You are on page 1of 4

thuvienhoclieu.

com
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKII
MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ LỚP 6

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


I. LỊCH SỬ:
* Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau đây
Câu 1: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 không xuất phát từ nguyên
nhân sâu xa nào sau đây?
A. Chế độ cai trị hà khắc của nhà Hán.
B. Thi Sách bị quan Thái thú Tô Định giết chết.
C. Đời sống nhân dân lầm than.
D. Quan Tô Định tham lam, tàn bạo, bóc lột.
Câu 2: Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở đâu?
A. Cửa sông Hát.
B. Mê Linh.
C. Luy Lâu.
D. Giao Chi.
Câu 3: Vì sao nhân dân ta lại hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng?
A. Vì ngưỡng mộ hai bà.
B. Vì căm phẫn chế độ độc tài.
C. Vì căm giận chế độ áp bức, bóc lột tàn tệ của nhà Đông Hán.
D. Vì yêu nước.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không chính xác khi nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu?
A. Thất bại do chưa có sự chuẩn bị từ trước.
B. Có quy mô rộng lớn gồm toàn thể nhân dân Giao Châu.
C. Có sự tham gia của đông đảo quần chúng.
D. Người lãnh đạo thuộc tầng lớp trên của xã hội.
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bùng nổ (năm 248) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?
A. Bà là người có sức khỏe, có mưu lớn.
B. Bà là người giàu mưu trí.
C. Nhiều nghĩa sĩ đã cùng bà chuẩn bị khởi nghĩa.
D. Chính sách áp bức, bóc lột của thế lực phong kiến phương Bắc.
Câu 6: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán
nhằm mục đích gì?
A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.
B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta.
C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa.
D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta.
Câu 7: Ý nào được cho là phản ánh không đúng những chính sách về văn hóa – xã hội của chính
quyền đô hộ đối với nhân dân ta?
A. Đạo Phật được coi là quốc giáo.
B. Truyền bá Nho giáo vào nước ta.
C. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán.
D. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt.
Câu 8: Văn hóa ở nước ta dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật?
A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta.
B. Nhân dân ta tiếp thu yếu tố tích cực của văn hóa Trung Quốc.
C. Tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và “Việt hóa” cho nó phù hợp với thực tiễn.
D. Bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc.
Câu 9: Để tiếp tục chính sách “đồng hóa” từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI, các triều đại phong kiến
phương Bắc đã

thuvienhoclieu.com Trang 1
thuvienhoclieu.com
A. hạn chế sự phát triển đồ sắt.
B. đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống.
C. đưa người Hán sang làm huyện lệnh.
D. bắt nhân dân nộp nhiều thứ thuế vô lí.
Câu 10: Thời Bắc thuộc các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá Tôn giáo nào vào nước ta?
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Nho giáo.
D. Kitô giáo.
Câu 11: Việc chính quyền đô hộ thời Hán nắm độc quyền về đồ sắt và đặt chức quan kiểm soát việc
khai thác và mua bán sắt nói lên điều gì?
A. Chính sách thâm độc nhằm hạn chế phát triển sản xuất và quốc phòng ở Giao Châu.
B. Sự thâu tóm nguyên liệu chế tạo công cụ lao động.
C. Sự vơ vét tàn bạo của chính quyền đô hộ.
D. Tính độc quyền của chính quyền đô hộ.
Câu 12: Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào nước ta trong thời Bắc thuộc?
A. Nhuộm răng đen.
B. Làm bánh chưng.
C. Chữ viết.
D. Tôn trọng phụ nữ.
Câu 13: Câu chuyện Mỵ Châu- Trọng Thủy đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho đời sau?
A. Phải có sự đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng.
B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.
C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.
D. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù.
Câu 14: Ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm vào:
A. ngày mùng 9 tháng 3 âm lịch hàng năm.
B. ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
C. ngày mùng 3 tháng 10 âm lịch hàng năm.
D. ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch hàng năm.
II. ĐỊA LÍ:
* Học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản sau:
CHƯƠNG 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu; hiểu
được vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic.
- Kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí.
- Trình bày được sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất
- Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo vĩ độ.
- Biết cách sử dụng nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế.
- Phân biệt được thời tiết và khí hậu.
- Trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu.
- Phân tích được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa; xác định được đặc điểm về nhiệt độ và
lượng mưa của một số địa điểm trên bản đồ khí hậu thế giới.
- Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.
- Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
CHƯƠNG 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

thuvienhoclieu.com Trang 2
thuvienhoclieu.com
- Kể được tên được các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển
- Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn; mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với
các nguồn cấp nước sông.
- Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà.
B. HỆ THỐNG CÂU HỎI THAM KHẢO
Câu 1: Trình bày đặc điểm và vai trò của các tầng khí quyển

Đối lưu Bình lưu Các tầng cao


Vị trí Nằm dưới cùng, độ dày từ 0- Nằm trên tầng đối Từ 80km trở lên
16 km. lưu, độ dày từ 16 – 80
km
Đặc điểm Tập trung 90% KHÔNG Có lớp ô dôn có tác Không khí cực loãng,
KHÍ, KHÔNG KHÍ luôn dụng hấp thụ, ngăn không ảnh hưởng trực
chuyển động theo chiều các tia bức xạ có hại tiếp đến đời sống con
thẳng đứng. của MT đối với sinh người
- Là nơi sinh ra các hiện vật và con người
tượng khí tượng :mây, mưa,
sấm chớp…
- Càng lên cao nhiệt độ
không khí càng giảm, lên
cao100m nhiệt độ giảm
0,60C.

Câu 2: Khí áp là gì? Trình bày sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất?
- Sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp.
- Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân.
- Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo
về cực
+ Các đai áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600B và N
+ Các đai áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 B và N và khoảng vĩ độ 900B và N(cực Bắc
và Nam)
Câu 3: Thời tiết, khí hậu là gì? Hãy phân biệt sự khác nhau giữa thời tiết và khí
hậu.
*Khái niệm:
- Thời tiết là: các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gió, nhiệt độ,... xảy ra trong
một thời gian ngắn ở một địa phương.
- Khí hậu: là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết của địa phương đó theo một quy luật
nhất định.
*Thời tiết và khí hậu khác nhau:
- Thời tiết diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ và luôn thay đổi.

thuvienhoclieu.com Trang 3
thuvienhoclieu.com
- Khí hậu diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật. Khí hậu diễn ra trong phạm vi
rộng và khá ổn định.
Câu 4: Dựa vào số thông tin kênh chữ và hình 13.4 SGK trang 165 hoàn thành
nội dung bảng sau:

Đới KH Ôn đới
Hàn đới
(Nằm từ CTB đến Nhiệt đới
(Nằm từ 2 vòng cực
vòng cực Bắc và từ (Nằm từ CTB đến
Đặc điểm Bắc và Nam đến 2
CTN đến vòng CTN)
cực Bắc và Nam)
Nam)
Nhiệt độ Quanh năm lạnh
giá.
Lượng mưa Dưới 500mm
Gió thổi thường Gió Đông cực
xuyên
Câu 5: Hãy trình bày nguyên nhân, biểu hiện và một số giải pháp ứng phó với
biến đổi khí hậu?

Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do tăng nhanh của khí
CO2
Biểu hiện Biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biền dâng và gia
tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan.
Hậu quả Làm cho thiên tai xảy ra ngày càng nhiều và khốc liệt.
Giải pháp Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, sử dụng phương tiện
giao thông công cộng, hạn chế dùng túi ni-lông, tích cực trồng cây
xanh, bảo vệ rừng,...
Câu 6: Thủy quyển là gì? Hãy kể tên các thành phần của thủy quyển?
-Thủy quyển: là lớp nước bao phủ trên Trái Đất.
- Bao gồm: nước trong các biển, đại dương; nước trên lục địa ( sông, hồ, băng, tuyết;
nước ngầm,…) và hơi nước trong khí quyển.

* Lưu ý: Xem kĩ bài thực hành 15 _Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

thuvienhoclieu.com Trang 4

You might also like