You are on page 1of 9

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

----------------------------------------

BÀI TOÁN NHÓM 5 TUẦN 3

MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ

Lớp: MES303_222_10_L14

Khóa học: 2022-2023

GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

TP Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2023


THÀNH VIÊN NHÓM 5

STT Họ và tên MSSV

1 Nguyễn Minh Khang 050610220982

2 Lê Thị Kiều 050610221011

3 Đặng Thị Hà Linh 050610221028

4 Nguyễn Thị Thanh Trúc 050610221482

5 Lê Vũ Hồng Trân 050610221449

6 Trần Đức Tuấn 050610221500


MỤC LỤC

NỘI DUNG ............................................................................................................ 1

1. Chu kỳ kinh tế................................................................................................. 1


1.1. Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế ........................................................... 1
2. Học thuyết Keynes .......................................................................................... 2
2.1. Khái quát sơ lược ................................................................................... 2
2.2. Quan điểm của Keynes .......................................................................... 2
3. Tổng kết .......................................................................................................... 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
NỘI DUNG

1. Chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái,
phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ).

Biến động chu kỳ kinh tế thường được đặc trưng bởi những biến động và suy thoái chung
trong một loạt các biến số kinh tế vĩ mô. Các giai đoạn mở rộng / suy thoái riêng lẻ xảy ra
với thời lượng và cường độ thay đổi theo thời gian. Thông thường, chu kỳ của chúng có
phạm vi rộng từ khoảng 2 đến 10 năm (cụm từ kỹ thuật "chu kỳ ngẫu nhiên" thường được
sử dụng trong thống kê để mô tả loại quá trình này).

1.1. Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Giai đoạn suy thoái nền kinh tế: Đây là thời điểm nền kinh tế bắt đầu có các dấu hiệu
đi xuống. Tiêu dùng giảm mạnh và danh mục hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng lên
so với dự kiến. Nhà sản xuất cắt giảm sản lượng làm cho việc đầu tư vào cơ sở vật chất cũng
giảm. Kết quả ảnh hưởng trực tiếp đến GDP, có chiều hướng giảm mạnh. Kéo theo cầu về
lao động cũng sẽ giảm, số ngày làm việc của người lao động sẽ giảm dẫn đến cắt giảm nhân
sự và tỷ lệ thất nghiệp cao. Sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản
xuất giảm bởi do cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng chậm trong giai
đoạn kinh tế suy thoái. Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán
thường giảm theo khi các nhà đầu tư nhận thấy được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh.
Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.

Giai đoạn phục hồi của chu kỳ kinh tế: Giai đoạn này nền kinh tế bắt đầu có các dấu
hiệu phục hồi. Mọi thứ trở nên ổn đinh. Lúc này, nhu cầu của người tiêu dùng bắt đầu tăng
chậm trở lại. Hoạt động đầu tư, sản xuất, lãi suất cũng tăng trở lại nhưng tốc độ khá chậm.
Hàng hoá bán được ra và doanh nghiệp kích thích kinh doanh trở lại. Điều này sẽ thúc đẩy
sự gia tăng của giá trị hàng hóa dịch vụ, giúp giá trị GDP tăng nhẹ. Thời điểm này, lạm phát
ở mức vừa phải và có xu hướng giảm. Nhu cầu về lao động cũng tăng, tuy tỷ lệ thất nghiệp
vẫn còn nhưng đã khá hơn so với thời kì suy thoái. Lợi nhuận và chứng khoán từ đó mà phát
triển ổn định trở lại.

Giai đoạn hưng thị của chu kỳ kinh tế: Không xuất hiện hàng tồn kho, hàng hoá được
bán ra so với dự kiến, các nhà sản xuất cũng đầu tư hơn vào các trang thiết bị, làm cho GDP
thực tế tăng cao. Vì vậy, cầu về lao động tăng, ngày công làm việc nhiều hơn và tỷ lệ thất
nghiệp cũng ít hơn. Biểu hiện lương tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, doanh nghiệp tuyển dụng
2
thêm nhiều nhân sự để gia tăng sản xuất. Điều này sẽ tác động đến hoạt động chi tiêu, nhu
cầu sử dụng dịch vụ tăng mạnh, kéo theo GDP tăng trưởng mạnh. Do đó sẽ làm lợi nhuận
của các doanh nghiệp tăng mạnh, giá chứng khoán tăng cao. Cầu về vốn cũng tăng làm cho
lãi suất tăng trong thời kì hưng thịnh.

2. Học thuyết Keynes

2.1. Khái quát sơ lược về Keynes

John Maynard Keynes (1883-1946) là nhà kinh tế học Anh, được coi là nhà kinh tế học
có ảnh hưởng lớn nhất đối với kinh tế học phương Tây hiện đại và chính sách kinh tế của
các chính phủ nhằm duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (1936), Keynes đã đưa
ra những nhân tố xác định mức sản lượng và việc làm trong một quốc gia. Tuy rằng cuốn
sách này của Keynes đề cập không nhiều về chính sách kinh tế, nhưng nó đã góp phần cung
cấp một nền tảng lý thuyết cho các động thái mang tính chính sách của chính phủ trong việc
ngăn chặn cuộc Đại suy thoái, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các quốc gia trong
những năm 30 của thế kỷ trước.

2.2. Quan điểm của Keynes

Keynes cho rằng, nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt đến mức sản lượng tiềm năng
nhờ cơ chế tự điều chỉnh như quan điểm của trường phái cổ điển và tân cổ điển. Mà nền kinh
tế chỉ có thể đạt tới và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó, dưới mức công
ăn việc làm đầy đủ cho mọi người.

Hình 1. Mô hình mô tả sự cân bằng của nền kinh tế


3
● Tổng cầu

Là tổng lượng cầu về dịch vụ và hàng hóa trong một nền kinh tế và thường được cho là
GDP của một nền kinh tế tại một thời điểm cụ thể. GDP có bốn nhân tố chính cấu thành:

+ Tiêu dùng (bởi khách hàng sử dụng hàng hóa và dịch vụ) – C

+ Đầu tư (bởi những doanh nghiệp nhằm tạo ra càng nhiều hàng hóa và dịch vụ phục vụ
nền kinh tế) – I

+ Chi tiêu chính phủ - G

+ Xuất khẩu ròng (Trị giá xuất khẩu trừ đi trị giá nhập khẩu) – NX

Công thức tổng cầu = C + I + G + NX (Nếu 1 trong những yếu tố trên giảm, các yếu tố
còn lại sẽ phải tăng tương ứng để giữ GDP tại một mức nhất định).

● Tiết kiệm

Keynes cho rằng tiết kiệm có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, đặc biệt nếu tỉ lệ tiết
kiệm quá cao hoặc thừa thãi. Vì yếu tố chính trong tổng cầu là tiêu dùng, nếu các cá nhân để
tiền ở ngân hàng thay vì mua hàng hóa và dịch vụ, thì GDP sẽ sụt giảm. Ngoài ra, một sự
sụt giảm trong tiêu dùng dẫn đến việc các công ty sẽ sản xuất ít hơn, sử dụng ít nhân sự hơn
và điều này làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Các công ty cũng sẽ không sẵn sàng đầu tư vào các
nhà máy mới.

● Tỉ lệ thất nghiệp

Một trong những đột phá của học thuyết Keynes đó là giải quyết tình trạng thất nghiệp.
Kinh tế học cổ điển tập trung vào ý tưởng rằng thị trường ổn định khi có việc làm đầy đủ.
Tuy nhiên, Keynes đã đưa ra giả thuyết rằng tiền lương và giá cả là linh hoạt, và toàn dụng
là trạng thái vừa khó đạt được và cũng không hẳn là hoàn toàn có lợi. Điều này có nghĩa là
nền kinh tế luôn tìm cách cần bằng giữa mức tiền lương mà người lao động mong muốn và
mức tiền lương mà doanh nghiệp sẵn sàng trả (mô hình cung cầu cơ bản). Nếu như tỷ lệ thất
nghiệp giảm thì sẽ có rất ít nhân sự tìm việc, do đó các doanh nghiệp càng khó khăn trong
việc thuê thêm để mở rộng kinh doanh, sự khan hiếm về nhân công sẽ đẩy giá lao động lên
cao. Tại điểm này, các doanh nghiệp không trả được mức lương mà công nhân đó đòi hỏi,
do đó họ sẽ quyết định không tuyển thêm nữa.

Tiền lương có thể được hiểu theo 2 khía cạnh “thực tế” và “danh nghĩa”. Tiền lương thực
tế có tính đến sự ảnh hưởng của lạm phát, trong khi đó tiền lương danh nghĩa không tính đến
yếu tố này. Đối với Keynes, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đàm phán với công
nhân để cắt giảm tiền lương thực tế và nó chỉ có thể xảu ra nếu có sự sụt giảm tiền lương
4
trong toàn bộ nền kinh tế hay xuất hiện giảm phát khiến cho công nhân có thể sẽ chấp nhận
việc cắt giảm tiền lương. Để tăng tỉ lệ việc làm, lương thực tế (đã tính yếu tố lạm phát) phải
giảm theo. Tuy nhiên điều này có thể dẫn đến một cuộc suy thoái nặng hơn, tâm lý hoảng
loạn và sự sụt giảm trong tổng cầu.

Keynes cũng đã đưa ra giả thuyết rằng tiền lương và giá cả phản ứng chậm với các thay
đổi trong lượng cung và cầu. Một giải pháp được đưa ra đó là sự can thiệp trực tiếp của chính
phủ.

● Chính phủ

Một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế là chính phủ. Nó có thể ảnh hưởng
đến hướng phát triển của nền kinh tế thông qua sự kiểm soát về cung tiền, bằng khả năng
thay đổi lãi suất hoặc là mua hay bán các trái phiếu chính phủ. Trong thuyết Keynes, chính
phủ có vai trò can thiệp, nó không cần chờ đợi cho các lực lượng thị trường cải thiện GDP
và việc làm. Điều này dẫn đến việc thâm hụt chi tiêu.

Chi tiêu của Chính phủ, như đã được nhắc đến trước đó là một nhân tố của tổng cầu, có
thể tạo ra cầu về hàng hóa và dịch vụ nếu các cá nhân không sẵn sàng tiêu dùng và các doanh
nghiệp không sẵn sàng đầu tư thêm các nhà máy. Chi tiêu chính phủ có thể sử dụng năng lực
sản xuất dư thừa đó. Keynes đưa ra giả thuyết rằng sự ảnh hưởng chung của chi tiêu Chính
phủ sẽ được nhân lên nếu doanh nghiệp sẵn sàng thuê thêm công nhân và công nhân sẵn
sàng tiêu dùng nhiều hơn.

Điều quan trọng ở đây là cần phải hiểu được vai trò của chính phủ trong nền kinh tế không
phải chỉ là làm giảm ảnh hưởng của suy thoái hay kéo đất nưuocs ra khỏi khủng hoảng – nó
cần phải giữ cho nền kinh tế không được phát triển quá nóng. Học thuyết Keynes cho rằng
giữa chính phủ và tổng thể nền kinh tế có sự tương tác theo các chiều hướng ngược lại của
chu kỳ kinh doanh: chi tiêu nhiều hơn trong thời kì suy thoái, chi tiêu ít hơn trong thời kì
phát triển. Nếu sự bùng nổ kinh tế có thể gây ra lạm phát cao thì chính phủ nên cắt giảm chi
tiêu và tăng thuế.

● Áp dụng học thuyết Keynes

Cuộc Đại Suy Thoái đã giúp cho John Maynard Keynes nổi tiếng. Benjamin Franklin đã
cảm nhận được vai trò của chính phủ trong việc “tăng tiêu dùng để hồi phục lại nền kinh tế”
không là một giải pháp đơn giản như vậy. Việc xác định nền kinh tế chỉ gồm có cầu về hàng
hóa và dịch vụ đã làm cho lý thuyết trở nên cứng nhắc. Trong liên minh Chính sách Mới,
Roosevelt sử dụng người lao động trong các dự án công, nhằm vừa cung cấp việc làm và
vừa tạo ra nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi các doanh nghiệp. Chi tiêu
5
chính phủ cũng tăng lên nhanh chóng trong Chiến tranh Thế giới II, khi chính phủ đổ hàng
tỷ USD bào các công ty thiết bị quân sự.

Lý thuyết Keynes cũng đã được sử dụng để phát triền đường cong Phillips để xem xét
tình trạng thất nghiệp và mô hình ISLM.

3. Tổng kết:

Mặc dù các lý thuyết sơ khai của Keynes hiếm khi được sử dụng hôm nay, nhưng cách
tiếp cận căn bản với các chu kỳ kinh doanh và các giải pháp đối với suy thoái vẫn có ảnh
hưởng sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế. Ngày nay, nhiều chính phủ sử dụng các ý tưởng của lý
thuyết này để làm hạn chế những chu kỳ bùng nổ và phá sản của nền kinh tế; các nhà kinh
tế kết hợp nguyên tắc của Keynes với kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ để xác định quá
trình hành động cần phải thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. John Maynard keynes (12/1994), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, NXB:
Giáo dục - Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Trường Đại học Fullbright (2012). Chương trình giảng dạy kinh tế vĩ mô niên khóa 2012-
2014. NXB: Đại học Fullbright.

You might also like