You are on page 1of 3

BÀI THU HOẠCH

Trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành các hoạt động phát
triển nhận thức cho trẻ mầm non theo quan điểm lấy trẻ em làm
trung tâm. Cho ví dụ minh họa.
BÀI LÀM
 Cấu trúc phát triển nhận thức:
1. Tên đề tài:
- Đề tài được xác định dựa vào nhu cầu, hứng thú , đặc điểm tâm lý của lứa
tuổi , nội dung chương trình Giáo Dục Mầm non, điều kiện thực tế của bối
cảnh địa phương.
Một số lưu ý khi lựa chọn đề tài :
- Tên đề tài ở mức độ khái quát nhất định, chứa đựng lượng thông tin cần
thiết và được viết theo 3 cách:
+ Ghi tên đối tượng nhận thức. Ví dụ: Quả cam, Quả quýt, Hình tròn...
+ Ghi cả tên phương pháp và tên đối tượng nhận thức. Ví dụ: Quan sát con cá...
+ Ghi kỹ năng nhận thức và đối tượng nhận thức: Ví dụ: Phân loại rau ăn củ và
rau ăn lá; So sánh kết quả đếm trong phạm vi 6...
Ví dụ: Lứa tuổi nhà trẻ: Ghi rõ độ tuổi trẻ.
Đề tài: Quan sát :Quả cam
Lứa tuổi: 24- 36 th
2. Tên Hoạt động nhận thức phải là hoạt động của trẻ.
- Theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục mầm non thì mục đích
yêu cầu đề ra là hướng vào trẻ chứ không phải giáo viên..
Ví dụ:
 Hoạt động 1: Trẻ nghe cô kể chuyện. Vòng đời của Bướm ( trẻ sẽ lập sơ
đồ của vòng đời của bướm.
 Hoạt động 2: Trẻ lập sơ đồ và đọc sơ đồ.
Trẻ biết cách lập sơ đồ vòng đời của bướm có 4 giai đoạn; từ trứng đến ấu
trùng đến nhộng đến bướm.
 Hoạt động 3,: trẻ vẽ lại vòng đời của bướm và sắp xếp quy trình giống
như hoạt động 2.
3. Mỗi hoạt động phát triển nhận thức đều hướng đến mục đích dạy học. Mỗi
một hoạt động nhằm thực hiện một mục tiêu dạy học cụ thể. Như vậy, Khi
xác định hoạt động 1,2,3,...trong kế hoạch, Giáo Viên Mầm Non phải trả lới
được câu hỏi cần thực hiện bao nhiêu mục tiêu dạy học ở từng hoạt động,
Giáo viên mầm non tự trả lời “ Hoạt động này giúp trẻ đạt được điều gì cho
bài học ngày hôm nay?”. Do đó, ở hoạt động 1 , Giáo viên mầm non cần xác
định nhiệm vụ nhận thức của trẻ để lựa chọn hoạt động cụ thể, tránh trường
hợp xác định hoạt động 1 là ổn định bằng một bài hát, một bài thơ Giáo viên
mầm non chỉ cho trẻ hát bài hát, bài thơ là hết hoạt động 1, nhiệm vụ nhận
thức của trẻ chưa có, mục tiêu đạt được trong hoạt động trên không rõ ràng
cho mục đích bài học.
Ví dụ : Quan sát quả quýt.
• Hoat động 1 : trẻ chơi trò chơi chiếc túi kỳ lạ.
Mỗi trẻ lấy quả quýt trong túi để quan sát
• Hoạt động 2: trẻ quan sát đặc điểm bên ngoài và bên trong của quả quýt (cô đặt câu
hỏi gợi mở cho trẻ tự trả lời)
• Hoạt động 3: Trẻ chọn quả
Cô chuẩn nhiều rổ trái cây có nhiều quả,.
Yêu cầu: trẻ chon quả quýt bỏ vào rổ mình.
Hoạt động đều có mục đích. Kết thúc hoạt động này phải có lời chuyển sang
hoạt động khác .
Hoạt động 1 là cơ sở cho hoạt động 2 , hoạt động 2 làm cơ sở cho hoạt động 3.

4. Phần kết thúc


- Phần kết thúc trong mỗi hoạt động của bài học nên sử dụng các hoạt động
chuyển tiếp, ngắn gọn, không chiếm nhiều thời gian của giờ học.Phần kết thúc
hoạt động 1 có tác dụng kết thúc hoạt động 1, giải tỏa căng thẳng cho hoạt
động này để chuyển sang hoạt động kế tiếp, phần kết thúc của hoạt động 1
đồng thời là phần mở đầu cho hoạt động 2, tương tự như vậy kết thúc của hoạt
động 2 chuyển sang hoạt động 3. Như thế , trong một kế hoạch hoạt dộng phát
triển nhận thức, chỉ có hoạt động 1 có phần mở đầu để ổn định, tập trung, gây
hứng thú cho trẻ vào nội dung bài học. Chính vì điều này,Giáo viên mầm non
dễ nhằm lẫn phần ổn định là một hoạt động.
- Không có chuyện hoạt động 1 là ổn định và không có hoạt động nào là kết
thúc..
Ví dụ: khi kết thúc 1 hoạt động cô chuyển tiếp qua 1 trò chơi nhỏ hay 1 câu nói
, các con các con cỏ trong tay quà vậy chúng ta cùng quan sát quả nhe.
5) Các hoạt động trong giờ hoạt động phát triển nhận thức đều hướng tới thực
hiện mục đích học.
- Hoạt động là cơ sở cho hoạt động kế tiếp.Khi xây dựng các hoạt dộng trong
một bài học giáo viên mần non cần chú ý tính logic giữa các hoạt động , cần
lựa chọn hoạt động sau làm sao phải vận dụng kiến thức, kĩ năng được hình
thành ở hoạt động trước, tránh đưa các hoạt động mang tính rời rạc, không gắn
kết. Các hoạt động tích hợp một cách sáng tạo, tránh kết hợp một cách gượng
ép, làm giảm tính logic của các hoạt động.
Ví dụ: quan sát gia cầm, gia súc

• Hoạt đông 1; trẻ quan sát đặc điểm bên ngoài của gia cầm gia súc.
• Hoạt động 2: trẻ phán nhóm gia cầm gia súc.
• Hoạt động 3: Cho các con vật về nhà
Yêu cầu: mỗi trẻ chọn con vật nghe hiệu lệnh trẻ chạy về đúng ngôi nhà
( nhà gia cầm là quà trứng, nhà gia súc về con )

6) Các hoạt động thiết kế hạn chế sử dụng nhiều phương tiện dạy học, phát huy sử
dụng đa chức năng của 1 giáo cụ hơn là nhiều giáo cụ 1 chức năng. Các hoạt động
thiết kế phát huy cho trẻ tự làm, tự trải nghiệm hơn là giáo viên mầm non làm.
Ví dụ: Cô sử dụng các vật liệu tái chế như bìa cạt tôn, chai nhựa, hộp sữa,…
- Các bìa cạt tôn, hộp sữa tạo hình ra các xe đồ chơi, các con vật, ngôi nhà.
- Chai nhựa sử dụng trong các vật trồng các loại rau (trồng giá).

You might also like