You are on page 1of 13

I.

DỤNG CỤ ĐO LƯỜNG
CẤU TẠO
Cấu tạo của thước cặp là: Cấu tạo của thước cặp khá đơn giản bao gồm thước kẹp Vernier,
thước chính, núm giữ và hàm kẹp. Thân chính hoặc khung có một thước đo lớn chạy dọc
theo chiều dài và được chia theo centimet. Độ chia nhỏ nhất của thước kẹp là 1 milimét. Thang
đo Vernier nhỏ hơn so với thang đo chính và cũng chứa lên đến 50 độ chia.
Thước lá: Một chiếc thước lá cơ bản có cấu tạo gồm: Phần thân thước: Gồm một hoặc nhiều
thanh kim loại bằng thép hợp kim, không gỉ và ít co giãn theo nhiệt độ môi trường. Thân
thước được sản xuất theo quy chuẩn về độ dày để đảm bảo độ chính xác trong việc đo đạc và
tính toán

Pame: Thước panme có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm những bộ phận sau:
- Đầu đo tĩnh
- Đầu đo di động
- Vít hãm/ chốt khoá
- Thước chính
- Thước phụ
- Núm vặn/tay xoay
- Khung
CÁCH SỬ DỤNG

Pame: Cách sử dụng thước panme để đo


Sau khi các điều kiện cần đã đảm bảo, tạo điều kiện cho thước panme hoạt động tốt thì trong
quá trình đo đạc bạn cũng phải tuân thủ cách sử dụng như sau để đảm bảo kết quả chính xác
hoàn toàn.
 Tay trái cầm thước, tay phải bạn giữ núm vặn, khi đầu đo tĩnh tiếp xúc với vật thể xong
thì bạn xoay núm vặn để đầu đo di động tịnh tiến đến mặt còn lại của vật sao cho tiếp
xúc đúng áp lực đo;
 Bạn giữ vật thể sao cho đường tâm của 2 đầu đo trùng với trục chính của vật;
 Dựa vào kết quả hiển thị trên mặt thước, đọc kết quả đo theo cách đọc thước panme
hướng dẫn bên dưới;
 Nếu phải tháo vật cần đo ra khỏi thước panme rồi mới đọc kết quả thì bạn vặn đai ốc
hãm, cố định đầu đo trước đã nhé.

Cách đọc kết quả thước panme


Trên thước panme có thước chính, thước phụ, hiển thị số và vạch theo hai chiều. Và cách đọc
panme cũng khá đơn giản với cách tính và đọc như sau:
L=A+B+C
L là kích thước chi tiết đo tính bằng milimet;
A là phần nguyên đọc từ vạch 0 đến vạch sát mép ống quay trên thước chính;
B là phần thập phân 50 mm trên thước chính nếu ống quay nằm chính hoặc quá vạch nửa;
C là phần trăm milimet nằm trên thước phụ, sau đó nhân với hệ số 0.01.
 
Cộng các thông số lại bạn sẽ được kết quả đo.

Thước cặp: Trước khi đo cần kiểm tra xem thước cặp có chính xác không.

Phải kiểm tra xem mặt vật đo có sạch không.

Khi đo phải giữ cho hai mặt phẳng của thước song song với kích thước cần
đo.

Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí đo thì vặn ốc hãm để cố định hàm
động với thân thước chính.

Đo kích thước ngoài

 Nới lỏng vít kẹp chặt, di chuyển mỏ cặp đo kích thước
ngoài trên hàm di động theo kích thước lớn hơn kích
thước của chi tiết cần đo.
 Áp mỏ cặp hàm cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, sau
đó di chuyển hàm di động cho đến khi mỏ cặp đo kích
thước ngoài hàm di động chạm vào mặt chi  tiết cần đo
(Đảm bảo sự tiếp xúc của hàm cặp sao cho vuông góc với
kích thước cần đo).
 Siết chặt vít kẹp lấy thước ra khỏi chi tiết và đọc kích
thước.
Đo kích thước lỗ

 Nới lỏng vít kẹp chặt, di chuyển mỏ cặp đo kích thước lỗ
trên hàm di động theo kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ
của chi tiết cần đo.
 Áp mỏ cặp hàm cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, sau
đó di chuyển hàm  di động cho đến khi mỏ cặp đo kích
thước lỗ hàm di động chạm vào mặt chi  tiết cần đo (Đảm
bảo sự tiếp xúc của hàm cặp sao cho vuông góc với kích
thước cần đo).
 Siết chặt vít kẹp lấy thước ra khỏi chi tiết và đọc kích
thước.
Cách đọc thước cặp:
Sau khi tiến hành đo thì bước tiếp theo đó là đọc trị số trên thước kẹp.
Nghe có vẻ khá đơn giản nhưng không ít người phải băn khoăn về vấn đề
này. Nắm được tâm lý này nên Trung Sơn chúng tôi xin phép được đưa ra
các gợi ý để tiến hành đọc trị số một cách dễ dàng và chuẩn xác nhất.
– Khi đo xem vạch “0” của du xích ở vị trí nào của thước chính ta đọc
được phần nguyên của kích thước trên thước chính.

– Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được
phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích ( tại phần trùng )

+ Đọc giá trị đến 1.0mm: đọc trên thang đo chính vị trí bên trái của điểm
“0” trên thanh trượt.

+ Đọc giá trị phần thập phân: đọc tại điểm mà vạch của thước trượt trùng
với vạch trên thang đo chính.

+ Cách tính toán giá trị đo: lấy hai giá trị trên cộng vào nhau.

Thước lá :
Công dụng :
Thước lá cũng là thiết kế khá quen thuộc trong đời sống, nó được sử dụng với các mục
đích cơ bản như đo độ dài của chi tiết như trục, thanh hay xác định kích thước của sản
phẩm. Nếu dùng với mục đích đo kích thước lớn, người ta thường dùng thước cuộn.
Để đo các kích thước lớn người ta dùng thước :
Người ta dùng thước cuộn để đo kích thước lớn .

II PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG TRÊN MÁY CÔNG CỤ


Cấu tạo máy tiện Máy tiện là một loại máy kẹp phôi trên mâm cặp và dao được gá
trên đài gá dao, máy tiện quay tròn phôi theo một trục để thực hiện các nguyên công:
tiện, vát bề mặt, vát mép, tiện ren, chích rãnh, khoan. Với mỗi chu trình gia công sẽ
tương ứng với một loại dao khác nhau.

Cấu tạo máy phay: Bàn máy phay ngang vạn năng có tác dụng thực hiện chuyển động
chạy dao thẳng đứng và là nơi gá lắp, dẫn hướng cho bàn giao ngang. Bàn dao dọc được
thiết kế trên bàn dao ngang, là băng máy có rãnh chữ T để gá đặt và kẹp chặt phôi gia
công.

Cấu tạo máy bào: Máy bào có hình dáng như chiếc máy ủi. Bên ngoài thân máy là vỏ
nhựa bao bọc, các hãng sản xuất đều có hình dạng khá giống nhau. Máy điện chắc
chắn sẽ có bộ phận động cơ nằm gọn bên trong khi tháo ra.

Nguyên lý
1. Máy tiện: Nguyên lý làm việc của máy tiện dựa theo nguyên lý gia công chung của vật liệu
là dùng chuyển động xoay tròn của phôi, và chuyển động chạy dao là những chuyển
động ngang hoặc xuyên theo băng máy.

2. Máy phay: Nguyên lý làm việc của máy phay ngang cũng tương tự như các loại máy
phay cơ khí khác. Trong đó, chuyển động cắt gọt của máy phay được thực hiện thông
qua nguyên lý cắt gọt cụ thể đó là dụng cụ cắt quay xoay tròn theo trục chính, phôi chuyển
động thẳng theo bàn máy.

3. Máy bào: Máy bào là loại máy cắt kim loại có sự chuyển động của dao theo hướng
tịnh tiến. Đây là phương pháp gia công thường được dùng trong hoạt động sản xuất nhỏ
hoặc sản xuất đơn chiếc. Phương pháp bào đặc biệt thích hợp trong việc gia công các chi
tiết có chiều dài tương đối lớn và chiều rộng tương đối nhỏ 

Dao cắt
Cấu tạo: Dao cắt kim loại được cấu tạo bởi ba phần: phần làm việc còn gọi là phần
cắt, phần gá đặt dao và phần cán dao . Phần làm việc của dao (phần cắt) là phần của
dao trực tiếp tiếp xúc với chi tiết gia công để làm nhiệm vụ tách phoi, đồng thời còn là
phần dự trữ mài dao lại khi dao đã bị mòn.
- Dụng cụ cắt thường được chế tạo từ các vật liệu sau đây :
 Thép gió
 Thép cacbon dụng cụ
 Thép hợp kim dụng cụ
 Hợp kim cứng.
 Gốm ( Ceramic )
 Vật liệu Siêu cứng ( CTM )
 Kim cương nhân tạo
Các góc cơ bản của dao cắt: - Có 3 góc chính: + Góc trước y: Góc tạo bởi mặt trước của
dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy. + Góc sau α: Góc hơp bởi mặt sau với tiếp
tuyến của phôi đi qua mũi dao. + Góc sắc β: Góc hợp bởi mặt trước và mặt sau của dao.
Thao tác an toàn khi mở máy: Bất kì một thiết bị, dụng cụ hay máy móc đều có hạng
mục bảo vệ an toàn lao động.  Trước khi sử dụng thiết bị, hãy kiểm tra hạng mục an
toàn, vị trí đứng của mình một cách cẩn thận. Việc đứng đúng vị trí, giữ đúng khoảng
cách sẽ hạn chế nguy cơ rủi ro có thể gặp phải trong quá trình vận hành máy móc
như: Phoi bắn vào mắt, ánh sáng máy laser chiếu vào người, che khuất tầm nhìn máy
chạy, dao phay…

 Nhiều cá nhân thường chủ quan nên không kiểm tra vị trí đứng hàng ngày. Tuy nhiên,
đây là một yêu cầu vận hành an toàn bắt buộc mà bạn cần phải ghi nhớ! Điều này đặc
biệt quan trọng với những loại máy như Hàn kim loại hay phay kim loại.

Nguyên tắc an toàn khi sử dụng đối với thiết bị máy móc

 Chỉ có người phụ trách mới được điều khiển khởi động máy.
 Trước khi khởi động máy cần phải kiểm tra các thiết bị an toàn và đảm bảo.
 Khi đi làm việc khác phải tắt máy không để tình trạng máy đang hoạt động mà không có ai
điều khiển quản lý.
 Khi mất điện cần phải tắt công tắc nguồn.
 Khi muốn điều chỉnh hay sửa máy cần phải tắt máy và chờ cho máy dừng hoạt động hẳn
không được dùng tay, gậy hay vật dụng lạ để làm dừng máy.
 Thiết bị máy móc hỏng cần treo biển ghi “ máy hỏng” để tránh người khác không biết vẫn
vào hoạt động.
 Khi vào vận hành hoạt động máy cần phải trang bị các phương tiện cá nhân đầy đủ đảm bảo
an toàn và phù hợp.

Nguyên nhân gây sai hỏng sản phẩm khi gia công trên máy tiện, phay, bào?
Cữ gá phôi không đứng vững. Vị trí của phôi trên mâm cặp bị thay đổi. Kích thước
chiều dài trong một loạt chi tiết gia công không bằng nhau. Ngắt bước tiến khi tiện
không kịp thời.

III PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG NGUỘI VÀ NGUỘI SỬA CHỮA

1  Dụng cụ đo trong gia công nguội :


+ Thước lá, thước cuộn 
- Là những tấm kim loại mỏng, dài, trên mặt thước có các vạch chỉ số đo theo mm, thường chỉ dùng
đo thô, vạch dấu thô.
+ Thước cặp, thước đo chiều cao, thước đo chiều sâu
- Thước cặp, thước đo chiều sâu dùng để kiểm tra kích thước khi gia công nguội, dùng trong việc
vạch dấu, thước có độ chính xác cao hơn thước lá và thước cuộn
+ Panme 
- Là dụng cụ đo có độ chính xác cao. Tùy theo bề mặt cần đo mà ta có panme đo ngoài hoặc panme
đo trong. Mỗi một cái panme có thể đo một khoảng bằng 25mm:
+ Đồng hồ so 
- Đồng hồ so là dụng cụ dùng để kiểm tra độ sai lệch của chi tiết
+ Căn mẫu, căn lá
- Căn là những miếng thép được tôi cứng và có khoảng cách giữa hai bề mặt đo rất chính xác, khi
kiểm tra một kích thước người ta ghép các miếng căn lại với nhau cho bằng với kích thước cần đo.
Nếu các miếng căn mỏng thì người ta ghép chúng vào thành một xấp gọi là căn lá.
+ Góc mẫu, Ê ke 
- Giống như căn mẫu, góc mẫu là miếng thép tôi cứng và được mài sao cho hai mặt đo tạo với nhau
một góc thật chính xác, khi cần kiểm tra kích thước góc nào người ta ghép các miếng góc mẫu lại
với nhau. Đối với góc mẫu có kích thức góc đặc biệt : 30 o, 45o, 60o, 90o ta dùng có ê ke.
+ Thước đo góc, thước đo góc vạn năng 
- Có kết cấu tương tự như thước cặp, thước đo góc có một thước xoay quanh tâm của một cung
chia độ, góc được đo sẽ được thể hiện trên vạch chỉ thị của thước. Thước đo góc vạn năng có thêm
cơ cấu dây xích để xác định phần lẻ của kích thước cần đo.
+ Ni vô
- Là dụng cụ dùng để xác định độ nghiêng của một đường thẳng hoặc một mặt phẳng trong lắp
máy. Ni vô có một ống cong, phía bên trong chứa chất lỏng còn chừa lại một khoảng không khí,
không khí có khuynh hướng di chuyển về phía nào cao hơn. 
+ Com-pa đo 
- Một số trường hợp người ta không thể nào đo trực tiếp kích thước của trục hoặc lỗ, ta cần phải sử
dụng đến một dụng cụ đo gián tiếp là com pa đo.

2. Dụng cụ gia công  nguội

 Dụng cụ cắt gọt trong gia công nguội


+ Cưa: là loại dụng cụ thường gặp nhất, dùng để cắt phôi hoặc cắt bỏ đi một lượng dư lớn của vật
liệu
+ Giũa : Dụng cụ cắt dùng để hớt bỏ đi một lượng gia vật liệu nhỏ tạo độ chính xác cho chi tiết, nó
dùng để gia công bán tinh và gia công tinh.
+ Đục – Búa: Là dụng cụ cắt bằng xung lực để loại bỏ đi từng miếng vật liệu hoặc chặt, cắt vật liệu. 
+ Lưỡi cạo: Dụng cụ cắt có một lưỡi cắt, dùng để loại bỏ đi một lượng rất nhỏ vật liệu ở vị trí chính
xác. 
+ Đá mài: Dụng cụ cắt được chế tạo bằng cách kết dính các hạt mài với nhau thành những thanh
hình lăng trụ, dùng trong gia công nguội các bề mặt đã được nhiệt luyện có độ cứng mà các dụng
cụ cắt khác không cắt được.
+ Giấy nhám: Là loại dụng cụ cắt được chế tạo bằng cách kết dính các hạt mài lên một tấm vải hay
giấy, dùng để gia công tăng độ bóng các mặt cong phức tạp.
+ Bột nghiền : là các hạt mài được trộn trong dầu đặc, dùng gia công các chi tiết lắp bộ đôi chính
xác với nhau.
+ Máy mài cầm tay: Là dụng cụ cắt cầm tay dẫn động bằng điện hay khí nén, nó dùng để cắt gọt
nhanh thay thế cho công việc giũa và đục.
+ Mũi khoan: Dụng cụ cắt dùng trên máy khoan, trong quá trình gia công nguội ta dùng mũi khoan
ruột gà để tạo lỗ cơ bản.
+ Lưỡi doa : Dụng cụ cắt dùng tay hoặc máy khoan nhằm tăng độ chính xác và độ bóng của lỗ.
+ Ta rô – Bàn ren: Dụng cụ cắt ren định hình bằng tay tạo ren trong lỗ và trên trục.
+ Kéo cắt tole : dụng cụ dùng để cắt các vật liệu ở dạng tấm mỏng.
+ Kìm các loại : dụng cụ dùng để kìm giữ, bóp kẹp.
+ Khóa các loại : Dụng cụ dùng để tháo lắp các mối ghép ren, hình dáng bộ phận làm việc của khóa
phải tương thính với hình dáng và kết cấu của chi tiết ghép.
+ Mỏ lết các loại : Là dụng cụ tháo-lắp các mối ghép ren có khả năng điều chỉnh theo kích thước
của từng chi tiết ghép
+ Mở vít các loại: Là dụng cụ tháo lắp các mối ghép ren bằng vít có đầu xẽ rãnh
+ Cảo các loại: Dụng cụ dùng để tháo các mối ghép côn hoặc trụ dôi, hay kẹp giữ chi tiết khi tháo
lắp.
+ Búa các loại: Được làm bằng vật liệu mềm để tránh gây hỏng chi tiết.
+ Ti tống: là dụng cụ phụ dùng kèm theo búa thép để tháo các chi tiết được lắp chặt với nhau.
Trên đây Băng tải Thành An cùng các bạn tìm hiểu về các dụng cụ trong gia công nguội, hi vọng
bài viết của chúng tôi có thể giúp ích hơn cho các bạn.
Nguyên nhân gây hỏng gia công nguội:
Do biến dạng đàn hồi của hệ thống công nghệ ...
 Ảnh hưởng của độ chính xác máy, sai số đồ gá, sai số dụng cụ cắt . ...
 Do rung động phát sinh trong quá trình cắt. ...
 Do biến dạng nhiệt của máy, của chi tiết, của dao cắt.

Cấu tạo máy khoan đứng:


Máy khoan cần được ưu tiên sản xuất và lắp ráp từ những chất liệu có chất lượng cao.
Gồm các bộ phận chính như sau:
+ Bảng điều khiển
+ Cữ hành trình
+ Tay quay (trục chính, đầu khoan)
+ Trục chính
+ Bàn máy
+ Hộp chạy dao
+ Thân máy
+ Động cơ bơm nước
Cấu tạo máy khoan cần:
Cấu tạo của máy khoan cần gồm các bộ phận chính sau :
Trục chính : gồm bánh xe di chuyển hộp số, điều chỉnh bước chạy dao, hộp bánh răng,Cần thay
đổi bước dao,Cần điều khiển số cấp tốc độ, Động cơ trục chính, Xy lanh khóa bánh răng
Trụ máy :  Cần gạt khóa cần hướng tâm, Trụ ngoài, Hộp bánh răng vít nâng và động cơ, Vít nâng,
Cần gạt khóa trụ ngoài, Vòng khóa trụ ,
Cần : Hệ thống ray trượt, Tay nắm xoay cần
Thân máy : Gồm bệ máy và bàn làm việc

Nguyên lý máy khoan đứng:

Nguyên lý chuyển động và kết cấu động học máy khoan cần là dựa trên sự kết hợp giữa
chuyển động quay tròn và chuyển động tịnh tiến của dao cắt, hình thành bề mặt gia công.
Trong đó, khi gia công các bề mặt tuân theo chuyển động tạo hình có đường chuẩn là
đường tròn và dịch chuyển thẳng theo đường chuẩn (đường sinh).
Chuyển động tạo hình:
– Chuyển động chính: là chuyển động quay tròn của mũi khoan.
– Chuyển động chạy dao: là chuyển động tịnh tiến của mũi khoan theo phương thẳng đứng
Chuyển động cắt gọt:
– Là chuyển động cần thiết để thực hiện và tiếp tục quá trình bóc phôi ở máy khoan cần.
Chuyển động này sẽ trùng với chuyển động tạo hình.
Chuyển động phân độ:
– Là chuyển động cần thiết để dịch chuyển dao cắt và phôi sang vị trí mới khi trên chi tiết
có nhiều bề mặt cơ bản giống nhau..
– Khi không có đồ gá chuyên dùng thì chuyển động phân độ độc lập với chuyển động tạo
hình, có nghĩa là chuyển động phân độ sẽ mang tính chất liên tục.
Chuyển động định vị:
– Chuyển động này nhằm khống chế kích thước của bề mặt gia công, xác định hướng , tọa
độ phôi và dao cắt với nhau. Điều đó có nghĩa là xác định vị trí tương đối của đường sinh
và đường chuẩn với nhau trong các trục tọa độ của máy khoan cần.
– Chuyển động định vị có thể là chuyển động ăn dao nếu trong lúc thực hiện có tiến hành
cắt gọt và có thể là chuyển động điều chỉnh nếu trong lúc thực hiện không có quá trình cắt
gọt.
Nguyên lý máy khoan cần:
Phôi được cố định trên bàn. Chiều cao và tầm với của tay hướng tâm được điều chỉnh
trước khi bắt đầu quá trình khoan. Khi mọi thứ đã được sắp xếp xong, máy khoan được bật
và mâm cặp máy khoan được hạ xuống với sự trợ giúp của một mũi khoan xuyên tâm. Lỗ
được tạo ra trong phôi bằng cách tác dụng lực lớn qua đầu khoan khi nó được hạ xuống.
Lực lớn này là kết quả của đầu khoan quay tốc độ cao. Việc khoan lỗ và loại bỏ kim loại là
kết quả của quá trình hoạt động của máy.
Ưu nhược điểm máy khoan đứng:

Ưu điểm
- Lỗ khoan không bị lệch tâm dù khoan sâu
- Bước tiến cắt phôi đều
- Dùng Motor lồng sóc nên hạn chế tiếng ồn
- Không cần dùng lực người sử dùng nhiều
- Có thể sử dụng mũi khoan côn
- Xác suất xảy ra an toàn lao động thấp
- Dãy cấp tốc độ rộng tùy theo cấp Pully
- Lỗ khoan chuẩn, bóng không bị Oval
- Có thể mở rộng thêm chức năng Ta-rô
- Bước tiến cắt phôi đều
- Một người công nhân có thể đứng nhiều máy (nếu chọn dòng Auto Feed)
- Có dòng sản phẩm tốc độ cao khi khoan mũi nhỏ
Khuyết điểm
Giá thành cao hơn máy khoan cầm tay nhiều lần
Máy khoan bàn cồng kềnh, nặng và khó di chuyển

Ưu nhược điểm của máy khoan cần:

Ưu điểm
Kích thước nhỏ gọn, tiện lợi khi mang đi xa.
Không cần phải kéo theo một chiếc ổ cắm điện. Đây là ưu điểm lớn nhất của loại máy
này. Bạn thử tưởng tượng việc bạn dùng một chiếc điện thoại di động và điện thoại bàn
sẽ thấy ưu điểm này của nó.
Công suất đảm bảo cho bạn thực hiện những công việc từ đơn giản đến phức tạp. Tuy
vậy thì nó còn phụ thuộc vào từng chiếc máy mà bạn mua.
Khả năng vặn vít được khai thác tối đa nhờ thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với những vị trí vặn
hóc búa. Không như máy khoan dùng điện lưới lắp mũi vặn vít như bạn vẫn biết, kích
thước quá to sẽ gây khó khăn khi vặn vít tại những vị trí khó đưa máy vào.

Nhược điểm
Dùng pin nên việc thay pin sau một thời gian sử dụng là không tránh khỏi.
Giá đắt hơn so với những máy khoan dùng điện lưới cùng công suất.
Công suất, thời gian sạc pin, thời gian sử dụng phụ thuộc nhiều vào việc bạn mua chiếc
máy nào. Nói chung là giá càng cao thì sẽ càng có nhiều ưu điểm.
Quy phạm an toàn trong gia công nguội
. Kỹ thuật đảm bảo an toàn gia công cơ khí nguội
 Làm việc một phía: ít nhất là 750mm;
 Làm việc hai phía: ít nhất là 1300mm;
 Chiều cao: dao động từ 850mm đến 950mm;
 Riêng đối với bàn nguội làm việc hai phía phải có lưới chắn cao ít nhất 800mm ở
giữa. ...
 Khoảng cách giữa 2 êtô: ít nhất 1m.

IV. PHƯƠNG PHÁP HÀN HỒ QUANG ĐIỆN

Cấu tạo
Máy hàn cơ hay còn gọi là máy biến thế hàn, cấu tạo như một máy biến thế hạ áp với 2 cuộn
dây kim loại (đồng hoặc nhôm) quấn quanh một lõi từ, lõi từ này được ghép lại bằng các
lá thép mỏng
Quy phạm an toàn:
 Trước khi bắt đầu làm việc, hãy kiểm tra các thiết bị điện tích điện, vỏ cáp, kẹp que
hàn và thân chính của máy hàn.
  - Giữ nơi thực hiện công tác hàn không có các chất dễ cháy. Đảm bảo luôn sẵn có một bình
chữa cháy.
     - Sử dụng đồ bảo hộ như giày bảo hộ, mặt nạ hàn và găng tay hàn khi làm việc.

     - Sử dụng kẹp que hàn được cách điện để giảm thiểu nguy cơ bị điện giật.

     - Sửa chữa các bộ phận bị hư hỏng của vỏ cáp hàn và bộ nối cáp.

     - Thay thế nắp cách điện của kẹp que hàn bị hư hỏng.

     - Tiếp đất vỏ bọc bên ngoài của máy hàn.

     - Đảm bảo rằng hệ thống dây chính và phụ của máy hàn được đấu nối an toàn với
thiết bị đầu cuối của máy hàn.

     - Lắp đặt cầu dao chống điện giật trên máy hàn được sử dụng trong khu vực ẩm ướt
hay trên khu vực dẫn điện cao như tấm thép hay khung thép.

     - Lắp đặt và sử dụng thiết bị giảm điện áp tự động khi hàn trong khu vực ẩm ướt,
cấu trúc thép, hay không gian hạn chế. Thường xuyên kiểm tra thiết bị giảm điện áp tự
động để đảm bảo hoạt động bình thường.

     - Tắt công tắc điện của máy hàn trước khi rời khu vực làm việc.

     - Việc lắp đặt thiết bị điện cần phải được thợ điện thực hiện.

Phân loại mối hàn không gian:


Vị trí các mối hàn trong không gian
 Hàn sấp: Hàn sấp bao gồm những đường hàn phân bố trên mặt phẳng nằm trong góc
từ (0 – 60)º so với mặt phẳng nằm ngang.
 Hàn đứng: ...
 Hàn ngang: ...
 Hàn ngửa: ...
 a) Mối hàn liên kết giáp mối. ...
 b) Mối hàn liên kết góc.
 c) Mối hàn liên kết chữ T.

Cách chỉnh dòng điện cho từng loại que hàn


Bạn có thể tham khảo quy chuẩn về cách chỉnh dòng hàn cho từng đường kính que
hàn. Đây là khoảng thông số đã được NSX que hàn tính toán và đưa ra được khoảng
dòng hàn phù hợp. 
Hàn que 2.5 thì để dòng bao nhiêu? 

 Hàn bằng nên chỉnh dòng 50 - 90A


 Hàn đứng hoặc hàn trần nên chỉnh dòng 50 - 80A

Hàn que 3.2 thì để dòng bao nhiêu? 

 Hàn bằng nên chỉnh dòng 90 - 130A


 Hàn đứng hoặc hàn trần nên chỉnh dòng 80 - 120A

Hàn que 4.0 thì để dòng bao nhiêu? 

 Hàn bằng nên chỉnh dòng 140 - 190A


 Hàn đứng hoặc hàn trần nên chỉnh dòng 120 - 170A

Hàn que 5.0 thì để dòng bao nhiêu? 

 Hàn bằng nên chỉnh dòng 180 - 240A


 Hàn đứng hoặc hàn trần nên chỉnh dòng 166 - 210A

Hoặc bạn có thể dựa vào công thức tính:

 Cách tính đường kính que hàn: D = S:2+1. Trong đó D là đường kính que hàn và
S là bề dày phôi hàn.
 Cách tính cường độ dòng hàn: I = S x 40. Trong đó S là bề dày phôi hàn.

Cấu tạo que hàn


 Gồm 2 phần chính đó là que hàn và lõi bọc thuốc. - Đường kính que hàn hay
còn được gọi là đường kính lõi que được quy ước bởi TCVN 3734-89, có kích
thước từ 1.6 - 6m. - Que hàn thường có một đầu để trần và dùng kìm hàn que
để kẹp khi hàn và phần còn lại được vê sạch thuốc bọc, để dễ gây hồ quang.
Trong thuốc bọc loại này chủ yếu là:

 tinh bột, xenlulo. Khi hàn sinh ra lượng lớn khí bảo vệ CO2. Để khắc phục hiện tượng dòn
hyđrô và rỗ khí, thường bổ sung thêm TiO2, FeO, MnO2, CaF2 và một số ferô hợp kim (Fe-Si,
Fe-Mn,…).

Dựa theo công thức tính cường độ dòng điện hàn:


1. Dòng điện hàn = Chiều dày phôi hàn(mm) : 0.025.
2. Chú thích:
3. Đường kính que hàn = S/2 + 1.
4. Đường kính que hàn = k/2+2.
Các phương pháp gây hồ quang
Có hai phương pháp gây hồ quang là gây bằng ma sát và bổ thẳng: Gây hồ quang bằng
phương pháp ma sát: Hồ quang có thể sinh ra khi vạch đầu que hàn vào vật hàn theo hướng
vòng cung.

Ưu nhược điểm hàn ma sát:

Ưu điểm hàn ma sát:


- Ít hao phí vật liệu ,tiết kiệm kim loại.
- Thời gian hàn cực nhanh ,năng suất cao .
- Không phát xạ độc hại(khói độc, bắn tóe,bức xạ điện tử ngoại,..)
- Khả năng chế tạo lại và điều khiển các thông số quá trình hàn tốt .
- Không cần bổ sung kim loại phụ.
- Dễ dàng tích hợp quá trình hàn vào dây chuyền sản xuất tự động .
- Độ chính xác của các chi tiết hàn cao (kể cả khi hàn tiết diện đặc biệt ).
- Hàn được các kim loại khác loại với nhau.
- Cơ tính mối hàn rất tốt .
- Hàn được các loại tiết diện khác nhau .
- Môi trường sản xuất sạch.
- Không yêu cầu cao về tay nghề của công nhân.
- Khuyết tật mối hàn hầu như không có .
- Không cần yêu cầu tiết diện của 2 chi tiết phải giống nhau.
Nhược điểm hàn ma sát:
- Mối hàn lồi bavia nên mất công cắt bỏ.
- Chiều dài của chi tiết hàn bị giảm.
- Thiết bị hàn đắt tiền.
- Kích thước của chi tiết hàn bị hạn chế
- Không hàn được kết cấu quá phức tạp.

You might also like