You are on page 1of 13

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
--------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Sinh viên thực hiện: Phạm Ngọc Ánh


Mã SV: QHQT49C11119
Lớp hành chính: QHQTC1.5
Lớp tín chỉ: LSCHTCT-49-QHQT.1_LT

Hà Nội – 2023
BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
--------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


CHIẾN TRANH CÓ PHẢI LÀ HIỆU ỨNG/ HỆ QUẢ
CỦA BẢN CHẤT CON NGƯỜI KHÔNG?
GIẢI THÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ
GIỮA CHIẾN TRANH VÀ NHÀ NƯỚC
Giáo viên hướng dẫn : TS Phạm Thị Hoa
Sinh viên thực hiện : Phạm Ngọc Ánh
Mã SV : QHQT49C11119

Hà Nội – 2023
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................3
1. Đặt vấn đề..........................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.................................................................................3
3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................3
A. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN TRANH.................................................................3
I. Khái niệm chiến tranh.......................................................................................3
II. Nguồn gốc của chiến tranh.............................................................................4
1. Quan điểm của C. Mác về chiến tranh..........................................................4
2. Quan điểm của Ăngghen về chiến tranh........................................................4
3. Một số quan điểm khác..................................................................................5
Tiểu kết:..................................................................................................................5
B. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN TRANH VÀ NHÀ NƯỚC..........................6
4. Chiến tranh và sự hình thành nhà nước............................................................6
5. Liên hệ tới sự ra đời của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam......7
Tiểu kết:..................................................................................................................8
LỜI KẾT..................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................11

2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lịch sử các học thuyết chính trị đã và đang chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ
thống các môn Khoa học Xã hội. Nhiều tư tưởng và học thuyết của các thế hệ đi trước
không chỉ giải quyết hiệu quả những hạn chế của xã hội đương thời, mà đó còn là cơ sở
của mọi hoạt động chính trị ngày nay.
Chiến tranh gắn liền với sự xuất hiện của con người. Lúc đầu đó chỉ là những hình
thức sơ khai, càng về sau thì chúng càng được phát triển và đã trở thành công cụ hữu
hiệu được loài người sử dụng nhằm đạt được mục đích của mình. Vậy chiến tranh có
phải là hiệu ứng/ hệ quả của bản chất con người không? Chiến tranh và nhà nước có mối
quan hệ như thế nào? Để làm rõ hơn về vấn đề này, em đã phân tích và đánh giá thông
qua bài báo cáo tiểu luận dưới đây.

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài


Nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá chiến tranh không phải là hiệu
ứng/ hệ quả của bản chất con người; giải thích, đánh giá mối quan hệ giữa chiến tranh
và nhà nước đồng thời đưa ra quan điểm cá nhân, những kết luận rút ra từ nội dung
nghiên cứu.

3. Nội dung nghiên cứu


Về nội dung, bài báo cáo tiểu luận gồm ba phần:

Phần một: Tổng quan về chiến tranh. Khẳng định chiến tranh không phải là hệ quả
của bản chất con người.

Phần hai: Đánh giá mối quan hệ mật thiết giữa chiến tranh và nhà nước. Chiến
tranh với sự hình thành nhà nước.

Phần ba: Kết luận, đánh giá rút ra từ nội dung nghiên cứu.

A. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN TRANH


I. Khái niệm chiến tranh

Chiến tranh là một hiện tượng chính trị- xã hội có tính chất lịch sử, là sự
tiếp tục của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc
giữa các nước hay liên minh các nước. Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ

3
trang có tổ chức, theo những quy tắc nhất định và thường kết hợp với các hình thức
đấu tranh khác (chính trị, kinh tế, ngoại giao).

II. Nguồn gốc của chiến tranh


1. Quan điểm của C. Mác về chiến tranh
C. Mác đã kiên quyết chống lại quan điểm cho rằng, chiến tranh là tất yếu,
vốn có, là định mệnh đối với con người và xã hội loài người. Theo C. Mác, chiến
tranh nảy sinh và phát triển có nguồn gốc và nguyên nhân của nó. Ông phê phán
quan điểm của G. Hêghen và C.Ph. Claudơvít - những người đã xuất phát từ lập
trường tư sản để giải thích hiện tượng chiến tranh. Đồng thời, ra sức chống các
quan điểm cho rằng, nguồn gốc, nguyên nhân của chiến tranh là do tâm lý, sinh lý,
địa lý, dân số, kỹ thuật,… gây nên. Việc đánh giá có phê phán những thành tựu của
toàn bộ tư tưởng lý luận quân sự trước Mác trên lập trường cách mạng và khoa
học, có tính nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cho phép ông tạo ra
một bước ngoặt cách mạng thực sự trong quan điểm, tư tưởng, lý luận về chiến
tranh.

C. Mác đã đưa ra luận điểm thực sự khoa học về chiến tranh; phát hiện ra
nguồn gốc, nguyên nhân xuất hiện chiến tranh và chứng minh rằng, có thể loại trừ
chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội. Xuất phát từ phương thức sản xuất của đời
sống vật chất quyết định các quá trình chính trị, xã hội, C. Mác đã xác định rõ bản
chất giai cấp của chiến tranh, đó là: chiến tranh là một hiện tượng lịch sử - xã hội,
rằng không nên xem xét chiến tranh tách rời sự phát triển xã hội và đấu tranh giai
cấp. Ông cương quyết chống lại lý thuyết duy tâm, phản động bào chữa cho những
cuộc chiến tranh do giai cấp bóc lột gây ra. 1C. Mác đã chứng minh, trong chế độ
công xã nguyên thủy, nơi không có chế độ tư hữu, thì cũng không có giai cấp,
không có người bóc lột và người bị bóc lột, không có chiến tranh. Nếu những vấn
đề tranh chấp giữa các bộ lạc và chủng tộc vì nguồn nước, vì nơi săn bắn,... xuất
hiện và thỉnh thoảng biến thành những sự đụng độ vũ trang, thì những sự đụng độ
đó mang tính chất tạm thời, ngẫu nhiên. Sự đụng độ vũ trang giữa các bộ tộc và bộ
lạc riêng lẻ xảy ra trong chế độ công xã nguyên thủy không thể gọi là chiến tranh,
vì nó không bắt nguồn từ bản thân tính chất của các quan hệ xã hội và do đó không
có mục đích chính trị rõ ràng.

2. Quan điểm của Ăngghen về chiến tranh

Ăngghen dựa vào chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử do
Mác và ông sáng tạo ra, cắt nghĩa một cách khoa học nguồn gốc, tính chất - giai cấp,
bản chất của chiến tranh. Ông chỉ ra mối liên hệ giữa chiến tranh và kinh tế, chiến tranh
và chính trị; mối quan hệ giữa con người và vũ khí kỹ thuật; vai trò của nhân tố chính
1
Thiếu tướng, PGS. TS. NGUYỄN VĨNH THẮNG, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn
quân sự, Bộ Quốc phòng, Quan điểm của C. Mác về chiến tranh, QPTD, 05/05/2018

4
trị - tinh thần và của quần chúng nhân dân trong chiến tranh. Xuất phát từ quan điểm:
phương thức sản xuất ra đời sống vật chất quyết định các quá trình chính trị và đời sống
xã hội, Ông đã chỉ ra bản chất chính trị - xã hội của chiến tranh và chứng minh một
cách khoa học rằng, trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã có thời kỳ không
có chiến tranh và chiến tranh chỉ mất đi khi mà những nguồn gốc và nguyên nhân sinh
ra nó là chế độ tư hữu và các giai cấp bóc lột bị thủ tiêu. Tư tưởng đó đã giáng một đòn
chí mạng vào các luận thuyết của giai cấp tư sản về tính vĩnh viễn của chiến tranh.

3. Một số quan điểm khác


Ba quan điểm chủ đạo về nguồn gốc chiến tranh dựa trên lý thuyết quan hệ quốc tế:
Quan điểm thứ nhất cho rằng hệ thống đơn cực có khả năng dẫn đến chiến tranh để
tranh giành quyền lực bá chủ. Những người theo quan điểm này cho rằng chiến tranh có
thể xảy ra khi một quốc gia nào đó gia tăng quyền lực và thách thức địa vị của quốc gia bá
quyền. Sự cạnh tranh giữa chúng sẽ tạo nên tình trạng căng thẳng và làm tăng nguy cơ
chiến tranh. Quốc gia mới nổi lên có thể gây chiến trước để thay đổi hệ thống một cực.
Ngược lại, quốc gia bá quyền cũng có thể tiến hành chiến tranh trước nhằm duy trì địa vị
bá chủ của mình. Ngoài ra, trong cơ cấu một cực, chiến tranh cũng có thể xảy ra khi cực
duy nhất sử dụng bạo lực để duy trì sự ổn định của hệ thống hay sự phản kháng bằng bạo
lực chiến tranh của các nước bị áp bức.
Quan điểm thứ hai cho rằng hệ thống lưỡng cực dễ dẫn đến chiến tranh hơn.
Những người theo quan điểm này cho rằng cơ cấu này chứa đựng sự phân liệt khá sâu sắc
trong QHQT và sự phân liệt này đem lại sự bất ổn cho toàn hệ thống. Ngoài ra, sự nguy
hiểm còn nằm ở mức độ mâu thuẫn sâu sắc hơn, sự tập trung sức mạnh lớn hơn, tham
vọng toàn cầu và mong muốn loại trừ đối thủ lớn hơn, sự đấu tranh giữa chúng cũng
thường xuyên hơn… Vì thế, chiến tranh không phải là không thể. Chiến tranh có thể được
ngăn chặn ở trung tâm nhưng lại diễn ra ở ngoại vi dưới hình thức “chiến tranh ủy nhiệm”
(proxy wars).
Quan điểm thứ ba cho rằng hệ thống đa cực có khả năng dẫn đến chiến tranh nhiều
hơn. Những người theo quan điểm này đã đưa ra một loạt lý do. Thứ nhất, tình trạng linh
hoạt của cán cân lực lượng với sự thay đổi liên minh liên tục dễ dẫn đến tình trạng bất ổn
định thường xuyên của hệ thống và chính điều đó kích thích chiến tranh xảy ra. Thứ hai,
hệ thống đa cực vốn kém trật tự hơn nên sự thiếu tính toán của một cực nào đó rất dễ lôi
kéo các quốc gia đi vào chiến tranh. Thứ ba, bởi quốc gia luôn có xu hướng mưu tìm
quyền lực lớn hơn cho mình nên sự tranh giành địa vị giữa các cực là khó tránh khỏi và
do đó chiến tranh cũng dễ xảy ra.

Tiểu kết:
“As Waltz notes in his critique, “a static human nature cannot explain the
differences in political outcomes. For example, one cannot explain both war and peace by
arguing that man is wicked” Clearly, there is another variable, without which human
nature cannot suffice as the primary cause of war.” 2

2
Matt Finucane, Is War Primarily the Product of ‘Human Nature’?, E- International Relations, Oct 31 2013

5
Chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có đối
kháng giai cấp và có áp bức bóc lột. Chiến tranh thực chất không phải bắt nguồn từ bản
năng sinh vật của con người, không phải là định mệnh và ta thấy rằng, chiến tranh cũng
không phải là hiện tượng tồn tại vĩnh viễn. Chúng ta nếu như muốn xóa bỏ chiến tranh thì
phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra chiến tranh.

B. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN TRANH VÀ NHÀ NƯỚC

4. Chiến tranh và sự hình thành nhà nước

Trong khi các nhà sử học và các nhà khoa học xã hội từ lâu đã ghi nhận mối liên hệ
giữa việc gây chiến và xây dựng nhà nước ở châu Âu, thì các nhà khoa học xã hội đã
mở rộng cái nhìn sâu sắc này bằng cách tuyên bố rằng mối quan hệ này có tính tổng
quát hơn. Charles Tilly tuyên bố trong một câu cách ngôn nổi tiếng rằng "chiến tranh
tạo ra nhà nước và nhà nước tạo ra chiến tranh."- có thể được gọi là lý thuyết hiếu chiến
về hình thành nhà nước. Trong trường phái chủ nghĩa hiếu chiến, mức độ chiến tranh
cao hơn sẽ tạo ra các quốc gia có năng lực cao hơn, tập trung hơn. Ngược lại, các quốc
gia như vậy dễ xảy ra chiến tranh. "Yêu cầu trung tâm của cách tiếp cận này (cách tiếp
cận theo chủ nghĩa hiếu chiến đối với việc xây dựng nhà nước) là chiến tranh là một tác
nhân kích thích lớn để tập trung quyền lực nhà nước và xây dựng năng lực thể chế.

Engels khẳng định, chiến tranh chỉ xuất hiện khi các điều kiện sản sinh ra nó đã
chín muồi, được hình thành với ý nghĩa là tiền đề tất yếu khách quan. Chiến tranh lần
đầu tiên xuất hiện trong chế độ chiếm hữu nô lệ, khi chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất đã hình thành, ở đó quan hệ giai cấp và nhà nước gắn chặt với nhau, cùng với nó
là quân đội hình thành, tạo nên bộ máy đàn áp giai cấp.3

Theo C. Mác, chiến tranh với tư cách là một hiện tượng chính trị - xã hội xuất hiện
khi mà lực lượng sản xuất phát triển đến mức có khả năng tạo ra sản phẩm thặng dư.
Cùng với sự phát triển của năng suất lao động, đã diễn ra sự phân công lao động xã hội.
Sản xuất phát triển, làm cho sức lao động của con người có khả năng sản xuất ra số
lượng sản phẩm nhiều hơn số lượng sản phẩm cần thiết cho sự duy trì sức lao động.
Khả năng chiếm đoạt thành quả lao động của người khác xuất hiện và cũng xuất hiện
sự bất bình đẳng về kinh tế, tạo ra khả năng người bóc lột người. Do kết quả của việc
phân chia xã hội thành giai cấp mà xuất hiện nhà nước, quân đội, cảnh sát, v.v. Cùng
với sự xuất hiện chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, giai cấp và nhà nước, đã
xuất hiện những cuộc chiến tranh nhằm chiếm đoạt lãnh thổ, tài sản và nô dịch các dân
tộc nhỏ yếu.
3
Thiếu tướng, PGS, TS, NGND NGUYỄN BÁ DƯƠNG, Lý luận Marxist về chiến tranh và quân đội -
cống hiến vĩ đại của Engels, Báo Quân đội nhân dân
https://www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/ly-luan-marxist-ve-chien-tranh-va-quan-doi-cong-hien-vi-dai-
cua-engels-678804

6
Từ đó, C. Mác cho rằng, chiến tranh là sự kế tục chính trị của một giai cấp, một
nhà nước nhất định bằng thủ đoạn bạo lực. Ông đã chỉ ra chiến tranh và chính trị có
liên quan mật thiết với nhau, cơ sở của mọi nền chính trị và mọi cuộc chiến tranh nằm
ngay trong bản thân tính chất của chế độ chính trị - xã hội, trong hệ thống các quan hệ
sản xuất và quan hệ kinh tế của con người. Đồng thời nhấn mạnh: chính trị bao giờ
cũng biểu thị những quyền lợi của một giai cấp nhất định, không có và không thể có
chính trị siêu giai cấp, do đó sẽ không có và không thể có các cuộc chiến tranh không
mang mục đích chính trị và giai cấp.

Theo quan điểm Clausewitz, “chiến tranh là sự tiếp tục chính trị bằng phương tiện
khác”. Về đại thể, để duy trì an ninh và sự tồn tại, quốc gia đều truy tìm quyền lực. Tuy
nhiên, sự thăng tiến quyền lực của quốc gia này dẫn đến sự lo sợ của quốc gia khác.
Theo thuyết Tập trung quyền lực của Mansfield thì mức chênh vừa phải về mặt quyền
lực dễ dẫn đến chiến tranh hơn là lệch lớn hoặc ngang bằng. Vì coi sự lớn mạnh đó là
mối đe dọa nên các quốc gia có xu hướng phát động chiến tranh trước để ngăn chặn.
Quốc gia cần sử dụng mọi phương tiện và cách thức, kể cả sử dụng bạo lực để đảm bảo
sự tồn tại.

C. Mác đã bác bỏ quan điểm của các nhà tư tưởng tư sản coi chiến tranh chỉ là sự
kế tục của chính trị đối ngoại; chứng minh giữa chính trị đối nội và chính trị đối ngoại
của một nhà nước có mối liên hệ hữu cơ không thể tách rời, đó chỉ là hai mặt của cùng
một đường lối chính trị. Chính trị đối nội biểu hiện bản chất giai cấp của nhà nước và
các quyền lợi của giai cấp thống trị. Vì vậy, tính chất của chính trị đối ngoại, thông
thường do chính trị đối nội quyết định. Chính trị đối nội của một nhà nước như thế nào
thì về cơ bản, chính trị đối ngoại của nó cũng sẽ như thế ấy. Ông khẳng định mối quan
hệ giữa chính trị với chiến lược trong thời gian chiến tranh. Chính trị đóng vai trò quyết
định trong khi vạch ra đường lối chiến lược, trong việc lựa chọn đòn tiến công chủ yếu
và trong việc bố trí lực lượng, củng cố hậu phương, củng cố trạng thái chính trị - tinh
thần của quân đội. Theo ông, vai trò của chính trị được biểu hiện ra không giống nhau
đối với các hình thái kinh tế - xã hội và đối với các giai cấp. Vì vậy, cần phải tìm
nguyên nhân chiến thắng hay thất bại của một cuộc chiến tranh cụ thể, xét cho cùng là
ở tình hình chính trị và kinh tế của đất nước.

Vladimir Ilyich Lenin khẳng định: Chính Engels và Marx đã đặt nền móng cho lý
luận Marxist về chiến tranh và quân đội; nhờ đó, đã chấm dứt sự lũng đoạn trong giải
thích sai lầm của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo về vai trò của Thượng đế, của Chúa trời
trong chiến tranh, sức mạnh của quân đội.

5. Liên hệ tới sự ra đời của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Từ sự phân tích tính chất chiến tranh của các thời đại khác nhau, C. Mác không
những đã biểu thị thái độ của mình đối với chiến tranh, mà còn đề ra sách lược của giai
cấp vô sản đối với chiến tranh. Ông xem xét bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng từ quan

7
điểm lợi ích của giai cấp tiến bộ và rất thiện cảm với phía tham chiến nào mà cuộc đấu
tranh của họ là tiến bộ; ủng hộ những cuộc chiến tranh nào mà thực tế đã góp phần giải
phóng xã hội khỏi ách áp bức, bóc lột, thúc đẩy sự phát triển của cuộc đấu tranh giải
phóng của giai cấp vô sản, thúc đẩy sự lớn mạnh của phong trào công nhân và xã hội -
dân chủ. Những cống hiến to lớn của C. Mác về lý luận chiến tranh là một bước ngoặt
mang tính cách mạng trong những quan điểm về chiến tranh, làm cơ sở lý luận giúp
giai cấp vô sản và nhân dân lao động, nhất là các đảng cộng sản trên toàn thế giới nói
chung, Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng vận dụng trong việc đề ra đường lối, chiến
lược và sách lược đúng đắn, tổ chức và lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi các cuộc
chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc trong những thập kỷ vừa qua.

Sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngày 2/9/1945, tại quảng
trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông
Nam Á. Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã khắc vào dòng chảy
lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, biểu tượng của khát vọng hòa bình, độc lập,
tự do. Đến nay Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta đã và đang vượt qua
rất nhiều thử thách, khó khăn, không ngừng phát triển và hoàn thiện vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tiểu kết:

C. Mác đã luận giải có cơ sở khoa học về sự phụ thuộc của các phương thức tiến
hành chiến tranh vào chế độ chính trị - xã hội, về vai trò của quần chúng nhân dân, đặc
biệt là vai trò của nhân tố chính trị - tinh thần, về vai trò của cá nhân, nhất là vai trò của
các tướng lĩnh trong chiến tranh.

Những quan điểm, tư tưởng, lý luận của C. Mác về chiến tranh đã được Ph. Ăng-
ghen (cây vĩ cầm bên cạnh C. Mác) nghiên cứu, bổ sung, phát triển, hoàn thiện trong
những công trình nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về những vấn đề quân sự và đã được
V.I. Lê-nin tiếp tục bổ sung, phát triển trong điều kiện lịch sử mới. Những quan điểm
Marxist về chiến tranh đã được các đảng cộng sản trên toàn thế giới vận dụng trong quá
trình tiến hành những cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng dân tộc và
chiến tranh bảo vệ tổ quốc, vì sự nghiệp giải phóng: xã hội, giai cấp và con người khỏi
áp bức, xâm lược, nô dịch. Những cống hiến đặc biệt xuất sắc của Engels là hoàn thiện
lý luận Marxist về chiến tranh, quân đội, đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị, nhất là
việc nhận thức và luận giải bản chất, tính chất các cuộc chiến tranh hiện đại. Nhờ
Engels, chủ nghĩa Marx hoàn bị hơn, sâu sắc hơn, trở thành công cụ nhận thức vĩ đại để
giai cấp vô sản nhận thức và cải tạo thế giới.

Đối với các cuộc chiến tranh chính nghĩa, khi quần chúng nhân dân đã hiểu rõ mục
đích đấu tranh thì Nhà nước đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Những cuộc chiến
tranh đó chứng minh một cách hùng hồn nguyên lý cơ bản là giai cấp tiến bộ, đang phát
8
triển, đang dẫn dắt quần chúng đứng lên làm cách mạng để lật đổ chế độ bóc lột là giai
cấp sẽ chiến thắng trong chiến tranh. Vai trò quyết định của quần chúng nhân dân biểu
hiện đặc biệt mạnh mẽ trong những cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc,
bảo vệ tổ quốc, trong những cuộc chiến tranh chính nghĩa chống lại bọn áp bức, bóc
lột. Đặc biệt, đề cao vai trò của nhân tố tinh thần trong mối quan hệ biện chứng với các
nhân tố khác trong sức mạnh chiến đấu của quân đội. Ông cho rằng, để đánh giá đúng
khả năng chiến đấu của quân đội, cần có quan niệm không chỉ nhìn vào việc trang bị và
chiến thuật của nó, mà còn ở trình độ kỷ luật, lòng kiên định trong chiến đấu, khả năng
và tinh thần sẵn sàng chịu đựng sự ác liệt của chiến tranh và đặc biệt là trạng thái tinh
thần của quân đội, nghĩa là những điều mà người ta có thể đòi hỏi ở quân đội mà không
sợ nó bị mất tinh thần.

Đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, nhận thức và vận dụng sáng tạo những chỉ
dẫn của Marx và Engels về chiến tranh và quân đội vào sự nghiệp kháng chiến, kiến
quốc và bảo vệ Tổ quốc là thành tựu to lớn, cần phát huy hơn nữa trong giai đoạn mới.

9
LỜI KẾT
Về tiểu luận, bài nghiên cứu đã trả lời cho câu hỏi chiến tranh có phải là hiệu ứng/
hệ quả của bản chất con người hay không, giải thích và phân tích một cách chi tiết về
nguyên nhân gây ra chiến tranh. Thứ hai, tiểu luận đã đánh giá mối quan hệ chặt chẽ, mật
thiết giữa chiến tranh và nhà nước.

Hiện nay và những năm sắp tới, tình hình thế giới, khu vực sẽ có rất nhiều biến
động phức tạp mới, khó dự lường, nhất là trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng
Công nghiệp lần thứ Tư; sự tác động của đặc điểm, tính chất, nội dung, hình thức, sắc thái
mới của đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trong điều kiện mới; cộng với âm mưu, thủ
đoạn chống phá mới của các thế lực thù địch,… chiến tranh đang và sẽ xảy ra sẽ có những
đặc điểm mới so với các cuộc chiến tranh trước đây. Song, những quan điểm, tư tưởng, lý
luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh vẫn tiếp tục là những cơ sở lý luận khoa
học, cách mạng cho giai cấp vô sản và quần chúng lao động trong cuộc đấu tranh để đi tới
thắng lợi cuối cùng - chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Việc nắm bắt và nghiên cứu
thấu đáo bối cảnh quốc tế, khu vực tác động đến Việt Nam là cần thiết nhằm đề ra những
sách lược sát, đúng, kịp thời, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc.

Lịch sử các học thuyết Chính trị là một bộ môn vô cùng thú vị, trang bị cho sinh
viên chúng em tư duy trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, làm nền tảng cho việc học
tập và nghiên cứu các môn khoa học khác. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng
viên bộ môn – Cô Phạm Thị Hoa đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích trong
suốt thời gian 10 tuần đồng hành cùng môn học. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu
viết báo cáo tiểu luận khó có thể tránh khỏi thiếu sót về mặt logic và dẫn chứng, kính
mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước:
1. Lưu Minh Văn, Giáo trình Lịch sử các học thuyết Chính trị (Dùng cho hệ đào tạo
Cử nhân Chính trị học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017.
2. Nguyễn Đăng Dung, Lê Thị Thanh Lai, Lịch sử các học thuyết Chính trị, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2020.
3. Lưu Kiêm Thanh, Phạm Hồng Thái, Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới,
Nxb Văn hóa – Thông tin, 2001.
4. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái, Lịch sử các học thuyết Chính trị - Pháp lý, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, 1997.
5. Lê Minh Quân, Lưu Minh Văn, Giáo trình Quyền lực Chính trị (Dùng cho hệ đào
tạo Cử nhân Chính trị học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017.
6. Nguyễn Văn Vĩnh, Lê Văn Đính, Giáo trình Chính trị học đại cương, Nxb Giáo
dục Việt Nam, 2012.
7. Nguyễn Đăng Dung, Chính trị học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2021.
8. Thạc sỹ Đinh Thùy Dung, “Chiến tranh là gì? Phân loại, bản chất và hậu quả chiến
tranh?”, Ngày đăng 26/01/2023
https://luatduonggia.vn/chien-tranh-la-gi-phan-loai-ban-chat-va-hau-qua-chien-
tranh/
9. Bộ Quốc phòng Việt Nam “Tư tưởng quân sự Mác - Lênin”, Ngày đăng
23/08/2012
http://mod.gov.vn/vn/noi-dung/sa-ttk/sa-ttdv-kienthucqp/sa-ttk-ktqp-ttqs/
22389493-598e-46ab-b181-7acc4806169b
10. Phạm Minh Chính: “Những biến động mới của tình hình thế giới, khu vực và
chính sách của Việt Nam”, in trong sách: Biến động của tình hình thế giới: Cơ hội,
thách thức và triển vọng, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018

11
Tài liệu nước ngoài:
1. Matt Finucane, Is War Primarily the Product of ‘Human Nature’?, E- International
Relations, Oct 31 2013
https://www.e-ir.info/2013/10/31/is-war-primarily-the-product-of-human-nature/
#:~:text=Human%20nature%2C%20while%20not%20always,to%20the
%20intentions%20of%20others.

2. Hendrik Spruyt, War and State Formation Amending the Bellicist Theory of State
Making from Part II – Challenges, Feb 16 2017

https://www.cambridge.org/core/books/abs/does-war-make-states/war-and-state-
formation/0688A7CD52EB1EB8C600818279277909

12

You might also like