You are on page 1of 1

Câu 1: (2 điểm)

a. Cho 2 ví dụ về mệnh đề và 2 ví dụ không phải là mệnh đề?


b. Cho 2 ví dụ về công thức và 2 ví dụ không phải là công thức trong logic
mệnh đề?
Câu 2: Chứng minh các công thức sau là hằng đúng? (2 điểm)
a. A=( p → q ) ∧ p → q
b. B=( p → q ) ∧¬ q →¬ p
c. C=( ( p ∨q ) ∧ ( p→ r ) ∧ ( q → r ) ) → r
Câu 3: Cho ba công thức sau: (1 điểm)
P=a ∧b → c Q= ( a ∧b → c ) → ( a ∧ b→ c ) → ( b ∧ a → c )

R=( a ∧b → c ) ∧ ( a ∧b → c ) ∧ ( b ∧ a→ c )

1) Với a , b nhận giá trị tùy ý còn c=1 thì P có quan hệ như thế nào với Q và R ?
2) Với a , b , c nhận giá trị tùy ý thì P có quan hệ với Q và R như thế nào?
Câu 4 : Biết công thức p → q có giá trị bằng 1. Hãy tìm giá trị của các công thức sau (2
điểm):
a. A=( p → q ) ∧ ( q → p )
b. B=( ( p ∧ q ) →¬ p ) → p
Câu 5 : Lập một công thức A gồm 3 biến mệnh đề p , q , r sao cho A đúng khi p vàq
đúng và r sai. A sai trong các trường hợp còn lại. (1 điểm)
Câu 6 : Ba học sinh A, B, C ở cùng một phòng trong kí túc xá trường Đại học Quy
Nhơn. Quy luật đi học của họ như sau : Nếu A nghỉ học thì B cũng nghỉ học, nếu A đi
học thì cả B và C cũng đi học. Hỏi nếu B đi học thì C có đi học không ? (2 điểm)
Câu 7 : Đưa công thức công thức sau về dạng chuẩn tắc hoàn toàn :
a. A=( p → q) ⋀ ( q → r)
b. B=( p→ r ) ⋁ (r → q)
c. A có tương đương logic với B hay không ?

_____HẾT_____

You might also like