You are on page 1of 25

CÔNG TY ...........................

🙥○🙧

BỘ TIÊU CHUẨN AN TOÀN VỆ


SINH LAO ĐỘNG

Phiên bản: 1
Ngày ban hành: 1/4/2020
Bộ phận ban hành EHS

Bình Dương, Tháng 4/2020


Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

MỤC LỤC
I. QUY ĐỊNH AN TOÀN LÀM VIỆC TRÊN CAO..................................................................................3
1. Định nghĩa:....................................................................................................................................3
2. Quy định an toàn đối với làm việc trên cao:..................................................................................3
2.1. Yêu cầu đối với người làm việc trên cao:..................................................................................3
3. Quy định an toàn đối với Giàn giáo:.............................................................................................5
3.1. Yêu cầu an toàn đối với người lắp dựng Giàn giáo:..............................................................5
3.2. Yêu cầu đối với giàn giáo:.....................................................................................................5
4. Quy định an toàn sử dụng Thang:.................................................................................................8
4.1 Thang chữ A...........................................................................................................................8
5. Quy định an toàn sử dụng xe nâng người chuyên dụng:.............................................................10
5.1. Yêu cầu an toàn cho người sử dụng xe nâng người:...............................................................10
5.2. Yêu cầu an toàn cho người sử dụng xe nâng người:...............................................................10
5.3. Yêu cầu an toàn khi làm việc trên xe nâng người:..................................................................10
II. QUY ĐỊNH AN TOÀN ĐIỆN..................................................................................................................12
1. Quy định an toàn đối với người làm với điện:.............................................................................12
2. Quy định an toàn đối với tủ điện:................................................................................................12
3. Quy định an toàn đối với CB (Circuit Breaker)..........................................................................13
4. Quy định an toàn đối với dây cáp/điện........................................................................................14
5. Quy định an toàn đối với ổ cắm – Phích cắm:.............................................................................16
III. QUY ĐỊNH AN TOÀN HÀN CẮT KIM LOẠI.....................................................................................17
1. Định nghĩa:..................................................................................................................................17
2. Quy định an toàn đối với người làm với công việc hàn – cắt:.....................................................17
3. Quy định an toàn đối với thiết bị hàn và khu vực hàn – cắt:.......................................................17
3.1 Quy định với khu vực Hàn cắt:............................................................................................17
3.2. Quy định an toàn trong hàn và cắt bằng khí:........................................................................18
3.3. Quy định an toàn trong hàn điện:..............................................................................................20
IV. QUY ĐỊNH AN TOÀN SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN CẦM TAY........................................................21
1. Nguyên tắc chung:.......................................................................................................................21
2. An toàn với một số máy cầm tay.................................................................................................22
2.1. Máy khoan..........................................................................................................................22
2.2. Máy mài, máy cắt:..............................................................................................................22
V. QUY ĐỊNH AN TOÀN SỬ DỤNG LOTO..............................................................................................23
1. Định nghĩa:.....................................................................................................................................23
2. Yêu cầu người sử dụng LOTO......................................................................................................24
3. Đặc điểm các nguồn năng lượng nguy hiểm:..............................................................................24
2
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

I. QUY ĐỊNH AN TOÀN LÀM VIỆC TRÊN CAO


1. Định nghĩa:
Làm việc trên cao: Nghĩa là vị trí đứng làm việc so với bất kỳ địa hình nào, kể cả trên mặt đất
hay ở địa hình thấp hơn mặt đất (ví dụ như làm việc dưới hầm ngầm) có độ cao từ 2m.
Giàn giáo: là một hệ thống kết cấu tạm thời đặt trên nền vững để tạo ra nơi làm việc cho công
nhân tại các vị trí cao hơn so với mặt đất hay mặt sàn cố định.
Lan can: là hệ thanh chắn được lắp dọc theo hoặc xung quanh sàn thao tác gồm có thanh trên
(tay vịn), thanh giữa và các trụ đỡ. Tay vịn lan can phải có chiều cao từ 0.9 đến 1.15m so với
mặt sàn thao tác.
Vách an toàn (vách chắn chân): là vách được lắp đặt xung quanh sàn thao tác để ngăn chân,
dụng cụ, vật liệu không rơi khỏi sàn thao tác. Chiều cao của vách an toàn không được <100 và
>300mm.
Thanh giằng: là bộ phận cố định cho một hệ giàn giáo hoặc để kết nối với các bộ phận khác.
Neo: là bộ phận liên kết giữa giàn giáo với công trình hoặc kết cấu để tăng cường ổn định hai
phương cho giàn giáo.
Nền đặt giàn giáo: là nền hoặc sàn phải vững của các tầng nhà hoặc công trình.
Sàn công tác: là sàn cho công nhân đứng để làm việc tại các vị trí yêu cầu, sàn công tác có thể
là các tấm gỗ đặc biệt hoặc mâm dàn giáo chế tạo sẵn bằng kim loại, đảm bảo chịu được tải
trọng tính toán, không trơn trượt. Khe hở giữa các ván và mâm sàn không được vượt quá
10mm.
Thang: Là một loại thiết bị chuyên dùng để leo trèo lên một vị trí trên cao hơn theo phương
thẳng đứng hoặc nghiêng.
2. Quy định an toàn đối với làm việc trên cao:
2.1. Yêu cầu đối với người làm việc trên cao:
a. Người làm việc trên cao phải đủ các điều kiện sau:
 Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe do cơ quan y tế cấp định kỳ 1 năm /1lần.
 Có giấy chứng nhận/Thẻ an toàn lao động phù hợp với công việc.
b. Trước khi làm việc trên cao, người làm việc phải có "EHSF0010 Giấy phép làm việc
trên cao”:
 Giám sát TTI: có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra các điều kiện làm việc an toàn,
kiểm soát việc đệ trình giấy phép làm việc đúng quy định.
 Giám sát an toàn TTI: có trách nhiệm xem xét các điều kiện an toàn trên có phù hợp
với các quy định an toàn liên quan hay không và phê duyệt giấy phép.

3
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

c. Khi làm việc trên cao, phải luôn đeo dây an toàn (loại dây đai an toàn toàn thân 02 móc)
và móc vào vị trí chắc chắn (dây cứu sinh, lan can,…).
d. Không được làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng. Phải luôn đảm bảo và duy trì nguồn
sáng tại khu vực làm việc, tập trung cao độ từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc công việc.
e. Nếu có làm việc với thiết bị điện, phải tuân thủ theo quy định sử dụng điện.
f. Khi di chuyển dàn giáo/sàn thao tác tuyệt đối phải đảm bảo không có người ở trên, dụng
cụ, vật liệu phải được cột chắc chắn.
g. Không được quăng ném đồ vật từ dưới lên hay từ trên xuống, phải sử dụng dây để kéo lấy
vật.
h. Làm việc trên mái nhà:
 Xác nhận rõ ràng với quản lý/giám sát bộ phận lối di chuyển lên vị trí sẽ làm việc.
 Làm bản vẽ thể thiện rõ lối đi an toàn, khu vực làm việc, vị trí làm việc.
 Có phương án chống té ngã như lắp dây cứu sinh (life line) để làm nơi móc dây đai an
toàn, lưới hứng vật rơi (safety net) và các phương án cứu hộ khác.
 Nếu mái dốc có độ nghiêng trên 10° hoặc có độ cao trên 2 mét và dễ trơn trượt cần
phải có bảo vệ rìa mái.
 Sử dụng các tấm lót cứng tại các vị trí có khả năng gây thủng mái như mái giòn,
thiết bị thi công nặng, xã định chịu tải/ 1m vuông của mái.
 Thực hiện TBM trước khi làm việc, đảm bảo các thành viên trong nhóm phải hiểu rõ
được công việc của mình, lối di chuyển an toàn và các biện pháp đảm bảo an toàn
khác.
 Khi có nhiều mây đen hoặc mưa, công việc phải dừng lại, tất cả mọi người phải di
chuyển vào nơi an toàn.
 Sau khi làm việc xong hoặc hết ca làm việc, người quản lý/giám sát phải kiểm tra lại
khu vực làm việc, vật tư thiết bị đã được đưa xuống hoặc cột chặt tránh để bị gió

4
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

bay.

5
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

3. Quy định an toàn đối với Giàn giáo:


3.1. Yêu cầu an toàn đối với người lắp dựng Giàn giáo:
Có chứng chỉ lắp đặt giàn giáo đối với giàn giáo thanh ống thép.
3.2. Yêu cầu đối với giàn giáo:
a. Tất cả các loại giàn giáo phục vụ thi công – được sản xuất có nguồn gốc và có giấy đăng
ký kiểm định của cơ quan chức năng có thẩm quyền (Áp dụng đối với dự án có yêu cầu
đấu thầu).
b. Không cho phép sử dụng các loại giàn giáo tự chế hay thay đổi kết cấu ban đầu của
giàn giáo.
c. Các chi tiết giàn giáo (thang, mâm, bánh xe, chéo…) khi mang vào làm việc cho TTI phải
được giám sát TTI kết hợp với nhân viên an toàn TTI kiểm tra, xác nhận cho phép sử dụng,
loại bỏ ngày các chi tiết không đạt ( hư hỏng, gãy nứt, gỉ sét….)
d. Giàn giáo từ tầng thứ 2 (hình 1 & 2) trở lên phải có Thang lên xuống.
e. Đối với giàn giáo 04 tầng (hình 4) trở lên phải lắp thêm tầng giàn giáo phụ ở 4 mặt- số
tầng giàn giáo phụ bằng số tầng giàn giáo chính trừ đi 3 (Tỷ lệ 1:4 theo TCXDVN
296:2004). Với giàn giáo dùng thi công ngoài trời, tỷ lệ này dùng cho loại cố định là 3,5:1
và cho loại di động tối đa là 3:1.
f. Sau khi lắp đặt giàn giáo, đại diện TTI giám sát nhà thầu và EHS tiến hành kiểm tra,
xác nhận cho phép sử dụng trước khi công nhân lên làm việc.
g. Không được tự ý sửa chữa, thay thế các chi tiết đã hỏng hóc của giàn giáo so với khi được
xác nhận cho phép làm việc, Những thay đổi trong quá trình sử dụng phải được báo cáo,
thảo luận và được phép của đại diện TTI giám sát nhà thầu.
h. Bánh xe sử dụng cho giàn giáo di động có đường kính tối thiểu 150mm (hình 2).
Hình ảnh Dàn giáo theo tiêu chuẩn TCXDVN 296:2004:

6
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

Hình 1: Dàn giáo khung

Hình 2: Giàn giáo di động đẩy tay - khung ống thép chế tạo sẵn

7
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

Hình 3: Giàn giáo thanh thép ống và bộ nối

Hình 4: Giàn giáo di động đẩy tay khung ống thép chế tạo sẵn theo tỷ lệ 4:1

8
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

4. Quy định an toàn sử dụng Thang:


4.1 Thang chữ A:

Xác nhận khóa


chặn cố định độ
mở của thang

Xác nhận đã lắp


bộ phận chống
trượt cho thang

Xác nhận bề mặt dựng


thang có tốt không

a. Chỉ cho phép 01 người được làm việc trên thang A.


b. Khi làm việc trên thang mà vị trí đứng từ 02m trở lên phải đeo dây đai an toàn móc vào vị
trí chắc chắn, nếu không có vị trí chắc chắn phải lắp đặt dây cứu sinh để móc dây.
c. Chân thang phải được bảo vệ chống trượt như đế cao su hoặc nhựa dẻo.
d. Không được sử dụng thang trên dàn giáo hay thiết bị nâng để tăng chiều cao làm việc, chỉ
được đặt trên các sàn thao tác cố định.
e. Nghiêm cấm hành vi đứng trên đỉnh thang, không được đứng trên hai (02) bậc thang trên
cùng của thang gấp – thang chữ A.
f. Khi vị trí đứng làm việc từ 2m so với mặt đất, sàn, nền...áp dụng với quy định làm việc
trên cao.
g. Không được sử dụng thang bị móp méo, biến dạng, hư hỏng...
h. Đảm bảo duy trì 3 điểm tiếp xúc.
i. Không sử dụng thang gấp – thang chữ A – như thang thẳng vì thang rất dễ gãy ngay điểm
giữa của thang.
j. Phải luôn có người giữ chân thang trong suốt quá trình sử dụng để tránh thang ngã đổ trong
quá trình sử dụng.

9
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

4.2 Xe thang di động:

a. Chỉ được sử dụng xe thang di động đã được giám sát nhà thầu của TTI và giám sát an toàn TTI
kiểm tra, xác nhận cho phép làm việc.
b. Khi đưa xe thang đến vị trí làm việc phải khóa các bánh xe, khóa các loại khóa hãm khác
giúp xe thang ổn định.
c. Khi sử dụng thang làm bằng nhôm hay vật liệu dẫn điện gần đường dây mang điện phải tuân
thủ biện pháp an toàn điện, quan sát đường dây điện phía trên trước khi có phương án lắp đặt
thang.
d. Không cầm, nắm giữ vật trong tay khi leo lên hay xuống thang: Đồ nghề, dụng cụ và vật tư
phải đặt trong túi đựng và được kéo lên hay hạ xuống bằng dây thừng.
e. Chỉ đứng trong sàn công tác để làm việc, cấm được đứng lên lan can, trườn người ra khỏi lan
can, khóa cửa sàn thao tác.
f. Tổng tải trọng người và hàng đặt trên xe thang không vượt quá tải trọng chịu đựng được của
xe thang: người sử dụng cung cấp thông tin tải trọng thang.
g. Khi vị trí đứng làm việc từ 2m so với mặt đất, sàn, nền...áp dụng với quy định làm việc
trên cao.
h. Nghiêm cấm di chuyển xe thang khi vẫn còn người và hàng hóa ở phía trên.

10
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

5. Quy định an toàn sử dụng xe nâng người chuyên dụng:

5.1. Yêu cầu an toàn cho người sử dụng xe nâng người:


Người vận hành xe nâng phải đủ các điều kiện sau:

 Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp định kỳ 6
tháng /1lần.
 Có giấy chứng nhận/Thẻ an toàn lao động phù hợp với công việc.
 Có bằng cấp/chứng chỉ vận hành xe nâng người.
 Có giấy giao nhiệm vụ vận hành xe nâng người.
 Được đào tạo, hướng dẫn và cấp thẻ nhận dạng cho người vận hành xe nâng.
- Người làm việc trên cao cùng người vận hành xe nâng:
 Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp định kỳ 1
năm /1lần.
 Có giấy chứng nhận/Thẻ an toàn lao động phù hợp với công việc.
5.2. Yêu cầu an toàn cho người sử dụng xe nâng người:
Đối với xe nâng người:
 Phải có Biên bản kiểm định, phiếu kiểm định.
 Hồ sơ lý lịch xe.
 Có đầy đủ thông tin trên xe như nhà sản xuất, năm sản xuất, số seri nhằm kiểm tra đối
chiếu xe với các loại giấy tờ khác.
 Tình trạng xe nâng phải còn trong điều kiện hoạt động tốt, các hạng mục như đèn
cảnh báo, còi…phải còn đầy đủ và sử dụng được.
 Trên sàn thao tác của xe phải có công tắc hành trình (position switch)/cảm biến
(sensor) để khống chế hành trình trên cao, tránh người và lan can xe nâng va chạm với
thiết bị trên cao khi nâng xe lên cao (tùy vào mức độ công việc sẽ yêu cầu buộc thực hiện).
5.3. Yêu cầu an toàn khi làm việc trên xe nâng người:
11
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

a. Chỉ những người có thẻ nhận dạng vận hành xe nâng mới được phép điều khiển xe.
b. Kiểm tra tình trạng xe nâng trước khi vận hành xe: các dấu hiệu của việc hỏng hóc, nhớt
động cơ, mức dầu và mức nhớt thuỷ lực, các van khoá đường ống, các hệ thống dây
điện.
c. Tuân thủ bộ quy tắc vận hành an toàn đi theo xe: Tùy mỗi loại xe sẽ có hướng dẫn cụ thể.
d. Không vận hành xe trong điều kiện thiếu an toàn : Bề mặt bên dưới bị nghiêng, dốc lớn.
Thời tiết có sấm sét, gió lốc, mưa lớn gây cản trở tầm nhìn.

e. Sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ lao động (PPEs) theo quy định của TTI: Giày bảo hộ
lao động, Nón bảo hộ, Dây đai an toàn toàn thân 02 móc, quần áo gọn gàng.
f. Tổng tải trọng người và thiết bị trên sàn xe nâng không vượt quá tải trọng cho phép của
xe nâng.
g. Không được di chuyển xe nâng khi sàn làm việc của xe vẫn còn ở trên cao.
h. Không trườn người ra khỏi sàn làm việc của xe.

i. Luôn có nhân viên cảnh giới và có dấu hiệu cảnh báo xung quanh khu vực xe nâng làm
việc. Xác nhận rõ ràng tín hiệu giữa người vận hành và nhân viên cảnh giới để tránh xảy
ra va chạm với người, thiết bị, kết cấu xung quanh.

12
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

j. Sau khi sử dụng xe hoặc hết ca làm việc, phải hạ sàn làm việc của xe nâng xuống và
di chuyển về nơi lưu giữ theo quy định.
II. QUY ĐỊNH AN TOÀN ĐIỆN
1. Quy định an toàn đối với người làm với điện:
a. Trong độ tuổi lao động qui định của nhà nước.
b. Đã qua kiểm tra sức khỏe bởi cơ quan y tế.
c. Được đào tạo chuyên môn và có chứng chỉ về điện, được huấn luyện ATLĐ và được cấp
thẻ an toàn
d. Người thợ hàn, cắt phải sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân gồm:
giày bảo hộ, mắt kính hàn, dây đai an toàn (khi làm việc trên cao hoặc ở chỗ chênh vênh).
2. Quy định an toàn đối với tủ điện:

a. Việc lựa chọn tủ điện phải căn cứ vào mục đích sử dụng: Vị trí đặt, dựa trên công suất tải
và dự phòng cho tương lai.
b. Đối với tủ đặt trong nhà phải đạt tiêu chuẩn IP32 (ngăn ngừa toàn bộ vật thể rắn
D>2.5mm và giọt nước nhỏ giọt thẳng đứng.
c. Đối với tủ đặt ngoài trời phải có mái che và đạt tiêu chuẩn IP32 (ngăn ngừa toàn bộ vật thể
rắn D>2.5mm và giọt nước nhỏ giọt thẳng đứng).
d. Đối với tủ kim loại phải có dây tiếp địa.
e. Có bản vẽ kỹ thuật thể hiện sơ đồ dây của tủ điện.

13
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

f. Có đầy đủ Tagname cho các dây trong tủ, các CB để nhận biết khi thao tác, Tagname
phải làm bằng tiếng việt hoặc song ngữ Việt-Anh.
g. Trang bị ELCB/RCCB cho các tủ điện: Tủ chính là loại ELCB/RCCB có dòng trip từ
100mA-500mA, đối với tủ nhánh cung cấp điện trực tiếp cho máy móc thiết bị thì trang bị
ELCB/RCCB có dòng trip từ 15mA-30mA.
Tủ điện tạm chuẩn được thiết kế cho thi công:

3. Quy định an toàn đối với CB (CIRCUIT BREAKER):

14
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

a. Việc lựa chọn CB phải được bộ phận kỹ thuật tính toán tải đảm bảo CB phù hợp với tải,
phụ tải lên CB được tính thêm 1.25 tải chính.
b. Mức điện áp của CB phải bằng hoặc nhỏ hơn mức điện áp chịu được của dây dẫn (tuân
theo bảng hướng dẫn bên dưới về kích cỡ dây và mức điện áp), đảm bảo CB sẽ hoạt động
(trip) khi quá áp hoặc quá dòng, không gây cháy dây diện.

4. Quy định an toàn đối với dây cáp/điện.

a. Quy ước màu dây (TCVN 9207-2012):


Pha A: Màu vàng
Pha B: Màu xanh lá
Pha C: Màu đỏ.
Trung tính: Trắng hoặc Đen.
Dây PE: Xanh lục sọc vàng.
b. Quy chuẩn đi dây:
 Dây cáp/điện phải đi trong máng điện, trên thang cáp, ống ruột gà chuyên dụng hoặc ống
tráng kẽm.
 Dây cáp/điện luôn phải treo cao trên 2m hoặc chôn xuống đất, tuyệt đối không để trên
mặt đất, sàn.
 Dây cáp/điện cần được quấn hoặc sắp xếp gọn gàng, không để lộn xộn.

15
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

 Đối với dây cáp/điện cấp nguồn cho máy, thiết bị: Việc đấu nối dây phải đảm bảo
cách điện tại nơi nối, bắt buộc sử dụng đầu Cos để đấu nối dây kể cả dây tiếp địa.
Sau khi đã đấu nối dây với CB, thiết bị…phải sử dụng bút đánh dấu chuyên dụng (Colour
Marker Pen) để tránh dấu nhằm mục đích kiểm tra, theo dõi độ chắc chắn của điểm đấu nối
xem có bị lỏng, hở có thể gây ra hiện tượng tia lửa điện (nẹt lửa) gây cháy nổ trong quá
trình sử dụng.

Nghiêm cấm sử dụng bao nilon không đạt tiêu chuẩn cách điện để quấn/chụp nhằm mục
đích cách điện tại vị trí nối dây (với CB, thiết bị…), sử dụng mũ chụp đầu Cos để cách
điện.

 Đối với dây cáp/điện cho thi công: Tuyệt đối không được đấu nối trên dây nguồn, phải sử
dụng ổ cắm và phích cắm công nghiệp đạt chuẩn IP 44 (tối thiểu), IP67 (tối đa) để kết
nối với nhau.
c. Quy chuẩn chọn dây cáp (Cable) động lực:
- Việc lựa chọn loại cáp hoặc thương hiệu được bộ phận kỹ thuật tính toán tải cần cấp
và tuân theo quy chuẩn Việt Nam.
- Dây cáp phải có 2 lớp vỏ cách điện PE/PVC/XLPE tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
- Tiết diện dây phải phù hợp với tải sử dụng (được tính toán bởi bộ phận kỹ thuật và tham
khảo Catolog của nhà sản xuất).

16
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

- Bắt buộc phải có dây tiếp địa: điện trở nối đất < 1 Ohm, một đầu được nối vào tải (motor,
thiết bị…) đầu còn lại được nối vào hệ thống tiếp địa chung của công ty.
d. Quy chuẩn chọn dây điều khiển:
- Tiết diện dây phải lớn hợn so với tải 1.25 (được tính toán bởi bộ phận kỹ thuật).
e. Quy chuẩn chọn dây PE (TCVN 9207-2012):

5. Quy định an toàn đối với ổ cắm – Phích cắm:

17
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

a. Bắt buộc phải dùng loại ổ cắm 3 chấu (có dây tiếp địa).
b. Ổ cắm dùng ngoài trời phải có nắp che, đảm bảo nước không văng bắn vào.
c. Dây điện cấp cho ổ cắm phải đi trong các loại ống, không được để trần.
d. Phíc cắm và dây nguồn phải là loại 3 chấu (có dây tiếp địa), không được bỏ, bẻ chấu tiếp
địa khi sử dụng. Trong trường hợp thiết bị phải được tiếp địa an toàn mà do nhà chế tạo của
nhà sản xuất không thể nối 3 chấu thì phải kéo dây tiếp địa riêng.
III. QUY ĐỊNH AN TOÀN HÀN CẮT KIM LOẠI
1. Định nghĩa:
a. Hàn cắt: Công việc hàn và cắt. Bất kỳ hoạt động nào (như sử dụng ôxy-axêtylen, mài, đuốc,
hồ quang điện, hàn hơi …) có thể tạo ra nguồn tia lửa.
b. Người giám sát/ người trông lửa: Người chia sẻ trách nhiệm về an toàn cháy với thợ hàn
2. Quy định an toàn đối với người làm với công việc hàn – cắt:
a. Trong độ tuổi lao động qui định của nhà nước.
b. Đã qua kiểm tra sức khỏe bởi cơ quan y tế.
c. Được đào tạo chuyên môn và có chứng chỉ kèm theo (Máy hàn điện, hàn hơi), được
huấn luyện ATLĐ và được cấp thẻ an toàn
d. Người thợ hàn, cắt phải sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân gồm:
giày bảo hộ, mắt kính hàn, dây đai an toàn (khi làm việc trên cao hoặc ở chỗ chênh vênh).
e. Được cấp giấy phép làm việc “EHSF0011 Giấy phép phát sinh nhiệt”
f. Sắp xếp gọn gàng nơi làm việc: chuẩn bị đầy đủ bình cứu hỏa
3. Quy định an toàn đối với thiết bị hàn và khu vực hàn – cắt:

3.1 Quy định với khu vực Hàn cắt:

18
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

Khu vực thi công hàn cắt kim loại


a. Phải có người giám sát/người trông lửa tại vị trí hàn cắt.
b. Không được hút thuốc tại khu vực hàn – cắt.
c. Không được sửa chữa mỏ hàn, mỏ cắt, van chai chứa khí cũng như những thiết bị khác ở
khu vực đang hàn.
d. Khu vực hàn cắt phải được cách ly, bao che bằng vật liệu chống cháy và có biện pháp thông
gió. Trang bị bình chữa cháy tại khu vực hàn cắt (có ít nhất 2 bình chữa cháy loại 4 - 8kg tại
khu vực hàn cắt). Loại bỏ các vật liệu dễ cháy tại khu vực làm việc.
e. Bạt chống cháy phải có chứng nhận khả năng chống cháy (đối với hàn hồ quang phải
chịu được nhiệt độ > 10000C).

Che chắn xung quanh khu vực hàn cắt

3.2. Quy định an toàn trong hàn và cắt bằng khí:


3.2.1 Các quy định về an toàn trong bảo quản, vận chuyển:
a. Chỉ sử dụng các chai còn trong hạn sử dụng và hạn kiểm định.
b. Sử dụng các phương tiện vận chuyển chuyên dùng (xe chở chai v.v.) để vận chuyển chai.
Trong trường hợp không thể sử dung xe vận chuyển có thể lăn chai ở trạng thái nghiêng
nhưng không được kéo lê, lăn chai đặt nằm.

Vận chuyển chai khí


19
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

c. Chai phải được bảo vệ để tránh bị cắt, va đập. Không được để chai bị rơi hay va đập vào
nhau. Không dùng chai làm con lăn, giá đỡ.
d. Chai phải có dấu hiệu nhận biết rõ ràng để nhận biết loại khí và loại còn khí hoặc hết khí.
Khi có nghi ngờ về thành phần khí, phải trả lại chai không được sử dụng.
e. Khu vực bảo quản chai phải đảm bảo thông gió tốt và được cố định các chai chống ngã đổ.
Không chứa chai oxy gần chai chứa khí cháy hoặc chất các chất oxy hoá.
f. Không đặt chai gần nguồn nhiệt hay chạm vào dây điện.

Khu vực lưu trữ chai khí


3.2.2 Quy định an toàn khi sử dụng chai chứa khí:

a. Các chai, Axetylen (C2H2) phải đặt ở vị trí đứng và được cố định chắc chắn.
b. Không được dùng búa hoặc các dụng cụ phát ra tia lửa điện để gõ vào bình chứa khí. Nếu
không mở được phải trả về nhà cung cấp.
c. Các chai chứa khí có áp suất làm việc cao hơn 0.7 bar phải được kiểm định bởi cơ quan có
thẩm quyền và dán tem theo quy định.
d. Thiết bị ngăn lửa tạt lại (van chống cháy ngược) phải được lắp trên van điều chỉnh.
e. Van 1 chiều phải được lắp ở đầu ống dẫn, phía có ngọn lửa.
f. Áp kế và van giảm áp phải phù hợp với loại khí và áp suất khí bên trong chai. Không được
phép tự sửa chữa chai, van giảm áp.
g. Không cho phép tia lửa, kim loại nóng chảy, dây điện, khí nóng hay ngọn lửa tiếp xúc với
chai. Khoảng cách tối thiểu từ các nguồn này tới chai chứa khí nén tối thiểu là 5m.
h. Khoảng cách từ bình axetylen đến mỏ hàn, mỏ cắt không nhỏ hơn 10 m.

20
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

i. Không được hàn khi bộ giảm áp đã chờn ren hoặc không có bộ giảm áp. Chìa khoa giảm áp
phải được thợ chính giữ.
j. Phải dùng chìa khoa chuyên dụng để mở chai axetylen và phải được thường xuyên treo ở
cổ chai.
k. Không được để dầu mỡ dính vào chai oxy
l. Chỉ mở không quá 1,5 vòng đối với van chai C2H2
m. Ngưng sử dụng, khóa ngay van chai, đưa chai ra vị trí thoáng gió, xa nguồn nhiệt và tia
lửa, đặt biển báo và thông báo cho người cung cấp chai khi phát hiện rò rỉ.
3.2.3 Quy định an toàn trong quá trình hàn cắt bằng khí:
a. Không dùng ống mềm quá dài (không quá 20m), tránh để ống bị xoắn. Ống phải được bảo vệ
không để xe hay các vật khác cán qua.
b. Không dùng khí ôxy trong chai để thổi bụi trên quần áo, dụng cụ, đùa giỡn khi đang làm việc.
c. Không quàng ống dẫn khí vào người, vắt vai hay kẹp dưới chân.
d. Không mang mỏ hàn đang cháy đi khỏi nơi làm việc, leo cầu thang.
e. Xử lý ngay các vị trí xì hở, các đầu nối ống bị hở phải cắt hay thay mới, không được phép
băng bó hoặc báo cáo giám sát.
f. Định kỳ kiểm tra ống mềm. Kiểm tra độ kín bằng cách nạp khí trơ vào ống đến áp suất làm
việc rồi nhúng vào nước
g. Ống mềm phải được bảo vệ tránh tia lửa hàn, xỉ hàn và dầu mỡ. Khi không sử dụng phải bảo
quản cẩn thận.
h. Khi mồi lửa, trước hết phải mở van oxy, sau đó mới mở van khí cháy. Nếu mở van khí cháy
trước, nếu áp lực oxy không đủ có thể gây ra cháy ngược
i. Không được phép để mỏ hàn, mỏ cắt quá nóng có thể gây hiện tượng cháy ngược.
j. Khi ngưng cắt/hàn trong thời gian ngắn có thể khóa van trên mỏ cắt/hàn, không cần khóa van
giảm áp và van chai.
k. Khóa van trên mỏ cắt/ hàn, van giảm áp và van chai nều ngưng/hàn cắt trong thời gian dài.

3.3. Quy định an toàn trong hàn điện:


a. Phần kim loại của thiết bị hàn điện cũng như các kết cấu và sản phầm hàn (vỏ máy hàn xoay
chiều, máy hàn một chiều...) phải được nối đất hoặc nối không.
b. Khi di chuyển hoặc đặt các dây điện hàn không để va chạm làm hỏng vỏ cách điện. Không để
cáp điện tiếp xúc với nước, dầu, cáp thép, đường ống nóng.
c. Khoảng cách từ các đường đây điện hàn đến các đường ống nóng, các chai oxy, các thiết bị chứa
khí axêtylen hoặc các thiết bị chứa khí cháy khác không được nhỏ hơn 5 m
d. Chiều dài dây dẫn từ nguồn điện đến máy hàn không được dài quá 15m.

21
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

e. Khi hàn trong các phòng có nguy cơ cháy nổ thì dây dẫn về phải được cách điện như dây chính.
f. Chuôi kìm hàn phải làm bằng vật liệu cách điện, cách nhiệt tốt. Kìm hàn phải kẹp chắc que hàn.
Sử dụng kìm hàn phụ hợp với cường độ dòng điện.
g. Điện áp ở các kẹp của máy hàn một chiều, máy hàn xoay chiều trong lúc phát hồ quang không
được vượt quá 110V đối với máy điện một chiều và 70V đối với máy biến áp xoay chiều.
h. Các máy hàn tiếp xúc cố định phải dùng loại biến áp l pha và đấu với lưới điện xoay chiều có tần
số 50HZ và điện áp không được lớn hơn 50V. Điện áp không tải không vượt quá 36V.
i. Công nhân hàn phải có trách nhiệm theo dõi tình trạng hoạt động của máy hàn trong quá trình
làm việc. Khi có sự cố hỏng hóc phải báo ngay cho thợ điện sửa chữa.
j. Chỉ có thợ điện mới được nối điện từ lưới điện vào máy hàn hoặc tháo lắp sửa chữa máy hàn.
Cấm nối và tháo dây ở đầu ra của máy hàn khi còn có điện.
k. Khi hàn trong các thùng kín bằng kim loại thì máy hàn phải để ngoài, thợ hàn phải được trang bị
mũ cao su, giầy hoặc thảm cách điện và găng tay cao su.
l. Thợ hàn điện khi làm việc ở trên cao phải được trang bị túi để đựng dụng cụ, que hàn và các
mẩu que hàn thừa.
m. Chỉ được tiến hành làm sạch các điện cực trên các máy hàn sau khi đã cắt điện.
IV. QUY ĐỊNH AN TOÀN SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN CẦM TAY
1. Nguyên tắc chung:
a. Chỉ được sử dụng nguồn điện đã được kiểm tra và cho phép bởi bộ phận điện.
b. Nguồn điện phải có công tắc chống rò điện (ELCB, RCCB); Giá trị dòng rò tối đa cho công tác
chống rò điện là 30mA.
c. Không được sử dụng nguồn điện không có công tác chống rò hay có nhưng không đạt yêu cầu.
d. Dây điện sử dụng bắt buộc là dây điện có 02 lớp vỏ cách điện.
e. Có biện pháp bảo vệ chống trầy xước, gây hư hỏng cho dây điện.
f. Phích cắm, ổ cắm phải là loại 3 cực, bảo vệ va chạm hay tác động từ yếu tố bên ngoài.
n. Các thiết bị như cầu dao, cầu chì phải đặt ở vị trí cách mặt đất tối thiểu là 0.8-1.2 m và phải có
đầy đủ hộp che chắn bảo vệ. Các vật liệu dễ cháy phải để cách ổ cắm điện tối thiểu 0.5 m
g. Tắt tất cả các thiết bị sử dụng điện sau khi làm việc
h. Thông báo tới giám sát nếu nơi làm việc hệ thống điện không an toàn.
o. Máy móc, thiết bị, dụng cụ của nhà thầu thuê ngoài phải khai báo và được kiểm tra an toàn, xác
nhận và cho phép bởi giám sát TTI trước khi sử dụng.

22
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

Ví dụ:

2. An toàn với một số máy cầm tay


2.1. Máy khoan:
- Mang kiếng bảo hộ
- Không sử dụng găng tay.
- Kiểm tra mũi khoan đã lắp cố định chưa.
- Không thổi bằng miệng, không dùng tay để gạt mùn.
- Khi khoan tấm móng nên lót ván gỗ.
- Khi khoan tường hay trần nhà cần xác định rõ vị trí dây điện ngầm

2.2. Máy mài, máy cắt:


- Sử dụng kính bảo hộ khi vận hành máy.
- Máy phải có bộ phận che chắn.
- Duy trì khoản cách giữa đĩa mài và giá đỡ (vật tỳ) 3mm.
- Đứng về một phía khi vận hành máy, tránh đứng trực diện (cùng mặt
- phẳng) với đĩa mài, đĩa cắt, để đề phòng sự cố xảy ra khi vỡ đĩa đá, vỡ
- mật mài (mảnh vụn bắn ra…).

23
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

- Khi thay đĩa mài, đĩa cắt nhất thiết phải để máy chạy thử khoảng 01 phút đến 03 phút.
- Không dùng đĩa mài, đĩa cắt khi có tiếng kêu lạ hoặc có vết nứt.
- Khi mài phải để vật mài tiếp xúc từ từ với đĩa mài (tránh để xảy ra va đập mạnh).
- Mặt bích hai bên phải có đường kính mài bằng nhau và bằng tối thiểu 1/3 đường kình của đĩa
mài.
 Lưu ý: Đề phòng:
- Không vận hành hoặc sờ mó các thiết bị khi tay ướt.
- Phải có phích cắm điện cho các máy móc và thiết bị cầm tay (H.11).
- Các công tắc, cầu dao phải có nắp đậy.
- Không phun hoặc để rơi các chất lỏng lên thiết bị điện như công tắc, mô tơ, tủ, hộp phân phối
điện.

V. QUY ĐỊNH AN TOÀN SỬ DỤNG LOTO:


1. Định nghĩa:
Lock-out (LO) : Là hình thức dùng dụng cụ khóa chuyên biệt nhằm mục đích cố định trạng thái
hiện tại đóng mở công tắc nguồn của máy móc

24
Bộ tiêu chuẩn AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

Tag-out (TO) : Là hình thức treo, móc thẻ nguy hiểm/ cảnh báo / thông tin tại nơi đang tiến hành
hoạt động sửa chữa/ bảo trì

2. Yêu cầu người sử dụng LOTO:


p. Cá nhân (nhà thầu) phát sinh công việc có tiếp xúc với các nguồn năng lượng nguy hiểm
cần thực hiện đầy đủ yêu cầu trong giấy phép khóa LOTO và được cấp phép bởi TTIVN
q. Nhà thầu có trách nhiệm tự trang bị công cụ khóa LOTO phù hợp với tính chất công việc
từng dự án.

3. Đặc điểm các nguồn năng lượng nguy hiểm:


+ Điện áp > 24V và dòng điện >= 24 mA
+ Nguồn năng lượng nhiệt bao gồm nhiệt nóng >= 900C (hơi nóng, lửa, khí,..) và nhiệt lạnh <=
0C (khí hóa lỏng,…)
+ Hóa chất bao gồm các loại nguy hiểm như ăn mòn, cháy nổ, độc, oxy hóa, gây nổ, ngạt,…
+ Năng lượng động lực : trọng lực, chuyển động, lực nén, lực căng, thủy lực.
+ Năng lượng tiềm tàng khác : các dạng năng lượng chưa nhận diện như trên

25

You might also like