You are on page 1of 6

KIỂM TRA DUNG SAI VÀ KÍCH THƯỚC BẰNG MÁY CMM

I. Mục đích
- Tìm hiểu về máy đo 3D CMM
- Kiểm tra các sai lệch kích thước khi gia công chi tiết
II. Dụng cụ đo được sử dụng
- Máy đo 3D CMM Mitutoyo được sản xuất tại Nhật Bản
III. Giới thiệu chung về máy đo 3D CMM Mitutoyo
1. Giới thiệu chung về máy đo 3D CMM
Chức năng chính của máy CMM là đo tọa độ 3 chiều X, Y, Z với độ chính xác cao.
Sử dụng máy đo tọa độ 3 chiều, người dùng có thể đo được kích thước sản phẩm một
cách chính xác hơn. Máy đo 3D CMM có đầu chạm có thể đo chính xác tọa độ, giúp cho
việc đo lường chi tiết những vật thể một cách chính xác cao.
2. Cấu tạo của máy CMM
- Hệ thống đầu dò: đầu chạm, đầu đo quang học, máy quét laze hoặc camera và hệ
thống ánh sáng.
- Cấu trúc chính: bao gồm hệ thống chuyển động đa chiều của đầu chạm. Tùy vào
ứng dụng mà có các cấu trúc khác nhau, bao gồm: dạng station cố định sử dụng để
đo đạc vật thể nhỏ, dạng arms tay cầm chuyển động được và có thể hoạt động ở
ngoài trời cho các vật thể lớn không thể đưa vào phòng thí nghiệm, …
- Phần mềm thu thập, xử lý dữ liệu và điều khiển hệ thống, gồm thiết bị điều khiển,
màn hình điều khiển và phần mềm giúp đưa ra các dữ liệu đánh giá độ chính xác
của sản phẩm so với bản vẽ ban đầu hoặc đưa ra bản vẽ của vật thể được đo/quét.
IV. Các bước tiến hành:
1. Gá đặt và setup máy
- Gá đặt chi tiết lên đồ gá
- Ở đây ta sử dụng đo đầu chạm với đường kính 3mm
- Setup máy và điều chỉnh các thống số sao cho phù hợp
- Đọc các giá trị trên màn hình led
2. Phương pháp đo của máy:
 Đối với các kích thước đường kính ∅ 28 mm và ∅ 18 mm
- Máy sẽ đo liên tiếp 6 điểm trong một lần và cùng một độ cao.
- Sau khi xong 6 điểm máy sẽ hạ xuống 5mm để đo tiếp 6 điểm tiếp theo.
 Đối với các kích thước hình lục giác
- Máy sẽ đo tương tự như với đo các đường kính nhưng ở đây máy sẽ đo với số
lượng điểm là 60.
- Máy cũng sẽ hạ xuống với lần đo đầu tiên một lượng 5mm và tiếp tục đo biên
độ với 60 điểm.
Hình 1 Đo biên đạng hình lục giác

Hình 1.2 Đo biên đạng hình lục giác sau khi hạ trục z =5mm với lần đo đầu
V. Kết quả đo và nhận xét
1. Đối với đo kích thước hình trụ tròn:
Kích thước Lần đo Kết quả đo

Lần 1 18,477
∅ 18 mm
Lần 2 18,480
Lần 1 28,01
∅ 28 mm
Lần 2 28,01

1 2 3 4
5

Hình 1.3 Thông số hiển thị trên màn hình led


Các thông số hiển thị trên màn hình led như sau:
- Cột số một thể hiện tọa độ điểm X
- Cột số hai thể hiện tọa độ điểm Y
- Cột số ba thể hiện tọa độ điểm Z
- Cột số bốn thể hiện kích thước của chi tiết sau khi máy nội suy các điểm đã được
đo
 Nhận xét:
Kích thước của đường kính trụ ngoài có độ chính xác rất cao thỏa điều kiện của bản
vẽ đề xuất.
Kích thước của đường kính trụ trong có sự sai lệch tương đối lớn, sự sai lệch này có
thể hiểu được vì khi gia công đây là chi tiết đầu tiên, được sử dụng để setup lại dao và
chỉnh sửa lại code mẫu cho các chi tiết sau nên dẫn đến sai số lớn này.
2. Đối với đo kích thước hình trụ lục giác:

Hình 1.4 Biên dạng của hình lục giác trong Autocad sau khi đo lần 1
Hình 1.5 Biên dạng của hình lục giác trong Autocad sau khi đo lần 2

Hình 1.6 So sánh độ đồng tâm của hình lục giác


Nhận xét: sau khi đo bằng máy CMM chúng ta nhận thấy được sự tương đồng của
biên dạng giữa hai lần đo với nhau nhưng ở đây có một sự sai lệch về tâm của hai lần
đo với độ lơn là 0,1483mm. Sai số này xuất hiện do quá trình gá đặt quá trình gia
công chi tiết có một số lỗi phát sinh dẫn đến độ đồng tâm không đạt yêu cầu.

You might also like