You are on page 1of 3

CẤU TRÚC TÂM LÍ MỚI Ở NGƯỜI CAO TUỔI

I. VỀ MẶT NHẬN THỨC, PHÁT TRIỂN TÂM LÝ XÃ


HỘI.
1. Trí Nhớ
- Trí nhớ dài hạn có sự khác biệt đáng kể so với người trẻ. Việc tổ chức,
tiếp nhận và mã hóa số liệu để ghi nhớ ở những người có tuổi ít hiệu quả
hơn. Họ thường chỉ ghi nhớ những điều mà đối với họ là có ích và quan
trọng.
- Người cao tuổi phát triển dạng tái hiện các thông tin đặc biệt xa xưa.
Họ có khả năng hồi tưởng về các sự kiện đặc biệt xảy ra đã lâu. Một số
công trình nghiên cứu chỉ ra rằng những người cao tuổi nhớ lại các chi
tiết biến cố lịch sử tốt hơn so với thanh niên, đặc biệt là những sự kiện
mà người cao tuổi được chứng kiến và trải nghiệm.
- Người cao tuổi có khả năng kiểm soát những cảm xúc của mình tốt hơn
so với những người trẻ tuổi.
2. Cảm Nhận Về Tính Đồng Nhất Liên Tục Của Bản Thân
- Người cao tuổi có xu hướng suy nghĩ nhiều hơn về quá khứ (ở độ tuổi
trước hầu như ít). Họ chuyển những suy nghĩ ở thực tại về quá khứ.
Chẳng hạn như nghĩ về những điều họ đã trải qua, vị trí xã hội, mối quan
hệ thân sơ, thân cận của họ,…
3. Tính Toàn Vẹn Và Tính Tuyệt Vọng
- Ở người cao tuổi xuất hiện hai trường hợp:
+ Người cao tuổi nghĩ về quá khứ và hài lòng, thỏa mãn về những điều
mình đã làm được gọi là “Tính toàn vẹn”.
+ Người cao tuổi nghĩ về quá khứ và phiền lòng, nuối tiếc những cơ hội
đã bị bỏ qua, nuối tiếc về những quyết định không đúng đắn được gọi là
“Tính tuyệt vọng”.
- Thực chất, người cao tuổi nên cân bằng “Tính toàn vẹn” và bỏ qua
“Tính tuyệt vọng” để chấp nhận những gì đã xảy ra và hài lòng về bản
thân.
4. Tính Sáng Suốt
- Tính sáng suốt vốn dĩ là bản chất của người cao tuổi. Nhờ vào sự thích
ứng với việc nghỉ hưu, đúc kết kinh nghiệm, phẩm chất và trí tuệ của
người cao tuổi nên họ đã có những lựa chọn đúng đắn cho việc đối mặt
với cái chết sẽ xảy đến, bên cạnh đó là những lời khuyên sáng suốt (mang
tính kinh nghiệm) truyền lại cho con cháu.
5. Thích Ứng Với Việc Nghỉ Hưu
- Việc thích ứng với việc nghỉ hưu này chỉ xuất hiện ở người cao tuổi,
điểm khác so với người trẻ. Họ phải học cách “đồng nhất” bản thân với
việc nghỉ hưu và chuẩn bị tâm lý, tinh thần để đối diện với cái chết có thể
xảy ra.
II. VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
- Người già thường suy nghĩ về việc để lại gì cho đời, người đời sẽ nhớ gì
về họ?
- Những mất mát của người thân, bạn bè đặc biệt là người chồng/vợ khiến
người cao tuổi khó thích nghi và có xu hướng tăng nguy cơ cách ly với xã
hội.
- Khi về già, mọi người thường nhớ và muốn gặp gỡ anh chị em của mình,
quan tâm giúp đỡ nhau và cùng nhau hồi tưởng lại các sự kiện đã bị quên
lãng từ lâu.
- Những mối quan hệ anh chị em ruột thịt đặc biệt quan trọng đối với
những người cao tuổi không có con.
- Bạn bè có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những người cao tuổi
không có anh chị em.
- So với giai đoạn tuổi trung niên, người cao tuổi có xu hướng hiểu sâu sắc
hơn nỗi buồn đau của sự mất mát, bệnh tật, cô đơn,… Họ bắt đầu đánh
giá cao các mối quan hệ với các thành viên trong gia đình và bạn bè.
⮚ Luôn mong muốn làm cho các mối quan hệ trở nên thân thiết hơn về
mặt cảm xúc
III. VỀ CÁI CHẾT VÀ SỰ KẾT THÚC CUỘC SỐNG
- Điều khác biệt lớn nhất về tâm lí ở người cao tuổi so với các độ tuổi khác
đó là sự lo âu về cái chết.
- Họ bước vào giai đoạn thích nghi với cái chết và cuối cùng họ thích nghi
với sự mất mát.

TÓM TẮT CÁC CẤU TRÚC TÂM LÝ MỚI Ở NGƯỜI


CAO TUỔI:
⮚ Tái hiện các thông tin xa xưa trong quá khứ 1 cách chi tiết.
⮚ Kiểm soát cảm xúc tốt
⮚ Thích ứng với việc nghỉ hưu.
⮚ Đánh giá cao các mối quan hệ và luôn muốn trở nên thân thiết hơn
về mặt cảm xúc.
⮚ Sự lo âu về cái chết → thích nghi, chấp nhận đối mặt với cái chết.

You might also like