You are on page 1of 87

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

MÔN HỌC:
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG XÂY DỰNG

ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DỰ ÁN
LANDMARK 81

GVHD: TS. ĐỖ TIẾN SỸ

THÀNH VIÊN NHÓM 6:


Lê Hoàng Minh Đăng 2170858
Phan Hải Đăng 2178059
Nguyễn Triệu Vĩ 2170911
Bùi Minh Xuông 2170913
Nguyễn Hoài Vũ 2180831

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2022


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...............................................................................2

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................6

CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO.............................................13

3.1. QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO............................................................13


3.2. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO.....................................................14
3.2.1. Né tránh rủi ro....................................................................................14
3.2.2. Chấp nhận rủi ro................................................................................15
3.2.3. Tự bảo hiểm........................................................................................15
3.2.4. Ngăn ngừa thiệt hại............................................................................15
3.2.5. Giảm bớt thiệt hại...............................................................................16
3.2.6. Chuyển dịch rủi ro..............................................................................16
3.2.7. Bảo hiểm.............................................................................................16
3.3. HỆ THỐNG QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THI CÔNG CÔNG TRÌNH.........17
3.3.1. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình.................................17
3.3.2. Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình...................................17
3.4. QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN..............................................18
3.4.1. Bước 1: Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro.........................................18
3.4.2. Bước 2: Nhận dạng rủi ro tại dự án...................................................20
3.4.3. Bước 3: Phân tích định tính................................................................20

CHƯƠNG 4. NHẬN DIỆN VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO.................................24

4.1. NHẬN DIỆN CÁC RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG...........24
4.1.1. Các nhân tố, đối tượng liên quan quá trình quản lý rủi ro................24
4.1.2. Các vấn đề rủi ro trong quá trình quản lý thi công............................24
4.2. PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG............25
4.2.1. Thiên tai:.............................................................................................27
4.2.2. Vật lý:..................................................................................................29
4.2.3. Kinh tế và tài chính:...........................................................................29
4.2.4. Môi trường và chính sách:..................................................................30
4.2.5. Thiết kế:..............................................................................................31
4.2.6. Thi công:.............................................................................................33

CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ RỦI RO..................................................................37

5.1. ĐÁNH GIÁ ĐỊNH TÍNH RỦI RO...........................................................37


5.1.1 Rủi ro do thời tiết, thiên tai.................................................................37
5.1.2 Rủi ro vật lý:........................................................................................39
5.1.2.3 RR2-3: Tai nạn lao động................................................................39
5.1.2.4 RR2-4: Hiện tượng cháy, nổ..........................................................39
5.1.2.5 RR2-5: Phát sinh trộm cắp. thất thoát vật tư, thiết bị....................40
5.1.3 Kinh tế và tài chính:............................................................................41
5.1.3.1 RR3-1: Lạm phát............................................................................41
5.1.3.2 RR3-2: Khả năng của quỹ tài chính...............................................41
5.1.3.3 RR3-3: Vỡ nợ tài chính..................................................................41
5.1.3.4 RR3-4: Chủ đầu tư chậm giải ngân cho nhà thầu thi công...........41
5.1.3.5 RR3-5: Báo giá không đầy đủ........................................................41
5.1.4 Môi trường và chính sách:...................................................................42
5.1.4.1 RR4-1: Những thay đổi văn bản quy phạm pháp luật...................42
5.1.4.2 RR4-2: Những những điều lệ luật về an toàn và chống ô nhiễm...43
5.1.5 Thiết kế:...............................................................................................44
5.1.5.1 RR5-1: Xung đột giữa các bộ phận trong bản vẽ..........................44
5.1.5.2 RR5-2: Thiết kế khiếm khuyết, lỗi và bỏ sót kết cấu......................44
5.1.5.3 RR5-3: Sai số trong khảo sát địa chất...........................................44
5.1.5.4 RR5-4: Tiêu chí thiết kế không tương thích...................................44
5.1.5 Thi công:..............................................................................................45
5.1.6.1 RR6-1: Đình công..........................................................................45
5.1.6.2 RR6-2: Thiếu nhân lực thi công, năng suất lao động giảm...........45
5.1.6.3 RR6-3: Những điều kiện công trường khác nhau..........................46
5.1.6.4 RR6-4: Thay đổi thiết kế trong quá trình thi công.........................46
5.1.6.5 RR6-5: Hư hỏng, thiếu trang thiết bị thi công...............................46
5.1.6.6 RR6-6: Biện pháp thi công các cấu kiện đặc biệt..........................46
5.2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG THEO PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG....49
5.2.1. Tiến độ thực hiện dự án......................................................................49
5.2.2. Đánh giá rủi ro dự án.........................................................................49
C1) Hạng mục 1: Kết cấu công trình.........................................................52
C2) Hạng mục 2: Thao dỡ thiết bị.............................................................54
C3) Hạng mục 3: Các tấm ốp bên ngoài....................................................56
C4) Hạng mục 4: Hoàn thiện cơ bản..........................................................58
C5) Hạng mục 5 : MEP..............................................................................60

CHƯƠNG 6. NGUYÊN NHÂN HẬU QUẢ VÀ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ


RỦI RO...............................................................................................................63

6.1. CÁC RỦI RO DO THỜI TIẾT, THIÊN TAI............................................63


6.2. CÁC RỦI RO DO VẬT LÝ......................................................................64
6.2.1 RR2-1: Hư hỏng kết cấu, kết cấu không đảm bảo khả năng chịu tải
trọng..............................................................................................................64
6.2.3 RR2-3: Tai nạn lao động.....................................................................66
6.2.4 RR2-4: Hiện tượng cháy, nổ................................................................66
6.2.5 RR2-5: Phát sinh trộm cắp. thất thoát vật tư, thiết bị.........................67
6.3 KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH..........................................................................67
6.3.1 RR3-1: Lạm phát..................................................................................67
6.3.2 RR3-2: Khả năng của quỹ tài chính....................................................67
6.3.3 RR3-3: Vỡ nợ tài chính........................................................................67
6.3.4 RR3-4: Chủ đầu tư chậm giải ngân cho nhà thầu thi công.................67
6.3.5 RR3-5: Báo giá không đầy đủ..............................................................68
6.4 MÔI TRƯỜNG VÀ CHÍNH SÁCH.............................................................69
6.5 THIẾT KẾ..................................................................................................69
6.5.1 RR5-1: Xung đột giữa các bộ môn trong bản vẽ.................................69
6.5.2 RR5-2: Thiết kế khiếm khuyết, lỗi và bỏ sót kết cấu............................70
6.5.3 RR5-3: Sai số trong khảo sát địa chất.................................................71
6.5.4 RR5-4: Tiêu chí thiết kế không tương thích.........................................72
6.6 THI CÔNG.................................................................................................73
6.6.1 RR6-1: Đình công................................................................................73
6.6.2 RR6-2: Thiếu nhân lực thi công, năng suất lao động giảm.................73
6.6.3 RR6-3: Những điều kiện công trường khác nhau................................74
6.6.4 RR6-4: Thay đổi thiết kế trong quá trình thi công...............................74
6.6.5 RR6-5: Hư hỏng, thiếu trang thiết bị thi công.....................................75

CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................76

7.1. KẾT LUẬN...............................................................................................77


7.2. KIẾN NGHỊ..............................................................................................77

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................79


TÓM TẮT
LandMark 81 được mệnh danh là công trình thế kỷ vì bản thân dự án
mang một ý nghĩa to lớn khi phần nào đó giúp Việt Nam sánh vai với bạn bè
năm châu khi nhắc đến các dự án xây dựng nhà chọc trời. Đây là dự án nằm
trong tổ hợp dự án Vinhomes Central Park, là tòa nhà cao nhất Việt Nam, cao
nhất Đông Nam Á cũng như có đài quan sát cao nhất Việt Nam. Vì thế việc hình
thành dự án thế kỷ này cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro trong suốt vòng đời dự án.
Đặc biệt, những rủi ro có thể phát sinh nhiều nhất nằm ở giai đoạn thực hiện dự
án trong vòng đời dự án.
Mục đích của báo cáo này là xác định các rủi ro và nguyên nhân trong quá
trinh thi công dự án Landmark 81. Thực hiện được điều này sẽ giúp có hiểu biết
tốt hơn về bản chất, nguyên nhân của các rủi ro từ đó có nhìn nhận chính xác
hơn để đề ra các chiến lược, quy trình quản lý các rủi ro, khắc phục hạn chế tác
động tiêu cực trong quá trình thi công một dự án xây dựng cao tầng hay thấp
tấng. Đảm bảo tính an toàn, hiệu quả quản lý đầu tư, đồng thời chỉ rõ cho các
bên liên quan thấy được trước các nguy cơ rủi ro và các giải pháp ứng phó tương
ứng.

Trang 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. GIỚI THIỆU


Landmark 81 tên gọi chính thức của tòa nhà là Vincom Landmark 81, con
số 81 nằm trong tên gọi tương ứng với tổng số tầng của tòa nhà này. Vincom là
tên viết tắt của Vingroup và Commerce, Vingroup là nhà phát triển và nhà đầu
tư chính của tòa nhà. Landmark 81 được xây dựng bên trong khu dân cư phức
hợp Vinhomes Central Park. Dự án được thi công bởi tập đoàn Vingroup có
kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực Xây Dựng – Bất Động Sản.

Hình 1. Sơ bộ về tòa nhà Landmark 81


Thiết kế của Landmark 81 được lấy cảm hứng từ những bó tre truyền
thống, tượng trưng cho sức mạnh và sự đoàn kết trong văn hóa Việt Nam. Hầu
hết các đỉnh khối hình ống đều có thiết kế thêm các khu vườn ở bên trên, ngoại
trừ những khối cao nhất.
Landmark 81 có thiết kế 81 tầng, tổng diện tích sàn là 241.000 m². Cấu
trúc của tòa nhà đơn giản chỉ là các khối chụm lại với nhau, bao gồm 36 khối có
chiều cao khác nhau, được nhóm lại trong một ma trận 6×6.
Sau 1.461 ngày thi công, vào ngày 26/07/2018, Landmark 81 chính thức
Trang 7
được khánh thành và hoạt động hạng mục đầu tiên (TTTM Vincom Center
Landmark 81). Đến ngày 28/4/2019, tòa tháp Landmark 81 đã tiếp tục khánh
thành đài quan sát Skyview cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á thời điểm đó.
- Tổng nguồn vốn đầu tư: 1.4. tỷ USD
- Địa chỉ: 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí
Minh, Việt Nam.
- Đơn vị thiết kế: Tập đoàn Atkins (Anh Quốc).
- Nhà thầu chính: Công ty cổ phần xây dựng Coteccons.
- Đơn vị giám sát: Tập đoàn Mace của Anh.
- Đơn vị quản lý vận hành: Công ty cổ phần Vinhomes trực thuộc
Vingroup
- Chiều cao : 461,2m.

Hình 2. Sơ đồ mặt bằng xây dựng tổng thể dự án Landmark 81

Trang 8
1.2. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dự án Landmark 81 làm một trong những công trình quan trọng bậc nhất
của Việt Nam. Tuy nhiên, tiến độ thi công lại nằm trong khoảng được đánh giá
là nhanh chỉ 1.400 ngày. Mỗi giai đoạn đoạn của dự án có những mối rủi ro tiềm
ẩn khác nhau và nó có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, việc quản lý cần
phải thật sự hiệu quả trong suốt vòng đời dự án xây dựng. Đặc biệt là công tác
quản lý rủi ro của dự án, việc xác định, phân tích đánh giá, ứng phó với những
rủi ro trong quá trình thi công dự án đòi hỏi phải thật sự cẩn trọng, kỹ lưỡng và
đòi hỏi kinh nghiệm của các nhà quản lý. Tựu trung, tòa nhà Landmark 81 sẽ
bao hàm gần như đầy đủ tất cả những rủi ro mà một dự án xây dựng có mà ở đây
ta có thể nghiên cứu để nắm bắt được một số vấn đề rủi ro trong quá trình thi
công dự án xây dựng.
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về rủi ro của dự án trong giai đoạn thực
hiện dự án.
- Đối tượng nghiên cứu: dự án Landmark 81.
1.4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu, đánh giá các rủi ro thường gặp trong giai đoạn thi công.
- Đánh giả ảnh hưởng của rủi ro trước và sau của các giai đoạn dự án
- Đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thi công dự án.
1.5. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sẽ mang lại nhiều đóng góp cho việc dự báo được các rủi
ro trong vấn của dự án xây dựng nhà cao tầng. Tạo ra được nguồn tài liệu tham
khảo trong đó mô tả tương đối về những giải pháp để ứng phó cho từng loại rủi
ro. Từ đó, sẽ giúp ích nhiều cho các nhà đầu tư dự án xây dựng cũng như các đối
tượng liên quan khác như nhà tư vấn, nhà thầu thi công về việc nâng cao hiệu
quả quản lý về tiến độ, chi phí cũng như chất lượng của công trình.
Có ý nghĩa đối với doanh nghiệp hoạt động trong công tác tư vấn bảo
hiểm
rủi ro công trình khi đưa ra phương pháp đánh giá rủi ro về mức độ rủi ro, tần
Trang 9
xuất
rủi ro và cách thức nhận biết rủi ro.
1.6. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC CỦA NGHIÊN CỨU
- Giúp giảm thiểu được những rủi ro của các dự án trong lĩnh vực nhà cao
tầng.
- Giúp cải thiện năng lực quản lý của các đơn vị tham gia dự án.
- Phần nào đó góp 1 phần công sức vào hệ thống nghiên cứu khoa học về
đánh giá rủi ro trong xây dựng.

Trang 10
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. GIỚI THIỆU VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG XÂY


DỰNG
2.1.1. Khái niện về rủi ro
Đã có rất nhiều khái niệm khác nhau khi nói đến vấn đề rủi ro mà chưa
thể thống nhất được và được chia thành các trường phái khác nhau chẳng hạn
như:
1. Đối với trường phái: Xem xét rủi ro là một biến cố bất lợi xảy ra trong
tương lai có thể đo lường được thì có một số định nghĩa như sau:
- Rủi ro là một tình trạng mà các biến cố xảy ra trong tương lai có thể đo
lường được (McCarty).
- Rủi ro là tổng hợp những sự kiện ngẫu nhiên mà chúng ta có thể đo
lường được bằng lý thuyết xác suất. (Pfeffer)
- Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. (Frank Knight)
2. Đối với trường phái: Xem xét rủi ro với sự chú trọng đến kết quả đạt
được mà không cần quan tâm đến xác suất xảy thì có một số định nghĩa điển
hiền như sau: Rủi ro là một sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một
biến cố không như mong đợi (rủi ro là sự biến động một cách tiềm ẩn ở kết quả
đầu ra). (Willet).
2.1.2. Khái niệm về rủi ro trong xây dựng
Trước đây, nhiều nghiên cứu nhận định rằng rủi ro trong xây dựng là một
loạt các biến cố ngẫu nhiên tác động tiêu cực lên toàn bộ các giai đoạn làm thay
đổi kết quả đầu tư theo chiều hướng bất lợi và có thể đo lường bằng các khái
niệm xác suất rủi ro.
Tuy nhiên, nhận thức phổ biến nay về rủi ro trong xây dụng mang cả hai
khía cạnh đó là Tích cực và Tiêu cực đối với dự án. Hay nói cách khác, nếu rủi
ro là một hiểm họa thì sẽ gây chở ngại cho việc thực hiện mục tiêu. Nếu rủi ro
xuất hiện như một cơ hội thì lại tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện

Trang 11
mục tiêu.
Dự án vốn có những sự thay đổi liên tục nên điều này sẽ luôn luôn dẫn
đến những rủi ro về mặt chi phí, khối lượng, chất lượng của dự án nên thường
tạo ra các tác động xấu đến các dự án. Tuy nhiên, các nhà quản lý cần phải xem
xét và tận dụng các tác động tích cực hoặc các cơ hội phát sinh từ các rủi ro do
các sự thay đổi này để giúp cho dự án đạt được mục tiêu nhanh hơn và ít tốn
kém hơn. Đối với các rủi ro có tác động xấu đến các dự án, hoạt động phòng
ngừa cần được ưu tiên hơn hoạt động khắc phục rủi ro.
2.1.3. Khái niệm sự không chắc chắn trong xây dựng
Sự không chắc chắn trong xây dựng là những tình huống mà không có bất
kỳ dữ liệu nào. Hay nói cách khác, đó là sự không đầy đủ và không chính xác
của thông tin về các điều kiện thực hiện dự án, trong đó có các vấn đề liên quan
đến chi phí và kết quả dự án. Sự không chắc chắc phản ánh tình huống (sự kiện)
trong đó không tính được xác suất xuất hiện của các sự kiện. Khái niệm sự
không chắc chắn chứa đựng yếu tố chưa biết nhiều hơn khái niệm rủi ro.
Sự không chắc chắn tồn tại khi có nhiều hơn một kết quả có thể xảy ra của
một quá trình hành động nhưng không xác định được xác suất của mỗi kết quả
(thường được gọi là ước lượng không chắc chắn) (Nigel J. Smith).
2.1.4. Khái niệm về quản lý rủi ro trong xây dựng
Quản lý rủi ro trong xây dựng nói riêng là một hình thức ra quyết định cụ
thể trong quản lý dự án. Quản lý rủi ro không phải là dự đoán tương lai mà đó là
sự hiểu biết dự án của bạn và đưa ra quyết định tốt hơn liên quan đến dự án. Đôi
khi, quyết định đó có thể là từ bỏ dự án.
Có 3 yếu tố them chốt để đưa ra quyết định:
- Những điều mà chúng ta biết: có thể là việc thay đổi giá vật liệu,….
- Những điều tiềm ẩn mà chúng ta biết: là các sự kiện rủi ro mà sự kiện
xẩy ra có thể dự đoán được hoặc có thể thấy trước vì ta có thể biết được phần
nào xác suất xuất hiện của chúng hoặc những ảnh hưởng mà chúng tạo ra đã biết
trước.
- Những điều tiềm ẩn mà chúng ta không biết: nhưng là những sự kiện bất
Trang 12
khả kháng.
Có một thực tế rõ ràng là quản lý rủi ro có 2 mục tiêu chính là tránh rủi ro
và khai thác cơ hội. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy rằng nhiều nhà quản lý dự
án sẽ tập trung nhiều vào quản lý rủi ro về mặt Tiêu cực hay là khai thác cơ hợi
tiềm năng mà dự án có thể mang lại.
2.2. PHÂN LOẠI RỦI RO
2.2.1. Rủi ro thuần túy và rủi ro theo suy tính
Rủi ro thuần túy là loại rủi ro mà nếu nó xảy ra sẽ dẫn đến kết quả tổn thất
về kinh tế. Đặc điểm của rủi ro này:
- Rủi ro thuần túy nếu xảy ra thường đưa đến kết quả mất mát hoặc tổn
thất.
- Rủi ro thuần túy là loại rủi ro liên quan đến việc phá hủy tài sản (nếu
hỏa hoạn thì tòa nhà bị phá hủy).
- Biện pháp đối phó với rủi ro này là bảo hiểm.
Rủi ro suy tính là loại rủi ro do ảnh hưởng của những nguyên nhân khó dự
đoán, phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn. Rủi ro suy tính là loại rủi ro thường xảy
ra trong thực tế. Ví dụ rủi ro thay đổi giá cả, mức thuế không ổn định, tình hình
chính trị không ổn định. Tăng giá có thể mang lại nhiều lời cho người có tồn kho
nhiều và giảm giá làm họ bị thua thiệt lớn. Đặc điểm cơ bản của loại rủi ro này
là thường không được bảo hiểm nhưng có thể đối phó bằng biện pháp rào chắn
(hedging).
2.2.2. Rủi ro có thể tính được và không tính được.
Rủi ro có thể tính được là loại rủi ro mà tần số xuất hiện của nó có thể tiên
đoán được ở một mức độ tin cậy nhất định.
Rủi ro không thể tính được là rủi ro mà tần suất của nó quá bất thường và
rất khó dự đoán được.
Thực tế không có loại rủi ro nào nằm hẳn về một cực. Khái niệm chỉ về
hình thức. Hầu hết các rủi ro nằm ở giữa hai cực ranh giới. Do đó giữa hai cực
này có vô số mức độ chính xác và độ tin cậy khác nhau khi dự đoán. Khả năng
đo lường mang tính chất tương đối. Một số có thể đo lường được nhiều, một số
Trang 13
đo lường ít hơn.

2.2.3. Rủi ro có thể bảo hiểm và rủi ro không thể bảo hiểm

Rủi ro không thể bảo hiểm bao gồm rủi ro cờ bạc và suy tính. Cờ bạc tạo
ra rủi ro mà không tồn tại trước đó, trong khi bảo hiểm có tác dụng làm giảm rủi
ro. Cá cược là một loại rủi ro theo suy tính (khi nó bao hàm khả năng được mất)
nhưng cũng có nét khác nhau. Cá cược đưa đến kết quả ít nhất một bên được
một bên thua. Các loại rủi ro theo suy tính khác sẽ đưa đến kết cục tất cả đều
thắng hoặc tất cả đều thua.
Rủi ro có thể bảo hiểm là những rủi ro nếu xảy ra có thể dẫn đến các thiệt
hại. Đặc điểm của rủi ro có thể bảo hiểm như sau:
- Khả năng thiệt hại của một tập hợp các đơn vị tương tự nhau. Trên có sở
này tính toán chính xác mức phí Thiệt hại có tính ngẫu nhiên.
- Không phải thiệt hại do tự tạo ra. Vì nếu như vậy tiền đóng bảo hiểm
của các thành viên sẽ rất cao và có thể khuyến khích các hành động như ăn trộm,
tội phạm để được bảo hiểm.
- Không phải do hiện tượng hao mòn vật chất tự nhiên như mòn, sờn,
hỏng trong quá trình sử dụng. Những thiệt hại này không phải là thiệt hại ngẫu
nhiên mà là việc giảm giá trị kinh tế.
- Thiệt hại phải được định dạng, có thể đo lường và đủ để tạo ra những
khó khăn kinh tế.
- Thiệt hại được bảo hiểm phải được xác định rõ nguyên nhân.
- Phải có khả năng đo lường mức độ thiệt hại.
- Thiệt hại phải đủ tạo ra những khó khăn kinh tế.
- Thiệt hại thảm họa là thiệt hại cực lớn so với quy mô tài sản trong nhóm
bảo hiểm.
2.2.4. Rủi ro nội sinh và rủi ro ngoại sinh
Rủi ro nội sinh là rủi ro do những nguyên nhân nội tại của dự án. Quy
mô,độ phức tạp, tính mới lạ của dự án cùng với các nhân tố như tốc độ thiết kế
và xây dựng, hệ thống tổ chức quản lý dự án là những nguyên nhân nội sinh.

Trang 14
Rủi ro ngoại sinh là rủi ro do những nguyên nhân ngoài gây nên. Những
yến tố rủi ro ngoại sinh thường gặp như lạm phát, thị trường, tính sẵn của lao
động và nguyên liệu, độ bất định về chính trị, do ảnh hưởng của thời tiết.
2.3. NGUỒN GỐC, TÁC ĐỘNG VÀ HẬU QUẢ CỦA RỦI RO
2.3.1. Nguồn gốc của rủi ro
Nguồn gốc của rủi ro là nguyên nhân gây ra sự kiện sự kiện nào đó mà nó
để để lại một tác một sau đó.

Hình 3. Tuyến trình do nguồn gốc của rủi ro


Từ một sự kiện diễn ra sẽ có các nguồn gốc có thể dẫn đến sự kiện ấy
cũng như những ảnh hưởng đi theo đó. Chặng hạn như :

Hình 4. Nguồn gốc có thể xảy ra của sự kiện về tai nạn


của công nhân ở công trường

Nguồn gốc của rủi ro có 2 loại:


1. Có thể kiểm soát: Chẳng hạng như thiếu sự phối hợp của các nhà thầu.

Trang 15
2. Không kiểm soát được: Chẳng hạn như thời tiết.
Ngoài ra, Hai nguồn rủi ro trong một dự án đầu tư phụ thuộc vào nhau,
nếu sự nhận biết về mức độ của một rủi ro này có ảnh hưởng đến các ước tính về
rủi ro còn lại.. Có 3 trạng thái của sự phụ thuộc:
1. Không có sự phụ thuộc bởi vì các biến số loại trừ lẫn nhau.
2. Phụ thuộc toàn bộ
3. Phụ thuộc một phần.
- Tác động của rủi ro
Rủi ro gây ra những tác động được phân cấp theo hình sau:

Hình 5. Phân cấp tác động của rủi ro


Rủi ro về môi trường chung
Môi trường chung là điều ảnh hưởng đến tất cả các tổ chức trong một xã
hội nhất định. Rủi ro môi trường nói chung có thể được chia thành hai phần.
Thứ nhất là vật lý và thứ hai là chính trị, xã hội và kinh tế.
Môi trường vật lý bao gồm thời tiết và các hiện tượng tự nhiên khác như
đất đai và động đất. Nó có thể có tác động đáng kể đến quá trình xây dựng.
Trong khi môi trường vật lý không thể được kiểm soát, những rủi ro phát sinh từ
nó có thể được xác định và các bước được thực hiện để giảm thiểu tác động của
chúng.
Môi trường chính trị, xã hội và kinh tế có thể kiểm soát được một phần.
Điều đặc trưng cho môi trường chính trị, xã hội và kinh tế là tốc độ thay đổi,
ngày nay nhanh hơn bao giờ hết. Môi trường kinh tế và xã hội được kiểm soát
bởi chính phủ, nhưng các ngành công nghiệp khác nhau có thể bị ảnh hưởng
Trang 16
nghiêm trọng bởi các quyết định môi trường.
Không ai có thể bỏ qua những rủi ro môi trường. Trong khi áp lực có thể
được đưa ra để chịu ảnh hưởng của chính phủ để ảnh hưởng hoặc thay đổi quyết
định, nói chung, hầu hết các sự kiện là không thể kiểm soát bởi cá nhân hoặc
công ty. Trong những trường hợp này, phải chú ý đến việc đánh giá rủi ro.
Rủi ro thị trường/ ngành
Rủi ro thị trường liên quan đến bất kỳ sự kiện nào có thể ảnh hưởng đến
toàn bộ ngành công nghiệp, chẳng hạn như một cuộc đình công quốc gia của tất
cả các công nhân xây dựng.
Rủi ro công ty
Bất kỳ công ty nào cũng hoạt động trong một thị trường. Công ty sẽ có
một số dự án hiện tại tại bất kỳ thời điểm nào, mỗi dự án thường là một trung
tâm lợi nhuận. Rủi ro của công ty và rủi ro dự án về bản chất được liên kết bởi
vì công ty cuối cùng phải chịu hậu quả của một dự án rủi ro. Do đó, chiến lược
rủi ro thường được xác định bởi sự đồng thuận của nhóm.
Rủi ro dự án và rủi ro cá nhân
Rủi ro dự án và rủi ro công ty về bản chất được liên kết. Nếu một nhà thầu
có một dự án lớn đang thua lỗ, nó sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của
công ty.
Nhiều rủi ro dễ thấy nhất ở cấp độ làm việc tại hoặc gần dưới cùng của hệ
thống phân cấp của một tổ chức. Ở cấp độ này, một dự án có thể bao gồm hàng
trăm hạng mục và hoạt động. Những người hoạt động ở cấp độ này có một sự
hiểu biết thực tế hàng ngày về những khó khăn. Thật không thực tế khi những
người hoạt động ở đây có một cái nhìn tổng quan phát triển tốt về tổng số dự án.
Họ quan tâm đến dự án của họ, họ hiếm khi có thể đặt sự không chắc chắn của
họ vào bối cảnh bằng cách nhìn thấy các hiệu ứng gõ với các gói công việc trên
các dự án khác.
Bất kỳ hệ thống quản lý rủi ro nào cũng phải nhận ra điều này bằng cách
đảm bảo rằng nó có thể được sử dụng như nhau từ dưới lên và từ trên xuống.
- Hậu quả của rủi ro
Trang 17
Hậu quả của rủi ro có thể gây phát sinh chi phí, chậm kế hoạch, các tiến
độ đề ra dẫn đến không đạt được kết quả, mục tiêu như mong muốn của các bên
liên quan.

Trang 18
CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO

3.1. QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO

Quy trình quản lý rủi ro là một quá trình bao gồm nhiều nội dung, nhiều
khâu công việc. Mỗi khâu công việc có một nội dung riêng. Thực hiện tốt khâu
này sẽ là tiền đề để thực hiện tốt các khâu sau. Các khâu công việc tạo nên một
chu trình liên tiếp.
Quy trình quản lý rủi ro bao gồm 06 bước, gồm: (1) Xác định bối cảnh;
(2) nhận dạng rủi ro; (3) phân tích rủi ro; (4) đánh giá rủi ro; (5) Xử lý rủi ro; (6)
Giám sát rủi ro.

Nguồn: Veerasak 2017


Hình 6. Quy trình quản lý rủi ro
(1) Xác định bối cảnh
Bước đầu tiên để đưa ra phương án giải quyết các rủi ro, chúng ta cần
Trang 19
phải dự đoán những trường hợp có thể xảy đến trong tương lai. Ở bước này
người quản lý sẽ thiết lập các tiêu chí đánh giá của vấn đề rủi ro trong tương lai.
(2) Nhận dạng rủi ro
Tại bước này, chúng ta cần tìm hiểu môi trường cũng như các thông tin có
liên quan đến dự án để thiết lập danh sách rủi ro dự án có thể gặp phải một cách
chính xác. Sau đó, hãy sắp xếp chúng theo một danh sách cụ thể.
(3) Phân tích rủi ro
Sau khi đã lên được danh sách các rủi ro cụ thể mà dự án có thể sẽ gặp
phải, bạn cần tiếp tục xác định khả năng chúng sẽ xảy ra cũng như hậu quả
mang tới cho dự án. Mục tiêu của bước này là để nắm rõ hơn về từng trường hợp
rủi ro và tầm ảnh hưởng của chúng tới dự án.
(4) Đánh giá rủi ro
Sau khi xác định được khả năng xảy ra cũng như hậu quả mà rủi ro mang
lại cho dự án, việc tiếp theo cần làm đó là xem xét và đưa ra quyết định. Chúng
ta cần cân nhắc liệu rủi ro có mang đến hậu quả nghiêm trọng hay không, xác
suất xảy ra rủi ro là bao nhiêu từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục tốt nhất.
(5) Xử lý rủi ro
Dựa trên các kết quả đánh giá ban đầu, chúng ta cần đưa ra kế hoạch để
giảm thiểu hậu quả tác động đến dự án bằng cách sử dụng những biện pháp
kiểm soát rủi ro cụ thể.
(6) Giám sát rủi ro
Một phần của kế hoạch giảm thiểu đó là liên tục theo dõi các rủi ro hiện
có và những rủi ro có thể tiếp tục phát sinh trong tương lai để cập nhật bản kế
hoạch đối phó một cách phù hợp.

3.2. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO

3.2.1. Né tránh rủi ro

Né tránh rủi ro là loại bỏ khả năng bị thiệt hại, là việc không chấp nhận dự
án có độ rủi ro quá lớn. Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp khả năng
bị thiệt hại cao và mức độ thiệt hại lớn. Né tránh rủi ro có thể được thực hiện

Trang 20
ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ dự án. Nếu rủi ro dự án cao thì loại bỏ ngay từ
đầu.

3.2.2. Chấp nhận rủi ro

Chấp nhận rủi ro là trường hợp chủ đầu tư hoặc cán bộ dự án hoàn toàn
biết trước về rủi ro và những hậu quả của nó nhưng sẵn sàng chấp nhận những
rủi ro thiệt hại nếu nó xuất hiện. Chấp nhận rủi ro áp dụng trong trường hợp mức
độ thiệt hại thấp và khả năng bị thiệt hại không lớn. Ngoài ra, cũng có những rủi
ro mà đơn vị phải chấp nhận.

3.2.3. Tự bảo hiểm

Tự bảo hiểm là phương pháp quản lý rủi ro mà đơn vị chấp nhận rủi ro và
tự nguyện kết hợp thành một nhóm gồm nhiều đơn vị có rủi ro tương tự khác, đủ
để dự đoán chính xác mức độ thiệt hại và do đó, chuẩn bị trước nguồn quỹ để bù
đắp nếu nó xảy ra. Giải pháp tự bảo hiểm có đặc điểm:
- Là hình thức chấp nhận rủi ro.
- Thường là sự kết hợp giữa các đơn vị đầu tư trong cùng công ty bố mẹ
hoặc một ngành.
- Có chuyển rủi ro và tái phân phối chi phí thiệt hại.
- Có hoạt động dự đóan mức thiệt hại (giống hoạt động bảo hiểm).
- Hệ thống tự bảo hiểm cũng phải đáp ứng mọi chi tiêu của hệ thống bảo
hiểm. Tự bảo hiểm có lợi thế là nâng cao khả năng ngăn ngừa thiệt hại, thủ tục
chi trả bảo hiểm nhanh gọn, đồng thời, nâng cao khả năng sinh lợi vì tạo điều
kiện quay vòng vốn. Tuy nhiên, biện pháp tự bảo hiểm cũng có nhược điểm là
đơn vị phải chi phí để vận hành chương trình tự bảo hiểm; đơn vị phải mua và
cung cấp nội bộ những dịch vụ có giá trị như những thiết bị ngăn ngừa thiệt hại ;
khi khả năng bị thiệt hại xuất hiện đơn vị phải thuê người điều hành theo dõi
chương trình tự bảo hiểm. Phương pháp tự bảo hiểm cũng chứa đựng yếu tố rủi
ro cờ bạc vì ở đây thực tế đơn vị chấp nhận rủi ro với hy vọng thiệt hại có thể
không xảy ra trong một số năm.

Trang 21
3.2.4. Ngăn ngừa thiệt hại

Ngăn ngừa thiệt hại là hoạt động nhằm làm giảm tính thường xuyên của
thiệt hại khi nó xuất hiện. Để ngăn ngừa thiệt hại thiệt hại cần xác định nguồn
gốc thiệt hại. Có hai nhóm nhân tố chính đó là nhóm nhân tố môi trường đầu tư
và nhân tố về nội tại dự án. Một số biện pháp ngăn ngừa như phát triển hệ thống
an toàn, đào tạo lại lao động, thuê người bảo vệ.

3.2.5. Giảm bớt thiệt hại

Chương trình giảm bớt thiệt hại là việc chủ đầu tư, bộ quản lý dự án sử
dụng các biện pháp đo lường, phân tích, đánh giá lại rủi ro một cách liên tục và
xây dựng các kế hoạch để đối phó, làm giảm mức thiệt hại khi nó xảy ra và khi
không thể chuyển dịch thiệt hại thì việc áp dụng biện pháp này không phù hợp.

3.2.6. Chuyển dịch rủi ro

Chuyển dịch rủi ro là biện pháp, trong đó một bên liên kết với nhiều bên
khác để cùng chịu rủi ro. Biện pháp chuyển dịch rủi ro giống phương pháp bảo
hiểm ở chỗ: độ bất định về thiệt hại được chuyển từ cá nhân sang nhóm nhưng
khác ở chỗ bảo hiểm không chỉ đơn thuần bao gồm chuyển dịch rủi ro mà còn
giảm được rủi ro thông qua dự đoán thiệt hại bằng luật số lớn trước khi nó xuất
hiện.

3.2.7. Bảo hiểm

Theo quan điểm của nhà quản lý bảo hiểm thì bảo hiểm là sự chuyển dịch
rủi ro theo hợp đồng. Từ bên quan điểm xã hội, bảo hiểm không chỉ đơn thuần là
việc chuyển dịch rủi ro mà còn làm giảm rủi ro vì nhóm người có rủi ro tương tự
nhau tự nguyện tham gia bảo hiểm đã cho phép dự đoán mức độ thiệt hại trước
khi nó xuất hiện. Bảo hiểm là công cụ quản lý rủi ro phù hợp khi khả năng thiệt
hại thấp nhưng mức thiệt hại có thể rất nghiêm trọng.
Chương trình quản lý rủi ro cần được xem xét đánh giá lại thường xuyên.
Vì môi trường kinh doanh và đầu tư luôn thay đổi. Mỗi sự thay đổi trong kinh
doanh có thể nảy sinh khả năng thiệt hại mới. Cần xác định lại thiệt hại, số
lượng, nguyên nhân... và chuẩn bị các chương trình quản lý rủi ro thích hợp. Có

Trang 22
nhiều chương trình quản lý rủi ro nhưng một nguyên tắc chung là khi lợi ích do
chương trình nào đó tạo ra nhỏ hơn chi phí của nó thì nên thay thế bằng một
chương trình khác hợp lý hơn.

3.3. HỆ THỐNG QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THI CÔNG CÔNG TRÌNH

Việc quy định quản lý thi công công trình thực hiện theo quy định của
Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết
một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình
xây dựng, gồm các nội dung cụ thể, như sau:

3.3.1. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình

- Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;


- Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;
- Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;
- Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng
công trình;
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
- Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

3.3.2. Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình

- Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công
trường xây dựng.
- Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây
dựng.
- Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.
- Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và
nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng
công trình.
- Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công
trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng
Trang 23
(nếu có).
- Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai
thác, sử dụng.
- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền (nếu có).
- Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.
- Hoàn trả mặt bằng.
- Bàn giao công trình xây dựng.

3.4. QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN

3.4.1. Bước 1: Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro

Mục tiêu kế hoạch quản lý rủi ro


- Xác định thời gian, chi phí, yêu cầu chất lượng.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Tăng cường kiểm soát và theo dõi.
- Cung cấp dữ liệu
Các bên tham gia
- Chủ đầu tư
- Các nhà thầu (thiết kế, xây lắp, giám sát, cung cấp hàng hóa,..)
Bảng 1. Bảng phân chia trách nhiệm các bên tham gia dự án

Chủ đầu tư Đơn vị thiết kế Nhà thầu thi công

Trang 24
- Xác định mục đích - Nắm rõ những yêu cầu - Tham gia quản lý rủi ro
của dự án và những cơ bản của dự án và tiêu từ giai đoạn đấu thầu;
yêu cầu kỹ thuật cần chí xác định rủi ro; - Xác định các rủi ro
thiết của dự án. - Xác định những rủi ro chưa được đề cập tới bởi
- Đưa ra giới hạn (tiêu liên quan đến thiết kế; chủ đầu tư và đơn vị thiết
chí) xác định rủi ro; kế;
- Sử dụng các phương
- Đánh giá nguy cơ rủi pháp phân tích rủi ro để - Nếu dự án thực hiện
ro theo các mặt; điều xác định, đánh giá định theo hình thức hợp đồng
kiện địa kỹ thuật, tài lượng, sắp xếp rủi ro thiết kế - xây dựng; cần
chính, môi trường, sức theo mức độ nguy hiểm xem xét những rủi ro do
khỏe và an toàn lao và xác định yêu cầu khảo địa chất và thu thập
động; sát tương ứng; những dữ liệu bổ sung tại
hiện trường;
- Lập kế hoạch quản - Đưa ra giải pháp kỹ
lý rủi ro trong các giai thuật (thiết kế và thi - Quan trắc và ghi nhận
đoạn của dự án. công) tương ứng với các những biểu hiện của kết
rủi ro được dự báo. cấu công trình trong thời
gian thi công.

- Chỉ ra cách thức - Với mỗi rủi ro được xác - Cung cấp các dữ liệu
quản lý rủi ro, thời định, phải đưa ra nhiều tới đơn vị thiết kế, có
gian thực hiện và phương án xử lý; kèm theo những giải
người chịu trách - Chỉ ra biện pháp kiểm thích cần thiết; điều
nhiệm chính; soát rủi ro và quan trắc chỉnh phương pháp thi
- Đưa ra các điều trong quá trình thi công; công nếu cần.
kiện trong hồ sơ thầu - Tạo sự linh hoạt trong
theo quan điểm chấp giải pháp thiết kế cho
nhận có rủi ro; phép thay đổi tùy thuộc
- Đảm bảo trước khi vào điều kiện cụ thể của
thực hiện bất kỳ công quá trình thực hiện và
việc nào đều phải có trên cơ sở kết quả quan
phương án quản lý rủi trắc thu được;
ro hiệu quả được thảo
luận kỹ giữa các bên;
- Đảm bảo sự thống
nhất trong công tác
quản lý rủi ro giữa các
bên (gồm cả tư vấn
thiết kế và nhà thầu).

Trách nhiệm của các bên

Trang 25
Hạng mục công việc Chủ đầu tư Nhà thầu
Dữ liệu địa chất x -
Giải thích các dữ liệu địa chất s (s)
Phương pháp đào:
- X
(a) Trong điều kiện địa chất đã dự kiến
(b) Trong điều kiện địa chất bất thường s (s)
Thiết kế kết cấu trụ cầu, dầm. (s) S
Kết cấu chống (KCC) tạm:
(a) Là một phần của KCC cố đinh (s) S
(b) Không là một phần của KCC cố định - x
Kết cấu chống cố định (s) s
Chất lượng vật liệu và công việc được thực hiện - x
“x”: Hoàn toàn chịu trách nhiệm; “s”: có chia sẻ rủi ro nhưng chịu trách
nhiệm
chính; “(s)”: có chia sẻ rủi ro nhưng không chịu trách nhiệm chính
Bảng 2. Ví dụ về chia sẻ rủi ro giữa chủ đầu tư và nhà thầu đối với một số
hạng mục, công việc vụ thể.

Nội dung kế hoạch quản trị rủi ro:


Từ việc phân trách nhiệm nêu trên, lập kế hoạch quản trị rủi ro gồm các
nội dung sau:
- Chính sách quản lý rủi ro của tổ chức thực hiện dự án.
- Phân loại rủi ro: Xác định các loại rủi ro mà dự án có thể gánh chịu.
- Các phương pháp áp dụng khi quản lý rủi ro: Phương pháp định tính
(Phương pháp ma trân PI) và phương pháp định lượng (xác suất, mô phỏng, sơ
đồ cây…)
- Các công cụ kỹ thuật: Nhằm nhận diện, phân tích và đối phó với rủi ro.
- Báo cáo rủi ro.

3.4.2. Bước 2: Nhận dạng rủi ro tại dự án

- Xác định thông tin cần thiết


- Xác định các bên tham gia
- Xác định rủi ro
Trang 26
- Phương pháp lập tài liệu rủi ro
- Phương pháp xác định rủi ro
- Các bước xác định rủi ro
- Đầu ra quá trình xác định rủi ro

3.4.3. Bước 3: Phân tích định tính

- Mục tiêu
- Xác định tần số và thời gian
- Đánh giá giả định
- Đánh giá chất lượng dữ liệu
- Phân loại mức độ xác suất và tác động
- Xác định xác suất và tác động
- Xác định thứ hạng rủi ro trong dự án
- Ngưỡng rủi ro
- Điểm rủi ro
- Xác định thứ hạng rủi ro giữa các dự án
- Lập tài liệu
Thang đo 5 khoảng đánh giá mức độ ảnh hưởng: Thang đo Likert được
sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu xã hội và giáo dục. Trong giao dục, thang đo
Likert được dùng trong các bài nghiên cứu khoa học, bài khóa luận, luận văn sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Trong Tiểu luận này, nhóm đề xuất sử dụng thang đo Likert 5 mức độ ảnh
hưởng của rủi ro đến quá trình thi công dự án.

Trang 27
Mức độ điểm
Không ảnh hưởng 1
Ít ảnh hưởng 2
Tương đối ảnh hường 3
Khá ảnh hưởng 4
Rất ảnh hưởng 5

Bảng 3. Bảng thang đo 5 mức độ ảnh hưởng


Tác động
Giai Xác Côn
STT Rủi ro Phạm Tiến Chi Nguyên nhân
đoạn suất g
vi độ phí
nghệ
Thiết Yếu kém trong
kế và 1 Thiết kế lạc hậu 30% 2 4 3 3 năng lực đơn vị
dự thiết kế
toán Đơn giá xây dựng
Biến động giá cả
2 không phù hợp với 50% 2 3 1 5
thị trường
thị trường
Yếu kém trong
Sai sót trong thiết
3 50% 3 4 5 4 năng lực đơn vị
kế
thiết kế
Vấn đề về nước Chất lương công
4 ngầm và địa kỹ 80% 4 4 5 4 tác thăm giò, khảo
thuật sát thấp
5 Dự toán sai 50% 2 3 3 5 Sai sót trong công
Trang 28
tác thẩm định
Thiết kế sai với
6 những tiêu chuẩn, 40% 2 4 3 3 Lỗi đơn vị thiết kế
quy chuẩn
Lộ thông tin nhạy
7 cảm trong quá trình 30% 1 2 3 4
thầu
Đấu Quy trình đấu thầu
Liên kết tiêu cực
thầu 8 40% 1 2 2 4 thiếu chặt chẽ
giữa các nhà thầu
Nhà thầu không đủ
9 30% 3 3 4 5
năng lực
Dân cư chây ỳ,
Chậm giải phóng
10 80% 4 3 5 4 không nhận đền
mặt bằng

Chi phí đền bù
Chuẩn 11 50% 2 3 5 4 Dự toán sai
vượt quá dự toán
bị
Tái chiếm đất sau Cơ quan quản lý
công 12 30% 3 1 4 3
giải tỏa không sát sao
trườn
Những tuyến dây
g
điện, ống nước Chất lương công
13 không được nhìn 50% 4 3 4 4 tác thăm giò, khảo
thấy xung đột với sát thấp
xây dựng
Lỗi nhà thầu hoặc
14 Chất lượng kém 50% 3 4 4 4
do tiêu cực
Chất lươợng công
15 Bớt xén khối lượng 50% 3 2 3 5 tác giám sát kém,
Thi tiêu cực
công Năng lực nhà thầu
16 Chậm tiến độ 85% 3 4 5 4
xây kém, thiếu vốn
dựng Tăng chi phí xây
17 70% 2 3 4 5
dựng
Chưa đánh giá
Tác động xấu đến
18 100% 4 4 3 4 đúng, đủ về tác
môi trường
động môi trường

Bảng 4. Phân tích định tính các rủi ro


3.4.4. Bước 4: Phân tích định lượng
- Mục tiêu
- Xác suất và tác động
- Giá trị kỳ vọng
- Lập tài liệu các rủi ro ít quan trọng
Trang 29
- Làm rõ rủi ro
- Giá trị kỳ vọng của dự án
- Các bước phân tích định lượng
- Đầu ra của phân tích định lượng
3.4.5. Bước 5: Khắc phục rủi ro

Hình 7. Sơ đồ khắc phục rủi ro


3.4.6. Bước 6: Giám sát rủi ro

Trang 30
CHƯƠNG 4. NHẬN DIỆN VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO

4.1. NHẬN DIỆN CÁC RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG

4.1.1. Các nhân tố, đối tượng liên quan quá trình quản lý rủi ro

Trong quá trình triển khai thi công xây dựng công trình có một số nhân tố
liên quan tác động đến dự án, cụ thể: Nhân tố xã hội, kinh tế, chính trị và môi
trường. Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý rủi ro dự án về
công tác quản lý tiến độ, chí phí và chất lượng công trình.
Các đối tượng liên quan đến quá trình quản lý rủi ro dự án trong giai đoạn
thi công, gồm: nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công, quản lý dự án, giám sát, cung
ứng vật tư, thiết bị, đơn vị quản lý nhà nước và khách hàng,…

Hình 8. Sơ đồ các nhân tố, đối tượng liên quan đến quản lý rủi ro

4.1.2. Các vấn đề rủi ro trong quá trình quản lý thi công

Việc quản lý rủi ro trong quá trình thi công công trình cần xác định các
vấn đề ảnh hưởng đến dự án, cụ thể: thiên tai, vật lý, kinh tế và tài chính, môi
trường và chính sách, thiết kế và thi công.
Trang 31
Hình 9. Sơ đồ các vấn đề rủi ro liên quan đến dự án

4.2. PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG

Công trình Landmark 81 là biểu tượng tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Công trình có nguồn vốn đầu tư rất lớn,
có quy mô và độ phức tạp về kĩ thuật lớn, chịu nhiều tác động trực tiếp từ nhiều
môi trường khác nhau nên rủi ro trong dự án sinh ra từ nhiều nguồn gốc khác
nhau. Hậu quả của rủi ro có thể gây phát sinh chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng
công trình, chậm kế hoạch, các tiến độ đề ra dẫn đến không đạt được kết quả
như mong muốn của các bên liên quan.

Trang 32
Hình 10. Công trình Landmark 81 toà tháp cao nhất Việt Nam (720A,
đường Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh)
* Thông tin chung về Landmark 81
- Tên thương mại: Vinhomes Landmark 81.
- Vị trí tọa lạc: Số 208 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh,
thành phố Hồ Chí Minh.
- Tổng nguồn vốn đầu tư: 1,4 tỷ USD.
- Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Tân Liên Phát trực
thuộc Vingroup.
- Đơn vị thi công: Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Coteccons.
- Đơn vị giám sát: Tập đoàn Mace của Anh.
- Đơn vị thiết kế cảnh quan: Công ty Atkins của Anh.
- Đơn vị quản lý vận hành: Công Ty Cổ Phần Vinhomes trực thuộc
Vingroup.
- Tổng diện tích mặt sàn: 141.200m2.
- Chiều cao của toàn tòa nhà: 461m.
- Quy mô xây dựng: 81 tầng nổi; 03 tầng hầm.
Trang 33
- Thời gian khởi công: Năm 2015.
- Thời gian bàn giao: Năm 2018.
* Thông tin kỹ thuật về Landmark 81
- Chiều sâu của móng: 75m.
- Số lượng khối bê tông: 100.000 mét khối bê tông.
- Số lượng thép sử dụng: 800.000 tấn thép.
- Số lượng căn hộ trên mỗi mặt sàn: Từ 10 đến 20 căn.
- Số lượng thang máy bên trong tòa nhà: 26 thang máy bố trí khắp các
tầng.
- Số lượng thang thoát hiểm trang bị: 2 thang đặt ở các lối ra vào.
- Tổng chiều rộng của toàn hành lang: 1,8 m.
- Các tầng hầm bảo quản xe: Tầng B2 và tầng B3 có diện tích 90.000 mét
vuông.

4.2.1. Thiên tai:

Khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ
tháng V đến tháng XI, còn mùa khô từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Lượng
mưa trung bình đạt trên dưới 2.000mm/năm và phân bố không đều theo thời
gian. Khoảng 90% lượng mưa trong năm tập trung vào mùa mưa. Theo không
gian, lượng mưa có xu hướng tăng dần từ tây nam lên đông bắc. Ở các huyện
phía nam và tây nam của thành phố như Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, lượng
mưa trung bình năm chỉ dao động trong khoảng 1.000 – 1.400mm; còn các quận
nội thành, Thủ Đức, phía bắc huyện củ chi, lượng mưa thường vượt quá
2.000mm/năm.
Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở khu vực ít chịu ảnh hưởng trực
tiếp của gió bão.
Nhìn chung, khí hậu của thành phố tương đối ôn hòa, không có những
ngày đông tháng giá cũng như không có những tháng nóng gắt, ít bão lụt. Đây là
điều kiện thuận lợi đối với việc phát triển các ngành kinh tế cũng như đối với
đời sống của người dân.

Trang 34
* Gió:
- Lưu vực chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: Tây - Tây Nam thịnh
hành vào mùa mưa và gió Bắc - Đông Bắc thịnh hành vào mùa khô.
- Tốc độ gió trung bình 1,7m/s. Tốc độ gió trung bình giảm dần từ biển
(huyện Cần Giờ, Nhà Bè) vào đất liền: thành phố Hồ Chí Minh 2,4 m/s,
- Lưu vực không thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, nhưng gió với
tốc độ lớn gần như bão hầu như năm nào cũng xuất hiện. Tốc độ gió lớn nhất ở
thành phố Hồ Chí Minh là 29 m/s. Tốc độ gió lớn nhất thường xuất hiện vào
tháng 7 và tháng 8, nhỏ nhất vào tháng 1 và tháng 2.
* Bão:
- Nam Bộ rất ít bão. Theo kết quả thống kê trong thời kỳ từ 1956 đến
1995 có tổng số 262 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam, trong đó có 18 cơn bão đổ bộ
trực tiếp vào bờ biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Nam Bộ, chiếm 6,87 %. Bão ở
Nam Bộ chủ yếu diễn ra trong ba tháng 10, 11, 12. Tuy nhiên, thiệt hại do bão
gây ra rất lớn. Điều này nói lên rằng thiệt hại do bão không nhất thiết tỷ lệ thuận
với số lượng cơn bão, mà còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác như cường độ
bão, sóng bão, phạm vi hoạt động của bão và địa hình đường bờ vv ... Khu vực
TP.HCM nằm trong vĩ tuyến khá an toàn về bão.
- Tuy ít bão, song ở khu vực TP.HCM lại thường xuất hiện các cơn lốc có
tốc độ gió rất lớn, đôi khi vượt quá 30 m/s. Những trận lốc như vậy chỉ xảy ra
trong phạm vi hẹp và thời gian ngắn nhưng lại có sức phá hoại mạnh, đặc biệt là
đối với công trình xây dựng cao và năm đơn lẻ như cột điện, cột antena, tháp
truyền hình vv ...
* Dông:
Hàng năm quan sát được 67-68 ngày dông. Mùa dông bắt đầu từ tháng 4
và chấm dứt vào tháng 11. Tháng nhiều dòng nhất là tháng 5 với trên dưới 13
ngày dông. Từ tháng 6 đến tháng 10, mỗi tháng thường có 8-11 ngày dông. Hai
tháng đầu và cuối mùa quan sát được 6 ngày dông. Rủi ro về điều kiện thời tiết
khi thi công, ảnh hưởng bởi mưa bão.
* Đánh giá chung:
Trang 35
Với điều kiện khí hậu như trên, dự án thi công tại khu vực thành phố Hồ
Chí Minh với chiều cao công trình là 461m, tác động của gió, dông bão đây là
một trong những nguyên nhân gây rủi ro lớn cho dự án, ảnh hưởng lớn đến giải
pháp thi công chậm tiến độ dự án phát sinh nhiều vấn đề cho dự án liên quan
đến thời gian, chi phí và chất lượng.

4.2.2. Vật lý:

Hư hỏng kết cấu, hư hỏng thiết bị, tai nạn lao động, cháy, trộm.

4.2.3. Kinh tế và tài chính:

Lạm phát, khả năng của quỹ tài chính, tỷ suất dao động, vỡ nợ tài chính,
không trả nợ đúng hạn.
- Dự án Landmark 81 có tổng diện tích sàn xây dựng lên tới 115.000 m 2,
90.000 m2 diện tích hầm, móng sâu 75m, sử dụng hơn 100.000 m 3 bê tông,
800.000 tấn thép, có tính độc đáo riêng như liên quan đến nhiều lĩnh vực phức
tạp và phức tạp cũng như rủi ro bất trắc cao. Yếu tố chi phí là một trong những
rủi ro lớn nhất mà nhà thầu cần cân nhắc nhất. Những người chịu trách nhiệm
cao nhất, nhà thầu cần phải hiểu và có khả năng quản lý nhiều khía cạnh như rủi
ro chi phí để đạt được các mục tiêu của dự án. Một dự án Nhà cao tầng có tính
độc đáo và đặc trưng riêng của nó nên sẽ tiềm ẩn rất nhiều phức tạp. Một dự án
có ngân sách rất cao với tiến độ chặt chẽ, mục tiêu chất lượng tuyệt vời và rủi ro
không chắc chắn cao. Nhà thầu là một trong những bên quan trọng nhất của dự
án xây dựng nhà cao tầng. Thành công của dự án được xác định bởi cách bên
này quản lý hầu hết các khía cạnh như, chi phí, chất lượng, tiến độ và cả những
rủi ro. Khía cạnh chi phí trở thành rủi ro mà nhà thầu thường gặp phải, ví dụ như
chi phí vượt chi phí trong quá trình dự án dẫn đến thất thoát hoặc thậm chí thất
bại. Chi phí vượt quá chỉ ra rằng hiệu suất chi phí không phải là tối ưu. Quản lý
rủi ro có thể là một công cụ để ngăn chặn tình trạng này. Các bước quản lý rủi ro
được áp dụng để xác định rủi ro nào nghi ngờ làm ảnh hưởng đến hiệu suất chi
phí của dự án nhà cao tầng, sau đó có thể đưa ra cách xử lý chính xác cũng như
xác định cách tăng hiệu suất chi phí. Khi những rủi ro này được xác định và đo

Trang 36
lường sớm hơn với cách thức và kỹ thuật chính xác để được nhà thầu quản lý
phù hợp với hành động phòng ngừa và khắc phục, nó sẽ trở thành lợi nhuận lớn
do giảm thiểu rủi ro và cũng tăng hiệu suất chi phí của dự án.
Số lượng hạng mục công việc và khối lượng công việc của dự án là rất lớn
nên quá trình lập hồ sơ báo giá rất dễ xảy ra trường hợp thiếu sót các công việc
liên quan, đặc biệt là các công tác cần thiết để thực hiện công việc nhưng không
thể hiện trên bản vẻ hoặc có thể hiện trên bản vẽ nhưng người thực hiện không
phát hiện ra do khối lượng bản vẽ lớn.
Dự án đòi hỏi quy trình quản lý nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn lao
động, tiến độ nên đòi hỏi nhân công có tay nghề với mức thù lao cao, máy móc
thiết bị hiện đại. Vì vậy sẽ có một khoảng chi phí tăng thêm so với nhân công,
máy móc để thi công các dự án thông thường. Chi phí tăng thêm này cũng dễ bị
bỏ qua trong quá trình báo giá.
- Toàn bộ công trình Landmark 81 có tổng chi phí xây dựng theo công bố
của nhà thầu chính Coteccons là 6000 tỷ đồng, trong đó gói thầu toàn bộ phần
thô bao gồm 81 tầng nổi và 3 tầng hầm là 2.800 tỷ và phần hoàn thiện toà nhà là
3.200 tỷ. Vì vậy việc quản lý hợp đồng cũng là một rủi ro rất lớn ảnh hưởng đến
chi phí mà các nhà thầu cần phải cân nhắc như:
+ Rủi ro về việc chậm thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán của chủ
đầu tư.
+ Rủi ro về giá trị phạt vi phạm các điều khoản hợp đồng như phạt tiến
độ, phạt An toàn lao động, vệ sinh môi trường,…

4.2.4. Môi trường và chính sách:

Những thay đổi văn bản quy phạm pháp luật, những yêu cầu cho sự chấp
thuận, những điều lệ luật về an toàn và chống ô nhiễm.

Trang 37
Hình 11. Hướng dẫn an toàn lao động trong thi công

4.2.5. Thiết kế:

Khối lượng thiết kế không hoàn chỉnh, thiết kế khiếm khuyết, Lỗi và bỏ
sót, Tiêu chí thiết không tương thích.

Hình 12. Mô hình thiết kế công trình


* Xung đột giữa các bộ môn.
Bản vẽ thiết kế của Landmark 81 chứa đựng những khối lượng khổng lồ
những thông tin, dữ liệu về yêu cầu đề ra ban đầu, làm căn cứ cho quá trình xây
Trang 38
dựng và vận hành công trình. Tuy nhiên, khi những dữ liệu và thông tin này
không liên kết, nhất quán với nhau, khó tránh khỏi xảy ra xung đột trong thiết kế
công trình. Hệ quả là, tiến độ công trình bị ảnh hưởng, ngân sách cho việc khắc
phục sai lầm bị lãng phí, chi phí đầu tư tăng lên. Để đảm bảo tiến độ, tối ưu chi
phí đầu tư và chất lượng của thiết kế công trình, hơn ai hết các đơn vị thiết kế
phải có trách nhiệm kiểm soát, ngăn chặn và phát hiện sớm các rủi ro xung đột
trước khi triển khai bản vẽ.
* Thiết kế kết cấu không đủ tải trọng.
Khi tính toán, tác giả có một số quan niệm không thích hợp với điều kiện
thực tế thi công nhưng không chú thích rõ ràng, đầy đủ trong bản vẽ chi tiết, để
người thi công thực hiện. Không có biện pháp cấu tạo để công trình chịu sự thay
đổi của nhiệt độ, khi nhiệt độ thay đổi làm kết cấu bị co giãn. Công trình bị nứt
ở kết cấu chịu tác động của nhiệt, tạo điều kiện cho các tác nhân khác ăn mòn
kết cấu, dẫn đến kết cấu bị hư hỏng.

Hình 13. Kết cấu cấu kiện công trình


* Thiếu chi tiết phòng cháy chữa cháy

Trang 39
Đối với dự án nhà cao tầng nói chung và Landmark 81 nói riêng. Vấn đề
phòng cháy chữa cháy rất quan trọng, vì một khi xảy ra hỏa hoạn sẽ rất khó để
can thiệp và khắc phục ngay lập tức. Việc thiếu chi tiết về phòng cháy chữa cháy
trong bản vẽ dấn đến việc thi công sai, không đảm bảo toàn bộ công năng của
tòa nhà. Trong quá trình thi công hoặc khi đã vận hành xảy ra sự cố hỏa hoạn, hệ
thống PCCC không hoạt động hoặc hoạt động không đúng công năng cần thiết
sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

4.2.6. Thi công:

* Thay đổi vật tư, thiết bị


- Thay đổi chủng loại, thông số của vật tư, thiết bị.
Trong quá trình thi công, vì mục đích thẩm mĩ hay thay đổi 1 số không
năng không tránh khỏi việc CĐT muốn thay đổi chủng loại, thông số của vật
liệu. kéo theo đó ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ và chi phí vì phải tính toán lại
tải trọng, kế hoạch cung ứng vật tư, chênh lệch chi phí giữa vật liệu cũ và mới.

Hình 14. Công trình Landmark 81 đang triển khai thi công (15 tháng)
- Thay đổi thương hiệu, nhà cung cấp của vật tư, thiết bị
Trang 40
Tương tự như thay đổi chủng loại, thông số vủa vật tư, thiết bị. Việc thay
đổi thương hiệu, nhà cung cấp của vật tư, thiết bị cũng kéo theo kế hoạch cung
ứng vật tư thay đổi, chênh lệch chi phí, kèo dài tiến độ thi công
* Sai số trong khảo sát địa chất
Land mark 81 được xây dựng ở Tân Cảng, ven sông Sài Gòn nên vấn đề
địa chất trước khi khởi công xây dựng dự án đặc biệt quan trọng. Sai số trong
quá trình khảo sát, không phát hiện những chỗ đất yếu cục bộ và nguy hiểm như
túi bùn, hồ ao giếng, hang hốc cũ. Sự phát sinh và chiều hướng phát triển của
các quá trình địa kỹ thuật có thể dẫn tới sự mất ổn định của công trình đặc biệt là
công trình nhà cao tầng như Landmark 81.
* Phân tích sai cấu tạo tầng địa chất
Phần móng của Landmark 81 là một kết cấu đài móng lớn nhất thế giới
cho nhà cao tầng hiện nay. Việc dánh giá sai các thành phần địa chất, không
đánh giá chính xác các đặc trưng tính chất xây dựng của các phân vị địa tầng có
mặt trong khu vực xây dựng; thiếu sự hiểu biết về nền đất hay do công tác khảo
sát địa kỹ thuật sơ sài. Đánh giá sai về các chỉ tiêu cơ lý của nền đất làm nền
móng lún không đều, tạo trong móng những ứng suất kéo, ứng suất cắt vượt quá
giới hạn tính toán dẫn đến phá hoại móng và các bộ phận khác của công trình.
* Thi công sai biện pháp thi công được duyệt
Biện pháp thi công nhà cao tầng nói chung hay Land mark 81 nói riêng
giúp công trình thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn. Việc thi công
không đúng như biện phám đã được duyệt có thể gây ra những hậu quả nghiêm
trọng gây ra kết cấu không ổn định, chất lượng hoàn thiện kém thậm chí vấn đề
an toàn về người trong quá trình thi công không được đảm bảo.

Trang 41
Hình 15. Công trình Landmark 81 đang thi công
* Biện pháp thi công được duyệt không phù hợp
Biện pháp thi công không phù hợp luôn chứa đựng yếu tố rủi ro về chất
lượng, có khi còn gây ra những sự cố lớn không lường. Vi phạm khá phổ biến
trong giai đoạn thi công là sự tùy tiện trong việc lập biện pháp và quy trình thi
công. Những sai phạm này phần lớn gây đổ vỡ ngay trong quá trình thi công và
nhiều sự cố gây thương vong cho con người cũng như gây thiệt hại lớn về vật
chất.

Hình 16. Công trình Landmark 81 đang thi công

Trang 42
Hình 17.Sơ đồ phân tích tổng thể giai đoạn triển khai thi công dự án
(Phương pháp Fault-Tree analysis)

Trang 43
CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Bảng 5. Bảng điểm đánh giá rủi ro


Điểm đánh
STT Mức độ tác động Khả năng xảy ra
giá rủi ro
1 Không đáng kể Hiếm khi 1
2 Nhẹ Ít khả năng 2
3 Đáng kể Có khả năng 3
4 Nghiêm trọng Nhiều khả năng 4
5 Rất nghiêm trọng Chắc chắn 5

Bảng 6. Bảng đánh giá rủi ro


Mức độ Khả năng
ST Danh mục Đánh giá rủi ro
Tên rủi ro tác động xảy ra
T rủi ro (R = P x S)
(P) (S)
01 – 10 = Thấp
11 – 15 = Cao
1 RR1 - 1
16 – 25 = Rất
cao

5.1. ĐÁNH GIÁ ĐỊNH TÍNH RỦI RO

5.1.1 Rủi ro do thời tiết, thiên tai

Các rủi ro do thời tiết, thiên tai gây ra được phân tích và đánh giá như sau:
5.1.1.1 RR1-1: Thời tiết – Gió
Gió là một hiện tượng thời tiết thường xuyên xảy ra tuy nhiên mức độ ảnh
hưởng và tác động lại nhỏ. Do đặc thù dự án Landmark 81 là dự án nhà chọc trời
có quy mô cao nhất Đông nam Á, thứ 4 thế giới tại thời điểm xây dựng nên đối
với những hạng mục trên cao sẽ chịu tác động lớn từ gió.
5.1.1.2 RR1-2: Thời tiết – Dông
Dông là một hiện tượng thời tiết ít xảy ra đặc biệt là tại khu vực xây dựng
dự án (TP. HCM) tuy nhiên mức độ ảnh hưởng và tác động đối với dự án nếu
Trang 44
xảy ra sẽ lớn hơn so với gió.
5.1.1.3 RR1-3: Thiên tai – Bão
Bão là một hiện tượng thời tiết hiếm xảy ra đặc biệt là tại khu vực xây
dựng dự án (TP. HCM) tuy nhiên mức độ ảnh hưởng và tác động đối với dự án
nếu xảy ra sẽ lớn hơn rất nhiều so với gió, dông.
5.1.1.4 RR1-4: Thiên tai – Động đất
Động đất là một hiện tượng thời tiết hiếm xảy ra ở Việt Nam, đặc biệt là
tại khu vực xây dựng dự án (TP. HCM) tuy nhiên nếu xảy ra sẽ có mức độ ảnh
hưởng và tác động tương đối lớn đối với dự án.
5.1.1.5 RR1-5: Thiên tai – Sạt lỡ đất
Dự án Landmark có độ sâu đào lên đến 21m và tầng hầm chung của khu
rộng 3.5ha cùng 3 tòa nhà 50 tầng liền kề trong khuôn viên nên hiện tượng sạt lỡ
có khả năng xảy ra sẽ có mức độ ảnh hưởng và tác động rất lớn đến dự án.
 Từ các phân tích trên, chúng ta có các bảng đánh giá như sau:
Bảng 6. Đánh giá định tính rủi ro
Danh mục Mức độ Khả năng Đánh giá
STT Tên rủi ro
rủi ro tác động xảy ra rủi ro
1 RR1-1 Thời tiết - Gió 3 4 12
2 RR1-2 Thời tiết - Dông 3 3 9
3 RR1-3 Thiên tai - Bão 3 1 3
4 RR1-4 Thiên tai - Động đất 4 1 4
5 RR1-5 Thiên tai - Sạt lỡ đất 4 2 8
Bảng 7. Xếp hạng rủi ro cho RR1
Điểm đánh giá rủi ro Danh mục
Hạng Tên rủi ro
(R = P x S) rủi ro
1 12 RR1-1 Thời tiết - Gió
2 9 RR1-2 Thời tiết - Dông
3 8 RR1-5 Thiên tai - Sạt lỡ đất
4 4 RR1-4 Thiên tai - Động đất
5 3 RR1-3 Thiên tai - Bão

Trang 45
5.1.2 Rủi ro vật lý:

Các rủi ro vật lý được phân tích và đánh giá như sau:
5.1.2.1 RR2-1: Hư hỏng kết cấu, không đủ tải trọng
Đối với dự án nhà cao tầng thì đây là rủi ro rất hiếm khi xảy ra, phần kết
cấu với một công trình là rất quan trọng nên đã được tính toán thiết kết và qua
nhiều bước thẩm tra, thẩm định rất kỹ càng. Tuy nhiên nếu xảy ra thì hậu quả
mà nó mang lại rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến tiến độ, chi phí đặc biệt là
chất lượng của dự án.
5.1.2.2 RR2-2: Hư hỏng thiết bị, máy móc thiết bị không đồng bộ, không
đảm bảo yêu cầu kĩ thuật
Dự án Landmark 81 là dự án trọng điểm, được thi công bởi nhà thầy lớn
là Coteccons, một nhà thầu luôn đi đầu trong công nghệ thi công xây dựng và áp
dụng các thiết bị hiện đại trên thị trường xây dựng, tổ chức điều phối thiết bị
cũng là một điểm sáng trong công tác quản lý thiết bị của Coteccons. Bên cạnh
đó là sự hỗ trợ của phần mềm quản lý CMS, ứng dụng BIM (mô hình hóa biện
pháp thiết bị thi công) cùng đội ngũ kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm trong công
tác thiết kế và logistic, giải pháp thiết bị tối ưu luôn được định hướng ngay từ
đầu dự án, đảm bảo thiết bị luôn được luân chuyển và tối ưu hóa thời gian hoạt
động. Vì vậy có thể nói rủi ro về thiết bị ít khi xảy ra trong quá trình thi công.

5.1.2.3 RR2-3: Tai nạn lao động

Rủi ro này hiếm khi xảy ra trong quá trình thi công, đặc biệt là dự án nhà
cao tầng như Landmark 81 vì có đội ngũ ban quản lý dự án chuyên nghiệp, đội
ngũ kỹ sư an toàn với nhiều năm kinh nghiệm theo dõi và trực tiếp quản lý an
toàn của dự án cùng với đội ngũ công nhân đã được đào tạo chuyên sâu nhiều
giờ về an toàn lao động. Tuy nhiên trong quá trình thi công ngoài công trình
không tránh khỏi vài sai sót, rủi ro làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ dự án.

5.1.2.4 RR2-4: Hiện tượng cháy, nổ

Đây cũng là một rủi ro hiếm khi xảy ra trong dự án nhà cao tầng, vì
thường sẽ phát sinh đột xuất trong giai đoạn thi công, ảnh hưởng nghiêm trọng

Trang 46
đến chất lượng, chi phí, tiến độ và an toàn của dự án.

5.1.2.5 RR2-5: Phát sinh trộm cắp. thất thoát vật tư, thiết bị

Rủi ro này có ít khả năng xảy ra. Trên thực tế, việc thất thoát vật tư, thiết
bị trên công trường xây dựng là có xảy ra, nhưng với một dự án lớn như
Landmark 81 thì công tác an toàn, bảo an được đặc lên hàng đầu. Khi xảy ra có
thể làm gián đoạn quá trình thi công nhưng trong khoảng thời gian dự trữ của
tiến độ. Vì thế, nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến tiến độ hay chất lượng.
 Từ các phân tích trên, chúng ta có các bảng đánh giá như sau:
Bảng 8. Đánh giá định tính rủi ro
Danh mục Mức độ Khả năng Đánh giá
STT Tên rủi ro
rủi ro tác động xảy ra rủi ro
Hư hỏng kết cấu,
1 RR2-1 5 1 5
không đủ tải trọng
Hư hỏng thiết bị, máy
móc thiết bị không
2 RR2-2 2 2 4
đồng bộ, không đảm
bảo yêu cầu kĩ thuật
3 RR2-3 Tai nạn lao động 2 1 2
4 RR2-4 Hiện tượng cháy, nổ 5 1 5
Phát sinh trộm cắp. thất
5 RR2-5 1 2 2
thoát vật tư, thiết bị

Bảng 9. Xếp hạng rủi ro cho RR2


Điểm đánh giá rủi ro Danh mục
Hạng Tên rủi ro
(R = P x S) rủi ro
1 5 RR2-1 Hư hỏng kết cấu, không đủ tải trọng
2 5 RR2-4 Hiện tượng cháy, nổ
Hư hỏng thiết bị, máy móc thiết bị
3 4 RR2-2 không đồng bộ, không đảm bảo yêu
cầu kĩ thuật
4 2 RR2-3 Tai nạn lao động
Trang 47
Phát sinh trộm cắp. thất thoát vật tư,
5 2 RR2-5
thiết bị

5.1.3 Kinh tế và tài chính:

Các rủi ro kinh tế và tài chính được phân tích và đánh giá như sau:

5.1.3.1 RR3-1: Lạm phát

Lạm phát là sự suy giảm sức mua của đồng tiền theo thời gian và việc
không lường trước được sự thay đổi của lạm phát sẽ dẫn đến những rủi ro về chi
phí của dự án. Ở Việt Nam mức lạm phát luôn được duy trì ở mức thấp nên rủi
ro này hiếm khi xảy ra.

5.1.3.2 RR3-2: Khả năng của quỹ tài chính

Ở Việt Nam, việc huy động của một số quỹ tài chính nhà nước còn hạn
chế, chủ yếu vẫn là từ ngân sách nhà nước, dẫn đến tình trạng phân tán nguồn
lực ngân sách nhà nước. Nhưng với dự án Landmark thì đây là một rủi ro hiếm
khi xảy ra trong dự án, vì dự án có sự đầu tư từ chính tập đoàn Vingroup – một
trong những tập đoàn có nguồn lực tài chính lớn nhất Việt Nam thời điểm hiện
tại.

5.1.3.3 RR3-3: Vỡ nợ tài chính

Việc một quốc gia vỡ nợ không phải là chuyện hiếm gặp. Nếu xảy ra sẽ
ảnh hưởng đến tiến độ, chi phí của dự án. Nhưng ở Việt Nam, các chỉ tiêu nợ
đều trong giới hạn an toàn được Quốc hội phê chuẩn.

5.1.3.4 RR3-4: Chủ đầu tư chậm giải ngân cho nhà thầu thi công

Đây là rủi ro xảy ra khá thường xuyên trong 1 dự án xây dựng do thiếu sự
kết hợp, tương tác giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công, khả năng điều động vốn
của chủ đầu tư, việc vận hành hồ sơ, thủ tục pháp lý chậm. Điều này làm ảnh
hưởng đáng kể đến tiến độ trong các công tác thi công của nhà thầu.

5.1.3.5 RR3-5: Báo giá không đầy đủ

Khả năng xảy ra thấp do trước khi trúng thầu dự án cao tầng như

Trang 48
Landmark 81 thì các hồ sơ đấu thầu và dữ liệu liên quan trong đó có cả bảng báo
giá chi tiết đã được kiểm tra, thẩm định, phê duyệt rất gắt gao để đảm bảo độ
chính xác. Tuy nhiên hậu quả nếu xảy ra dẫn đến ảnh hưởng cả quá trình thi
công là rất cao, làm thiếu hụt các khoản chi phí cần thiết cho dự án.
 Từ các phân tích trên, chúng ta có các bảng đánh giá như sau:
Bảng 10. Đánh giá định tính rủi ro
Danh mục Mức độ Khả năng Đánh giá
STT Tên rủi ro
rủi ro tác động xảy ra rủi ro
1 RR3-1 Lạm phát 3 1 3
Khả năng của quỹ tài
2 RR3-2 2 1 2
chính
3 RR3-3 Vỡ nợ tài chính 2 1 2
Chủ đầu tư chậm giải
4 RR3-4 ngân cho nhà thầu thi 3 3 9
công
5 RR3-5 Báo giá không đầy đủ 4 2 8

Bảng xếp 11. Hạng rủi ro cho RR3


Điểm đánh giá rủi ro Danh mục
Hạng Tên rủi ro
(R = P x S) rủi ro
Chủ đầu tư chậm giải ngân cho
1 9 RR3-4
nhà thầu thi công
2 8 RR3-5 Báo giá không đầy đủ
3 3 RR3-1 Lạm phát
4 2 RR3-2 Khả năng của quỹ tài chính
5 2 RR3-3 Vỡ nợ tài chính

5.1.4 Môi trường và chính sách:

Các rủi ro về môi trường và chính sách được phân tích và đánh giá như
sau:

5.1.4.1 RR4-1: Những thay đổi văn bản quy phạm pháp luật

Đây cũng là một rủi ro hiếm gặp trong quá trình xây dựng. Đặc biệt đối
Trang 49
với dự án cao tầng có quy mô chưa từng có ở Việt Nam như Landmark 81 thì
luôn cần cập nhật, tuân thủ những điều luật, quy định mới nhất cần thiết cho
công trình một cách nghiêm ngặt nhất. Tuy nhiên với sự chuyên nghiệp cần có
để thực hiện dự án, các đơn vị tham gia sẽ xây dựng đội ngũ chuyên gia, chuyên
viên quản lý cần có để thực hiện dự án. Do đó xác suất xảy ra sẽ rất nhỏ và mức
độ tác động sẽ không lớn.

5.1.4.2 RR4-2: Những những điều lệ luật về an toàn và chống ô nhiễm

Đây cũng là một rủi ro hiếm gặp trong quá trình thi công xây dựng. Vì dự
án với sự đầu tư lớn và quy mô như Landmark 81 thì những vấn đề văn bản luật
về an toàn và ô nhiễm đã được xem xét kỹ lưỡng và lên đề án sẵn sàng ứng phó
từ trước.
 Từ các phân tích trên, chúng ta có các bảng đánh giá như sau:
Bảng 12. Đánh giá định tính rủi ro
Danh mục Mức độ Khả năng Đánh giá
STT Tên rủi ro
rủi ro tác động xảy ra rủi ro
Những thay đổi văn
1 RR4-1 bản quy phạm pháp 3 1 3
luật
Những những điều lệ
2 RR4-2 luật về an toàn và 2 1 2
chống ô nhiễm

Bảng 13. Xếp hạng rủi ro cho RR4


Điểm đánh giá rủi ro Danh mục
Hạng Tên rủi ro
(R = P x S) rủi ro
Những thay đổi văn bản quy
1 3 RR4-1
phạm pháp luật
Những những điều lệ luật về an
2 2 RR4-2
toàn và chống ô nhiễm

Trang 50
5.1.5 Thiết kế:

Các rủi ro về thiết kế được phân tích và đánh giá như sau:

5.1.5.1 RR5-1: Xung đột giữa các bộ phận trong bản vẽ

Đây là rủi xảy ra khá thường xuyên trong 1 dự án xây dựng cao tầng do
thiếu sự kết hợp, tương tác giữa các bộ phận trong xây dựng đặc biệt là 3 bộ
phận chính là Kết Cấu, Kiến trúc và MEP. Và chỉ khi thi công mới phát hiện ra
lỗi xung đột nên có thể phải thay đổi phương án, ảnh hưởng gián đoạn đến tiến
độ.

5.1.5.2 RR5-2: Thiết kế khiếm khuyết, lỗi và bỏ sót kết cấu

Đây là rủi ro rất hiếm khi xảy ra, đặc biệt ở dự án nhà cao tầng, phần thiết
kế kết cấu rất quan trọng nên được tính toàn qua nhiều bước, thẩm tra, thẩm
định rất kỹ càng. Tuy nhiên nếu xảy ra hậu quả mà nó mang lại rất nghiêm
trọng, ảnh hưởng lớn đến tiến độ, chi phí đặc biệt là độ an toàn, chất lượng của
dự án.

5.1.5.3 RR5-3: Sai số trong khảo sát địa chất

Tương tự như RR5-2, rất hiếm khi xảy ra trong dự án nhà cao tầng nhưng
ản hưởng của nó đến dự án là cực kỳ lớn vì nó tác động trực tiếp đến hệ móng
của cả dự án cao tầng, việc phân tích, khảo sát sai cấu tạo tầng địa chất có thể
gây sụt lún thậm chí sụp đổ cả dự án.

5.1.5.4 RR5-4: Tiêu chí thiết kế không tương thích

Tương tự như RR5-2, rủi ro này rất hiếm khi xảy ra trong dự án nhà cao
tầng, nếu xảy ra nó có thể tác động đến dự án với mức độ nhỏ.
 Từ các phân tích trên, chúng ta có các bảng đánh giá như sau:
Bảng 14. Đánh giá định tính rủi ro
Danh mục Mức độ Khả năng Đánh giá
STT Tên rủi ro
rủi ro tác động xảy ra rủi ro
Xung đột giữa các bộ
1 RR5-1 3 3 9
phận trong bản vẽ
2 RR5-2 Thiết kế khiếm khuyết, 1 5 5
Trang 51
lỗi và bỏ sót kết cấu
Sai số trong khảo sát
3 RR5-3 1 5 5
địa chất
Tiêu chí thiết kế không
4 RR5-4 1 4 4
tương thích

Bảng 15. Xếp hạng rủi ro cho RR5


Điểm đánh giá rủi ro Danh mục
Hạng Tên rủi ro
(R = P x S) rủi ro
Xung đột giữa các bộ phận trong
1 9 RR5-1
bản vẽ
Thiết kế khiếm khuyết, lỗi và bỏ
2 5 RR5-2
sót kết cấu
3 5 RR5-3 Sai số trong khảo sát địa chất
Tiêu chí thiết kế không tương
4 4 RR5-4
thích

5.1.5 Thi công:

Các rủi ro về thi công được phân tích và đánh giá như sau:

5.1.6.1 RR6-1: Đình công

Đây là một rủi ro rất hiếm khi xảy ra. Thường xảy ra trong quá trình thi
công khi nhà thầu không đáp ứng được nhu cầu của công nhân viên về chế độ
việc làm, lương thưởng, gây bất mãn dẫn đến khả năng đình công làm gián đoạn
tiến độ thi công dự án.

5.1.6.2 RR6-2: Thiếu nhân lực thi công, năng suất lao động giảm

Nhà Thầu khi nhận thầu và chuẩn bị thực hiện thi công sẽ có kế hoạch dự
trù chi tiết cho nguồn nhân lực thực hiện dự án do đó việc thiếu nhân lực thi
công cho dự án có xác suất xảy ra không lớn. Đặc biệt với Nhà Thầu lớn như
Coteccons có nguồn nhân lực dồi dào và nhiều dự án thực hiện cùng lúc nên sẽ
có nhiều phương án đối phó. Tuy nhiên nếu xảy ra việc thiếu nguồn nhân lực thi
công cho dự án thì mức độ ảnh hưởng đến tiến độ dự án sẽ rất lớn.

Trang 52
5.1.6.3 RR6-3: Những điều kiện công trường khác nhau

Như đã phân tích ở phần nhận diện rủi ro về những rủi ro về điều kiện
công trường khác nhau, do đặc thù là dự án có quy mô lớn nhất, lần đầu được
thực hiện tại Việt Nam nên những điều kiện công trường phức tạp sẽ dễ gây ra
những sai lầm trong quá trình thi công. Việc điều phối tổ chức công trường thi
công không hợp lý cũng sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện dự án.

5.1.6.4 RR6-4: Thay đổi thiết kế trong quá trình thi công

Trong dự án xây dựng điều này thường có khả năng xảy ra. Đặc biệt đối
với dự án Landmark 81 đòi hỏi một khối lượng thiết kế lớn cùng những cấu kiện
đặc biệt thì nếu rủi ro này xảy ra có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ và chi phí
của dự án.

5.1.6.5 RR6-5: Hư hỏng, thiếu trang thiết bị thi công

Tương tự như rủi ro về thiếu nhân lực thi công, dự đoán về việc thiếu
trang thiết bị thi công cho dự án có xác suất xảy ra không lớn do Nhà Thầu khi
nhận thầu và chuẩn bị thực hiện thi công sẽ có kế hoạch dự trù trang thiết bị
thực hiện dự án. Đối với Nhà Thầu lớn như Coteccons có khả năng thực hiện
nhiều dự án cùng lúc cùng với nguồn trang thiết bị dồi dào nên sẽ có nhiều
phương án đối phó. Tuy nhiên nếu xảy ra việc thiếu trang thiết bị thi công cho
dự án thì mức độ ảnh hưởng đến tiến độ dự án sẽ rất lớn.

5.1.6.6 RR6-6: Biện pháp thi công các cấu kiện đặc biệt

Rủi ro này nhiều khả năng xảy ra vì Landmark 81 là dự án lớn nhất mà


Nhà thầu Coteccons từng thì công, đặc biệt phần móng của Landmark 81 là một
kết cấu đài móng lớn nhất thế giới cho nhà cao tầng hiện nay, với khối lượng bê
tông khổng lồ lên đến hơn 16.000 m3; cao 8.8m-18.0m bắt đầu từ tầng 1 phần
hầm, Khối lượng cốt thép bao gồm cả lưới trên và lưới dưới, hệ thống giằng
(Bracing) H400. Người quản lý dự án cần phải thấy trước các xung đột về cốt
thép với các lớp bảo vệ / hệ chống đỡ (Kingpost) và độ dốc của móng để có thể
kịp thời phản hồi chủ đầu tư / đơn vị thiết kế về việc thay đổi biện pháp thi công.
Nếu xảy ra sai sót trong quá trình triển khai thì rủi ro về chi phí, tiến độ là rất

Trang 53
lớn.
 Từ các phân tích trên, chúng ta có các bảng đánh giá như sau:
Bảng 16. Đánh giá định tính rủi ro
Danh mục Mức độ Khả năng Đánh giá
STT Tên rủi ro
rủi ro tác động xảy ra rủi ro
1 RR6-1 Đình công 4 1 4
Thiếu nhân lực thi
2 RR6-2 công, năng suất lao 4 2 8
động giảm
Những điều kiện công
3 RR6-3 4 2 8
trường khác nhau
Thay đổi thiết kế trong
4 RR6-4 4 3 12
quá trình thi công
Hư hỏng, thiếu trang
5 RR6-5 3 2 6
thiết bị thi công
Biện pháp thi công các
6 RR6-6 5 2 10
cấu kiện đặc biệt

Bảng 17. Xếp hạng rủi ro cho RR6


Điểm đánh giá rủi ro Danh mục
Hạng Tên rủi ro
(R = P x S) rủi ro
Thay đổi thiết kế trong quá trình
1 12 RR6-4
thi công
Biện pháp thi công các cấu kiện
2 10 RR6-6
đặc biệt
Thiếu nhân lực thi công, năng
3 8 RR6-2
suất lao động giảm
Những điều kiện công trường
4 8 RR6-3
khác nhau
Hư hỏng, thiếu trang thiết bị thi
5 6 RR6-5
công
Trang 54
6 4 RR6-1 Đình công

Trang 55
5.2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG THEO PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG

5.2.1. Tiến độ thực hiện dự án

Tiến độ thi công giả định: 520 ngày (không bao gồm ngày nghỉ lễ, tết theo
quy định)

Thực hiện theo tiến độ thi công, xét các công tác cơ bản của công trình,
giả định 5 công tác này là đường găng của việc thực hiện xây dựng:
Bảng 18. Tiến độ thi công dự án 05 công tác đường găng

Thời gian
STT Hạng mục thực hiện Bắt đầu Kết thúc
(ngày)
1 Kết cấu công trình 150 10/05/2022 05/12/2022
2 Tháo dỡ thiết bị 60 06/12/2022 27/02/2023
3 Các tấm ốp bên ngoài 70 28/02/2023 05/06/2023
4 Hoàn thiện cơ bản 150 06/06/2023 01/01/2024
5 MEP 90 02/01/2024 06/05/2024

5.2.2. Đánh giá rủi ro dự án

Trong bảng sự kiện rủi ro dưới đây là bảng các sự kiện rủi ro có thể xảy ra
và thời gian ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.
Bảng 19. Các sự kiện rủi ro dự án

Ký hiệu
Thời gian
STT sự kiện Sự kiện rủi ro
(ngày)
rủi ro
1 RR1-3 Rủi ro thiên tai - bão 10
2 RR1-5 Tủi ro thiên tai – Sạt lỡ đất 10
Rủi ro hư hỏng thiết bị, máy móc
3 RR2-2 thiết bị không đồng bộ, không đảm 5
bảo yêu cầu kĩ thuật
4 RR4-1 Rủi ro xung đột giữa các bộ phận 5
Trang 56
trong bản vẽ
Rủi ro thay đổi thiết kế trong quá
5 RR6-4 5
trình thi công
Rủi ro hư hỏng, thiếu trang thiết bị
6 RR6-5 5
thi công
Rủi ro biện pháp thi công các cấu
7 RR6-6 5
kiện đặc biệt
Bảng 20. Bảng tổng hợp thời gian bị gián đoạn
Hoàn
ST Hạng Kết cấu công Tháo dỡ thiết Các tấm ốp
thiện cơ MEP
T mục trình bị bên ngoài
bản
1 RR1-3 10 10 10
2 RR1-5 10 10 10 10
3 RR2-2 5 5 5 5
4 RR4-1
5 RR6-4 5 5 5
6 RR6-5 5
7 RR6-6 5 5 5 5
TỔNG
8 25 25 30 25 25
(NGÀY)

Trang 57
Tiến độ nhà thầu mong muốn là 520 ngày, đã dự trù thời gian rủi ro tác
động nhất định. Tuy nhiên để đạt được đúng tiến độ đề ra, cần phải tính toán mô
phỏng để đưa ra ứng phó kịp thời.

Bảng 21. Bảng mô phỏng tiến độ đầu vào và rủi ro tác động
Thời lượng (ngày)
Sự kiện rủi
STT Hạng mục công việc Lạc Bình
Bi quan ro
quan thường
RR1-3
RR2-2
1 Kết cấu công trình 133 145 160
RR6-5
RR6-6
RR1-3
2 Tháo dỡ thiết bị 50 57 70 RR1-5
RR2-2
RR1-3
RR1-5
3 Các tấm ốp bên ngoài 55 68 76
RR6-4
RR6-6
RR1-5
RR2-2
4 Hoàn thiện cơ bản 132 144 158
RR6-4
RR6-6
RR1-5
RR2-2
5 MEP 78 86 102
RR6-4
RR6-6

Trang 58
Chạy mô phỏng tác động của sự kiện rủi ro lên từng công tác

C1) Hạng mục 1: Kết cấu công trình

Bảng 22. Bảng dữ liệu cho hạng mục công việc 1: Kết cấu công trình
STT Sự kiện Mức độ xác Xuất hiện Phân Tác động Phân
rủi ro suất xảy ra phối phối
Khởi Cao Chấm Nhỏ Trung Lớn
đầu nhất dứt bình
1 RR1-3 30% 0% - 100% Đều 3 5 10 Tam
giác

2 RR2-2 10% 0% - 100% Đều 2 3 5 Tam


giác

3 RR6-5 50% 0% - 100% Đều 2 3 5 Tam


giác
4 RR6-6 10% 0% - 100% Đều 3 5 10 Tam
giác

Trang 59
Hình 18. Biểu đồ tích lũy xác suất khả năng hoàn thành
Hạng mục 1: Kết cấu công trình

Khả năng hoàn thành công tác 1 theo đúng tiến độ mong muốn là 150 ngày là
42.5%. Khoảng giá trị dao động là từ 142 ngày đến 160 ngày.

Giá trị trung bình là 151 Ngày.

Trang 60
C2) Hạng mục 2: Thao dỡ thiết bị

Bảng 23. Bảng dữ liệu cho hạng mục công việc 2: Tháo dỡ thiết bị
ST Sự kiện Mức độ Xuất hiện Phân Tác động Phân
T rủi ro xác suất phối phối
Khởi Cao Chấm Nhỏ Trung Lớn
xảy ra
đầu nhất dứt bình
1 RR1-3 30% 0% - 100% Đều 3 5 10 Tam
giác
2 RR1-5 20% 0% - 100% Đều 3 5 10 Tam
giác
3 RR2-2 20% 0% - 100% Đều 2 3 5 Tam
giác

Trang 61
Hình 19. Biểu đồ tích lũy xác suất khả năng hoàn thành
Hạng mục 2: Tháo dỡ thiết bị

Khả năng hoàn thành công tác 2 theo đúng tiến độ mong muốn là 60 ngày là
9.1%

Khoảng giá trị dao động là từ 56 ngày đến 72 ngày. Giá trị trung bình là 64
Ngày.

Trang 62
C3) Hạng mục 3: Các tấm ốp bên ngoài

Bảng 24. Dữ liệu cho hạng mục công việc 3: Các tấm ốp bên ngoài
ST Sự kiện Mức độ Xuất hiện Phân Tác động Phân
T rủi ro xác suất phối phối
Khởi Cao Chấm Nhỏ Trung Lớn
xảy ra
đầu nhất dứt bình
1 RR1-3 30% 0% - 100% Đều 3 5 10 Tam giác
2 RR1-5 20% 0% - 100% Đều 3 5 10 Tam giác
3 RR6-4 40% 0% - 100% Đều 2 3 5 Tam giác
4 RR6-6 10% 0% - 100% Đều 2 3 5 Tam giác

Trang 63
Hình 20. Biểu đồ tích lũy xác suất khả năng hoàn thành
Hạng mục 3: Các tấm ốp bên ngoài

Khả năng hoàn thành công tác 1 theo đúng tiến độ mong muốn là 70 ngày là
35.4%. Khoảng giá trị dao động là từ 64 ngày đến 78 ngày. Giá trị trung bình là
71 Ngày.

Trang 64
C4) Hạng mục 4: Hoàn thiện cơ bản

Bảng 25. Dữ liệu cho hạng mục công việc 4: Hoàn thiện cơ bản
ST Sự kiện Mức độ Xuất hiện Phân Tác động Phân
T rủi ro xác suất phối phối
Khởi Cao Chấm Nhỏ Trung Lớn
xảy ra
đầu nhất dứt bình
1 RR1-5 20% 0% - 100% Đều 3 5 10 Tam giác
2 RR2-2 20% 0% - 100% Đều 2 3 5 Tam giác
3 RR6-4 40% 0% - 100% Đều 2 3 5 Tam giác
4 RR6-6 10% 0% - 100% Đều 2 3 5 Tam giác

Trang 65
Hình 21. Biểu đồ tích lũy xác suất khả năng hoàn thành
Hạng mục 4: Hoàn thiện cơ bản

Khả năng hoàn thành công tác 4 theo đúng tiến độ mong muốn là 150 ngày là
66.48%. Khoảng giá trị dao động là từ 140 gày đến 156 ngày. Giá trị trung bình
là 148 ngày.
C5) Hạng mục 5 : MEP

Bảng 26. Dữ liệu cho hạng mục công việc 5: MEP

Mức độ Xuất hiện Tác động


ST Sự kiện Phân Phân
xác suất Khởi Cao Chấm Trung
T rủi ro phối Nhỏ Lớn phối
xảy ra đầu nhất dứt bình
Tam
1 RR1-5 20% 0% - 100% Đều 3 5 10
giác
Tam
2 RR2-2 20% 0% - 100% Đều 2 3 5
giác
Tam
3 RR6-4 40% 0% - 100% Đều 2 3 5
giác
Tam
4 RR6-6 10% 0% - 100% Đều 2 3 5
giác

Trang 67
Hình 22. Biểu đồ tích lũy xác suất khả năng hoàn thành
Hạng mục 5: MEP

Khả năng hoàn thành công tác 5 theo đúng tiến độ mong muốn là 90 ngày là
18.82%. Khoảng giá trị dao động là từ 86 ngày đến 100 ngày. Giá trị trung bình là
93 ngày.

Trang 68
Tổng hợp các hạng mục công việc

Bảng 27. Dữ liệu tổng hợp các hạng mục công việc
Thời gian (ngày)
Hạng mục Số sự kiện rủi
STT Lạc Trung Bi
công việc ro xảy ra
quan bình quan

1 Kết cấu công 142 151 160 4


trình
2 Tháo dỡ thiết 56 64 72 3
bị
3 Các tấm ốp 64 71 78 4
bên ngoài
4 Hoàn thiện cơ 140 148 156 4
bản
5 MEP 86 100 93 4

Hình 23. Biểu đồ mô phỏng tổng thể các công việc


Cơ hội để hoàn thành đúng tiến độ 520 ngày là 16.6%. Khoảng giá trị dao động
là từ 508 ngày đến 548 ngày. Giá trị trung bình là 528 ngày.
CHƯƠNG 6. NGUYÊN NHÂN HẬU QUẢ VÀ BIỆN PHÁP ỨNG
PHÓ RỦI RO

6.1. CÁC RỦI RO DO THỜI TIẾT, THIÊN TAI

Nguyên Hậu quả


Tên rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro
nhân rủi ro rủi ro

- Phương pháp ứng phó “Né


6.1.1 RR1 –
tránh rủi ro”:
1
+ Nghiên cứu theo dõi tình hình dự
Thời tiết –
báo thời tiết, đưa ra kế hoạch phù
Gió
hợp như: thực hiện các công tác
- Hiện tượng - Chậm trong nhà vào ngày dông gió lớn,
thời tiết tự trễ tiến bão,… các công tác ngoài trời phải
6.1.2 RR1-
nhiên độ. lên kế hoạch thực hiện vào những
2: Thời tiết
(thường - Mất an ngày thời tiết tốt, ít dông gió.
– Dông
xuyên xảy toàn trong
+ Lập tiến độ dựa vào đặc điểm mùa
ra) thi công.
mưa gió, bão tại khu vực thực hiện
6.1.3 RR1- dự án.
3: Thiên tai
+Cập nhật tiến độ theo điều kiện thi
– Bão
công thực tế, có kế hoạch đàm phán
kéo dài tiến độ với chủ đầu tư.

- Phương pháp ứng phó “Né


- Hiện tượng
- Chậm tránh rủi ro”:
6.1.4 RR1- thời tiết tự
trễ tiến + Nghiên cứu theo dõi tình hình dự
4: Thiên tai nhiên
độ. báo động đất, sạt lở đất, đưa ra kế
– Động đất (không
- Mất an hoạch, tiến độ thi công phù hợp.
thường

70
toàn trong + Mua các gói bảo hiểm cho công
thi công. trình.
- Ảnh +Có kế hoạch ứng phó đảm bảo an
6.1.5 RR1-
hưởng toàn nếu bắt buộc phải thi công trong
5: Thiên tai xuyên xảy
lớn, phá điều kiện nguy cơ xảy ra động đất,
– Sạt lỡ đất ra)
hoại đến sạt lở đất cao.
các hạng
mục đang
thi công.

6.2. CÁC RỦI RO DO VẬT LÝ

6.2.1 RR2-1: Hư hỏng kết cấu, kết cấu không đảm bảo khả năng chịu tải trọng

Nguyên nhân
Hậu quả rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro
rủi ro

Phương pháp ứng phó “Tránh và


- Không đảm bảo giảm thiểu rủi ro”:
- Tăng chi phí làm
đúng trình tự thi + Kiểm soát, tăng cường giám sát
lại kết cấu
công, chỉ dẫn kỹ trong thi công
-Chậm trễ tiến độ
thuật thi công
ảnh hưởng công tác + Tuân thủ các chỉ dẫn tiêu, chí kỹ
- Không tuân thủ
gantt thuật
bản vẽ thiết kế
- Mất an toàn trong + Kiểm soát, thẩm tra hồ sơ thiết kế
- Sai sót trong
thi công. đảm bảo kết cấu đủ khả năng chịu
khâu thiết kết
lực trước khi đưa hồ sơ ra thi công.

6.2.2 RR2-2: Hư hỏng thiết bị, máy móc thiết bị không đồng bộ, không đảm bảo
yêu cầu kĩ thuật

Nguyên nhân rủi


Hậu quả rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro
ro

71
Phương pháp ứng phó “Tránh và
giảm thiểu rủi ro”:
+ Sử dụng các nhà thầu có năng lực
- Chậm tiến độ
- Nhà thầu không về máy móc, thiết bị. Dự án
- Tăng chí phí thuê
đảm bảo năng lực Landmark 81 được thi công bởi nhà
máy mới phù hợp
về máy móc, thiết thầu lớn là Coteccons, nhà thầu
- Tăng chi phí sửa
bị. luôn đi đầu trong áp dụng các thiết
chữa máy móc.
bị hiện đại trên thị trường xây
dựng, tổ chức điều phối thiết bị
cũng là một điểm sáng trong công
tác quản lý thiết bị của Coteccons

72
6.2.3 RR2-3: Tai nạn lao động

Nguyên nhân rủi ro Hậu quả rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro

Phương pháp ứng phó “Tránh và


giảm thiểu rủi ro”:
+ Tăng cường phổ biến an toàn lao
động, tuân thủ các nguyên tắc an
- Thương vong toàn lao động.
- Bất cẩn
- Ảnh hưởng đến
- Không tuân thủ + Trang bị đầy đủ các phương tiện
các vấn đề pháp
biển báo chỉ dẫn bảo hộ lao động cá nhân
lý của công trình
trong công trường
- Tạm ngưng thi + Trang bị hệ thống biển báo tại
-Thiếu hiểu biết về
công, hủy giấy công trình xây dựng
các kiến an toàn an
phép nếu có tai + Tối ưu nguồn vật tư, giảm tải
lao động
nạn nghiêm trọng công việc tại công trình, tránh tại

nạn do tải trọng nặng.

+ Xây dựng quy định an toàn khi


làm việc trên giàn giáo, làm việc
trên cao

6.2.4 RR2-4: Hiện tượng cháy, nổ

Nguyên nhân
Hậu quả rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro
rủi ro

73
- Chập điện Phương pháp ứng phó “Giữ lại và
- Cháy nổ hóa - Gây cháy nổ, giảm thiểu rủi ro, né tránh rủi ro”:
chất thương vong và + Tuân thủ các quy tắc PCCC trong
- Mất an toàn ảnh hưởng cực kỳ công trường
trong việc sử nghiêm trọng đến + Đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa
dụng lửa, công nhà thầu và chủ chất dễ gây cháy nổ trong công trình
nhân hút thuốc, đầu tư. + Xử phạt các hành vi sử dụng lửa
bã que hàn,… trong trường hợp chưa được cho
phép

6.2.5 RR2-5: Phát sinh trộm cắp. thất thoát vật tư, thiết bị

Nguyên nhân rủi


Hậu quả rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro
ro
Phương pháp ứng phó “Tránh và
- Quản lý anh - Mất mát tài sản, giảm thiểu rủi ro”:
ninh còn chưa cao tốn chi phí + Nâng cao quản lý an ninh, trang
- Giám sát kiểm - Vật tư mua mới thiết bị ra vào công.
tra trang thiết bị chậm trễ, không + Có kế hoạch bổ sung vật tư, vật
sau thi công còn đồng nhất, chậm liệu cho trường hợp nếu xảy ra thất
hạn chế tiến độ thoát.
+ Tăng cường quản lý xử phạt các
hành vi trộm cấp.

6.3 KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH

6.3.1 RR3-1: Lạm phát

6.3.2 RR3-2: Khả năng của quỹ tài chính

6.3.3 RR3-3: Vỡ nợ tài chính

6.3.4 RR3-4: Chủ đầu tư chậm giải ngân cho nhà thầu thi công

Hậu quả rủi


Nguyên nhân rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro
ro

74
- Chủ dầu tư gặp phải - Ảnh hưởng Phương pháp ứng phó “Né tránh và
các vấn đề về vốn đến chi phí chi giảm thiểu rủi ro”:
trả của nhà + Lên kế hoạch tài chính cụ thể cho
thầu. dự án
- Trượt tiến độ + Cần phải có các khoảng dự phòng
do thiếu chi phí phí
cho vật liệu và + Lựa chọn nhà thầu có năng lực tài
nhân công. chính tốt

6.3.5 RR3-5: Báo giá không đầy đủ

Hậu quả rủi


Nguyên nhân rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro
ro

- Do khối lượng các - Phương pháp ứng phó “Né


hạng mục lớn và tránh rủi ro”:
- Ảnh hưởng
nhiều chi tiết phức + Lên kế hoạch
đến tổng chi
tạp nên thiếu sót nguồn lực và lập bảng theo dõi chi
phí của hạng
trong khâu làm báo phí các hạng mục để kiểm soát dòng
mục và cả dự
giá tiền dựa trên số lượng hóa đơn.
án.
+ Lập ra chi tiết các yêu cầu cần
- Sai sót trong khâu
- Tốn thời gian
thiết về chi phí và được các bên liên
tính toán khối lượng
làm báo giá và
quan chính chấp thuận. Bảng phân
làm báo giá
giải quyết báo
tích dự báo biến động của đơn giá
giá phát sinh,
phải được theo dõi cẩn thận.
chậm thanh
+ Kiểm tra tính đầy đủ tất cả các
toán
hạng mục khi xác nhận báo giá.

6.4 MÔI TRƯỜNG VÀ CHÍNH SÁCH

Tên rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro


Nguyên Hậu quả
75
nhân rủi
rủi ro
ro

6.4.1 RR4- Phương pháp ứng phó “Chấp nhận


1: Những - Thời rủi ro”:
thay đổi gian thi + Tham khảo các dự thảo luật chuẩn
văn bản công công bị phát hành, lên kế hoạch thay đổi
quy phạm trình kéo các vấn đề pháp lý có liên quan phù
- Các chính
pháp luật dài các hợp với luật mới.
sách pháp
luật, văn
lý có liên
bản pháp
6.4.2 RR4- quan không
luật thay
2: Những còn phù
đã thay
những điều hợp.
đổi phù
lệ luật về
hợp với
an toàn và
điều kiện
chống ô
thực tế
nhiễm

6.5 THIẾT KẾ

6.5.1 RR5-1: Xung đột giữa các bộ môn trong bản vẽ

Nguyên nhân rủi


Hậu quả rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro
ro

76
- Do khối lượng - Phương pháp ứng phó “Né
bản vẽ lớn dẫn tránh rủi ro”:
đến những dữ liệu - Thông tin mâu + Áp dụng các công nghệ hiện đại
và thông tin giữa thuẫn không rõ vào quản lý thông tin dự án như
các bộ môn không ràng nhất quán, mô hình BIM.
liên kết, nhất quán nhà thầu không
+ Đối chiếu, kiểm tra cẩn thận và
với nhau. thể thi công hạng
đầy đủ các bản vẽ của tất cả các bộ
mục,…
- Các bên chưa môn, xử lý xung đột trước khi xuất
- Chậm tiến độ
cập nhật đầy đủ bản vẽ để thi công.
các công tác do
các hạng mục, cấu
+Cần lập các tổ kiểm tra xử lý
cần thời gian giải
kiện thay đổi
xung đột từ các bản vẽ của các bộ
quyết các RFI.
trong quá trình
môn, xử lí thông tin thống nhất một
thiết kế
cách nhanh chóng đáp ứng tiến độ
thi công.

6.5.2 RR5-2: Thiết kế khiếm khuyết, lỗi và bỏ sót kết cấu

Hậu quả rủi


Nguyên nhân rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro
ro

- Dự án có quy mô rất - Phương pháp ứng phó “Né


lớn rất nhiều chi tiết - Kết cấu tránh rủi ro”:
cấu kiện dẫn đến thiếu không đảm bảo + Thẩm tra cẩn thận hồ sơ trước
sót chi tiết kết cấu, khả năng chịu khi đưa hồ sơ vào thi công.
thông tin bản vẽ chưa lực
đầy đủ về chi tiết kết - Không đủ
cấu,… thông tin để thi
công

77
6.5.3 RR5-3: Sai số trong khảo sát địa chất

Hậu quả rủi


Nguyên nhân rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro
ro

- Nhà thầu khảo sát - Sai lệch - Tránh rủi ro:


đưa ra số liệu chưa thông số đầu
+ Thâm tra, thẩm định kết quả
chính xác đối với thực vào tính toán
KSDC, so sánh với khảo sát địa
tế, có dung sai cao. ảnh hưởng
tầng khu vực gần đó nếu có.
nghiêm trọng
- Điều kiện bảo quản
- Giảm rủi ro:
đến khả năng
mẫu thí nghiệm chưa
chịu lực thực tế + Kiểm tra qua nhiều bước để
tốt
của phần ngầm đảm bảo sai số là nhỏ nhất trước
- Sai lệch do máy móc
có thể gây phá khi phát hành hồ sơ KSDC
thiết bị và do lỗi thao
hủy kết cấu
-Chuyển giao rủi ro:
tác của người thí
công trình
nghiệm + Thuê đơn vị khảo sát chuyên
- Tốn thời gian
nghiệp cho công tác khảo sát và
và chi phí kiểm
kiểm tra chéo
tra tính chính
xác của KSDC

78
6.5.4 RR5-4: Tiêu chí thiết kế không tương thích

Hậu quả rủi


Nguyên nhân rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro
ro

- Quan điểm thiết kế Phương pháp ứng phó “Né tránh rủi
khác nhau giữa các - Không thống ro”:
bên tham gia thiết kế nhất được tiêu + Thống nhất tất cả các tiêu chí, tiêu
chuẩn thiết kế, chuẩn áp dụng trong thiết kế phù
- Sự khác nhau giữa
vướng mắc các hợp với pháp lý của Việt Nam.
quan điểm thiết kế và
khó khăn trong
thực tế thi công + Thống nhất sơ đồ tính toán với
các khâu pháp
thực tế thi công.
- Sự khác nhau của
lý tại Việt
tiêu chuẩn thiết kế
Nam.
giữa Anh và Việt Nam

79
6.6THI CÔNG

6.6.1 RR6-1: Đình công

Hậu quả rủi


Nguyên nhân rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro
ro

- Chậm chi trả công - - Phương pháp ứng phó “Né


lao động tránh rủi ro”:
+ Thanh toán đầy đủ đúng hạn các
- Điều kiện lao động - Dự án sẽ
khoản tiền công.
chưa tốt vướng các vấn
đề liên quan + Tạo môi trường làm việc an toàn,
đến pháp lý thoải mái cho công nhân và kỹ sư.
- Trượt tiến độ + Có các chính sách an sinh đối với
- Thiếu hụt các công nhân, nhân viên trong
nhân công nếu trường.
dự án tiếp tục
thi công

6.6.2 RR6-2: Thiếu nhân lực thi công, năng suất lao động giảm

Hậu quả rủi


Nguyên nhân rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro
ro

80
- Công trình thi công - - Phương pháp ứng phó “Né
vào giai đoạn cao - Không đủ tránh rủi ro”:
điểm các dự án khác nhân công đáp + Có kế hoạch phân bổ nhân công
cũng đang thi công ứng tiến độ dự phù hợp với khối lượng và tiến độ
án dự án
- Chưa có chính sách
- Trượt tiến độ
tốt thu hút công nhân, + Lên kế hoạch bổ sung nhân công
dự án, bị phạt
kỹ sư, nhân viên. khi công trình vào gia đoạn khối
theo hợp đồng
lượng công việc lớn.

6.6.3 RR6-3: Những điều kiện công trường khác nhau

Hậu quả rủi


Nguyên nhân rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro
ro

- Mỗi công trình có - - Phương pháp ứng phó


yêu cầu về tiêu chí kỹ “Giảm thiểu rủi ro”:
thuật khác
nhau. - Áp dụng điều + Trình duyệt phương án thi công
Landmark là tòa nhà kiện thi công đầy đủ khả thi trước khi thi công
cao quy mô lớn nhất không đúng
+ Thuê chuyên gia tư vấn các biện
từ trước đến nay, đòi thực tiễn sẽ gây
pháp thi công mới phù hợp dự án để
hỏi kỹ thuật thi công nên những thiệt
giảm rủi ro.
mới khác biệt và hiện hại đáng kể
đại so với các công cho công trình
trình mà trước đây
Contecons từng làm.

6.6.4 RR6-4: Thay đổi thiết kế trong quá trình thi công

Hậu quả rủi


Nguyên nhân rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro
ro

81
- Trong giao đoạn Phương pháp ứng phó “Chấp nhận
thiết kế có các cấu rủi ro”:
kiện chưa phù hợp với + Lập bộ phận tiếp nhận các thông
điều kiện thi công tin cần thay đổi thiết kế, tính toán
thực tế cần tối ưu - Trượt tiến độ kiểm tra, bổ sung bản vẽ chi tiết phù
hoặc bổ sung thêm do thời gian hợp
các cấu kiện mới. tính toán kiểm + Tính toán tiến độ phát sinh đàm
- Chủ đầu tư thay đổi tra kết cấu mới phán tiến độ mới phù hợp với thay
ý định kiến trúc ban - Phát sinh chi đổi.
đầu phí
+ Thông tin đầy đủ sự thay đổi mới
cho các bên

+ Tính toán báo giá phát sinh các


thay đổi mới

6.6.5 RR6-5: Hư hỏng, thiếu trang thiết bị thi công

Hậu quả rủi


Nguyên nhân rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro
ro

82
- Trang thiết bị làm Phương pháp ứng phó “Giảm thiểu
việc quá công xuất - Tốn chi phí rủi ro”:
bảo trì sửa - Mua bảo hiểm cho trang thiết bị
- Trang thiết bị chưa
chữa thuê mới máy móc.
phù hợp với thực tế
thiết bị - Lập tổ đội máy thi công, sửa chữa
thi công
- Trượt tiến độ khi hỏng hóc.
- Các trang thiết bị
- Thuê mới thiết bị khi xảy ra sự cố
hiện đại mà trong - Kết cấu thi
hỏng hóc nếu thời gian sửa chữa
nước chưa có để đáp công không
kéo dài.
ứng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo tiêu
- Lên kế hoạch thuê hoặc trang bị
và tiến độ thi công. chí kỹ thuật đề
các máy móc đảm bảo thi công
ra.
đúng tiến độ và kỹ thuật yêu cầu.

6.6.6 RR6-6: Biện pháp thi công các cấu kiện đặc biệt

Hậu quả rủi


Nguyên nhân rủi ro Biện pháp ứng phó rủi ro
ro

Dự án Landmark 81 là Phương pháp ứng phó “Né tránh rủi


dự án lớn nhất nhà ro”:
thầu Coteccons từng - Ảnh hưởng - Lập quy trình, biện pháp thi công
thi công, có các cấu đến chất lượng. chặt chẽ.
kiện đặc biệt yêu cầu - Chậm tiến độ.
- Ứng dụng các công nghệ kỹ thuật,
quy trình thi công,
- Phát sinh chi máy móc, thiết bị hiện đại.
biện pháp thi công và
phí lớn - Sử dụng nguồn nhân lực có nhiều
máy móc thiết bị
kinh nghiệm.
chuyên biệt.

CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

83
7.1. KẾT LUẬN

Phần lớn các rủi ro gây hậu quả nặng nề đến dự án, đều có nguyên nhân là
do thiếu các chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh để xử lý các chủ thể tham gia hoạt
động xây dựng khi có vi phạm, như: quy hoạch chưa đảm bảo, quyết định đầu tư
sai, bố trí vốn phân tán, dàn trải, đền bù và giải phóng mặt bằng thiết kế không
tuân thủ quy trình kỹ thuật, không đảm bảo chất lượng, sai phạm trong đấu thầu
như thông thầu, bán thầu, thi công công trình không đảm bảo chất lượng, quản
lý dự án không tốt gây lãng phí, thất thoát, cơ chế cho duy tu bảo dưỡng sửa
chữa không có... Cơ chế "xin-cho", tình trạng "khép kín" thực hiện của quá trình
đầu tư xây dựng trong cùng một Bộ, ngành như hiện nay đã làm nảy sinh nhiều
rủi ro gây hậu quả nghiêm trọng đến dự án. Ngoài ra, năng lực của các đối tượng
tham gia dự án yếu kém, chưa tương xứng với nhiêm vụ công việc thực hiện
cũng là nguyên nhân gây nhiều rủi ro trong dự án.
Để có thể quản lý dự án một cách hiệu quả đạt các mục tiêu đề ra, cần chú
trọng công tác quản lý rủi ro dự án, trong đó phân tích nguyên nhân và các hậu
quả do rủi ro gây ra rất quan trọng và có ý nghĩa đối với việc đề xuất các giải
pháp cụ thể. Công tác quản lý rủi ro dự án tốt sẽ đóng góp nhiều cho công tác dự
báo các rủi ro trong quá trình thi công dự án nhà cao tầng. Từ đó sẽ giúp các đội
ngũ thi công của nhà thầu nâng cao hiệu quả quản lý về chi phí, tiến độ chất
lượng công trình. Giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong công tác tư vấn
bảo hiểm rủi ro công trình đưa ra phương pháp đánh giá rủi ro và cách nhận biết
rủi ro. Giúp hạn chế được rủi ro có thể xảy ra trong công tác thi công xây dựng
trong lĩnh vực nhà cao tầng. Giúp nâng cao năng lực quản lý rủi ro của chủ đầu
tư, nhà thầu và đội ngũ tư vấn. Và góp phần nhỏ vào hệ thống nghiên cứu khoa
học về đánh giá rủi ro trong thi công nhà cao tầng càng hoàn thiện hơn.

7.2. KIẾN NGHỊ

Đối với việc thi công xây dựng công trình LandMark 81, Chủ đầu tư phải
chịu trách nhiệm trong việc đấu thầu hoặc chỉ định thầu để chọn được các pháp
nhân khảo sát, thiết kế và thi công có đủ năng lực về nhân sự, về trang thiết bị,
về trình độ và kinh nghiệm, và thành tích tốt trong quá khứ để đảm bảo chất
lượng công trình, tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
84
Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về quản lý chất lượng và bảo đảm
an toàn khi xây dựng. Có 2 vấn đề phải đặc biệt chú ý:
- Phải có tư vấn độc lập đủ trình độ và kinh nghiệm thẩm định thiết kế,
biện pháp thi công công trình để đảm bảo chất lượng và an toàn.
- Phải đảm bảo chất lượng và an toàn không những cho bản thân công
trình mà phải đảm bảo an toàn và ổn định cho các công trình lân cận.
Các nhà quản lý, cần nghiên cứu và tìm hiểu rõ thêm về quản lý rủi ro
trong thi công xây dựng công trình cao tầng nói chung để có thể quản lý một
cách tốt nhất thỏa mãn các yêu cầu của mỗi thể loại thi công công trình.
Để quản lý rủi ro được tốt nhất phải có quy chế, chính sách cụ thể đối với
những nhà thầu thi công.
Các nhà quản lý cũng cần nhìn nhận đúng đắn hơn trong việc quản lý rủi
ro trong thi công xây dựng cầu trên cao, nhằm quản lý tốt hơn trong việc thi
công cầu trên cao tránh sự cố gây ra lãng phí tiến độ và chi phí tạo ra những bất
cập trong dự án xây dựng.
Các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa và tích cực áp dụng các biện pháp
phòng ngừa rủi ro trong khi triển khai thi công công trình.
Cần chú trọng hơn nữa vấn đề tích lũy các số liệu liên quan đến các rủi ro
xảy ra trong quá trình triển khai thi công của mình để làm cơ sở tính toán các trị
số xác suất phục vụ cho công tác quản trị rủi ro có hiệu quả.
Nâng cao năng lực dự báo rủi ro. Tích cực hơn trong công tác tuyên
truyền giáo dục ý thức phòng ngừa rủi ro đến từng thành viên tham gia vào hoạt
động thi công của doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh
nghiệp.
Tiểu luận về quản lý rủi ro trong thi công xây dựng công trình Landmark
81 (nhà cao tầng) cần được nghiên cứu sâu hơn và đưa ra được nhiều giải pháp
hơn nữa đáp ứng được điều kiện thực tiễn và phát triển ở Việt nam trong thời
gian tới.

85
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Assessment of Risk Factors to Cost and schedule in High-Rise Building


Projects của Gunes bardakci, Senior Construction Magnager, AECOM;
2. Bayesian netwworks and influence Diagrams: A guide to construction and
analysis, M.Jordan, R.Nowak, B.Scholkopf;
3. Estimation risk of high rise builidng on contractor - IPTEK, Journal of
Engineering, Vol. 3, No. 2, 2017(eISSN:2337-8557);
4. Fault tree analysis in construction industry for risk management của
M.Angeline Swarna, R.Venkatakrishnaiah;
5. Hazard identification, Risk analysis and risk assessment on High-rise
Building construction project của Anik Ratnaningsih, Yeny Dhokhikah and
Anisa Fitria;
6. Risk analysis in project management của John Raftery;
7. Risk management and value của Mondher Bellalah, Jean-Luc Prigent, Jean-
Michel Sahut;
8. Project cost risk identification and construction performance indicators of
high-rise Building in DKI Jakarta;
9. Bài giảng: Quản lý dự án xây dựng nâng cao, 2022, PGS.TS. Lương Đức
Long;
10. Bài giảng: Construction risk management, 2022, TS. Đỗ Tiến Sỹ;
11. Xây dựng quy trình chi tiết định lượng rủi ro mức độ biến động thời gian và
chi phí dự án – Luận văn thạc sĩ của Lê Đức Anh;
12. Các giải pháp khắc phục rủi ro trong thi công dự án cầu trên cao Vành Đai 3
– Tp Hà Nội. Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Văn Hanh, Trường Đại học Thuỷ
Lợi, 2015.
13. Tiến độ thực dự án Landmark 81 thực tế của ban quan lý dự án;
14. Tuoitre.vn, thanhnien.vn, vnexpress.net;
15. https://www.project-management-skills.com/qualitative-risk-analysis.html-
Risk Assessment Matrix;

86
16. https://www.projectengineer.net/5-risk-response-strategies/.

87

You might also like