You are on page 1of 2

Th.

S Hồ Tấ n Nguyên Minh Trườ ng THPT chuyên Lương Vă n Chá nh

Chuyên đề: VĂN HỌC VÀ HIỆN THỰC


( Dành cho HS chuyên văn)

1. Văn học có một mối quan hệ sâu sắc, mật thiết với hiện thực cuộc sống, nó
xuất phát từ hiện thực để rồi phản ánh sâu sắc hiện thực trong tác phẩm. Có thể
nói văn học là mảnh đất màu mỡ để văn học tắm mình vào đó mà thăng hoa thành
những kiệt tác vĩ đại. Một nhà văn chân chính không được vì bất cứ lí do gì mà quay
lưng hay chạy trốn hiện thực cuộc sống, trái lại nó phải bám sát hiện thực để ghi lại
một cách chân thực và sinh động những biểu hiện tinh tế nhất của cuộc sống. “Nhà văn
phải là người thư kí của thời đại” mà mỗi tác phẩm anh viết ra là một tấm gương lớn
giữa cuộc đời để soi vào đó người ta nhìn thấy mọi ngóc ngách của đời sống. Hay nói
như Nam Cao “Chao ôi nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là
ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia thoát ra từ những kiếp
lầm than” và “Nhà văn phải là người đứng trong lao khổ, mở lòng ra mà đón lấy mọi
vang động của đời”. Đọc tác phẩm của Banzac – nhà văn vĩ đại người Pháp, người đọc
nhìn thấy một bức tranh đầy sinh động của nước Pháp nửa cuối thế kỉ 19. Đọc những
truyện ngắn của SêKhốp, người đọc thấy được một hiện thực đầy bụi bặm của một
nước Nga nông nô, chuyên chế thế kỉ 19. Đọc tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, người
đọc sẽ thấy được hình ảnh một xã hội “chó đểu” – một xã hội thành thị Việt Nam thối
nát, bẩn thỉu, giả dối…Như vậy, có thể nói văn học luôn có mối quan hệ sâu sắc với
hiện thực. Người ta thường ví việc nhà văn sáng tác một tác phẩm như việc thả một
con diều, con diều văn học có bay cao, bay xa hay không là phụ thuộc vào sợi dây có
bám chặt vào mặt đất hay không, mặt đất ấy chính là hiện thực cuộc sống.
2. Tuy nhiên, Văn học phản ánh sâu sắc hiện thực nhưng nó không bê
nguyên si hiện thực, không sao chép máy móc hiện thực để đưa vào tác phẩm.
Trái lại văn học phản ánh hiện thực thông qua lăng kính chủ quan của người
nghệ sĩ. Hiện thực cuộc sống qua văn học được soi chiếu bằng sự sáng tạo của nhà
văn, thể hiện quan niệm, tình cảm, cảm xúc của nhà văn trước cuộc đời. Nói như
Hoài Thanh “Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này
Th.S Hồ Tấ n Nguyên Minh Trườ ng THPT chuyên Lương Vă n Chá nh

nhưng thế giới này trong mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng”. Hay nói như
Chế Lan Viên trong một lần xem tranh Đông Hồ “ Con lợn rực rỡ sắc màu có xoáy
âm dương chính là chú lợn sề gầy đói quanh năm, nhờ hoạ sĩ lúc xuân về được
một phút thăng hoa”. Điều này lí giải vì sao cùng trải nghiệm trong một hiện thực
nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8, nhưng tác phẩm của Nam Cao lại
chứa đượng những nét riêng, độc đáo so với Nguyễn Công Hoan hay Ngô Tất Tố;
cùng xuất phát từ một hiện thực cuối thế kỉ 19 nhưng thơ trào phúng của Nguyễn
Khuyến và Tú Xương lại có những nét đặc sắc riêng.
https://thichvanhoc.com.vn/9-mo-bai-dung-cho-li-luan-van-hoc/

You might also like