nhà nước bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí đơn
phương của chủ thể quản lý, nhằm đề ra những chủ trương, nhiệm vụ,
giải pháp quản lý; đặt ra, sửa đổi, đình chỉ, bãi bỏ các QPPL hành chính
hoặc để áp dụng các QPPL vào các trường hợp cụ thể trong quá trình
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong QLHCNN trên các lĩnh vực.

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 7


6.1.2. Khái niệm Quyết định hành chính

• Nói một cách khái quát,

“Quyết định hành chính” là hình thức truyền đạt các mệnh lệnh
của chủ thể QLHCNN đến các đối tượng quản lý, thể hiện ý chí
đơn phương của chủ thể quản lý.

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 8


6.1.2. Khái niệm Quyết định hành chính

▪ Vai trò:

Là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng của các cơ
quan QLHCNN nhằm thực hiện chức năng hành pháp của NN.

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 9


6.1.2. Khái niệm Quyết định hành chính

▪ Nội dung:
✓Đề ra những chủ trương, chính sách lớn;
✓Xây dựng quy tắc xử sự;
✓Áp dụng pháp luật cho một công việc cụ thể (QĐHC cá biệt).

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 10


6.2. Đặc điểm của quyết định hành chính

Đặc điểm chung:


- Tính quyền lực NN: mọi QĐ đều phải thi hành

- Tính pháp lý: có giá trị về pháp lý

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 11


6.2.2. Đặc điểm riêng

1. Tính dưới luật;

2. Do chủ thể cơ quan HCNN ban hành;

3. Có mục đích và nội dung phong phú;

4. Về mặt hình thức có những tên gọi khác nhau theo quy định của
pháp luật (nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư).

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 12


6.3. Phân loại quyết định hành chính

Căn cứ vào tính chất pháp lý


6.3.1.

Căn cứ vào chủ thể ban hành QĐ


6.3.2.

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 13


6.3.1.
Căn cứ vào tính chất pháp lý

(1) Quyết định chủ đạo


(2) Quyết định quy phạm
(3) Quyết định cá biệt

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 14


(1) Quyết định chủ đạo

• Là loại quyết định được ban hành nhằm mục đích đề ra những
chủ trương, chính sách, những giải pháp lớn về quản lý hành
chính đối với cả nước, một vùng hoặc đối với một đơn vị hành
chính nhất định.

• Chủ thể ban hành: những chủ thể có vị trí quan trọng trong hệ
thống hành chính.

• Về hình thức ban hành: NGHỊ QUYẾT.


2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 15
(2) Quyết định quy phạm

Ban hành quyết định quy phạm (hoạt động lập quy)

là hoạt động mang tính đặc trưng của các chủ thể được sử dụng
quyền hành pháp.

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 16


(2) Quyết định quy phạm

• Chủ thể ban hành:

Do nhiều chủ thể có thẩm quyền khác nhau ban hành với
những hình thức, nội dung và mục đích khác nhau.

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 17


(2) Quyết định quy phạm

• Các hình thức ban hành:


▪ NGHỊ ĐỊNH (do Chính phủ ban hành);
▪ QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ (do Thủ tướng Chính phủ ban hành);
▪ QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ, THÔNG TƯ (do Bộ trưởng ban hành);
▪ QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ (do ủy ban nhân dân các cấp ban hành).
▪ QUYẾT ĐỊNH (cá biệt), CHỈ THỊ (cá biệt) (do Chủ tịch ủy ban
nhân dân các cấp ban hành).
2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 18
(2) Quyết định quy phạm

• Nội dung ban hành:


✓Áp dụng những QP hiện hành do các CQ quyền lực và QLNN cấp
trên ban hành
✓Đặt ra những QPPL hành chính mới
✓Sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những QPPL hành chính hiện hành
✓Thay đổi phạm vi hiệu lực của QPPL hành chính hiện hành về thời
gian, không gian, đối tượng thi hành.
2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 19
(2) Quyết định quy phạm
• Ý nghĩa và vai trò:

Rất đặc biệt

trong hệ thống văn bản pháp luật nói chung, văn bản hành chính
nói riêng.

Trực tiếp làm thay đổi hệ thống QPPL hành chính

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 20


(3) Quyết định cá biệt

• Các quyết định cá biệt được ban hành trên cơ sở của quyết
định chủ đạo, quyết định quy phạm, (đôi khi cả QĐ cá biệt)
của các CQ cấp trên hay của bản thân CQ ban hành QĐ đó.

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 21


(3) Quyết định cá biệt

Chủ thể ban hành:


➢CQQLNN và người đứng đầu các CQ đó;
➢Người thực hiện nhiệm vụ đại diện cho quyền lực NN (có
chức vụ hoặc không có chức vụ: chiến sĩ cảnh sát, cán bộ
thanh tra,… đang thi hành công vụ)

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 22


(3) Quyết định cá biệt

• Mục đích ban hành:


✓Để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các công việc cụ
thể trên từng lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước.
✓Hướng các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được
các quyền cũng như nghĩa vụ trên các lĩnh vực của đời sống
xã hội.

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 23


(3) Quyết định cá biệt
Là các QĐ giải quyết các việc cá biệt, cụ thể (bổ nhiệm, miễn
nhiệm, nâng lương, khen thưởng, xử phạt,…)

Quyết định cá biệt trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt một quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 24


(3) Quyết định cá biệt
Đặc điểm:

1. Để giải quyết các trường hợp cá biệt, cụ thể;

2. Chỉ có hiệu lực đối với (các) đối tượng cụ thể và chỉ áp dụng
một lần;

3. Được sử dụng để điều hành hoạt động hành chính NN nhưng


có thể để thực hiện QP của các ngành luật khác.

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 25


Căn cứ vào chủ thể ban hành QĐ
6.3.2.

(1) QĐ Chính phủ, Thủ tướng CP

(2) QĐ hành chính của các bộ và cơ quan ngang bộ

(3) QĐ HC của UBND

(4) QĐ HC của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND

(5) QĐ hành chính liên tịch

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 26


(1.1) QĐHC của Chính phủ

Hình thức ban hành Căn cứ ban hành

Căn cứ vào hiến pháp, luật,


QUYẾT ĐỊNH nghị quyết của Quốc hội
Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
CHỈ THỊ ban thường vụ Quốc hội
Lệnh, quyết định của Chủ tịch
nước

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 27


(1.2) QĐHC của Thủ tướng Chính phủ
Hình thức ban hành Căn cứ ban hành

Căn cứ vào hiến pháp, luật,


NGHỊ QUYẾT nghị quyết của Quốc hội
Pháp lệnh, nghị quyết của
NGHỊ ĐỊNH Ủy ban thường vụ Quốc hội
Lệnh, quyết định của Chủ
tịch nước

Nghị quyết, Nghị định của


Chính phủ
2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 28
(2) Quyết định hành chính của các bộ và cơ
quan ngang bộ (người đứng đầu)

Quyết định

Chỉ thị

Thông tư

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 29


(3) Quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân • Quyết định


dân • Chỉ thị

Chủ tịch Ủy • Quyết định (cá biệt)


ban nhân dân • Chỉ thị (cá biệt)

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 30


(4) Quyết định hành chính
của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
• Hình thức QĐHC được ban hành: quyết định và chỉ thị (quyết
định cá biệt).

• Để thực hiện chức năng quản lý trong phạm vi các ngành và lĩnh
vực được giao ở địa phương.

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 31


(5) Quyết định hành chính liên tịch

• Là quyết định của “hội nghị liên tịch” nhiều cơ quan:


❖ Giữa các CQNN với nhau (giữa CQQLNN với nhau hoặc
giữa CQQLNN với tòa án, VKS)
❖ Giữa các CQQL đồng thời với CQ quyền lực NN, CQ Đảng
và với CQ tổ chức XH.

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 32


(5) Quyết định hành chính liên tịch

• Được ban hành bởi nhiều cơ quan nhà nước khác nhau, (trong
một số trường hợp, có sự phối hợp của tổ chức xã hội).

• Hình thức ban hành: thông tư liên tịch, nghị quyết liên tịch.

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 33


(5) Quyết định hành chính liên tịch

• Được ban hành khi:


➢ Các cơ quan, tổ chức khác nhau cùng tham gia giải quyết
những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, chức năng của cơ
quan, tổ chức
➢ Khi cần động viên sự nỗ lực chung của các cơ quan, tổ
chức đó để giải quyết những nhiệm vụ chung, quan trọng
của QLNN.
2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 34
(5) Quyết định hành chính liên tịch

• Ý nghĩa:
- Làm đơn giản hoạt động triển khai thực hiện nhiệm vụ,
- Giảm lưu lượng công văn, giấy tờ không cần thiết (so với
thực tế là mỗi cơ quan, tổ chức ban hành những vb riêng).

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 35


Bài tập nhóm
1/ Các nhóm trình bày bài tập nhóm trên lớp với nội dung sau:
• Nhóm BT 1: Trình bày trình tự xây dựng, ban hành QĐ của CP.
• Nhóm BT 2: Trình bày trình tự xây dựng, ban hành QĐ của CP.
• Nhóm BT 3: Trình bày trình tự xây dựng, ban hành QĐ của TTCP.
• Nhóm BT 4: Trình bày yêu cầu về tính hợp pháp của QĐHC.
• Nhóm BT 5: Trình bày yêu cầu về tính hợp lý của QĐHC.
2/ Thời gian trình bày: 5 – 7 phút.

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 36


Tóm tắt chương 6

Tóm tắt chương 6


Bài tập về nhà
- Đọc [1]: Chương 6; [109-200]
- Tham khảo [2] ->[14]

2/20/2020 E 01003 - Chương 6 - Bài 7 37

You might also like