You are on page 1of 28

PANME- PHẦN WORD

Panme chúng ta sử dụng ngày nay được thiết kế vào năm 1848 bởi Jean Palmer, một
nhà khoa học đến từ Pháp. Browne và Sharpe một nhà sản xuất đồng hồ, trang sức và
đồ dùng bằng bạc của Mỹ, đã nhìn thấy thiết bị này tại Triển lãm Paris năm 1867.
Mười năm sau, năm 1877, họ có được quyền sáng chế từ Palmer để sản xuất công cụ.
Panme là một trong những dụng cụ đo thông dụng của ngành cơ khí với độ chính xác
cao trong phần hôm nay nhóm em xin trình bày về nguyên lý cấu tạo cách hoạt động ,
công dụng , cách sử dụng cũng như là phạm vi sử dụng của panme trong ngành công
nghệ kỹ thuật cơ khí. Với thiết kế cứng cáp, chắc chắn, tính thẩm mỹ cao, tuổi thọ lâu
dài, panme đo cơ khí sẽ là sự lựa chọn hợp lý nếu muốn đo kích thước bên trong dụng
cụ cơ khí.

1)Khái quát Panme

Panme hay (micrometer) được hiểu là những thiết bị dùng để đo đường kính, kích
thước của các chi tiết có dạng hình trụ, hình ống hoặc dạng lỗ. Nó được sử dụng
rộng rãi trong ngành cơ khí chế tạo để đo độ mỏng dày của phôi, đường kính bên
ngoài và trong của các trục, độ sâu của khe,…. Có độ chính xác cao dùng để đo
khoảng cách rất nhỏ, thường chính xác đến 1/1.000 mm hoặc một biện pháp chỉ số
này là chính xác 1 / 1.000 milimet, hoặc 1 / 1.000.000 mét. Xét về độ chính xác,
panme có độ chính xác cao hơn hẳn so với nhiều loại thước đo khác, điển hình như
thước cặp. Nó có thể cho độ chính xác đến 0,0005mm, con số gần như tuyệt đối
này giúp panme ứng dụng trong các ngành nghề cần sự chính xác cao như đo
thông số kỹ thuật của máy móc, chi tiết, nhôm kính hay dùng trong ngành công
nghiệp nặng...
Nhược điểm của thước đo panme là tính vạn năng kém (phải chế tạo từng loại
chuyên biệt: panme đo ngoài, panme đo trong, panme đo sâu) và phạm vi đo hẹp
(trong khoảng 25 mm). Thế nhưng kích cỡ đa dạng với các phạm vi 0-25mm, 25-
50mm, 50-75mm, 75-100mm, 100-125mm, 125-150mm,…. thì panme vẫn là dụng
cụ đo cơ khí được nhiều thợ chuyên nghiệp tin dùng.

2)Cấu tạo và phân loại Panme

Cấu tạo panme gồm :


-Đầu đo cố định
-Thân cầm
-Đầu đo di động
-Vít hãm
-Vòng xoay thước phụ
- Đai hạn chế áp lực
- Đồng hồ điện tử (LCD) và bản điện tử ( Panme điện tử)
Phân loại
Dựa vào bước ren, panme được chia thành 2 loại cơ bản:
 Panme với trục ren có bước ren 1mm, thước phụ có than chia vòng được chia
thành 100 phần. Loại panme này ít được dùng vì thân nó khá lớn, nặng, thô,
khó di chuyển. Tuy nhiên, nó có ưu điểm là việc đọc số đo khá dễ dàng.

 Panme trục ren có bước ren 0.5mm, thang chia vòng của thước động được chia
ra thành 50 phần.

Dựa vào công dụng của panme, có 3 loại cơ bản:


 Panme để đo kích thước ngoài, loại này thường dùng để đo các vật hình cầu, đo
dây hoặc đo các vật dạng trục, dạng khối.
 Panme để đo kích thước trong, loại này dùng để đo đường kính của các lỗ.

 Panme để đo chiều sâu, loại này được dùng để đo độ sâu của các đường rãnh và
các gối trục,..

Dựa vào dạng của panme, nó được chia thành các dạng đặc
trưng:
 Panme cơ khí
 Panme cơ có bộ đếm số cơ học
 Panme điện tử
Một số loại panme chuyên dụng khá
+ Universal micrometer – Panme phổ thông: Thường đi kèm với các đe có thể
hoán đổi cho nhau, chẳng hạn như dạng tấm phẳng, hình cầu, dạng chốt, dạng đĩa,
dạng lưỡi dẹt, đầu nhọn… Thuật ngữ Panme phổ thông cũng có thể gắn với một
loại Panme mà khung của nó có các thành phần dạng mô-đun, cho phép một
Panme thực hiện chức năng như một dụng cụ đo ngoài, đo sâu, đo bước, vv..
(thường được biết đến với các thương hiệu như là Mul-T-Anvil và Uni-Mike).

+ Blade micrometers – Panme lưỡi dẹt: Có một bộ các đầu dẹt (lưỡi) tương xứng
nhau. Đe và trục quay có hình lưỡi để đo đường kính rãnh của các trục và các phần
khác mà rất khó khăn để tiếp cận được. Chúng cho phép đo được các rãnh vòng
đệm cơ khí hẹp.

+ Pitch – diameter micrometers – Panme đo đường kính bước răng: Là loại panme
có một bộ các đầu hình ren tương xứng nhau dành cho việc đo đường kính bước
răng của các ren vít.

+ Limit mics – Panme hạn định: Là loại panme có hai đe và hai trục quay, được sử
dụng như một dụng cụ đo Go/ No Go bằng việc thiết lập các giới hạn trên và giới
hạn dưới. Bộ phận được kiểm tra phải đi qua khe đầu tiên và bị chặn ở khe thứ hai.
Thiết lập hai khe này phản ánh chính xác dải dung sai.

+ Bore micrometer: Thông thường một đầu ba đe ở phần chân của Panme được sử
dụng để đo chính xác đường kính trong.

+ Tube micrometers – Panme ống: Là một loại panme có một cái đe hình trụ đặt
vuông góc với trục quay và được sử dụng để đo độ dày của các thành ống.

+ Micrometer stops: Là các đầu panme được gắn trên bàn của một máy phay thủ
công, đường ray của máy tiện, hoặc máy công cụ khác, thay vì các cái chặn đơn
giản.Chúng giúp người vận hành máy xác định vị trí bàn hoặc phần chuyển động
một cách chính xác. Các đầu chặn cũng có thể được sử dụng để phát động cơ chế
kickout hoặc các công tắc hành trình để ngăn chặn một hệ thống cấp vật liệu tự
động.

+ Ball micrometers: Là loại panme có các đe hình cầu. Chúng có thể có một đe
phẳng và một đe hình cầu, trong trường hợp này chúng được sử dụng để đo chiều
dày của thành ống, khoảng cách từ lỗ để một cạnh và các khoảng cách mà đe phải
đặt trên một bề mặt tròn. Chúng khác với loại Tube Micrometer về ứng dụng ở chỗ
chúng có thể được sử dụng để đo các bề mặt tròn mà không phải là ống, tuy nhiên
đe cầu có thể không phù hợp với các ống nhỏ như một Tube micromet. Ball
Micromet với một cặp đe hình cầu có thể được sử dụng khi tiếp xúc điểm đơn
tuyến là mong muốn với cả hai bề mặt. Ví dụ phổ biến nhất là trong việc xác định
đường kính bước răng của ren vít (cũng có thể được thực hiện với các đe hình nón
hoặc phương pháp 3-dây, sử dụng cách tiếp cận hình học tương tự như cặp đe cầu).

+ Bench micrometers:Là công cụ sử dụng cho việc kiểm tra có độ chính xác
khoảng nửa micromet (20 phần triệu inch,”một phần năm của một phần mười”
trong thuật ngữ thợ máy) và có độ lặp lại là khoảng một phần tư micromet (“một
phần mười của một phần mười”). Một ví dụ là thương hiệu Pratt & Whitney
Supermicrometer.

+ Digit mics: Là một loại Panme điện tử với kết quả đo được thể hiện bởi các chữ
số cơ khí tương tự như đồng hồ công tơ mét.

+ Digital mics: Là loại panme sử dụng một bộ mã hóa để phát hiện khoảng cách và
hiển thị kết quả trên một màn hình hiển thị số.

+ V mics:Là loại panme đo ngoài với một đe dạng khối hình chữ V. Chúng rất hữu
ích cho việc đo đường kính của một vòng tròn từ ba điểm cách đều nhau xung
quanh nó (so với hai điểm của một panme đo ngoài tiêu chuẩn). Một ví dụ cho
điều này là cần thiết khi đo đường kính của các mũi khoan xoắn và các đầu khoan
3 rãnh.
+ Blade micrometers – Panme lưỡi dẹt: Có một bộ các đầu dẹt (lưỡi) tương xứng
nhau. Đe và trục quay có hình lưỡi để đo đường kính rãnh của các trục và các phần
khác mà rất khó khăn để tiếp cận được. Chúng cho phép đo được các rãnh vòng
đệm cơ khí hẹp.

+ Pitch – diameter micrometers – Panme đo đường kính bước răng: Là loại panme
có một bộ các đầu hình ren tương xứng nhau dành cho việc đo đường kính bước
răng của các ren vít.

+ Limit mics – Panme hạn định: Là loại panme có hai đe và hai trục quay, được sử
dụng như một dụng cụ đo Go/ No Go bằng việc thiết lập các giới hạn trên và giới
hạn dưới. Bộ phận được kiểm tra phải đi qua khe đầu tiên và bị chặn ở khe thứ hai.
Thiết lập hai khe này phản ánh chính xác dải dung sai.

+ Bore micrometer: Thông thường một đầu ba đe ở phần chân của Panme được sử
dụng để đo chính xác đường kính trong.

+ Tube micrometers – Panme ống: Là một loại panme có một cái đe hình trụ đặt
vuông góc với trục quay và được sử dụng để đo độ dày của các thành ống.

+ Micrometer stops: Là các đầu panme được gắn trên bàn của một máy phay thủ
công, đường ray của máy tiện, hoặc máy công cụ khác, thay vì các cái chặn đơn
giản.Chúng giúp người vận hành máy xác định vị trí bàn hoặc phần chuyển động
một cách chính xác. Các đầu chặn cũng có thể được sử dụng để phát động cơ chế
kickout hoặc các công tắc hành trình để ngăn chặn một hệ thống cấp vật liệu tự
động.

+ Ball micrometers: Là loại panme có các đe hình cầu. Chúng có thể có một đe
phẳng và một đe hình cầu, trong trường hợp này chúng được sử dụng để đo chiều
dày của thành ống, khoảng cách từ lỗ để một cạnh và các khoảng cách mà đe phải
đặt trên một bề mặt tròn. Chúng khác với loại Tube Micrometer về ứng dụng ở chỗ
chúng có thể được sử dụng để đo các bề mặt tròn mà không phải là ống, tuy nhiên
đe cầu có thể không phù hợp với các ống nhỏ như một Tube micromet. Ball
Micromet với một cặp đe hình cầu có thể được sử dụng khi tiếp xúc điểm đơn
tuyến là mong muốn với cả hai bề mặt. Ví dụ phổ biến nhất là trong việc xác định
đường kính bước răng của ren vít (cũng có thể được thực hiện với các đe hình nón
hoặc phương pháp 3-dây, sử dụng cách tiếp cận hình học tương tự như cặp đe cầu).

+ Bench micrometers:Là công cụ sử dụng cho việc kiểm tra có độ chính xác
khoảng nửa micromet (20 phần triệu inch,”một phần năm của một phần mười”
trong thuật ngữ thợ máy) và có độ lặp lại là khoảng một phần tư micromet (“một
phần mười của một phần mười”). Một ví dụ là thương hiệu Pratt & Whitney
Supermicrometer.

+ Digit mics: Là một loại Panme điện tử với kết quả đo được thể hiện bởi các chữ
số cơ khí tương tự như đồng hồ công tơ mét.

+ Digital mics: Là loại panme sử dụng một bộ mã hóa để phát hiện khoảng cách và
hiển thị kết quả trên một màn hình hiển thị số.

+ V mics:Là loại panme đo ngoài với một đe dạng khối hình chữ V. Chúng rất hữu
ích cho việc đo đường kính của một vòng tròn từ ba điểm cách đều nhau xung
quanh nó (so với hai điểm của một panme đo ngoài tiêu chuẩn). Một ví dụ cho
điều này là cần thiết khi đo đường kính của các mũi khoan xoắn và các đầu khoan
3 rãnh.

3)Cách sử dụng panme


Trước khi đo : kiểm tra dụng cụ và bề mặt đo

+ Kiểm tra xem thước Panme có bị mòn hay sứt mẻ không .

+ Kiểm tra xem các bộ phận có chuyển động trơn tru hay không.

+ Kiểm tra đầu đo di động có chuyển động trơn tru hay không.

+ Vệ sinh bề mặt đo để tránh trường hợp bị bụi bặm bám vào.

+ Kiểm tra điểm 0 :nếu điểm 0 bị lệch thì dù có đo chính xác cũng không cho kết
quả đo chính xác.
. Đối với thước Panme từ 0 - 25mm: Ta cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo để kiểm
tra điểm 0.

. Đối với thước Panme từ 25 - 50mm… thì ta dùng block gauge tương ứng để kiểm
tra điểm 0.

Tiến hành đo :

+ Kiểm tra lại lần nữa xem thước có thực sự chính xác hay không.

+ Nới lỏng vít kẹp, vặn nút vặn để đầu đo di động theo kích thước lớn hơn kích
thước của chi tiết cần đo.

+ Áp đầu đo cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, sau đó vặn nút vặn để đầu đo di
động di chuyển đến khi đầu đo di động chạm vào mă ̣t chi tiết cần đo (Đảm bảo sự
tiếp xúc của đầu đo sao cho vuông góc với kích thước cần đo, nếu đo đường kính
thì đầu đo phải nằm trên đường kính chi tiết).

+ Giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước vật cần đo.

+ Trường hợp phải lấy Panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm(cần hãm) để cố
định đầu đo động trước khi lấy Panme ra khỏi vật đo.

+ Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm” của kích
thước ở trên thước chính.

+ Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước
phụ (giá trị mỗi vạch là 0.01 mm).

Lưu ý : Trong trường hợp khi đo điểm 0 bị lệch chúng ta cần tiến hành lại điểm 0
bởi nếu điểm 0 bị lệch sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo. Có hai trường hợp sau ta cần
khắc phục :

+ Trường hợp điểm 0 bị lệch lên trên :

. Cố định đầu đo di động bằng chốt khóa.

. Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch.


. Kiểm tra xem lại điểm 0 đã ăn khớp hay chưa.

. Nếu điểm 0 vẫn lệch ta làm lại theo thứ tự các bước trên.

+ Trường hợp điểm 0 bị lệch xuống dưới :

. Cố định đầu đo di động bằng chốt khóa.

. Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch.

. Kiểm tra xem lại điểm 0 đã ăn khớp hay chưa.

. Nếu điểm 0 vẫn lệch ta làm lại theo thứ tự các bước trên.

Cách đọc số đo trên Panme

Ta có công thức tính : L = A + B + C


Trong đó: L: Kích thước chi tiêt đo.
A: Phần nguyên Đọc từ vạch " 0 " trên thước chính đến vạch sát mép ống quay.
B: Phần thập phân xem mép ống quay đã vượt qua vạch 0,5mm chưa.
C: Phần trăm Đọc vạch số mấy trên du xích trùng với vạch chuẩn rồi 
nhân với 0,01mm.
Cách bảo quản Panme
 Không được dùng thước để đo khi vật đang quay.
 Không đo các mặt thô, bẩn.
 Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo.
 Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo.
 Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng lên các
dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước.

Để tăng độ chính xác cho thước đo panme, nên vệ sinh định kỳ các bề mặt tiếp xúc
(bao gồm cả trên và dưới) bằng khăn mềm được làm ẩm bằng rượu isopropyl hoặc
khăn có tẩm dầu để loại bỏ bất kỳ những gì bám dính trên thước. Kiểm tra đe và trục
chính để đảm bảo chúng thằng hàng với các mặt phẳng, không bị lõm. Kẹp một nhẹ
một tờ giấy sạch giữa các bề mặt và kéo giấy ra giữa chúng. Sau đo, đóng thước đo
panme nhẹ nhàng và kiểm tra thước phụ xem các đường số 0 trên trục chính có trùng
nhau không. Panme là thiết bị đo chính xác và thậm chí độ chính xác của chúng còn
cao hơn thước cặp. Tuy nhiên, nó chỉ có thể đảm bảo điều đó khi bạn có cách vệ sinh,
bảo dưỡng đúng cách. Vì vậy, việc vệ sinh trước và sau khi sử dụng là điều cần thiết.

4) Phạm vi ứng dụng của panme


 Panme được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, thông thường
nó sẽ được dùng để đo đo piton, kích thước của trục khuỷu, phanh đĩa , kích
thước xi-lanh và độ sâu của lỗ khoan…
 Với chiếc panme đo trong cơ khí nó được cấu tạo dựa trên nền tảng cơ bản
của sự thay đổi theo công dụng đo lường với các bộ phận như: khung, đe,
trục chính,thước chính, thước phụ, chốt khóa, tay xoay, đầu đo di động.
 Về chức năng của panme đo trong cơ khí, hiện nay thiết bị này được ứng
dụng rộng rãi giúp đo đường kính, kích thước bên trong các chi tiết máy có
thiết kế hình trụ hoặc dạnh ống trong ngành cơ khí chế tạo máy, xây dựng,
nghiên cứu khoa học, vật lý,…
 Với thiết kế cứng cáp, chắc chắn và mang tính thẩm mỹ cao, đảm bảo tuổi
thọ lâu dài, panme đo trong cơ khí sẽ là sự lựa chọn hợp lý nếu muốn đo
kích thước trong.
 Nhờ khả năng ứng dụng cao, panme đo trong cơ khí chính là sự lựa chọn tốt
nhất cho bạn

MÁY ĐO VMM

Cấu tạo:

Các máy đo 2D (VMM) thường có 3 khối chính :

1. Bàn di mẫu:  có bàn di mẫu chuyển động nhẹ nhàng bằng tay qua các vít me hoặc
di chuyển bằng bộ điều khiển Joystic tùy vào từng model. Mẫu được đặt trên bàn di
mẫu. Bàn di mẫu này có gắn thước quang, mỗi di chuyển theo 2 chiều X/Y đều được
thước quang ghi nhận và truyền về máy tính.

2. Camera: Hình ảnh từ mẫu đo trước tiên đi qua bộ phóng đại quang học từ vài lần
đến vài trăm lần (tùy option) rồi đến camera. Đây là loại camera kỹ thuật số có độ
phân giải cao, tốc độ frame cao sẽ chụp hoặc quay video đưa sang máy tính.

3. Phần mềm: phần mềm chuyên dụng của hãng sản xuất được cài đặt trên máy tính
nhận tín hiệu từ camera, thước quang rồi tổng hợp lại và hiển thị trên giao diện của
phần mềm. Lúc này người sử dụng chỉ việc chọn tools đo lường, click vị trí đo là máy
tự động đưa ra kết quả. Nhờ sử dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh nên việc bắt điểm
đo trên phần mềm rất đơn giản, bạn chỉ việc phóng to và chỉ đúng điểm cho chuột
hoặc quét bao đường biên là phần mềm đã tự nhận biết được đường biên đó.

Máy đo 2D (VMM) có:

– Thiết kế đẹp đẽ với khung chắc chắn bằng hợp kim nhôm nguyên khối và đá granit
nguyên khối, hoạt động ổn định và thao tác dễ dàng
– Vỏ máy bằng hợp kim nhôm – nhẹ, ch ắc chắn hơn và tản nhiệt tốt hơn.

– Thiết bị truyền dẫn ở tr ục Z mới với kh ả năng tinh chỉnh có độ chính xác cao và
khả năng di chuyển nhanh chóng.

– Giao diện USB2.0 hỗ trợ tính năng cắm và chạy, có thể kết nối với máy tính xách
tay.

Thông số kỹ thuật
Ưu điểm

Máy đo 2D đạt được độ chính xác cao cỡ micro mét( 0.001mm) đáp ứng được gần
như toàn bộ các yêu cầu đo lường hiện tại, Máy đo 2D có thể trở thành máy đo
2.5D - máy đo 3 chiều( đo thêm chiều cao) nếu tích hợp thêm đầu dò chạm với giá
thành tiết kiệm hơn rất nhiều, thao tác vận hành đơn giản, nhanh, không yêu cầu việc
gá đặt sản phẩm phức tạp và nhân viện vận hành có trình độ cao như máy CMM.

Máy được thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn ít chịu ảnh hưởng bên ngoài do thân được kết
hợp bằng hợp kim nhôm và granite nguyên khối. 

Camera độ phân dải, phóng đại cao và kết hợp với phần mềm đo lường xử lí ảnh giúp
người sử dụng dễ dàng đo được các vật có kích thước bé hơn 1mm.

Đặc biệt với dòng máy đo 2D tự động ( Automatically Video Measuring Machine) thì
hiệu suất đo lường có thể gấp từ 5 đến 20 lần so với dòng máy đo 2D thủ công
( Manual Video Measuring Machine) tùy vào mức độ phức tạp của sản phẩm cần đo,
nếu phải kiểm tra sản phẩm nhiều thì đây là một giải pháp tối ưu cho bài toán đầu tư
và tiến độ.

Hiện tại thì máy đo 2D đang dần thay thế máy chiếu biên dạng do những ưu
điểm vượt trội của nó, tất cả các phép đo mà máy chiếu biên dạng làm được thì máy
đo 2D cũng làm được thậm chí làm nhanh hơn và nhiều hơn, máy chiếu biên dạng chỉ
thực hiện được một vài phép đo đơn giản như: khoảng cách, góc, đường kính, còn đối
với những mẫu sản phẩm cần đo có độ phức tạp cao, không có lỗ thông ánh sáng thì
không làm được. Nhờ ứng dụng công nghệ xử lí ảnh hiện đại mà máy đo 2D có thể đo
các loại kích thước như: Điểm, đường tròn, đường thẳng, góc, đường S line, đường
vuông góc, tiếp tuyến, song song.... Các kích thước phức tạp như góc giữa 2 tiếp
tuyến, khoảng cách giữa điểm và đường, đường phân giác...trên mọi loại sản phẩm
cho dù phức tạp hoặc không có lỗ thông

Công dụng

- Độ chính xác cao với bàn làm việc cố định và bệ đá granit.

- Giao diện RS-232 có thể giao tiếp giữa phần mềm đo với máy tính.

- Tùy chọn:Máy ảnh CCD màu 1/2 của Nhật bản có độ phân giải cao với hình ảnh sắc
nét.
- Người dùng có thể quản lý và suất ra các biểu đồ ở định dạng BMP và DWG bằng
cách kết nối với PC và chạy chương trình.

Phát hiện cạnh bằng một phương pháp chuột:

Có thể đo tổng cộng 15 yếu tố hình học (điểm, đường thẳng, mặt phẳng, hình tròn ,
cung tròn, hình elip, hình chữu nhật, rãnh then, vòng , hình trụ, hình nón, hình nón,
đường cong mở, đường cong kín, bề mặt tiêu điểm) cũng có thẻ đo chiều cao. Các yếu
tố hình học có thể được đặt trước.

QUÁ TRÌNH HIỆU CHUẨN MÁY ĐO VMM

*Mục tiêu của hiệu chuẩn là để giảm thiểu bất kỳ độ không đảm bảo đo bằng cách
đảm bảo độ chính xác của thiết bị thử nghiệm. Hiệu chuẩn định lượng và kiểm soát lỗi
hoặc độ không đảm bảo trong các quy trình đo đến mức chấp nhận được.

Click chuột phải lên vùng đo và click chọn Manual Focus, màn hình đo sẽ xuất
hiện ô vuông , di chuyển vùng đo vào chính giữa hình vuông .

- Click chuột phải lên vùng đo và click chọn Manual Focus sau đó click chuột
trái vào vùng đo để hiện lên bảng lấy nét , sau đó ấn OK hoàn thành lấy nét.
- Sau đó click chuột phải lên vùng đo chọn pixel calibration, chọn mục con pixel
calibration, sau đó click chuột trái vào màn hình đo , máy sẽ hiển thị dòng chữ
đỏ “ the first circle”

- Di chuyển hình tròn lên góc phần tư thứ 2, tiếp tục đo,làm lần lượt như vậy với
góc phần tư thứ 3 và thứ 4 .
CÁCH SỬ DỤNG MÁY VMM

*VÍ DỤ VỀ THÔNG QUA HÌNH ẢNH CỦA VẬT TRÒN

Ở phần Method click vào “ boundary”, sau đó chọn 3 điểm được chia đều trên chu vi
đường tròn rồi ấn 2 lần chuột trái sẽ hiện ra kết quả của đường tròn

Hình ảnh đường tròn cũng sẽ xuất hiện bên phải, từ đó chúng ta sẽ có đường những số
đo cần tìm
 Đối với vòng tròn quá lớn
- Click multiple sections, chọn 3 điểm có khoảng cách ngang nhau trên chu vi
đường tròn
- Sau đó di chuyển các khu vực khác rồi làm tương tự, khi đủ 3 khu vực hình ảnh
đường tròn sẽ xuất hiện bên phải .

Còn rất nhiều cách để đo các hình khác thể hiện khá đầy đủ ở method.

ỨNG DỤNG

Máy đo 2D được sử dụng rộng dãi trong các phòng thí nghiệm, phòng QC, KCS
trong các nhà máy để kiểm tra kích thước sản phẩm phẩm trong các nhà máy sản xuất
các chi tiết cơ khí, điện tử, chi tiết nhựa, chân linh kiện, phụ kiện máy móc, các loại
đồ gá chính xác cao, phần cứng, bo mạch điện tử.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

GD&T: Khái Niệm Cơ Bản về Kích Thước và Dung Sai Đo Lường


các sản phẩm được gia công sản xuất sẽ sai lệch về kích cỡ và kích thước so với mô
hình CAD ban đầu. Nguyên nhân đến từ sự thay đổi trong quy trình sản xuất. Để kiểm
soát và nội bộ hiểu rõ các biến thể này. Các kỹ sư và nhà sản xuất sử dụng một ngôn
ngữ tượng trưng gọi là GD&T. Viết tắt của kích thước hình học và dung sai đo lường.

GD&T cung cấp cho các đơn vị sản xuất và nhân viên QC thông tin rõ ràng về sai số
trong tổ hợp sản phẩm. Và chuẩn hóa cách đo lường để phát hiện đúng đủ sự sai khác
đó.Các hướng dẫn sản xuất được ràng buộc bởi hệ thống GD&T, sẽ đạt được sự hợp
lý trong truyền thông từ khâu thiết kế đến sản xuất. Cả sản xuất truyền thống và sản
xuất kỹ thuật số (in 3d).
Hạn chế của dung sai trước khi áp dụng GD&T
Trước GD&T, các tính năng sản xuất đã được chỉ định theo từng khu vực / vùng X Y.
Ví dụ, khi khoan lỗ lắp, lỗ phải nằm trong khu vực X Y được chỉ định.

Tuy nhiên, để xác định vị trí của lỗ theo yêu cầu bản vẽ, khu vực được chấp nhận sẽ là
một vòng tròn. Dung sai X-Y cho phép một vùng theo đó kết quả kiểm tra có thể bị
hiểu nhầm bởi vì lỗ không nằm trong hình vuông X Y. Nó sẽ nằm giới hạn trong vòng
tròn.

Stanley Parker, một kỹ sư phát triển vũ khí hải quân trong Thế chiến II, đã nhận thấy
sự thất bại này vào năm 1940. Được thúc đẩy bởi nhu cầu sản xuất hiệu quả và đáp
ứng deadline. Ông đã tạo ra một hệ thống mới đã được xuất bản nhiều ấn phẩm. Sau
khi được chứng minh là một phương thức hoạt động tốt hơn, hệ thống mới đã trở
thành một tiêu chuẩn quân sự trong những năm 1950.

Cho đến nay, tiêu chuẩn GD&T này được định nghĩa bởi Hiệp hội kỹ sư cơ khí Hoa
Kỳ. Theo ký hiệu ASME Y14.5-2018 cho Hoa Kỳ và ISO 1101-2017 cho các Quốc
Gia khác trên thế giới. Nó liên quan chủ yếu đến hình học tổng thể của sản phẩm,
trong khi các tiêu chuẩn khác mô tả các tính năng cụ thể như độ nhám bề mặt, kết cấu
và ren vít.

Tại sao phải thực hiện quy trình GD&T?


Với các bộ phận chức năng, các sản phẩm lắp ráp từ nhiều chi tiết hoặc các bộ phận có
chức năng phức tạp. Điều quan trọng là tất cả các chi tiết lắp ráp và hoạt động tốt với
nhau. Tất các yêu cầu lắp ghép và tính năng liên quan cần phải được chỉ định theo
cách ít ảnh hưởng nhất đến quá trình sản xuất và các khoản đầu tư liên quan. Trong
khi vẫn đảm bảo chức năng.

Việc thắt chặt dung sai có thể tăng chi phí gấp đôi hoặc thậm chí nhiều hơn. Do tỷ lệ
phế phẩm cao hơn và cần phải thay đổi công cụ sản xuất. Vì vậy, bằng cách sử dụng
hệ thống GD&T cho phép các nhà phát triển và bộ phận QC tối ưu hóa chức năng sản
phẩm mà không làm tăng chi phí sản xuất.

Lợi ích quan trọng nhất của GD&T là hệ thống mô tả ý định thiết kế thay vì kết quả
gia công sản phẩm. Giống như một vectơ chỉ hướng, như một công thức. Và nó không
phải là đối tượng thực tế mà cái hàm ý của nó là giá trị.

Mô tả hình học của sản phẩm theo chức năng làm việc và phương pháp sản xuất sẽ
đơn giản hơn là phải mô tả mọi thứ theo kích thước tuyến tính. Nó cũng cung cấp một
công cụ giao tiếp với các đơn vị sản xuất, khách hàng, cũng như các bộ phận QC.
Khi được thực hiện tốt, GD&T thậm chí còn cho phép kiểm soát quy trình thống kê
(SPC). Giảm tỷ lệ phế phẩm, lỗi lắp ráp và không quá khó để kiểm soát chất lượng.
Giúp tiết kiệm tài nguyên đáng kể cho tổ chức. Kết quả là, nhiều bộ phận có thể làm
việc song song với nhau vì họ có cùng tầm nhìn và ngôn ngữ chung cho những gì họ
muốn đạt được.

Cách thức hoạt động của GD&T


Bản vẽ kỹ thuật cần hiển thị kích thước cho tất cả các tính năng của một chi tiết sản
phẩm. Bên cạnh kích thước, giá trị dung sai cần được chỉ định với giới hạn tối thiểu và
tối đa chấp nhận được. Dung sai là giá trị khác biệt giữa giới hạn tối thiểu và tối đa.

Ví dụ: nếu chúng ta có một cái bàn mà chúng ta sẽ chấp nhận chiều cao từ 750 mm
đến 780 mm, thì ta hiểu dung sai là 30 mm. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng dung sai chiều
cao, thì được hiểu chúng ta sẽ chấp nhận bàn này cao 750 mm và thêm cái bàn kia cao
780 mm. Khi ấy giữa hai bàn sẽ bị chênh lệch chiều cao 30 mm.

Vì vậy, để có một lô hàng sản phẩm thích hợp, chúng ta cần một biểu tượng truyền đạt
ý định thiết kế của một bề mặt trên cùng bằng phẳng. Do đó, chúng ta phải bổ sung
một dung sai độ phẳng khi ghép các bàn kế nhau, ngoài dung sai chiều cao tổng thể
của mổi bàn.

Tương tự, một hình trụ đạt dung sai đường kính vẫn có thể không vừa với lỗ của nó
nếu xi lanh bị uốn cong nhẹ trong quá trình sản xuất. Do đó, nó cũng cần một GD&T
độ thẳng (Hình A)

Hoặc một ống phải khớp liền mạch với một bề mặt phức tạp mà nó hàn vào để yêu
cầu kiểm soát cấu hình bề mặt (Hình B).
dung sai GD&T
Một bản vẽ kỹ thuật phải truyền tải chính xác thông tin về sản phẩm cần gia công một
cách dễ hiểu nhất. Và tránh thêm sự phức tạp hoặc các hạn chế không cần thiết. Các
hướng dẫn sau đây rất hữu ích để tham khảo:

 Sự rõ ràng của một bản vẽ là quan trọng nhất, thậm chí còn hơn cả độ chính
xác. Để cải thiện độ rõ ràng, hãy vẽ kích thước và dung sai bên ngoài ranh giới
của chi tiết và áp dụng các đường nét hợp lý. Sử dụng hướng đọc đồng nhất,
truyền đạt các kích thước chức năng theo nhóm.
 Luôn luôn thiết kế sao cho dễ đạt dung sai được nhất, để giảm chi phí.
 Sử dụng dung sai chung được xác định ở dưới cùng của bản vẽ cho tất cả các
kích thước của sản phẩm. Các dung sai cụ thể chặt hơn hoặc lỏng hơn được chỉ
định trong bản vẽ, còn lại là áp dụng dung sai chung.
 Ưu tiên các dung sai lắp ghép và mối liên hệ của chúng trước, sau đó chuyển
sang phần còn lại của sản phẩm.
 Bất cứ khi nào có thể, hãy dùng GD&T và các chuyên gia sản xuất sẽ hiểu.
Không mô tả các quy trình sản xuất trong bản vẽ kỹ thuật.
 Không chỉ định một góc 90 độ vì nó không chắn chắn.
 Kích thước và dung sai mặc định có giá trị trong môi trường 20°C, 101.3 kPa
(hoặc trừ khi có quy định khác)

Ký hiệu dung sai đo lường


GD&T dựa trên tính năng, với mỗi tính năng sẽ đạt được bởi một cách kiểm soát khác
nhau. Và chúng được phân thành năm nhóm kiểm soát:

Kiểm soát Hình Thể chỉ rõ các chức năng liên quan đến hình dạng, bao gồm:

 Độ thẳng được chia thành độ thẳng cạnh và độ thẳng trục.


 Độ phẳng có nghĩa là độ thẳng trong nhiều chiều, được đo giữa các điểm cao
nhất và thấp nhất trên một bề mặt.
 Độ tròn hoặc căng tròn có thể được mô tả là độ thẳng uốn thành hình tròn.
 Độ trụ về cơ bản là độ phẳng được uốn thành một cái trụ. Nó bao gồm độ
thẳng, độ tròn và độ côn, khiến cho việc kiểm tra tốn kém.

Kiểm soát Profile chỉ rõ vùng dung sai ba chiều xung quanh một bề mặt:

 Profile đường so sánh mặt cắt hai chiều với hình dạng lý tưởng. Vùng dung sai
được xác định bởi hai đường cong bù
 Profile mặt tạo ra thông qua hai bề mặt bù giữa. Đây là một điều khiển phức
tạp thường được đo bằng CMM

Kiểm soát Hướng liên quan đến các kích thước góc khác nhau, bao gồm:
 Độ dốc/góc là góc giữa hai mặt phẳng được xác định thông qua hai mặt phẳng
tham chiếu.
 Độ vuông góc có nghĩa là độ phẳng ở 90 độ so với datum. Nó chỉ định hai mặt
phẳng hoàn hảo mà mặt phẳng tính năng phải nằm ở giữa.
 Độ song song có nghĩa là hai độ thẳng ở một khoảng cách xác định. Tính song
song cho các trục có thể được xác định bằng cách xác định vùng dung sai hình
trụ bằng cách đặt ký hiệu đường kính trước giá trị dung sai.

Kiểm soát Vị Trí chỉ rõ cách xác định vị trí bằng kích thước tuyến tính:

 Dung sai vị trí là kiểm soát vị trí so với datum chuẩn được sử dụng nhiều nhất.
 Dung sai đồng tâm so sánh vị trí của tâm trục đối tượng với datum trục
 Dung sai đối xứng đảm bảo rằng các phần không phải là hình trụ trên một mặt
phẳng chuẩn. Đây là một điều khiển phức tạp thường được đo bằng CMM.

Kiểm soát Độ Đảo xác định số lượng mà một chức năng nào đó cụ thể có thể thay
đổi:

 Độ đảo hướng kính, chẳng hạn như các bộ phận gắn ổ bi. Trong quá trình kiểm
tra, bộ phận được quay trên trục chính để đo độ biến thiên hoặc ‘lắc lư xung
quanh trục quay.
 Độ đảo tổng cộng được đo trên nhiều điểm của một bề mặt. Điều này kiểm soát
độ thẳng, profile, độ dốc / góc,
Khung điều khiển tính năng
 

Khung điều khiển tính năng (Feature Control Frame – FCF) là một nhóm các ký hiệu
dung sai đo lường GD&T. Được thêm vào  bản vẽ để kiểm soát chất lượng.

Ô ngoài cùng bên trái chứa các dung sai hình học. Trong ví dụ trên, nó là một dung sai
vị trí. Ký hiệu đầu tiên trong ô thứ hai là ký hiệu kích thước. Trong ví dụ này, nó là
kích thước đường kính. Con số chỉ ra dung sai cho phép.
Bên cạnh ô dung sai, có các ô riêng chỉ rõ từng datum gốc mà kích thước ấy phải phụ
thuộc vào. Tại đây, vị trí sẽ được đo từ chuẩn B và C. Bên cạnh dung sai hoặc các
datum là một chữ cái nằm trong vòng tròn, là tính năng sửa đổi.

Các khả năng sau đây có thể xảy ra:

M có nghĩa là dung sai áp dụng trong điều kiện vật liệu tối đa (dung sai dương)

L có nghĩa là dung sai áp dụng trong điều kiện vật liệu tối thiểu (dung sai âm)

U có nghĩa là áp dụng dung sai âm dương, tức là đối với dung sai 1 mm, nó có thể là
âm 0,20 và dương 0,80.

P có nghĩa là dung sai được đo trong từ một khoảng cách xác định so với datum
chuẩn.

Nếu Không có ký hiệu nào thì thường là được hiểu là không có lưu ý gì về dung sai

Trong ví dụ này, nếu chi tiết không nằm trong vùng dung sai dương tối đa, thì dung
sai thêm sẽ tỷ lệ nghịch với độ lệch. Tức là, nếu kích thước chi tiết ở mức 90% của
dung sai dương tối đa, dung sai dương cho phép chỉ còn 10%.

Dung sai trong in 3D


Nhiều nhà thiết kế sản phẩm và kỹ sư sử dụng máy in 3D trong quá trình tạo mẫu và
phát triển sản phẩm để tạo ra các nguyên mẫu hiệu quả và các chi tiết tùy biến. Nếu
không, có thể phải đầu tư đáng kể vào máy móc công cụ.

Dung sai khi sản xuất bằng máy in 3D khác với sản xuất truyền thống. Vì in 3D là một
quy trình tự động duy nhất. Dung sai càng chặt chẽ thì càng phải nỗ lực nhiều hơn
trong giai đoạn thiết kế. Nhưng có thể mang lại tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí
trong tạo mẫu và sản xuất.

Nghiên cứu điển hình về GD&T


Hầu hết các công cụ CAD chuyên kỹ thuật cơ khí như: SolidWorks, Autodesk Fusion
360, AutoCAD, SolidEdge, FreeCAD, CATIA, NX, Creo và Inventor đều cung cấp
tích hợp GD&T khi tạo bản vẽ kỹ thuật. Tuy nhiên, các nhà thiết kế vẫn phải cài đặt
dung sai bằng tay. Bởi máy tính chưa hiểu những sai lệch có thể xảy ra trong quá trình
sản xuất. Trong nghiên cứu sau đây, chúng tôi đề cập một ví dụ về GD&T được sử
dụng trong SolidWorks.
Dự án cụ thể này, mục đích là sản xuất 50.000 nắp chai thông qua ép phun. Chúng tôi
muốn kiểm soát cảm giác lực mà từng cái nắp sẽ vặn vào miệng chai. Do đó đòi hỏi
thông số dung sai đo lường hợp lý. Chúng tôi muốn phòng tránh một số nắp chai có
đường kính ngoài lớn hơn chai. Trong khi một số khác nhỏ hơn và giữ lại các nắp chai
đáp ứng yêu cầu.

Phần ren chai có đường kính ngoài 36,95 +/- 0,010 mm. Điều đó có nghĩa là giới hạn
của đường kính trong của nắp là từ 36.985 đến 37.065 mm, với kích thước danh nghĩa
là 37.0 mm.

Nắp có hai lỗ để kết nối với một thanh trục như hình bên dưới. Điều này cho phép mở
chai bằng một tay trong khi nó treo bên dưới bề mặt của tủ lưu trữ. Thanh trục làm
bằng thép không gỉ có đường kính 4mm và dung sai 0,13mm. Để kết nối chịu lực vừa
đủ, chúng tôi chọn đường kính lỗ từ 3,99 đến 4,01 mm. Nó đáp ứng một lực phù hợp
cho tất cả các kích thước ty lắp. Vì là một dung sai chặt, nên chúng tôi quyết định chỉ
định lỗ ở 3,85 mm sau đó khoan nó đến chính xác 4,00 mm. Và kiểm soát độ đồng
tâm của hai lỗ.
--HẾT—

You might also like