You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM


KHOA ĐÀO TẠO QUỐC TẾ


MÔN HỌC: Electrical and Electronic Engineering

Báo cáo
DC Motor

GVHD: Ths. Trần Vũ Hoàng


Thành viên và phân chia công việc
STT Nhiệm Vụ Họ và Tên MSSV
1 Nguyễn Đình Khoa 21147123
2 Hồ Anh Kỳ 21147126
3 Tô Hoàng Chương 21147102

Giáo Viên nhận xét


....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Sau bao thời kỳ đã trải qua, có những thăng trầm trong những dòng lịch sử mà con người
chúng ta đã nếm trải và đã có được nền khoa học kỹ thuật với công nghệ tiến bộ như bấy
giờ. Đó là nhờ sự cố gắng của không ít những người nghiên cứu khoa học- kỹ thuật bởi vì
họ luôn mong muốn và khao khát sự tiến bộ không ngừng để giúp cho con người càng
vươn xa với tầm hiểu biết sâu rộng hơn bao giờ hết. Và đối với những kỹ sư cơ khí máy
hay tự động hóa nói riêng hay những nhà nghiên cứu khoa học-kỹ thuật nói chung thì mô
phỏng là công cụ quan trọng cho phép khảo sát các đối tượng hệ thống hay quá trình kỹ
thuật-vật lý, mà không nhất thiết phải có đối tượng hay hệ thống thực. Được trang bị một
công cụ mô phỏng mạnh và có hiểu biết về các phương pháp mô hình hóa, người kỹ sư cẽ
có khả năng rút ngắn thời gian và giảm chi phí nghiên cứu đồng thời cũng có thể phát
triển sản phẩm một cách đáng kể. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi sản phẩm là các hệ
thống thiệt bị kỹ thuật phức hợp với giá trị kinh tế khá lớn.
Và khi đã nhắc đến công cụ mô phỏng rồi thì không thể nào không nhắc đến một số động
cơ thích hợp cho hoạt động này. Nào là động cơ AC, DC, động cơ bước,…Tuy nhiên bài
viết này sẽ không nhắc đến quá nhiều về những loại động cơ mô phỏng khác nhau mà chỉ
tập trung vào một loại động cơ đơn giản nhất. Đó chính là động cơ DC hay còn được biết
đến với tên là động cơ dòng điện một chiều. Động cơ điện một chiều ngày nay vẫn đang
được sử dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp bởi những tính năng mà nó mang lại.
Có khá nhiều lý do giúp cho động cơ điện một chiều được ưa chuộng nhưng lý do phổ
biến nhất là không cần nguồn xoay chiều mà vẫn hoạt động tốt hay khả năng kiểm soát
chính xác tốc độ của động cơ một cách dễ dàng, đây là những điều cần thiết cho máy móc
trong công nghiệp, nhà máy, xưởng,... Ngoài ra, Động cơ DC có thể khởi động, dừng và
đảo ngược ngay lập tức—một yếu tố thiết yếu để kiểm soát hoạt động của thiết bị sản
xuất.
Tất nhiên rằng đó vẫn không phải là tất cả những ưu điểm mà động cơ này mang lại cho
đời sống con người chúng ta. Còn có vô vàn khả năng mà động cơ DC có thể thực hiện
được và những ứng dụng mà ta có thể lắp đặt bằng động cơ này. Và tất nhiên cũng còn có
những nhược điểm mà dòng động cơ này không thể đáp ứng cho chúng ta. Chính vì
những lẽ đó đã giúp cho sự tò mò, ham mê khám phá của nhóm em được thắp sáng từ đó
quyết định chọn đề tài này để làm tiểu luận môn Electrical and Electronic Engineering và
tụi em cũng xin cảm ơn thầy Trần Vũ Hoàng đã hướng dẫn tụi em thực hiện đề tài này ạ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này giúp người đọc hiểu về những nội dung chính về động cơ dòng điện một
chiều. Bao gồm những định nghĩa, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ DC hay
sâu rộng hơn là những công thức những bài tập cụ thể liên quan đến tính lực từ và những
ứng dụng thực tế trong đời sống về động cơ này
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của động cơ dòng điện một chiều hay nói cách
khác là tầm ảnh hưởng của nó trong đời sống con người chúng ta trong khoa học kỹ thuật
nói riêng và sự tiến bộ của thế giới nói chung
Trên cơ sở đó tổng kết những thành tựu, nêu lên những hạn chế từ đó rút ra những kinh
nghiệm để điều khiển và sử dụng động cơ DC một cách tối ưu nhất có thể và động cơ này
mãi có thể được trọng dụng và tin tưởng để có thể phục vụ con người chúng ta, hơn thế
nữa cũng có thể nâng cấp nó một cách hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể hoàn thiện những mục đích nghiên cứu trên ta phải hoàn thành những
nhiệm vụ vô cùng cần thiết như sau:
Tìm hiểu và góp phần làm sáng tỏ hơn những nội dung cơ bản về cách để điều khiển
động cơ dòng điện một chiều và ứng dụng của nó trong đời sống
Phân tích và đánh giá các thành tựu và hạn chế của động cơ DC đang tồn động trong
khoa học-kỹ thuật hiện nay, từ đó đưa ra nhận định, phân tích, và đánh giá một cách
chính xác về động cơ này
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Trên cơ sở những kiến thức đã học và tiếp thu trên giảng đường đại học và những kiến
thức được cả nhóm tìm hiểu từ các trang mạng hay từ những nghiên cứu khoa học liên
quan từ đó nghiên cứu những nội dung cơ bản về động cơ DC
Phạm vi nghiên cứu:
Tiểu luận tập trung nghiên cứu về định nghĩa, cấu trúc và nguyên lý hoạt động, những
ứng dụng và phương trình công thức dành cho một số bài tâp cụ thể của động cơ DC
được sử dụng và ứng dụng ngày nay.
4.Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu giới thiệu đề tài và phần tài liệu tham khảo ra thì bài tiểu luận có
những nội dung chính như sau:
Chương 1: Định nghĩa của động cơ DC. Đây là chương nói về sơ lược của động cơ dòng
điện một chiều
Chương 2: Cấu tạo và cách thức hoạt động của động cơ dòng điện một chiều. Ngoài giới
thiệu cấu trúc của động cơ DC ra sẽ còn có những hình ảnh minh họa cụ thể
Chương 3: Phân loại động cơ DC, đây sẽ là chương giới thiệu về những loại động cơ điện
một chiều khác nhau từ đó giúp người đọc mở mang tầm mắt về sự đa dạng của động cơ
này
Chương 4: Ứng dụng về động cơ dòng điện một chiều giúp cho người đọc có cái nhìn sâu
rộng hơn về tác dụng của động cơ DC trong đời sống con người chúng ta
Chương 5: Cách để điều khiển và bảo trì động cơ dòng điện một chiều một cách tốt nhất
ngoài ra còn nêu ra cách đê kiểm soát tốc độ của loại động cơ này
Chương 6: Kết luận về động cơ DC. Đây là chương đúc kết toàn bộ những kiến thức từ
những chương trước bao gồm cả phần mở đầu giới thiệu đề tài. Từ đó rút ra được những
vấn đề hay có thể nói là điểm mạnh, điểm yếu của dòng động cơ này rồi rút ra được
phương hướng giải quyết.
II. Nội dung:
1. Định nghĩa về động cơ DC
- Động cơ DC (Direct current motor) có nghĩa là động cơ dòng điện một chiều hoặc ta
cũng có thể hiểu đó là một máy điện biến năng lượng điện thành năng lượng cơ học bằng
cách tạo ra một từ trường được cung cấp bởi dòng điện một chiều. Khi một động cơ DC
được cấp nguồn, một từ trường được tạo ra trong stato của nó. Trường hút và đẩy nam
châm trên rôto; điều này làm cho rôto quay.
2. Cấu tạo và cách thức hoạt động của động cơ điện một chiều
2.1 Cấu tạo của động cơ điện một chiều
Động cơ dòng điện một chiều được lấy ý tưởng khi một dây dẫn mang dòng điện được
đặt trong từ trường, nó sẽ xuất hiện một lực cơ học. Hướng của lực được xác định theo
quy tắc bàn tay trái. Do cấu trúc tương tự nhau, động cơ điện một chiều và máy phát điện
một chiều có thể được sử dụng thay thế cho nhau trong tùy trường hợp. Những phần
chính của động cơ DC bao gồm phần cảm (stator) và phần ứng (rotor). Ngoài ra còn có
bộ phận chổi than, cổ góp.
- Phần cảm (Stator)
+Phần cảm gọi là stator, bao gồm lõi thép được làm bằng thép đúc, vừa là mạch từ, vừa là
vỏ máy, mặt bên trong có gắn các cực từ chính và các cực từ phụ .Dây quấn các cực từ
chính đặt trên các cực từ chính và được nối tiếp nhau .Dây quấn cực từ phụ được đặt trên
các cực từ phụ và nó tạo ra từ trường phụ

+Mạch từ và dây quấn kích từ được lồng ngoài mạch từ ( nếu động cơ kích từ được làm
bằng nam châm điện), mạch từ được làm bằng vật liệu là sắc từ ( thép đúc, thép đặc). Dây
quấn kích từ được làm bằng dây điện từ ( dây đồng), các cuộn dây điện từ này được mắc
nối tiếp với nhau
+ Cực từ chính: là bộ phận sinh ra từ trường gồm có lõi sắc cực từ và các dây quấn kích
từ từ lồng ngoài lõi sắt cực từ. Lõi sắc cực từ được làm bằng lá thép kĩ thuật điện hoặc
thép cacbon dày 0.5 đến 1mm được ép lại và tán chặt. Trong động cơ điện nhỏ có thể
dùng thép khối. Cực từ được gắn chặt vào vỏ máy nhờ các bulong.Dây quấn kích từ được
quấn bằng dây đồng bọc cách điện và mỗi cuộn dây đều được bọc cách điện, tẩm sơn
cách điện trước khi đặt trên các cực từ . Các cuộn dây kích từ được đặt trên các cực từ
này được nói tiếp với nhau
+Cực từ phụ: Cực từ phụ được đặt trên các cực từ chính.Lõi thép của cực từ phụ thường
được làm bằng thép khối và trên than cực từ phụ có đặt dây quấn có cấu tạo giống dây
quấn cực từ chính. Cực từ phụ được gắn vào vỏ máy nhờ vào bulong
+Gông từ: Gông từ được để làm mạch từ nối liền các cực từ,đồng thời làm vỏ máy .Trong
động cơ điện nhỏ và vừa thường dùng thép dày uốn và hàn lại,trong máy điện lớn thường
dùng thép đúc. Có khi trong động cơ điện nhỏ dùng vật liệu gang làm vỏ máy
-Phần ứng (Rotor)
Phần ứng của máy điện một chiều còn được gọi là rotor, bao gồm lõi thép, dây quấn phần
ứng
+Lõi thép phần ứng: Được dùng để dẫn từ, thường sử dụng các tấm thép kỹ thuật điện có
độ dày 0.5mm được phủ cách điện mỏng ở hai mặt rồi được ép chặt lại để giảm hao phí
do dòng điện xoáy gây ra. Trong những động cơ điện trung bình trở lên các kỹ sư còn dập
những lỗ thông gió để khi ép lại thành lõi sắt có thể tạo ra các lỗ thông gió dọc. Trong
những động cơ điện lớn thì lõi sắt thường được chia thành các đoạn nhỏ , giữa nhựng
đoạn ấy có để một khe hở được thông gió.Khi máy làm việc gió thổi qua các khe hở làm
nguội dây quấn và lõi sắt.

+Dây quấn phần ứng: Gồm nhiều phần tử mắc nối tiếp với nhau,đặt trong đó là các rãnh
của phần ứng tạo thành một hoặc nhiều vòng kín. Phần từ của dây quấn là một bối dây
gồm một hoặc nhiều vòng dây, hai đầu nối với hai phiến góp của vành góp hai ,hai cạnh
tác dụng của phần tử đặt trong hai rãnh dưới hai cực từ khác tên
Cổ góp là một công tắc điện đảo ngược dòng điện giữa rôto và nguồn điện bên ngoài. Đó
là một phương pháp đưa dòng điện vào cuộn dây và tạo ra mô-men xoắn quay ổn định
bằng cách đảo ngược hướng dòng điện. Các phần của cổ góp được gắn vào các cuộn dây
trên rotor thông qua một bộ thanh tiếp xúc được đặt trong trục của động cơ.
Chổi than là vật liệu dẫn điện với tác dụng truyền điện và kết nối các bộ phần stato và
rôto. Bộ phận này thường được lắp đặt trong động cơ điện 1 chiều và động cơ điện xoay
chiều. Tùy vào dòng điện thế và tải trọng thực tế của máy mà cấu tạo và chất liệu có thể
thay đổi phù hợp.

2.2 Nguyên l í hoạt động của động cơ DC


Stato của động cơ điện 1 chiều thường là nam châm vĩnh cửu hoặc cuộn dây điện từ, để
tạo ra từ trường. Rotor gồm có các cuộn dây quấn và được kết nối với nguồn điện một
chiều. Một phần quan trọng khác của động cơ điện 1 chiều chính là bộ phận chỉnh lưu.
Bộ phận này làm nhiệm vụ đổi chiều dòng điện trong chuyển động quay của rotor là liên
tục. Thông thường, bộ phận này sẽ có 2 thành phần: một bộ cổ góp và một bộ chổi than
tiếp xúc với cổ góp.
Khi dòng điện đi qua phần ứng, còn được gọi là cuộn dây, đặt giữa cực bắc và cực nam
của nam châm, từ trường do phần ứng tạo ra tương tác với từ trường từ nam châm và tạo
ra mômen.
3. Các loại động cơ DC
Có thể phân loại động cơ DC bằng 2 điểm khác biệt:
+ Điểm thứ nhất: các kết nối giữa cuộn dây trường và phần ứng. Cuộn kích từ có thể mắc
song song với phần ứng hoặc mắc nối tiếp. Trong một số trường hợp, kết nối là song song
và nối tiếp.
+ Điểm thứ hai: cách rôto được cấp nguồn; nó có thể được chải hoặc không chổi
than. Trong động cơ DC chổi than, dòng điện được đưa vào rôto bằng chổi than. Trong
động cơ DC không chổi than, rôto có một nam châm vĩnh cửu.

Động cơ DC có chổi than (Brushed DC Motor)


Động cơ DC có chổi than tạo ra từ trường Roto (bộ phận quay) bằng cách cho dòng điện
đi qua cổ góp và chổi than. Từ trường của Stato (bộ phận đứng im) được tạo ra nhờ cuộn
dây từ trường stato hoặc sử dụng nam châm vĩnh cửu. Do đó, động cơ DC được cho là rẻ,
dễ sử dụng và điều khiển so với những loại động cơ DC khác.
Ưu điểm:
Chi phí thấp, an toàn và dễ dàng sử dụng
Hiệu quả ho ạt động vừa phải
Có thể bài trì khi chổi than bị mòn
Nhược điểm:
Tuổi thọ giảm khi sử dụng với công suất cao
Chổi than dễ mòn khi sử dụng nên phải bảo trì và thay thế thường xuyên.

Động cơ DC kích thích riêng biệt


Đặc điểm của động cơ điện một chiều DC kích thích riêng biệt là có nguồn cung cấp điện
riêng biệt cho cuộn dây và cuộn dây trường sẽ ứng dụng, tách biệt về mặt điện với nhau.
Cấu tạo động cơ DC kích thích riêng biệt
Vì vậy, các hoạt động của dòng cảm ứng và dòng điện trường không can thiệp vào hoạt
động của nhau. Dòng điện đầu vào sẽ là tổng của 2 dòng điện này. Đặc điểm về nguyên
lý hoạt động của động cơ DC kích thích riêng biệt:
Tốc độ của động cơ không thay đổi, không phụ thuộc vào tải. Do đó, động cơ DC kích
thích riêng biệt được ứng dụng nhiều với mô men khởi động thấp như các máy công cụ.
Có thể điều chỉnh tốc độ bằng cách lắp thêm điện trở nối tiếp với phần cứng (giảm tốc độ
hoạt động) hoặc lắp thêm điện trở nối tiếp với mạch kỷ tử (tăng tốc độ hoạt động)

Động cơ DC kích thích riêng biệt có nguồn cung cấp điện riêng
Động cơ DC không chổi than

Động cơ điện một chiều DC không chổi than hay còn được gọi là động cơ BLDC
(Brushless DC motor) tạo ra từ trường Roto (bộ phận quay) bằng cách sử dụng nam
châm vĩnh cửu và sự chuyển dịch của mạch điện từ di chuyển xung quanh Stato.

Động cơ DC không chổi than là một động cơ đồng bộ, tốc độ Roto bằng với tốc độ từ
trường, hiệu quả hơn và có tuổi thọ cao hơn so với động cơ DC có chổi than. Vậy nên
động cơ này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp tự động, máy in, ô tô, y tế và
thiết bị đo đạc.

Động cơ DC không chổi than

Ưu điểm:
 Hiệu suất cao, vận hành nhẹ nhàng, êm ái
 Có thể tăng/giảm tốc độ trong một thời gian ngắn
 Hiệu suất động cơ lên tới 90% trong khi các động cơ khác chỉ đạt được 70-75%
 Kết cấu gọn gàng, trọng lượng nhẹ
 Không có “bàn chải” hay còn được gọi nhiều với tên chổi than nên không có sự bào mòn và
tạo tia lửa điện. Do đó, động cơ DC không chổi than có tuổi thọ cao hơn so với động cơ DC
có chổi than.
Nhược điểm
 Giá thành của động cơ DC không chổi than khá cao do được cấu tạo từ nam châm vĩnh cửu
và cảm biến Hall. Đồng thời, giá thành tăng còn do sự ứng dụng mạnh mẽ và phổ biến trên
thị trường.

Động cơ DC tự kích thích


Động cơ điện một chiều DC tự kích thích sẽ bao gồm các kết nối nối tiếp, song song và
hỗn hợp. Mỗi kết nối sẽ có cấu tạo và chức năng riêng để đảm bảo động cơ điện một
chiều DC tự kích thích có thể hoạt động bình thường và hiệu quả.
Động cơ DC tự kích thích có các cuộn dây lĩnh vực và ứng dụng được kết nối với nhau.
Đồng thời, chúng cũng có cùng một nguồn điện cung cấp và duy nhất. Các kết nối song
song hoặc loạt với song song sẽ được thực hiện như Shunt vết thương trong khi phiên bản
loạt là vết thương hàng loạt.
Đặc điểm:
Tốc độ giới hạn ở 5000 vòng/phút
Cần tránh vận hành động cơ nối tiếp ở chế độ không tải vì động cơ DC sẽ tăng tốc đến
mức không thể kiểm soát được.
Động cơ DC tự kích nối tiếp phù hợp với những ứng dụng cần mô men khởi động lớn
như cần cẩu và tời…
4. Ứng dụng về động cơ DC
Đầu máy điện Diesel
Trong đầu máy điện diesel, quá trình đốt cháy từ động cơ diesel được động cơ diesel
chuyển đổi thành năng lượng quay, động cơ này kết hợp với máy phát điện để chuyển đổi
thành năng lượng điện. Năng lượng điện được chuyển đổi được cung cấp cho động cơ
DC được ghép nối với các bánh xe trên động cơ.

Xe điện
Động cơ DC có chổi than được sử dụng trong xe điện để thu lại và định vị các cửa sổ
chạy bằng điện. Do động cơ chổi than có xu hướng bị mài mòn nhanh chóng nên nhiều
ứng dụng xe điện sử dụng động cơ không chổi than do tuổi thọ cao và không gây tiếng
ồn. Động cơ DC không chổi than được sử dụng cho cần gạt nước kính chắn gió và đầu
đĩa CD. Tất cả các loại xe điện hybrid gần đây đều phụ thuộc vào động cơ DC không
chổi than.

Cần cẩu
Trong các ứng dụng có tải đại tu, điều quan trọng là động cơ phải có khả năng giữ toàn
tải ở tốc độ bằng 0 khi có thể không cần đến phanh cơ. Trong những tình huống đó, động
cơ DC là lựa chọn hiệu quả nhất và an toàn nhất. Một lợi ích chính của việc sử dụng
chúng là kích thước và trọng lượng của chúng.
Hệ thống băng tải
Hệ thống băng tải yêu cầu tốc độ không đổi và mô-men xoắn cao, điều này làm cho động
cơ DC trở thành một lựa chọn lý tưởng. Như đã thấy với các ứng dụng khác, động cơ DC
có mô-men xoắn cao khi khởi động và thậm chí có tốc độ ổn định. Động cơ DC không
chổi than được sử dụng phổ biến nhất cho các ứng dụng băng tải. Chúng không ồn ào và
có thể dễ dàng điều khiển, một yêu cầu chính đối với các hệ thống vận chuyển.
Quạt trần
Quạt trần làm bằng động cơ DC đã trở nên cực kỳ phổ biến. Chúng sử dụng ít năng lượng
hơn và có mô-men xoắn khởi động nhanh. Dòng điện xoay chiều trong nhà hoặc văn
phòng có thể dễ dàng chuyển đổi thành nguồn điện một chiều bằng máy biến áp, một hiệu
ứng làm giảm lượng điện năng mà quạt yêu cầu. Cũng như các ứng dụng động cơ DC
khác, động cơ DC không chổi than được sử dụng phổ biến nhất trong quạt trần.
ổ đĩa máy bơm
Động cơ DC là động lực chính đằng sau máy bơm trong vài thập kỷ vì khả năng kiểm
soát tốc độ thay đổi, hệ thống điều khiển đơn giản, mô-men xoắn khởi động cao và phản
ứng tức thời tốt. Trong nhiều năm, các hệ thống bơm phụ thuộc vào động cơ DC có chổi
than làm nguồn năng lượng chính của chúng. Sự phát triển của động cơ DC nam châm
vĩnh cửu và động cơ DC không chổi than đã mang đến một lựa chọn có lợi hơn cho hoạt
động của hệ thống máy bơm.
5. Kiểm soát và bảo trì động cơ DC
5.1 Kiếm soát tốc độ động cơ DC
Có hai phương pháp điều chỉnh tốc độ của động cơ DC: điều chỉnh điện áp phần ứng và
điều chỉnh dòng điện kích thích.

1. Điều chỉnh tốc độ từ tính yếu, thay đổi dòng điện kích thích và tăng tốc độ.

2. Thay đổi điện áp phần ứng, tăng tốc độ, buck sẽ chậm lại, điều này được sử dụng rất
nhiều.

Nói tóm lại, việc thay đổi điện áp đòi hỏi một bộ điều chỉnh điện áp, có thể là điện trở
chuỗi hoặc bộ điều chỉnh DC. Tuy nhiên, trong quy định tốc độ từ tính yếu, điện áp kích
thích phải ở đó. Nếu không có điện áp kích thích, tốc độ sẽ được tạo ra, điều này rất nguy
hiểm. Động cơ DC thu nhỏ phổ biến có từ trường cố định và nam châm vĩnh cửu không
thể điều chỉnh, do đó nó phải điều chỉnh điện áp phần ứng. Có một số cách để điều chỉnh
điện áp phần ứng. Một phương pháp thường được sử dụng là phương pháp điều chỉnh
điện áp thyristor, và sau đó là phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM).

Loại H của PWM thuộc về quy định điện áp. Cầu nối H chỉ có thể đạt được quy định tốc
độ năng lượng cao. Quy định tốc độ siêu năng lượng trong nước cũng dựa vào thyristor
để nhận ra sự điều chỉnh có thể kiểm soát để thực hiện việc điều chỉnh điện áp của động
cơ DC. Ngoài ra còn có một quy định tốc độ từ tính yếu, và tốc độ có thể được điều chỉnh
bằng cách làm suy yếu thích hợp từ trường kích thích.

5.2 Bảo trì động cơ DC


Việc kiểm tra này nên được thực hiện ngay cả khi động cơ đã được loại bỏ để kiểm tra
các dấu hiệu hoặc dấu hiệu hư hỏng như cuộn dây bị cháy, chổi than bị hỏng, v.v. Tiếp
theo, cần đánh giá các cuộn dây. Ngoài cuộn dây ra, cổ góp và chổi than còn là những bộ
phận bị mài mòn của động cơ DC nên việc kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế những bộ
phận quan trọng này thường xuyên là rất quan trọng. Cuối cùng, nên tiến hành kiểm tra ổ
trục và thay thế các ổ trục bị mòn hoặc phát ra tiếng ồn. Nếu vòng bi không có che dầu,
động cơ DC cần được bôi trơn và lắp đặt lại. Cuối cùng, nên thực hiện kiểm tra không tải
trước khi đưa động cơ DC trở lại đường dây.
Suy cho cùng, sửa chữa động cơ DC khá là dễ dàng vì không cần kích thích trường và
chổi than, ngoài ra cài đặt tốc độ và các bộ phận khác đều dễ dàng thay thế. Nếu có vấn
đề với hệ thống điều khiển, điện áp đầu cực có thể được điều chỉnh bằng chiết áp.
6. Kết luận về động cơ DC

You might also like