You are on page 1of 2

1/ So sánh TBBB và TBKB

Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do
công nhân tạo ra, là kết quả của quá trình lao động không công của công
nhân cho nhà tư bản

* Khái niệm:

Tư bản bất biến (c)


Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được lao
động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào
giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất

Nói cho dễ hiểu: Dùng tư bản (vốn) để mua tư liệu sản xuất và giá trị
được bảo toàn, chuyển hóa vào sản phẩm

Tư liệu sản xuất có 2 loại:

+ Việc sử dụng tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất, sử dụng trong
thời gian dài nhưng chỉ hao mòn dần qua các chu kỳ sản xuất, do đó giá
trị của tư liệu sản xuất dần dần chuyển vào sản phẩm như máy móc (VD:
Máy ép nước mía, mỗi ngày sẽ dùng máy ép để ép mía nhưng dần về sau
thì bộ phận máy ép bị gỉ rồi sau đó hư hoàn toàn)

+ Việc sử dụng tư liệu sản xuất mà giá trị chuyển hóa toàn vẹn vào sản
phẩm như nguyên, vật liệu (VD: Hôm nay nấu 1 món ăn cần 3 nguyên
liệu thì khi đó dùng vốn để mua 3 nguyên liệu đó tạo ra 1 món ăn đủ bán
cho ngày hôm đó)

Tư bản khả biến (v): là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng hình thái sức
lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của
công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về số lượng trong quá
trình sản xuất

Nói cho dễ hiểu: là bộ phận tư bản (vốn) dùng để mua sức lao động của
công nhân và thông qua lao động trừu tượng(sức lực, tinh thần, trí tuệ)
của người công nhân không chỉ bù đắp giá trị lao động của mình (người
công nhân) mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

VD: tiền lương của công nhân


* Vai trò
TBBB là điều kiện cần cho quá trình sản xuất để sinh ra giá trị thặng dư
TBKB là nguồn gốc, quyết định đến quá trình sản xuất để tạo ra giá trị
thặng dư

*Biểu hiện
TBBB: Dưới dạng chi phí cố định
TBKB: Dưới dạng chi phí biến đổi

2/ Ngày lao động? - Tiền công? Ý nghĩa?

*Ngày lao động

Ngày lao động được hiểu là khoảng thời gian mà người lao động làm thuê
bỏ ra cùng với lao động trừu tượng (sức lực, trí tuệ) của mình để tham gia
vào quá trình sản xuất để tạo ra giá trị thặng dư (giá trị mới) cho người
mua sức lao động

*Tiền công

Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động. Đó là bộ phận của giá trị
mới do chính hao phí sức lao động của người lao động làm thuê tạo ra,
nhưng lại thường được hiểu là do người mua sức lao động trả cho người
lao động làm thuê. (Tự thân người lao động làm thuê bỏ ra sức lực, trí tuệ
của mình để tạo ra tiền công)

*Ý nghĩa

Ngày lao động và tiền công có mối quan hệ biện chứng và tác động qua
lại lẫn nhau. Ngày lao động sẽ phản ánh số tiền công mà người lao động
làm thuê nhận được và ngược lại, số tiền công người lao động làm thuê
nhận được phản ánh ngày lao động mà người lao động làm thuê bỏ ra.
Nếu ngày lao động càng ít hay càng nhiều thì số tiền công nhận được sẽ
càng nhỏ hay càng lớn.

You might also like