You are on page 1of 3

Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển của ngành du lịch ở VIệt Nam.

3.1.Quan điểm, định hướng phát triển của ngành du lịch ở VIệt Nam.

Ngành du lịch Việt Nam đang được đánh giá là một ngành có những đóng góp quan
trọng cho nền kinh tế quốc dân, có tiềm năng phát triển to lớn với nhiều lợi thế về
điểu kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa và bản sắc dân tộc rất phong
phú. Trong những năm qua, ngành du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập lớn và giải quyết
việc làm cho nhiều người lao động. Vì vậy mà Việt Nam rất chú trọng vào phát triển
các loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái,… Tuy nhiên,
để phát triển du lịch một cách bền vững và hiệu quả thì việc phát triển ngành du lịch
này cần phải có chiển lược, quan điểm và định hướng rõ ràng.

Đầu tiên chúng ta sẽ bàn về các quan điểm phát triển của ngành du lịch ở Việt Nam.
Thứ nhất chúng ta phải xác định được du lịch đang là một ngành kinh tế mũi nhọn của
Việt Nam hiện nay và trong tương lai sắp tới. Là một ngành có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, đóng góp một phần không nhỏ vào trong GDP của nước ta mỗi năm. Vì
thế mà mang lại cho nước ta hiệu quả kinh tế rất rõ rệt đồng thời có khả năng dẫn dắt
và kích hoạt nhiều ngành kinh tế khác cùng đi lên và phát triển. Do đó, điều đầu tiên
cũng là điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải phát triển ngành du lịch một cách
bền vững, lâu dài và có kế hoạch cụ thể để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, dất
nước. Ưu tiên phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn, giữ gìn bản sắc
văn hóa và nâng cao đời sống cộng đồng. Xây dựng các chính sách, kế hoạch phát
triển phù hợp để tạo sự cân bằng giữa du lịch, môi trường và cộng đồng để ngành này
có thể phát triển lâu dài và lớn mạnh.

Thứ hai là cần phải lên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, đầu tư các
cơ sở hạ tầng.
đồng bộ để hướng đến sự chuyên nghiệp và đẳng cấp quốc tế.Ưu tiên đầu tư, nâng
cấp hệ thống hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch quan trọng và trọng điểm
để du khách có thể dễ dang trong việc di chuyển. Xây dựng các cảng hàng không, nhà
ga với quy mô lớn tại các trung tâm thành phố để có thể phục vụ cho các du khách
trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó là cải thiện các hạ tầng viễn thông, internet để
đáp ứng nhu cầu cho các du khách. Đồng thời cũng nâng cao chất lượng phục vụ về
mặt con người, đó là chú trọng đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp
về nghiệp vụ du lịch, kỹ năng mềm và ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên trong ngành.
Cải thiện thái độ phục vụ, nâng cao ý thức phục vụ khách hàng để tạo được ấn tượng
đẹp cho du khách. Cuối cùng là ứng dụng các công nghệ hiện đại vào trong ngành du
lịch như là các nền tảng du lịch thông minh giúp khách hàng có thể đặt chỗ, thanh
toán, qua đó dễ dàng quản lý các hoạt động du lịch. Ngoài ra còn các ứng dụng công
nghệ về thực tế ảo(VR) và thực tế tăng cường(AR) để mang đến trải nghiệm du lịch
mởi mẻ và ấn tượng cho du khách.

Thứ ba là cần đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để làm thêm phong phú các lựa chọn
cho thực khách nhằm đáp ứng các sở thích, các yêu cầu và các nhân hóa trải nghiệm
cho các thực khách. Liên tục đa dạng hóa các loại hình du lịch mới như là du lịch sinh
thái ,du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch MICE,… Ngoài ra còn các xu hướng du
lịch biển đảo dài ngày kết hợp nghĩ dưỡng, giải trí. Kết nối các làng nghề truyền
thống, các đặc sản nổi bật của Việt Nam để làm phong phú thêm các gói dịch vụ du
lịch cho các thực khách có nhu cầu tham quan.

Tiếp theo chúng ta nói về các định hướng phát triển của ngành du lịch ở Việt Nam.
Thứ nhất cần tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới ở Việt Nam và chuyển
mạnh qua các dịch vụ du lịch chất lượng cao - công nghệ cao. Từng bước nâng cấp
các cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ vui chơi giải trí chất lượng cao. Đồng thời đào tạo
bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể phục vụ cho du khách một
cách tốt nhất. Ngoài ra cũng cần tập trung phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo
mang đậm bản sắc văn hóa của Việt Nam và khuyến khích phát triển các sản phẩm du
lịch kết hợp, đa dạng hóa cho du khách trải nghiệm

Thứ hai là cần đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch của nước ta. Tăng cường quảng
bá hình ảnh du lịch của Việt Nam trên các kênh truyền thông trong nước cũng như là
các khu vực quốc tế để giới thiệu các cảnh quan độc đáo, các di sản văn hóa vô cùng
đặc sản. Đồng thời phát triển các kênh quảng bá du lịch trực tuyến của Việt Nam để
liên tục cập nhật thêm các điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn và đưa du lịch Việt Nam trở
nên gần gũi hơn với các bạn bè quốc tế.
Thứ ba được coi là định hướng quan trọng nhất đó chính là phát triển du lịch an
toàn, thân thiện và thông minh. Luôn ứng dụng các công nghệ hiện đại vào tất cả các
hoạt động du lịch, tham quan. Cung cấp các dịch vụ tiện ích cho du khách, phát triển
các nền tảng du lịch thông minh, điều hành ngành du lịch bằng công nghệ cao. Đồng
thời đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách trong suốt hành trình đi du lịch. Ngoài ra
luôn vận động, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, các di sản văn hóa, xây dựng môi
trường du lịch xanh, sạch, đẹp. Cố gắng tạo dựng hình ảnh du lịch Việt Nam thân
thiện mến khách.

Tóm lại, phát triển hàng hóa và dịch vụ du lịch Việt Nam là một nhiệm vụ quan
trọng, góp phần thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển một cách bền vững và
hiệu quả. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư. Nắm bắt xu hướng
phát triển của ngành du lịch và hướng đến tương lai, ngành du lịch Việt Nam sẽ có thể
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách và khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch
quốc tế.

You might also like