You are on page 1of 103

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Hưng Yên, ngày… tháng… năm 2023
Giáo viên hướng dẫn

a
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Hưng Yên, ngày… tháng… năm 2023
Giáo viên phản biện 1

b
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Hưng Yên, ngày… tháng… năm 2023
Giáo viên phản biện 2

c
MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN......................................................i


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1.....................................................ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2....................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ..........................................................................................vii
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................x
MỞ ĐẦU..................................................................................................................xii
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................xii
2. Mục tiêu đề tài......................................................................................................xii
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.....................................................................xiii
4. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................xiii
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................xiii
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................................................xiii
7. Giới hạn của đề tài...............................................................................................xiv
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI................................................................1
1.1. Chức năng của hệ thống điều hoà không khí....................................................1
1.2. Yêu cầu của hệ thống điều hòa không khí........................................................2
1.3. Phân loại hệ thống điều hoà không khí.............................................................3
1.4. Nguyên lý làm lạnh cơ bản...............................................................................5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI...............................................6
2.1. Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô...........................................6
2.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện lạnh ô tô..................................7
2.2.1. Cấu tạo chung hệ thống điện lạnh trên ô tô...................................................7
2.2.2. Nguyên lý hoạt động chung hệ thống điện lạnh trên ô tô..............................7
2.2.3. Vị trí lắp đặt của hệ thống.............................................................................8
2.3. Các thành phần chính trong hệ thống điều hoà không khí trên ô tô....................9
2.3.1. Máy nén.........................................................................................................9
2.3.2. Ly hợp từ.....................................................................................................15
2.3.3. Bộ ngưng tụ (Giàn Nóng)............................................................................16
2.3.4. Bình lọc (Hút ẩm môi chất).........................................................................17
2.3.5. Van tiết lưu (Van giãn nở)...........................................................................18

d
2.3.6. Bộ bốc hơi (Giàn lạnh)................................................................................21
2.3.7. Két sưởi.......................................................................................................22
2.4. Các thành phần phụ khác trong hệ thống điều hoà không khí ô tô....................23
2.4.1. Ống dẫn môi chất lạnh.................................................................................23
2.4.2. Cửa sổ kính (mắt ga)...................................................................................23
2.4.3. Van giảm áp và phớt làm kín trục...............................................................24
2.4.4. Quạt trong hệ thống lạnh.............................................................................24
2.4.5. Môi chất lạnh, dầu bôi trơn..........................................................................25
2.5. Hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô.................................................29
2.5.1. Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô..................................29
2.5.2. Các cảm biến sử dụng trong điều hòa không khí tự động...........................30
2.5.3. Các dạng điều khiển điều hòa không khí tự động.......................................33
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN XE Ô TÔ
HONDA HR-V 2022...............................................................................................37
3.1. Giới thiệu chung về xe Honda HR-V 2022........................................................37
3.1.1. Thông số kỹ thuật của hệ thống...................................................................39
3.1.2. Vị trí các bộ phận của hệ thống điều hoà không khí trên xe.......................40
3.1.3. Một số bộ phận của hệ thống điều hòa không khí.......................................41
3.2. An toàn kỹ thuật.................................................................................................43
3.3. Kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa hệ thống điều hoà không khí........................44
3.3.1. Các dụng cụ, thiết bị sử dụng khi bảo dưỡng, sửa chữa..............................44
3.3.2. Phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều hoà không khí...............46
3.3.2.2. Bảo dưỡng................................................................................................50
3.3.3. Chẩn đoán trên xe Honda HR-V 2022........................................................61
3.3.4. Quy trình tháo một số bộ phận trong hệ thống điều hoà không khí............66
3.3.5. Quy trình lắp một số bộ phận trong hệ thống điều hoà không khí..............72
3.3.6. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa..............................................................74
3.4. Thiết kế và xây dựng mô hình........................................................................79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................81
TƯ LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................82
PHỤ LỤC....................................................................................................................i

e
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Bảng thông số kỹ thuật của xe Honda HR-V 2022..................................39
Bảng 3.2.Thông số kỹ thuật hệ thống điều hoà không khí trên xe Honda HR-V 2022
...................................................................................................................................40
Bảng 3.3. Bộ dụng cụ bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa không khí..............................44
Bảng 3.4. Một số hư hỏng và biện pháp khắc phục..................................................46
Bảng 3.5. Kiểm tra lượng môi chất lạnh được nạp vào hệ thống.............................52

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1. 1. Nguyên lý hoạt động của bộ sưởi ấm.........................................................1
Hình 1. 2. Nguyên lý hoạt động của chức năng làm mát không khí...........................1
Hình 1. 3. Bộ lọc không khí và bộ lọc gió kết hợp khử mùi.......................................2
Hình 1. 4. Kiểu phía trước..........................................................................................3
Hình 1. 5. Kiểu kép.....................................................................................................3
Hình 1. 6. Kiểu kép treo trần.......................................................................................4
Hình 1. 7. Kiểu bằng tay.............................................................................................4
Hình 1. 8. Kiểu tự động..............................................................................................4
Hình 1. 9. Sơ đồ nguyên lý làm lạnh cơ bản...............................................................5
Hình 2. 0. Sơ đồ hệ thống máy lạnh ô tô....................................................................7
Hình 2. 1. Sơ đồ bố trí các bộ phận của hệ thống điều hòa xe du lịch........................9
Hình 2. 2. Sơ đồ bố trí các bộ phận của hệ thống điều hòa xe khách.........................9
Hình 2. 3. Kết cấu của máy nén................................................................................10
Hình 2. 4. Các loại máy nén trong hệ thống điều hoà không khí..............................10
Hình 2. 5. Cấu tạo máy nén loại piston.....................................................................11
Hình 2. 6. Sơ đồ nguyên lý máy nén loại piston.......................................................11
Hình 2. 7. Van an toàn..............................................................................................12
Hình 2. 8. Cấu tạo máy nén loại đĩa lắc....................................................................12
Hình 2. 9. Cấu tạo máy nén loại đĩa lắc....................................................................13
Hình 2. 10. Cấu tạo máy nén loại trục khuỷu...........................................................13
Hình 2. 11. Cấu tạo máy nén loại hai cánh gạt.........................................................14
Hình 2. 12. Sơ đồ nguyên lý hoạt động máy nén cánh gạt.......................................14

f
Hình 2. 13. Cấu tạo của máy nén kiểu xoắn ốc.........................................................14
Hình 2. 14. Cấu tạo của máy nén kiểu xoắn ốc.........................................................15
Hình 2. 15. Cấu tạo ly hợp máy nén.........................................................................15
Hình 2. 16. Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ)....................................................16
Hình 2. 17. Sơ đồ cấu tạo của bình lọc.....................................................................17
Hình 2. 18. Sơ đồ cấu tạo của van tiết lưu................................................................18
Hình 2. 19. Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (khi tải nhiệt cao)......................19
Hình 2. 20. Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (khi tải nhiệt thấp).....................19
Hình 2. 21. Sơ đồ cấu tạo của van tiết lưu loại thường.............................................20
Hình 2. 22. Sơ đồ nguyên lý của van tiết lưu loại thường (tải nhiệt cao).................20
Hình 2. 23. Sơ đồ nguyên lý của van tiết lưu loại thường (tải nhiệt thấp)................21
Hình 2. 24. Hình dạng của bộ bốc hơi......................................................................21
Hình 2. 25. Cấu tạo (bộ bốc hơi) giàn lạnh...............................................................22
Hình 2. 26. Két sưởi..................................................................................................22
Hình 2. 27 Trạng thái môi chất qua cửa sổ kính.......................................................24
Hình 2. 28. Van giảm áp và phớt làm kín trục..........................................................24
Hình 2. 29. Quạt làm mát giàn nóng.........................................................................25
Hình 2. 30. Quạt giàn lạnh ( kiểu lồng sóc)..............................................................25
Hình 2. 31. Môi chất lạnh R-12 (CFC).....................................................................26
Hình 2. 32. Sự phá hủy tầng ôzôn của CFC..............................................................26
Hình 2. 33. Môi chất lạnh R-134a (HFC)................................................................27
Hình 2. 34. Đường cong áp suất hơi của môi chất lạnh R-134a...............................27
Hình 2. 35. Dầu bôi trơn...........................................................................................28
Hình 2. 36. Hệ thống điều khiển bằng điện tử..........................................................29
Hình 2. 37. Sơ đồ điều khiển điều hòa tự động ô tô.................................................30
Hình 2. 38. Vị trí các bộ phận trong hệ thống điều hòa tự động...............................31
Hình 2. 39. Cảm biến nhiệt độ trong xe....................................................................31
Hình 2. 40. Cảm biến nhiệt độ ngoài xe...................................................................36
Hình 2. 41. Cảm biến bức xạ mặt trời.......................................................................32
Hình 2. 42. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh..................................................................32
Hình 2. 43. Cảm biến nhiệt độ nước.........................................................................32

g
Hình 2. 44. Cấu tạo và nguyên lý của mô tơ cửa trộn gió........................................33
Hình 2. 45. Mô tơ cửa trộn gió (không có tiếp điểm động)......................................34
Hình 2. 46. Điều khiển nhiệt độ gió ra (TAO)..........................................................34
Hình 2. 47. Sơ đồ nguyên lý điều khiển tốc độ quạt gió theo TAO..........................35
Hình 2. 48. Sơ đồ nguyên lý điều khiển theo mạng lưới thần kinh..........................38

Hình 3. 1. Phần đầu của xe Honda HR-V 2022......................................................39


Hình 3. 2. Cụm đèn pha của xe Honda HR-V 2022...............................................40
Hình 3. 3. Khoang cabin của xe Honda HR-V 2022..............................................40
Hình 3. 4. Bảng điều khiển hệ thống điều hoà không khí.........................................41
Hình 3. 5. Cụm điều khiển hệ thống điều hòa không khí trên xe Honda HR-V 2022
...................................................................................................................................41
Hình 3. 6. Máy nén Honda HR-V 2022....................................................................42
Hình 3. 7. Kiểm tra quan sát và lắng nghe................................................................52
Hình 3. 8. Các tình trang khác nhau của dòng môi chất lạnh khi quan sát qua cửa sổ
kính...........................................................................................................................53
Hình 3. 9. Đồng hồ đo áp suất..................................................................................56
Hình 3.10. Thiết bị phát hiện dò ga..........................................................................60
Hình 3.11. Chẩn đoán bằng âm kế và nhiệt kế.........................................................60

h
LỜI NÓI ĐẦU
Hòa trong bối cảnh phát triển chung của ngành công nghiệp thế giới. Ngành
công nghiệp ô tô ngày càng khẳng định hơn nữa vị thế vượt trội của mình so với các
ngành công nghiệp khác. Những phiên bản xe mới lần lượt ra đời, kết hợp giữa
những bước đột phá về công nghệ kỹ thuật và những nét sáng tạo thẩm mỹ tạo nên
những chiếc xe đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng.
Ngày nay, một chiếc xe ô tô không những phải đảm bảo về tính năng an toàn
cho người sử dụng mà nó còn phải đảm bảo cung cấp được các thiết bị tiện nghi
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Một trong số đó là hệ
thống điều hòa không khí trên ô tô. Ở Việt Nam ô tô đã trở thành một phương tiện
giao thông thông dụng của người dân. Các hãng xe lớn như: Mazda, Toyota, Ford,
Mecerdes, Honda, Daewoo, Huyndai, Nissan, Isuzu đều đã có mặt trên thị trường.
Điển hình như hãng xe Honda là một trong những thương hiệu ô tô thành công
và nổi bật nhất đến từ Nhật Bản. Mặc dù nhỏ hơn một số nhà sản xuất ô tô lớn khác
đến từ Châu Âu, nhưng Honda đã liên tục tung ra thị trường những chiếc xe tuyệt
vời trong suốt nhiều năm qua và Honda HR-V là một trong số đó, nó được sự quan
tâm lớn từ các thị trường Châu Á.
Kể từ khi chiếc ô tô đầu tiên ra đời, theo thời gian để đáp ứng nhu cầu cuộc
sống của con người những chiếc ô tô ra đời sau này ngày một tiện nghi hơn, hoàn
thiện hơn, hiện đại hơn. Một trong nhưng hệ thống tiện nghi là hệ thống điều hòa
không khí trong ô tô. Đây là một hệ thống mang tính hiện đại công nghệ cao. Trong
thời gian học tập tại trường chúng em được trang bị những kiến thức về chuyên
ngành và để đánh giá quá trình học tập và rèn luyện, chúng em được khoa giao cho
nhiệm vụ hoàn thành đồ án với nội dung: “Nghiên cứu hệ thống điều hoà không
khí ô tô trên xe Honda HR-V 2022”. Với kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế
nhưng với sự chỉ bảo tận tình của thầy ThS. Nguyễn Văn Huỳnh em đã hoàn thành
đồ án với thời gian quy định.Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ,
chỉ bảo tận tình của thầy ThS. Nguyễn Văn Huỳnh và các thầy, cô trong bộ môn
đã tạo điều kiện để em hoàn thành đồ án.
Em xin trân trọng cảm ơn!

i
Hưng Yên, ngày tháng năm 2023
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Quân

j
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành ô tô được sử dụng rộng rãi như một phương tiện tham gia giao thông
thông dụng. Ô tô hiện đại nhằm cung cấp tối đa về mặt tiện nghi cũng như tính an
toàn cho con người khi sử dụng. Các tiện nghi được sử dụng trên xe hiện đại ngày
càng phát triển, hoàn thiện và giữ vai trò hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo
nhu cầu khách hàng như: nghe nhạc, xem truyền hình, google map, camera hành
trình, hỗ trợ lái, điều khiển trên vô lăng… Một trong những trang bị tiện nghi phổ
biến đó là hệ thống điều hoà trên ô tô. Ngày nay hệ thống điều hoà ô tô ngày càng
phát triển và hoàn thiện nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của con người. Nó tạo ra
một cảm giác thoải mái khi sử dụng xe trong bất kì thời tiết nào. Đặc biệt nó giải
quyết được vấn đề khí hậu ở Việt Nam, khí hậu khắc nghiệt, không khí bụi bẩn ô
nhiễm. Tuy nhiên hệ thống càng hiện đại, khả năng tiếp cận nó càng khó khăn khi
xảy ra những hư hỏng. Một sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô cần phải trang
bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về hệ thống điều hoà không khí trên ô tô.
Chính vì vậy, việc được giao đề tài “Nghiên cứu hệ thống điều hoà không
khí trên xe Honda HR-V 2022” là rất cần thiết. Đề tài được hoàn thành sẽ là cơ sở
giúp cho em sau này có thể tiếp cận với những hệ thống điều hòa không khí trên ô
tô được trang bị trên các xe ô tô hiện đại. Em mong rằng đề tài sẽ góp phần nhỏ vào
công tác giảng dạy trong nhà trường. Đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho
các bạn sinh viên chuyên ngành ô tô và các bạn sinh viên chuyên ngành khác có sở
thích về ô tô.
2. Mục tiêu đề tài
Đề tài: “Nghiên cứu hệ thống điều hòa không khí trên xe Honda HR-V 2022”
được thực hiện nhằm mục đích.
- Tìm hiểu hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
- Khai thác được kết cấu quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống điều hòa của xe
Honda HR-V 2022.
- Đưa ra và hướng dẫn phân tích sơ đồ mạch điện điều hòa không khí của Honda
HR-V 2022.

k
- Nghiên cứu và xây dựng phương án kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa hệ thống điều
hòa không khí.
- Thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống điều hoà không khí trên ô tô.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống điều hòa không khí.
Khách thể nghiên cứu: Trên xe ô tô Honda HR-V 2022.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô Honda HR-V
2022.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu gồm 2 phương pháp chính:
Một là: Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Các bước thực hiện:
- Bước 1: Quan sát, tìm hiểu các thông số kết cấu của “Hệ thống điều hòa không
khí”.
- Bước 2: Lập phương án kiểm tra hư hỏng của “Hệ thống điều hòa không khí”.
- Bước 3: Lập phương án bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục hư hỏng.
Hai là: Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
+ Các bước thực hiện:
- Bước 1: Thu thập, tìm tòi các tài liệu về hệ thống điều hòa không khí.
- Bước 2: Sắp xếp các tài liệu thành một hệ thống chặt chẽ theo từng bước, từng
đơn vị kiến thức, tư vấn đề tài có cơ sở và bản chất nhất định.
- Bước 3: Đọc, nghiên cứu và phân tích các tài liệu nói về “Hệ thống điều hòa
không khí”, phân tích kết cấu, nguyên lý làm việc một cách khoa học.
- Bước 4: Tổng hợp kết quả thu được, hệ thống hóa các kiến thức liên quan (liên kết
từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích) tạo ra một hệ thống lý thuyết
đầy đủ và sâu sắc.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài giúp cho sinh viên năm cuối có thể củng cố kiến thức, tổng hợp và nâng
cao kiến thức chuyên ngành, cũng như những kiến thức ngoài thực tế xã hội, đề tài
còn giúp cho sinh viên nâng cao khả năng tự tìm tòi, sáng tạo. Đề tài nghiên cứu hệ

l
thống điều hoà không khí trên xe ô tô Honda HR-V 2022, không chỉ giúp cho em
tiếp cận với thực tế mà còn giúp cho em tìm hiểu sâu hơn về hệ thống điều hòa
không khí nói chung. Những kết quả thu được sau khi hoàn thành đề tài này là giúp
cho em có thể hiểu sâu rộng về kết cấu, điều kiện làm việc, một số hư hỏng cũng
như các phương pháp kiểm tra chẩn đoán các hư hỏng thường gặp của hệ thống điều
hòa không khí trên ô tô.
7. Giới hạn của đề tài
Do điều kiện và thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm nhận thức còn hạn
chế nên đề tài của em được giao chỉ nghiên cứu và phân tích đặc điểm hệ thống điều
hòa không khí trên xe ô tô Honda HR-V 2022. Vì vậy, phần nghiên cứu các hệ
thống điều khiển, các cụm thiết bị chính và khai thác, phương pháp chẩn đoán, kiểm
tra, sửa chữa trong hệ thống điều hòa còn hạn chế.

m
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Chức năng của hệ thống điều hoà không khí
1.1.1. Chức năng sưởi ấm
Két sưởi ấm được dùng như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí. Két
sưởi lấy nước làm mát của động cơ đã được hâm nóng bởi động cơ và dùng nhiệt độ
này để làm nóng không khí nhờ một quạt thổi vào xe, vì vậy nhiệt độ của két sưởi là
thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên. Do đó ngay sau khi động cơ khởi động két
sưởi không làm việc như là một bộ sưởi ấm.

z
Hình 1. 1. Nguyên lý hoạt động của bộ sưởi ấm
1.1.2. Chức năng làm mát
Dàn lạnh làm việc như là một bộ trao đổi nhiệt để làm mát không khí trước khi
đưa vào trong xe. Khi bật công tắc hệ thống điều hòa không khí, máy nén bắt đầu
làm việc đẩy môi chất lạnh (ga điều hòa) tới dàn lạnh. Dàn lạnh được làm mát nhờ
chất làm lạnh và sau đó nó làm mát không khí được thổi vào trong xe từ quạt gió.
Việc làm nóng không khí phụ thuộc vào nhiệt độ của nước làm mát động cơ nhưng
việc làm mát không khí hoàn toàn độc lập với nhiệt độ nước làm mát động cơ.

Hình 1. 2. Nguyên lý hoạt động của chức năng làm mát không khí

1
1.1.3. Chức năng hút ẩm, lọc gió
a. Chức năng hút ẩm
Lượng hơi nước trong không khí tăng lên khi nhiệt độ không khí cao hơn và
giảm xuống khi nhiệt độ không khí giảm xuống. Khi đi qua dàn lạnh, không khí
được làm mát. Hơi nước trong không khí ngưng tụ lại và bám vào các cánh tản
nhiệt của dàn lạnh. Kết quả là độ ẩm trong xe bị giảm xuống. Nước dính vào các
cánh tản nhiệt đọng lại thành sương và được chứa trong khay xả nước. Cuối cùng,
nước này được tháo ra khỏi khay của xe bằng một vòi nhỏ.
b. Chức năng lọc gió
Một bộ lọc được đặt ở cửa hút của hệ thống điều hòa không khí để làm sạch
không khí trước khi đưa vào trong xe. Bộ lọc gồm hai loại: Bộ lọc chỉ lọc bụi và bộ
lọc bụi kết hợp khử mùi bằng than hoạt tính.

Hình 1. 3. Bộ lọc không khí và bộ lọc gió kết hợp khử mùi
1.1.4. Chức năng làm tan sương trên kính
Khi nhiệt độ ngoài trời thấp, nhiệt độ và độ ẩm trong xe cao. Hơi nước sẽ đọng
lại trên mặt kính xe, gây cản trở tầm nhìn cho người lái. Để khắc phục hiện tượng
này hệ thống xông kính trên xe sẽ dẫn một đường khí thổi lên phía mặt kính để làm
tan hơi nước.
1.2. Yêu cầu của hệ thống điều hòa không khí
Điều hoà không khí trên xe ôtô phải đạt những yêu cầu: tạo được cảm giác
thoải mái, mát mẻ cho người ngồi trong xe. Khi nhiệt độ trong xe đã hạ xuống mức
trung bình nói trên, block lạnh phải tự động ngưng chạy. Sau đó, khi nhiệt độ trong
xe tăng lên khoảng 20 độ C so với lúc tắt, block lạnh phải tự động chạy trở lại. Quạt
gió dàn lạnh phải chạy được nhiều tốc độ khác nhau. Ở tốc độ trung bình, quạt gió
dàn lạnh phải đưa luồng gió đến được băng ghế cuối. Quạt phải được thiết kế ở 3
tốc độ: chậm, trung bình, nhanh. Luồng gió của máy lạnh phải được phân bố tương
2
đối đều khắp không gian trong xe.
1.3. Phân loại hệ thống điều hoà không khí
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô được phân loại theo vị trí lắp đặt và
theo phương thức điều khiển.
1.3.1. Phân loại theo vị trí lắp đặt
+ Kiểu phía trước (Hình 1.4)
Dàn lạnh của kiểu phía trước được gắn sau bảng đồng hồ và được nối với dàn
sưởi. Quạt dàn lạnh được dẫn động bằng mô tơ quạt. Gió từ bên ngoài hoặc khí tuần
hoàn bên trong được cuốn vào. Không khí đã làm lạnh (hoặc sấy) được đưa vào bên
trong.

Hình 1. 4. Kiểu phía trước


+ Kiểu kép (Hình 1.5)
Kiểu kép là kiểu kết hợp giữa kiểu phía trước với dàn lạnh phía sau được đặt
trong khoang hành lý. Cấu trúc này không cho không khí thổi ra từ phía trước hoặc
từ phía sau. Kiểu kép cho năng suất lạnh cao hơn và nhiệt độ đồng đều ở mọi nơi
trong xe.

Hình 1. 5. Kiểu kép


+ Kiểu kép treo trần (Hình 1.6)
Kiểu này được sử dụng trong xe khách. Phía trước bên trong xe được bố trí hệ

3
thống điều hòa kiểu phía trước kết hợp với dàn lạnh treo trần phía sau. Kiểu kép
treo trần cho năng suất lạnh cao và nhiệt độ phân bố đều.

Hình 1. 6. Kiểu kép treo trần


1.3.2. Phân loại theo phương pháp điều khiển
+ Kiểu bằng tay (Hình 1.7)
Kiểu này cho phép điều khiển nhiệt độ bằng tay các công tắc và nhiệt độ đầu
ra bằng cần gạt. Ngoài ra còn có cần gạt hoặc công tắc điều khiển tốc độ quạt, điều
khiển lượng gió, hướng gió.

Hình 1. 7. Kiểu bằng tay


+ Kiểu tự động ( Hình 1.8)
Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ mong muốn, bằng cách trang bị bộ điều
khiển điều hòa và ECU động cơ. Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ không khí ra
và tốc độ động cơ quạt một cách tự động dựa trên nhiệt độ bên trong xe, bên ngoài
xe, và bức xạ mặt trời báo về hộp điều khiển qua các cảm biến.

Hình 1. 8. Kiểu tự động


4
1.4. Nguyên lý làm lạnh cơ bản

Hình 1. 9. Sơ đồ nguyên lý làm lạnh cơ bản


Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa trên ô tô được vận hành tuần tự
như sau: Đầu tiên, máy nén, được nối với động cơ thông qua dây curoa, hút chất
làm lạnh ở thể khí (từ bình chứa gas) rồi nén ở áp suất cao. Khi bị nén, nhiệt độ chất
làm lạnh tăng lên và nó được đẩy sang giàn nóng, nằm ở vị trí phía đầu xe, gần lưới
tản nhiệt và có quạt riêng. Ở giàn nóng, do được tản nhiệt ở áp suất cao nên chất
làm lạnh hóa thành thể lỏng và chuyển sang van giãn nở (hoặc van tiết lưu).
Sau đó, tại van tiết lưu, áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh hóa hơi và chuyển
tới giàn lạnh. Ở đây, nó lấy nhiệt từ môi trường xung quanh và khiến nhiệt độ giảm
xuống. Hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi ra môi trường. Gió thổi ra từ giàn lạnh có thể
là gió ngoài (làm lạnh ngoài), gió trong ca-bin hoặc cả hai.

5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Hệ thống điều hòa không khí điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong
xe giúp cho hành khách trên xe cảm thấy dễ chịu trong mọi điều kiện thời tiết, mà
còn giúp giữ độ ẩm và lọc sạch không khí. Ngày nay, hệ thống điều hòa không khí
trên xe còn có thể hoạt động một cách tự động nhờ các cảm biến và các ECU điều
khiển. Hệ thống điều hòa không khí cũng giúp loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như
sương mù trên mặt trong của kính xe.
Để làm ấm không khí đi qua, hệ thống điều hòa không khí sử dụng ngay két sưởi
như một két sưởi ấm. Két sưởi lấy nước làm mát động cơ đã được hâm nóng bởi
động cơ và dùng nhiệt này để làm nóng không khí nhờ một quạt thổi vào xe, vì vậy
nhiệt độ của két sưởi là thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên. Do đó ngay sau
khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc.
Để làm mát không khí trong xe, hệ thống máy lạnh ô tô hoạt động theo một
chu trình khép kín. Máy nén đẩy môi chất ở thế khí có nhiệt độ cao áp suất cao đi
vào dàn ngưng. Ở dàn ngưng môi chất chuyển từ thể khí sang thể lỏng. Môi chất ở
dạng lỏng này chảy vào bình chứa (bình sấy khô). Bình này chứa và lọc môi chất.
Môi chất lỏng sau khi đã được lọc chảy qua van giãn nở, van giãn nở này chuyển
môi chất lỏng thành hỗn hợp khí - lỏng có áp suất và nhiệt độ thấp. Môi chất dạng
khí - lỏng có nhiệt độ thấp này chảy tới dàn lạnh. Quá trình bay hơi chất lỏng trong
dàn lạnh sẽ lấy nhiệt của không khí chạy qua dàn lạnh. Tất cả môi chất lỏng được
chuyển thành hơi trong dàn lạnh và chỉ có môi chất ở thể hơi vừa được gia nhiệt đi
vào máy nén và quá trình được lặp lại như trước.
Như vậy để điều khiển nhiệt độ trong xe, hệ thống điều hòa không khí kết hợp
cả két sưởi ấm và dàn lạnh đồng thời kết hợp điều chỉnh vị trí các cánh hòa trộn và
vị trí của van nước.
Để điều khiển thông khí trong xe, hệ thống điều hòa không khí lấy không khí
bên ngoài đưa vào trong xe nhờ chênh áp được tạo ra do chuyển động của xe được
gọi là sự thông gió tự nhiên. Sự phân bổ áp suất không khí trên bề mặt của xe khi nó
chuyển động, một số nơi có áp suất dương, còn một số nơi khác có áp suất âm.
Như vậy cửa hút được bố trí ở những nơi có áp suất dương và cửa xả khí được bố

6
trí ở những nơi có áp suất âm. Trong các hệ thống thông gió cưỡng bức, người ta sử
dụng quạt điện hút không khí đưa vào trong xe. Các cửa hút và cửa xả không khí
được đặt ở cùng vị trí như trong hệ thống thông gió tự nhiên. Thông thường, hệ
thống thông gió này được dùng chung với hệ thống điều hòa không khí, bộ sưởi ấm
2.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện lạnh ô tô
2.2.1. Cấu tạo chung hệ thống điện lạnh trên ô tô
Thiết bị lạnh nói chung và thiết bị lạnh ô tô nói riêng bao gồm các bộ phận và
thiết bị nhằm thực hiện một chu trình lấy nhiệt từ môi trường cần làm lạnh và thải
nhiệt ra môi trường bên ngoài. Thiết bị lạnh ô tô bao gồm các bộ phận: A- Máy nén,
B- Bộ ngưng tụ (dàn nóng), C - Bộ lọc và tách ẩm, F - Van giãn nở (van tiết lưu),
G- Bộ bốc hơi (dàn lạnh), và một số thiết bị khác nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt
động có hiệu quả nhất.

Hình 2.0. Sơ đồ hệ thống máy lạnh ô tô


A. Máy nén (lốc lạnh) F. Van tiết lưu (van giãn nở)
B. Bộ ngưng tụ (Giàn nóng) G. Bộ bốc hơi (giàn lạnh)
C. Bộ lọc hay bình hút ẩm H. Van xả phía thấp áp
D. Công tắc áp suất cao I. Bộ tiêu âm
E. Van xả phía cao áp
1. Sự nén 3. Sự giãn nở
2. Sự ngưng tụ 4. Sự bốc hơi
2.2.2. Nguyên lý hoạt động chung hệ thống điện lạnh trên ô tô
Hệ thống máy lạnh ô tô hoạt động theo các bước cơ bản sau đây (Hình 2.1).

7
Môi chất lạnh được bơm đi từ máy nén (A) dưới áp suất cao và dưới nhiệt độ bốc
hơi cao, giai đoạn này môi chất lạnh được bơm đến bộ ngưng tụ (B) hay dàn nóng ở
thể hơi.
Tại bộ ngưng tụ (B) nhiệt độ của môi chất rất cao, quạt gió thổi mát dàn nóng,
môi chất ở thể hơi được giải nhiệt, ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao nhiệt
độ thấp.
Môi chất lạnh dạng thể lỏng tiếp tục lưu thông đến bộ lọc hay bộ hút ẩm (C), tại đây
môi chất lạnh được làm tinh khiết hơn nhờ được hút hết hơi ẩm và tạp chất.
Van giãn nở hay van tiết lưu (F) điều tiết lưu lượng của môi chất lỏng chảy
vào bộ bốc hơi (Dàn lạnh) (G), làm hạ thấp áp suất của môi chất lạnh. Do giảm áp
nên môi chất từ thể lỏng biến thành thể hơi trong bộ bốc hơi.
Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thụ nhiệt trong cabin ô tô, có nghĩa
là làm mát khối không khí trong cabin.
Không khí lấy từ bên ngoài vào đi qua dàn lạnh (Bộ bốc hơi) (G). Tại đây
không khí bị dàn lạnh lấy đi nhiều năng lượng thông qua các lá tản nhiệt, do đó
nhiệt độ của không khí sẽ bị giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ẩm trong không
khí cũng bị ngưng tụ lại và đưa ra ngoài. Tại dàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có
nhiệt độ, áp suất cao sẽ trở thành môi chất ở thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp.
Khi quá trình này xảy ra môi chất cần một năng lượng rất nhiều, do vậy nó sẽ
lấy năng lượng từ không khí xung quanh dàn lạnh (năng lượng không mất đi mà
chuyển từ dạng này sang dạng khác). Không khí mất năng lượng nên nhiệt độ bị
giảm, tạo nên không khí lạnh. Môi chất lạnh ở thể hơi, dưới nhiệt độ cao và áp suất
thấp được hồi về máy nén.
2.2.3. Vị trí lắp đặt của hệ thống
- Đối với xe du lịch diện tích trong xe nhỏ vì vậy hệ thống điều hòa được lắp ở
phía trước (táp lô) hoặc phía sau (cốp xe) là đảm bảo được việc cung cấp khí mát
vào trong xe khi cần thiết.
- Đối với xe khách diện tích trong xe lớn nếu lắp hệ thống điều hòa giống xe
con thì sẽ không đảm bảo làm mát toàn bộ xe hay quá trình làm mát sẽ kém đi
nhiều. Vì vậy xe khách được lắp hệ thống điều hòa trên trần xe để đảm bảo làm mát
toàn bộ xe tạo ra cảm giác thoải mái cho hành khách trên xe

8
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí các bộ phận của hệ thống điều hòa xe du lịch

Hình 2. 2. Sơ đồ bố trí các bộ phận của hệ thống điều hòa xe khách


2.3. Các thành phần chính trong hệ thống điều hoà không khí trên ô tô
2.3.1. Máy nén
a. Chức năng
Máy nén nhận dòng khí ở trạng thái có nhiệt độ và áp suất thấp. Sau đó dòng
khí này được nén, chuyển sang trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất cao và được đưa
tới giàn nóng. Máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống lạnh, công suất,
chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều do máy nén quyết
định. Trong quá trình làm việc tỉ số nén vào khoảng 5÷8,1. Tỉ số này phụ thuộc vào
nhiệt độ không khí môi trường xung quanh và loại môi chất lạnh.

9
Hình 2.3. Kết cấu của máy nén
b. Phân loại
Nhiều loại máy nén được sử dụng trong hệ thống điện lạnh ô tô, mỗi loại máy
nén đều có đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc khác nhau. Nhưng tất cả các loại
máy nén đều thực hiện một chức năng như nhau: Nhận hơi có áp suất thấp từ bộ bốc
hơi và chuyển thành hơi có áp suất cao bơm vào bộ ngưng tụ.
Thời gian trước đây, hầu hết các máy nén sử dụng loại hai piston và một trục khuỷu,
piston chuyển động tịnh tiến trong xy lanh, loại này hiện nay không còn sử dụng
nữa. Hiện nay loại đang sử dụng rộng rãi nhất là loại máy nén piston dọc trục và
máy nén quay dùng cánh trượt.

Hình 2.4. Các loại máy nén trong hệ thống điều hoà không khí
c. Nguyên lý động của máy hoạt nén
Sự hút môi chất của máy nén: Khi piston đi từ điểm chết trên xuống điểm chết
dưới, các van hút mở ra môi chất được hút vào xy lanh công tác và kết thúc khi
piston xuống điểm chết dưới.
Sự nén của môi chất: Khi piston từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, van hút

10
đóng van xả mở ra với tiết diện nhỏ hơn nên áp suất của môi chất ra sẽ cao hơn khi
được hút vào. Quá trình kết thúc khi piston nên đến điểm chết trên.
Khi piston nên đến điểm chết trên thì quá trình được lặp lại như trên.
d. Một số loại máy nén thông dụng
+ Máy nén loại piston
- Cấu Tạo

Hình 2.5. Cấu tạo máy nén loại piston


Một cặp piston được gắn chặt với đĩa chéo cách nhau một khoảng 72 0 đối với
máy nén có 10 xy lanh và 1200 đối với loại máy nén 6 xy lanh. Khi một phía piston
ở hành trình nén, thì phía kia ở hành trình hút.
- Nguyên lý hoạt động.
Khi trục quay và kết hợp với đĩa vát làm cho piston dịch chuyển qua trái hoặc
qua phải. Kết quả làm môi chất bị nén lại. Khi piston qua trái, nhờ chênh lệch áp
suất giữa bên trong xy lanh và ống áp suất thấp. Van hút được mở ra và môi chất đi
vào xy lanh.

Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lý máy nén loại piston


Khi piston sang phải, van hút đóng lại và môi chất bị nén. Khi môi chất trong
xy lanh cao, làm van đẩy mở ra. Môi chất được nén vào đường ống áp suất cao (van
11
hút và van đẩy được làm kín và ngăn chặn môi chất quay trở lại).
Nếu vì một lý do nào đó, áp suất ở phần cao áp của hệ thống lạnh quá cao, van
an toàn được lắp trong máy nén sẽ xả một phần môi chất ra ngoài. Điều này giúp
bảo vệ các bộ phận của hệ thống điều hòa.

Hình 2.7. Van an toàn


Van an toàn được thiết kế để hoạt động khi gặp tình huống khẩn cấp. Bình
thường máy nén được ngắt bởi công tắc áp suất cao trong hệ thống điều khiển.
+ Máy nén loại đĩa lắc
- Cấu tạo

Hình 2.8. Cấu tạo máy nén loại đĩa lắc


- Nguyên lý hoạt động của máy nén loại đĩa lắc
Khi trục quay, chốt dẫn hướng quay đĩa chéo thông qua đĩa có vấu được nối trực
tiếp với trục. Chuyển động quay này của đĩa chéo được chuyển thành chuyển động
của piston trong xi lanh để thực hiện việc hút, nén và xả trong môi chất.
Để thay đổi dung tích của máy nén có 2 phương pháp: Một là dùng van điều
khiển được nêu ở trên và dùng loại van điều khiển điện từ.
Khi độ lạnh của dàn lạnh nhiều, áp suất và nhiệt độ khoang áp suất thấp

12
(Suction) đều nhỏ. Ống xếp bị co lại để đóng van, không cho áp suất cao từ khoang
áp suất cao thông vào khoang đĩa chéo, nên đĩa chéo nằm ở một vị trí nhất định.

Hình 2. 9. Cấu tạo máy nén loại đĩa lắc


Khi độ lạnh kém thì nhiệt độ và áp suất của khoang ống xếp tăng lên. Ống xếp
nở ra đẩy van mở cho một phần ga áp suất cao từ khoang áp suất cao, đưa vào
khoang đĩa chéo đẩy đĩa chéo nghiêng lên, làm tăng hành trình của piston và tăng
lưu lượng của máy nén.
+ Máy nén loại trục khuỷu
- Cấu tạo.

Hình 2. 10. Cấu tạo máy nén loại trục khuỷu


- Nguyên lý hoạt động của máy nén loại trục khuỷu.
Ở máy nén khí dạng chuyển động tịnh tiến qua lại, chuyển động quay của trục
khuỷu máy nén thành chuyển động tịnh tiến qua lại của piston.
+ Máy nén cánh gạt

13
- Cấu tạo.
Máy nén cánh gạt gồm một rotor gắn chặt với hai cặp cánh gạt và được bao
quanh bởi xylanh máy nén. Khi rotor quay, hai cánh gạt quay theo và chuyển động
tịnh tiến trong rãnh của rotor, trong khi đó hai đầu cuối của cánh gạt tiếp xúc với
mặt trong của xylanh và tạo áp suất nén môi chất.

Hình 2. 11. Cấu tạo máy nén loại hai cánh gạt

- Nguyên lý hoạt động.

Hình 2. 12. Sơ đồ nguyên lý hoạt động máy nén cánh gạt


+ Máy nén xoắn ốc
- Cấu tạo.
Máy nén này gồm có một đường xoắn ốc cố định và một đường xoắn ốc quay
tròn.

Hình 2. 13. Cấu tạo của máy nén kiểu xoắn ốc


- Nguyên lý hoạt động.
14
Đường xoắn ốc quay chuyển động tuần hoàn, 3 khoảng trống giữa đường xoắn
ốc quay và đường xoắn ốc cố định dịch chuyển làm cho thể tích của chúng nhỏ dần.
Khi đó môi chất được hút vào qua cửa hút bị nén do chuyển động tuần hoàn của
đường xoắn ốc và mỗi vòng đường xoắn ốc quay thực hiện quay 3 vòng thì môi
chất được xả ra từ cửa xả. Trong thực tế môi chất được xả ngay sau mỗi vòng.

Hình 2. 14. Cấu tạo của máy nén kiểu xoắn ốc

2.3.2. Ly hợp từ
a. Chức năng
Tất cả máy nén của hệ thống điện lạnh trên ô tô đều được trang bị bộ ly hợp
điện từ. Bộ ly hợp được xem như một phần của puly máy nén có tác dụng ngắt và
nối sự truyền động giữa đông cơ và máy nén mỗi khi cần thiết.
b. Cấu tạo
Ly hợp từ gồm có cuộn từ, puly, đĩa ép. Đĩa ép được lắp với trục máy nén
bằng mối ghép then hoa. Cuộn từ được lắp trước thân máy nén.

Hình 2.15. Cấu tạo ly hợp máy nén


c. Nguyên lý hoạt động
15
Khi người lái chưa bật công tắc A/C thì cuộn từ chưa được cấp điện, puly và
đĩa ép độc lập với nhau. Puly quay tự do còn đĩa ép đứng yên. Máy nén chưa hoạt
động.
Khi người lái bật nút A/C, rơ le ly hợp đóng mạch cuộn từ được cấp điện, trở thành
nam châm sinh ra lực từ hút đĩa ép dính chặt pu ly. Lúc này cả puly lẫn trục máy
nén được khớp cứng một khối và quay cùng với nhau để bơm môi chất lạnh, mô
men quay được truyền từ động cơ thông qua dây đai đến pu ly qua đĩa ép làm trục
máy nén quay theo, máy nén hoạt động.
2.3.3. Bộ ngưng tụ (Giàn Nóng)
a. Chức năng
Công dụng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất và
nhiệt độ cao, từ máy nén bơm đến, ngưng tụ thành thể lỏng.
b. Cấu tạo
Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều
hình chữ U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng. Các cánh tỏa nhiệt
bám sát quanh ống kim loại. Kiểu thiết kế này làm cho bộ ngưng tụ có diện tích tỏa
nhiệt tối đa và không gian chiếm chỗ là tối thiểu.

Hình 2. 16. Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ)
1. Giàn nóng 6. Môi chất giàn nóng ra
2. Cửa vào 7. Không khí lạnh
3. Khí nóng 8. Quạt giàn nóng
4. Đầu từ máy nén đến 9. Ống dẫn chữ U
16
5. Cửa ra 10. Cánh tản nhiệt
Trên ô tô bộ ngưng tụ được lắp ráp ngay trước đầu xe, phía trước thùng nước
tỏa nhiệt của động cơ, ở vị trí này bộ ngưng tụ tiếp nhận tối đa luồng không khí mát
thổi xuyên qua do đang lao tới và do quạt gió tạo ra.
2.3.4. Bình lọc (Hút ẩm môi chất)
a. Chức năng
Bình chứa là một thiết bị để chứa môi chất được hoá lỏng tạm thời bởi giàn
nóng và cung cấp một lượng môi chất theo yêu cầu tới giàn lạnh. Bộ hút ẩm có chất
hút ẩm và lưới lọc dùng để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ấm trong chu trình làm
lạnh.
Nếu có hơi ấm trong chu trình làm lạnh, thì các chi tiết ở đó sẽ bị mài mòn
hoặc đóng băng ở bên trong van giãn nở dẫn đến bị tắc kẹt.
b. Cấu tạo của bình lọc
Bình lọc (hút ẩm) môi chất lạnh là một bình kim loại bên trong có lưới lọc (2)
và chất khử ẩm (3). Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính hút chất ẩm ướt lẫn trong
môi chất lạnh. Bên trong bầu lọc/hút ẩm, chất khử ẩm được đặt giữa hai lớp lưới lọc
hoặc được chứa trong một túi khử ẩm riêng. Túi khử ẩm được đặt cố định hay đặt tự
do trong bầu lọc. Khả năng hút ẩm của chất này tùy thuộc vào thể tích và loại chất
hút ẩm cũng như tuỳ thuộc vào nhiệt độ.
Phía trên bình lọc (hút ẩm) có gắn cửa sổ kính (6) để theo dõi dòng chảy của
môi chất, cửa này còn được gọi là mắt ga. Bên trong bầu lọc, ống tiếp nhận môi chất
lạnh được lắp đặt bố trí tận phía đáy bầu lọc nhằm tiếp nhận được 100% môi chất
thể lỏng cung cấp cho van giãn nở.

Hình 2.17. Sơ đồ cấu tạo của bình lọc


1. Cửa vào 4. Ống tiếp nhận
2. Lưới lọc 5. Cửa ra

17
3. Chất khử ẩm 6. Kính quan sát
2.3.5. Van tiết lưu (Van giãn nở)
a. Chức năng
Sau khi qua bình chứa tách ẩm, môi chất lỏng có nhiệt độ cao, áp suất cao
được phun ra từ lỗ tiết lưu. Kết quả làm môi chất giãn nở nhanh và biến môi chất
thành hơi sương có áp suất thấp va nhiệt độ thấp.
Van tiết lưu điều chỉnh được lượng môi chất cấp cho giàn lạnh theo tải nhiệt
một cách tự động.
b. Phân loại

Hình 2. 18. Sơ đồ cấu tạo của van tiết lưu


+ Van tiết lưu kiểu hộp
Van tiết lưu kiểu hộp gồm thanh cảm ứng nhiệt, phần cảm ứng nhiệt được
thiết kế để tiếp xúc trực tiếp với môi chất.
Thanh cảm ứng nhiệt nhận biết nhiệt độ của môi chất (tải nhiệt) tại cửa ra của
giàn lạnh và truyền đến hơi chắn trên màn. Lưu lượng của môi chất được điều chỉnh
khi kim van di chuyển. Điều này xảy ra khi có sự chênh lệch áp suất trên màn thay
đổi. giãn ra hoặc co lại do nhiệt độ và tác dụng của lò xo.
- Nguyên lý hoạt động
Khi tải nhiệt tăng, nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh tăng. Điều này làm nhiệt
truyền đến hơi chắn trên màn tăng, vì thế hơi chắn đó dãn ra. Màn chắn di chuyển
sang phía bên trái, làm thanh cảm biến nhiệt độ và đầu của kim van nén lò xo. Lỗ
tiết lưu mở ra cho một lượng lớn môi chất vào trong giàn lạnh. Điều này làm tăng
lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống lạnh, bằng cách đó làm tăng khả năng
làm lạnh cho hệ thống.

18
Hình 2.19. Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (khi tải nhiệt cao)
Khi tải nhiệt nhỏ, nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh giảm. Điều đó làm cho
nhiệt truyền đến hơi chắn trên màn giảm nên hơi môi chất co lại. Màng di chuyển
về phía phải, làm thanh cảm ứng nhiệt và đầu của kim van đẩy sang phía phải bởi lò
xo. Lỗ tiết lưu đóng bớt lại, nên lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống giảm,
bằng cách đó làm giảm mức độ lạnh của hệ thống.

Hình 2. 20. Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (khi tải nhiệt thấp)
+Van tiết lưu loại thường
Trong van tiết lưu loại thường, bộ phận cảm ứng nhiệt (đầu cảm ứng) được lắp
ở ống ra của giàn lạnh. Có hai loại: Van tiết lưu cân bằng trong và van tiết lưu cân
bằng ngoài, phụ thuộc vào nơi lấy tín hiệu áp suất hơi của giàn lạnh. Van tiết lưu
cân bằng ngoài gồm có một ống cân bằng và một đầu cảm ứng nhiệt, nhưng có cùng
hoạt động như van tiết lưu cân bằng trong.
Khoang trên của màn chắn được nối với đầu cảm ứng nhiệt được điền đầy môi
chất. Nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh thay đổi làm cho áp suất của hơi chắn trên
màn thay đổi. Lưu lượng của môi chất được điều chỉnh khi kim van thay đổi. Điều
đó xảy ra do sự chênh lệch lực tác dụng phía trên màng và phía dưới màng.

19
Hình 2. 21. Sơ đồ cấu tạo của van tiết lưu loại thường
- Nguyên lý hoạt động.
Khi nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh cao (tải nhiệt lớn), môi chất nhận được
một lượng nhiệt lớn từ không khí trong xe. Điều đó làm cho quá trình bay hơi hoàn
toàn diễn ra sớm hơn và làm tăng nhiệt độ của môi chất tại cửa ra của giàn lạnh.
Khi cả nhiệt độ và áp suất của đầu cảm ứng nhiệt tăng, màn dịch chuyển
xuống phía dưới, đẩy kim van xuống. Do đó kim van mở ra và cho một lượng lớn
môi chất đi vào trong giàn lạnh. Điều đó làm tăng lưu lượng của môi chất tuần hoàn
trong hệ thống, bằng cách đó làm tăng năng suất lạnh.

Hình 2. 22. Sơ đồ nguyên lý của van tiết lưu loại thường (tải nhiệt cao)
Khi nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh thấp (tải nhiệt nhỏ), môi chất nhận được
một lượng nhiệt nhỏ từ không khí trong xe. Quá trình bay hơi không hoàn toàn, làm
giảm nhiệt độ của môi chất lạnh tại cửa ra của giàn lạnh.

20
Hình 2. 23. Sơ đồ nguyên lý của van tiết lưu loại thường (tải nhiệt thấp)
Khi cả nhiệt độ và áp suất của đầu cảm ứng nhiệt đều giảm, màn dịch chuyển
lên phía trên, kéo kim van lên. Điều đó làm kim van đóng lại và giới hạn lưu lượng
môi chất đi vào trong giàn lạnh. Điều đó làm giảm lưu lượng môi chất tuần hoàn
trong hệ thống, bằng cách đó làm giảm năng suất lạnh.
Một số xe không sử dụng van bốc hơi mà sử dụng ống tiết lưu cố định. Nó là
một đường ống có tiết diện cố định, khi môi chất qua ống tiết lưu thì áp suất của
môi chất sẽ bị giảm xuống.
2.3.6. Bộ bốc hơi (Giàn lạnh)
a. Chức năng
Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương sau khi qua van giãn nở có nhiệt
độ và áp suất thấp, và làm lạnh không khí ở xung quanh nó.
b. Phân loại giàn lạnh
Giàn lạnh làm bay hơi hỗn hợp lỏng khí (dạng sương) có nhiệt độ thấp, áp suất
được cung cấp từ van tiết lưu. Do đó làm lạnh không khí xung quanh giàn lạnh. Có
hai loại giàn lạnh. Giàn lạnh cánh phẳng thường được sử dụng.

Hình 2. 24. Hình dạng của bộ bốc hơi


c. Cấu tạo
Bộ bốc hơi (giàn lạnh) được cấu tạo bằng một ống kim loại (5) dài uốn cong
chữ chi xuyên qua vô số các lá mỏng hút nhiệt, các lá mỏng hút nhiệt được bám sát
21
tiếp xúc hoàn toàn quanh ống dẫn môi chất lạnh. Cửa vào của môi chất bố trí bên
dưới và cửa ra bố trí bên trên bộ bốc hơi. Với kiểu thiết kế này, bộ bốc hơi có được
diện tích hấp thu nhiệt tối đa trong lúc thể tích của nó được thu gọn tối thiểu.
Trong xe ô tô bộ bốc hơi được bố trí dưới bảng đồng hồ. Một quạt điện kiểu
lồng sóc thổi một số lượng lớn không khí xuyên qua bộ này đưa khí mát vào cabin.

Hình 2. 25 Cấu tạo (bộ bốc hơi) giàn lạnh


1. Cửa dẫn môi chất vào 4. Luồng khí lạnh
2. Cửa dẫn môi chất ra 5. Ống dẫn môi chất
3. Cánh tản nhiệt 6. Luồng khí nóng
2.3.7. Két sưởi
a. Chức năng
Nước làm mát động cơ (khoảng 800C) chảy vào két sưởi và không khí khi qua két
sưởi nhận nhiệt từ nước làm mát này. Két sưởi gồm có các đường ống, cánh tản
nhiệt và vỏ. Việc chế tạo các đường ống dẹt sẽ cải thiện được việc dẫn nhiệt và truyền
nhiệt.
b. Cấu tạo
Két sưởi gồm có các đường ống/cánh tản nhiệt và vỏ. Việc chế tạo các đường
ống dẹt sẽ cải thiện được việc dẫn nhiệt và truyền nhiệt.

Hình 2. 26. Két sưởi


22
2.4. Các thành phần phụ khác trong hệ thống điều hoà không khí ô tô
2.4.1. Ống dẫn môi chất lạnh
Những thiết bị khác nhau trong hệ thống điều hòa không khí ô tô phải được
nối liền với nhau, để môi chất lạnh lưu thông tuần hoàn trong hệ thống. Cả hai loại
ống mềm và ống cứng được sử dụng để nối các thiết bị lại với nhau. Khi nối hệ
thống với máy nén phải sử dụng ống mềm, điều này cho phép máy nén và động cơ
có thể chuyển động tương đối với nhau. Các loại ống mềm được sử dụng trong hệ
thống điều hòa không khí hiện nay được chế tạo bằng cao su có thêm một hoặc hai
lớp không thấm ở bên trong và bên ngoài còn gia cố thêm một lớp nilon không thấm
tạo ra một lớp màng chắn không bị rò rỉ.
Các loại ống làm bằng kim loại được sử dụng nhiều trong hệ thống làm lạnh,
để nối những thiết bị cố định như từ giàn ngưng tụ đến van tiết lưu, từ van đến bộ
bốc hơi. Mặc dù ống kim loại không bị thấm qua nhưng nước hoặc dung dịch trong
ắc quy tràn ra có thể ăn mòn và làm thủng ống và gây ra rò rỉ. Đường ống dẫn trong
hệ thống điều hòa không khí được đặt tên theo công việc của chúng hoặc theo trạng
thái của chất làm lạnh chứa bên trong. Đường ống thoát nối từ máy nén đến bộ
ngưng tụ được gọi là ống ga nóng. Đường ống dẫn chứa dung dịch chất làm lạnh
nối từ bộ ngưng tụ đến phin sấy lọc và đến thiết bị giãn nở. Đường ống hút nối bộ
bốc hơi đến máy nén thường có đường kính lớn nhất vì nó truyền dẫn hơi môi chất
lạnh ở áp suất thấp.
2.4.2. Cửa sổ kính (mắt ga)
Cấu tạo của kính xem ga bao gồm phần thân hình trụ tròn, phía trên có lắp một
kính tròn có khả năng chịu áp lực tốt và trong suốt để quan sát lỏng. Kính được áp
chặt lên phía trên nhờ một lò xo đặt bên trong. Trên đường ống cấp môi chất của hệ
thống lạnh có lắp đặt kính xem ga, mục đích là báo hiệu lưu lượng lỏng và chất
lượng của nó một cách định tính. Cụ thể như sau:
Báo hiệu lượng ga chảy qua đường ống có đủ không. Trong trường hợp lỏng
chảy điền đầy đường ống, hầu như không nhận thấy sự chuyển động của dòng môi
chất lỏng, ngược lại nếu thiếu môi chất, trên mắt kính sẽ thấy sủi bọt. Khi thiếu ga
trầm trọng trên mắt kính sẽ có các vệt dầu chảy qua hình gợn sóng.

23
Báo hiệu độ ẩm của môi chất. Khi trong môi chất lỏng có lẫn ẩm thì màu sắc
của nó bị biến đổi. Màu xanh: Khô; Màu vàng: Có lọt ẩm cần thận trọng; Màu nâu:
Lọt ẩm nhiều, cần xử lý. Để tiện so sánh, trên vòng tròn chu vi của mắt kính người
ta có in sẵn các màu đặc trưng để có thể kiểm tra và so sánh.
Ngoài ra khi trong môi chất lỏng có lẫn các tạp chất cũng có thể nhận biết qua
mắt kính. trong trường hợp các hạt hút ẩm bị hỏng, xỉ hàn trên đường ống.
Có hai loại kính kiểm tra: Một loại được lắp ở đầu ra của bình chứa và loại kia
được lắp ở giữa bình chứa và van giãn nở.

Hình 2. 27. Trạng thái môi chất qua cửa sổ kính


2.4.3. Van giảm áp và phớt làm kín trục
Nếu giàn nóng không được tản nhiệt bình thường hoặc bị nghẹt, thì áp suất
của giàn nóng và bộ lọc sẽ trở nên cao bất bình thường tạo lên sự nguy hiểm cho
đường ống dẫn. Để ngăn không cho hiện tượng này xảy ra, nếu áp suất ở phía áp
suất cao tăng lên khoảng từ 3,43 MPa (35kgf/cm 2) đến 4,14 MPa (42kgf/cm2), thì
van giảm áp mở để giảm áp suất.

Hình 2. 28. Van giảm áp và phớt làm kín trục


2.4.4. Quạt trong hệ thống lạnh
Quạt trong hệ thống lạnh có hai loại:
-Loại cánh: Thường lắp trước giàn nóng để giải nhiệt cho giàn nóng.

24
Hình 2. 29. Quạt làm mát giàn nóng
-Loại lồng sóc: Thường được lắp ở giàn lạnh để thổi khí lạnh vào trong xe.

Hình 2. 30. Quạt giàn lạnh (kiểu lồng sóc)


2.4.5. Môi chất lạnh, dầu bôi trơn
a. Môi chất lạnh
Môi chất lạnh còn gọi là tác nhân lạnh hay ga lạnh trong hệ thống điều hòa
không khí phải đạt được những yêu cầu sau đây:
+ Môi chất lạnh phải có điểm sôi thấp dưới 32 0F (00C) để có thể bốc hơi và
hấp thụ ẩn nhiệt tại những nhiệt độ thấp.
+ Phải có tính chất tương đối trơ nghĩa là không ăn mòn kim loại hoặc các vật
liệu khác như cao su, nhựa, hòa trộn được với dầu bôi trơn để tạo thành một hóa
chất bền vững.
+ Đồng thời chất làm lạnh phải là chất không độc, không cháy, và không gây
nổ, không sinh ra các phản ứng phá hủy môi sinh và môi trường khi nó xả ra vào
khí quyển.
Phân loại và kí hiệu môi chất lạnh:
- Các freon: Là các cacbuahydro no hoặc chưa no mà các nguyên tử hydro
được thay thế một phần hoặc toàn bộ bằng nguyên tử clo, flo hoặc brom.
+ R (refrigerant): Chất làm lạnh, môi chất lạnh.
+ Các đồng phân có thêm chữ a, b để phân biệt. Ví dụ như R-134a
25
+ Các olefin có số 1 đứng trước 3 chữ số. Ví dụ như C3F6 kí hiệu là R1216.
+ Các hợp chất có cấu trúc mạch vòng thêm chữ C. Ví dụ như C4H8 là
RC138.
- Các chất vô cơ: Kí hiệu là R7M, trong đó với M là phân tử lượng làm tròn
của chất đó.
Ví dụ NH3 kí hiệu là R717.
- Môi chất lạnh R-12.
Môi chất lạnh R-12 là hợp chất của cacbon, clo và flo có công thức hóa học là
CCl2F2 (CFC). Nó là một chất khí không màu nó nặng hơn không khí bốn lần ở
300C, có mùi thơm rất nhẹ, có điểm sôi là -21,7 0F (-29,80C), nhờ vậy nó bốc hơi
nhanh chóng trong giàn lạnh và hấp thụ nhiều nhiệt, áp suất hơi của nó trong bộ bốc
hơi là 30 PSI và trong bộ ngưng tụ là 150-300 PSI, và có nhiệt lượng ẩn để bốc hơi
là 70 BTU trên 1 Pound.
R-12 rất dễ hòa tan trong dầu khoáng chất, và không tham gia phản ứng với
các kim loại, các ống mềm và đệm kín sử dụng trong hệ thống. Cùng với đặc tính có
khả năng lưu thông xuyên suốt hệ thống ống dẫn nhưng không bị làm giảm hiệu
suất, chính những đặc điểm này đã làm cho R-12 là môi chất lý tưởng sử dụng trong
hệ thống điều hòa ô tô.
Tuy nhiên R-12 lại có đặc tính phá hủy tầng ôzôn và gây ra hiệu ứng nhà kính,
do các phân tử này có thể bay lên bầu khí quyển trước khi phân giải, và tại bầu khí
quyển, nguyên tử clo đã tham gia phản ứng hóa học với nguyên tử O 3 trong tầng
ôzôn khí quyển. Do đó ngày nay môi chất lạnh R-12 đã bị cấm sử dụng và lưu hành
trên thị trường.

Hình 2.31. Môi chất lạnh R-12 Hình 2.32. Sự phá hủy tầng
(CFC) ôzôn của CFC
26
- Môi chất lạnh R-134a.
Môi chất lạnh R134a có công thức hóa học là CF3-CH2F (HFC). Do trong
thành phần hợp chất không có chứa clo nên đây chính là lý do cốt yếu mà ngành
công nghiệp ô tô chuyển từ việc sử dụng môi chất lạnh R-12 sang sử dụng môi chất
lạnh R134a.
Các đặc tính, các mối quan hệ áp suất và nhiệt độ của môi chất R134a có điểm
sôi là -15,20F (-26,90C), và có lượng nhiệt ẩn để bốc hơi là 77,74 BTU/Pound. Điểm
sôi này cao hơn so với môi chất R-12 nên hiệu suất có phần không bằng so với R-
12. Vì vậy hệ thống điều hòa không khí ô tô dùng môi chất lạnh R134a được thiết
kế với áp suất bơm cao hơn, đồng thời phải tăng khối lượng lớn không khí giải nhiệt
thổi xuyên qua giàn nóng (bộ ngưng tụ). R134a có nhược điểm nữa là không kết
hợp được với các dầu khoáng dùng để bôi trơn hệ thống.
Đồ thị mô tả mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ. Đồ thị chỉ ra điểm sôi của
R134a ở mỗi cặp giá trị nhiệt độ và áp suất. Phần diện tích trên đường cong áp suất
biểu diễn R134a ở trạng thái khí và phần diện tích dưới đường cong áp suất biểu
diễn R134a ở trạng thái lỏng. Ga lạnh ở thể khí có thể chuyển sang thể lỏng chỉ
bằng cách tăng áp suất mà không cần thay đổi nhiệt độ hoặc giảm nhiệt độ mà
không cần thay đổi áp suất. Ngược lại ga lỏng có thể chuyển sang ga khí bằng cách
giảm áp suất mà không cần thay đổi nhiệt độ hoặc tăng nhiệt độ mà không cần thay
đổi áp suất.

Hình 2.33. Môi chất lạnh R-134a Hình 2.34. Đường cong áp suất hơi
(HFC) của môi chất lạnh R-134a
Khi thay thế môi chất lạnh R-12 của hệ thống điều hòa không khí bằng môi
chất R134a thì phải thay đổi các bộ phận của hệ thống nếu nó không phù hợp với
R134a, cũng như phải thay đổi dầu bôi trơn, chất khử ẩm của hệ thống. Dầu bôi trơn
27
chuyên dùng cùng với môi chất lạnh R134a là các chất bôi trơn tổng hợp
polyalkalineglycol (PAG) hay polyolester (POE). Hai chất này không hòa trộn với
môi chất lạnh R-12. Ta có thể phân biệt được giữa hai môi chất lạnh R-12 và R134a
vì thông thường nó được ghi rõ và dán trên các bộ phận chính của hệ thống.
b. Dầu bôi trơn

Hình 2. 35. Dầu bôi trơn


Tùy theo quy định của nhà chế tạo lượng dầu bôi trơn vào khoảng 150-200 ml
được nạp vào máy nén nhằm đảm bảo các chức năng sau đây: Bôi trơn các chi tiết
của máy nén tránh mòn và két cứng, một phần dầu nhờn sẽ hòa trộn với môi chất
lạnh và lưu thông khắp nơi trong hệ thống, giúp van giãn nở hoạt động chính xác,
bôi trơn cổ trục máy nén.
Dầu bôi trơn máy nén phải tinh khiết không được sủi bọt, không lẫn lưu
huỳnh. Dầu bôi trơn máy nén không có mùi, trong suốt màu vàng nhạt. Khi bị lẫn
tạp chất nó có màu nâu đen. Vì vậy nếu phát hiện dầu bôi trơn trong hệ thống điện
lạnh đổi sang màu nâu đen, có mùi hăng nồng thì dầu đã bị nhiễm bẩn. Nó cần được
xả sạch, thay bầu lọc hút ẩm và thay dầu mới theo đúng chủng loại và đúng dung
lượng quy định.
Chủng loại và độ nhớt của dầu bôi trơn máy nén tùy thuộc vào quy định của
nhà chế tạo máy nén và tùy thuộc vào lượng môi chất lạnh đang sử dụng trong hệ
thống. Dầu nhờn được hòa tan với môi chất lạnh và lưu thông xuyên suốt hệ thống,
do vậy bên trong mỗi bộ phận đều có dầu bôi trơn. Khi tháo rời các bộ phận đó ra
khỏi hệ thống. Lượng dầu bôi trơn phải được cho thêm sau khi thay mới bộ phận
được quy định do nhà chế tạo và được chế trực tiếp vào bộ phận đó.
Ví dụ về quy định của hãng ford:
Giàn lạnh (bộ bốc hơi) 90cc
Giàn nóng(bộ ngưng tụ) 30cc
28
Bầu lọc/ hút ẩm 30cc
Tổng số thể tích dầu bôi trơn trong một hệ thống điện lạnh ô tô khoảng 240cc.
Để có thể châm thêm dầu nhờn vào máy nén bù đắp cho lượng dầu bị thất
thoát do xì ga, người ta sản xuất những bình dầu nhờn áp suất. Loại bình này chứa
59 ml dầu nhờn và một lượng thích ứng môi chất lạnh. Môi chất lạnh này có công
dụng tạo áp suất đẩy dầu nhờn nạp vào hệ thống.
2.5. Hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô
2.5.1. Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô

Hình 2. 36. Hệ thống điều khiển bằng điện tử


1. Công tắc điều hòa 6. Công tắc nhiệt độ
2. Van xả áp suất cao của máy nén 7. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
3. Quạt tản nhiệt giàn nóng 8. Ống thổi gió sạch
4. Công tắc ngắt áp suất của điều hòa 9. Bộ điều khiển
5. Cảm biến nhiệt độ 10. Bu ly máy nén
Trong hệ thống điều khiển tự động EATC (Electronic Automatic Temperature
Control) có trang bị bộ vi xử lý để giúp hệ thống duy trì được nhiệt độ mát lạnh
định sẵn một cách ổn định. Đồng thời có thể điều khiển được nhiệt độ ở phía ghế tài
xế và khu vực ghế hành khách một cách độc lập. Hệ thống tự động này có khả năng
phân phối luồng khí mát đến các hàng ghế phía sau nhưng không ảnh hưởng tới
luồng khí mát thổi đến các ghế ngồi phía trước.
Hệ thống điều hoà không khí tự động được kích hoạt bằng cách đặt
nhiệt độ mong muốn bằng núm chọn nhiệt độ và ấn vào công tắc AUTO. Hệ
thống sẽ điều chỉnh ngay lập tức và duy trì nhiệt độ ở mức đã thiết lập nhờ chức
năng điều khiển tự động của ECU.

29
Hình 2. 37. Sơ đồ điều khiển điều hòa tự động ô tô
Hệ thống được điều khiển nhiệt độ tự động EATC tiếp nhận thông tin nạp vào
từ sáu nguồn khác nhau, xử lý thông tin và sau cùng ra lệnh bằng tín hiệu để điều
khiển các bộ tác động cổng chức năng. Sáu nguồn thông tin bao gồm:
+ Bộ cảm biến năng lượng mặt trời, cảm biến này là một pin quang điện được
cài đặt trên bảng đồng hồ, có chức năng đo lường ghi nhận nhiệt từ mặt trời.
+ Bộ cảm biến nhiệt độ bên trong xe, nó được cài đặt phía sau bảng đồng hồ
và có chức năng theo dõi, đo kiểm nhiệt độ của không khí bên trong khoang cabin ô
tô.
+ Bộ cảm biến môi trường, ghi nhận nhiệt độ của phía ngoài xe.
+ Bộ cảm biến nhiệt độ bước làm mát động cơ .
+ Công tắc áp suất điều khiển bộ ly hợp điện từ buly máy nén theo chu kỳ.
+ Tín hiệu cài đặt từ bảng điều khiển về nhiệt độ mong muốn và về vận tốc
quạt gió.
Sau khi nhận được các thông tin tín hiệu đầu vào, cụm điều khiển điện tử
EATC (ECU), sẽ phân tích, xử lý thông tin và phát tín hiệu điều khiển bộ chấp hành
điều chỉnh tốc độ quạt giàn nóng, giàn lạnh, quạt két nước động cơ, điều chỉnh chế
độ thổi khí và luồng khí ứng với nhiệt độ thích hợp.
2.5.2. Các cảm biến sử dụng trong điều hòa không khí tự động
Hệ thống điều hoà không khí tự động có các bộ phận sau đây:

Hình 2. 38. Vị trí các bộ phận trong hệ thống điều hòa tự động
30
1. ECU điều khiển A/C (bộ điều khiển A/C) 2. ECU động cơ
3. Bảng điều khiển 4. Cảm biến nhiệt độ trong xe
5. Cảm biến nhiệt độ ngoài xe 6. Cảm biến nhiệt độ mặt trời
7. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh 8. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
9. Công tắc áp suất của A/C 10. Mô tơ trợ động trộn khí
11. Mô tơ trợ động dẫn khí vào 12. Mô tơ trợ động thổi khí
13. Mô tơ quạt gió 14. Bộ điều khiển quạt gió
Các nguồn thông tin gửi tín hiệu tới bộ điều khiển A/C là các cảm biến.
a. Cảm biến nhiệt độ trong xe

Hình 2. 39. Cảm biến nhiệt độ trong xe


Cảm biến nhiệt độ trong xe là nhiệt điện trở được lắp trong bảng táp lô có một
đầu hút. Đầu hút này dùng không khí được thổi vào từ quạt gió để hút không khí
bên trong xe nhằm phát hiện nhiệt độ trung bình trong xe.
Cảm biến phát hiện nhiệt độ trong xe dùng làm cơ sở cho việc điều khiển
nhiệt độ.
b. Cảm biến nhiệt độ ngoài xe

Hình 2. 40. Cảm biến nhiệt độ ngoài xe


Cảm biến nhiệt độ ngoài xe là một nhiệt điện trở và được lắp ở phía trước của
giàn nóng để xác định nhiệt độ ngoài xe.
Cảm biến này phát hiện nhiệt độ ngoài xe để điều khiển thay đổi nhiệt độ
31
trong xe do ảnh hưởng của nhiệt độ ngoài xe.
c. Cảm biến bức xạ mặt trời
Cảm biến bức xạ nắng mặt trời là một đi ốt quang và được lắp ở phía trên của
bảng táp lô để xác định cường độ ánh sáng mặt trời.
Cảm biến này phát hiện cường độ ánh sáng mặt trời dùng để điều khiển sự
thay đổi nhiệt độ trong xe do ảnh hưởng của tia nắng mặt trời.

Hình 2. 41. Cảm biến bức xạ mặt trời


d. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

Hình 2. 42. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh


Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh dùng một nhiệt điện trở và được lắp ở giàn lạnh
để phát hiện nhiệt độ của không khí khi đi qua giàn lạnh (nhiệt độ bề mặt của giàn
lạnh).
Nó được dùng để ngăn chặn đóng băng bề mặt giàn lạnh, điều khiển nhiệt độ
và điều khiển luồn khí trong thời gian quá độ.
e. Cảm biến nhiệt độ nước

Hình 2. 43. Cảm biến nhiệt độ nước


Cảm biến nhiệt độ nước là một nhiệt điện trở. Nó phát hiện nhiệt độ nước làm
32
mát dựa vào cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ. Tín hiệu này được truyền từ
ECU động cơ. Ở một số kiểu xe, cảm biến nhiệt độ nước làm mát được lắp ở két
sưởi. Nó được sử dụng để điều khiển nhiệt độ, điều khiển việc hâm nóng không khí.
2.5.3. Các dạng điều khiển điều hòa không khí tự động
a. Điều khiển mô tơ cửa trộn gió
- Cấu tạo.
Mô tơ cửa trộn khí gồm có mô tơ, bộ hạn chế, chiết áp, và tiếp điểm động. Mô
tơ được kích hoạt bởi tín hiệu từ ECU.
- Nguyên lý hoạt động.
Khi cánh điều khiển trộn khí được chuyển tới vị trí HOT thì cực MH được cấp
điện và cực MC được nối mát để quay mô tơ cửa trộn khí điều khiển cánh trộn khí.
Khi cực MC trở thành nguồn cấp điện và cực MH được nối mát thì mô tơ quay theo
chiều ngược lại để xoay cánh trộn khí về vị trí COOL.

Hình 2. 44. Cấu tạo và nguyên lý của mô tơ cửa trộn gió


Một số kiểu xe không có tiếp điểm trong mô tơ cửa trộn khí.
ECU điều khiển A/C quay mô tơ dựa trên sự hoạt động của công tắc lựa chọn
trên bảng điều khiển.
Vị trí của cánh điều tiết được điều khiển theo điện áp của chiết áp và thay đổi
theo mô tơ.

33
Hình 2. 45. Mô tơ cửa trộn gió (không có tiếp điểm động)
b. Điều khiển nhiệt độ gió ra (TAO)
Để điều chỉnh nhanh chóng nhiệt độ trong xe, đạt được nhiệt độ đặt trước thì
nhiệt độ dòng khí được điều khiển bằng cách thay đổi tỷ lệ không khí nóng và
không khí lạnh, bằng cách điều chỉnh vị trí của cánh trộn khí.

Hình 2. 46. Điều khiển nhiệt độ gió ra (TAO)


Để nhanh chóng điều chỉnh nhiệt độ trong xe theo nhiệt độ đặt trước, ECU
tính toán nhiệt độ không khí cửa ra (TAO) dựa trên thông tin được truyền từ mỗi
cảm biến. Việc tính toán nhiệt độ không khí cửa ra (TAO) được dựa trên nhiệt độ
trong xe, nhiệt độ ngoài xe và cường độ ánh sáng mặt trời liên quan đến nhiệt độ đã
đặt trước. Mặc dù điều hoà tự động điều khiển nhiệt độ chủ yếu dựa vào thông tin
nhiệt độ trong xe, nhưng nó cũng sử dụng thông tin về nhiệt độ ngoài xe và cường
độ ánh sáng mặt trời để cho sự điều khiển được chính xác.
Nhiệt độ không khí cửa ra (TAO) được hạ thấp trong những điều kiện sau:
- Nhiệt độ đặt trước thấp hơn.
- Nhiệt độ trong xe cao.
- Nhiệt độ bên ngoài xe cao.

34
- Cường độ ánh sáng mặt trời lớn.
c. Điều khiển tốc độ quạt gió theo TAO

Hình 2. 47. Sơ đồ nguyên lý điều khiển tốc độ quạt gió theo TAO
Dòng điện tới mô tơ quạt gió được điều khiển bằng cách điều chỉnh sự đóng,
mở của transistor công suất. Dựa trên sự chênh lệch nhiệt độ trong xe và nhiệt độ
đặt trước, tốc độ quạt gió được điều khiển liên tục theo giá trị của TAO.
Điều khiển rơ le EX-HI: Rơ le này trực tiếp nối mát mô tơ khi cần thổi lượng
khí cực đại. Vì rơ le này tránh được sự sụt áp ở transistor công suất nên điện áp
được tiết kiệm, được sử dụng để đạt tốc độ quạt gió lớn nhất.
Chức năng của điện trở LO: Khi kích hoạt mô tơ quạt gió có dòng điện cường
độ lớn chạy trong mạch. Để bảo vệ transistor công suất, điện trở LO phải tiếp nhận
dòng điện trước khi bật transistor công suất.
d. Điều khiển theo mạng lưới thần kinh trên hệ thống điều hoà không khí
Thậm chí ngay cả khi ở cùng TAO, mỗi hành khách cũng cảm thấy nhiệt độ
khác nhau tuỳ theo môi trường. Đối với hệ thống điều hoà tự động thông thường, nó
sử dụng TAO được tính toán làm cơ sở cho mọi điều khiển, thì việc điều chỉnh nhiệt
độ có tính tới cảm giác của từng cá nhân hành khách là rất khó khăn. Vì rất khó để
xác lập được cảm giác đó. Để nâng cao khả năng điều khiển thậm chí nhạy cảm với
cả cảm giác của hành khách người ta đã sử dụng công nghệ mạng lưới thần kinh.
Mạng lưới thần kinh là một mô hình kỹ thuật truyền dẫn thông tin thần kinh của cơ
thể. Người ta đã xây dựng được mô hình thần kinh cho các mối quan hệ phức tạp
giữa đầu vào và đầu ra của việc truyền dẫn thần kinh của con người. Mạng lưới thần
kinh là sự kết hợp của một số mô hình thần kinh và gồm có các lớp đầu vào, trung
gian và đầu ra.

35
Hình 2. 48. Sơ đồ nguyên lý điều khiển theo mạng lưới thần kinh

36
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN
XE Ô TÔ HONDA HR-V 2022
3.1. Giới thiệu chung về xe Honda HR-V 2022
Về mặt kích thước, Honda HR-V 2022 có kích thước dài x rộng x cao lần lượt là
4.330 (4.385 trên bản RS) x 1.790 x 1.590mm, trục cơ sở 2.610mm, khoảng sáng
gầm 196 mm. So với thế hệ trước, xe ngắn hơn 4mm (bản RS dài hơn 51mm), rộng
hơn 18mm và thấp hơn 15mm, chiều dài cơ sở không đổi.

Hình 3. 1. Phần đầu của xe Honda HR-V 2022


Thiết kế ngoại thất của HR-V 2022 phiên bản mới được "lột xác" hoàn toàn, gần
như loại bỏ những đường nét cũ. Phần đầu xe được thiết kế hầm hố và cứng cáp, với
lưới tản nhiệt dạng "sao rơi" và dải chrome. Logo Honda màu xanh dành cho các
bản "thân thiện với môi trường", huy hiệu RS màu đỏ thể thao.

Hình 3. 2. Cụm đèn pha của xe Honda HR-V 2022


37
Xe được trang bị cụm đèn Full Led, được chia thành 3 khoang, nối liền lưới tản
nhiệt bằng dải đèn chạy ban ngày kiêm xi-nhan kiểu "chạy đuổi" thường gắn liền
với hình ảnh của xe Audi.
Cản trước được tạo hình khác biệt với chi tiết đường viền đỏ như điện tâm đồ. Ở
bản RS có thêm phần líp sơn đen và ốp chrome thể thao. Hai bên là dải đèn sương
mù dạng Led mỏng, tạo vẻ đầu xe vẻ đẹp tinh tế.

Hình 3. 3. Khoang cabin của xe Honda HR-V 2022


Nội thất HR-V 2022 tái thiết kế theo hướng tối giản và thông minh, mang lại trải
nghiệm thoải mái cho người dùng. Thiết kế tập trung các vị trí điều khiển trong tầm
tay của người lái, giúp dễ thao tác và tránh mất tập trung.
Không gian khoang cabin toát lên thiết kế mạnh mẽ, thể thao. Vô lăng ba chấu bọc
da, được thêu chỉ đỏ nổi bật, tích hợp nhiều phím chức năng. Hai lẫy phía sau vô
lăng được dùng để điều chỉnh hệ thống phanh tái tạo năng lượng của động cơ
hybrid. Bảng đồng hồ với màn hình 7-inch, kết hợp kim analog chỉ báo vận tốc.

Hình 3. 4. Bảng điều khiển hệ thống điều hoà không khí


Về tiện nghi, Xe Honda HR-V 2022 có hệ thống điều hòa tự động 2 vùng độc lập,
được điều chỉnh qua các phím bấm cơ học và núm xoay. Tính năng này được đánh
38
giá dễ sử dụng hơn dạng cảm ứng hoàn toàn ở thế hệ tiền nhiệm. Kết hợp với cửa
gió hai bên phía trước có hệ thống khuếch tán không khí, giúp phân bổ luồng gió tốt
hơn trong khoang cabin, tạo sự thoải mái nhất cho người sử dụng.
3.1.1. Thông số kỹ thuật của hệ thống
Bảng 3.1. Bảng thông số kỹ thuật của xe Honda HR-V 2022
Thông số kỹ thuật
Mục Honda HR-V 2022 Honda HR-V 2022
(bản L) (bản RS)
Số chỗ ngồi 05

Kích thước DxRxC 4385x 1790x 1590 (mm)

Chiều dài cơ sở 2610mm


Khoảng sáng gầm 196mm
Động cơ 1.5 lít VTEC Turbo

Công suất cực đại (Hp/Rpm) 174(130kW)/6000


Mô-men xoắn cực đại
240/1700-4500
(Nm/Rpm)
Hộp số Vô cấp CVT

Túi khí 04 06

La zăng, lốp xe 17 inch, 215/60R17 18inch, 225/50R18

Honda connect Không Có


Bảng 3.2.Thông số kỹ thuật hệ thống điều hoà không khí trên xe Honda HR-V
2022
Thông số kỹ thuật
Honda HR-V 2022 Honda HR-V 2022
Mục
(bản L) (bản RS)
Hệ thống lạnh
Loại HFC-134a HFO – 1234yf
Môi chất lạnh Khối
g 475 - 525g 475 - 525g
lượng

39
Hệ thống động cơ
Loại FD46XG
Máy nén A/C Dầu bôi trơn Khối
ml/cc 100
lượng
Hệ thống điều khiển
Máy nén A/C Khe hở ly hợp mm 0,35 – 0,65
3.1.2. Vị trí các bộ phận của hệ thống điều hoà không khí trên xe
Vị trí Chú thích
1. Bộ HVAC
2. Van dịch vụ (Phía áp suất thấp)
3. Chất sấy khô
4. Giàn ngưng A/C
5. Cảm biến áp suất A/C
6. Máy nén A/C
7. Van dịch vụ (Phía áp suất cao)
1. Cảm biến nhiệt độ không khí bên
ngoài
2. Quạt két nước
3. Quạt giàn ngưng A/C
4. Môđun điều khiển truyền động
(PCM)
5. Rơ-le điều khiển quạt
6. Rơ-le ly hợp máy nén A/C
7. Hộp cầu chì/Rơ-le dưới nắp capô
8. Rơ-le quạt giàn ngưng A/C
9. Rơ-le quạt bộ tản nhiệt
10. Rơ-le môtơ quạt gió
11. Giá đỡ A Rơ-le
1. Tranzito công suất
2. Mô tơ quạt gió
3. Bộ điều khiển khí hậu

40
4. Mô tơ điều khiển tuần hoàn
5. Ống dẫn khí nạp
6. Lọc gió điều hoà
7. Bộ quạt gió
8. Van tiết lưu
9. Bộ điều khiển - Cảm biến chiếu
sáng tự động

10. Lõi giàn lạnh


11. Bộ sưởi
12. Mô tơ điều khiển trộn khí phía
người lái
13. Cảm biến nhiệt độ trong xe
14. Lõi bộ sưởi
15. Cụm công tắc điều khiển khí hậu
16. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
17. Mô tơ điều khiển chế độ
18. Mô tơ điều khiển trộn khí
3.1.3. Một số bộ phận của hệ thống điều hòa không khí
a. Bảng điều khiển hệ thống điều hoà không khí
Việc điểu chỉnh nhiệt độ và thay đổi khí ra vào xe,… được thực hiện bằng
cách dung các núm xoay trên bảng điều khiển.

Hình 3. 5. Cụm điều khiển hệ thống điều hòa không khí trên xe Honda HR-V 2022
Van khí vào được điều khiến bằng nút điều khiển khí vào và nó quyết định
dung khí sạch bên ngoài hay dung khí tuần hoàn trong xe.
41
Quạt gió được điều khiển bằng núm điều khiển tốc độc quạt điển điều chỉnh
lượng gió thổi vào trong xe.
Van điều khiển trộn khí được điều khiển bởi núm điều khiển nhiệt độ. Van hướng
luồng khí thổi vào qua hay không qua két sưởi vì vậy điều khiển nhiệt độ bằng hòa
khí qua két sưởi.
Van điều khiển trộn khí được điều khiển bởi núm điều khiển nhiệt độ. Van hướng
luồng khí thổi vào qua hay không qua két sưởi vì vậy điều khiển nhiệt độ bằng hòa
khí qua két sưởi.
Van điều khiển luồng khí được điều khiển bởi cần điều khiển luồng khí và nó
đặt ở cửa khí ra trong xe: Thổi mặt, chân, sấy kính …
Hoạt động: Khi ta bật công tắc điều hòa trên xe tức là đóng dòng điện cấp cho
mạch điều khiển điều hòa. Sau đó chúng ta chọn chế độ hoạt động của quạt và
luồng khí vào. Ly hợp được đóng điện, máy nén bắt đầu hoạt động nén môi chất
theo chu trình khép kín làm mát không gian trong xe.
b. Máy nén A/C

Hình 3. 6. Máy nén Honda HR-V 2022


- Vị trí lắp đặt
Máy nén được gắn bên hông động cơ, nhận truyền động đai từ động cơ ô tô
sang đầu trục máy nén qua một ly hợp từ. Tốc độ vòng quay của máy nén lớn hơn
tốc độ quay của động cơ.
3.2. An toàn kỹ thuật
Trong quá trình công tác thực hiện bảo trì sửa chữa một hệ thống điều hoà

42
không khí, người thợ phải đảm bảo tốt an toàn kỹ thuật bằng cách tôn trọng các chỉ
dẫn của nhà chế tạo. Sau đây giới thiệu thêm một số quy định về an toàn kỹ thuật
mà người thợ điện lạnh cần lưu ý.
+ Luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt khi chuẩn đoán hay sửa chữa. Chất làm lạnh
(chất sinh hàn) rơi vào mắt có thể sinh mù. Nếu chất làm lạnh rơi vào mắt hãy lập
tức rửa mắt với một nước lớn trong vòng 15 phút, rồi đến gần bác sĩ để điều trị.
+ Phải đeo găng tay khi nâng, bê bình chứa chất làm lạnh hoặc tháo lắp các
mối nối trong hệ thống làm lạnh. Chất làm lạnh vào tay, vào da sẽ gây tê cứng.
+ Phải tháo tách dây cáp âm ắc quy trước khi thao tác sửa chữa các bộ phận
điện lạnh ô tô trong khoang động cơ cũng như sau bảng đồng hồ.
+ Khi cần thiết phải kiểm tra các bộ phận điện cần đến nguồn ắc quy thì phải
cẩn thận tối đa.
+ Dụng cụ và vị trí làm việc phải tuyệt đối sạch sẽ.
+ Trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điện lạnh phải lau chùi
sạch sẽ bên ngoài các đầu ống nối.
+ Các nút bịt đầu ống, các nút che kín cửa của một bộ phận điện lạnh mới
chuẩn bị thay vào hệ thống, cần phải giữ kín cho đến khi lắp ráp vào hệ thống.
+ Không được xả chất làm lạnh trong một phòng kín. Có thể gây chết người
do ngột thở. Khi R-134a xả ra không khí, gặp ngọn lửa sẽ tạo ra khí phosgene là
một loại khí độc, không màu.
+ Trước khi tháo một bộ phận điện lạnh ra khỏi hệ thống, cần phải xả sạch ga
môi chất, phải thu hồi ga môi chất vào trong một bình chứa chuyên dùng.
+ Trước khi tháo lỏng một đầu nối ống, nên quan sát xem có vết dầu nhờn báo
hiệu xì hở ga để kịp thời xử lý, phải siết chặt bảo đảm kín các đầu nối ống.
+ Khi thao tác mở hoặc siết một đầu nối ống rắcco phải dùng hai chìa khoá
miệng tránh làm xoắn gãy ống dẫn môi chất lạnh.
+ Trước khi tháo hở hệ thống điện lạnh để thay bộ phận hay sửa chữa, cần
phải xả hết sạch ga, kế đến rút chân không và nạp môi chất mới. Nếu để cho môi
chất chui vào máy hút chân không trong suốt quá trình bơm hút chân không hoạt
động sẽ làm hỏng thiết bị này.
+ Sau khi tháo tách rời một bộ phận ra khỏi hệ thống lạnh, phải tức thì bịt kín

43
các đầu ống nhằm ngăn cản không khí và tạp chất chui vào.
+ Không bao giờ được phép tháo nắp đậy trên cửa một bộ phận điện lạnh mới,
hay tháo các nút bít các đầu ống dẫn khi chưa sử dụng các bộ phận này.
+ Khi ráp trở lại một đầu rắcco phải thay mới vòng đệm chữ o có thấm dầu
nhờn bôi trơn chuyên dùng.
+ Lúc lắp đặt một ống dẫn môi chất nên tránh uốn gấp khúc quá mức, tránh xa
vùng có nhiệt và ma sát.
+ Siết nối ống và các đầu rắcco phải siết đúng mức quy định, không được siết
quá mức.
+ Dầu nhờn bôi trơn máy nén có ái lực với chất ẩm (hút ẩm) do đó không
được mở hở nút bình dầu nhờn khi chưa sử dụng. Đậy kín ngay nút bình dầu nhờn
khi đã sử dụng.
+ Tuyệt đối không được nạp môi chất lạnh thể lỏng vào trong hệ thống lúc
máy nén đang bơm. Môi chất lỏng sẽ phá hỏng máy nén.
+ Môi chất lạnh có đặc tính phá hỏng mặt bong loáng của kim loại xi mạ và bề
mặt sơn, vì vậy phải giữ gìn không cho môi chất lạnh vấy vào các mặt này.
+ Không được chạm bộ phận đồng hồ đo và các ống dẫn vào ống thoát hơi
nóng cũng như quạt gió đang quay.
Hệ thống điều hoà ô tô và điện lạnh nói chung có 3 kẻ thù cần loại bỏ, đó là
các chất ẩm ướt, bụi bẩn và không khí. Các kẻ thù này không thể tự nhiên xâm nhập
được vào trong hệ thống điện lạnh hoàn hảo. Tuy nhiên chúng có thể xâm nhập một
khi có bộ phận điện lạnh bị hỏng hóc do va đập hay sét gỉ. Quá trình bảo trì sửa
chữa không đúng kỹ thuật, thiếu an toàn vệ sinh cũng sẽ tạo điều kiện cho tạp chất
xâm nhập vào hệ thống.
3.3. Kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa hệ thống điều hoà không khí
3.3.1. Các dụng cụ, thiết bị sử dụng khi bảo dưỡng, sửa chữa
Bảng 3.3. Bộ dụng cụ bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa không khí

Tên dụng cụ Hình ảnh Công dụng

44
Van tháo đĩa của bộ ly hợp
Van tháo ly hợp
từ puly máy nén

Tháo đai ốc trục máy nén


Súng khí nén và đĩa ly hợp puly máy
nén.

Kìm phanh Tháo phanh khoá

Đo kiểm nhiệt độ.


Nhiệt kế

Máy nén khí


Bơm, hút chân không

Thiết bị dò tìm vị trí rò


Tìm kiếm vị trí rò ga
ga

Ống nối đồng hồ Xả ga, hút chân không và


kiểm tra môi chất lạnh

Kiểm tra áp suất của hệ


thống Xả và nạp môi chất
Đồng hồ đo áp suất.
lạnh.

45
Máy chẩn đoán Kiểm tra đọc và xoá mã lỗi
tất cả các hệ thống trên ô tô

3.3.2. Phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều hoà không khí
3.3.2.1. Một số hư hỏng thường gặp và phương pháp xử lý
Bảng 3.4. Một số hư hỏng và biện pháp khắc phục
Sự cố Biểu hiện Nguyên nhân Cách xử lý
- Nạp thêm gas.
- Lạnh ít.
Sửa chữa một số - Thiếu môi chất - Tìm chỗ bị xì.
- Có bong bóng
hư hỏng thường lạnh hoặc bị xì - Nếu cần thiết nên
trong dòng môi
gặp. gas. hút chân không và
chất lạnh.
nạp gas lại.
Ngưng không cho
máy nén hoạt động.
- Tìm kiếm chỗ bị xì
- Hoàn toàn
gas, và khắc phục
không lạnh
chỗ bị xì.
Hệ thống không - Qua kính xem - Hệ thống bị xì
- Nên thay mới bình
có gas. gas thấy bong gas.
lọc và hút ẩm.
bóng, đôi khi có
- Kiểm tra dầu bôi
sương mờ.
trơn.
- Hút chân không và
nạp gas lại.
- Kiểm tra van tiết
lưu khắc phục sửa
Kém lạnh trong - Van tiết lưu
- Kém lạnh chữa, nếu áp suất
khi đường ống phun quá nhiều
- Đường ống hút phía ống hút vẫn
hút đọng hơi môi chất lỏng vào
đọng hơi nước. không giảm xuống
nước. trong dàn lạnh.
ta nên thay mới van
tiết lưu.

46
- Kém lạnh
- Tại mắt gas
Có lẫn không khí
quan sát thấy có - Xả gas toàn bộ hệ
ẩm trong hệ
bọt. thống.
thống.
- Bên phía đường - Thay phin lọc mới.
- Hệ thống bị
Có không khí hút ống có thể đo - Hút chân không
nghẽn do chất ẩm
ẩm trong hệ được độ chân thật kỹ và nạp gas
đóng băng tai van
thống lạnh không hoặc giao lại.
tiết lưu.
động trong
- Phin lọc không
khoảng
còn hút ẩm được
(6 psi).
nữa.
- Gió thồi ra nóng
chứ không lạnh.
- Van tiết lưu làm
- Xả gas hệ thống,
tắt nghẽn dòng
- Van tiết lưu tháo van làm sạch
- Không đạt độ môi chất.
làm việc không hoặc thay cái mới,
lạnh. - Bầu cảm biến
ổn định. hút chân không nạp
nhiệt bị xì mất
gas lại cho hệ thống.
môi chất.
- Máy nén bị hư - Tháo máy nén để
chi tiết bên trong. kiểm tra.
- Bị hở, xì đệm - Sửa hoặc thay mới
- Máy nén hoạt
- Kém lạnh. hay van. nếu cần thiết.
động không tốt.
- Dây curoa máy - Kiểm tra dầu bôi
nén trùng hay bị trơn.
đứt. - Thay mới phin lọc.
- Dàn nóng hoạt - Không lạnh - Dàn nóng không - Kiểm tra quạt két
động không ồn - Động cơ bị quá giải nhiệt được. nước.
định. nhiệt. - Dàn nóng bị hư. - Đảm bảo tính kỹ
- Đường ống hút - Dàn nóng bị thuật của dàn nóng.
nóng. bẩn. Xem dàn nóng có bị

47
bẩn hay không.
- Kiểm tra lượng gas
- Thấy bong bóng - Nạp dư gas hoặc
và kiểm tra xem dàn
qua mắt gas. bị nghẽn dầu.
nóng có bị nghẽn
dầu không.
- Đường ống dẫn
lỏng phía cao áp - Kiểm tra lại đường
- Nghẽn phin lọc
động sương. ống phía cao áp.
- Đường ống - Nghẽn đường
- Không đạt độ - Thay phin lọc mới.
phía cao áp bị ống phía cao áp
lạnh. - Hút chân không.
nghẽn. - Đường ống bị
- Dàn nóng sẽ - Nạp gas lại cho hệ
gấp.
nóng hơn lúc bình thống.
thường.
- Dầu bôi trơn
quá nhiều trên
- Không đạt độ đường ống, chiếm
- Bố trí hệ thống hồi
lạnh. chỗ một phần
- Dầu bôi trơn dầu.
- Máy nén hoạt diện tích thành
tồn đọng lại trên - Châm dầu đúng
động nóng hơn ống làm giảm khả
hệ thống. lượng qui định.
bình thường. năng trao đổi
nhiệt dẫn đến
giảm năng suất
lạnh.
Bộ ngắt mạch
cảm biến hỏng.
- Kiểm tra mô tơ
- Mô tơ quạt
Quạt dàn lạnh - Không lạnh quạt, cầu chì, rơ le
hỏng.
không hoạt - Quạt lồng sóc nhiệt, cảm biến. Có
- Hư rơ le nhiệt.
động. không chạy. thể thay mới nếu cần
- Bị đứt cầu chì
thiết.
hoặc cầu nối an
toàn.

48
Bộ ly hợp từ
trường của máy Kiểm tra bộ ly hợp,
nén bị trượt. van tiết lưu.
Không khí thổi ra
- Van tiết lưu - Hút chân không và
- Lúc lạnh lúc từng quãng, khi
hỏng hoặc có nạp môi chất lại.
không. thì lạnh khi thì
không khí ẩm - Đấu lại hệ thống
không.
trong hệ thống. dây điện.
- Đấu sai hệ thống
dây điện.
Dàn nóng bị tắt
nghẽn.
- Gió lạnh chỉ - Kém lạnh khi xe - Kiểm tra dàn nóng.
- Dây curoa máy
thổi ra khi xe chạy ở tốc độ - Chỉnh độ căng dây
mén bị trượt.
chạy ở tốc độ thấp khi chạy ở đai hoặc thay mới.
- Môi chất lạnh
cao. vận tốc lớn mới - Kiểm tra lại môi
thiếu hoặc dư.
đủ lạnh. chất trong hệ thống.
- Có không khí
trong hệ thống.
- Dàn lạnh bị
nghẽn hay bám - Vệ sinh dàn lạnh,
tuyết trên mặt chú ý các tấm thu
ngoài. nhiệt.
- Bị xì hở trong - Khắc phục chỗ bị
- Luồng gió lạnh - Hệ thống làm hộp bọc hay ống xì trong ống phân
thổi ra yếu. lạnh chậm. phân phối không phối khí lạnh.
khí lạnh. - Kiểm tra cửa gió
- Cửa gió hút vào hút và động cơ quạt.
bị tắt nghẽn.
- Mô tơ quạt gió
hỏng

- Có tiếng ồn - Khi cho hệ - Động cơ quạt Bật mô tơ quạt tới vị


gần quạt. thống hoạt động quay không đúng. trí (LO – MED – HI)
49
nếu có tiếng ồn hay
thì tại vị trí dàn - Có vật lạ bám mô tơ quay không
lạnh phát sinh ra vào quạt. - Mô tơ đúng, khắc phục
tiếng ồn, ngay cả bật không đúng. - hoặc thay mới.
khi chỉ có quạt Mô tơ quạt bị - Kiểm tra không
dàn lạnh hoạt hỏng chi tiết gian xung quanh
động. chuyển động. quạt có vật lạ hay bị
kẹt không.
- Dây curoa của - Kiềm tra dây đai,
máy nén bị trượt. thay mới nếu cần
- Đèn báo của hệ Đèn báo của hệ
- Hỏng hộp cung thiết.
thống lạnh chớp. thống lạnh chớp.
cấp điện chính - Kiểm tra hộp cung
amplifier. cấp điện chính.
- Do dầu máy nén
- Xiết chặt lại các
- Tại các mối nối trộn lẫn với gas
- Mối nối có vết chi tiết hay thế khi
có vết dầu của hệ và thoát ra cùng
dầu. cần để chấm dứt sự
thống lạnh. với gas tại chỗ bị
rò rỉ môi chất.
rò gas.
3.3.2.2. Bảo dưỡng
a. Bảo dưỡng thường xuyên

Hình 3.7. Kiểm tra quan sát và lắng nghe


Quan sát và nghe để phát hiện các sự cố trong hệ thống điều hòa
- Quan sát sự trùng của dây đai dẫn động: Dây đai dẫn động bị trùng sẽ gây ra
trượt và bào mòn dẫn đến máy nén làm việc không hiệu quả.
- Quan sát bụi bẩn tắc nghẽn trong bộ lọc không khí: Bộ lọc không khí có
nhiều bụi bẩn cũng sẽ làm giảm khả năng làm việc của hệ thống. Khi xe làm việc
50
liên tục ở trong môi trường có nhiều bụi bặm sẽ dễ dẫn đến tắc, nghẹt bộ lọc cần
phải thường xuyên kiểm tra vệ sinh hơn.
- Quan sát tình trạng bề mặt của các cánh tản nhiệt trên dàn nóng: Các cánh
tản nhiệt dàn nóng bẩn làm giảm khả năng trao đổi nhiệt của công chất với không
khí từ đó làm giảm khả năng làm lạnh của hệ thống điều hòa.
Quan sát các điểm nối ống nếu thấy có vết dầu loang thì chứng tỏ đã có rò rỉ
công chất. Cần xiết chặt lại hoặc thay thế chỗ nối đó để ngăn chặn sự rò rỉ công
chất.
- Kiểm tra sơ bộ: Quan sát kiểm tra hệ thống điện máy lạnh, các đầu nối,
đường áp thấp, đường áp cao, cửa sổ kính.

Hình 3. 8. Các tình trang khác nhau của dòng môi chất lạnh khi quan sát qua cửa
sổ kính
Để kiểm tra môi chất lưu thông trong hệ thống, ta thao tác như sau:
Quan sát cẩn thận qua cử sổ kính trong lúc động cơ đang vận hành sẽ nhận
thấy một trong các tình trạng sau đây của môi chất lạnh:
+ Nếu thấy vết xước dọc dầu nhờn chạy trong ống, chứng tỏ hệ thống đang ở
tình trạng trống không.
+ Nếu có bong bóng hay sủi bọt, chứng tỏ thiếu môi chất lạnh.
+ Nếu thấy có dòng chảy của môi chất lạnh trong suốt có lẫn ít bọt, chứng tỏ
hệ thống lạnh được đủ môi chấy lạnh.
+ Nếu thấy mây mờ kéo qua cửa sổ, chứng tỏ bình lọc/hút ẩm không ổn. Cụ
thể là bọc chứa chất hút ẩm bị vỡ ra, chất này thẩm thấu qua lưới lọc và lưu thông
trong ống dẫn.
Nhiệt độ cửa gió lạnh.
Kiểm tra sự rò rỉ môi chất lạnh.
b. Bảo dưỡng định kỳ
51
- Quy trình bảo dưỡng định kỳ:
Muốn kiểm tra xem môi chất lạnh có được nạp đầy đủ vào hệ thống không, ta
thao tác như sau:
Khởi động cho động cơ nổ ở vận tốc 1.500 vòng/phút.
Bật công tắc máy lạnh A/C đến vị trí vận hành ON
Chỉnh núm nhiệt độ ở vị trí lạnh tối đa.
Cho quạt gió quay với tốc độ nhanh nhất.
Sau khi hệ thống điện lạnh hoạt động được 5 phút, hãy quan sát tình hình dòng
môi chất lỏng đang chạy qua ống cửa sổ (mắt ga) của bình lọc/hút ẩm. Tuỳ theo tình
hình dòng môi chất, có thể đoán biết tình trạng dư, đủ, thiếu môi chất trông hệ
thống qua bảng 3.5 sau đây.
Bảng 3.5. Kiểm tra lượng môi chất lạnh được nạp vào hệ thống
Lượng
R-134a Hầu như hết
Thiếu ga Đủ ga Thừa ga
Kiểm ga
tra
Nhiệt độ
Nhiệt độ
của Ống cao áp
đường ống cả Ống cao áp
đường nóng vừa, ống Ống cao áp nóng,
hai phía nóng bất bình
ống cao thấp áp hơi ống hạ áp lạnh.
hầu như bằng thường.
áp và hạ lạnh.
nhau.
áp.
Tình hình
Bọt chảy qua Hoàn toàn trong
dòng môi
liên tục. Bọt Bọt suất hiện suốt. Bọt có thể Hoàn toàn
chất chảy
sẽ biến mất cách quãng 1-2 xuất hiện mỗi khi không thấy
qua kính
và thay vào là giây. tăng hoặc giảm tốc bọt.
cửa sổ.
sương mù. độ động cơ.

Áp suất bên Áp suất của


Tình hình Áp suất của cả Áp suất bình
phía cao áp cả hai phía
áp suất hai phía đều thường ở cả hai
giảm một cao bất bình
trong hệ kém. phía.
cách bất thường.
52
thống. thường.
Tìm kiếm chỗ xì Xả bớt ga từ
Tắt máy,
Sửa ga trong hệ thống, van kiểm tra
kiểm tra Không cần.
chữa. sửa chữa, nạp phía áp suất
toàn diện.
thêm ga. thấp.
3.3.2.3. Phương pháp chẩn đoán
a. Chẩn đoán bằng đồng hồ đo áp suất
Khi sử dụng đồng hồ để kiểm tra, chẩn đoán cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Cho động cơ chạy ở tốc độ khoảng 1500 vòng/phút đối với hệ thống lạnh sử
dụng R-134a.
- Mở tất cả các cửa xe.
- Chỉnh hệ thống điều hòa ở chế độ MAX COOL, chế độ thổi gió FACE, quạt
gió ở chế độ HIGH.
Kết nối đồng hồ vào hệ thống rồi lần lượt kiểm tra áp suất phía cao áp và thấp
áp.

Hình 3.9. Đồng hồ đo áp suất


- Hệ thống làm việc bình thường
Nếu hệ thống làm việc bình thường, thì giá trị áp suất đồng hồ được chỉ
ra như sau:
+ Phía áp suất thấp: từ 0,15 đến 0,25 MPa (1,5 đến 2,5 kgf/cm2)
+ Phía áp suất cao: 1,37 đến 1,57 MPa (14 đến 16 kgf/cm2)

53
Áp suất trong hệ thống khi làm việc bình thường
- Lượng môi chất không đủ
Nếu lượng môi chất không đủ, thì áp suất đồng hồ ở cả hai phía áp suất thấp
và áp suất cao đều thấp hơn mức bình thường.

Áp suất trong hệ thống khi thiếu môi chất


- Thừa môi chất hoặc việc làm mát giàn nóng kém.
Lúc này áp suất đồng hồ ở cả 2 phía áp suất thấp và áp suất cao đều cao hơn
mức bình thường.

Áp suất trong hệ thống khi thừa môi chất


- Hơi ẩm trong hệ thống làm lạnh.
Khi hơi ẩm lọt vào hệ thống làm lạnh, áp suất đồng hồ ở mức bình thường khi
điều hoà làm việc, sau một thời gian phía áp suất thấp của đồng hồ chỉ độ chân
không tăng dần, sau vài giây tới vài phút áp suất đồng hồ trở về giá trị bình thường.
Chu kỳ này được lặp lại. Hiện tượng này xảy ra khi hơi ẩm lọt vào gây ra sự lặp đi
lặp lại chu kỳ đóng băng (tắc ẩm) và tan băng gần van giãn nở.

54
Áp suất trong hệ thống khi có hơi ẩm trong đường ống.
- Sụt áp trong máy nén.
Khi xảy ra sụt áp trong máy nén, thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp cao
hơn giá trị bình thường. Áp suất đồng hồ ở phía áp suất cao sẽ thấp hơn giá trị bình
thường.

Khi xảy ra sự sụt áp trong máy nén


- Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh.
Khi môi chất không thể tuần hoàn (do tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh), thì
áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp chỉ áp suất chân không. Áp suất đồng hồ ở phía
áp suất cao chỉ giá trị thấp hơn giá trị bình thường.

Áp suất hệ thống khi xảy ra tắc nghẽn.


- Không khí ở trong hệ thống làm lạnh.
Khi không khí lọt vào hệ thống làm lạnh, thì áp suất đồng hồ ở cả hai phía áp
suất thấp và áp suất cao đều cao hơn mức bình thường.

55
Áp suất hệ thống khi không khí lọt vào hệ thống.
- Độ mở của van giãn nở quá lớn.
Khi van giãn nở mở quá rộng, thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp cao hơn
mức bình thường (áp suất ở phía áp suất cao hầu như không đổi). Điều này làm
giảm hiệu quả làm lạnh. Lúc này cần kiểm tra tình trạng lắp đặt của ống cảm nhận
nhiệt cũng như van giãn nở.

Áp suất hệ thống khi van giãn nở mở quá lớn.


b. Chẩn đoán bằng thiết bị phát hiện dò ga.
Kiểm tra hệ thống điện lạnh để phát hiện xì ga là một bước công đoạn quan
trọng nhất trong việc chẩn đoán sửa chữa hỏng hóc. Sau một thời gian hoạt động, tất
cả hệ thống điện lạnh đều bị thất thoát môi chất lạnh. Với một hệ thống điện lạnh
hoàn hảo, cứ sau mỗi năm, môi chất R-134a bị hao hụt mất 200 gam là chuyện bình
thường. Nếu bị hao hụt nhiều hơn thông số này cần phải kiểm tra phát hiện và sửa
chữa chỗ bị xì ga.2
+ Thường bị xì nơi đầu ống nối tại máy nén, tại các khớp nối, nối ống và tại
các gioăng đệm.
+ Môi chất lạnh có thể thẩm thấu xuyên qua ống dẫn.
+ Axít tạo nên do trộn lẫn nước với môi chất lạnh, ăn thủng ống dẫn của giàn
lạnh, làm xì mất môi chất.
+ Nơi nào có vết dầu bôi trơn là nơi đó bị xì ga, vì ga xì ra mang theo dầu bôi
56
trơn của máy nén.
Những vị trí có nguy cơ bị xì ga trên hệ thống điện lạnh ô tô:
Van nối giàn lạnh, công tắc ngắt mạch áp suất thấp, rắc co máy nén, phốt trục
máy nén, van cửa áp suất cao, rắc co bình lọc (hút ẩm), giàn nóng, giàn lạnh.
Vị trí xì ga trong hệ thống điện lạnh ô tô có thể phát hiện nhờ các phương tiện
sau:
+ Dùng dung dịch lỏng sủi bọt.
Những điểm xì ga ở vị trí chật hẹp trên ô tô không thể dùng các thiết bị hiện
đại để dò tìm thì dung dịch sủi bọt là phương tiện tốt nhất. Nếu không mua được
bình dung dịch chuyên dụng ta có thể hoà tan xà phòng với nước. Dùng cọ sơn phết
lớp nước xà phòng lên vị trí nghi ngờ xì ga, nếu bọt sủi lên có hiện tượng xì ga. Lưu
ý sau khi thử nghiệm xong phải rửa sạch nước xà phòng chống sét rỉ.
+ Nhuộm màu môi chất lạnh.
Để có thể phát hiện vị trí bị xì hở ga trầm trọng, người ta nạp vào phía thấp áp
của hệ thống một lượng nhỏ môi chất lạnh đã được nhuộm màu. Dùng khăn trắng
trùi sạch vị trí nghi ngờ bị xì hở, nếu vải khăn dính vết màu chứng tỏ có xì ga nhiều.
Hoá chất màu dùng cho khâu thử nghiệm này có màu vàng hay màu đỏ và không
gây nguy hại cho hệ thống điện lạnh ô tô.
+ Cách dùng đèn cực tím để phát hiện xì ga.
Trong phương pháp này, người ta nạp vào trong hệ thống một lượng quy định
hoá chất màu cảm ứng với tia cực tím. Sau đó khởi động động cơ và bật công tắc
A/C cho hệ thống điện lạnh hoạt động trong 10 phút để hoá chất màu lưu thông đều
khắp trong hệ thống, tắt máy và chiếu đèn tia cực tím vào vị trí nghi ngờ để xác
định điểm xì ga. Hoá chất màu xì ra theo ga sẽ cảm ứng với tia cực tím và chiếu
sáng long lanh màu vàng - xanh lá cây.
+ Dùng thiết bị điện tử để phát hiện xì ga.
Thiết bị điện tử chuyên dùng để khám phá vị trí xì ga là thiết bị cầm tay, hoạt
động nhờ pin, có đoạn dây dò. Dây này di chuyển chậm khoảng 1 inch (2,54 cm)
quanh vùng tình nghi có xì ga, vì ga môi chất nặng hơn không khí nên phải đặt dây
dò phía dưới điểm thử. Nếu gặp chỗ xì ga, chuông sẽ reo hay đèn sẽ chớp để báo tín
hiệu. Đây là loại thiết bị nhạy cảm nhất.

57
Hình 3. 10. Thiết bị phát hiện dò ga
c. Chẩn đoán bằng ẩm kế và nhiệt kế.
 Điều kiện.
- Hạ thấp hoàn toàn hộp đựng đồ.
 Quy trình chẩn đoán.
1. Xác định độ ẩm và nhiệt độ không khí tương đối.

Hình 3.11. Chẩn đoán bằng ẩm kế và nhiệt kế.


2. Đưa một nhiệt kế (a) vào lỗ thông gió trung tâm.
3. Để đo nhiệt độ nạp vào, đặt một ẩm kế (b) như hình 3.11.
4. Các điều kiện kiểm tra:
- Nhiệt độ nạp quạt gió ít nhất phải ở mức 20 °C (68 °F).
- Di chuyển xe để tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và để nó hạ nhiệt độ tới nhiệt độ
xung quanh (môi trường). Nếu cần thiết, rửa xe để làm nguội nhanh hơn.
- Mở nắp ca-pô.
- Mở các cửa trước.
- Gài phanh đỗ.
- Sang số đến vị trí/chế độ P hoặc N.
- Khởi động động cơ.
+ Cài đặt hệ thống A/C theo các điều kiện sau:
- A/C: BẬT
- Điều khiển nhiệt độ: MAX COOL (MÁT TỐI ĐA) (Thấp)
58
- Điều khiển chế độ: VENT (THÔNG GIÓ)
- Điều khiển tuần hoàn: RECIRCULATE (LẤY GIÓ TRONG)
- Điều khiển quạt: Tối Đa.
5. Sau khi chạy điều hòa không khí trong 10 phút ở các điều kiện thử, đọc nhiệt độ
lưu thông từ nhiệt kế ở lỗ thông gió trung tâm bảng táp-lô, nhiệt độ nạp quạt gió gần
bộ quạt gió, và áp suất hệ thống xả (cao) và hút (thấp) trên các đồng hồ đo A/C.
d. Chẩn đoán bằng thiết bị tự chẩn đoán HDS.
CHÚ Ý: Phương pháp này chỉ có sẵn nếu HDS có thể liên lạc với bộ điều khiển khí
hậu.
1.Đảm bảo xe ở chế độ TẮT (KHOÁ).
2.Nối HDS với DLC.
3.Chuyển xe sang chế độ BẬT.
4.Chọn ĐIỆN THÂN XE trong DANH MỤC CHỌN HỆ THỐNG.
5.Chọn HVAC TRONG ĐIỆN THÂN XE.
6.Chọn các THỬ CHỨC NĂNG trong DANH MỤC CHẾ ĐỘ THỬ.
7.Chọn TỰ KIỂM TRA BỘ ĐIỀU KHIỂN KHÍ HẬU trong KIỂM TRA CHỨC
NĂNG.
8.Kiểm tra các DTC. Nếu bất kỳ DTC nào hiển thị, ghi lại các DTC, sau đó chuyển
sang xử lý sự cố DTC hiển thị.
CHÚ Ý:
- Sau khi xử lý sự cố, xóa các DTC bằng HDS.
- Với các vận hành cụ thể, tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng đi kèm với
HDS.
 Danh mục xử lý sự cố DTC hệ thống điều khiển khí hậu.

Hạng mục Dò tìm hoặc Triệu


DTC ECU Loại DTC
chứng
Lỗi đường truyền liên lạc LIN bộ Bộ điều khiển
B120A Mất liên lạc
điều khiển HVAC HVAC
Hở mạch trong mạch mô-tơ điều Bộ điều khiển
B121A Lỗi tín hiệu
khiển chế độ HVAC
Đoản mạch trong mạch mô-tơ Bộ điều khiển
B121B Lỗi tín hiệu
điều khiển chế độ HVAC
B1220 Đoản mạch trong mạch mô-tơ Bộ điều khiển Lỗi tín hiệu
59
Hạng mục Dò tìm hoặc Triệu
DTC ECU Loại DTC
chứng
điều khiển tuần hoàn HVAC
Hở mạch trong mạch cảm biến Bộ điều khiển
B1227 Lỗi tín hiệu
nhiệt độ không khí bên ngoài HVAC
Đoản mạch trong mạch cảm biến Bộ điều khiển
B1228 Lỗi tín hiệu
nhiệt độ không khí bên ngoài HVAC
Hở mạch trong mạch cảm biến Bộ điều khiển
B1231 Lỗi tín hiệu
nhiệt độ giàn lạnh HVAC
Đoản mạch trong mạch cảm biến Bộ điều khiển
B1232 Lỗi tín hiệu
nhiệt độ giàn lạnh HVAC
Hở mạch trong mạch mô-tơ điều Bộ điều khiển
B1233 Lỗi tín hiệu
khiển trộn khí (phía người lái) HVAC
Đoản mạch trong mạch mô-tơ
Bộ điều khiển
B1234 điều khiển trộn khí (phía người Lỗi tín hiệu
HVAC
lái)
Sự cố trong mạch mô-tơ điều
Bộ điều khiển
B1235 khiển trộn khí, bộ kết nối, cửa, Lỗi tín hiệu
HVAC
hay mô-tơ (phía người lái)
Sự cố trong mạch mô-tơ điều
Bộ điều khiển
B1240 khiển chế độ, bộ liên kết, cửa, Lỗi tín hiệu
HVAC
hoặc mô-tơ
Bộ điều khiển
B1241 Sự cố trong mạch mô-tơ quạt gió Lỗi tín hiệu
HVAC
Bộ điều khiển HVAC mất liên lạc
Bộ điều khiển
B2964 với tấm ốp trước (bảng điều khiển Mất liên lạc
HVAC
HVAC)
Sự cố trong mạch mô-tơ điều
Bộ điều khiển
B2983 khiển tuần hoàn, thanh liên kết, Lỗi tín hiệu
HVAC
cửa, hoặc mô-tơ
Hở mạch trong mạch mô-tơ điều Bộ điều khiển
B2986 Lỗi tín hiệu
khiển tuần hoàn HVAC
Sự cố trong mạch van từ điều
Bộ điều khiển
B2988 khiển thay đổi dung tích máy nén Lỗi tín hiệu
HVAC
A/C
Lỗi đường truyền liên lạc Bộ điều khiển
U1280 Mất liên lạc
(ĐƯỜNG TRUYỀN TẮT) HVAC
Bộ điều khiển HVAC mất liên lạc
Bộ điều khiển
U1281 với MICU (mô-đun điều khiển Mất liên lạc
HVAC
thân xe)

60
Hạng mục Dò tìm hoặc Triệu
DTC ECU Loại DTC
chứng
Bộ điều khiển HVAC mất liên lạc Bộ điều khiển
U128D Mất liên lạc
với mô-đun điều khiển đồng hồ đo HVAC
3.3.3. Chẩn đoán trên xe Honda HR-V 2022
3.3.3.1. Xử lý sự cố Mạch Tín hiệu A/C
Mô tả kiểm tra:
- Các bộ phận cần kiểm tra được biểu thị bằng đường chấm chấm.
- Hình vẽ không hiển thị tất cả các khu vực cần kiểm tra.

Trước tiên, xử lý sự cố các DTC bất kỳ được liệt kê hoặc hệ thống hiển thị bên
dưới.
-Hệ thống PGM-FI [PGM-FI]: Chuyển sang xử lý sự cố của DTC đã hiển thị
-Hệ thống Điều khiển HVAC [AC]: Chuyển sang xử lý sự cố của DTC đã hiển thị.
Chú ý:
Để xử lý sự cố một cách hiệu quả, bạn có thể bỏ một số mục kiểm tra do lỗi tiềm ẩn
dựa vào điều kiện lỗi và xe.
Chọn [Kiểm tra chức năng] trên HDS, sau đó thực hiện [LY HỢP A/C] trên HDS và
kiểm tra tiếng kêu lách cách từ ly hợp máy nén A/C.
- Nghe thấy tiếng cạch từ ly hợp máy nén A/C:
- Không nghe thấy tiếng cạch từ ly hợp máy nén A/C:
Mục kiểm tra Mục công việc
- Rơ-le Ly hợp Máy nén A/C Thực hiện Kiểm tra Rơ-le Ly hợp Máy nén A/C. ○
a Hệ thống Điều khiển ○
Kiểm tra Hệ thống A/C (Kiểm tra Áp suất).
HVAC
- Ly hợp Máy nén A/C Thực hiện Kiểm tra Ly hợp Máy nén A/C. ○

b Mạch bên ngoài Kiểm tra Hở mạch Dây ACC ○

61
Mục kiểm tra Mục công việc
[A/C_MG_CLUTCH_RLY_CL-]
c PCM Kiểm tra PCM ○
Quy trình xác nhận:
1. Khởi động động cơ, và để ở chế độ chạy không tải.
2. Bật công tắc quạt gió.
3. Bật công tắc A/C.
4. Nếu không đáp ứng các điều kiện sau, lỗi đã lặp lại.
- HDS [Ly hợp A/C] không bật.
- Hệ thống làm mát không hoạt động khi kiểm tra hiệu suất của hệ thống A/C
3.3.3.2. Bộ ly hợp máy nén A/C không ăn khớp, nhưng các quạt giàn ngưng A/C/
két nước hoạt động, và quạt gió và điều khiển bộ sưởi vẫn hoạt động.
CHÚ Ý: Máy nén điều hoà A/C tắt trong một số điều kiện nhất định như chế độ
không tải thấp, nhiệt độ nước làm mát động cơ cao, hoặc tăng ga mạnh, hay áp suất
chất làm lạnh cao/thấp là bình thường.
Mô tả kiểm tra:
Các bộ phận cần kiểm tra được biểu thị bằng đường chấm chấm.

Trước tiên xử lý sự cố các DTC bất kỳ được liệt kê hoặc hệ thống hiển thị bên dưới.
- Hệ thống PGM-FI [PGM-FI]: Chuyển sang xử lý sự cố của DTC được hiển thị

62
Để xử lý sự cố một cách hiệu quả, bạn có thể bỏ một số mục kiểm tra do lỗi tiềm ẩn
dựa vào điều kiện lỗi và xe.
1. Khởi động động cơ.
2. Đặt nút A/C và nút điều khiển quạt ở BẬT.
3. Kiểm tra giá trị [Công tắc A/C] và [Ly hợp A/C] trên HDS
- BẬT [Công tắc A/C] và BẬT [Ly hợp A/C]:
- BẬT [Công tắc A/C] và TẮT [Ly hợp A/C]:
- TẮT [Công tắc A/C]:
Mục Kiểm tra Mục Công việc
Rơ-le Ly hợp Máy nén
a Thực hiện Kiểm tra Rơ-le Ly hợp Máy nén A/C ○
A/C
Thực hiện Kiểm tra Ly hợp Máy nén A/C ○
b Máy nén A/C Thực hiện Kiểm tra Khe hở Máy nén A/C ○
Thực hiện Kiểm tra Cuộn Từ Ly hợp Máy nén A/C ○
Kiểm tra Mạch +B_MG_CLUTCH, IG2_A/C,
A/C_MG_CLUTCH [MG_CLUTCH] (Không có tu-bô ○
tăng áp)
Kiểm tra Mạch +B_MG_CLUTCH, IG2_A/C,

c Mạch bên ngoài A/C_MG_CLUTCH [MG_CLUTCH] (Có tu-bô tăng áp)
Kiểm tra Hở mạch Dây A/C_MG_CLUTCH_RLY_CL-

[ACC](Không có tu-bô tăng áp)
Kiểm tra Hở mạch Dây A/C_MG_CLUTCH_RLY_CL-

[ACC] (Có tu-bô tăng áp)
d Bộ Điều khiển khí hậu Kiểm tra Bộ Điều khiển Khí hậu ○
Kiểm tra Chức năng PCM (Không có tu-bô tăng áp) ○
e PCM Kiểm tra Chức năng PCM (Có tu-bô tăng áp) ○
Kiểm tra PCM ○
3.3.3.3. Quạt gió, điều khiển bộ sưởi, và hệ thống A/C không hoạt động
Mô tả kiểm tra:
Các bộ phận cần kiểm tra được biểu thị bằng đường chấm chấm.

63
Mục Kiểm tra Mục Công việc
a Mạch bên ngoài
Kiểm tra Mạch IG2_A/C, GND
b Bộ điều khiển khí hậu
Kiểm tra mạch IG2_A/C, GND
Quy trình kiểm tra:

Chuẩn bị
- Đầu nối A (24P) bộ điều khiển khí hậu: đã ngắt
Quy trình
- Thực hiện kiểm tra theo bảng sau:

Kết quả:

Nếu bất thường, có sự cố trong mạch.


: Nếu kiểm tra cấp nguồn của bảng trên thấy bất thường, hãy
thực hiện thêm Kiểm tra Cấp Nguồn, để xác định lỗi.
Nếu bình thường, bộ điều khiển khí hậu có sự cố.

64
3.3.3.4. Quạt giàn ngưng A/C/quạt két nước không chạy ở tốc độ thấp
Mô tả kiểm tra:
Các bộ phận cần kiểm tra được biểu thị bằng đường chấm chấm.

Trước tiên xử lý sự cố các DTC bất kỳ được liệt kê hoặc hệ thống hiển
thị bên dưới.
- Hệ thống PGM-FI [PGM-FI]: Chuyển sang xử lý sự cố của DTC
được hiển thị
CHÚ Ý: Để xử lý sự cố một cách hiệu quả, bạn có thể bỏ một số mục kiểm tra do
lỗi tiềm ẩn dựa vào điều kiện lỗi và xe.
1.Chuyển xe sang chế độ BẬT. Đảm bảo hệ thống A/C TẮT.
2.Khởi động động cơ.
3.BẬT núm điều khiển quạt, sau đó BẬT tạm thời A/C bằng nút A/C.
4.Kiểm tra giá trị [Điều khiển Quạt Thấp] trên HDS
- [Điều khiển Quạt Thấp] là BẬT:
- [Điều khiển Quạt Thấp] là TẮT:

Mục Kiểm tra Mục Công việc


a Rơ-le Quạt Két nước Thực hiện Kiểm tra Rơ-le Quạt Két nước ○
b Rơ-le Điều khiển Quạt Thực hiện Kiểm tra Rơ-le Điều khiển Quạt ○
c Mô-tơ Quạt Két nước Thực hiện Kiểm tra Mô-tơ Quạt Két nước ○
Mô-tơ Quạt Giàn ngưng
d Thực hiện Kiểm tra Mô-tơ Quạt Giàn ngưng A/C ○
A/C
65
Mục Kiểm tra Mục Công việc
Kiểm tra Mạch +B_MAIN_FAN, IG2_A/C, ○
MAIN_FAN_MOTOR
e Mạch Bên ngoài Kiểm tra Dây Hở mạch Dây FAN_HI/LO_RLY_COM ○
Kiểm tra Mạch SUB_FAN_MOTOR, GND ○

Kiểm tra Hở mạch Dây FAN_LO_SIGNAL ○

f PCM Kiểm tra PCM ○


3.3.4. Quy trình tháo một số bộ phận trong hệ thống điều hoà không khí
3.3.4.1. Quy trình tháo bảng điều khiển bộ sưởi
Bảng điều khiển bộ sưởi – hình vẽ chi tiết

Quy trình tháo Hình ảnh


a)
1. Tháo nắp (A) và bộ điều khiển HVAC
(B) ra khỏi bảng điều khiển bộ sưởi (C).
2. Sử dụng các kìm vòng chặn, nới rộng
vấu hãm cáp (D) trong giá dỡ cáp (E), sau
đó kéo các cáp điều khiển (F).

66
b)
1.Tháo đế điều khiển bộ sưởi (A) ra khỏi
bảng điều khiển bộ sưởi (B).
2.Tháo bó dây (C), sau đó tháo các bóng
đèn.
3.Tháo núm (D).
4.Tháo công tắc quạt bộ sưởi (E).
3.3.4.2. Quy trình tháo máy nén A/C
Quy trình tháo Hình ảnh
1. Thu hồi chất làm lạnh A/C
2. Tháo dây đai truyền động
3. Nâng xe
4. Tháo tấm bảo vệ bên dưới động cơ

5. Tháo máy nén A/C


a. Ngắt đầu nối (A).
b. Tháo đầu nối (B) khỏi giá đỡ (C).
c. Ngắt ống hút (D) và ống xả (E).
CHÚ Ý: Nút hoặc bít các đường ống ngay
sau khi tháo chúng ra nhằm tránh ẩm và
nhiễm bẩn

d. Tháo máy nén A/C (A).

67
3.3.4.3. Quy trình tháo bộ bảo vệ nhiệt máy nén A/C
Quy trình tháo Hình ảnh
1. Ngắt đầu nối (A).
2. Tháo khung kẹp (B).
3. Tháo đầu nối (C) khỏi giá đỡ (B).
4. Tháo kẹp (D) bó dây ra khỏi giá đỡ
(B).
5. Tháo giá đỡ (E).

6. Tháo bộ bảo vệ nhiệt (F).


3.3.4.4. Quy trình tháo bộ điều khiển khí hậu
Quy trình tháo Hình ảnh
a)
1.Tháo bảng công tắc
2.Tháo hộp đựng đồ
b)
1. Kéo bộ điều khiển khí hậu (A).
2. Tháo kẹp (B).
3. Ngắt đầu nối (C).
4. Ngắt đầu nối (D) (Loại A/C kép).

5. Tháo bộ điều khiển khí hậu (A).

3.3.4.5. Quy trình tháo bộ tản nhiệt và quạt giàn ngưng A/C, Mô-tơ và tấm che
quạt
Quy trình tháo Hình ảnh
1. Tháo Ắcquy 12V
2. Tháo tấm che lưới tản nhiệt trước
3. Tháo đường dẫn khí nạp

68
4. Tháo thanh đỡ trung tâm lưới
thông gió trước
5. Tháo chốt ca-pô CHÚÝ:
Không ngắt kết nối cáp mở nắp ca-pô.
Ngắt đầu nối cùng một thời điểm.
6. Tháo tấm bảo vệ bên dưới động

7. Tháo kẹp bó dây

8. Tháo bình chứa nước làm mát


9. Ngắt đầu nối(Mô-tơ quạt giàn
ngưng A/C và đầu nối Mô-tơ quạt
tản nhiệt)
a. Ngắt các đầu nối (A).
b. Tháo các kẹp (B) của bó dây.

10. Tháo khung gắn phía trên két


nước, khung gắn phía trên giàn
ngưng A/C và bu lông gắn bộ lọc
nước làm mát

11. Tháo cụm tấm che quạt giàn


ngưng A/C

69
12. Tháo cụm tấm che quạt bộ tản
nhiệt

13. Tháo rời tấm che quạt

3.3.4.6. Quy trình tháo Mô-tơ quạt gió


Quy trình tháo Hình ảnh
1. Tháo vỏ che dưới bảng táp lô phía
hành khách
2. Tháo mô-tơ quạt gió
a. Ngắt đầu nối (A).
b. Tháo kẹp (B) bó dây.
c. Tháo mô-tơ (C) quạt gió.

3.3.4.7. Quy trình tháo van tiết lưu giàn lạnh


Quy trình tháo Hình ảnh
1. Thu hồi chất làm lạnh A/C
2. Tháo các đường ống A/C
3. Tháo van tiết lưu
a. Tháo van tiết lưu(A).
CHÚ Ý:
Vặn cả hai ống gắn A/C vào van tiết
lưu khoảng từ 4 đến 6 ren. Giữ các bu-
lông và kéo chúng ra.
Chú ý không làm hỏng van tiết lưu.

70
3.3.4.8. Quy trình tháo một số cảm biến
Tháo cảm biến ánh sáng mặt trời Hình ảnh
CHÚ Ý: Cẩn thận không làm hỏng cảm biến ánh sáng mặt trời và bảng táp-lô.

1. Tháo cảm biến ánh nắng mặt trời


a. Kéo cảm biến ánh nắng mặt trời (A)
ra.
b. Ngắt đầu nối (B).

Tháo cảm biến áp suất A/C Hình ảnh


1. Thu hồi chất làm lạnh A/C
2. Tháo tấm cản trước
3. Tháo cảm biến áp suất A/C
a. Ngắt đầu nối (A).
b. Giữ khối cảm biến áp suất (B) bằng
cờ-lê để tránh làm hỏng đường ống
nhận, sau đó tháo cảm biến áp suất A/C
(C).
Tháo cảm biến nhiệt độ giàn lạnh Hình ảnh
1. Tháo lõi giàn lạnh
2. Tháo cảm biến nhiệt độ giàn
lạnh
a. Tháo cảm biến (A) nhiệt độ giàn
lạnh.
b. Đối với một số loại xe: Tháo bỏ
kẹp (B).
Tháo cảm biến nhiệt độ không khí
Hình ảnh
bên ngoài

71
1. Tháo tấm cản trước
2. Cảm biến nhiệt độ không khí
bên ngoài
a. Ngắt đầu nối (A).
b. Nhấc mấu (B) để nhả khóa, sau
đó tháo cảm biến nhiệt độ không
khí bên ngoài (C).
3.3.5. Quy trình lắp một số bộ phận trong hệ thống điều hoà không khí
Quy trình lắp Chú ý
Quy trình lắp bảng điều khiển bộ sưởi
1. Sau khi lắp ráp, kiểm tra mức độ trượt hoặc
Lắp các bộ phận theo trình tự quay nhẹ nhàng của đồng hồ qua hành trình từ
ngược lại với lúc tháo ra phải sang trái
Quy trình lắp máy nén A/C
Lắp các bộ phận theo trình tự 1. Kiểm tra các đường ống A/C xem có dấu
ngược lại với lúc tháo ra hiệu nhiễm bẩn không.
2. Nếu bạn đang lắp máy nén A/C mới, bạn
phải tính toán lượng dầu làm lạnh sẽ được rút
khỏi máy nén. Một máy nén A/C mới sẽ được
nạp đầy dầu.
3. Các vòng chữ O mới nên được sử dụng cho
mỗi khớp nối. Trước khi lắp ráp, bôi một lớp
mỏng dầu làm lạnh sử dụng cho máy nén A/C.
Đảm bảo sử dụng các vòng chữ O đúng cho
HFC-134a (R-134a) để tránh rò rỉ.
4. Để tránh bị nhiễm bẩn, không được nạp lại
dầu vào bình chứa sau khi đã đổ ra ngoài, và
không được pha lẫn với các dầu làm lạnh khác.
5. Ngay sau khi sử dụng dầu, lắp lại nắp bình
chứa, và dán kín để tránh bình bị hút ẩm
6. Không làm tràn dầu làm lạnh trên xe, bởi vì

72
nó có thể làm hỏng các bề mặt đã sơn. Nếu dầu
làm lạnh tiếp xúc với lớp sơn, lau sạch ngay
lập tức bằng nước.
7. Nạp một lượng nhất định chất làm lạnh R-
134a vào hệ thống.
Quy trình lắp bộ bảo vệ nhiệt máy nén A/C
1. Thay bộ bảo vệ nhiệt (A) bằng Đảm bảo không có keo lỏng silicon trên phần
một bộ mới, và bôi chất làm kín chân các đầu nối và các công tắc, đặc biệt nếu
silicon (B) vào đáy của bộ bảo vệ có keo lỏng silicon ở tay hoặc găng tay.
nhiệt
2. Lắp bộ bảo vệ nhiệt(A)
3. Lắp giá đỡ(B)
4. Lắp kẹp (C) của bó dây vào giá
đỡ (D)
5. Lắp đầu nối (E) vào giá đỡ (D)
6. Nối đầu nối (F)
Quy trình lắp bộ điều khiển khí hậu
Lắp các bộ phận theo trình tự 1. Sau khi thực hiện chức năng tự chẩn đoán để
ngược lại với lúc tháo ra khẳng định không có vấn đề gì trong hệ thống.

Quy trình lắp bộ tản nhiệt và quạt giàn ngưng A/C, Mô-tơ và tấm che quạt

Lắp các bộ phận theo trình tự


ngược lại với lúc tháo ra
Quy trình lắp Mô-tơ quạt gió
Lắp các bộ phận theo trình tự 1. Đảm bảo không bị rò rỉ không khí.
ngược lại với lúc tháo ra
Quy trình lắp van tiết lưu giàn lạnh
Lắp các bộ phận theo trình tự 1. Các vòng chữ O mới nên được sử dụng cho
ngược lại với lúc tháo ra mỗi khớp nối. Trước khi lắp ráp, bôi một lớp
mỏng dầu làm lạnh sử dụng cho máy nén A/C.
Đảm bảo sử dụng các vòng chữ O đúng cho

73
HFC-134a (R-134a) để tránh rò rỉ.
2. Nạp một lượng nhất định chất làm lạnh R-
134a vào hệ thống
Quy trình lắp cảm biến ánh sáng mặt trời
Lắp các bộ phận theo trình tự
ngược lại với lúc tháo ra
Quy trình lắp cảm biến áp suất A/C
Lắp các bộ phận theo trình tự 1. Các vòng chữ O mới nên được sử dụng cho
ngược lại với lúc tháo ra mỗi khớp nối. Trước khi lắp ráp, bôi một lớp
mỏng dầu làm lạnh sử dụng cho máy nén A/C.
Đảm bảo sử dụng các vòng chữ O đúng cho
HFC-134a (R-134a) để tránh rò rỉ.
2. Nạp một lượng nhất định chất làm lạnh R-
134a vào hệ thống
Quy trình lắp cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
Lắp cảm biến (A) nhiệt độ giàn B C
lạnh trong lõi giàn lạnh, và chú ý Hàng mm (in)
những hạng mục sau: Tham khảo Vị trí đặt
bảng vị trí. trước tại nhà Thứ 13 80 (3,15)
máy
Vị trí mới Thứ 14 80 (3,15)
Quy trình lắp cảm biến nhiệt độ không khí bên ngoài
Lắp các bộ phận theo trình tự
ngược lại với lúc tháo ra
3.3.6. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa
a. Phương pháp sửa chữa máy nén A/C
Quy trình:
Kết nối pin với cực A của ly hợp từ và nối đất với thân máy nén A/C.

74
Nếu có bất kỳ trục trặc, thay thế ly hợp từ.
Đo khe hở xung quanh toàn bộ chu vi giữa tấm ép và puly máy nén A/C bằng
thước căn lá.

Nếu không nằm trong đặc điểm kỹ thuật, hãy tháo tấm áp suất và điều chỉnh
khe hở bằng cách thay đổi shim (0,2 mm {0,008 in}, 0,5 mm {0,02 in}) hoặc số
lượng miếng chêm.

Thông số kỹ thuật:
0,35 - 0,65 mm {0,011 - 0.025 in}
b. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa cảm biến nhiệt độ trong xe

Điều kiện tiên quyết:


75
- Cảm biến nhiệt độ trong xe đã được tháo.
Quy trình:
1.Kiểm tra cảm biến nhiệt độ trong xe trong khi giữ chúng ở phía trước của lỗ
thông hơi trung tâm bảng táp-lô. (Hình1)
Đo điện trở với hệ thống đặt ở mức MAX COOL (MÁT TỐI ĐA) (thấp).
Đo điện trở với hệ thống đặt ở mức MAX HOT (NÓNG TỐI ĐA) (Cao).
2.So sánh các giá trị điện trở với các thông số kỹ thuật như nêu trong biểu đồ,
điện trở phải ở trong phạm vi các thông số kỹ thuật. (Hình 2)
Nếu kết quả không như chỉ định, hãy thay cảm biến nhiệt độ trong xe.
c. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa cảm biến nhiệt độ khoang hành khách
Điều kiện tiên quyết:
- Cảm biến nhiệt độ khoang hành khách đã được tháo.
Quy trình:
Đo nhiệt độ xung quanh cảm biến nhiệt độ khoang hành khách và đo điện trở
giữa các đầu cực B và D của cảm biến.

Bảng đường đặc tính của cảm biến nhiệt độ khoang hành khách
Nếu các đặc điểm của cảm biến không được thể hiện trong biểu đồ, hãy thay
thế cảm biến nhiệt độ khoang hành khách.
Kết nối điện áp dương của accu với đầu cực A của cảm biến và kết nối đầu
cực C với mát để xác minh hoạt động của motor quạt gió.

76
Nếu có sự cố, thay thế motor quạt gió.
d. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa cảm biến nhiệt độ không khí bên ngoài

Điều kiện tiên quyết:


- Cảm biến nhiệt độ không khí bên ngoài đã được tháo.

Quy trình:
1 Ngâm cảm biến trong nước đá, và đo điện trở giữa các chân số 1 và số 2. (Hình 1)
2. Sau đó đổ nước ấm vào cảm biến, và kiểm tra thay đổi điện trở.
3. So sánh các giá trị điện trở với các thông số kỹ thuật như nêu trong biểu đồ trên,
điện trở phải ở trong phạm vi các thông số kỹ thuật. (Hình2)
Nếu kết quả không như chỉ định, hãy thay cảm biến nhiệt độ không khí bên ngoài.
e. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

Điều kiện tiên quyết:


- Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh đã được tháo.
Quy trình:
1.Ngâm cảm biến trong nước đá, và đo điện trở giữa các chân số 1 và số 2. (Hình 1)
77
2. Sau đó đổ nước ấm vào cảm biến, và kiểm tra thay đổi điện trở.
3. So sánh các giá trị điện trở với các thông số kỹ thuật như nêu trong biểu đồ; điện
trở phải ở trong phạm vi các thông số kỹ thuật. (Hình 2)
Nếu kết quả không như chỉ định, hãy thay cảm biến nhiệt độ giàn lạnh.
f. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa cảm biến ánh sáng mặt trời

Điều kiện tiên quyết:


- Đã kéo cảm biến ánh sáng mặt trời ra.
Quy trình:
1. Chuyển xe sang chế độ BẬT.
2. Đo điện áp giữa các chân theo bảng đã cho với đầu nối được kết nối. (Hình 1 và
2)
Chú ý: Các số chỉ điện áp sẽ không thay đổi dưới ánh sáng của đèn flash hoặc đèn
huỳnh quang.
Nếu kết quả không như chỉ định, hãy thay cảm biến ánh sáng mặt trời.
3.4. Thiết kế và xây dựng mô hình
3.4.1. Ý tưởng mô hình điều hoà không khí
a. Tìm hiểu về hệ thống

78
- Khảo sát hệ thống điều hoà không khí ô tô.
- Các thiết bị trong hệ thống điều hoà không khí ô tô.
- Hệ thống điện điều hoà không khí ô tô.
- Nạp ga hệ thống điều hoà không khí ô tô.
- Vận hành, bảo dưỡng hệ thống điều hoà không khí ô tô.
b. Tiến hành thực hiện mô hình
 Thiết kế khung.
- Kích thước dựa trên yêu cầu về khung mô hình mà khoa đưa ra.
- Làm khung.
 Tham khảo giá thiết bị.
- Kiểm tra hoạt động của từng thiết bị.
 Bố trí thiết bị lên khung.
- Kiểm tra bền giữa các thiết bị và khung.
 Bố trí hệ thống ống dẫn ga.
- Lắp đặt đường ống và kiểm tra sự rò rỉ ga.
 Bố trí hệ thống điện.
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện.
 Kiểm tra hoạt động toàn bộ hệ thống.
- Nạp ga và chạy thử.
- Kiểm tra.
3.4.2. Ý nghĩa mô hình điều hoà không khí
- Phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu trong ngành ô tô.
Quan sát cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu, thực hiện một số bài
thực tập trên hệ thống điều hoà không khí ô tô dạng mô hình.
Thực hiện các phương pháp chuẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa các cơ cấu trên hệ
thống điều hoà không khí ô tô, giúp người học rèn luyện các kỹ năng và thao tác
thực hành.
Có thể tiến hành thực hiện một số thực nghiệm trên mô hình, từ đó có những
nhận xét, đánh giá và giải thích giúp củng cố các kiến thức lý thuyết cơ bản.
- Mô hình kết hợp với tài liệu giảng dạy về hệ thống điều hoà không khí trên ô
tô là một chuyên đề tham khảo bổ ích cho sinh viên ngành ô tô.

79
80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu thực tế cùng với sự giúp đỡ
nhiệt tình của thầy hướng dẫn, cùng các thầy cô giáo trong khoa, em đã hoàn thành
đề tài “Nghiên cứu hệ thống điều hoà không khí ô tô trên xe Honda HR-V 2022”
của mình với những kết quả đạt được như sau:
- Đã tiến hành tìm hiểu, tổng hợp, phân tích các đặc điểm kết cấu, nguyên lý
làm việc của các cụm thiết bị có trên hệ thống điều hòa không khí ô tô.
- Tiến hành xây dựng quy trình kiểm tra, khắc phục và sửa chữa một số hư
hỏng thường gặp đối với hệ thống điều hòa không khí.
- Tiến hành tháo lắp, kiểm tra, khắc phục và sửa chữa một số hư hỏng đối với
hệ thống điều hòa không khí.
- Với những sự cố gắng nỗ lực của bản thân, đề tài của em đã hoàn thiện đúng
thời gian yêu cầu của khoa và nhà trường đặt ra. Nhưng với điều kiện về thời gian
ngắn, lượng kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế đề tài vẫn khó tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Em rất mong có được những đóng góp ý kiến của các
thầy/cô cùng những người quan tâm để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
- Em xin chân thành cảm ơn các Thầy/cô trong khoa Cơ khí Động lực đã hỗ
trợ em rất nhiều trong việc hoàn thiện đề tài và đặc biệt em xin trân trọng cảm ơn
thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Văn Huỳnh, đã tận tình hướng dẫn em trong
việc định hướng nghiên cứu và các phương pháp giải quyết các vấn đề đã đặt ra, để
hoàn thành đề tài này.
Kiến nghị: Với tình hình sinh viên thực tập tại xưởng ngày một tăng dần thì việc
thiết kế thêm nhiều mô hình để phục vụ cũng như đáp ứng đủ nhu cầu học của sinh
viên là rất cần thiết, em mong rằng các thầy cô giáo trong khoa nói riêng và toàn
trường nói chung là sẽ kết hợp cùng các bạn sinh viên khoá sau để sản xuất ra thêm
nhiều mô hình hơn nữa nhằm phục vụ cho việc học và thực tập trong tương lại một
cách hiệu quả nhất.
Em xin trân trọng cảm ơn !

81
TƯ LIỆU THAM KHẢO
 Giáo trình Lý thuyết Điều khiển tự động - NXB ĐH Bách khoa Hà Nội.
 Tài liệu đào tạo kĩ thuật viên hãng Honda
 Đề cương môn học Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô trường Đại Học Sư Phạm
Kỹ Thuật Hưng Yên
 Tài liệu tham khảo của các thầy trong khoa Cơ khí động lực trường Đại Học Sư
Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên.
 Các trang web tìm kiếm:
- https://biz.honda.co.jp
- www.otofun.com
- www.benhvienoto.com
- www.axeoto.com
- https://cardiagn.com
- https://123docz.net
- www.oto-hui.com

82
PHỤ LỤC
1. Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa không khí xe HONDA HR-V 2022

Sơ đồ 1.

a
Sơ đồ 2.

b
Sơ đồ 3.

c
Sơ đồ 4.

d
2. Hình ảnh mô hình điều hòa không khí

e
f
g
h

You might also like