You are on page 1of 6

Thước kẹp

Thước kẹp là gì?


Thước kẹp (hay còn gọi là thước cặp) là một dụng cụ đo đa năng dùng để
đo khoảng cách, kích thước bên trong, kích thước bên ngoài, độ sâu của các vật
dụng, thiết bị vật có hình hộp, hình trụ, hình trụ rỗng... Thước kẹp có tính đa
dụng, phạm vi đo rộng, tính chính xác cao, dễ sử dụng, giá thành lại rẻ nên nó
được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau như cơ khí, xây dựng, chế tạo
máy... 
Phân loại thước cặp
Thước cặp trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại, đáp ứng những nhu cầu sử
dụng khác nhau nên cũng có nhiều cách để phân loại chúng. 
Phân loại theo đặc điểm cấu tạo
Dựa vào đặc điểm cấu tạo, thước kẹp được phân chia thành các loại sau:
Thước cặp đồng hồ: Đo và hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ số.
Thước cặp cơ khí: Đo và hiển thị kết quả trên vạch cơ khí được khắc trên
thước.
Thước cặp điện tử: Hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ điện tử. Đây là loại
hiện đại nhất trong 3 kiểu thước kẹp hiện nay.
Phân loại theo tính chính xác
Nếu dựa theo tính chính xác của kết quả đo thì thước kẹp có thể phân loại thành
các loại sau:
Thước cặp 1/10 có nghĩa là đo được kết quả chính xác tới 0.1mm.
Thước cặp 1/20 đo kích thước chính xác tới 0.05mm.
Thước cặp 1/50 đo chính xác kết quả tới 0.02mm.
Phân loại theo khoảng đo
Ngoài hai cách phân loại trên là hai cách phổ biến nhất, chúng ta cũng có thể
phân loại thước cặp dựa theo giới hạn đó của nó. Giới hạn đo của thước có thể
là: 150mm, 200mm, 300mm, 500mm, 1000mm (1 mét)... Khoảng cách giữa
mỗi vạch bằng 1mm, để tiện cho công việc theo dõi kết quả.
Ngoài ra, tùy vào độ dài, cấu tạo và chất liệu làm nên thước kẹp mà nhiều khách
hàng cũng gọi tên thước kẹp với nhiều cái tên khác nhau như: Thước cặp cơ
200mm, thước kẹp nhựa, thước kẹp điện tử 150mm, thước kẹp 1 mét... 
Cấu tạo của thước cặp
Cấu tạo của thước kẹp gồm các bộ phận sau:
Mỏ đo trong.
Mỏ đo ngoài.
Vít giữ.
Bộ phận di động.
Thước phụ.
Thước chính.
Thân thước.
Thanh đo độ sâu.
Công dụng của thước cặp
Thước kẹp có thể dùng để đo kích thước ngoài cũng có thể đo được kích thước
của các chi tiết dạng lỗ vì vậy, công dụng của thước kẹp trong cuộc sống hiện
nay cực kì đa dạng:
Thước kẹp được sử dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp chế tạo máy, cơ
khí... bởi nó có khả năng đo chính xác các chi tiết máy, các chi tiết cơ khí:
Đường kính trong/ngoài của các loại ống thép, ống nhựa, ống PVC, thép tròn...
Ngoài ra, trong ngành thiết kế nội thất và xây dựng, thước kẹp cũng được dùng
để đo cả các chi tiết gỗ, phụ kiện, đồ dùng nội thất... nhằm đáp ứng yêu cầu thi
công đòi hỏi độ chính xác cao.
Hiện nay, thước kẹp đã có nhiều cải tiến mới, với sự ra đời của thước cặp điện
tử hiển thị ngay kết quả đo trên màn hình LCD giúp người sử dụng tiết kiệm
thời gian đọc kết quả cũng như cho kết quả chính xác một cách nhanh chóng
nhất qua đó đẩy nhanh được tiến độ công việc.
Hướng dẫn cách sử dụng thước kẹp
Với những bạn đọc chưa từng tiếp xúc với loại thước này, để có thể tự tin ngay
lần đầu sử dụng, hãy tham khảo ngay hướng dẫn cách đo thước kẹp và đọc các
chỉ số đơn giản mà chúng tôi giới thiệu dưới đây. Cần lưu ý rằng, trước khi tiến
hành đo, bạn cần làm sạch bề mặt của chi tiết cần đo, kiểm tra xem thước đã về
vạch 0 chính xác chưa, khi đo phải giữ cho hai mặt phẳng của thước song song
với kích thước cần đo. Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí đo thì vặn ốc
hãm để cố định hàm động với thân thước chính.
Đo kích thước ngoài
Bước 1: Nới lỏng vít kẹp rồi di chuyển mỏ cặp đo kích thước ngoài trên hàm di
động theo kích thước lớn hơn kích thước của chi tiết cần đo.
Bước 2: Áp mỏ cặp hàm cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, sau đó di
chuyển hàm  di động cho đến khi mỏ cặp đo kích thước ngoài hàm di động
chạm vào mặt chi tiết cần đo (Đảm bảo sự tiếp xúc của hàm cặp sao cho vuông
góc với kích thước cần đo).
Bước 3: Siết chặt vít kẹp lấy thước ra khỏi chi tiết và đọc kích thước.
Đo kích thước lỗ
Bước 1: Nới lỏng vít kẹp chặt, di chuyển mỏ cặp đo kích thước lỗ trên hàm di
động theo kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ của chi tiết cần đo.
Bước 2: Áp mỏ cặp hàm cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, sau đó di
chuyển hàm  di động cho đến khi mỏ cặp đo kích thước lỗ hàm di động chạm
vào mặt chi  tiết cần đo (Đảm bảo sự tiếp xúc của hàm cặp sao cho vuông góc
với kích  thước cần đo).
Bước 3: Siết chặt vít kẹp lấy thước ra khỏi chi tiết và đọc kích thước.
Cách đọc kết quả đo
Sau khi tiến hành đo, việc tiếp theo chúng ta phải làm tất nhiên là việc đọc kết
quả. Việc đọc kết quả trên thước kẹp tưởng như khá đơn giản nhưng lại làm
nhiều người lần đầu đo không khỏi lúng túng. 
Đối với thước kẹp điện tử, kết quả hiển thị trên màn hình nên bạn không cần
phải suy nghĩ cách đọc như thế nào.

Thước panme
Thước Panme là gì?
Thước Panme là loại thiết bị đo cơ khí có độ chính xác cao, thường được sử
dụng nhiều trong ngành cơ khí chế tạo. Nó bao gồm 3 loại chủ yếu là Panme đo
đường kính ngoài, đường kính trong của trục và độ sâu của khe.
Thước Panme là một thiết bị dùng để đo khoảng cách rất nhỏ. Nó có thể cho độ
chính xác đến 0,0005mm, con số gần như tuyệt đối này giúp Panme được ứng
dụng trong các ngành nghề cần sự chính xác cao như đo thông số kỹ thuật của
máy móc, chi tiết, nhôm kính hay dùng trong ngành công nghiệp nặng... Xuất
hiện thường xuyên trong đo lường, nghiên cứu về đo lường, Panme có nhiều lợi
thế hơn các loại dụng cụ đo lường khác như thước kẹp thông thường.

Panme thường sẽ dễ sử dụng và có cách đọc số không quá phức tạp so với các
thiết bị đo lường khác. Panme tùy theo công dụng và kích thước sẽ có nhiều loại
khác nhau nhưng chủ yếu thường được phân thành hai nhóm chính là: Panme
điện tử và Panme cơ khí. Và trong hai nhóm này sẽ có từng loại Panme khác
nhau tùy vào nhu cầu sử dụng của người dùng như Panme đo ngoài, Panme đo
trong, Panme đo độ sâu.
Thước Panme dùng để làm gì?

Panme thường được dùng để đo kích thước ngoài, kích thước trong, đo chiều
sâu của piton, kích thước của trục khuỷu, phanh đĩa, kích thước xi-lanh và độ
sâu của lỗ khoan….
Thước Panme có một số ứng dụng nổi bật hơn so với các thiết bị đo lường khác
như là: Có thể đo đối tượng có kích thước rất nhỏ nhưng có độ chính xác cao do
khi đo bằng Panme ta thấy thân Panme và chi tiết cùng nằm trên một đường
thẳng, vì chuyển động quay của Panme làm cho Panme tịnh tiến (gây ra sai số là
rất ít). Với thước cặp thông thường, giữa các chi tiết và thân của thước không
nằm trên cùng một đường thẳng, ta thấy nó có một khoảng cách nào đó và thước
cặp có khớp trượt (khớp tịnh tiến) nên khả năng gây ra sai số là lớn hơn (do bị
dơ, và khe hở này luôn tồn tại không khắc phục được) .Ngoài ra khi đo bằng
Panme, các chi tiết sẽ không bị tác dụng lực như thước cặp nên ít sai số. Vì vậy,
khi cần đo vật thể có chính xác cao thì nên sử dụng thước Panme để đo sẽ cho
kết quả chính xác hơn.
Cấu tạo của Panme
Thường thì mỗi loại Panme sẽ có cấu tạo trên một nền tảng cơ bản nhưng sẽ có
thay đổi theo công dụng đo lường của từng sản phẩm, ví dụ như Panme điện tử
có thể sẽ được trang bị thêm màn hình LCD để dễ dàng đọc được số đo, còn
Panme cơ sẽ đọc số đo trực tiếp trên thanh thước. Ngoài ra tùy vào loại Panme
mà sẽ có cấu tạo khác như thước Panme đo ngoài, Panme đo trong, Panme đo
độ sâu.
Tuy nhiên, dù là loại Panme nào thì cấu tạo cũng cần phải có đủ những bộ phận
cơ bản nhất là: 
Mỏ đo (anvil).
Đầu đo di động (spindle).
Vít hãm/ chốt khóa (lock).
Thân thước chính (sleeve).
Thân thước phụ (thimble).
Núm vặn/ tay xoay (ratchet knob).
Tay cầm (frame).
Thước Panme được hiệu chuẩn theo một trong hai hệ số đo quốc tế là inch hoặc
hệ mét.
Hướng dẫn sử dụng thước Panme, cách đo Panme
Trước khi đo
Trước khi bắt đầu tiến hành đo, bạn nhất định cần phải thực hiện những bước
kiểm tra dụng cụ cũng như bề mặt đo. Kiểm tra xem thước Panme có bị mòn
hay sứt mẻ gì không, nếu đầu đo bị mòn hay sứt mẻ thì kết quả đo sẽ không
chính xác, bạn nên đổi sang cái khác. Tiếp theo đó, chúng ta kiểm tra xem các
bộ phận có chuyển động trơn tru hay không, kiểm tra xem spin doll xem có
chuyển động trơn tru hay không. Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh bề mặt đo để
tránh trường hợp bị bụi bặm bám vào.
Kiểm tra điểm 0: Trước khi đo phải kiểm tra điểm 0, nếu điểm 0 bị lệch thì dù
có đo chính xác cũng không cho kết quả đo chính xác.
Đối với thước Panme từ 0 - 25mm: Ta cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo để
kiểm tra điểm 0.
Đối với thước Panme từ 25 - 50mm… thì ta dùng block gauge tương ứng để
kiểm tra điểm 0.
Khi tiến hành đo
Kiểm tra lại lần nữa xem thước có thực sự chính xác hay không.
Nới lỏng vít kẹp, vặn nút vặn để đầu đo di động theo kích thước lớn hơn kích
thước của chi tiết cần đo.
Áp đầu đo cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, sau đó vặn nút vặn để đầu đo
di động di chuyển đến khi đầu đo di động chạm vào mặt chi tiết cần đo (Đảm
bảo sự tiếp xúc của đầu đo sao cho vuông góc với kích thước cần đo, nếu đo
đường kính thì đầu đo phải nằm trên đường kính chi tiết).
Giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước vật cần đo.
Trường hợp phải lấy Panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm(cần hãm) để cố
định đầu đo động trước khi lấy Panme ra khỏi vật đo.
Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm” của kích
thước ở trên thước chính.
Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước
phụ (giá trị mỗi vạch là 0.01 mm).
Trong trường hợp khi đo, điểm 0 bị lệch, chúng ta cần tiến hành điều chỉnh lại
điểm 0 bởi nếu điểm 0 bị lệch sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo. Có hai trường hợp
điểm điểm 0 lệch lên trên hoặc xuống dưới, ta điều chỉnh như sau:
Trường hợp điểm 0 bị lệch lên trên
Cố định spin doll bằng chốt khóa.
Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch.
Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa.
Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu.
Trường hợp điểm 0 bị lệch xuống dưới
Cố định spin doll bằng chốt khóa.
Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch.
Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa.
Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu.
Cách đọc trị số đo trên thước Panme
Để đọc trị số đo trên thước Panme ta có công thức tính : L = A + B + C.
Trong đó: L: Kích thước chi tiết đo.
A là phần nguyên: Đọc từ vạch 0 trên thước chính đến vạch sát mép ống quay.
B là phần thập phân: Xem mép ống quay đã vượt qua vạch 0,5mm chưa.
C là phần trăm: Đọc vạch số mấy trên du xích trùng với vạch chuẩn rồi nhân với
0,01mm.

You might also like