You are on page 1of 6

Chuyên đề: LẶNG LẼ SAPA

Nguyễn Thành Long

I.Kiến thức chung:

-Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi đáng chú ý những năm
1960-1970 của thế kỉ XX, ông là 1 nhà văn có thiên hướng viết truyện ngắn,đề tài
hướng về cuộc sống sinh hoạt lao động đời thường, tuy chất lượng nghệ thutaj
không đều nhưng Nguyễn Thành Long đã có những tác phẩm tạo được ấn tượng
sâu đậm cho người đọc.Nói đến Nguyễn Thành Long là nói đến một hồn văn trong
sáng, nhẹ nhàng, giàu chất thơ, tạo được sức vang sâu rộng lâu bền trong lòng
người đọc.

-Truyện ngắn Lặng lẽ SaPa in trong tập”Giữa trong xanh” được nhà văn Nguyễn
Thành Long viết vào năm 1970 trong một chuyến đi thực tế đến Lào Cai.Đây là tác
phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn THành Long lấy cảm hứng từ cuộc sống mới, con
người mới-Những con người đang lặng thầm dựng xây đất nước.

II.Phân tích tác phẩm:

1.Ý nghĩa nhan đề Lặng Lẽ SaPa:

-Nhan đề tác phẩm là Lặng Lẽ SaPa.Ngay bản thân nhan đè đã gợi ra nhiều ý
nghĩa,nó tựa như là chiếc chìa khóa giúp ta mở cánh cửa mà đi sâu vào Thế giới
nghệ thuật của truyện ngắn này.SaPa nựi phố núi mù sương, ngay từ cái tên gọi đã
ẩn chứa một cái gì đó êm ắng, đượm buồn.Nhà văn lại sử dụng thêm thủ pháp đảo
ngữ đưa từ “LẶng lẽ” lên phía trước để gợi lên một không gian vắng vẻ, tịch lặng
thiếu vắng âm thanh của sự sống, ta hình dung về một nơi quặn quẻ đơn côi bốn bề
chìm vào thinh không nơi quanh năm mây mù gió thổi, nơi con người suốt ngày
làm bạn với núi đá rừng cây.

-Thế nhưng tuy gọi là “Lặng lẽ SaPA” nhưng Sa Pa lại không hề lặng lẽ ẩn bên
trong cái vẻ vắng vẻ bề ngoài ấy là vẻ đẹp của khát vọng sống là tình yêu cuộc sốn,
khát vọng cống hiến của những con người như ông họa sĩ, cô kĩ sư,và đặc biệt là
anh thanh niên, những con người vô cùng nhỏ bé, bình dị đang từng ngày từng giờ,
góp sức làm nên “mùa xuân” của đất nước như nhà thơ Thanh Hải từng viết:

“ Một mùa xuâ nho nhỏ


Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

Chính sức sống, khát vọng của những con người như thế đã đẩy lùi cái “ Lặng Lẽ
SaPa “khiến miền đất này trở nên căng tràn nhựa sống

2.Tình huống truyện:

-Trong truyện ngắn Lặng Lẽ Sa Pa đã xây dựng thành công nhân vật cúng như gửi
gắm thông điệp về cuộc sống mới, con người mới., Nguyễn Thành Long đã xây
dựng một tình huống truyện đơn giản nhưng cũng vô cùng độc đáo. Đó là cuộc gặp
gỡ bất ngờ đầy thú vị giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên.Trong
cuộc gặp gỡ này,anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng đã để lại những ấn
tượng tốt đẹp. Tình huống gặp gỡ này là điều kiện để nhân vật chính hiện ra trong
sự quan sát, suy nghĩ của các nhân vật khác. Anh thanh niên không chỉ hiện lên
một cách tự nhiên mà còn được soi chiếu từ cái nhìn cảm xúc của những nhân vật
khác rồi chính anh lại tác động tích cực đến tình cảm suy nghĩ của những nhân vật
ấy.

3.Nhân vật anh thanh niên:

-Trong truyện ngắn”LLSP’’ nhân vật anh thanh niên là nhân vật chính, nhân vật
trung tâm tạo được dấu ấn sâu đậm rong lòng người đọc, thông qua nhân vật này,
nhà văn ngợi ca cuộc sống mới, con người mới,những con người của những cống
hiến vô tư và lặng lẽ.Anh thanh niên chỉ xuất hiện trong giây lát nhưng lại là điểm
sáng nổi bật mà tác giả tập trung thể hiện.

-Cũng như các nhân vật khác, nhà văn không đặt tên cho nhân vật mà gọi tên theo
đặc điểm và lứa tuổi là anh thanh niên, đây là dụng ý nghệ thuật của nhà văn, ông
muốn nói rằng nhân vật của mình chỉ là những người bình thường, vô danh mà ta
có thể gặp bất kì đâu trên đất nước này.Thế nhưng chính những con người bình dị
đơn sơ ấy đang từng ngày từng giờ lặng thầm góp sức mình để dựng xây đất nước,
đó là những con người mà nói như Nguyễn Khoa Điềm:

“Họ đã sống và đã chết


Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm nên đất nước”

Để chuẩn bị cho sự xuất hiện của anh thanh niên nhà văn đã để cho nhân vật hiên
lên 1 cách độc đáo qua lời giới thiệu của bác lái xe rằng đó là 1 anh thanh niên 27
tuổi, 1 mình vắt vẻo trên đỉnh non cao.Đó là 1 con người cô đọc nhất thế gian, một
người cô đơn đến mức thèm người, chính lời giới thiệu ấy đã cuốn hút người đọc
đồng thời chuẩn bị tâm thế để cuộc gặp giữa anh thanh niên, nhà họa sĩ, và cô kĩ sư
trở nên vô cùng thú vị.Yếu tố đầu tiên gây được sự chú ý của người đọc ở anh
thanh niên là ở hoàn cảnh sống, hoàn cảnh làm việc thật đặc biệt.Một anh thanh
niên 27 tuổi cái tuổi tráng niên tràn đầy sinh lực lại tư nguyện rời đô thị đông đúc
phồn hoa, một mình lên công tác trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m quanh năm
mây mù, gió thổi.Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng để dự báo thời tiết
phục vụ cho sản xuất và chiến đấu.Công việc ấy đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm
rất cao. Dù cho có năng mưa, gió bão đều phải hoàn thành, thế nhưng tất cả sự
khắc nghiệt, thiếu thốn, lạnh lẽo ấy đều không đáng kể so với cái khủng khiếp nhất
là sự cô đơn, lẻ loi là nỗi cô đơn đến mức thèm người.

-Để vượt qua cái lặng lẽ đến đáng sợ của SaPa nhân vật anh thanh niên đã mang
trong mình những phẩm chất cao quý của một người lao động mới mà trước hết là
ý thức và tình yêu đối với công việc, cái lặng lẽ, vắng vẻ đến đáng sợ của SaPA
hoàn toàn có thể khiến con người ta thoái thác nhiệm vụ nhưng theo tiếng gọi của
nghề nghiệp và tình yêu cuộc sống, anh đã tự nguyện gắn đời mình với nghề đo khí
tượng, anh hiểu rõ công việc mình làm có ích cho đất nước nên anh yêu công việc
lắm, anh tâm sự:” Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn
đến chết mất”.Anh luôn thấy được niềm vui rong công việc vì anh có một suy nghĩ
sâu sắc rằng:”Khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là một mình”

-Không chỉ là người có tình yêu sâu nặng với công việc, anh thanh niên còn hiện
lên như là 1 con người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc trong hoàn cảnh
hết sức gian khổ, một mình vắt vẻo trên đỉnh núi cao suốt ngày làm bạn với rừng
xanh mây trắng, đối mặt với tuyết phủ sương rơi, dù không ai đôn đốc, không ai
giám sát kiểm tra nhưng anh vẫn luôn tự nguyện, tự giác hoàn thành công việc của
mình, một tinh thần trách nhiệm rất cao. Bất cứ lúc nào công việc đòi hỏi phải thực
hiện thì khó khăn, khắc nghiệt đến đâu, anh vẫn cứ lên đường, chưa bao giờ tự nản,
chưa bao giờ thoái thác.

-Đặc biệt, trong cuộc sống một mình giữa nơi thinh không quạnh vắng, anh thanh
niên không tự giam mình trong trầm mặc, cô đơn, khác với suy nghĩ của chúng ta
về một anh thanh niên 27 tuổi sống một mình, anh đã tự tổ chức cuộc sống của
mình ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng, anh tự mình trồng rau, trồng hoa, nuôi gà để
cung cấp cho cuộc sống và tìm niềm vui trong lao động, anh đặc biệt say mê đọc
sách, từ trong sách anh tìm thấy bao nhiêu kiến thức, bao niềm vui và sách đã trở
thành người bạn quý của anh, điều này lí giải vì sao anh thanh niên lại vui mừng
đến thế khi nhận được quyển sách từ bác lái xe.

-Trong nỗi cô đơn đến mức thèm người ở giữa nơi quạnh quẽ, anh thanh niên khao
khát chủ động tìm mọi cách để gặp gỡ trò chuyện với mọi người dù chỉ trong giây
lát. Chính vì thế anh đã đẩy thân cây ra giữa đường để những chiếc xe dừng lại,
anh có cô hội được gặp gỡ con người, cũng khi những vị khách đến thăm, anh vô
cùng mừng rỡ, rối rít trò chuyện, tiếp đãi một cách chu đáo. Qua lời nói, qua những
câu chuyện của anh, người đọc nhận ra sự chân thành, cởi mở, lịch thiệp và một
tấm lòng luôn biết quan tâm đến mọi người. Nghe bác lái xe kể về người vợ vừa
mới ốm dậy, anh liền biếu bác củ tam thất. Khi những vị khách chia tay, anh không
quên tặng cô gái một bó hoa to và biếu những vị khách một làn trứng ăn dọc
đường, hành đông ấy tuy nhỏ nhưng chứa đựng một thông điệp nhân văn sâu sắc,
nó kêu gọi mọi người hãy biết quan tâm đến nhau và luôn dành cho nhau một tấm
chân tình. Bên cạnh đó nhân vật anh thanh niên còn hiện lên với vẻ đẹp của một
tấm lòng khiêm tốn, thành thực luôn biết nghĩ cho người khác, anh cảm thấy công
việc mình làm so với những lời giới thiêu nhiệt tinh của Bác lái xe là chưa xứng
đáng, anh cho những đóng góp của minh là nhỏ bé, cảm thấy vẫn còn thua ông bố
vì chưa đc đi bộ đội, chưa trực tiếp ra chiến trường, khi nhà họa sĩ kí họa chân
dung anh, anh vội vàng từ chối và nhiệt tình giới thiệu những người khác mà anh
cảm thấy xứng đáng hơn như ông kĩ sư vườn rau, ông cán bộ nghiên cứu bản đồ
sét, có thể nói nhân vật anh thanh nhiên chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng lại tỏa
sáng vẻ đẹp của lý tưởng tâm hồn và tình cảm đó là con người mới, con người của
những cống hiến vô tư lặng lẽ. Con người tự nguyện hóa thân cho dáng hình xứ sở

4. Các nhân vật khác:


a.Nhân vật nhà họa sĩ:

Trong truyện ngắn “LLSP”, nhân vật nhà hoạ sĩ tuy không phải là nhân vật chính,
nhưng lại là người có vai trò quan trọng trong truyện từ nhân vật này, ta dường như
thấy bóng dáng của nhà văn, người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn, suy nghĩ của
nhà hoạ sĩ để trần thuật quan sát và miêu tả, từ nhân vật này, NT Long gửi những
suy nghĩ sâu sắc về con người cuộc đời và nghệ thuật.

-Nhân bật nhà hoạ sĩ hiện lên trong truyện với một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế chỉ từ
những lời giới thiệu của bác lái xe về anh thanh niên, nhà hoạ sĩ đã xúc động
mạnh mẽ và khi lần đầu gặp anh thanh niên ông cảm động và bị cuốn hút thực sự
trước sự cởi mở và chân thành của anh thanh niên, ông cảm thấy bối rối trong tim
khi nghe anh thanh niên kể về công việc. Đó là xúc động khi bắt gặp đối tượng
nghệ thuật, đó là niềm hạnh phúc trong sự khám phá và sáng tạo.

Thế nhưng nhà hoạ sĩ là một con người nghiêm cẩm và có tinh thần trách nhiệm
cao với nghệ thuật cho nên ông đã không thể vội vàng qua loa, khi sáng tác về anh
thanh niên ông đã nói 1 cách rất chân thành:” Chao ôi, bắt gặp một con người như
anh là cơ hội hạn hữu cho sáng tác nhưng hoàn thành sáng tác còn là chặng đường
dài, người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá chính điều này đã
làm toả sáng ở người hoạ sĩ 1 con người lao động nghệ thuật chân chính.

b) nhân vật “cô kĩ sư trẻ”

- nhân vật cô kĩ sư trẻ cũng là 1 nhân vật tạo 1 ấn tượng sâu đậm trong truyện, đó
là 1 cô gái trẻ mang trong mình lý tưởng cao đẹp, dám rời HN phồn hoa, bỏ lại sau
lưng mối tình đầu nhạt nhẽo để tự nguyện cống hiến trên miền núi cao Tây Bắc,
cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, những chuyện anh kể
đã khiến cô bàng hoàng, từ đó cô hiểu thêm về cuộc sống 1 mình dũng cảm, tuyệt
luân của anh thanh niên về thế giới của những con người như anh kể về con đường
cô đang đi tới, cô nhận ra mối tình của mình bấy lâu nay vô vị làm sao cuộc sống
của mình bấy lâu nay tầm thường, nhỏ bé biết bao, cuộc gặp gỡ là khởi dậy trong
tâm hồn cô những suy nghĩ, tình cảm mới mẻ. Từ đó cô tin vào sự lựa chọn của
mình và yên tâm cống hiến cho đất nước.

c) Nhân vật bác lái xe:


- nhân vật bác lái xe xuất hiện từ đầu truyện và xuất hiện không nhiều nhưng đã
kịp để lại những nét tính cách cao đẹp, Bác là người rất yêu công việc, suốt 30 năm
trong nghề lái xe mà vẫn luôn giữ cho mình tính tình cởi mở, niềm nở, nhiệt thành
và tinh thần trách nhiệm cao với công việc , bác lái xe là cầu nối giữa anh thanh
niên với cuộc đời, bác đem sách đến cho anh, dừng xe dưới chân đồi để anh có dịp
gặp gỡ, trò truyện với con người, cũng chính bác là người đã giới thiệu cho anh
những người vị khách đến thăm và giới thiệu về anh cho những vị khách để cuộc
gặp gỡ giữa nhà hoạ sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên trở nên vô cùng thú vị

d) những nhân vật không xuất hiện

- trong truyện ngắn “LLSP” còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà
chỉ hiện lên một cách gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên đó cũng là những con
người độc đáo góp phần thể hiện thành công chủ đề của truyện như ông kĩ sự vườn
rau ngày ngày ngồi quan sát ông thụ phấn, rồi tự tay ông thụ phấn su hoà để củ su
hào to hơn, ngọt hơn hay anh cán bộ nghiên cứu sét suốt 11 năm trời không xa cơ
quan. Lúc nào cũng túc trực chờ sét quên cả hạnh phúc riêng tư để hoàn thành
trách nhiệm của mình. Đó là con người nhỏ bé bình dị đơn sơ, nhưng lại đang từng
ngày từng giờ lặng thầm cống hiến sức mình cho tổ quốc. Họ mang trong tâm hồn
1 lí tưởng sống cao đẹp. Nói như Tố Hữu “ Sống là cho đâu chỉ nhân riêng mình”.

You might also like