You are on page 1of 14

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH
TRỊ

Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Hải Thiêm

Sinh viên thực hiện : Bùi Cao Huy

Khóa : 49

Mã số sinh viên : QHQT49B11224

Hà Nội, tháng 5 năm 2023

1
BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI: CHIẾN TRANH CÓ LÀ HỆ QUẢ CỦA BẢN CHẤT CON NGƯỜI KHÔNG? GIẢI
THÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN TRANH VÀ NHÀ NƯỚC

Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Hải Thiêm

Sinh viên thực hiện : Bùi Cao Huy

Khóa : 49

Mã số sinh viên : QHQT49B11224

Hà Nội, tháng 5 năm 2023

2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................4
NỘI DUNG.................................................................................................................................................4
A. Cơ sở lí luận.......................................................................................................................................4
I. Bản chất con người.........................................................................................................................4
II. Chiến tranh....................................................................................................................................5
III. Nhà nước......................................................................................................................................5
B. Giải quyết vấn đề...............................................................................................................................6
I. Chiến tranh có là hệ quả của bản chất con người hay không?....................................................6
II. Mối quan hệ giữa chiến tranh và nhà nước.................................................................................8
1. Lý giải và đánh giá......................................................................................................................8
2. Một số dẫn chứng về mối quan hệ giữa chiến tranh và nhà nước trong thực tế.....................10
a, Nhà nước và chiến tranh xâm lược.......................................................................................10
b, Nhà nước và chiến tranh chống xâm lược............................................................................11
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................13
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................................14

3
MỞ ĐẦU

Con người và chiến tranh - một mối quan hệ mật thiết, còn tồi tại nhiều
khoảng trống chưa thể lí giải. Nhìn lại lịch sử tiến hóa của loài người từ thuở bình
minh. Thời điểm ấy, chúng ta phải cạnh tranh khóc liệt với tự nhiên để sinh tồn, để
kiếm tìm cái ăn. Trước ranh giới sinh tử của sự lựa chọn, chúng ta đã nhanh hơn
các giống loài còn lại khi đã leo lên đỉnh của chuỗi thức ăn. Ở một góc nhìn khác,
quá trình này cũng là một cuộc chiến tranh trường kì của loài người chúng ta với tự
nhiên, hiểm nguy.
Trong cuộc trường chinh vạn dặm, cùng với sự phát triển đi lên, con người
trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh, một câu hỏi đặt ra là liệu rằng chiến
tranh có là hệ quả của bản chất con người hay không? Và mối quan hệ giữa chiến
tranh và nhà nước được hiểu và phân tích như thế nào? Bài tiểu luận dưới đây sẽ
trình bày những quan điểm, đánh giá của tôi trên cơ sở từ lí luận đến thực tiễn về
vấn đề này.

NỘI DUNG

A. Cơ sở lí luận
I. Bản chất con người
Trong quan niệm của triết học Marx, con người là một thực thể trong sự
thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội. “Bản chất con người không
phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực
của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” 1. Với quan niệm đó,
con người là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã
hội mới là bản chất đích thực của con người. Thông qua các hoạt động cụ thể trong
thực tiễn, con người làm biến đổi tự nhiên, xã hội, biến đổi chính bản thân mình và
đã làm nên lịch sử của xã hội loài người.
1  
C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4
Quan điểm của Hobbes tuyên bố rằng bản chất con người, về cơ bản, là một
tạo vật sa đoạ và không đáng tin cậy, họ luôn phải tự bảo vệ bản thân giữa các đồng
loại. Mỗi cá nhân luôn cảm phải đề phòng kẻ trộm đột nhập, xâm phạm đến lợi ích
của mình. “Con người không chỉ sa đoạ mà còn thích gây gổ và hiếu chiến đến độ,
ngoại trừ những khoảnh khắc nghỉ ngơi giữa các cuộc khẩu chiến, họ liên tục xung
đột, cạnh khoé và chống phá lẫn nhau”2.
II. Chiến tranh
Carl Ph.Clausewitz quan niệm: Chiến tranh là một hành vi bạo lực dùng để
buộc đối phương phải phục tùng ý trí của mình. Chiến tranh có sự huy động không
hạn độ, sức mạnh đến tột cùng của các bên tham chiến. Mặt khác, chiến tranh là
một hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử, đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ
chức giữa các giai cấp, nhà nước (hoặc liên minh giữa các nước) nhằm đạt mục
đích chính trị nhất định. Có thể thấy rằng, chiến tranh là kết quả của những quan hệ
giữa người với người trong xã hội. Rộng hơn là mối quan hệ giữa những tập đoàn
người có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Khác với các hiện tượng chính trị - xã hội
khác, chiến tranh được thể hiện dưới một hình thức đặc biệt, sử dụng một công cụ
đặc biệt đó là bạo lực vũ trang.
III. Nhà nước
Từ trước tới nay, đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm nhà
nước. Theo quan điểm của V. I. Lenin, nhà nước là một phạm trù lịch sử chỉ xuất
hiện khi xã hội có sự phân chia, đấu tranh giai cấp. Nhà nước là sự mô phỏng trên
thực tế của quyền lực chính trị, ở đó xuất hiện sự cưỡng chế và thực hiện chức năng
quản lý đặc biệt để duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích mang lại lợi ích hay
bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị. Bên cạnh đó, nhà nước là sự phản ánh bản chất
giai cấp. F. Engels nhận định “Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy trấn áp của
một giai cấp này đối với giai cấp khác, điều đó trong chế độ cộng hòa dân chủ cũng
hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ vậy”3.
2
 http://www.reds.vn/index.php/tri-thuc/triet-hoc/3872-thomas-hobbes.
3
C. Mác - Ph. Ăng-ghen (1970), Tuyển tập, tập 1, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, tr. 584.

5
B. Giải quyết vấn đề
I. Chiến tranh có là hệ quả của bản chất con người hay không?
Nhà duy vật người Anh T. Hobbes cho rằng “cảm giác” là tiền đề cho quá
trình con người nhận biết những điều tiếp theo, là cơ sở để hình thành lòng đam
mê, khao khát hay ham muốn. “Những thèm muốn bình thường ở con người phát
sinh một cách bẩm sinh”4. Do đó dần hình thành trong con người bản tính ích kỉ -
nguyên nhân chính dẫn đến những hành vi xấu, bất thiện. Ông khẳng định mỗi
người đều ích kỉ vì quyền lợi của riêng mình, họ có thể xâm phạm hay thậm chí chà
đạp lên lợi ích hay danh dự của người khác. Bên cạnh đó, tính ích kỉ còn là cội
nguồn phát sinh sự đa dạng của quan hệ xã hội - những thứ thường dựa trên một
nền tảng là lợi ích. Có lẽ vì chính những lập luận trên mà Hobbes đưa ra kết luận sự
ích kỉ của con người đã dẫn đến một hành vi phi nhân tính trong lịch sử loài ngoài,
đó chính là chiến tranh.
Mặt khác, K. Marx luận giải “chiến tranh với tư cách là một hiện tượng
chính trị - xã hội xuất hiện khi mà lực lượng sản xuất phát triển đến mức có khả
năng tạo ra sản phẩm thặng dư”5. Sự tăng lên về năng suất lao động tạo ra sự dư
thừa về của cải vật chất, nguyên tắc bình đẳng bị phá vỡ, xảy ra sự chiếm đoạt
thành quả lao động dẫn đến sự bóc lột giữa người với người. Qua đó đi đến khẳng
định: Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là
nguồn gốc sâu xa, suy đến cùng đã dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh.
Đồng thời, sự tồn tại của giai cấp với những mâu thuẫn đối kháng dẫn đến sự xuất
hiện và tồn tại của chiến tranh.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình,
của chế độ tư hữu và của nhà nước - F. Engels chỉ rõ khi chưa có tư hữu và giai cấp
thì xung đột đối kháng xảy ra chưa được gọi là chiến tranh, mặc dù đã có xung đột
vũ trang. Sau này, với sự kế thừa và phát triển tư tưởng, V. Lenin cho rằng còn chủ
nghĩa đế quốc thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh.
4
Hobbes: Leviathan, Sđd, tr.302.
5
C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6
Như vậy, theo cách lập luận này, chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm
hữu tư nhân, có đối kháng giai cấp và áp bức bóc lột. Xét cho cùng, ta thấy sự gặp
gỡ với Hobbes. Khi lợi ích con người đặt lên trên, sự tham lam và ích kỉ có một bộ
phận (thống trị) đối lập với những người bị chèn ép, vùi dập bởi lợi ích (bị trị) thì
sẽ nổ ra chiến tranh. Đó là bản chất của con người, “theo bản tính tự nhiên của
mình, con người có những khát vọng, đau khổ, giận hờn, và những đam mê mang
tính bản năng khác”6. Con người vì lợi ích, vì vinh quang, vì sự yêu bản thân chứ
không phải vì xã hội hay vì người khác. Chính vì thế, những mâu thuẫn dần hình
thành trong mỗi cá nhân và tất yếu là chiến tranh nổ ra.
Chiến tranh vốn là hệ quả tất yếu của bản chất con người, vì họ đều cố gắng
bảo vệ lấy mình, lấy lợi ích của mình mà có chiến tranh. Trong thực tế, khi chúng
ta bước vào thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn cao nhất là chủ
nghĩa đế quốc, gắn liền với các cuộc xâm lược thuộc địa trên toàn thế giới. Sang
thế kỉ XX, một thế kỉ đẫm máu với hai cuộc Chiến tranh thế giới cùng nhiều cuộc
chiến tranh khu vực, cục bộ tàn khốc. Chiến tranh lạnh nổ ra cũng đặt thế giới luôn
trong tình trạng căng thẳng. Với thế kỉ hiện tại của chúng ta - thế kỉ XXI, xu thế
hòa bình, đối thoại, hợp tác cùng phát triển chiếm lĩnh, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề
nhức nhối từ chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai; hay mới đây nhất là xung đột
Nga - Ucraina,... Qua đó có thể thấy rằng chiến tranh là do từ mâu thuẫn ý thức
giữa các tư tưởng khác nhau. Nguyên nhân của những mâu thuẫn này xuất phát từ
tham vọng của con người. Khi chúng đối chọi nhau đến mức độ bão hòa thì chiến
tranh xảy ra.
Từ những phân tích trên, ta đi đến kết luận rằng: chính con người đã nảy sinh
ra chiến tranh, chiến tranh tạo ra từ những thuộc tính vốn có của mỗi chúng ta. Tuy
nhiên, dần theo sự phát triển của loài người, chiến tranh không chỉ đơn thuần, mà
còn chứa đựng nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động, nhưng con người vẫn là chủ thể
gây ra.

6
Hobbes: Tuyển tập, Sđd, tập 1, tr.292.

7
II. Mối quan hệ giữa chiến tranh và nhà nước
1. Lý giải và đánh giá
Trên cơ sở lí luận bên trên, ta có thể thấy nhà nước nảy sinh từ xã hội và là
sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người. Nhà nước không ra đời ngay từ khi xã
hội loài người mới xuất hiện mà chỉ ra đời khi xã hội đã phát triển đến một giai
đoạn nhất định. Đó là giai đoạn có sự phân chia con người thành giai cấp, thành
những lực lượng xã hội có khả năng kinh tế và địa vị xã hội khác biệt nhau, mâu
thuẫn và đấu tranh với nhau; đồng thời có sự tích tụ của cải vật chất và tập trung
quyền lực vào tay một số người. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế
độ cộng sản nguyên thuỷ, là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hoà được. Có thể cho rằng, khi có tiền đề về kinh tế sẽ nảy sinh sự
ra đời của nhà nước. Trong quá trình ấy, cũng đồng thời nảy sinh những bất đồng
về lợi ích giữa những nhóm người hay những tập đoàn người và chiến tranh xuất
hiện. Thực tế, thời kì này xảy ra một số cuộc chiến tranh tranh giành địa bàn, nguồn
thức ăn,... giữa các bộ lạc hay nhà nước sơ khai. Tuy đơn giản nhưng cũng dần định
hình mối liên hệ giữa chiến tranh, nhà nước và lợi ích.
Thứ nhất, chiến tranh luôn gắn liền với nhà nước. Chiến tranh là sự kế tục
chính trị của một giai cấp, một nhà nước nhất định bằng thủ đoạn bạo lực - Theo
Marx. Chiến tranh, chính trị và nhà nước có liên quan với nhau. Chiến tranh sẽ luôn
tồn tại bên trong nội tại của chế độ chính trị - xã hội, của hệ thống nhà nước, được
biểu hiện qua quan hệ kinh tế, quân sự,... Bởi vì chính trị là lăng kính khắc họa
quyền lợi của giai cấp, do đó chiến tranh mang trong mình những lợi ích, mục đích
chính trị mà giai cấp đó mong muốn.
Thứ hai, chiến tranh là công cụ để nhà nước hiện thực hóa những chính sách,
chủ trương lúc cần thiết. Như lí giải bên trên, chiến tranh xảy ra do những mâu
thuẫn đối kháng của con người về lợi ích, quyền lực hay tham vọng. Tầng lớp tinh
hoa (giai cấp thống trị) sẽ phát động chiến tranh khi họ bị đe dọa, xâm chiếm quyền
lợi mà điều ấy được thông qua nhà nước. Chức năng của nhà nước, một mặt, bảo

8
đảm chống lại được sự phản kháng của giai cấp đối lập lợi ích, một mặt, chống lại
sự phá hoại của các thế lực thù địch mang bản chất phản động bên trong và cả bên
ngoài để bảo vệ những thành quả, chính sách đạt được; trấn áp sự phản kháng của
giai cấp bị trị để bảo vệ sự tồn tại vững chắc lợi ích về mọi mặt của giai cấp thống
trị. Thông qua việc hoạch định những chiến lược, chiến tranh sẽ nổ ra nếu có sự
vượt quá giới hạn cho phép. Mục đích, quy mô, tính chất, sự huy động lực lượng
của chiến tranh sẽ phụ thuộc vào việc bối cảnh, nội lực bên trong của nhà nước.
Những toan tính của mỗi nhà nước hay quốc gia có một tác động sâu sắc đến việc
họ thực hiện những hành động cụ thể. Trong thực tiễn, những thập niên đầu của thế
kỉ XX, các nước Đức, Italia và Nhật Bản, sau thất bại tại Thế chiến thứ nhất (1914-
1918) cùng với tác động của cuộc Đại suy thoái trong kinh tế (1929-1933), họ đã
đề ra những mục tiêu mới, trong đó trọng tâm là phát xít hóa bộ máy. Dưới tác
động của nhiều yếu tố, từ nỗ lực phục thù đến đưa đất nước thoát khỏi khủng
hoảng, chủ nghĩa dân tộc cực đoạn dâng cao. Các nước này đã phát động Chiến
tranh thế giới thứ hai (1939-1945), một cuộc chiến ác liệt nhất, đẫm máu nhất lịch
sử nhân loại. Chẳng phải vì bản tính, tham vọng của con người mà dẫn tới việc giới
cầm quyền, nhà nước phát động chiến tranh hay sao?
Mặt khác, đặt lại vấn đề, chiến tranh có thể làm thay đổi đường lối, chính
sách, thậm chí có thể thay đổi các thành phần lực lượng lãnh đạo chính trị các bên
tham chiến, hay thay đổi về chất tình hình xã hội. Chiến tranh cũng có thể đẩy
nhanh sự chín muồi của cách mạng hoặc làm mất đi tình thế cách mạng. Không chỉ
thế chiến tranh còn phản ánh sức sống của toàn bộ chế độ chính trị xã hội của các
quốc gia tham gia chiến tranh. Chiến tranh nhìn chung là tiêu cực khi tạo xu hướng
bạo lực cho thế hệ đời sau, để lại hội chứng tâm lý và hậu quả rất nặng nề đối với
các bên tham chiến, làm phát triển mâu thuẫn vốn có trong xã hội,... Cũng tồn tại
việc sau chiến tranh sẽ dẫn đấn sự ra đời của nhà nước; sự phân chia, hợp nhất
thành các quốc gia nhà nước do chiến tranh (điển hình là bán đảo Triều Tiên) cũng
cho ta một cái nhìn đa diện hơn về mối liên hệ nhà nước - chiến tranh.

9
Cuối cùng, ta đi đến một kết luận, giữa chiến tranh và nhà nước có mỗi liên
hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Đặt trong hệ quy chiếu: bản chất con
người - nhà nước - chiến tranh, ta nhận ra rằng xuất phát điểm là con người, khi
xuất hiện xung đột về quyền lợi sẽ nảy sinh đấu tranh dẫn đến sự ra đời của nhà
nước và cũng chính con người thông qua nhà nước để hiện thực hóa chiến tranh. Ba
thực thể, một mối tác động hữu cơ lẫn nhau góp phần tạo nên tính đa dạng, liên
hoàn.
2. Một số dẫn chứng về mối quan hệ giữa chiến tranh và nhà nước trong thực tế
a, Nhà nước và chiến tranh xâm lược
Chiến tranh xâm lược là một cuộc chiến tranh của lực lượng bên ngoài (một
nước hay liên minh các nhà nước) tấn công vào nước khác để đạt được mục đích về
chính trị, quân sự hay kinh tế,... Những cuộc chiến tranh xâm lược thường được
đánh giá là chiến tranh phi nghĩa. Nhà nước trong việc phát động chiến tranh xâm
lược nước khác thực chất là sự phản ánh tham vọng, sự chiếm lĩnh của giai cấp cầm
quyền. Có lẽ vì thế, bên cạnh một bộ phận ủng hộ thì ở chính quốc gia đó cũng xuất
hiện những phong trào phản chiến, những cuộc đấu tranh đối nghịch với mong
muốn và lợi ích của tầng lớp thống trị.
Sau Thế chiến thứ hai, nước Mĩ đề ra Chiến lược toàn cầu với tham vọng
làm bá chủ thế giới, dập tắt phong trào giải phóng dân tộc thế giới cùng xóa bỏ làn
sóng Chủ nghĩa xã hội đang lan rộng. Để thực hiện mục tiêu trên, giới cầm quyền
Mĩ xúc tiến việc chạy đua vũ trang, phát động nhiều cuộc chiến tranh cục bộ trên
toàn thế giới để thực hiện âm mưu của mình. Trong quan hệ quốc tế hiện đại, khi
lợi ích quốc gia - dân tộc trở nên tối thượng, việc nhà nước phát động chiến tranh
xâm lược là điều tương ứng với bản chất chế độ chính trị, mong muốn của giới cầm
quyền. Vai trò của nhà nước ở đây vừa xây dựng tiềm lực kinh tế, vừa gia tăng sức
mạnh quân sự để có thực lực thực hiện âm mưu của mình.

10
b, Nhà nước và chiến tranh chống xâm lược
Chiến tranh chống xâm lược hay còn được gọi là chiến tranh bảo vệ Tổ quốc,
là cuộc chiến tranh chống lại âm mưu xâm lược, chia rẽ của các lực lượng phản
cách mạng. Theo quan điểm của C. Marx, chiến tranh chính nghĩa xuất phát từ mục
đích tiến bộ; góp phần giải phóng giai cấp và xã hội.
Cuộc chiến tranh vệ quốc thường gắn liền với vai trò của nhà nước và quần
chúng nhân dân, gắn với những người chỉ huy hay hoạch định đường lối. Sức mạnh
tổng hợp từ quần chúng nhân dân biểu hiện mạnh mẽ trong cuộc chiến tranh cách
mạng, bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước đại diện cho lợi ích
chung dân tộc. Nhà nước đóng vai trò to lớn, là nơi thể hiện sự trí toàn dân tộc, là
sự phát động và đứng lên đánh bại lực lượng xâm lược. Tuy không phải cuộc chiến
tranh chống xâm lược nào cũng giành được thắng lợi, nhưng trong dạng thức này,
mối quan hệ giữa nhà nước và việc chống lại chiến tranh được đề cao.
Điển hình là 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975) của nhân dân Việt
Nam trước âm mưu của chủ nghĩa đế quốc. Chúng ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt
của Đảng đã đập tan gươm đao kẻ thù, giành được thắng lợi “lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu”, tạo nên “một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có
tính thời đại sâu sắc”7. Điều ấy càng làm rõ mối liên hệ giữa nhà nước - chiến tranh
và con người trong việc nhà nước đề ra, thực hiện những dạng thức của chiến tranh
- cái xuất phát từ bản chất con người. Tuy vẫn còn tính độc lập tương đối nhất định
nhưng về cơ bản đó là một hệ tọa độ của những mối quan hệ mật thiết.

KẾT LUẬN

7
Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IV, NXB Sự thật, H., 1977, tr.5-6.

11
Bài tiểu luận đã tổng kết những đánh giá, nhận xét và quan điểm về bản chất
con người trong chiến tranh cùng mối quan hệ giữa chiến tranh - nhà nước. Một lần
nữa có thể khẳng định lại rằng chiến tranh là từ bản chất con người và con người
luôn tồn tại trong mối quan hệ giữa chiến tranh và nhà nước. Trong bối cảnh hiện
nay, khi ba “trục” ấy vẫn tác động mọi mặt đời sống chúng ta. Những xung đột
đang tiếp diễn với nhiều chiều hướng mới. Chính vì thế, việc hiểu rõ những vấn đề
này là điều cấp thiết trong bức tranh hội nhập quốc tế sâu rộng cùng công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước thêm giàu mạnh, văn minh.

- 3570 từ -

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. C. Mác - Ph. Ăng-ghen (1970), Tuyển tập, tập 1, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội,
tr. 584.

12
2. C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Sự thật.
5. Hobbes, Leviathan, Sđd.
6. Hobbes, Tuyển tập, Sđd, tập 1.
7. Michael Howard Daedalus, War and the Nation-State, Vol. 108, No. 4, The State
(Fall, 1979), pp. 101-110.
9. Nguyễn Đăng Dung, Chính trị học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2021.
10. Nguyễn Hàng Tình, Chiến tranh: thuộc tính của loài người?, Tạp chí điện tử
Người đô thị, 30/04/2022.
11. Nguyễn Văn Vĩnh, Lê Văn Đính, Giáo trình Chính trị học đại cương, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2012.
12. Thiếu tướng, PGS. TS. Nguyễn Vĩnh Thắng, Quan điểm C. Mác về chiến tranh,
Tạp trí Quốc phòng toàn dân, 05/05/2018.
13. https://luatminhkhue.vn/nha-nuoc-la-gi---khai-niem-nha-nuoc-duoc-hieu-nhu-
the-nao--.aspx
14. https://luatduonggia.vn/chien-tranh-la-gi-phan-loai-ban-chat-va-hau-qua-chien-
tranh/

13
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện được bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn đến Khoa
Chính trị quốc tế và Ngoại giao cùng thầy - T.S Bùi Hải Thiêm đã tận tình truyền
tải kiến thức, góp ý, định hướng việc làm bài. Tuy nhiên, do vẫn còn nhiều hạn chế
nên bài tiểu luận vẫn tồn tại những thiếu sót. Vì vậy, em luôn sẵn sàng đón nhận
những góp ý, nhận xét để bài tiểu luận thêm hoàn thiện hơn!

14

You might also like