You are on page 1of 89

i

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
ii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ..............................................................................v
MỞ ĐẦU...................................................................................................................xi
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI......................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI.......................................................................1
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..................................................2
1.3. GIỚI HẠN ĐỀ ĐÀI.............................................................................................2
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................3
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn...................................................................3
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu......................................................................3
1.5. TỔNG QUAN CHUNG VỀ XE TOYOTA VIOS 2010.....................................4
Chương 2: HỆ THỐNG TÍN HIỆU VÀ ÂM THANH TRÊN XE TOYOTA VIOS
2010.............................................................................................................................6
2.1. HỆ THỐNG TÍN HIỆU TRÊN Ô TÔ.................................................................6
2.1.1. Tổng quan chung về hệ thống...........................................................................6
2.1.2. Hệ thống đèn xi nhan và cảnh báo....................................................................7
2.1.3. Hệ thống đèn phanh..........................................................................................8
2.1.4. Hệ thống đèn kích thước...................................................................................9
2.1.5. Hệ thống còi......................................................................................................9
2.2. HỆ THỐNG ÂM THANH TRÊN Ô TÔ...........................................................11
2.2.1. Tổng quan chung.............................................................................................11
2.2.2. Cấu tạo của hệ thống.......................................................................................12
2.3. HỆ THỐNG TÍN HIỆU TRÊN XE TOYOTA VIOS 2010..............................19
2.3.1. Hệ thống đèn xi nhan và cảnh báo..................................................................19
2.3.2. Hệ thống đèn hậu............................................................................................21
2.3.3. Hệ thống đèn phanh........................................................................................22
ii

2.3.4. Hệ thống đèn lùi..............................................................................................22


2.3.4. Hệ thống còi....................................................................................................23
2.4. HỆ THỐNG ÂM THANH TRÊN XE TOYOTA VIOS 2010..........................24
2.4.1. Tổng quan chung về hệ thống.........................................................................24
2.4.2. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống.........................................................................27
Chương 3: SỬA CHỮA HỆ THỐNG TÍN HIỆU VÀ ÂM THANH TRÊN XE
TOYOTA VIOS 2010...............................................................................................29
3.1. MỘT SỐ KIẾN THỨC CHUNG VỀ MẠCH ĐIỆN (TOYOTA).....................29
3.1.1. Cách đọc sơ đồ mạch điện..............................................................................29
3.1.2. Một số phương pháp kiểm tra mạch điện cơ bản (Toyota).............................32
3.2. SỬA CHỮA HỆ THỐNG TÍN HIỆU...............................................................36
3.2.1. Các triệu chứng hư hỏng và khu vực nghi ngờ của hệ thống tín hiệu............36
3.2.2. Kiểm tra, chẩn đoán các chi tiết của hệ thống................................................38
3.2.3. Tháo/lắp các chi tiết........................................................................................49
3.3. SỬA CHỮA HỆ THỐNG ÂM THANH...........................................................57
3.3.1. Các triệu chứng, hư hỏng và khu vực nghi ngờ của hệ thống âm thanh.........57
3.3.2. Kiểm tra, chẩn đoán các chi tiết của hệ thống................................................57
3.3.3. Tháo/lắp các chi tiết........................................................................................61
KẾT LUẬN...............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................71
PHỤ LỤC....................................................................................................................I
iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AC Dòng điện xoay chiều

AMP Bộ khuếch đại

ANT Ăng ten

AUTO Tự động

B+ Điện áp của ắc quy

BAT Ắc quy

CD Đĩa CD

DVD Đĩa DVD

GND Nối mát

R/B Hộp rơle

RLY Rơ le

SEN Cảm biến

W/H Dây điện


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1: Các thông số cơ bản của xe Toyota Vios 2010..........................................5

Bảng 3.1: Các biểu tượng trong sơ đồ mạch điện của xe Toyota VIOS 2010 30
Bảng 3.2: Các triệu chứng và khu vực nghi ngờ của hệ thống tín hiệu....................36
Bảng 3.3: Quy trình tháo cụm đèn hậu.....................................................................50
Bảng 3.4: Quy trình tháo rời cụm đèn hậu................................................................51
Bảng 3.5: Quy trình tháo cụm đèn soi biển số..........................................................52
Bảng 3.6: Quy trình tháo cụm đèn phanh lắp cao.....................................................53
Bảng 3.7: Quy trình tháo cụm đèn xi nhan (gắn trên hệ thống gương điện)............54
Bảng 3.8: Quy trình tháo công tắc cảnh báo.............................................................55
Bảng 3.9: Các triệu chứng và khu vực nghi ngờ của hệ thống âm thanh.................57
Bảng 3.10: Quy trình tháo bộ thu sóng radio............................................................61
Bảng 3.11: Quy trình tháo cụm loa trên cửa trước...................................................63
Bảng 3.12: Quy trình tháo cụm loa ở phía sau lưng ghế sau (kiểu ghế cố định)......65
Bảng 3.13: Quy trình tháo bộ khuyếch đại ăng ten (kiểu ghế cố định)....................68
v

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Hình 1.1: Toyota VIOS 2010......................................................................................4

Hình 2.1: Sơ đồ tổng thể hệ thống tín hiệu trên ô tô 6


Hình 2.2: Công tắc đèn báo rẽ....................................................................................7
Hình 2.3: Vị trí công tắc đèn cảnh báo.......................................................................7
Hình 2.4: Hoạt động của bộ nháy cơ-điện khi công tắc đèn báo rẽ bật.....................8
Hình 2.5: Cấu tạo đèn phanh.......................................................................................8
Hình 2.6: Cấu tạo đèn kích thước...............................................................................9
Hình 2.7: Cấu tạo còi điện........................................................................................10
Hình 2.8: Rơ le còi....................................................................................................10
Hình 2.9: Các bộ phận trong hệ thống âm thanh......................................................11
Hình 2.10: Cấu tạo chung của hệ thống âm thanh....................................................12
Hình 2.11: Mô tả băng sóng AM và FM...................................................................13
Hình 2.12: Các loại sóng tín hiệu..............................................................................14
Hình 2.13: Bộ khuyếch đại.......................................................................................14
Hình 2.14: Bộ khuyếch đại công suất.......................................................................15
Hình 2.15: Phân loại và cấu tạo chung của loa.........................................................16
Hình 2.16: Cấu tạo đầu CD.......................................................................................17
Hình 2.17: Hoạt động của đầu đọc quang học..........................................................17
Hình 2.18: Vị trí Servo kiểm tra đầu đọc quang học................................................18
Hình 2.19: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn xi nhan trên xe Toyota VIOS 2010.............19
Hình 2.20: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn cảnh báo trên xe Toyota VIOS 2010...........20
Hình 2.21: Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển đèn hậu xe Toyota VIOS 2010.........21
Hình 2.22: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn phanh xe Toyota VIOS 2010.......................22
Hình 2.23: Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển đèn lùi xe Toyota VIOS 2010..........22
Hình 2.24: Sơ đồ mạch điều khiển còi trên xe Toyota VIOS 2010..........................23
Hình 2.25: Vị trí lắp đặt các bộ phận của hệ thống âm thanh...................................24
vi

Hình 2.26: Cấu tạo đầu CD trên xe Toyota VIOS 2010...........................................24


Hình 2.27: Công tắc điều khiển hệ thống âm thanh trên vô lăng..............................26
Hình 2.28: Sơ đồ khối của hệ thống âm thanh trên xe Toyota VIOS 2010..............27
Hình 2.29: Rải băng tần radio trên xe Toyota VIOS 2010.......................................28
Hình 2.30: Vùng phủ sóng của hệ thống...................................................................28

Hình 3.1: Các ký hiệu trong mạch điện xe Toyota Vios 2010 30
Hình 3.2: Ví dụ về mạch điện bị hở trên xe..............................................................32
Hình 3.3: Đo điện trở tại cực 1 và 2 của giắc SA và B.............................................33
Hình 3.4: Đo điện trở giữa các cực...........................................................................33
Hình 3.5: Kiểm tra điện áp tại cực 1 của các giắc....................................................34
Hình 3.6: Ví dụ về mạch bị ngắn mạch trên xe........................................................34
Hình 3.7: Đo điện trở giắc nối A và C với mát thân xe............................................35
Hình 3.8: Ngắt giắc nối B rồi đo điện trở.................................................................35
Hình 3.9: Vị trí cầu chì TAIL trên ECU chính thân xe.............................................38
Hình 3.10: Giắc cấm công tắc chế độ đèn pha..........................................................39
Hình 3.11: Chân giắc cụm đèn hậu...........................................................................39
Hình 3.12: Giắc nối từ cụm đèn hậu tới ECU chính thân xe....................................39
Hình 3.13: Giắc nối đèn soi biển số..........................................................................40
Hình 3.14: Giắc nối ECU chính thân xe...................................................................40
Hình 3.15: Vị trí cầu chì GAUGE trong ECU chính thân xe...................................41
Hình 3.16: Giắc nối của công tắc vị trí.....................................................................42
Hình 3.17:Giắc cắm công tắc đèn lùi........................................................................42
Hình 3.18: Vị trí cầu chì STOP trên ECU chính thân xe..........................................43
Hình 3.19: Giắc nối đèn phanh và cụm đèn hậu.......................................................44
Hình 3.20: Công tắc đèn phanh.................................................................................44
Hình 3.21: Vị trí cầu chì HAZ..................................................................................45
Hình 3.22: Giắc nối đèn xi nhan trước......................................................................46
vii

Hình 3.23: Giắc nối đèn xi nhan bên........................................................................46


Hình 3.24: Giắc nối cụm đèn hậu (bao gồm đèn xi nhan phía sau)..........................47
Hình 3.25: Giắc nối công tắc cảnh báo.....................................................................48
Hình 3.26: Giắc nối ECU chính thân xe...................................................................48
Hình 3.27: ECU chính thân xe..................................................................................49
Hình 3.28: Kiểm tra điện trở của loa........................................................................58
Hình 3.29: Cách đo giá trị điện trở cáp xoắn............................................................58
Hình 3.30: Giắc nối bộ thu sóng radio......................................................................59
Hình 3.31: Kiểm tra thông mạch của dây ăng ten.....................................................60
Hình 3.32: Giắc nối từ bộ khuyếch đại ăng ten đến bộ thu sóng radio.....................60
xi

MỞ ĐẦU
Ôtô hiện nay có một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế
quốc dân, nó được dùng để vận chuyển hành khách, hàng hoá và nhiều công việc
khác… Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xu thế giao lưu, hội nhập quốc tế
trong lĩnh vực sản xuất và đời sống, giao thông vận tải đã và đang là một ngành
kinh tế kỹ thuật cần được ưu tiên của mỗi quốc gia.
Trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của nhiều ngành khoa học, công nghiệp và công nghệ thiết kế và sản xuất ôtô
cũng được phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển vũ bão của ngành công nghệ
thông tin. Với sự phát triển này, con người có thể cải tiến các thông số của ôtô để
đạt được các tính năng mong muốn.Tuy nhiên cho dù các hệ thống của xe có được
cải tiến như thế nào đi nữa thì vấn đề tương đối cần thiết là phải tạo cảm giác an
toàn và thoải mái cho người lái xe.
Trong xe có nhiều thiết bị tạo sự tiện nghi cho người lái xe như: hệ thống điều
hòa không khí, hệ thống khóa và cửa sổ điện trên ôtô và “Hệ thống tín hiệu và âm
thanh” có vai trò rất quan trọng, nó mang lại những sự thoải mái, an toàn, thuận
tiện cho người lái và hành khách. Trong thời gian học tập tại trường chúng em được
trang bị những kiến thức về chuyên ngành và để đánh giá quá trình học tập và rèn
luyện, em được khoa giao cho nhiệm vụ hoàn thành đồ án với nội dung:“ Nghiên
cứu hệ thống tín hiệu và âm thanh trên xe Toyota VIOS 2010” Với kinh nghiệm và
kiến thức còn ít nhưng với sự chỉ bảo tận tình của thầy Nguyễn Ngọc Tú chúng em
đã hoàn thành đồ án với thời gian quy định.
Trong quá trình làm đồ án, dù bản thân đã hết sức cố gắng, cộng với sự giúp
đỡ nhiệt tình của các thầy cô và bạn bè xong do khả năng, tài liệu và thời gian còn
hạn chế nên khó có thể tránh khỏi sai xót. Vì vậy em rất mong sự chỉ bảo của thầy
cô để đồ án của em được hoàn thiện.
Em xin trân trọng cảm ơn !

Hưng Yên, ngày....tháng….năm 2021


Sinh viên thực hiện
1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI
Trong những năm gần đây với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ
thuật của nhân loại đã bước lên một tầm cao mới, rất nhiều thành tựu khoa học kỹ
thuật, các phát minh sáng chế mang đậm bản chất hiện đại và có tính chất ứng dụng
cao. Viêc tiếp nhận, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới được nhà
nước quan tâm nhằm cải tạo, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp
mới, với mục đích đưa đất nước ta từ một nước công nghiệp kém phát triển thành
một nước công nghiệp phát triển. Trong các ngành công nghiệp mới đang được nhà
nước chú trọng, đầu tư phát triển thì công nghiệp ô tô là một trong số những tiềm
năng đang được quan tâm. Nhu cầu về sự phát triển của các loại ô tô ngày càng cao,
các yêu cầu kỹ thuật ngày càng đa dạng.
Ngày nay ô tô được sử dụng rộng rãi như một phương tiện đi lại thông dụng
nên các trang thiết bị, các bộ phận trên ô tô ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn
nhằm đảm bảo độ tin cậy, an toàn và tiện dụng cho người sử dụng. Hệ thống nâng
hạ kính và khóa cửa trên xe, nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho người lái ô tô
nhất là vào ban đêm và bảo đảm an toàn giao thông. Đồng thời nó cũng là một phần
không thể thiếu trong kết cấu của ô tô. Ngày nay hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
trên ô tô rất đa dạng về chủng loại phong phú về cấu tạo, nó phụ thuộc nhiều vào sự
tiến bộ khoa học kỹ thuật của từng loại ô tô. Yêu cầu vận hành, sửa chữa bảo trì lắp
đặt động cơ đời mới đòi hỏi phải hiểu biết sâu sắc về cấu tạo.Các đặc tính kỹ thuật,
nguyên lý vận hành có kỹ năng thành thạo trong tất cả quy trình.
Để đáp ứng được yêu cầu đó người công nhân phải được đào tạo một cách có
khoa học, có hệ thống đáp ứng được nhu cầu xã hội hiện nay. Do đó, nhiệm vụ của
các trường kỹ thuật là phải đào tạo cho học sinh, sinh viên có trình độ tay nghề cần
thiết để đáp ứng nhu cầu công nghiệp ô tô hiện nay. Điều đó đòi hỏi người kỹ thuật
phải có trình độ hiểu biết học hỏi sáng tạo để bắt kịp khoa học tiên tiến hiện đại,
nắm bắt được những thay đổi về đặc tính kỹ thuật của từng loại xe dòng xe, đời
xe…có thể chuẩn đoán hư hỏng và đưa ra phương án sửa chữa tối ưu.Vì vậy người
kỹ thuật viên trước đó phải được đào tạo với một phương trình đào tạo tiên tiến,
hiện đại cung cấp đầy đủ kiến thức lý thuyết cũng như thực hành.
2

Trên thực tế trong các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật của nước ta hiện nay
thì trang thiết bị cho học sinh, sinh viên thực hành còn thiếu thốn rất nhiều.Các kiến
thức mới có tính khoa học kỹ thuật cao còn chưa được khai thác đưa vào thực tế
giảng dạy, các bài tập hướng dẫn thực hành, thực tập còn thiếu thốn. Vì vậy mà
người kỹ sư, kỹ thuật viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình nâng cao tay nghề,
trình độ hiểu biết, tiếp xúc với những kiến thức, thiết bị tiên tiến hiện đại trong thực
tế còn nhiều hạn chế.
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:

- Hệ thống tín hiệu trên xe Toyota VIOS 2010

- Hệ thống âm thanh trên xe Toyota VIOS 2010

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu kết cấu, mô tả nguyên lý làm việc của cơ cấu,hệ thống tín hiệu và âm
thanh trên ô tô, nắm đượccấu tao, mối tương quan lắp ghép của các chi tiết, cụm
chi tiết.

- Phân tích được những hư hỏng, những nguyên nhân, tác hại, sửa chữa các chi
tiết hệ thống tín hiệu và âm thanh trên ô tô theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Thực hiện tháo lắp đúng quy trình và kiểm tra sửa chữa các chi tiết của hệ thống
tín hiệu và âm thanh trên xe ô tô.
1.3. GIỚI HẠN ĐỀ ĐÀI

- Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống tín hiệu và âm thanh trên ô tô.

- Tìm hiểu cấu tạo, cách tháo lắp hệ thống tín hiệu và âm thanh trên xe Toyota
VIOS 2010.

- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của hệ thống tín hiệu và âm thanh trên xe Toyota
VIOS 2010.

- Cách kiểm tra sửa chữa hệ thống tín hiệu và âm thanh trên xe Toyota VIOS
2010.

- Nghiên cứu, thiết kế mô hình hệ thống tín hiệu và âm thanh của xe Toyota VIOS
2010.
3

1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1.4.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a) Khái niệm
Là phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng trong thực tiễn làm bộc lộ
bản chất và các quy luật vận động của đối tượng.
b) Các bước thực hiện
Bước 1: Quan sát, tìm hiểu các thông số kết cấu của “ Hệ thống tín hiệu và âm
thanh trên xe ô tô ”.
Bước 2: Lập trình phương án kiểm tra chuẩn đoán hư hỏng.
Bước 3: Từ kết quả kiểm tra, lập trình phương án bảo dưỡng, sửa chữa, khắc
phục hư hỏng.
Bước 4: Xây dựng hệ thống bài tập thực hành bảo dưỡng,sửa chữa hệ thống
tín hiệu và âm thanh trên xe .
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
a) Khái niệm
Là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu
các văn bản, tài liệu đã có sẵn bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa
học cần thiết.
b) Các bước thực hiện
Bước 1: Thu thập, tìm tòi các tài liệu về hệ thống nâng hạ kính và khóa cửa
trên xe.
Bước 2: Sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống chặt chẽ theo từng
bước, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cơ sở và bản chất nhất định.
Bước 3: Đọc, nghiên cứu và phân tích các tài liệu nói về “Hệ thống nâng hạ
kính và khóa cửa trên xe o tô ”, phân tích kết cấu, nguyên lý làm việc một cách
khoa học.
Bước 4: Tổng hợp kết quả đã phân tích được, hệ thống hóa các kiến thức liên
quan tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc.
4

1.5. TỔNG QUAN CHUNG VỀ XE TOYOTA VIOS 2010

Hình 1.1: Toyota VIOS 2010


Toyota Vios 2010 vẫn sử dụng động cơ cũ ( tháng 8/2003) I4 ký hiệu 1NZ-FE
1.5L DOHC tích hợp công nghê điều khiển van điều biến thiên VVY-i. Công suất
cực đại của động cơ là 107 mã lực, mô men xoắn tối đa 144 Nm.
Truyền lực chính và ci sai: Đây là loại xe du lịch động cơ và hộp số đặt ngang,
cầu trước chủ động nên cặp bánh răng truyền lực chính và vi sai cũng được bố trí
luôn trong cụm hộp số. Xe Toyota Vios 2010 sử dụng truyền lực chính một cấp,
bánh răng trụ răng nghiêng.
Hệ thống lái trên xe Toyota Vios là hệ thống lái cơ khí với tay lái trợ lực thuỷ
lực, giúp tay lái nhẹ hơn khi chạy xe ở tốc độ thấp và trở lại mức bình thường khi xe
chạy ở tốc độ cao.
Xe Vios 2010 có kích thước lớn hơn xe đời cũ. Trang bị an toàn và tiện nghi
có nhiều cải tiến, thay đổi lớn nhất là lưới tản nhiệt có cấu trúc hình chữ V, cụm đèn
hậu nhô ra ngoài, đèn xi nhan tích hợp trên gương (gương có thể gập lại khi không
sử dụng), hệ thống ấm thanh gồm có radio cassette và dàn loa...
5

Bảng 1.1: Các thông số cơ bản của xe Toyota Vios 2010

Các thông số cơ bản của xe Giá trị

D x R x C (mm) 4425 x 1730×1475

Chiều dài cơ sở (mm) 2550

Chiều rộng cơ sở (Trước/ sau) (mm) 1485/1460

Khoảng sáng gầm xe (mm) 133

Bán kính vòng quay tối thiểu (m) 5,1

Trọng lượng không tải (kg) 1110

Trọng lượng toàn tải (kg) 1550

Loại động cơ DOHC, Dual VVT-i


Dung tích công tác (cc) 1496
Công suất cực đại (HP) 107/6000
Mô men xoắn cực đại (Nm) 140/4200
Dung tích bình nhiên liệu (L) 42
Đèn xi nhan và cảnh báo Có

Cụm đèn hậu LED, Halogen

Đèn phanh LED

Còi và chuông nhạc Có

Hệ thống âm thanh Loại thường

Nút bấm điều khiển tích hợp Điều chỉnh âm thanh

Số loa 6

Đầu đĩa CD 1 đĩa

Cổng kết nối AUX/GPS/ Apple Carplay Có

Cổng kết nối USB Có

Kết nối Bluetooth Có

Radio AM/FM Có
6

Chương 2: HỆ THỐNG TÍN HIỆU VÀ ÂM THANH


TRÊN XE TOYOTA VIOS 2010
2.1. HỆ THỐNG TÍN HIỆU TRÊN Ô TÔ
2.1.1. Tổng quan chung về hệ thống

Hình 2.1: Sơ đồ tổng thể hệ thống tín hiệu trên ô tô


a) Công dụng

- Báo hiệu sự có mặt của xe đang hoạt động hoặc dừng đỗ trên đường: Kích
thước, khuôn khổ, biển số,… của các loại phương tiện tham gia giao thông trên
đường biết.

- Thông báo hướng chuyển động của xe khi đến các điểm giao nhau.

b) Phân loại
Hệ thống tín hiệu được phân làm hai loại: Tín hiệu phát quang và tín hiệu âm
thanh

- Tín hiệu phát quang gồm các loại đèn tín hiệu: báo rẽ và nguy hiểm, kích thước
xe, soi biển số, đèn xin vượt, lùi xe,...
7

- Tín hiệu âm thanh: Các loại còi và các loại âm thanh khi xin đường và phanh

2.1.2. Hệ thống đèn xi nhan và cảnh báo


2.1.2.1. Chức năng
Có tác dụng thông báo cho người đi đường và các loại phương tiện tham gia
giao thông đang cùng hoạt động trên đường biết có xe xin rẽ hoặc quay đầu
2.1.2.2. Cấu tạo
a) Công tắc đèn báo rẽ
Được bố trí trong công tắc tổ hợp
nằm dưới tay lái, gạt công tắc này sang
phải hoặc sang trái sẽ làm cho đèn báo rẽ
nháy bên phải hoặc trái.
Hình 2.2: Công tắc đèn báo rẽ
b) Công tắc đèn cảnh báo
Khi bật công tắc đèn cảnh báo nó sẽ làm
cho tất cả các đèn báo rẽ đều nháy.

Hình 2.3: Vị trí công tắc đèn cảnh báo


c) Bộ tạo nháy
Bộ tạo nháy làm cho các đèn nháy theo một tần số định trước. Bộ tạo nháy
dùng cho cả đèn báo rẽ và đèn báo nguy hiểm. Bộ tạo nháy có nhiều dạng: cơ-điện,
cơ-bán dẫn hoặc bán dẫn hoàn toàn.
Nguyên lý hoạt động:

Khi công tắc xi nhan bật sang phải hoặc sang trái, dòng điện từ  ắc quy đến
tiếp điểm, qua cuộn L1 đến công tắc báo rẽ sau đó đến các đèn báo rẽ. Khi dòng
điện chạy qua cuộn L1, ngay thời điểm đó trên cuộn L1 sinh ra một từ trường làm
tiếp điểm mở.
8

Hình 2.4: Hoạt động của bộ nháy cơ-điện khi công tắc đèn báo rẽ bật
Khi tiếp điểm mở, tụ điện bắt đầu phóng điện vào cuộn L2 và cuộn L1, đến
khi tụ phóng hết điện, từ trường sinh ra trên hai cuộn giữ tiếp điểm mở. Dòng điện
phóng ra từ tụ điện và dòng điện từ accu (chạy qua điện trở) đến các bóng đèn báo
rẽ, nhưng do dòng điện quá nhỏ nên đèn không sáng.
Khi phóng hết điện, tiếp điểm lại đóng cho phép dòng điện tiếp tục chạy từ
accu qua tiếp điểm đến cuộn L1 rồi đến các đèn báo rẽ làm chúng sáng. Cùng lúc đó
dòng điện chạy qua cuộn L2 để nạp cho tụ. Do hướng dòng điện qua L1 và L2
ngược nhau, từ trường sinh ra trên hai cuộn khử lẫn nhau và giữ cho tiếp điểm đóng
đến khi tụ nạp đầy. Vì vậy, đèn vẫn sáng. Khi tụ được nạp đầy, dòng điện ngưng
chạy trong cuộn L2 và từ trường sinh ra trong L1 lại làm tiếp điểm tiếp tục mở, đèn
tắt.
Chu trình trên lặp lại liên tục làm các đèn báo rẽ nháy ở một tần số nhất định.
2.1.3. Hệ thống đèn phanh
2.1.3.1. Công dụng
Báo hiệu cho các phương tiện đang cùng hoạt động trên đường biết xe đi phía
trước đang phanh.
2.1.3.2. Cấu tạo đèn phanh
9

Hình 2.5: Cấu tạo đèn phanh


Bao gồm:

- Thân (3): làm bằng chất dẻo đen có loa hình parabol.

- Kính khuyếch tán (1): làm bằng chất dẻo có màu đỏ. Phần trên và giữa của kính
có bộ bộ hoàn ánh sáng (9).

- Kính khuyếch tán bắt chặt vào các đèn bằng sáu vít (8) qua tấm đẹm cao su (2).

- Bóng đèn phanh có công suất lớn (Bóng A24-21) có thể phát sáng cả khi xe
chạy ban ngày.
2.1.4. Hệ thống đèn kích thước
2.1.4.1. Công dụng, yêu cầu
Đèn kích thước được lắp sau xe, trước xe, bên hông xe, trên nắp cabin để chỉ
báo chiều rộng, chiều dài và chiều cao xe
Các đèn kích thước thường dùng kính khuếch tán màu đỏ đối với đèn phía sau,
màu trắng hoặc vàng đối với đèn phía trước. Công suất mỗi bóng thường là 10W.
2.1.4.2. Cấu tạo đèn kích thước
Cấu tạo
1. Kính khuếch tán
2. Vành giữ
3. Vòng đệm
4. Vỏ đèn
5. Bóng đèn
6. Đui đèn
Hình 2.6: Cấu tạo đèn kích thước
2.1.5. Hệ thống còi
Báo cho người đi đường và tài xế các xe khác sự có mặt của xe đang chạy
nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
a) Còi điện
10

Hình 2.7: Cấu tạo còi điện


1. Loa còi 8. Lõi thép từ 15. Cần tiếp điểm động
2,5. Khung thép 9. Cuộn dây 16. Tụ điện
3. Màng thép 10,12. Ốc hãm 17. Trụ đứng của tiếp điểm
4. Vỏ còi 11. Ốc điều chỉnh 18. Đầu bắt dây còi
6. Trụ đứng 13. Trụ điều khiển 19. Núm còi
7 Tấm thép lò xo 14. Cần tiếp điểm chính 20. Điện trở phụ
Nguyên lý hoạt động:

Khi bật công tắc máy và nhấn còi:  Ắc qui => cuộn dây => tiếp điểm KK’
=> công tắc còi => mass, cuộn dây từ hoá lõi thép, hút lõi thép kéo theo trục điều
khiển màng rung làm tiếp điểm KK’ mở ra => dòng qua cuộn dây mất => màng
rung đẩy lõi thép lên => KK’ đóng lại. Do đó, lại có dòng qua cuộn dây. Sự đóng
mở của tiếp điểm làm trục màng rung dao động với tần số 250 – 400 Hz => màng
rung tắc động vào không khí, phát ra tiếng kêu.
b) Rơle còi
Trường hợp mắc nhiều còi thì dòng điện
qua công tắc còi rất lớn (10- 25A ) nên dễ làm
hỏng công tắc còi. Do đó rơle còi được sử dụng
dùng để giảm dòng điện qua công tắc( khoảng
0,1A khi sử dụng rơle còi).
11

Nguyên lý hoạt động:

Khi nhấn nút còi: Ắc qui => nút còi => cuộn dây mass, từ hoá lõi thép hút
tiếp điểm đóng lại: Accu => cầu chì => khung từ => lõi thép => tiếp điểm => còi
=> mass,còi phát tiếng kêu.
2.2. HỆ THỐNG ÂM THANH TRÊN Ô TÔ
2.2.1. Tổng quan chung

Hình 2.9: Các bộ phận trong hệ thống âm thanh


a) Chức năng của hệ thống
Nhiệm vụ của hệ thống âm thanh là một thiết bị để tạo ra môi trường làm việc
thoải mái cho người lái xe. Các bản nhạc từ đĩa CD hoặc chương trình phát thanh
âm nhạc từ hệ thống âm thanh sẽ làm cho người lái được thoải mái. Người lái cũng
cần được cung cấp các thông tin hữu ích về tình trạng và hệ thống giao thồn cũng
như thông tin về thời sự. Ở hệ thống âm thanh của ô tô người ta trang bị chủ yếu là
chức năng thu sóng radio và chạy băng cát xét tuy nhiên do tính ưu việt của công
nghệ kỹ thuật số ở các đời xe gần đây người ta trang bị đầu đĩa CD để có thể dùng
các tín hiệu kỹ thuật số.
b) Yêu cầu của hệ thống
12

Radio cát xét trên ô tô ngoài các yêu cầu cần có của một máy thông thường
còn phải đáp ứng một số yêu cầu khác như:

- Kích thước phải nhỏ gọn để tiện bố trí và lắp đặt trên xe.

- Nơi lắp đặt phải tiện cho người lái xe sử dụng vì là người thao tác chính nhưng
cũng có thể là do người ngồi phía trước điều khiển và không ảnh hưởng tới việc
lái xe. Thường máy đặt ở giữa phía dưới táp lô.

- Việc điều khiển và điều chỉnh radio cát xét trên xe phải tin cậy và đơn giản đến
mức tối đa để tránh cho người lái xe bị tốn phí nhiều thời gian cho việc điều
khiển làm giảm sự chú ú khi đang lái xe.

- Phải có độ nhạy cao lọc nhiễu tốt vì xe có vỏ sắt kín và trên xe có nhiều nguồn
nhiễu.

- Chịu được các chấn động cơ học.

- Chịu được các biến động của khí hậu nhiệt độ do xe luôn di động đến các nơi
khác nhau.

- Âm thanh tốt, phù hợp với ca bin xe và việc đặt hướng loa phải phù hợp đảm
bảo được âm giảm sự không đồng đều về tần số âm trên toàn xe.
2.2.2. Cấu tạo của hệ thống

Hình 2.10: Cấu tạo chung của hệ thống âm thanh


13

Cấu tạo của hệ thống âm thanh khác nhau tuỳ theo loại xe và cấp nội thất.
Trong một số trường hợp, khách hàng lựa chọn các bộ phận của của hệ thống âm
thanh ở nơi bán hàng, nhìn chung có các bộ phận sau:
2.2.3.1 Radio
a) Khái quát
Máy thu radio lựa chọn chương trình mong muốn từ rất nhiều đài phát. Trong
dải sóng phát thanh radio có băng FM và AM. Máy thu sẽ nhận các sóng này và
phân biệt giữa băng AM và FM máy thu radio có thể nhận cả các sóng thuộc băng
AM và FM có hai núm dò sóng cho các băng AM và FM. Việc lựa chọn các băng
này được thực hiện bằng một núm điều khiển. Vì ô tô di chuyển qua rất nhiều vị trí
như thành phố, thị trấn, nông thôn và miền núi nên độ mạnh của sóng radio mà máy
thu nhận được qua ăng ten cũng thay đổi rất lơn. Do đó hệ thống radio trên xe phải
có độ nhạy cao để có thể nhận được tín hiệu radio ở những nơi che khuất bởi các toà
nhà hoặc các ngọn núi. Việc giảm tiếng ồn không cần thiết được tín hiệu bởi các
mạch AGC-ATC-ASC.
b) Băng sóng AM và FM

Hình 2.11: Mô tả băng sóng AM và FM


Việc phát các sóng ở băng AM và FM khác nhau ở phương pháp điều biến
( phương pháp trộn giữa tín hiệu âm thanh và sóng mạng). AM là chữ viết tắt của
điều biến theo biên độ tức là thay đổi biên độ của sóng mang theo tín hiệu âm thanh.
14

FM là chữ viết tắt của điều biến theo tần số tức là biến đổi tần số sóng mang theo tín
hiệu âm thanh. Ta thấy có một sự khác nhau sau đây khi so sánh sóng phát thanh
AM và FM qua hình 2.12.

Hình 2.12: Các loại sóng tín hiệu


2.2.4.1 Bộ khuyếch đại
a) Khái quát
Tín hiệu âm thanh từ băng cát xét, hoặc máy thu radio là rất yếu, do đó chúng
ta không thể nghe được trực tiếp từ loa. Bộ khuyếch đại là thiết bị dùng để khuyếch
đại âm thanh từ máy quay băng hoặc từ máy thu radio sau đó chuyển tới loa.

Hình 2.13: Bộ khuyếch đại


15

b) Cấu tạo của bộ khuyếch đại

- Bộ khuyếch đại điều khiển

Bộ khuyếch đại điều khiển được dùng để điều khiển khuyếch đại công suất.
Nó được đặt trước khuyếch đại công suất. Nó chuyển mạch tín hiệu đầu vào giữa
radio và máy quay băng và điều khiển âm lượng, cần bằng âm thanh, tông giọng...
Nhìn chung việc điều khiển tông giọng gồm có hai loại là giọng trầm và giọng cao.
Trong trường hợp này độ mạnh của giọng trầm và giọng cao có thể điều khiển độc
lập.

- Bộ khuyếch đại công suất

Bộ khuyếch đại công suất khuyếch đại tín hiệu từ bộ khuyếch đại điều khiển
với một hệ số ổn định và phát thanh ở loa. Do đó khi tín hiệu từ bộ khuyếch đại điều
khiển yếu, thì âm thanh ở loa cũng yếu, khi tín hiệu từ bộ khuyếch đại điều khiển
khoẻ, thì âm thanh ở loa cũng to.

Hình 2.14: Bộ khuyếch đại công suất


16

2.2.5.1 Loa
a) Khái quát
Loa chuyển tín hiệu được khuyếch đại ở bộ khuyếch đại thành âm thanh. Hệ
thống loa. Hệ thống loa gồm có loa ở dải tần số thấp (âm trầm), loa ở dải tần số
trung, loa ở dải tần số cao và loa ở toàn bộ dải tần (Loa toàn tần).

Hình 2.15: Phân loại và cấu tạo chung của loa


Nguyên lý làm việc của loa:
Lực từ trường tạo ra bởi nam châm được truyền tới đĩa thép và cực trung tâm
và được truyền dẫn qua khoảng trống hình trụ giữa các cực. Mặt khác có một cuộn
dây chuyển động lên xuống tự do trong khoảng trống này. Cuộn dây chuyển động
này được nối với màng loa. Khi tín hiệu (dòng điện) được khuyếch đại bởi cuộn dây
chuyển động đi qua thì cuộn dây động chuyển động lên xuống theo dòng điện và tạo
ra âm thanh.
2.2.6.1 Đầu CD
a) Khái quát
Đầu đĩa CD có thể là một dạng máy chuyển đổi D/A để chuyển các tín hiệu
âm nhạc và giọng nói được ghi ở dạng kỹ thuật số trên đĩa CD thành tín hiệu analog
nguyên bản.
Vì tín hiệu số không suy biến trong quá trình điều chế tín hiệu, việc lặp lại quá
trình ghi sẽ làm cho hệ số S/N bị xấu đi như tín hiệu analog và do đó không làm
giảm dải làm việc hiệu quả.
17

Đầu CD đọc tín hiệu điện theo cường độ của ánh sáng phản chiếu bằng cách
phát ra một tia laze trên các lỗ của tín hiệu số được ghi trên đĩa CD.

Hình 2.16: Cấu tạo đầu CD


b) Đầu đọc quang học
Đầu đọc quang học là một chi tiết nó sẽ phát chính xác một tia laze vào các
hốc (lỗ) trên đĩa CD và nhận ánh sáng phản xạ. Khi tia laze đập vào vị trí không có
hốc gần như 100% tia sáng bị phản xạ và quay trở về đi-ốt quang. Tuy nhiên, khi tia
laze đập vào hốc do nhiễu nên chỉ khoảng 30% tia sáng quang trở về đi-ốt quang.
Cường độ của ánh sáng nhận được bởi đi-ốt quang và dòng điện tạo ra được sử
dụng như là những tín hiêu âm thanh.

Hình 2.17: Hoạt động của đầu đọc quang học


18

c) Servo kiểm tra đầu đọc quang học


Servo kiểm tra đầu đọc quang học được sử dụng để kiểm tra đầu đọc quang
học trên các rãnh của đĩa CD theo chiều quay của đĩa và luôn giữ cho các thấu kính
hội tụ ở trong phạm vi hiệu chỉnh của servo kiểm tra. Nó cũng có chức năng để dịch
chuyển một cách nhanh chóng đầu đọc quang học tới đường rãnh cần tìm khi tìm
kiếm.

Hình 2.18: Vị trí Servo kiểm tra đầu đọc quang học
19

2.3. HỆ THỐNG TÍN HIỆU TRÊN XE TOYOTA VIOS 2010


2.3.1. Hệ thống đèn xi nhan và cảnh báo

Hình 2.19: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn xi nhan trên xe Toyota VIOS 2010
20

Nguyên lý hoạt động:


Khi bật khoá điện, dòng điện từ khoá điện đến cuộn dây rơ le IG1 đến mass,
làm cho rơle IG1 đóng. Dòng điện đi từ ắc quy đến chân IG cụm nháy đèn xi nhan.

- Nếu công tắc xi nhan bật ở vị trí RH chân ER của cụm tạo nháy đèn xi nhan
được tiếp mass, lúc này cụm nháy đèn xi nhan cấp nguồn đến chân RL đến các
đèn báo rẽ bên phải làm các đèn báo rẽ bên phải chớp sáng.

- Nếu công tắc xi nhan bật ở vị trí LH thì chân EL của cụm nháy đèn xi nhan được
tiếp mass, lúc này cụm nháy đèn xi nhan cấp nguồn đến chân LL đến các đèn
báo rẽ bên trái làm các đèn báo rẽ bên trái chớp sáng.

Hình 2.20: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn cảnh báo trên xe Toyota VIOS 2010
Nguyên lý hoạt động:
Khi đóng công tắc tín hiệu đèn cảnh báo đồng thời chân EHW của cụm nháy
đèn xi nhan được tiếp mass, lúc này cụm nháy đèn xi nhan cung cấp điện đồng loạt
21

qua chân LR và LL đến các cụm đèn xi nhan bên trái và bên phải, làm cho tất cả
đèn xi nhan chớp sáng.
2.3.2. Hệ thống đèn hậu

Hình 2.21: Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển đèn hậu xe Toyota VIOS 2010
Nguyên lý làm việc:
Khi công tắc điều khiển đèn bật ở chế độ Tail, dòng điện đi từ ắc quy => chân
1 và 4 của ECU chính thân xe => chân B1 => chân T1 vào ECU chính thân xe =>
cụm đèn hậu bên phải, bên trái, đèn cạnh phía trước bên trái, bên phải và cụm đèn
22

soi biển số bên trái, bên phải => mass => Đèn hậu bên phải, bên trái và đèn soi biển
số sáng.
2.3.3. Hệ thống đèn phanh

Hình 2.22: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn phanh xe Toyota VIOS 2010


Nguyên lý làm việc:
Khi công tắc đèn phanh đóng, dòng điện đi từ ắc quy qua cầu chì tiếp tục qua
công tắc đèn phanh đến đèn phanh bên trái, bên phải và cụm đèn phanh lắp trên cao
đén mát. Đèn phanh sáng.
2.3.4. Hệ thống đèn lùi

Hình 2.23: Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển đèn lùi xe Toyota VIOS 2010
23

Nguyên lý làm việc:


Khi công tắc đèn lùi đóng, dòng điện đi từ rơle IG1 qua cầu chì đến cụm đèn
lùi bên trái và bên phải, lúc này đèn lùi sáng.
Khi công tắc vị trí đõ xe/trung gian ở chế độ R thì dòng điện đi từ rơle IG1 qua
cầu chì => RB => RL => đến cụm đèn lùi bên trái và bên phải => đèn lùi sáng
2.3.4. Hệ thống còi

Hình 2.24: Sơ đồ mạch điều khiển còi trên xe Toyota VIOS 2010
Nguyên lý hoạt động:
Khi công tắc còi đóng thì dòng điện đi từ (+) ắc quy qua cầu chì qua cuộn dây
của rơle còi đồng thời cuộn dây rơle còi hút tiếp điểm còi đóng lại, dòng điện từ (+)
ắc quy qua tiếp điểm rơle qua còi đến mass làm cho còi kêu.
24

2.4. HỆ THỐNG ÂM THANH TRÊN XE TOYOTA VIOS 2010


2.4.1. Tổng quan chung về hệ thống

Hình 2.25: Vị trí lắp đặt các bộ phận của hệ thống âm thanh
trên xe Toyota VIOS 2010
2.4.1.1. Đầu CD

Hình 2.26: Cấu tạo đầu CD trên xe Toyota VIOS 2010


25

1: Nút đẩy đĩa ra 7: Chuyển tiếp nhanh hoặc tua


lại
2: Nút nguồn 8: Phát ngẫu nhiên
3: Nút âm lượng 9: Phát lại
4: Thay đổi chế độ phát 10: Chọn 1 mục (chỉ tệp MP3)
5: Chọn một bản nhạc từ danh sách 11: Hiển thị danh sách phát
6: Chọn một mục mong muốn trên màn hình 12: Hiển thị tin nhắn văn bản
Các định dạng đĩa và tệp tương thích:

- Định dạng đĩa: CD-ROM chế độ 1 và chế độ 2, CD-ROM XA chế độ 2

- Định dạng tệp: ISO9660 cấp 1, cấp 2

Các mục liên quan đến tiêu chuẩn và giới hạn:

- Hệ thống phân cấp thư mục tối đa: 8 cấp

- Độ dài tối đa của tên thư mực/ tên tệp: 32 ký tự

- Số lượng thư mục tối đa: 192 mục (bao gồm cả thư mục gốc)

- Số lượng tệp trên mỗi đĩa tối đa: 255 tệp

Tên tệp:
Tên tệp duy nhất có thể được nhận dạng là MP3/WMA và những tệp với phần
mở rộng .mp3 hoặc .wma
Thẻ ID3 và WMA:
Thẻ ID3 có thể được thêm và tệp MP3, giúp người lái có thể ghi lại tiêu đề bản
nhạc, tên nghệ sĩ,...
Thẻ WMA có thể được thêm vào tệp WMA, giúp người lái có thể ghi lại tiêu
đề bài hát và tên nghệ sĩ tương tự thẻ ID3.
MP3 và WMA:
Khi một đĩa chứa các tệp MP3 hoặc WMA được đưa vào đầu CD, tất cả các
tệp trong đĩa sẽ được kiểm tra. Khi quá trình kiểm tra tệp hoàn tất, tệp MP3 hoặc
WMA đầu tiên sẽ được phát.
26

Nếu đĩa chứa hỗn hợp dữ liệu nhạc và dữ liệu khác không phải nhạc có định
dạng MP3 hoặc WMA thì chỉ dữ liệu âm nhạc mới có thể được phát.
Tiện ích mở rộng:
Nếu những tệp mở rộng có đuôi .mp3 và .wma được sử dụng cho các tệp
không phải là MP3 và WMA, chúng sẽ bị nhận dạng nhầm nhưng vẫn sẽ được phát
như bình thường. Điều này có thể dẫn đến việc loa bị nhiễu lớn và dễ bị hỏng.
Một số lưu ý khi sử dụng đầu CD:
Để phát tệp MP3 với chất lượng âm thanh ổn định, ta nên sử dụng tốc độ bit
cố định 128kbps và tần số lấy mẫu là 44,1 kHz.
Một số loại đĩa CD-R hoặc CD-RW không thể phát lại trong một số trường
hợp hoặc tuỳ theo đặc tính của đĩa.
Khi các tệp không phải là tệp MP3 hoặc WMA được ghi trên đĩa CD, đầu CD
sẽ mất nhiều thời gian hơn để kiểm tra và nhận dạng đĩa và trong một số trường
hợp, việc phát lại sẽ bị trục trặc.
2.4.1.2. Công tắc điều khiển hệ thống âm thanh trên vô lăng
Một số tính năng âm thanh có thể được điều khiển bằng cách sử dụng công tắc
điều khiển trên vô lăng lái.

Hình 2.27: Công tắc điều khiển hệ thống âm thanh trên vô lăng
1: Điều chỉnh âm lượng (+ ; - )
2: Nút điều khiển lên xuống (  ; )
3: Nút bật nguồn/lựa chọn nguồn phát (MODE)
Bật nguồn:
27

Nhấn “MODE” trên vô lăng khi hệ thống âm thanh đang tắt


Lựa chọn nguồn phát cho đầu CD:
Nhấn “MODE” khi hệ thống âm thanh đang mở. Nguồn phát của hệ thống sẽ
được thay đổi mỗi lần ta nhấn nút. Nếu như nguồn phát không sử dụng được, nó sẽ
bị bỏ qua.
Thứ tự nguồn phát: AM => FM1 => FM2 => đĩa CD => iPod hoặc USB =>
Bluetooth => AUX
Điều chỉnh âm lượng:
Nhấn “+” để tăng âm lượng và “-“ để giảm âm lượng
Tắt âm lượng:
Nhấn giữ nút “MODE” để tắt âm, để huỷ chế độ ta nhấn giữ nút lần nữa.
Lựa chọn một tệp mong muốn:

- Nhấn nút “MODE” sau đó chọn nguồn phát có chứa tệp mong muốn

- Nhấn “” hoặc “” để chọn tệp hoặc bài hát mong muốn.

2.4.2. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống


Sơ đồ nguyên lý
28

Hình 2.28: Sơ đồ khối của hệ thống âm thanh trên xe Toyota VIOS 2010
a) Băng tần radio
Sóng radio của hệ thống âm thanh trên xe Toyota VIOS 2010 dùng các băng
tần radio được chỉ ra trong bảng dưới đây.

Hình 2.29: Rải băng tần radio trên xe Toyota VIOS 2010
b) Vùng phủ sóng
Phạm vi phủ sóng của các sóng AM và FM là khác nhau rất lớn. Thỉnh thoảng
đài phát AM có thể thu sóng rất rõ nhưng sóng FM Stereo thì không thể thu được.
29

FM âm thanh nổi có khu vực dịch vụ nhỏ nhất và thiên về thu kiểu sóng tĩnh và các
kiểm nhiễu khác như ồn nhiễu.

Hình 2.30: Vùng phủ sóng của hệ thống

Chương 3: SỬA CHỮA HỆ THỐNG TÍN HIỆU


VÀ ÂM THANH TRÊN XE TOYOTA VIOS 2010
3.1. MỘT SỐ KIẾN THỨC CHUNG VỀ MẠCH ĐIỆN (TOYOTA)
3.1.1. Cách đọc sơ đồ mạch điện
a) Các ký hiệu và quy tắc trong mạch điện:

* Màu dây.

R: Red – đỏ O: Orange - Da cam Y: Yelow - Vàng


G: Green – Xanh lá L: Blue - Xanh nước biển V: Violet – Tím
W: White – Trắng Gr: Grey – Xám B: Black – Đen
Br: Brown – Nâu P: Pink – Hồng
* Chú ý: Màu anh da trời và màu xanh nước biển đều ký hiệu là “L”.

* Quy tắc trộn màu dây.


30

Do số lượng màu cơ bản không đủ nên để phong phú cho màu dây, người ta kẻ
thêm sọc màu và sọc màu được ký hiệu là “/” đọc theo quy tắc màu chính đặt trước
dấu “/”, màu sọc đặt sau đấu “/”.

VD: R/Br: Màu dây cơ bản là Đỏ có sọc màu Nâu, đọc là Đỏ sọc Nâu.
b) Đọc kiểu các ký hiệu trong sơ đồ mạch điện
31

Hình 3.1: Các ký hiệu trong mạch điện xe Toyota Vios 2010
Bảng 3.1: Các biểu tượng trong sơ đồ mạch điện của xe Toyota VIOS 2010

Ký hiệu Giải thích Ký hiệu Giải thích

Ắc quy Mô tơ

Tụ điện Điện trở

Bật lửa Biến trở

Ngắt mạch Nhiệt điện trở

Đi-ốt Điện trở rẽ nhánh


32

Đi-ốt
Cảm biến tốc độ
zenner

Đi-ốt
Giắc nối ngắn
quang

Rơ le 4 chân
Bộ chia
1. Thường đóng
điện
2. Thường mở

Cầu chì Rơ le 5 chân

Mát Loa

Đèn pha Cuộn dây dẫn

Còi Công tắc

Bô bin
Công tắc 3 chân
đánh lửa
33

Đèn Công tắc đánh lửa

Đồng hồ
Transistor
kim

Dây điện
Đồng hồ
1. Giao nhao
điện tử
2. Điểm nối dây

3.1.2. Một số phương pháp kiểm tra mạch điện cơ bản (Toyota)
a) Khi đo điện trở của các linh kiện điện tử
Trừ các trường hợp đặc biệt, tất cả các điện trở phải được đo ở nhiệt độ môi
trường 20oC. Bởi vì giá trị điện trở có thể sẽ nằm ngoài tiêu chuẩn nếu nó được đo ở
nhiệt độ cao ví dụ ngay sau khi xe chạy. Hãy tiến hành đo điện trở khi động cơ đã
nguội.
b) Kiểm tra tình trạng hở mạch

Hình 3.2: Ví dụ về mạch điện bị hở trên xe


34

Để kiểm tra hở mạch trong dây điện như trong hình (3.1) , hãy kiểm tra theo
điện trở hoặc điện áp, như dưới đây.
Kiểm tra theo điện trở:
1. Ngắt giắc nối A và B và đo điện trở giữa chúng

Hình 3.3: Đo điện trở tại cực 1 và 2 của giắc A và B

Nối Dụng Cụ Đo Điều Kiện Tiêu Chuẩn


Cực 1 của giắc A - Cực 1 của giắc C 10 kΩ trở lên
Cực 2 của giắc A - Cực 2 của giắc C Dưới 1 Ω
Đo điện trở trong khi lắc nhẹ dây điện theo phương thẳng đứng và nằm ngang.
Nếu kết quả khớp với giá trị ở bảng trên, thì mạch điện giữa cực 1 của giắc A và
cực của giắc C đã bị hở mạch.
2. Ngắt giắc nối B và đo điện trở giữa các cực

Hình 3.4: Đo điện trở giữa các cực

Nối Dụng Cụ Đo Điều Kiện Tiêu Chuẩn


35

Điện cực 1 của giắc nối A - Điện cực 1 của giắc nối B1 Dưới 1 Ω
Điện cực 2 của giắc nối B2 - Điện cực 2 của giắc nối C 10 kΩ trở lên
Nếu kết quả khớp với giá trị ở bảng trên, thì mạch điện giữa cực 1 của giắc nối
B2 và cực 1 của giắc C đã bị hở mạch
Kiểm tra điện áp:
Trong một mạch điện mà điện áp được cấp tới các cực của giắc nối ECU, tình
trạng hở mạch có thể được kiểm tra thông qua việc kiểm tra điện áp. Với các giắc
nối vẫn đang cắm, hãy đo điện áp giữa mát thân xe và các cực sau (theo thứ tự):
- 1) cực 1 của giắc nối A
- 2) cực 1 của giắc nối B
- 3) cực 1 của giắc nối C

Hình 3.5: Kiểm tra điện áp tại cực 1 của các giắc

Nối Dụng Cụ Đo Điều Kiện Tiêu Chuẩn


Điện cực 1 của giắc nối A - Mát thân xe 5V
Điện cực 1 của giắc nối B - Mát thân xe 5V
Điện cực 1 của giắc nối C - Mát thân xe Dưới 1 V
Nếu
kết quả khớp với giá trị ở bảng trên, thì hở mạch đã tồn tại trong dây điện giữa cực
1 của giắc B và cực 1 của giắc C.
c) Kiểm tra tình trạng ngắn mạch
36

Hình 3.6: Ví dụ về mạch bị ngắn mạch trên xe


Nếu dây điện bị ngắn mạch với mát (hình 3.5), hãy xác định vị trí ngắn mạch
bằng cách tiến hành kiểm tra điện trở với mát (như dưới đây).
Kiểm tra điện trở với mát thân xe:
1. Ngắt các giắc nối A và C và đo điện trở giữa chúng với mát thân xe.

Hình 3.7: Đo điện trở giắc nối A và C với mát thân xe

Nối Dụng Cụ Đo Điều Kiện Tiêu Chuẩn


Điện cực 1 của giắc nối A - Mát thân xe Dưới 1 Ω
Điện cực 2 của giắc nối A - Mát thân xe 10 kΩ trở lên
Điện cực 1 của giắc nối C - Mát thân xe Dưới 1 Ω
Điện cực 2 của giắc nối C - Mát thân xe 10 kΩ trở lên
Nếu kết quả khớp với giá trị ở bảng trên, thì mạch điện giữa cực 1 của giắc A
và cực 1 của giắc nối C đã bị hở mạch.
2. Ngắt giắc nối B rồi đo điện trở
37

Hình 3.8: Ngắt giắc nối B rồi đo điện trở

Nối Dụng Cụ Đo Điều Kiện Tiêu Chuẩn


Điện cực 1 của giắc nối A - Mát thân xe 10 kΩ trở lên
Điện cực 2 của giắc nối B2 - Mát thân Dưới 1 Ω
xe
Nếu kết quả khớp với giá trị ở bảng trên, thì mạch điện giữa cực 1 của giắc B2
và cực 1 của giắc C đã bị ngắn mạch.
3.2. SỬA CHỮA HỆ THỐNG TÍN HIỆU
3.2.1. Các triệu chứng hư hỏng và khu vực nghi ngờ của hệ thống tín hiệu
Bảng 3.2: Các triệu chứng và khu vực nghi ngờ của hệ thống tín hiệu

Triệu chứng Khu vực nghi ngờ

Cầu chì TAIL


Đèn hậu không sáng Dây điện hoặc giắc nối
ECU chính thân xe

Bóng đèn
Các đèn báo khoảng cách phía trước
Dây điện hoặc giắc nối
không sáng
ECU chính thân xe

Bóng đèn
Các đèn hậu không sáng Dây điện hoặc giắc nối
ECU chính thân xe

Đèn soi biển số không sáng Bóng đèn


38

Dây điện hoặc giắc nối


ECU chính thân xe

Cầu chì GAUGE, HAZ


Bộ tạo nháy đèn xi nhan
Không có đèn xi nhan nào sáng Công tắc chế độ đèn pha
Dây điện hoặc giắc nối
ECU chính thân xe

Bóng đèn
Dây điện hoặc giắc nối
Đèn xi nhan trước không nháy
ECU chính thân xe
Bộ tạo nháy

Bóng đèn
Dây điện hoặc giắc nối
Đèn xi nhan bên không nháy
ECU chính thân xe
Bộ tạo nháy

Bóng đèn
Dây điện hoặc giắc nối
Đèn xi nhan sau không nháy
ECU chính thân xe
Bộ tạo nháy

Cầu chì HAZ


Công tắc cảnh báo nguy hiểm
Đèn cảnh báo không sáng Dây điện hoặc giắc nối
ECU chính thân xe
Bộ tạo nháy đèn xi nhan

Cầu chì GAUGE


Công tắc vị trí trung gian/đỗ xe
Đèn lùi không sáng
Công tắc đèn lùi
Dây điện hoặc giắc nối
39

Bóng đèn
Chỉ có một đèn lùi sáng
Dây điện hoặc giắc nối

Cầu chì STOP


Không có đèn phanh nào sáng Công tắc đèn phanh
Dây điện hoặc giắc nối

Bóng đèn
Chỉ có một đèn phanh không sáng
Dây điện hoặc giắc nối

Bóng đèn
Đèn phanh lắp cao không sáng
Dây điện hoặc giắc nối

Cầu chì HORN


Rơle tổ hợp
Còi tần số thấp
Còi không kêu Cụm mặt vô lăng
Dây điện nút bấm còi
Cáp xoắn
Dây điện

Hệ thống không thể vận hành được Mạch công tắc mặt vô lăng
bằng công tắc trên vô lăng Bộ thu sóng radio

3.2.2. Kiểm tra, chẩn đoán các chi tiết của hệ thống
3.2.2.1. Kiểm tra các chi tiết trong hệ thống đèn hậu
a) Kiểm tra đèn cạnh phía trước, đèn hậu và đèn soi biển số xem có sáng không
b)Kiểm tra cầu chì TAIL
40

Hình 3.9: Vị trí cầu chì TAIL trên ECU chính thân xe
Ta tháo cầu chì Tail ra khỏi ECU chính thân xe sau đó đo giá trị điện trở:

Nối Dụng Cụ Đo Điều kiện kiểm tra Điều Kiện Tiêu Chuẩn
Cầu chì TAIL Mọi điều kiện Dưới 1Ω
Nếu điện trở không đạt tiêu chuẩn ta sẽ thay thế cầu chì TAIL
c) Kiểm tra công tắc chế độ đèn pha

- Tháo công tắc chế độ đèn pha

- Kiểm tra công tắc điều khiển đèn

- Đo giá trị điện trở:

Hình 3.10: Giắc cấm công tắc chế độ đèn pha

Nối Dụng Cụ Đo Trạng Thái Của Công Tắc Điều kiện tiêu chuẩn
D4-10 (T1) - D4-13 (B1) Công tắc điều khiển đèn tắt 10 kΩ trở lên
OFF
D4-10 (T1) - D4-13 (B1) Công tắc điều khiển đèn ở vị Dưới 1 Ω
trí TAIL
D4-10 (T1) - D4-13 (B1) Công tắc điều khiển đèn ở vị Dưới 1 Ω
trí HEAD
Nếu giá trị điện trở không đạt tiêu chuẩn ta thay thế công tắc chế độ đèn pha
d) Kiểm tra cụm đèn hậu

- Tháo cụm đèn hậu

- Cấp điện áp ắc quy vào các cực và kiểm tra


41

Hình 3.11: Chân giắc cụm đèn hậu

Điều Kiện Đo Điều Kiện Tiêu Chuẩn


Cực dương ắc quy - Cực 1
Đèn hậu sáng lên
Cực âm ắc quy - Cực 5

Nếu đèn hau không sáng ta tiến hành thay thế bóng đèn
Kiểm tra dây điện và giắc nối của cụm đèn hậu tới ECU chính thân xe:

Hình 3.12: Giắc nối từ cụm đèn hậu tới ECU chính thân xe

- Ngắt các giắc nối J5 và J6 của cụm đèn hậu

- Ngắt các giắc nối 4A của ECU chính thân xe

- Đo giá trị điện trở:

Nối Dụng Cụ Đo Điều kiện kiểm tra Điều Kiện Tiêu Chuẩn
4A-10 - J5-1 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
4A-29 - J6-1 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
J5-5 - Mát thân xe Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
J6-5 - Mát thân xe Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
4A-10 hay J5-1 - Mát thân xe Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
4A-29 hay J6-1 - Mát thân xe Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
Nếu có giắc nối không đạt giá trị điện trở tiêu chuẩn ta có thể thay thế dây
điện hoặc giắc nối.
e) Kiểm tra bóng đèn soi biển số

- Tháo cụm đèn soi biển số

- Cấp điện áp ắc quy vào các cực và kiểm tra đèn


42

Hình 3.13: Giắc nối đèn soi biển số

Điều Kiện Đo Điều Kiện Tiêu Chuẩn


Cực dương ắc quy - Cực 2 Đèn soi biển số sáng lên.
Cực âm ắc quy - Cực 1
Nếu đèn không sáng ta thay thế bóng đèn
Kiểm tra dây điện và giắc nối từ đèn soi biển số tới ECU chính thân xe:

Hình 3.14: Giắc nối ECU chính thân xe

- Ngắt các giắc nối J20 và J21 của cụm đèn soi biển số

- Ngắt giắc nối 4A của ECU chính thân xe

- Đo giá trị điện trở

Nối Dụng Cụ Đo Điều kiện kiểm tra Điều Kiện Tiêu Chuẩn
4A-29 - J20-2 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
4A-29 - J21-2 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
J20-1 - Mát thân xe Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
J21-1 - Mát thân xe Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
4A-29 hay J20-2 - Mát thân xe Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
4A-29 hay J21-2 - Mát thân xe Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
Nếu có giắc nối không đạt giá trị điện trở tiêu chuẩn ta có thể thay thế dây
điện hoặc giắc nối.
3.2.2.2. Kiểm tra các chi tiết trong hệ thống đèn lùi
a) Kiểm tra cầu chì GAUGE
43

Hình 3.15: Vị trí cầu chì GAUGE trong ECU chính thân xe

- Tháo cầu chì GAUGE ra khỏi ECU chính thân xe

- Đo giá trị điện trở

Nối Dụng Cụ Đo Điều kiện kiểm tra Điều Kiện Tiêu Chuẩn
Cầu chì GAUGE Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
Nếu điện trở không đạt tiêu chuẩn ta sẽ thay thế cầu chì GAUGE
b) Kiểm tra cụm công tắc vị trí trung gian/đỗ xe
- Kéo phanh đỗ và bật khóa điện đến vị trí ON.
- Đạp phanh và kiểm tra rằng động cơ chỉ khởi động khi cần số được đặt ở vị trí N
hay P, nhưng không khởi động ở các vị trí khác.
- Kiểm tra rằng đèn hậu sáng lên và đèn chuông báo lùi kêu chỉ khi cần số được
đặt ở vị trí R, nhưng không hoạt động khi cần số ở các vị trí khác.
Nếu tìm thấy trục trặc, hãy kiểm tra thông mạch công tắc vị trí trung gian / đỗ
xe.
Kiểm tra dây điện và giắc nối từ công tắc tới cầu chì GAUGE:

- Ngắt giắc nối C20 của công tắc

- Đo giá trị điện áp

Hì n
h 3.16: Giắc nối của công tắc vị trí
trung gian/ đỗ xe
44

Nối Dụng Cụ Đo Trạng Thái Của Công Tắc Điều Kiện Tiêu Chuẩn
C20-2 (RB) - Mát Khoá điện ON Từ 11 đến 14 V
Kiểm tra dây điện và giắc nối từ công tắc tới cụm đèn hậu:

- Ngắt giắc nối C20 của công tắc vị trí trung gian/ đỗ xe

- Ngắt các giắc nối J5 và J6 của cụm đèn hậu

- Đo giá trị điện trở

Nối Dụng Cụ Đo Điều kiện kiểm tra Điều Kiện Tiêu


Chuẩn
C20-1 (RL) - J5-6 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
C20-1 (RL) - J6-6 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
C20-1 (RL) hay J5-6 - Mát thân Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
xe
C20-1 (RL) hay J6-6 - Mát thân Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
xe
c) Kiểm tra công tắc đèn lùi

- Ngắt giắc nối C29 của công tắc đèn lùi

- Đo giá trị điện trở

Hình 3.17:Giắc cắm công tắc đèn lùi

Điều kiện kiểm tra Điều Kiện Tiêu Chuẩn Điều kiện kiểm tra
C29-2 - C29-1 R Dưới 1 Ω
C29-2 - C29-1 Trừ vị trí R 10 kΩ trở lên

Kiểm tra dây điện và giắc nối từ công tắc đến cụm đèn hậu:

- Ngắt giắc nối C29 của công tắc đèn lùi

- Ngắt các giắc nối J5 và J6 của cụm đèn hậu

- Đo giá trị điện trở

Điều kiện kiểm tra Điều Kiện Tiêu Chuẩn Điều kiện kiểm tra
C29-1 - J5-6 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
45

C29-1 - J5-6 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω


C29-1 hay J5-6 - Mát thân xe Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
C29-1 hay J6-6 - Mát thân xe Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
3.2.2.3. Kiểm tra các chi tiết trong hệ thống đèn phanh
a) Kiểm tra cầu chì STOP

Hình 3.18: Vị trí cầu chì STOP trên ECU chính thân xe

- Tháo cầu chì STOP ra khỏi ECU chính thân xe

- Đo giá trị điện trở

Nối dụng cụ đo Điều kiện kiểm tra Điều kiện tiêu chuẩn
Cầu chì STOP Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
Nếu điện trở không đạt tiêu chuẩn ta sẽ thay thế cầu chì STOP
b) Kiểm tra bóng đèn phanh phía sau

Hình 3.19: Giắc nối đèn phanh và cụm đèn hậu

- Tháo cụm đèn phanh lắp trên cao

- Tháo cụm đèn hậu

- Cấp điện áp ắc quy vào các cực và kiểm tra đèn phanh sau và đèn phanh lắp cao
46

Đèn phanh lắp cao:

Điều Kiện Đo Điều Kiện Tiêu Chuẩn


Cực dương ắc quy - Cực 1
Đèn phanh lắp cao sáng lên Đèn
Cực âm ắc quy - Cực 2
phanh sau:

Điều Kiện Đo Điều Kiện Tiêu Chuẩn


Cực dương ắc quy - Cực 4
Đèn phanh sau sáng lên
Cực âm ắc quy - Cực 5
b) Kiểm tra công tắc đèn phanh

Hình 3.20: Công tắc đèn phanh

- Tháo công tăc đèn phanh

- Đo giá trị điện trở

Nối Dụng Cụ Đo Trạng Thái Của Công Tắc Điều Kiện Tiêu Chuẩn
1-2 Nhả công tắc Dưới 1 Ω
3-4 Ấn công tắc vào 10 kΩ trở lên
1-2 Ấn công tắc vào 10 kΩ trở lên
3-4 Nhả công tắc Dưới 1 Ω
Kiểm tra dây điện và giắc nối từ công tắc đến cầu chì STOP:

- Ngắt giắc nối A12 của công tắc đèn phanh

- Đo giá trị điện áp

Nối Dụng Cụ Đo Điều kiện kiểm tra Điều Kiện Tiêu Chuẩn
A12-2 - Mát thân xe Mọi điều kiện Từ 11 đến 14 V
Kiểm tra dây điện và giắc nối từ công tắc đến đèn phanh sau:

- Ngắt giắc nối A12 của công tắc đèn phanh

- Ngắc giắc nối J5 và J6 của cụm đèn hậu


47

- Ngắt giắc nối J24 của đèn phanh lắp cao

- Đo giá trị điện trở

Nối Dụng Cụ Đo Điều kiện kiểm Điều Kiện Tiêu Chuẩn


tra
A12-1 - J5-4 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
A12-1 - J6-4 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
A12-1 - J24-1 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
A12-1 hay J5-4 - Mát thân xe Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
A12-1 hay J6-4 - Mát thân xe Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
A12-1 hay J24-1- Mát thân Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
xe
3.4.1.4. Kiểm tra các chi tiết trong hệ thống đèn xi nhan và cảnh báo
a) Kiểm tra cầu chì HAZ

Hình 3.21: Vị trí cầu chì HAZ

- Tháo cầu chì HAZ ra khỏi hộp rơle khoang động cơ

- Đo giá trị điện trở

Nối Dụng Cụ Đo Điều kiện kiểm tra Điều Kiện Tiêu Chuẩn
HAZ Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
b) Kiểm tra bóng đèn xi nhan trước

- Tháo đèn xi nhan trước

- Cấp điện áp ắc quy vào các cực và kiểm tra đèn xi nhan
48

Hình 3.22: Giắc nối đèn xi nhan trước

Điều Kiện Đo Điều Kiện Tiêu Chuẩn


Cực dương ắc quy - Cực 1
Đèn xi nhan trước sáng lên
Cực âm ắc quy - Cực 2
Kiểm tra dây điện và giắc nối từ bóng đèn xi nhan trước đến ECU chính thân xe:

- Ngắt các giắc B1 và B5 của đèn xi nhan trước

- Ngắt giắc nối 4B của ECU chính thân xe

- Đo giá trị điện trở

Nối Dụng Cụ Đo Điều kiện kiểm tra Điều Kiện Tiêu Chuẩn
4B-31 - B1-1 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
4B-14 - B5-1 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
4B-31 hay B1-1 - Mát thân xe Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
4B-14 hay B5-1 - Mát thân xe Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
c) Kiểm tra bóng đèn xi nhan bên

- Tháo cụm đèn xi nhan bên

- Cấp điện áp ắc quy vào các cực và kiểm tra

Hình 3.23: Giắc


nối đèn xi nhan bên

Điều Kiện Đo Điều Kiện Tiêu Chuẩn


Cực dương ắc quy - Cực 1
Đèn xi nhan bên sáng
Cực âm ắc quy - Cực 2
Kiểm tra dây điện và giắc nối đèn xi nhan bên đến ECU chính thân xe

- Ngắt các giắc nối A1 và A2 của đèn xi nhan bên

- Ngắt các giắc nối 4B của ECU chính thân xe

- Đo giá trị điện trở

Nối Dụng Cụ Đo Điều kiện kiểm tra Điều Kiện Tiêu Chuẩn
4B-31 - A1-1 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
4B-14 - A2-1 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
4B-31 hay A1-1 - Mát thân xe Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
49

4B-14 hay A2-1 - Mát thân xe Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
d) Kiểm tra bóng đèn xi nhan phía sau

- Tháo cụm đèn hậu

- Cấp điện áp ắc quy vào các cực và kiểm tra

Hình 3.24: Giắc nối


cụm đèn hậu (bao gồm đèn xi nhan

Điều Kiện Đo Điều Kiện Tiêu Chuẩn


Cực dương ắc quy - Cực 2 Đèn xi nhan sau sáng
Cực âm ắc quy - Cực 5
Kiểm tra dây điện và giắc nối từ đèn xi nhan sau đến ECU chính thân xe:

- Ngắt các giắc nối J5 và J6 của cụm đèn hậu

- Ngắt các giắc nối 4A của ECU chính thân xe

- Đo giá trị điện trở

Nối Dụng Cụ Đo Điều kiện kiểm tra Điều Kiện Tiêu Chuẩn
4A-28 - J5-2 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
4A-27 - J6-2 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
4A-28 hay J5-2 - Mát thân xe Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
4A-27 hay J6-2 - Mát thân xe Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
e) Kiểm tra công tắc cảnh báo

Hình 3.25: Giắc nối công tắc cảnh báo

- Tháo công tắc cảnh báo

- Đo giá trị điện trở

Nối Dụng Cụ Đo Trạng Thái Của Công Tắc Điều Kiện Tiêu Chuẩn
50

Công tắc cảnh báo nguy hiểm tắt


D7-6 - D7-8 10 kΩ trở lên
OFF
Công tắc cảnh báo nguy hiểm bật
D7-6 - D7-8 Dưới 1 Ω
ON
Kiểm tra dây điện và giắc nối từ công tắc cảnh báo tới ECU chính thân xe

Hình 3.26: Giắc nối ECU chính thân xe

- Ngắt giắc nối D7 của công tắc cảnh báo

- Ngắt giắc nối 4S của ECU chính thân xe

- Đo giá trị điện trở

Nối Dụng Cụ Đo Điều kiện kiểm tra Điều Kiện Tiêu Chuẩn
D7-8 - 4S-17 Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
D7-8 hay 4S-17 - Mát thân xe Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên

f) Kiểm tra ECU chính thân xe


51

Hình 3.27: ECU chính thân xe

- Tháo ECU chính thân xe

- Đo giá trị điện trở

Nối Dụng Cụ Đo Điều kiện kiểm tra Điều Kiện Tiêu Chuẩn
4B-32 - Cụm tạo nháy Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
đèn xi nhan-4 (+B)
4E-17 - Bộ tạo nháy đèn Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
xi nhan-7 (GND)
4S-17 - Bộ tạo nháy đèn Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
xi nhan-8 (EHW)
3.2.3. Tháo/lắp các chi tiết
Ta có quy trình tháo các bộ phận, chi tiết của hệ thống tín hiệu, quy trình lắp
ngược lại với quy trình tháo.
52

Bảng 3.3: Quy trình tháo cụm đèn hậu

STT Công việc Mô tả Hình vẽ


1 Tháo thảm
trải sàn
khoang
hành lý

2 Tháo nắp
che bánh
xe dự
phòng

3 Tháo hộp
trên sàn xe
bên trái và
bên phải

4 Tháo tấm Nhả khớp 8


ốp sàn xe vấu hãm và 2
phía sau kẹp, rồi tháo
tấm ốp sàn xe
phía sau
53

5 Tháo tấm Nhả khớp 5


ốp bên kẹp và tháo
trong khớp bên
khoang trong khoang
hành lý hành lý

6 Tháo cụm Tháo 2 đai ốc


đèn hậu Ngắt giắc nối
Trượt cụm đèn
hậu về phía
sau của xe

Bảng 3.4: Quy trình tháo rời cụm đèn hậu

STT Công việc Mô tả Hình vẽ


1 Tháo
gioăng của
thân cụm
đèn hậu
54

2 Tháo bóng Xoay đui và


đèn xi nhan bóng đèn xi
sau nhan sau theo
hướng được chỉ
ra bởi mũi tên
trong hình sau
đó tháo bóng
đèn xi nhan sau
ra khởi đui đèn
3 Tháo bóng Xoay đui và
đèn hậu và bóng đèn phanh
đèn phanh và đèn hậu theo
hướng được chỉ
ra bởi mũi tên
trong hình

4 Tháo bóng
đèn lùi

Bảng 3.5: Quy trình tháo cụm đèn soi biển số

STT Công việc Mô tả Hình vẽ


1 Tháo ổ - Tháo phanh
khoá nắp hãm theo hướng
khoang mũi tên và tháo
hành lý thanh nối dẫn
động khoá nắp
khoang hành lý
- Tháo 2 đai ốc
và tháo cụm ổ
khoá nắp
khoang hành lý
55

2 Tháo ốp - Ngắt 2 giắc nối


trang trí - Tháo 2 đai ốc
bên ngoài - Nhả khớp 3
nắp vấu hãm và tháo
khoang ốp trang trí bên
hành lý ngoài khoang
hành lý

3 Tháo cụm - Hãy kéo đèn


đèn soi soi biển số ra
biển số theo hướng mũi
tên như hình.
Hãy nhả khớp
vấu hãm B bằng
cách kéo vấu
hãm A về phía
bạn trong khi
uốn nó và tháo
cụm đèn soi
biển số
- Xoay đui và
bóng đèn soi
biển số theo
hướng được chỉ
ra bởi mũi tên
trong hình vẽ để
tháo chúng
- Tháo bóng đèn
soi biển số ra
khỏi đui đèn

Bảng 3.6: Quy trình tháo cụm đèn phanh lắp cao

STT Công việc Mô tả Hình vẽ


1 Thoá cụm - Nhả khớp 2
đèn phanh vấu hãm
lắp cao - Ngắt giắc nối
và tháo cụm đèn
phanh lắp trên
cao
56

2 Tháo bóng - Xoay đui và


đèn phanh xoay bóng đèn
lắp cao phanh lắp cao
theo hướng
được chỉ ra bởi
mũi tên trong
hình
- Tháo bóng đèn
phanh lắp cao ra
khỏi đui đèn

Bảng 3.7: Quy trình tháo cụm đèn xi nhan (gắn trên hệ thống gương điện)

STT Công việc Mô tả Hình vẽ


1 Tháo kính - Dán băng dính
gương bảo vệ vào mép
chiếu hậu dưới của gương
ben ngoài chiếu hậu
- Ấn vào phần
trên của mặt
gương để nghiêng

- Dùng dao tháo
gioăng, nhả khớp
2 vấu hãm và 2
dẫn hướng
- Bóc băng dính
bảo vệ
2 Tháo nắp - Nhả khớp 7 vấu
che gương hãm ra khỏi phần
chiếu hậu bên trong của
bên ngoài thân gương
- Ấn vào mép trên
của nắp che
gương về phía
trước để nghiêng
nó, sau đó nhả
khớp vấu hãm ở
mép dưới để tháo
nắp che gương
chiếu hậu bên
ngoài
57

3 Tháo đèn - Tháo 3 vít


xi nhan - Ngắt giắc nối và
bên tháo đèn xi nhan
bên

Bảng 3.8: Quy trình tháo công tắc cảnh báo

STT Công việc Mô tả Hình vẽ


1 Tháo tấm Nhả khớp 2 vấu
ốp trang hãm và 2 kẹp và
trí bảng sau đó tháo tấm
táp lô phía ốp phía dưới bảng
dưới táp lô

2 Tháo tấm Nhả khớp 6 vấu


ốp ngoài hãm và 3 kẹp, và
bảng táp sau đó tháo tấm
lô đầu bên ốp bảng táp lô
trái đầu bên trái
58

3 Tháo tấm Nhả khớp 6 vấu


ốp ngoài hãm và 3 kẹp, và
bảng táp sau đó tháo tấm
lô đầu bên ốp bảng táp lô
phải đầu bên phải

4 Tháo tấm Nhả khớp 7 vấu


ốp trang hãm và 5 kẹp rồi
trí bảng sau đó tháo tấm
đồng hồ ốp bảng táp lô
táp lo số 1

6 Tháo cửa Nhả khớp 8 vấu


gió bảng và tháo cửa gió ra
táp lô của bảng táp lô
trung tâm trung tâm

7 Tháo công Nhả khớp 3 vấu


tắc cảnh hãm và tháo công
báo tắc cảnh báo
59

3.3. SỬA CHỮA HỆ THỐNG ÂM THANH


3.3.1. Các triệu chứng, hư hỏng và khu vực nghi ngờ của hệ thống âm thanh
Bảng 3.9: Các triệu chứng và khu vực nghi ngờ của hệ thống âm thanh

Triệu chứng Khu vực nghi ngờ

Xuất hiện nhiễu Bộ thu sóng radio

Ấn nút nguồn nhưng hệ thống không tắt Mạch nguồn của bộ thu sóng radio

Mạch điện của loa


Các loa không phát ra âm thanh
Mạch nguồn của bộ thu sóng radio

Chất lượng âm thanh kém chỉ khi bật Mạch điện của loa
CD Bộ thu sóng radio

Mạch nguồn của bộ thu sóng radio


Đĩa CD không thể nhả ra được
Bộ thu sóng radio

CD không thể cho vào hoặc nhả ra ngay Mạch nguồn của bộ thu sóng radio
sau khi cho đĩa vào Bộ thu sóng radio

Nhảy đĩa Bộ thu sóng radio

Không thể bắt được sóng radio Bộ thu sóng radio

Chất lượng âm thanh kém trong tất cả Mạch điện của loa
các model Bộ thu sóng radio

3.3.2. Kiểm tra, chẩn đoán các chi tiết của hệ thống
a) Kiểm tra loa

- Kiểm tra tình trạng lắp ráp của loa xem loa có được lắp chắc chắn không

- Kiểm tra xem nón giấy của loa có bị rách không

- Kiểm tra điện trở loa

Nối Dụng Cụ Đo Điều kiện kiểm tra Điều Kiện Tiêu Chuẩn
1-2 Mọi điều kiện Xấp xỉ 4 Ω
60

Hình 3.28: Kiểm tra điện trở của loa


b) Kiểm tra cắp xoắn
Nếu cáp xoắn bị nứt , xước, có vết lõm hoặc phoi kim lại trên giắc nối hoặc
cáp xoắn thì ta cần thay mới cáp xoắn.
Đo giá trị điện trở của cáp xoắn:

Hình 3.29: Cách đo giá trị điện trở cáp xoắn

- Đặt cáp xoắn ở giữa, và đo điện trở từng vị trí cáp xoắn được quay 2.5 lần thuận
và ngược chiều kim đồng hồ.

- Quay cáp xoắn 2.5 lần theo chiều kim đồng hồ từ vị trí ban đầu của nó và đo
điện trở trong khi quay nó 5 lần ngược chiều kim đồng hồ.
61

Nối dụng cụ đo Điều kiện kiểm tra Điều kiện tiêu chuẩn
A1(D-) - D2(D-) Trung tâm Dưới 1 Ω
2.5 vòng sang trái
2.5 vòng sang phải
A2(D+) - D1(D+) Trung tâm Dưới 1 Ω
2.5 vòng sang trái
2.5 vòng sang phải
c) Kiểm tra bộ thu sóng radio
Kiểm tra xem xe có lắp các bộ phận tuỳ chọn như dán lớp chắn nắng hay ăng
ten điện thoại không, do chúng có thể làm giảm khả năng thu sóng.
Kiểm tra chức năng tìm kiếm tự động của radio
Kiểm tra chức năng tìm kiếm tự động của radio bằng cách kích hoạt nó. Nếu
chức năng không hoạt động thì ta sẽ đo điện áp của bộ thu sóng.

Hình 3.30: Giắc nối bộ thu sóng radio

Nối Dụng Cụ Đo Trạng Thái Của Công Điều Kiện Tiêu Chuẩn
Tắc
D9-8 (ANT) - Mát thân Khoá điện bật ON (IG) Từ 11 đến 14 V
xe Công tắc rađiô ON
Nếu điện áp không đạt điều kiện tiêu chuẩn ta thay thế bộ thu sóng radio
Kiểm tra nhiễu:

- Tháo nút ăng ten ra khỏi bộ thu sóng radio

- Bật khoá điện lên vị trí ON (ACC) với giắc nối của bộ thu sóng đang được nối
vào

- Bật radio và đặt ở chế độ thu sóng AM

- Đặt một tô vít, dây điện mỏng hoặc vật thể kim loại khác trên giắc ăng ten của
bộ thu sóng và kiểm tra rằng loa phát ra ồn nhiễu.
62

- Nếu ồn nhiễu không xuất hiện ta tiến hành thay thế bộ thu sóng radio

d) Kiểm tra ăng ten


Kiểm tra tình trạng thông mạch của ăng ten:
Kiểm tra thông mạch tại tâm của từng dây ăng ten như hình vẽ

Hình 3.31: Kiểm tra thông mạch của dây ăng ten
Khi lau kính, hãy lau dọc theo dây sấy bằng giẻ mềm và khô. Hãy cẩn thận
không được làm hỏng dây sấy kính. Không được dùng chất tẩy hoặc chất làm sạch
kính mà có hạt. Khi đo điện áp, hãy cuộn dây trần quoanh đầu đo âm (-) và dí vào
dây bằng ngón tay.
Kiểm tra dây điện và giắc nối từ bộ khuyếch đại ăng ten đến bộ thu sóng radio

Hình 3.32: Giắc nối từ bộ khuyếch đại ăng ten đến bộ thu sóng radio

- Ngắt giắc nối D30 của bộ khuếch đại ăng ten

- Ngắt giắc D9 của bộ thu sóng radio

- Đo giá trị điện trở


63

Nối Dụng Cụ Đo Điều kiện kiểm tra Điều Kiện Tiêu Chuẩn
D30-1 (B) - D9-8 (ANT) Mọi điều kiện Dưới 1 Ω
D30-1 (B) hay D9-8 Mọi điều kiện 10 kΩ trở lên
(ANT) - Mát thân xe
3.3.3. Tháo/lắp các chi tiết
Ta có quy trình tháo các bộ phận, chi tiết của hệ thống âm thanh, quy trình lắp
ngược lại với quy trình tháo.
Bảng 3.10: Quy trình tháo bộ thu sóng radio

STT Công việc Mô tả Hình vẽ


1 Tháo tấm Nhả khớp 2 vấu
ốp trang hãm và 2 kẹp và
trí bảng sau đó tháo tấm
táp lô phía ốp phía dưới
dưới bảng táp lô

2 Tháo tấm Nhả khớp 6 vấu


ốp ngoài hãm và 3 kẹp,
bảng táp và sau đó tháo
lô đầu bên tấm ốp bảng táp
phải lô đầu bên phải

3 Tháo tấm Nhả khớp 6 vấu


ốp ngoài hãm và 3 kẹp,
bảng táp và sau đó tháo
lô đầu bên tấm ốp bảng táp
trái lô đầu bên trái
64

4 Tháo tấm Nhả khớp 7 vấu


ốp trang hãm và 5 kẹp rồi
trí bảng sau đó tháo tấm
đồng hồ ốp bảng táp lô
táp lô số 1

5 Tháo bộ - Tháo giắc công


thu sóng tắc đèn cảnh báo
radio - Tháo 4 bu lông

- Nhả khớp 4
kẹp và 4 vấu
hãm và tháo bộ
thu sóng radio
- Tháo nút

- Ngắt 3 giắc nối


của đài radio
65

Bảng 3.11: Quy trình tháo cụm loa trên cửa trước

STT Công việc Mô tả Hình vẽ


1 Tháo ốp Nhả khớp vấu
trang trí hãm và kẹp, rồi
giá bắt tháo ốp trang trí
khung giá bắt khung
dưới cửa dưới cửa trước
trước

2 Tháo cụm - Ngắt giắc nối


loa trước - Nhả khớp 3
số 2 vấu hãm và tháo
cụm loa phía
trước số 2

4 Tháo tấm - Tháo vít


đỡ tựa tay - Nhả khớp 7
cửa trước vấu và 2 kẹp và
bên trên tháo tấm đỡ trên
tựa tay phía
trước
- Ngắt giắc nối

5 Tháo tấm - Tháo vít


ốp cửa - Nhả khớp 9
trước kẹp
- Ngắt cáp điều
khiển từ xa khoá
cửa trước và cáp
khoá bên trong
cửa trước, và
tháo tấm ốp
trang trí cửa
trước
66

6 Tháo cụm - Ngắt giắc nối


loa trước của loa
số 1 - Hãy khoan 3
đầu đinh tán
bằng cách dùng
mũi khoan
đường kính nhỏ
hơn 4mm và
tháo loa trước số
1
- Tiến hành
khoan xung
quanh mũ đinh
tán và cắt mặt
bích của đinh
tán
- Sau khi khoan
mặt bích, tiếp
tục khoan để
loại bỏ các phoi
cắt ra khỏi mũi
khoan
- Dùng một máy
hút bụi chân
không, làm sạch
mặt bích đinh
tán và phoi cắt
từ bên trong của
cửa
67

Bảng 3.12: Quy trình tháo cụm loa ở phía sau lưng ghế sau (kiểu ghế cố định)

STT Công việc Mô tả Hình vẽ


1 Tháo cụm - Cầm vào mép
lót bọc trước của bọc
đệm nắp nệm ghế sau và
nệm ghế nhấc nó lên, như
sau trong hình vẽ để
nhả khớp 2 móc
vòng.
- Luồn đai trong
ghế sau qua lỗ
trong bọc nệm
ghế sau, nhả
móc giữa bọc
nệm ghế sau và
lưng ghế sau, rồi
tháo bọc nệm
ghế sau.
2 Tháo cụm - Tháo đai ngoài
lưng ghế ghế sau ra khỏi
sau dẫn hướng đai
vai ghế sau
- Tháo đai ngoài
ghế giữa phía
sau ra khỏi dẫn
hướng đai vai
ghế giữa phía
sau

3 Tháo tấm Nhả khớp 7 vấy


ốp bậu cửa và tháo tấm ốp
sau bậu cửa sau
68

4 Tháo Tháo gioăng ốp


gioăng khoảng hở cửa
mép cửa sau giữa nắp bên
sau ghế sau và tấm
ốp trang trí bên
trong dọc trần xe

5 Tháo tấm Nhả khớp 2 kẹp


ốp ghế sau và 4 vấu, rồi
tháo ốp bên ghế
sau

6 Tháo cụm Nhả khớp 4 kẹp


tấm trang và 1 vấu sau đó
trí bên tháo ốp trang trí
trong trần bên trong dọc
xe trần xe

7 Tháo cụm - Nhả khớp 2


đèn phanh vấu hãm
lắp cao - Ngắt giắc nối
và tháo cụm đèn
phanh lắp trên
cao
69

8 Tháo cụm - Tháo kẹp, tháo


tấm ốp 4 kẹp ra
khay hành - Nhả khớp 5
lý phía sau vấu hãm và tháo
ghế sau tấm ốp trang trí
khay phía sau
ghế sau

9 Tháo tấm
ốp khay
phía sau
ghế sau

10 Tháo cụm - Ngắt giắc nối


loa phía của loa
sau - Tháo bu lông
và cụm loa sau
70

Bảng 3.13: Quy trình tháo bộ khuyếch đại ăng ten (kiểu ghế cố định)

STT Công việc Mô tả Hình vẽ


1 Tháo cụm - Cầm vào mép
lót bọc trước của bọc
đệm nắp nệm ghế sau và
nệm ghế nhấc nó lên, như
sau trong hình vẽ để
nhả khớp 2 móc
vòng
- Luồn đai trong
ghế sau qua lỗ
trong bọc nệm
ghế sau, nhả móc
giữa bọc nệm
ghế sau và lưng
ghế sau, rồi tháo
bọc nệm ghế sau

2 Tháo cụm - Tháo đai ngoài


lưng ghế ghế giữa phía sau
sau ra khỏi dẫn
hướng đai vai
ghế giữa phía sau
- Tháo 3 bu lông
- Nhở khớp 2
móc vòng và
tháo lưng ghế
71

3 Tháo tấm Nhả khớp 7 vấu


ốp bậu cửa và tháo tấm ốp
sau bậu cửa sau

4 Tháo Tháo gioăng mép


gioăng cửa sau
mép cửa
sau

5 Thoá bọc Nhả khớp 2 kẹp


bên ghế và 4 vấu, rồi tháo
sau ốp bên ghế sau

6 Tháo bộ - Ngắt giắc nối


khuyếch của dây ăng ten
đại ăng ten - Ngắt 2 giắc nối
của bộ khuyếch
đại ăng ten
-Tháo bu lông và
bộ khuyếch đại
ăng ten
72

KẾT LUẬN
* Kết luận
Qua quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu hê thống tín hiệu và âm
thanh trên xe Toyota Vios 2010”. Em nhận thấy hệ thống tín hiệu và âm thanh có
vai trò rất quan trọng trong hệ thống điện ô tô.
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp đề tài được định hướng và nghiên cứu
nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về kết cấu cũng như chế tạo được mô hình hoàn
chỉnh để hiểu rõ về các “hệ thống tín hiệu và âm thanh” và phục vụ đào tạo, đến nay
đề tài của em đã thực hiện được:

- Giới thiệu tổng quan về hệ thống tín hiệu và âm thanh trên ô tô.

- Giới thiệu tổng quan về hệ thống tín hiệu và âm thanh trên xe Toyota Vios 2010.

- Phân tích những mạch điện cơ bản của hệ thống tín hiệu và âm thanh trên ô tô.

- Phân tích nguyên lý làm việc của hệ thống tín hiệu và âm thanh trên xe Toyota
Vios 2010.

- Xây dựng được quy trình kiểm tra sửa chữa hệ thống tín hiệu và âm thanh trên
xe Toyota Vios 2010.

* Hướng phát triển


Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành đồ án nhưng do thời gian, kiến thức, kinh
nghiệm bản thân còn hạn chế nên đề tài của chúng em không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong các thầy cô, bạn bè đóng góp ý kiến xây dựng để đề tài được
tốt hơn. Nếu còn thời gian chúng em sẽ tiếp tục hoàn chỉnh, phát triển đề tài đầy đủ
hơn và phát triển mô hình thêm hệ thống tiện nghi an toàn khác.
Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo giúp đỡ của
các thầy, cô trong khoa Cơ khí động lực, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Nguyễn
Ngọc Tú đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đồ án này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
73

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Tài liệu kỹ thuật hãng Toyota ( Toyota TIS )
[2] Hệ thống điện thân xe và điểu khiển gầm ô tô – Trường ĐHSPKT Hưng Yên
[3] Các tài liệu học tập của Khoa CKĐL- Trường ĐHSPKT Hưng Yên
[4] Các tài liệu tham khảo khác.
[5] PGS TS Đỗ Văn Dũng (2003), Hệ thống điện và điện tử trên ôtô hiện đại, Nhà
xuất bản ĐH quốc gia Hà Nội
[6] Trang web https://axeoto.com/threads/tai-lieu-huong-dan-sua-chua-vios-
2007.6.html#post-8
[7] Trang web https://www.oto-hui.com/diendan/threads/so-do-mach-dien-vios-
2011.87619/
I

PHỤ LỤC
Sơ đồ đấu dây hệ thống đèn xi nhan trên xe Toyota Vios 2010
II
III

Sơ đồ đấu dây hệ thống đèn lùi trên xe Toyota Vios 2010


IV

Sơ đồ đấu dây hệ thống đèn phanh trên xe Toyota Vios 2010


V

Sơ đồ đấu dây hệ thống âm thanh trên xe Toyota Vios 2010


VI

You might also like