You are on page 1of 6

 Kế hoạch bài dạy (1 hoạt động)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Tên hoạt động: Hoạt động hình thành kiến thức


(Bài: Ngày nhà giáo Việt Nam) (10 phút)

1. Mục tiêu:
1.1. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học:
+ Nêu được tên, một số hoạt động và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam.
+ Chia sẻ cảm nhận của bản thân về ngày Nhà giáo Việt Nam.
+ Biết cách thể hiện lòng biết ơn cô giáo.
- Giúp HS nhận thức bày tỏ được tình cảm của mình đối với thầy cô giáo.
1.2. Năng lực chung:
+ Tự chủ, tự học: HS có ý thức tự học.
+ Giao tiếp và hợp tác: HS giao tiếp với bạn bè, thầy cô thông qua hoạt động thảo luận nhóm, trả lời yêu cầu của GV.
1.3. Phẩm chất chủ yếu:
- Trách nhiệm:
+ HS có trách nhiệm với công việc được giao, tích cực tham gia công việc chung của nhóm.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên Học sinh

- SGK Tự nhiên và xã hội 2_Chân trời sáng tạo - SGK Tiếng Việt 2_Chân trời sáng tạo
- Phiếu học tập - Dụng cụ học tập.
- Giáo án điện tử, máy chiếu.
3. Tiến trình tổ chức:
- GV nêu mục tiêu và nhiệm vụ theo vai: GV chia HS thành từng nhóm và HS sẽ chọn theo từng nhân vật trong tình huống
(phù hợp với phần chuẩn bị và các năng lực của HS).
- Chọn HS và giao nhiệm vụ cho nhân vật

 Tình huống:

An và các bạn cùng làm trường. Trên tay bạn An cầm bó hoa tươi thắm. Một bạn nam thắc mắc: Bạn mang hoa làm gì
thế? An mỉm cười đáp lại: Mình muốn chúc mừng thầy cô vì ………..
+ HS viết lời theo tình huống trong SGK trang 30.
+ HS thảo luận để lời thoại cho tình huống.
Phiếu học tập
 Tình huống:
- Bạn mang hoa làm gì thế?
- Mình muốn chúc mừng thầy cô vì……………

Nhân vật: + Bạn Nam: …?


+ Bạn An: …? ( giao nhiệm vụ nhân vật)
- HS đóng vai
- Trao đổi với các bạn về tình huống được diễn
- Giáo viên nhận xét và tổng kết
* Kết luận: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày các em học sinh thể hiện sự tri ân của mình với thầy cô đã dạy dỗ
mình.
4. Dự kiến sản phẩm của HS:

Phiếu học tập


 Tình huống:
- Bạn mang hoa làm gì thế?

- Mình muốn chúc mừng thầy cô vì thầy cô đã dìu dắt, bảo ban, chăm lo cho mình suốt quá trình học.

* Phân tích lời thoại theo từng nhân vật được giao:
Bạn Nam: Bạn mang hoa làm gì thế?
Bạn An: Mình muốn chúc mừng thầy cô vì thầy cô đã dìu dắt, bảo ban, chăm lo cho mình suốt quá trình học.

5. Dự kiến tiêu chí đánh giá:


- Hoàn thành tốt: HS tích cực tham gia thảo luận để thực hiện nhiệm vụ đóng vai.
Tình huống: Đáp được lời của nhân vật.
Phân vai: Lời thoại đúng theo từng nhân vật được giao.
Hành động, cử chỉ: Diễn đúng theo phân vai, chú ý biểu cảm gương mặt.

- Hoàn thành: HS tham gia thảo luận để thực hiện nhiệm vụ đóng vai.
Tình huống: Đáp được lời của nhân vật.
Phân vai: Lời thoại đúng theo từng nhân vật được giao.

- Chưa hoàn thành: HS chưa tham gia thảo luận để thực hiện nhiệm vụ đóng vai nhân vật.
Tình huống: Chưa đáp được lời đáp của nhân vật.
Phân vai: Chưa phân rõ được vai của từng nhân vật.

 Kế hoạch đánh giá

KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Tên hoạt động: Hoạt động hình thành kiến thức
(Bài: Ngày nhà giáo Việt Nam) (10 phút)

1. Kế hoạch đánh giá cho hoạt động

Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy PP/KTDH Sản phẩm Hình thức Phương Công cụ
học KTĐG pháp KTĐG
(thời gian) trọng tâm KTĐG

- Nêu được tên, một -Tình huống: - Sản phẩm


Đáp được lời -Phiếu học học tập
số hoạt động và ý tập đã hoàn
của nhân vật. (phiếu học
nghĩa của ngày Nhà -PPDH thành
-Phân vai: Lời tập; kết quả
Hoạt động giáo Việt Nam. đóng vai nhiệm vụ.
thoại đúng theo phần trình
hình thành (chủ đạo)
- Chia sẻ cảm nhận từng nhân vật Đánh giá -PP đóng bày và báo
kiến thức -Nội dung thường vai, thảo cáo của các
của bản thân về ngày được giao. tình huống
-PP quan xuyên. luận. nhóm).
(10 phút) Nhà giáo Việt Nam. -Hành động, cử sát, thảo và phần
- Biết cách thể hiện chỉ: Diễn đúng luận, thực trình bày
của nhân - Thang đo
hành.
lòng biết ơn cô giáo. theo phân vai, vật được (đánh giá
chú ý biểu cảm khả năng
phân vai.
gương mặt. nhận biết)

2. Bộ công cụ đánh giá theo kế hoạch

 Công cụ 1: Thang đo (đánh giá khả năng đáp và phản xạ theo tình huống)
Tình huống:
- Bạn mang hoa làm gì thế?
- Mình muốn chúc mừng thầy cô vì……………

Mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chí
Tiêu chí 1: Đáp lời đáp của nhân vật trong
tình huống được giao.
Tiêu chí 2: Phân vai: Lời thoại đúng theo
từng nhân vật được giao.

Tiêu chí 3: Diễn đúng theo phân vai, chú ý


biểu cảm gương mặt.

 Công cụ 2: Thang đo (đánh giá mức độ tích cực tham gia thảo luận và đóng vai theo tình huống được giao.)

Mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chí
Tiêu chí 1: Tích cực tham gia thảo luận để
thực hiện nhiệm vụ được giao
Tiêu chí 2: Tự tin trình bày trước lớp

Tiêu chí 3: Tương tác, kết nối với các


thành viên trong vai diễn

You might also like