You are on page 1of 35

PHÂN TÍCH

TÀI CHÍNH

Giảng viên: ThS Đỗ Đình Đình

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG, ĐH KINH TẾ - ĐHQGHN


Chương 2: HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

• Mục tiêu của chương:

• Sau khi nghiên cứu bài, sinh viên có thể hiểu rõ:
1. Khái niệm, ý nghĩa của báo cáo tài chính

2. Yêu cầu và nguyên tắc lập báo cáo tài chính

3. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp


4. Chuẩn mực kế toán về trình bày báo cáo tài chính
KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA

Ø BCTC là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của DN cho những đối tượng
quan tâm.
Ý nghĩa của BCTC:
Ø Phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình
tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của DN
Ø Cung cấp thông tin nhằm đánh giá tình hình hoạt động SXKD, thực trạng tài chính của DN trong kỳ hoạt
động đã qua
Ø Là căn cứ để đưa ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động SXKD hoặc đầu tư của chủ sở hữu,
các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN
Ø Là những căn cứ để đề ra các biện pháp nhằm tăng cường quản trị DN, không ngừng nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả SXKD, tăng lợi nhuận cho DN
YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC

• Hoạt động liên tục


• Cơ sở dồn tích
Chuẩn mực số 21
• Nhất quán về niên độ Trình bày báo cáo tài chính

• Trọng yếu và tập hợp (Ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC
ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
• Bù trừ
• Có thể so sánh
• Kỳ báo cáo
HỆ THỐNG BCTC – BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

• Chuẩn mực kế toán quốc tế số 1 (IAS1) cho phép DN trình bày theo 2 cách:
Ø Sắp xếp tài sản theo khả năng thanh khoản (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn), vốn theo thứ tự ưu
tiên thanh toán (nợ ngắn han, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu)

Ø Hoặc theo trình tự ngược lại

• Phản ánh tình trạng tài chính của một công ty tại một thời điểm cụ thể, bao gồm:
Ø Tài sản của doanh nghiệp
Tài sản= Nợ + VCSH
Ø Nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp (nợ)

Ø VCSH của cổ đông (chênh lệch giữa tài sản và nợ)


HỆ THỐNG BCTC – BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

• Mô hình bảng cân đối kế toán Nợ ngắn hạn


Tài sản
ngắn hạn Vốn lưu động
Nợ dài hạn (NWC)

Tài sản Vốn chủ sở


dài hạn hữu

Tổng nợ và
Tổng tài
vốn chủ sở
sản
hữu
HỆ THỐNG BCTC – BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

• Thông tin trên bảng cân đối kế toán


HỆ THỐNG BCTC – BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

• Theo IAS1, báo cáo kết quả kinh doanh phải trình bày lãi, lỗ của doanh nghiệp theo 3 hoạt
động: sản xuất kinh doanh, tài chính và đầu tư

• Phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
trong 1 thời kỳ nhất định (1 quý hoặc 1 năm)
DOANH THU – CHI PHÍ (hoạt động, khấu hao, tài chính, thuế) = THU NHẬP RÒNG

• Có 2 cách thể hiện thu nhập ròng:

ØTổng số
ØEPS
HỆ THỐNG BCTC – BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh của một DN


HỆ THỐNG BCTC – BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

• Thuế thu nhập doanh nghiệp


Mỹ Việt Nam

• Mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp ở


Việt Nam là 20%
• Quy định tại Điều 11 Thông tư
78/2014/TT-BTC
HỆ THỐNG BCTC – BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

• Thuế suất bình quân và thuế suất biên (Mỹ)

Ø Thuế suất bình quân= Tổng lượng thuế/ doanh nghiệp chịu thuế

Ø Thuế suất biên là tỷ lệ thuế tăng thêm khi thu nhập tăng thêm 1 đồng

• VD: Thu nhập chịu thuế của 1 doanh nghiệp là 200.000 USD. Hoá đơn thuế:

0,15 x 50.000 = $7.500


0,25 x (75.000 – 50.000) = $6.250 Tổng lượng thuế= $61.250

0,34 x (100.000 – 75.000) = $8.500 Thuế suất bình quân= 30.63%

0,39 x (200.000 – 100.000) = $39.000


HỆ THỐNG BCTC – BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

• Theo IAS1, các dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ được phân thành dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính.

• Tóm lược nguồn tạo tiền và việc sử dụng tiền của một doanh nghiệp trong một thời kỳ
nhất định (1 quý hoặc 1 năm)
• Phản ánh những thông tin:
ØCông ty có tạo ra tiền mặt đủ để mua thêm tài sản cần thiết cho tăng trưởng?
ØCông ty có tạo thêm được tiền mặt để sử dụng cho việc trả nợ hoặc đầu tư vào sản phẩm
mới?
• Bắt đầu bằng lượng tiền đầu năm, kết thúc bằng lượng tiền cuối năm
HỆ THỐNG BCTC – BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Các khoản mục chủ yếu


Dòng tiền từ hoạt đông KD Dòng tiền từ hoạt đông đầu tư Dòng tiền từ hoạt đông tài chính

• Thu bán hàng và cung • Tiền trả để mua nhà • Thu từ phát hành cổ phiếu,
cấp dịch vụ xưởng, máy móc thiết bị nhận vốn góp của CSH
• Thu bản quyền, phí,hoa • Tiền thu từ thanh lý, • Trả cổ tức cho cổ đông
hồng và các doanh thu nhượng bán tài sản cố định • Vay mới chịu lãi suất
khác • Tiền chi đầu tư, góp vốn • Thanh toán các khoản vay
• Tiền trả cho các nhà cung vào đơn vị khác chịu lãi suất
cấp hàng hoá, dịch vụ • Tiền thu hồi đầu tư vào
• Tiền trả cho người lao đơn vị khác
động
HỆ THỐNG BCTC – BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Phương pháp ghi nhận dòng tiền kinh doanh

Phương pháp trực tiếp Phương pháp gián tiếp

• Công bố những khoản thu và thanh toán • Lãi/lỗ trong kỳ được điều chỉnh theo:
gộp bằng tiền Ø Ảnh hưởng của những giao dịch không
• Cân đối giữa lợi nhuận trước thuế và tiền phải bằng tiền
thu từ các hoạt động kinh doanh được trính Ø Các khoản trả chậm hoặc trích trước
bày trong thuyết minh báo cáo lưu chuyển Ø Các dòng tiền từ hoạt động đầu tư hoặc tài
tiền tệ. chính.
HỆ THỐNG BCTC – BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
HỆ THỐNG BCTC – BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
HỆ THỐNG BCTC – BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

• Dòng tiền: Chênh lệch giữa số tiền đổ vào công ty và số tiền ra khỏi công ty, trong một khoảng thời
gian nhất định = Dòng tiền từ tài sản
HỆ THỐNG BCTC – BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

• Dòng tiền: Chênh lệch giữa số tiền đổ vào công ty và số tiền ra khỏi công ty, trong một khoảng thời
gian nhất định = Dòng tiền từ tài sản
• Đặc tính của dòng tiền:
Dòng tiền từ tài sản= Dòng tiền tới chủ nợ + Dòng tiền tới cổ đông
• Cách cấu thành dòng tiền từ tài sản
Dòng tiền từ tài sản= Dòng tiền hoạt động – Chi tiêu vốn ròng – Thay đổi trong NWC
HỆ THỐNG BCTC – BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

• Dòng tiền từ tài sản còn có một tên khác là Dòng tiền tự do (Free Cash Flow –
FCF)
• Thể hiện: dòng tiền sẵn có để phân phối cho tất cả các chủ nợ, nhà đầu tư của DN
sau khi DN đã thực hiện tất cả các khoản đầu tư cần thiết để duy trì hoạt động kinh
doanh
HỆ THỐNG BCTC – THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

• Đưa ra các giải trình chủ yếu, bao gồm các thông tin về:

ØChính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng;

ØCác xét đoán của Ban lãnh đạo được thực hiện trong quá trình áp dụng các chính sách
kế toán mà có ảnh hưởng trọng yếu về mặt giá trị được ghi nhận trên báo cáo tài chính;

ØCác giả định quan trọng liên quan đến tương lai và cơ sở chủ yếu của các ước tính
không chắc chắn khác có rủi ro đáng kể trong việc tạo ra các điều chỉnh trọng yếu soát
xét đối với giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả trong vòng một năm tài chính tới.
BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

• Báo cáo tài chính hợp nhất (Consolidated Financial Statements) là báo cáo tài chính của một tập đoàn (nhóm)
được trình bày như một thực thể kinh tế đơn lẻ

• Tập đoàn (Group) – gồm một công ty mẹ và các công ty con (subsidiaries)

• Công ty mẹ (Parent entity) – một công ty có một hoặc nhiều công ty con

• Công ty con (Subsidiary) – một tổ chức bị kiểm soát bởi một tổ chức khác

• Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 27

• Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” Theo
Thông tư TT 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ tài chính
BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

• Báo cáo tài chính hợp nhất được lập bằng cách kết hợp báo cáo tài chính của các đơn vị riêng biệt trong tập
đoàn vào với nhau (với những điều chỉnh thích hợp)

• Đó không phải là quá trình lũy kế như phương pháp lập báo cáo tài chính cho các đơn vị riêng biệt

• Cơ sở của hợp nhất là “sự kiểm soát”. Việc xác định một tổ chức có kiểm soát một tổ chức khác sẽ quan trọng trong
việc xác định tổ chức nào sẽ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất

• Khái niệm sự kiểm soát mang nhiều ý nghĩa

• Thông qua quyền điều hành chính sách hoạt động và tài chính

• Khả năng thu được lợi ích từ hoạt động của tổ chức khác

• Sở hữu không hẳn là kiểm soát


BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

• Nguyên tắc hợp nhất: Tổng hợp và loại trừ

• Tổng hợp: Báo cáo tài chính hợp nhất tổng hợp những tài sản, nguồn vốn, doanh thu và chi phí của công ty con với
những khoản mục tương tự trong báo cáo tài chính của công ty mẹ.

• Loại trừ: những giao dịch liên công ty (những tài khoản tương hỗ) để tránh trùng lặp hoặc xác định trước thu nhập.
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

• Chuẩn mực Kế toán Quốc tế:

Ø IAS (International Accounting Standard)/ IFRS (International Financial Reporting Standard) đều được
soạn thảo bởi IASB (International Accounting Standard Board)

Ø Hiện tại, Chuẩn mực Kế toán Quốc tế có tổng cộng 41 IAS và 16 IFRS - cung cấp một khuôn khổ quốc
tế về cách lập và trình bày BCTC cho các công ty đại chúng

Ø Rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đang dùng IAS/IFRS làm chuẩn mực kế toán của Quốc gia mình
như các nước châu Âu, Singapore, Hồng Kông, Úc, vv.

Ø Các quốc gia tại châu Á và trên thế giới đang điều chỉnh các chuẩn mực của mình để phù hợp hơn với
IFRS và giảm thiểu sự khác biệt nếu có.
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

• Chuẩn mực Kế toán Việt Nam - Vietnam Accounting Standards

• Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm 30 chuẩn mực, những chuẩn mực liên quan tới lập Báo
cáo tài chính gồm:
Ø VAS 21 - Trình bày Báo cáo tài chính
Ø VAS 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Ø VAS 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con
Ø VAS 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ
Ø VAS 29 - Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót
TIÊU CHUẨN HOÁ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

• Sau khi hoàn thành việc lập và trình bày báo cáo tài chính cho 1 DN, việc tiếp theo có thể là so sánh báo
cáo tài chính của DN đó với các doanh nghiệp khác cùng ngành

• Một vấn đề của việc so sánh bằng số liệu gốc là sự khác nhau giữa các DN về quy mô, về đơn vị tiền tệ
(với trường hợp so sánh DN cùng ngành từ nhiều quốc gia)

• Giải pháp: Tiêu chuẩn hoá các báo cáo tài chính:

Ø Chuẩn tỷ trọng (Common-Size)

Ø Chuẩn năm gốc (Common-Base)


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CHUẨN TỶ TRỌNG

• Bảng cân đối kế toán: Thể hiện mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán bằng phần trăm của tổng tài
sản của DN

• Phương pháp này không chỉ giúp so sánh cấu trúc tài sản và cấu trúc vốn giữa các doanh nghiệp dễ dàng
hơn mà còn giúp nhận ra sự thay đổi về cấu trúc tài sản và cấu trúc vốn của một doanh nghiệp thay đổi
qua các năm dễ dàng hơn
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CHUẨN TỶ TRỌNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CHUẨN TỶ TRỌNG

• Thể hiện mỗi khoản mục trong Báo cáo kết quả kinh doanh bằng phần trăm của tổng doanh thu của
DN. Kết quả sẽ cho thấy mỗi khoản chi phí chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu

• Phương pháp này không chỉ giúp so sánh khả năng kiểm soát chi phí giữa các doanh nghiệp dễ dàng hơn
mà còn giúp nhận ra sự thay đổi về khả năng kiểm soát chi phí của một doanh nghiệp thay đổi qua các
năm dễ dàng hơn
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CHUẨN TỶ TRỌNG
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHUẨN NĂM GỐC

• Thể hiện mỗi khoản mục trong Báo cáo tài chính các năm khác bằng phần trăm của các khoản mục tương
ứng trong Báo cáo tài chính của một năm gốc

• Phương pháp này giúp tìm ra xu thế thay đổi qua các thời kỳ của hoạt động kinh doanh cũng như cơ cấu
vốn và tài sản của DN dễ dàng hơn.

• Vấn đề: Tìm được năm gốc có ý nghĩa

Ø Lập báo cáo chuẩn tỷ trọng, đánh giá các thông tin và xác định trong khoảng thời gian phân tích có năm nào có
biến động lớn hay thay đổi lớn trong hình thức, cơ cấu và hoạt động của doanh nghiệp không?

Ø Nếu không có biến động bất thường trong hoạt động, thường năm đầu tiên của mỗi giai đoạn phân tích sẽ được
lựa chọn là năm gốc hoặc chọn năm có một sự kiện đặc biệt có liên quan tới vĩ mô hoặc nội tại DN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHUẨN NĂM GỐC

Bảng cân đôi kế toán chuẩn năm gốc


BÀI TẬP ÁP DỤNG – Lập báo cáo tài chính

Phần 1: Lập bảng cân đối kế toán của Công ty 123 dựa trên các thông tin vào ngày 31/12/20xx như
sau: (Đơn vị: Triệu đồng)

- Tiền và tương đương tiền: 150 - Phát hành trái phiếu dài hạn: 1,200

- Vay ngắn hạn ngân hàng: 550 - TSCĐ hữu hình: Nguyên giá: 2,200 & Khấu hao luỹ kế: 200

- Khoản phải thu: 3,250 - Quyền thuê đất: 400

- Đầu tư vào chứng khoán dài hạn: 700 - Lợi nhuận giữ lại năm trước: 350

- Khoản phải trả: 3,500 - Phát hành cổ phiếu mới: 200

- Hàng tồn kho: 1,300 - Vốn thực góp ban đầu - VCSH: 2,000
BÀI TẬP ÁP DỤNG – Lập báo cáo tài chính

Phần 2: Lập báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty 123 dựa trên các thông tin trong quý 4 năm
20XX như sau: (Đơn vị: Triệu đồng)

- Doanh thu hàng tháng: 4,500 - Thuê gian hàng triển lãm hàng tháng:

- Chi phí mua hàng mỗi tháng: 60% doanh thu 55

- Tiền lương công nhân và kỹ sư mỗi tháng: 800 - Lãi vay ngắn hạn ngân hàng hàng
tháng: 1.5%
- Khấu hao TSCĐ mỗi tháng: 100 (phân bổ vào chi phí vận hành)
- Vào tháng 11, công ty thanh lý 1 dây
- Bảo hiểm xã hội bằng 19% lương tháng, tính vào chi phí vận hành
chuyền sx cũ, thu về sau thuế là 165
- Hàng tồn kho cuối kỳ: 1,000
- Công ty không trả cổ tức
BÀI TẬP ÁP DỤNG – Lập báo cáo tài chính

Phần 2: Lập báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty 123 dựa trên các thông tin trong quý 4 năm
20XX như sau: (Đơn vị: Triệu đồng)

YÊU CẦU:

- Giả sử, thuế TNDN là 20%:

• Tính số thuế công ty phải nộp

• Lập báo cáo kết quả kinh doanh cuối quý 4 của năm 20XX

You might also like