You are on page 1of 53

i

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................7

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ................................................................................9

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ...........................................................................1

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................4

1.1. Các khái niệm.................................................................................................4

1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện:.......................................4

1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải y tế từ các hoạt động trong bệnh viện:.............4

1.2.2. Phân loại chất thải:.....................................................................................5


1.2.3. Thu gom chất thải:..........................................................................................................5

1.2.4. Lưu giữ trong bệnh viện:.................................................................................................6

1.2.5. Công tác xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận:.....................7

1.2.6. Công tác xử lý chất thải cho các Đơn vị ngoài Bệnh viện:.............................................7

1.3. Hệ thống xử lý CTRYT bằng công nghệ đốt tại bệnh viện:...........................8

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................12

2.1. Đối tượng nghiên cứu:..................................................................................12

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:...............................................................12

2.3. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................12

2.4. Cỡ mẫu:........................................................................................................13

2.5. Tiến hành nghiên cứu:..................................................................................14

2.6. Kế hoạch thực hiện:......................................................................................16

2.7. Xử lý số liệu:................................................................................................16

2.8. Phân tích nguyên nhân:................................................................................16

i
2.9. Giải pháp thực hiện:.....................................................................................17

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................18

3.1. Kết quả khảo sát thực trạng – trước can thiệp:.............................................18

3.2. Phân tích nguyên nhân.................................................................................22

3.3. Đề xuất và thực hiện các giải pháp can thiệp:..............................................23

3.4. Đánh giá hiệu quả sau chu kỳ can thiệp:......................................................25

3.5. So sánh tỷ lệ tuân thủ thực hành các quy trình quản lý CTYT trước và sau
can thiệp:.............................................................................................................28

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..........................................................34

4.1. Kết luận........................................................................................................34

4.1.1 Kết quả NC cải tiến....................................................................................34

4.1.2. Về tính mới của sáng kiến cải tiến............................................................35


4.1.3. Về giá trị và hiệu quả áp dụng của sáng kiến:..............................................................35

4.2. Kiến nghị:.....................................................................................................36

Tài liệu tham khảo:..............................................................................................37

Phụ lục 1..............................................................................................................39

BẢNG KIỂM GIÁM SÁT THỰC HÀNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI Y TẾ...39

Phụ lục 2..............................................................................................................41

BẢNG KIỂM GIÁM SÁT THỰC HÀNH THU GOM CHẤT THẢI Y TẾ......41

Phụ lục 3..............................................................................................................44

BẢNG KIỂM GIÁM SÁT THỰC HÀNH VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI Y TẾ
.............................................................................................................................44

Phụ lục 4..............................................................................................................45

BẢNG KIỂM GIÁM SÁT THỰC HÀNH LƯU GIỮ CHẤT THẢI Y TẾ........45

Phụ lục 5..............................................................................................................47

BẢNG KIỂM GIÁM SÁT QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ ĐỐT CTYT..........47
ii
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BV : Bệnh viện

BVĐK : Bệnh viện đa khoa

CTRYT : Chất thải rắn y tế

CTRYTNH : Chất thải rắn y tế nguy hại

CTYT : Chất thải y tế

ĐV : Đơn vị

ĐD : Điều dưỡng

KSNK : Kiểm soát nhiễm khuẩn

KTV : Kỹ thuật viên

NVYT : Nhân viên y tế

NC : Nghiên cứu

NN : Nguyên nhân

NHS : Nữ hộ sinh

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

QLDA : Quản lý dự án

WHO : Tổ chức Y tế thế giới

iv
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Số hiệu hình Tên hình

Sơ đồ tổng quan về nguồn phát sinh chất thải bệnh viện và tác động
Hình 1.1
của chúng đến môi trường và sức khoẻ con người
Hình 1.2 Sơ đồ nguyên lý của lò đốt rác y tế LODY-20

v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Số hiệu bảng,
Tên bảng, biểu đồ
biểu đồ
Tỷ lệ tuân thủ thực hành phân loại CTYT của các khoa trước can
Bảng 3.1
thiệp

Bảng 3.2 Tỷ lệ tuân thủ thực hành thu gom CTYT của các khoa trước can thiệp

Bảng 3.3 Tỷ lệ tuân thủ thực hành vận chuyển CTYT trước can thiệp
Tỷ lệ tuân thủ thực hành lưu giữ CTYT tại nhà lưu giữ trước can
Bảng 3.4
thiệp
Tỷ lệ tuân thủ thực hành quy trình vận hành lò đốt CTYT tại khu vực
Bảng 3.5
xử lý chất thải trước can thiệp
Bảng 3.6 Tỷ lệ tuân thủ thực hành phân loại CTYT của các khoa sau can thiệp
Bảng 3.7 Tỷ lệ tuân thủ thực hành thu gom CTYT của các khoa sau can thiệp

Tỷ lệ tuân thủ thực hành vận chuyển CTYT của các khoa sau can
Bảng 3.8
thiệp
Bảng 3.9 Tỷ lệ tuân thủ thực hành lưu giữ CTYT tại nhà lưu giữ sau can thiệp
Tỷ lệ tuân thủ thực hành quy trình vận hành lò đốt CTYT tại khu vực
Bảng 3.10
xử lý chất thải sau can thiệp
So sánh tỷ lệ tuân thủ thực hành phân loại CTYT trước và sau can
Biểu đồ 1
thiệp
Tỷ lệ tuân thủ thực hành phân loại CTYT trước và sau can thiệp của
Biểu đồ 2
một số khoa có tỷ lệ trước can thiệp
So sánh tỷ lệ tuân thủ thực hành thu gom CTYT trước và sau can
Biểu đồ 3
thiệp
So sánh tỷ lệ tuân thủ thực hành vận chuyển CTYT trước và sau can
Biểu đồ 4
thiệp
So sánh tỷ lệ tuân thủ thực hành lưu giữu CTYT trước và sau can
Biểu đồ 5
thiệp
So sánh tỷ lệ tuân thủ thực hành quy trình vận hành lò đốt CTYT tại
Biểu đồ 6
khu vực trước và sau can thiệp

vi
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp
bách ở nước ta, nhiều bệnh viện trở thành nguồn gây ô nhiễm cho khu dân cư xung
quanh nếu các loại chất thải không được quản lý tốt. Theo báo cáo của Cục quản lý
môi trường, chỉ có khoảng 60% các bệnh viện thực hiện phân loại, thu gom chất thải y
tế đúng định; trong đó tỷ lệ phân loại riêng các loại chất thải đạt 57,4%, vận chuyển
chất thải đúng tần suất đạt 63,6%, các đơn vị tuy có khu vực lưu giữ riêng chất thải
nhưng không có đơn vị nào có nơi lưu giữ đạt tiêu chuẩn. Các bệnh viện phải đối đầu
với những thách thức về mọi mặt, khâu quản lý chất thải của các cơ sở y tế còn hết sức
lỏng lẻo, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế chưa đạt tiêu chuẩn,
không đúng quy định. Bên cạnh đó, nhận thức về thực hành quản lý chất thải y tế của
nhân viên y tế, nhân viên làm công tác vận chuyển, xử lý chất thải còn chưa cao.

Hiện nay tại Bệnh viện đa khoa tỉnh mỗi ngày tiếp nhận hơn 800-900 lượt người
đến khám chữa bệnh ngoại trú và 650 – 700 lượt người điều trị nội trú, công suất sử
dụng giường bệnh thường xuyên từ 110 đến 120%. Khi lượng người dân đến khám
chữa bệnh ngày một tăng, khiến lượng CTRYT phát sinh tăng, tổng khối lượng chất
thải rắn y tế lên đến 250 - 300kg/ngày. Những con số thống kê cho thấy áp lực lớn về
công tác đảm bảo nâng cao chất lượng bệnh viện và đặc biệt là công tác quản lý chất
thải y tế. Mặc dù công tác quản lý chất thải rắn y tế đã được bệnh viện quan tâm và
chú trọng nhưng vẫn còn nhiều bất cập, trong khí đó vẫn chưa có nghiên cứu phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn y tế. Câu hỏi đặt ra là, thực
trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận hiện nay như thế nào?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn y tế? Để có câu trả lời
cho các câu hỏi đó và giúp ích cho đề xuất các giải pháp hiệu quả trong quản lý chất
thải y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện
đề tài“Cải thiện quy trình quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh ninh
thuan

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Mục tiêu cụ thể

1
Cải thiện tỷ lệ tuân thủ thực hành đúng về quy trình phân loại, thu gom, lưu giữ,
vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế của tháng 9 so với tháng 3 năm 2022.

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế,
bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải thông thường và nước thải y tế.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính
nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất
thải nguy hại không lây nhiễm.
Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lưu
giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện.
Giảm thiểu CTYT là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế.
Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và vận
chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế.
Vận chuyển chất thải y tế là quá trình vận chuyển chất thải y tế từ nơi phát sinh
tới nơi xử lý.

1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện:
1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải y tế từ các hoạt động trong bệnh viện:

Tất cả các hoạt động trong bệnh viện đều tạo ra chất thải và có khả năng tác động
đến môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và cộng đồng. Việc nắm được
các nguồn phát sinh các chất thải y tế giúp cho giảm thiểu và loại bỏ chất thải nhằm
quản lý và xử lý chất thải tốt hơn.

Hoạt động CHẤT THẢI Y TẾ


BỆNH VIỆN (rắn, lỏng, khí)

Quản lý, xử lý chất


thải không tốt

Ô nhiễm môi trường Ảnh hưởng sức khoẻ


(Nước sinh hoạt, nước cộng đồng
thải, không khí, đất)

Hình 1.1. Sơ đồ tổng quan về nguồn phát sinh chất thải bệnh viện và tác động của
chúng đến môi trường và sức khoẻ con người
3
Theo số lượng thống kê năm 2021, lượng chất thải y tế phát sinh trung bình một
ngày gồm:

- Lượng chất thải thông thường phát sinh: 1.028 kg/ngày

- Lượng chất thải lây nhiễm phát sinh: 350 kg/ngày

- Lượng chất thải tái chế phát sinh: 112 kg/ngày

Trong đó lượng chất thải lây nhiễm phát sinh trung bình 0,3kg/giường
bệnh/ngày.

1.2.2. Phân loại chất thải:

Công tác phân loại chất thải rắn y tế nguy hại thực hiện tương đối tốt. Được thực
hiện như sau:

- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn cho vào thùng sắc nhọn (có thể tích 10 lít, màu
vàng, có tính kháng thủng) bên ngoài dán nhãn thùng sắc nhọn và có biểu tượng chất
thải lây nhiễm.

- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn vào thùng và có lót túi màu vàng.

- Chất thải giải phẫu như nhau thai được bọc 2 lớp túi màu vàng, chất thải có
nguy cơ lây nhiễm cao từ phòng xét nghiệm (đĩa cấy vi sinh) được khử khuẩn ban đầu
bằng Autoclave và cho vào 2 lớp túi màu vàng.

- Chất thải thông thường cho vào thùng và có lót túi màu xanh.

- Chất thải nguy hại không lây nhiễm cho vào thùng và có lót túi màu đen.

- Chất thải tái chế cho vào thùng và có lót túi màu trắng.

1.2.3. Thu gom chất thải:

a) Thu gom chất thải y tế từ buồng bệnh về nơi tập kết của các khoa:

- Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về xe thùng lưu giữ
chất thải của khoa.

- Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải
phải có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom.

4
- Thời gian thu gom: sáng (6 giờ - 6 giờ 30 phút), chiều (13 giờ - 13 giờ 30 phút),
không thu gom trong thời gian khám chữa bệnh và làm các thủ thuật.

- Nhân viên thu gom (Hộ lý/NV làm vệ sinh): vào hàng ngày thu gom từ vị trí đặt
thùng rác ở các buồng bệnh, buồng thủ thuật vận chuyển tới xe lưu giữ chất thải của
mỗi khoa.

b) Thu gom chất thải y tế từ nơi tập kết của các khoa về nhà lưu giữ chất thải tạm
thời của bệnh viện:

- Thu gom chất thải lây nhiễm và chất thải thông thường:

+ Thời gian thu gom: Sáng 6 giờ - 6 giờ 50 phút, chiều 13h đến 13h30

+ Tần suất thu gom: 02 lần/ngày.

+ Nhân viên thu gom: Nhân viên thu gom chất thải từ xe lưu giữ chất thải của các
khoa về nhà lưu giữ chất thải của Bệnh viện và bàn giao chất thải lây nhiễm cho nhân
viên xử lý chất thải.

+ Đường thu gom: Từ nơi tập kết rác của các khoa vận chuyển theo thang máy
riêng (thang máy số 7) về nhà lưu giữ chất thải tạm thời của bệnh viện.

- Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm: Chất thải nguy hại không lây
nhiễm được thu gom khi tại khoa phòng có phát sinh dưới 1/3 thùng chứa, thu gom và
lưu giữ riêng tại khu lưu giữ trong nhà chứa chất thải lây nhiễm của bệnh viện.

- Thu gom chất thải thông thường tái chế: Bệnh viện phân công 01 nhân viên
hàng ngày đến các khoa, phòng tại nơi tập trung chất thải tái chế thu gom về nơi chứa
chất thải tái chế tạm thời, phân loại, lưu giữ.

1.2.4. Lưu giữ trong bệnh viện:

- Chất thải lây nhiễm được lưu giữ riêng biệt trong nhà lưu giữ chất thải tạm thời
có cửa khóa và tường rào bảo vệ trong công viên bệnh viện.

- Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn được chứa trong các thùng màu
đen và lưu một khu vực riêng tại nhà lưu giữ chất thải tạm thời của bệnh viện, nơi lưu
giữ có rãnh và hố thu gom chất thải lỏng, có gờ chống tràn khi xảy ra sự cố đổ tràn.

5
- Chất thải thông thường được chứa trong các xe vệ sinh công cộng tập trung tại
khu lưu giữ chất thải thông thường tạm thời, có mái che chắn, có rãnh và hố thu gom
chất thải lỏng.

- Chất thải thông thường phục vụ mục đích tái chế như giấy thùng carton, vỏ hộp
thuốc, giấy thải bỏ trong quá trình in ấn, văn phòng; chai dịch truyền, can nhựa đựng
nước lọc thận10 lít, can nhựa đựng thuốc tẩy 30 lít được lưu giữ riêng biệt trong nhà
lưu giữ chất thải tái chế.

1.2.5. Công tác xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận:

- Chất thải thông thường bệnh viện hợp đồng với Công ty TNHH Xây dựng
thương mại và sản xuất Nam Thành Ninh Thuận hàng ngày đến bệnh viện thu gom,
vận chuyển về nhà máy đặt tại thôn Kiền Kiền, xã Lợi Hải để xử lý.

- Chất thải thông thường phục vụ mục đích tái chế: Bệnh viện hợp đồng với cơ sở
thu mua phế liệu Đặng Cu thu gom về để xử lý.

- Chất thải lây nhiễm được xử lý hàng ngày tại bệnh viện bằng lò đốt rác y tế
hiệu LODY.20. Tro phát sinh từ lò đốt rác thải y tế khoảng 10-15 kg/ngày, được thu
gom vào trong thùng chứa và lưu giữ trong nhà lưu giữ chất thải tạm thời.

- Chất thải nguy hại không lây nhiễm như tro lò đốt, pin, ắc quy chì thải, bóng
đèn huỳnh quang bệnh viện hợp đồng với công ty TNHH Thương mại & Xây dựng An
sinh thu gom và xử lý.

1.2.6. Công tác xử lý chất thải cho các Đơn vị ngoài Bệnh viện:

Bệnh viện xử lý chất thải rắn y tế nguy hại lây nhiễm theo mô hình cụm và theo
chỉ đạo của Sở Y tế:

- Bệnh viện xử lý chất thải cho các đơn vị thuộc Cụm xử lý số 01 theo Kế hoạch
số 3250/KH-UBND ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh như: Trung tâm Phòng chống sốt
rét – Ký sinh trùng – côn trùng; Trung tâm Giám định y khoa; Trung tâm Pháp Y;
Trung tâm y tế thành phố Phan Rang – Tháp Chàm; phòng khám đa khoa khu vực
Tháp Chàm; trường trung cấp y tế; 16 trạm y tế; 53 cơ sở y tế tư nhân đang hoạt động
tại các phường Văn Hải, Thanh Sơn, Đài Sơn, Kinh Dinh, Tấn Tài, Mỹ Đông, Mỹ Hải

6
thuộc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, các cơ sở y tế tư nhân sẽ thành lập, hoạt
động tại các phường này.

- Theo Công văn chỉ đạo của Sở Y tế, Bệnh viện xử lý chất rắn y tế nguy hại cho
các đơn vị khác ngoài kế hoạch (do lò đốt của cụm 4, cụm 5, cụm 7 bị hỏng chờ sửa
chữa) như: Bệnh viện Phục hồi chức năng, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung
tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bệnh viện Mắt; Trung tâm Y tế huyện Ninh Hải;
Bệnh viện Lao – Bệnh phổi.

1.3. Hệ thống xử lý CTRYT bằng công nghệ đốt tại bệnh viện:

- Các loại chất thải được xử lý: chất thải giải phẫu (nhau thai, mô, bộ phận cơ thể
người), quả lọc máu và kim chạy thận nhân tạo.

- Nguyên lý hoạt động lò đốt rác y tế LODY-20:

Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý của lò đốt rác y tế LODY-20


 Nạp rác:
Rác y tế trong các bao chứa trong thùng rác tiêu chuẩn được cấp vào lò đốt rác
qua cửa lò, cần định lượng mẻ nạp liệu phù hợp với công suất của lò đốt. Quá trình cấp
rác đảm bảo diễn ra nhanh, tuần tự, đạt độ kín đối với thiết bị và an toàn cho người vận

7
hành. Để đạt được chu kỳ nhiệt phân tối ưu trong lò, khoảng 15 phút cấp rác vào lò
một lần với lượng rác chiếm khoảng 25% tổng lượng rác của công suất lò.
 Buồng đốt sơ cấp:
Nhiệm vụ: là nơi tiếp nhận rác – tiến hành quá trình nhiệt phân rác thành thể khí-
đốt cháy kiệt cốc (cacbon rắn) còn lại sau quá trình nhiệt phân và các chất hữu cơ còn
sót lại trong tro.
Buồng đốt sơ cấp được gia nhiệt bằng đốt dầu diesel (DO) nhằm bổ sung và duy
trì nhiệt độ nhiệt phân của rác trong buồng đốt sơ cấp trong khoảng 800÷900 0C. Dưới
tác dụng của nhiệt, diễn ra các quá trình phân hủy nhiệt các chất thải rắn và lỏng thành
thể khí, trải qua các giai đoạn: bốc hơi nước- nhiệt phân-oxy hóa một phần các chất
cháy.
Không khí cấp cho quá trình cháy chủ yếu là đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt
sơ cấp và hòa trộn một phần với khí nhiệt phân trước khi chuyển sang buồng đốt thứ
cấp.
Một lượng nhỏ tro (khoảng 5%), chủ yếu là oxyt kim loại hay thủy tinh, gồm
sành sứ trong rác nằm trên mặt ghi, chúng sẽ được tháo ra ngoài qua khay tháo tro.
 Buồng đốt thứ cấp:
Khí nhiệt phân từ buồng đốt sơ cấp chuyển lên buồng đốt thứ cấp chứa các chất
cháy có nhiệt năng cao (CO, H2, CnHm…), tại đây chúng được đốt cháy hoàn toàn tạo
thành khí CO2 và H2O nhờ lượng ôxy trong không khí cấp và nhiệt độ cao. Nhiệt độ
của buồng đốt thứ cấp được duy trì từ 1.050-1.300 oC bởi mỏ đốt nhiên liệu. Nhờ nhiệt
độ cao và thời gian lưu khí trong buồng đốt đủ lâu (trên 2 giây) đảm bảo thiêu hủy
hoàn toàn các chất thải độc hại, đặc biệt là Dioxin, Furans và mùi. Hiệu suất xử lý của
lò đốt rác phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả thiêu đốt và PƯ diễn ra trong buồng đốt thứ
cấp có tính quyết định đối với toàn bộ quá trình xử lý bằng PP thiêu hủy. Vì vậy sự bố
trí hợp lý của Mỏ đốt M2 tạo nên sự đồng đều nhiệt độ trong lò, tăng hiệu quả thiêu
đốt và tạo dòng khí chuyển động xoáy rất có lợi cho việc hòa trộn, tiếp xúc của các
quá trình phản ứng.
 Buồng đốt bổ sung :

8
Đây là một trong những bí quyết công nghệ quan trọng để lò đốt rác FBE vừa
đảm bảo bẻ gãy mạch vòng và đốt kiệt các khí carburhydro độc hại ở nhiệt độ cao
trong thời gian dài vừa đáp ứng yêu cầu tiết kiệm tối đa nhiên liệu sử dụng
Luồng khí đi ra khỏi buồng đốt thứ cấp còn được đốt cháy tiếp một thời gian dài
ở nhiệt độ cao trong buồng đốt bổ sung nhằm đốt cháy triệt để thành phần khí và chất
hữu cơ còn sót lại, tăng thời gian lưu cháy ở nhiệt độ cao được đảm bảo nhờ vỏ thiết bị
cách nhiệt hầu như tuyệt đối với kết cấu và vật liệu đặc biệt.
 Ống hút Ejecter:
Ống hút được thiết kế theo nguyên lý Ejecter tạo sức hút nhằm khắc phục các trợ
lực trên đường dẫn khí chuyển động trong hệ thống và duy trì chế độ áp suất âm hợp lý
trong lò đốt. Ngoài ra thiết bị có tác dụng cấp khí làm mát khói thải (có nhiệt độ cao)
xuống dưới 2000C trước khi phát tán vào môi trường.
 Ống khói:
Sản phẩm cháy sinh ra sau quá trình thiêu đốt chủ yếu là khí CO 2 và H2O được
thoát ra khỏi lò đốt nhờ ống khói.
 Quạt gió:
Nhiệm vụ: cung cấp khí cho quá trình đốt cháy kiệt rác trong buồng đốt sơ cấp và
cấp khí để đốt cháy hoàn toàn khí nhiệt phân trong buồng thứ cấp đồng thời duy trì
lượng oxy dư trong buồng thứ cấp ≥6%. Ngoài ra nó còn cấp khí để làm mát khói thải.
 Bộ điều khiển tự động:
Trên tủ điều khiển, thông qua bộ cài đặt của đồng hồ đo nhiệt độ người vận hành
có thể điều khiển nhiệt độ buồng đốt sơ cấp và thứ cấp theo yêu cầu công nghệ của quá
trình thiêu đốt. Công dụng của bộ điều khiển tự động đối với lò đốt rác:
- Điều khiển tự động quá trình đốt cháy nhiên liệu của các đầu đốt M1 và M2
theo quy trình công nghệ đề ra.
- Điều khiển tự động các thông số kỹ thuật cơ bản của lò đốt: nhiệt độ buồng đốt
sơ cấp và thứ cấp.
- Tiến hành các thao tác điều khiển quá trình chạy lò, đảm bảo an toàn cho hệ
thống khí làm việc.
 Xử lý tro bụi:

9
Tro bụi còn lại của Lò đốt rác y tế LODY-20 đã triệt tiêu các chất hữu cơ, vi
trùng, vi khuẩn nguy hại sẽ được đưa đi xử lý tiếp.
 Nước thải:
Công nghệ đốt rác của lò đốt rác y tế LODY-20 là phương pháp thiêu hủy ở nhiệt
độ cao và xử lý khô nên không phát sinh nước thải.

10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Nhân viên y tế thực hiện phân loại chất thải y tế tại nguồn.

- Nhân viên vệ sinh công nghiệp, hộ lý thực hiện công tác thu gom, vận chuyển
chất thải rắn y tế.

- Y công, nhân viên thực hiện công tác lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

- Địa điểm: các khoa lâm sàng và cận lâm sàng, khu vực lưu giữ và xử lý chất
thải rắn y tế.

- Thời gian: 01/3/2022– 1/9/2022

2.3. Phương pháp nghiên cứu:

2.3.1. Phương pháp giám sát:

- Quan sát trực tiếp nhân viên thực hiện các quy trình thực hiện phân loại, thu
gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải y tế:

+ Giám sát bác sỹ, điều dưỡng, thực tập sinh thực hiện phân loại chất thải y tế tại
nguồn.

+ Giám sát quá trình phân loại, thu gom chất thải của nhân viên vệ sinh theo mẫu
bảng kiểm của Bộ y tế

+ Giám sát nhân viên xử lý vận hành thiết bị xử lý chất thải đúng quy trình.

2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng kiểm:

Sử dụng bảng kiểm để đánh giá mức độ tuân thủ thực hành các quy trình quản lý
chất thải y tế (mỗi bảng kiểm giám sát một buổi/tuần vào giờ hành chính). Nội dung
bảng kiểm được xây dựng dựa trên quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo
quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tiến hành
quan sát đánh bảng kiểm kín đáo, không để cho nhân viên thực hiện biết.

11
2.3.3. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý các số liệu:

Từ các số liệu thu thập được, tổng hợp lại và đưa ra 1 số liệu thống nhất, chính
xác nhất làm cơ sở đánh giá và giải quyết các vấn đề cần quan tâm.

2.4. Cỡ mẫu:

Phương pháp chọn mẫu:

- Đánh giá tại 15 khoa lâm sàng và cận lâm sàng tần suất 03 lần/quy trình về
phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế trong mỗi chu kỳ

- Tại khu vực lưu giữ và xử lý CTRYT và chất thải lỏng quan sát, đánh giá nhân
viên vận hành hệ thống tần suất 03 lần trong mỗi chu kỳ.

Như vậy nhóm nghiên cứu chọn Cỡ mẫu nghiên cứu là 423 phiếu bảng kiểm.

Bảng 2.1. Số lượng cỡ mẫu nhóm Nghiên cứu chọn.

Trước can
Sau can thiệp
STT Nội dung bảng kiểm thiệp
Tháng 3 Tháng 7,8 Tháng 9
1 Phân loại CTYT tại các khoa, phòng 45 45 45
2 Thu gom CTYT tại các khoa, phòng 45 45 45
3 Vận chuyển CTYT 45 45 45
4 Lưu giữ CTYT 3 3 3
5 Xử lý CTYT bằng PP đốt 3 3 3
141 282
Tổng cỡ mẫu 423
* Đánh giá tiêu chí:

Mỗi tiêu chí tại mỗi phiếu bảng kiểm được đánh giá bằng 2 mức độ đạt và không
đạt.

- Đạt: các tiêu chí thực hiện đúng, đầy đủ theo nội dung của tiêu chí quan sát trên
70% .

- Không đạt: các tiêu chí thực hiện không đúng, không đủ hoặc không thực hiện
theo nội dung của tiêu chí quan sát dưới 70%

12
2.5. Tiến hành nghiên cứu:

Nghiên cứu phân thành 03 chu kỳ gồm:

- Chu kỳ 1: Khảo sát thực trạng tuân thủ thực hành quản lý chất thải y tế, nhằm
xác định các tỷ lệ tuân thủ thực hành phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý
CTRYT trước can thiệp.

Trong tháng 3 nhóm NC tiến hành thu thập số liệu của 141 phiếu bảng kiểm khảo
sát tại khoa lâm sàng và cận lâm sàng (trừ các khoa ít thực hành phân loại chất thải y
tế: khoa Giải phẫu bệnh, Dinh dưỡng, KSNK, ĐV Tim mạch can thiệp) và khu lưu
giữ, xử lý chất thải. Từ ngày 01 đến ngày 30 tháng 3/2022, nhập kết quả các tiêu chí
vào phần mềm Excel, xử lý số liệu, xác định tỷ lệ tuân thủ thực hành các quy trình:
phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế của tháng 3.

- Chu kỳ 2: Tìm các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tuân thủ thực hành quản lý
CTYT không đúng quy trình …từ đó đề xuất và tiến hành thực hiện các giải pháp can
thiệp ngay từ tháng 4/2022. Tháng 7 và tháng 8 nhóm NV tiếp tục thu thập số liệu của
141 phiếu khảo sát giữa kỳ, khắc phục những tồn tại trong chu kỳ trước và lập ra các
giải pháp để giải quyết triệt để các nguyên nhân chưa khắc phục được.

- Chu kỳ 3: Đánh giá kết quả đầu ra

Tiếp tục thu thập số liệu của 141 phiếu khảo sát cuối kỳ, đưa ra kết quả tỷ lệ tuân
thủ thực hành các quy trình: phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn y tế của tháng 9.

13
Thu thập số liệu khảo sát sự tuân thủ thực hành phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu
giữ và xử lý CTRYT trước can thiệp, Phân tích số liệu bằng phần mềm Epidata để
thực hiện mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu 1: Khảo sát thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại BV

Xác định tỷ lệ tuân thủ thực hành các quy trình quản lý CTRYT

- Tỷ lệ các loại CTRYT phát sinh tại nguồn được phân loại chính xác và an toàn
- Tỷ lệ CTRYT được thu gom đúng tần suất, đúng quy trình và an toàn.
- Tỷ lệ CTRYT được vận chuyển đúng lộ trình và thời gian quy định.
- Tỷ lệ CTRYT được lưu giữ an toàn và đúng quy định.
- Thiết bị xử lý CTRYT bằng lò đốt được vận hành đúng quy trình.
- Có tranh/bảng hướng dẫn phân loại chất thải được treo, dán tại nơi đặt thùng rác

Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng trước can thiệp,
Nhóm NC khảo sát để xác định các nguyên nhân.

Mục tiêu 2: Đề xuất và áp dụng các giải pháp can thiệp

- Áp dụng Sổ tay quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số
2935/QĐ-BVT ngày 19/10/2017.
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về quản lý chất thải y tế cho NVYT.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hành phân loại, thu gom, vận
chuyển, lưu giữ và xử lý CTYY.
- Báo cáo và phản hồi cho các khoa.

Hình 2.1: Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu

14
2.6. Kế hoạch thực hiện:

Người thực
STT Chu kỳ Nội dung công việc Thời gian
hiện
Khảo sát thực trạng tỷ lệ tuân thủ
Nhân viên
1 thực hành quy trình quản lý chất Tháng 3/2018
giám sát
thải y tế
Tổng hợp, phân tích số liệu, phân
tích các nguyên nhân ảnh hưởng
I
đến sự tuân thủ thực hành quản lý Nhóm
2 (Tháng 3) Tháng 5/2018
CTYT không đúng quy trình, …từ nghiên cứu
đó đề xuất và tiến hành thực hiện
các giải pháp can thiệp
Hướng dẫn nhân viên thực hiện các Nhân viên
3 Tháng 5/2018
giải pháp can thiệp giám sát
Giám sát sự tuân thủ thực hành
Nhân viên
4 phân loại chất thải y tế sau can Tháng 6/2018
giám sát
thiệp
II
Tổng hợp, phân tích số liệu, báo Nhóm
5 (Tháng 6) Tháng 7/2018
cáo kết quả thực hiện chu kỳ II nghiên cứu
Kết quả đã đạt được mục tiêu đề ra Nhóm
6 Tháng 7/2018
cần tiếp tục duy trì kết quả đạt được nghiên cứu
Giám sát sự tuân thủ thực hành
Nhân viên
7 phân loại chất thải y tế sau can Tháng 8/2018
III giám sát
thiệp
(Tháng 8)
Tổng hợp, phân tích số liệu, báo Nhóm
8 Tháng 8/2018
cáo kết quả thực hiện chu kỳ III nghiên cứu
Nhóm
9 Tổng hợp viết báo cáo nghiệm thu đề tài Tháng 9/2018
nghiên cứu
2.7. Xử lý số liệu:

Mỗi phiếu bảng kiểm quan sát được nhập và quản lý vào máy tính bằng Excel.
Trong quá trình xử lý, kiểm tra kỹ lại các giá trị bị thiếu, nhập sai, không hợp lý,
không rõ ràng bằng cách so sánh với phiếu bảng kiểm giấy.

2.8. Phân tích nguyên nhân:

- Nhân viên y tế chưa tuân thủ đúng quy trình thực hành phân loại chất thải y tế,
còn phân loại nhầm.

15
- Nhân viên thu gom rác thải để rác tràn ra ngoài thùng quá đầy chưa thu gom kịp
thời; nhân viên vận chuyển, lưu giữ trong quá trình vận chuyển còn để vương vãi
CTYT.

- Ý thức của bệnh nhân và người nhà chưa tốt.

- Nhân viên xử lý chất thải rắn y tế chưa thực hiện đúng quy trình vận hành đã
ban hành.

- Một số vị trí đặt thùng rác chưa có bảng hướng dẫn phân loại rác.

2.9. Giải pháp thực hiện:

- Tập huấn nâng cao năng lực về quản lý chất thải y tế cho nhân viên làm phát
sinh chất thải y tế.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý trong các khâu phân
loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTRYT.

- Đưa vào xét thi đua các cá nhân, khoa/phòng không thực hiện hoặc vi phạm các
quy định, quy trình quản lý chất thải y tế.

- Tuyên truyền các kiến thức về quản lý chất thải y tế cho bệnh nhân và người
nhà trong các buổi họp hội đồng bệnh nhân.

- Tại các khu vực trong Bệnh viện, các thùng chứa rác thải y tế nên được đặt sao
cho các bệnh nhân và người nhà có thể tiếp cận dễ dàng và phải có bảng thông tin
hướng dẫn cụ thể những điều cần làm đối với từng loại rác thải.

16
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả khảo sát thực trạng – trước can thiệp:

- Qua khảo sát 15 khoa lâm sàng và cận lâm sàng trừ khoa (Giải phẫu bệnh, Dinh
dưỡng, KSNK, ĐV Tim mạch can thiệp) và khu lưu giữ, xử lý chất thải với 141 phiếu
khảo sát tuân thủ thực hành phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTRYT
tại bệnh viện trong thời gian trong tháng 03 năm 2022, chúng tôi đưa ra một số kết quả
thu được như sau:

Bảng 3.1. Tỷ lệ tuân thủ thực hành phân loại CTYT của các khoa trước can thiệp

Tỷ lệ tuân thủ thực hành phân loại CTYT


Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Bảng
Tỷ lệ
CTLN Tỷ lệ CTTT CTTC hướng
CTLNSN Ghi
STT Khoa phân CTNH phân phân dẫn
phân loại chú
loại phân loại loại loại phân
chính xác
chính chính xác chính chính loại
xác xác xác CTYT
1 Nội thận 25% 100% Không có 75% 0% 100%
2 Nhiễm 75% 50% Không có 75% 100% 0%
3 TMCT 100% 100% 25% 100% 75% 0%
4 CĐHA 25% 75% 100% 50% 100% 0%
5 Ngoại CT 50% 50% Không có 100% 75% 0%
6 Ngoại TH 50% 75% Không có 75% 75% 100%
7 Sản 75% 25% Không có 75% 50% 100%
8 Nội TM 75% 100% Không có 75% 50% 0%
9 Nội TH 50% 75% 25% 75% 75% 100%
10 Nhi 75% 25% 25% 75% 75% 0%
11 Nội TK 100% 75% Không có 75% 100% 0%
12 ĐTYC 75% 50% Không có 100% 100% 100%
13 HSCC 75% 75% 25% 100% 100% 0%
14 P. mổ 75% 75% 25% 100% 100% 100%
15 HSVS 100% 100% 25% 75% 75% 100%
Trung bình 68% 70% 36% 82% 77% 47%
Nhận xét: Kết quả đánh giá tuân thủ của các tiêu chí thì chỉ đạt 2/6 tiêu chí. Hầu
hết các khoa phân loại tương đối tốt. Tuy nhiên, một số khoa phân loại còn sai như

17
khoa Nhi, Sản, Nhiễm, CĐHA, Ngoại CT. Đa số các khoa thường bỏ chất thải y tế
thông thường vào thùng đựng chất thải lây nhiễm hoặc bỏ bơm kim tiêm, bông băng
dính máu, đầu dây dịch truyền vào thùng đựng chất thải sắc nhọn lây nhiễm. Toàn bộ
CTNH không lây nhiễm các khoa thực hiện chưa tốt, còn phân loại chung pin, nhiệt kế
vào thùng vàng (36%). Một số bảng hướng dẫn phân loại CTYT tại các vị trí đặt thùng
rác và tại các khu vực tập kết rác bị rách, bong tróc chưa thay thế (47%).

- Tương tự cách thức về đánh giá công tác phân loại, đánh giá công tác thu gom,
vận chuyển chất thải cũng được dựa trên các tiêu chí. Các kết quả đánh giá được trình
bày trong các bảng dưới đây:

Bảng 3.2. Tỷ lệ tuân thủ thực hành thu gom CTYT của các khoa trước can thiệp

Tỷ lệ tuân thủ thực hành thu gom CTYT (thùng và túi)

CTTT Thùng
phục đựng
Tại vị trí
Các vụ chất
đặt các CTLN CTTT
khoa, CTNH mục thải
thùng có được được
phòng không đích được
bảng thu thu
bố trí LN được tái chế làm
STT Khoa hướng gom an gom an
vị trí thu gom được sạch
dẫn về toàn tại toàn tại
để đặt an toàn tại thu và khử
thu gom các các
thùng các khoa, gom an khuẩn
CTYT khoa, khoa,
đựng phòng toàn tại hàng
dễ quan phòng phòng
CTYT các ngày
sát
khoa, hoặc
phòng định kỳ

1 Nội thận 100% 80% 100% Không có 100% 50% 50%


2 Nhiễm 100% 70% 100% Không có 83% 83% 50%
3 TMCT 100% 50% 80% 50% 83% 33% 50%
4 CĐHA 100% 100% 80% 67% 83% 33% 100%
5 Ngoại CT 100% 0% 100% Không có 83% 50% 50%
6 Ngoại TH 100% 0% 80% Không có 83% 33% 100%
7 Sản 100% 100% 80% Không có 83% 50% 100%
8 Nội TM 100% 50% 80% Không có 50% 50% 50%
9 Nội TH 100% 100% 60% 50% 83% 33% 50%
10 Nhi 100% 0% 60% 83% 83% 83% 50%

18
11 Nội TK 100% 70% 100% Không có 83% 67% 50%
12 ĐTYC 100% 0% 60% Không có 83% 67% 50%
13 HSCC 100% 80% 100% 67% 83% 50% 50%
14 P. mổ 100% 60% 80% 67% 83% 50% 100%
15 HSVS 100% 100% 80% 67% 83% 33% 100%
Trung
100% 57% 83% 64% 82% 51% 67%
bình
Nhận xét: Tất cả các khoa đều bố trí vị trí để đặt thùng đựng CTYT đầy đủ
(100%), nhưng một số khoa còn thiếu bảng hướng dẫn thu gom rác (57%). Đôi khi
thùng rác tại các buồng bệnh, khu vực hành lang đầy tràn nhưng chưa được thu gom
kịp thời (, cần phải tăng cường tần suất thu gom chất thải. Nhân viên vệ sinh và hộ lý
một số khoa còn lót sai màu túi trắng sang thùng xanh, màu túi xanh sang thùng vàng.
Các thùng rác chưa được làm sạch định kỳ theo lịch.

Bảng 3.3. Tỷ lệ tuân thủ thực hành vận chuyển CTYT của các khoa trước can thiệp

Tỷ lệ tuân thủ thực hành vận chuyển CTYT


Việc
Phương Việc vận Việc vận
vận
Có đủ tiện vận chuyển chuyển
chuyển
phương chuyển CTYT CTYT
CTYT
STT Khoa tiện vận nội bộ được được
không
chuyển CTYT có thực hiện thực hiện
được
nội bộ thiết kế theo lộ theo thời
làm rơi
CTYT đúng quy trình quy gian quy
vãi, đổ
cách định định
tràn
1 Nội thận 100% 100% 100% 100% 0%
2 Nhiễm 0% 100% 100% 100% 100%
3 TMCT 0% 100% 100% 100% 100%
4 CĐHA 100% 100% 100% 100% 100%
5 Ngoại CT 100% 100% 100% 100% 0%
6 Ngoại TH 100% 100% 100% 100% 100%
7 Sản 100% 100% 100% 100% 100%
8 Nội TM 100% 100% 100% 100% 100%
9 Nội TH 100% 100% 100% 100% 0%
10 Nhi 100% 100% 100% 100% 0%
19
11 Nội TK 100% 100% 100% 100% 100%
12 ĐTYC 100% 100% 100% 100% 100%
13 HSCC 0% 100% 100% 100% 100%
14 P. mổ 100% 100% 100% 100% 100%
15 HSVS 100% 100% 100% 100% 100%
Trung
80% 100% 100% 100% 73%
bình
Nhận xét: Kết quả đánh giá cho thấy mức độ tuân thủ các tiêu chí về vận chuyển
chất thải tương đối tốt, đạt 5/5 tiêu chí. Phương tiện vận chuyển có thiết kế đúng quy
cách, tuy nhiên một số khoa chưa đủ xe 660L để vận chuyển, còn vận chuyển chung
với các khoa khác nên bị thường xuyên bị đầy tràn, rơi vãi ra ngoài trong quá trình vận
chuyển (73%)

Bảng 3.4. Tỷ lệ tuân thủ thực hành lưu giữ CTYT tại nhà lưu giữ trước can thiệp

Giám Giám Giám Tỷ lệ đạt


STT Tiêu chí sát lần sát lần sát lần trước can
1 2 3 thiệp
1 Có khu vực lưu giữ CTYT 100% 100% 100% 100%
2 CTLN được lưu giữ an toàn 73% 100% 100% 91%
Chất thải nguy hại không LN được lưu giữ
3 67% 100% 100% 89%
an toàn
4 CTTT được lưu giữ an toàn 58% 100% 100% 86%
Khối lượng từng loại chất thải lưu giữ được
5 50% 100% 100% 83%
theo dõi, ghi chép
Khu vực lưu giữ và thùng được làm sạch và
6 0% 44% 83% 43%
khử khuẩn hàng ngày
Nhận xét: Các tiêu chí thực hiện công tác lưu giữ chất thải cũng đạt kết quả tốt,
đạt 5/6 tiêu chí. Tiêu chí về thời gian lưu giữ CTLN được thực hiện đúng quy định vì
toàn bộ chất thải đều được xử lý ngay trong ngày (100%). Hầu hết khối lượng các loại
chất thải lưu giữ được theo dõi, ghi chép hằng ngày. Từ tháng 3/2022, có một số
khoa/phòng mới triển khai nên các thùng rác xanh 120L và 240L tại nhà lưu giữ được
đưa lên khu lưu giữ tạm thời của các khoa mới phát sinh, bệnh viện tạm thời tận dụng
sử dụng lại một số thùng rác cũ để lưu giữ chất thải thông thường tại nhà lưu giữ nên

20
các thùng chưa đạt yêu cầu như: không có nắp đậy, thùng bị nứt, bị mất biểu
tượng...Khu vực lưu giữ đôi khi chưa được vệ sinh sạch sau mỗi ngày (43%)

Bảng 3.5. Tỷ lệ tuân thủ thực hành quy trình vận hành lò đốt CTYT tại khu vực xử
lý chất thải trước can thiệp

Giám Giám Giám Tỷ lệ đạt


STT Nội dung cụ thể sát lần sát lần sát lần trước can
1 2 3 thiệp
1 Giai đoạn chuẩn bị 67% 100% 67% 78%
2 Trạng thái ban đầu 100% 100% 100% 100%
3 Giai đoạn sấy lò 100% 100% 100% 100%
4 Giai đoạn đốt rác 33% 0% 33% 22%
5 Giai đoạn dừng lò 100% 50% 50% 67%

Nhận xét: Các nhóm tiêu chí trên đây chỉ nhằm để đánh giá về công tác quản lý
bảo vệ môi trường tại bệnh viện chứ không đánh giá về mặt kỹ thuật nhưng một số bộ
phận của lò đốt bị hỏng (hệ thống bơm dầu, hệ thống cấp khí, gạch chịu nhiệt trong
buồng đốt, buồng đốt phụ, bộ phận xử lý khí, ống khói của lò đốt số 1 bị mục…) là một
trong nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình vận hành. Vì vận hành thủ công nên
hiện tại nhân viên vận hành chế độ nhiệt độ lò chưa đạt theo quy định (nhiệt độ buồng
đốt sơ cấp ở nhiệt độ ≥ 650oC, nhiệt độ buồng đốt thứ cấp ở nhiệt độ ≥ 1.050oC). Với
nhiệt độ không đủ cao, quá trình oxy hóa hóa học biến đổi chất thải bằng oxy không
khí sẽ xảy ra không hoàn toàn gây ra khí thải có khói đen. Vì vậy tỷ lệ đạt trước can
thiệp của giai đoạn tiến hành đốt rác và dừng lò không đạt yêu cầu (lần lượt là 22% và
67%). Đôi khi nhân viên không thực hiện công việc xả tro và thu gom ra khu vực lưu
giữ ở giai đoạn chuẩn bị (78%). Các tiêu chí ở giai đoạn ban đầu và sấy lò nhân viên
thực hiện tốt (100%)

3.2. Phân tích nguyên nhân:

Qua khảo sát thực hành phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTYT tại 15
khoa lâm sàng, cận lâm sàng và khu xử lý chất thải theo bảng kiểm ở giai đoạn 1 cho
thấy công tác quản lý chất thải tại BV còn sai sót nhiều. Nguyên nhân do:

- Kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về các khâu phân loại, thu gom, vận
chuyển và lưu giữ các chất thải chưa cao.
21
- Lãnh đạo khoa, phòng chưa thực sự quan tâm đến các hoạt động này, chưa
thường xuyên nhắc nhở nhân viên thực hiện các quy trình, quy định về quản lý chất
thải và phổ biến Sổ tay quản lý chất thải y tế.

- Ý thức của bệnh nhân và người nhà chưa tốt, còn bỏ chất thải thông thường vào
thùng đựng chất thải lây nhiễm hoặc ngược lại.

- Cơ sở vật chất phục vụ quản lý CTRYT của bệnh viện chưa đảm bảo về số
lượng, quy cách: Một số thùng rác xanh tại các khoa và tại nhà lưu giữ còn sai quy
cách, chưa đạt yêu cầu. Tại vị trí đặt thùng rác của các khoa còn thiếu bảng hướng dẫn
phân loại chất thải.

3.3. Đề xuất và thực hiện các giải pháp can thiệp:

Dựa vào 05 nguyên nhân nêu trên, nhóm nghiên cứu đề xuất và thực hiện các giải
pháp can thiệp để cải thiện tỷ lệ tuân thủ thực hành các quy trình quản lý chất thải y tế
tại BV cụ thể như sau:

- Trưởng khoa, phòng và điều dưỡng trưởng có trách nhiệm tổ chức cho nhân
viên thực hiện phân loại chất thải y tế theo Sổ tay quản lý chất thải được ban hành tại
Quyết định số 2935/QĐ-BVT ngày 19/10/2017; Làm đầu mối phối hợp với cán bộ
chuyên trách quản lý CTYT và khoa KSNK thực hiện kiểm tra, giám sát hướng dẫn
nhân viên thực hành phân loại chất thải y tế.

- Nhân viên y tế có trách nhiệm thực hiện đúng quy định, quy trình quản lý chất
thải y tế; nhắc nhở người bệnh, người nhà bệnh nhân, khách thăm bệnh nhân và sinh
viên thực tập thực hiện phân loại chất thải đúng các thùng rác tại khoa, phòng; tham
gia các lớp tập huấn về nâng cao năng lực quản lý chất thải y tế do Bệnh viện tổ chức.

- Đưa vào xét thi đua các cá nhân, khoa/phòng thực hiện hoặc vi phạm các quy
định, quy trình quản lý chất thải y tế.

- Điều dưỡng trưởng các khoa dự trù đủ số lượng túi, thùng đựng chất thải, bảng
hướng dẫn phân loại chất thải về khoa KSNK để có kế hoạch bổ sung kịp thời.

- Đưa nội dung mua sắm túi rác màu đen đựng chất thải nguy hại không lây
nhiễm có biểu tượng đúng với từng loại chất thải vào danh mục đấu thầu năm 2023.

22
- Tuyên truyền các kiến thức về quản lý chất thải y tế cho bệnh nhân và người
nhà trong các buổi họp hội đồng bệnh nhân.

- Trình chiếu trên các phương tiện thông tin của Bệnh viện về tác hại của chất
thải y tế đối với sức khỏe, môi trường và hướng dẫn cách phân loại chất thải y tế để
bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được biết.

- Tại các khu vực chờ khám bệnh, vị trí đặt thùng rác bố trí các bảng hướng dẫn
phân loại chất thải, bảng tin tác hại của chất thải đến sức khỏe và môi trường để bệnh
nhân và người nhà bệnh nhân được biết.

- Đối với nhân viên xử lý chất thải:

+ Phải làm vệ sinh sàn nhà và các thùng chứa chất thải sau mỗi lần đốt để tránh
phát sinh mùi hôi và mầm bệnh.

+ Khi có sự cố hư hỏng về lò đốt thì nhân viên phụ trách lò đốt phải báo cho
nhân viên bảo trì Phòng Vật tư y tế đến sửa chữa kịp thời, trong quá trình sửa chữa
phải đảm bảo 01 lò đốt hoạt động để không tồn động lượng rác thải.

Các tình huống và cách khắc phục sự cố


STT Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục
- Phân chia, phối trộn rác
- Rác có nhiều chất cháy.
đưa vào lò hợp lý.
- Công suất mỏ đốt thứ
- Chỉnh giảm áp suất bơm
Nhiệt độ ống khói tang cấp quá cao.
của đầu đốt thứ cấp.
1 lên (làm sạm đen ống - Van hút khói chưa mở
- Kiểm tra và mỏ hoàn
khói) hoặc chưa mở hết.
toàn van ống khói.
- Lưu lượng khí làm mát
- Kiểm tra và mở van cấp
ống khói nhỏ.
gió làm mát ống khói.
- Rác có nhiều chất khó - Phối trộn rác cấp vào lò
Nhiệt độ lò thứ cấp
cháy hay độ ẩm cao. cho hợp lý.
2 không lên tới nhiệt độ
- Công suất mỏ đốt thứ - Chỉnh tang áp suất bơm
yêu cầu trên 10000C
cấp còn nhỏ. của đầu đốt thứ cấp.
- Xiết lại các đầu dây
- Tiếp xúc điện kém.
Đồng hồ đo nhiệt độ điện.
3 - Nhiệt độ vượt quá mức
chỉ sai hay nhảy số - Giảm áp bơm dầu của
cần kiểm soát.
đầu đốt thứ cấp.
Có mùi khét của nhựa Nhiệt độ đốt sơ cấp quá Đặt khống chế nhiệt độ sơ
4
cháy cao cấp thấp hơn.

23
Có khói hay mùi thoát - Thiếu khí sơ cấp - Mở thêm van cấp khí.
5
ra - Nhiệt độ phân hủy thấp - Tăng nhiệt độ thứ cấp
- Van hút khói mở nhỏ - Mở them van hút khói.
Bị xì khói ra cửa hay
6 hay vẫn đóng. - Thông – vệ sinh ống
dưới đáy
- Tắc ống khói. khói.

3.4. Đánh giá hiệu quả sau chu kỳ can thiệp:


Sau hai tháng thực hiện các giải pháp can thiệp, nhóm nghiên cứu đã đạt được
những kết quả như sau:

Bảng 3.6. Tỷ lệ tuân thủ thực hành phân loại CTYT của các khoa sau can thiệp

Tỷ lệ tuân thủ thực hành phân loại CTYT


Tỷ lệ Tỷ lệ
Tỷ lệ Bảng
Tỷ lệ Tỷ lệ CTTT CTTC
CTLNSN hướng
STT Khoa CTLN CTNH phân phân
phân loại dẫn phân
phân loại phân loại loại loại
chính xác loại
chính xác chính xác chính chính
CTYT
xác xác
1 Nội thận 75% 100% Không có 75% 75% 100%
2 Nhiễm 100% 100% Không có 75% 100% 100%
3 TMCT 100% 100% 100% 100% 100% 100%
4 CĐHA 50% 75% 100% 100% 100% 100%
5 Ngoại CT 75% 75% Không có 100% 100% 100%
6 Ngoại TH 100% 100% Không có 100% 100% 100%
7 Sản 100% 75% Không có 100% 100% 100%
8 Nội TM 100% 100% Không có 100% 100% 100%
9 Nội TH 100% 100% 100% 100% 100% 100%
10 Nhi 100% 75% 100% 100% 100% 100%
11 Nội TK 100% 100% Không có 100% 100% 100%
12 ĐTYC 100% 100% Không có 100% 100% 100%
13 HSCC 100% 100% 100% 100% 100% 100%
14 P. mổ 100% 75% 100% 100% 100% 100%
15 HSVS 100% 75% 100% 100% 100% 100%
Trung bình 93% 90% 100% 97% 98% 100%
Hầu hết các khoa phân loại tốt, không còn sai sót và đạt yêu cầu. Chất thải được
phân loại vào đúng túi, thùng quy định. Túi đựng chất thải được trang bị đầy đủ và có

24
biểu tượng đúng quy định. Bảng hướng dẫn phân loại chất thải được bố trí treo, dán
đầy đủ tại nơi đặt thùng rác ở các khoa.

Bảng 3.7. Tỷ lệ tuân thủ thực hành thu gom CTYT của các khoa sau can thiệp

Tỷ lệ tuân thủ thực hành thu gom CTYT (thùng và túi)


Tại vị
CTNH Thùng
Các trí đặt
CTLN không CTTT CTTC được
khoa, các
được LN được được làm
phòng thùng
thu được thu thu sạch
bố trí có
STT Khoa gom an thu gom an gom an và khử
vị trí bảng
toàn tại gom an toàn tại toàn tại khuẩn
để đặt hướng
các toàn tại các các hàng
thùng dẫn về
khoa, các khoa, khoa, ngày
đựng thu
phòng khoa, phòng phòng hoặc
CTYT gom
phòng định kỳ
CTYT
1 Nội thận 100% 100% 100% Không 100% 83% 100%
2 Nhiễm 100% 100% 100% Không 100% 100% 50%
3 TMCT 100% 100% 100% 100% 100% 83% 50%
4 CĐHA 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
5 Ngoại CT 100% 100% 100% Không 100% 100% 50%
6 Ngoại TH 100% 100% 100% Không 100% 67% 100%
7 Sản 100% 100% 100% Không 100% 83% 100%
8 Nội TM 100% 100% 100% Không 100% 100% 50%
9 Nội TH 100% 100% 100% 100% 100% 83% 100%
10 Nhi 100% 100% 60% 100% 100% 100% 50%
11 Nội TK 100% 100% 100% Không 100% 100% 100%
12 ĐTYC 100% 100% 80% Không 100% 100% 100%
13 HSCC 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
14 P. mổ 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
15 HSVS 100% 100% 100% 50% 100% 83% 100%
Trung bình 100% 100% 96% 93% 100% 92% 83%

Bảng 3.8. Tỷ lệ tuân thủ thực hành vận chuyển CTYT của các khoa sau can thiệp

25
Tỷ lệ tuân thủ thực hành vận chuyển CTYT
Bệnh viện Việc v/c Việc v/c Việc v/c
PTVC nội
có đủ PT CTYT CTYT CTYT
STT Khoa bộ CTYT
vận được thực được thực không
có thiết kế
chuyển hiện theo hiện theo được làm
đúng quy
nội bộ lộ trình thời gian rơi vãi,
cách
CTYT quy định quy định đổ tràn
1 Nội thận 100% 100% 100% 100% 100%
2 Nhiễm 100% 100% 100% 100% 100%
3 TMCT 100% 100% 100% 100% 100%
4 CĐHA 100% 100% 100% 100% 100%
5 Ngoại CT 100% 100% 100% 100% 100%
6 Ngoại TH 100% 100% 100% 100% 100%
7 Sản 100% 100% 100% 100% 100%
8 Nội TM 100% 100% 100% 100% 100%
9 Nội TH 100% 100% 100% 100% 100%
10 Nhi 100% 100% 100% 100% 100%
11 Nội TK 100% 100% 100% 100% 100%
12 ĐTYC 100% 100% 100% 100% 100%
13 HSCC 100% 100% 100% 100% 100%
14 P. mổ 100% 100% 100% 100% 100%
15 HSVS 100% 100% 100% 100% 100%
Trung bình 100% 100% 100% 100% 100%
Bảng 3.9. Tỷ lệ tuân thủ thực hành lưu giữ CTYT tại nhà lưu giữ CTYT sau can thiệp

Tỷ lệ
Giám Giám Giám Giám Giám Giám
đạt sau
Stt Tiêu chí sát lần sát lần sát lần sát lần sát lần sát lần
1 2 3 4 5 6 can
thiệp
1 Có khu vực lưu giữ CTYT 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
2 CTLN được lưu giữ an toàn 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Chất thải nguy hại không LN
3 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
được lưu giữ an toàn
4 CTTT được lưu giữ an toàn 92% 67% 100% 100% 100% 100% 93%
5 Khối lượng từng loại chất thải 50% 100% 100% 50% 100% 100% 83%
26
Tỷ lệ
Giám Giám Giám Giám Giám Giám
đạt sau
Stt Tiêu chí sát lần sát lần sát lần sát lần sát lần sát lần
1 2 3 4 5 6 can
thiệp
lưu giữ được theo dõi, ghi chép
Khu vực lưu giữ và thùng được
6 làm sạch và khử khuẩn hàng 33% 94% 67% 100% 94% 100% 81%
ngày

Bảng 3.10. Tỷ lệ tuân thủ thực hành quy trình vận hành lò đốt CTYT tại khu vực xử
lý CTYT của các khoa sau can thiệp

Giám Giám Giám Giám Giám Giám Tỷ lệ đạt


STT Nội dung cụ thể sát lần sát lần sát lần sát lần sát lần sát lần sau can
1 2 3 4 5 6 thiệp
1 Giai đoạn chuẩn bị 67% 100% 67% 100% 100% 100% 89%
2 Trạng thái ban đầu 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
3 Giai đoạn sấy lò 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
4 Giai đoạn đốt rác 100% 67% 67% 100% 67% 100% 83%
5 Giai đoạn dừng lò 50% 100% 50% 50% 100% 100% 75%

3.5. So sánh tỷ lệ tuân thủ thực hành các quy trình quản lý CTYT trước và sau
can thiệp:

- Sau hai tháng thực hiện các giải pháp can thiệp, nhóm nghiên cứu đã đạt được
những kết quả như mong muốn. Tỷ lệ tuân thủ thực hành phân loại CTYT tăng so với
trước can thiệp. Cụ thể tỷ lệ CTLNSN phân loại chính xác tăng từ 68% lên 93%, tỷ lệ
CTLN phân loại chính xác tăng từ 70% lên 90%, tỷ lệ chất thải nguy hại không lây
nhiễm phân loại chính xác tăng từ 36% lên 100%, tỷ lệ CTTT phân loại chính xác tăng
từ 82% lên 97%, tỷ lệ CTTC phân loại chính xác tăng từ 77% lên 98%, bảng hướng
dẫn phân loại chất thải được treo, dán tại nơi đặt thùng rác tăng từ 47% lên 100%. Như
vậy, công tác thực hành phân loại chất thải tại BV được cải thiện rất nhiều.

27
Biểu đồ 1. So sánh tỷ lệ tuân thủ thực hành phân loại CTYT trước và sau can thiệp

Biểu đồ 2. Tỷ lệ tuân thủ thực hành phân loại CTYT trước và sau can thiệp của một số
khoa có tỷ lệ trước can thiệp

Nhận xét: Sau khi thực hiện các giải pháp can thiệp, các khoa Nhi, Sản, CĐHA,
Ngoại CT có tỷ lệ tuân thủ thực hành phân loại tăng rõ rệt so với trước can thiệp. Cụ
thể tỷ lệ phân loại chất thải chính xác khoa Nhi tăng từ 46% lên 96%, khoa Sản tăng từ

28
65% lên 95%, khoa CĐHA tăng từ 58% lên 88%, khoa Ngoại CT tăng từ 55% lên
90%,

- Khoảng thời gian đầu do nhân viên vệ sinh chưa được qua đào tạo nên còn sai
sót nhiều về quy trình thu gom, vận chuyển CTRYT, xe thu gom rác khá cũ kỹ và có
tình trạng rỉ nước ra sàn. Sau khi tiếp nhận kết quả giám sát từ nhóm NC và thực hiện
các giải pháp can thiệp, khoa KSNK đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn lại quy trình thu
gom, vận chuyển cho NVVS và trang bị đầy đủ các trang thiết bị như xe thu gom rác
660L, có mã màu và ký hiệu rõ ràng cho từng loại chất thải chuẩn theo Thông tư,
khuyến cáo của Bộ Y tế.

Biểu đồ 3. So sánh tỷ lệ tuân thủ thực hành thu gom CTYT trước và sau can thiệp

Nhận xét: Tiêu chí CTTC được thu gom an toàn trước can thiệp có tỷ lệ thấp
nhất là 51% đã tăng lên 92%, tỷ lệ thu gom CTNH không lây nhiễm tăng từ 64% lên
93%. Đối với CTLN và CTTT trước can thiệp đã được thực hiện tương đối tốt nhưng
sau can thiệp thực hiện tốt hơn: tỷ lệ thu gom CTTT tăng từ 82% lên 100%, tỷ lệ thu
gom CTLN tăng từ 83% lên 96%. Toàn bộ các vị trí đặt thùng rác đều được dán các
bảng HD thu gom CTYT đạt 100%. Công tác vệ sinh thùng rác đã được cải thiện từ

29
67% lên 83%, tuy nhiên đối với những khoa số lượng bệnh nhiều thường xuyên phát
sinh lượng rác thải lớn, thùng chưa được vệ sinh định kỳ.

Biểu đồ 4. So sánh tỷ lệ tuân thủ thực hành vận chuyển CTYT trước và sau can thiệp

Nhận xét: Đối với 02 tiêu chí có tỷ lệ thấp nhất trước can thiệp là trang bị đủ PT
vận chuyển và không làm rơi vãi, đổ tràn CTYT đã được cải thiện tốt. Các xe 660L
vận chuyển rác đã được cung cấp đủ (100%) nên hạn chế được tình trạng quá tải khi
vận chuyển, các xe được bố trí vận chuyển rác theo từng khu vực, hạn chế việc làm rơi
vãi, đổ tràn khi vận chuyển.

30
Biểu đồ 5. So sánh tỷ lệ tuân thủ thực hành lưu giữ CTYT trước và sau can thiệp

Nhận xét: Hầu hết toàn bộ chất thải được thực hiện lưu giữ an toàn đúng quy
định: CTLN và CTHN không lây nhiễm đạt 100%, CTTT đạt 93%. Tiêu chí khu vực
lưu giữ được làm sạch và khử khuẩn hàng ngày có tỷ lệ trước can thiệp rất thấp 43%
đã cải thiện tăng lên 81%

Biểu đồ 6. So sánh tỷ lệ tuân thủ thực hành quy trình vận hành lò đốt CTYT tại
khu vực trước và sau can thiệp
31
Nhận xét: Ở giai đoạn chuẩn bị nhân viên đã thực hiện tốt hơn đạt 89% so với
trước can thiệp, thực hiện việc xả tro và vệ sinh lò đầy đủ đúng quy trình. Đối với gian
đoạn đốt rác trước can thiệp chỉ đạt 22% do trong quá trình vận hành đốt giữa các mẻ
rác nhân viên hầu như chưa để nhiệt độ thứ cấp của lò đạt đúng tiêu chuẩn trên
1.0500C đã mở cửa lò bỏ rác vào, làm ngộp lò gây ra khí thải có khói đen, sau khi đã
hướng dẫn thực hiện lại đúng quy trình, tỷ lệ thực hiện đúng đã tăng lên 83%. Ở giai
đoạn cuối quy trình vận hành, nhân viên vận hành đã thực hiện tốt công việc vệ sinh lò
và ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký có tỷ lệ tăng từ 67% lên 75%, vì nhóm NC khảo sát
đối những ngày có khối lượng rác nhiều thì lò vẫn chưa được vệ sinh sạch.

32
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận:

4.1.1 Kết quả NC cải tiến:

Qua khảo sát thực hành phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý CTYT tại
15 khoa lâm sàng, cận lâm sàng và khu xử lý chất thải theo bảng kiểm với 423 phiếu
khảo sát tuân thủ quy trình thực hành quản lý chất thải. Với thiết kế nghiên cứu đánh
giá thực trạng trước can thiệp, phân tích nguyên nhân và đưa ra các giải pháp can
thiệp, nhóm NC đã đạt được mục tiêu đề ra sau can thiệp như sau:

* Về tiêu chí phân loại chất thải:

+ Tỷ lệ CTLNSN phân loại chính xác tăng từ 68% lên 93%.

+ Tỷ lệ CTLN phân loại chính xác tăng từ 70% lên 90%.

+ Tỷ lệ CTNH không lây nhiễm phân loại chính xác tăng từ 36% lên 100%.

+ Tỷ lệ CTTT phân loại chính xác tăng từ 82% lên 97%.

+ Tỷ lệ CTTC phân loại chính xác tăng từ 77% lên 98%.

+ Bảng hướng dẫn phân loại chất thải được treo, dán tại nơi đặt thùng rác tăng từ
47% lên 100%;

Việc phân loại rác ngay tại thời điểm phát sinh hay nguồn phát sinh rất quan
trọng, vì nó sẽ giúp cho các quá trình tiếp theo như thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý
được dễ dàng và thuận tiện hơn, vừa đảm bảo an toàn, vừa tiết kiệm được thời gian,
công sức. Chất thải rắn y tế bị trộn lẫn với các chất thải khác gây nguy hiểm cho người
thu gom, tăng nguy cơ lây nhiễm hơn.

* Về tiêu chí thu gom, vận chuyển chất thải: Tỷ lệ chất thải không bị rò rỉ, rơi
vãi trong quá trình thu gom tăng từ 73% lên 87%, trong quá trình thu gom có xảy ra
một số trường hợp rò rỉ nhưng cũng kịp thời xử lý do đó , tỷ lệ thùng đựng chất thải
được làm sạch và khử khuẩn hàng ngày hoặc định kỳ tăng từ 67% lên 83%. Đối với
tiêu chí về vận chuyển chất thải rắn y tế, các vấn đề đều đạt được tỷ lệ 100% như:
Bệnh viện có đủ phương tiện vận chuyển nội bộ chất thải y tế, phương tiện vận chuyển

33
có thiết kế đúng quy cách, việc vận chuyển chất thải y tế được thực hiện theo lộ trình
quy định

* Về tiêu chí lưu giữ chất thải: 100% các khoa có chất thải được lưu giữ tại
khoa không quá 24 giờ và mỗi khoa đều có khu vực lưu giữ tạm thời riêng. Tại nhà lưu
giữ của bệnh viện các loại chất thải khác nhau đều được lưu giữ trong các buồng khác
nhau và được vệ sinh vào cuối ngày làm việc (tỷ lệ tăng từ 43% lên 81%).

* Về tiêu chí xử lý chất thải: Nhờ cải tiến việc tuân thủ thực hành phân loại chất
thải rắn y tế tại các khoa nên đã giảm lượng chất thải y tế phải xử lý bằng phương pháp
đốt, giảm thiểu việc phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường. Nhân viên vận hành
sau khi đã được tập huấn, hướng dẫn lại đã thực hiện tốt theo đúng quy trình vận hành.

4.1.2. Về tính mới của sáng kiến cải tiến: Lần đầu tiên nhóm NC đã thiết kế NC
can thiệp với một nhóm trước sau, qua đó biết được thực trạng tuân thủ thực hành
phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải y tế. Từ đó phân tích
nguyên nhân và thực hiện các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tỷ lệ tuân thủ thực
hành các quy trình góp phần thực hiện có hiệu quả các Thông tư.

4.1.3. Về giá trị và hiệu quả áp dụng của sáng kiến:

Trong nghiên cứu có ứng dụng phương pháp cải tiến liên tục theo Kaizen, khảo
sát thực trạng, xác định một số nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tuân thủ thực
hành phân loại CTYT. Từ đó, đề xuất các giải pháp để giải quyết các nguyên nhân,
nhóm NC đã thực hiện 02 chu kỳ để thực hiện các giải pháp can thiệp giải quyết các
nguyên nhân, các giải pháp hình thành từ các ý tưởng thực tế, ít tốn kinh phí nhưng
đem lại hiệu quả trong việc cải thiện công tác thực hành phân loại CTYT tại BV.

Đặc biệt thông qua NC, nhóm NC mong muốn lãnh đạo các khoa, phòng có trách
nhiệm tổ chức cho nhân viên thực hiện phân loại chất thải y tế theo Sổ tay quản lý chất
thải được ban hành tại Quyết định số 2935/QĐ-BVT ngày 19/10/2017; Làm đầu mối
phối hợp với cán bộ chuyên trách quản lý CTYT và khoa KSNK thực hiện kiểm tra,
giám sát hướng dẫn nhân viên thực hành phân loại chất thải y tế.

34
4.2. Kiến nghị:

Để duy trì công tác thực hành các quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu
giữ CTYT tại BV được thực hiện tốt, nhóm NC tiếp tục triển khai các giải pháp can
thiệp như sau:

- Hàng năm, BV xây dựng Kế hoạch quản lý chất thải để triển khai thực hiện
Thông tư liên 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 quy định về quản lý chất thải y tế
trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế để góp phần giảm thiểu lượng chất thải phát sinh,
kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy hại từ các chất thải rắn y tế phát sinh trong Bệnh
viện làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, nhân viên y tế và môi trường.

- Bên cạnh việc xây dựng các quy trình, việc ban hành quy trình đến toàn bộ nhân
viên trong bệnh viện cũng hết sức quan trọng. Bệnh viện có hệ thống CNTT tạo điều
kiện thuận lợi cho việc cập nhật và phổ biến quy định về quản lý CTRYT đến toàn bộ
nhân viên trong bệnh viện cũng như tiếp nhận ý kiến về quy trình quản lý CTRYT tại
bệnh viện từ NVYT cũng như người dân.

- Nhân viên y tế có trách nhiệm thực hiện đúng quy định, quy trình quản lý chất
thải y tế; nhắc nhở người bệnh, người nhà bệnh nhân, khách thăm bệnh nhân và sinh
viên thực tập thực hiện phân loại chất thải đúng các thùng rác tại khoa, phòng.

- Đưa vào xét thi đua các cá nhân, khoa/phòng thực hiện hoặc vi phạm các quy
định, quy trình quản lý chất thải y tế.

- Bên cạnh công tác quản lý CTRYT, bệnh viện cần triển khai công tác kiểm tra,
giám sát hàng ngày. Tổ Kiểm tra giám sát không chỉ làm công tác đảm bảo công tác
CTRYT được thực hiện đúng quy trình bởi nhân viên vệ sinh mà còn thực hiện công
tác hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho nhân viên vệ sinh về vấn đề Kiểm soát nhiễm khuẩn
và những quy trình trong bệnh viện. Công tác này sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho nhân
viên vệ sinh hoàn thành công việc của mình góp phần làm giảm tải áp lực công việc
cho các NVYT cũng như góp phần nâng cao sự hài lòng của người bệnh.

- Duy trì thực hiện các giải pháp can thiệp để đảm bảo triển khai thực hiện có
hiệu quả công tác thực hành quản lý CTYT tại BV.

35
Tài liệu tham khảo:

1. Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ y tế quy định về quản


lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
2. Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và môi
trường về quản lý chất thải nguy hại.
2. Sổ tay quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 2935/QĐ-BVT
ngày 19/10/2017.
3. Bộ bảng kiểm của Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện vay vốn Ngân hàng
Thế giới.
4. Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển (2021,2013,2014), Báo cáo quản lý chất
thải rắn tại bệnh viện, Uông Bí.
5. Nguyễn Kim Thái (2011), Quản lý chất thải rắn. Tập 2: Chất thải rắn nguy
hại, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
6. Lâm Minh Triết – Lê Thanh Hải (2011), Giáo trình quản lý chất thải nguy hại,
NXB Xây dựng.
7. Cù Huy Đấu – Trần Thị Hường (2009), Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB
Xây dựng.
8. Thủ tướng Chính Phủ (2012), Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý
chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025, Quyết định số 170/QĐ-TTg.
9. Quốc Hội (2014), Luật bảo vệ môi trường, Số 55/2014/QH13.
10. Phạm Thị Quỳnh Trang, (2016) Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất
thải y tế tại một số bệnh viện tuyến trung ương. Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Hoàng Thị Thúy, (2011) Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến
thứcthực hành của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2011. Luận văn
thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
12. http://quanlychatthai.vn/ - Hệ thống thông tin quản lý chất thải-BTN-MT.

HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẢI TIẾN TÁC GIẢ ĐỀ TÀI

36
37
Phụ lục 1
BẢNG KIỂM GIÁM SÁT THỰC HÀNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI Y TẾ
Đánh giá
STT Tiêu chí Ghi chú
(Đạt/Không đạt)
Đánh giá đạt
CTYT được phân loại chính xác và an toàn tại nơi phát khi it nhất 70%
1 Có Không
sinh tiêu chí nhỏ hơn
đánh giá đạt
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn được phân loại chính xác
1.1 Có Không
và an toàn tại nơi phát sinh
Có sẵn tại các
vị trí cần thiết
Các khoa phát sinh chất thải lây nhiễm sắc nhọn có đủ hộp
1.1.1 Có Không và có sẵn để
đựng chất thải sắc nhọn
thay thế khi cần
thiết.
Hộp đựng chất thải lây nhiễm sắc nhọn có thiết kế đúng
1.1.2 Có Không
quy cách:
- Thành dầy cứng, không bị xuyên thủng Có Không
- Có khả năng chống thấm Có Không
- Có nắp đóng mở dễ dàng Có Không
- Có quai hoặc kèm hệ thống cố định Có Không
- Màu vàng hoặc tông màu vàng Có Không
- Có dòng chữ “Chỉ đựng chất thải sắc nhọn” Có Không
- Có biểu tượng nguy hại sinh học Có Không
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn chỉ được phân loại trong hộp
1.1.3 Có Không
đựng chất thải sắc nhọn
Hộp đựng chất thải lây nhiễm sắc nhọn chỉ đựng chất thải
1.1.4 Có Không
sắc nhọn
Chất thải lây nhiễm khác (chất thải lây nhiễm không sắc
nhọn, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải giải
2.2 Có Không
phẫu) được phân loại chính xác và an toàn tại nơi phát
sinh
Có sẵn tại các
vị trí cần thiết
Các khoa phát sinh chất thải lây nhiễm khác có đủ túi nilon
2.2.1 Có Không và có sẵn để
đựng chất thải lây nhiễm
thay thế khi cần
thiết.
Túi nilon đựng chất thải lây nhiễm có thiết kế đúng quy
2.2.2 Có Không
cách:
- Kích thước phù hợp với lượng chất thải phát sinh Có Không
- Mã màu vàng Có Không
- Có biểu tượng phù hợp Có Không
Chất thải lây nhiễm khác được phân loại trong túi nilon
2.2.3 Có Không
màu vàng
2.2.4 Túi nilon màu vàng chỉ đựng chất thải lây nhiễm Có Không
Chất thải nguy hại không lây nhiễm được phân loại
3.3 Có Không
chính xác và an toàn tại nơi phát sinh
Có sẵn tại các
vị trí cần thiết
Các khoa phát sinh chất thải nguy hại không lây nhiễm có
.33.1 Có Không và có sẵn để
đủ túi nilon đựng chất thải loại này.
thay thế khi cần
thiết.
3.3.2 Túi đựng chất thải nguy hại không lây nhiễm có thiết kế

38
Đánh giá
STT Tiêu chí Ghi chú
(Đạt/Không đạt)
đúng quy cách:
- Kích thước phù hợp với lượng chất thải phát sinh Có Không
- Mã màu đen Có Không
- Có biểu tượng nguy hại phù hợp Có Không
Chất thải nguy hại không lây nhiễm được phân loại trong
3.3.3 Có Không
túi nilon màu đen
Túi nilon màu đen chỉ đựng chất thải nguy hại không lây
3.3.4 Có Không
nhiễm
Chất thải y tế thông thường được phân loại chính xác và
4.4 Có Không
an toàn tại nơi phát sinh
4.4.1 Có Không Có sẵn tại các
vị trí cần thiết
Các khoa phát sinh chất thải y tế thông thường có đủ túi
và có sẵn để
nilon đựng chất thải thông thường
thay thế khi cần
thiết.
Túi nilon đựng chất thải y tế thông thường có thiết kế đúng
4.4.2
quy cách:
- Thành túi có độ dày phù hợp
- Kích thước phù hợp với lượng chất thải phát sinh Có Không
- Mã màu xanh Có Không
Chất thải y tế thông thường được phân loại trong túi nilon
4.4.3 Có Không
màu xanh
4.4.4 Túi nilon màu xanh chỉ đựng chất thải y tế thông thường Có Không
Chất thải thông thường phục vụ mục đích tái chế được
4.5 Có Không
phân loại chính xác và an toàn tại nơi phát sinh
4.5.1 Có Không Có sẵn tại các
vị trí cần thiết
Các khoa phát sinh chất thải thông thường phục vụ mục tái
và có sẵn để
chế có đủ túi nilon đựng chất thải có thể tái chế
thay thế khi cần
thiết.
Túi nilon đựng chất thải thông thường phục vụ mục đích tái
4.5.2 Có Không
chế có thiết kế đúng quy cách:
- Kích thước phù hợp với lượng chất thải phát sinh Có Không
- Mã màu trắng Có Không
- Có biểu tượng phù hợp Có Không
Chất thải thông thường phục vụ mục đích tái chế được
4.5.3 Có Không
phân loại trong túi nilon màu trắng
Túi nilon màu trắng chỉ đựng chất thải thông thường phục
4.5.4 Có Không
vụ mục đích tái chế
Có tranh/bảng hướng dẫn phân loại chất thải được treo,
4.6 Có Không
dán tại nơi đặt thùng rác
Tổng số tiêu chí
Số tiêu chí được tuân thủ
KẾT LUẬN

39
Phụ lục 2
BẢNG KIỂM GIÁM SÁT THỰC HÀNH THU GOM CHẤT THẢI Y TẾ

Đánh giá
STT Tiêu chí Ghi chú
(Đạt/Không đạt)

Có
2 CTYT được thu gom an toàn tại các khoa, phòng Không
Đánh giá đạt
Các khoa, phòng bố trí vị trí để đặt thùng đựng chất Có Không khi it nhất 80%
2.1 tiêu chí nhỏ hơn
thải y tế
đánh giá đạt.
Tại vị trí đặt các thùng đựng chất thải, có bảng Có Không
2.2
hướng dẫn về thu gom CTYT dễ quan sát
Chất thải lây nhiễm được thu gom an toàn tại các Có Không
2.3
khoa, phòng
Các khoa phát sinh chất thải nguy hại lây nhiễm có Có Không
2.3.1
đủ thùng đựng chất thải lây nhiễm
Thùng đựng chất thải lây nhiễm có thiết kế đúng quy Có Không
2.3.2
cách:
- Làm bằng nhựa hoặc kim loại Có Không
- Thành dầy và kín Có Không
- Có nắp đậy, đóng mở thuận tiện Có Không
- Mã màu vàng Có Không
- Có biểu tượng phù hợp Có Không
- Kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa Có Không
Thùng đựng chất thải lây nhiễm chỉ đựng túi nilon Có Không
2.3.3
màu vàng
Túi nilon màu vàng chỉ đặt trong thùng đựng chất Có Không
2.3.4
thải lây nhiễm
Thùng đựng chất thải lây nhiễm được thu gom, vận
2.3.5 chuyển nội bộ tới nơi lưu giữ ít nhất một lần trong Có Không
ngày hoặc khi cần
Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom Có Không
2.4
an toàn tại các khoa, phòng
Các khoa phát sinh chất thải nguy hại không lây
2.4.1 nhiễm có đủ thùng đựng chất thải nguy hại không lây Có Không
nhiễm
Thùng đựng chất thải nguy hại không lây nhiễm có Có Không
2.4.2
thiết kế đúng quy cách:
- Làm bằng nhựa hoặc kim loại Có Không
- Thành dầy và kín Có Không
- Có nắp đậy, đóng mở thuận tiện Có Không
- Mã màu đen Có Không
- Có biểu tượng phù hợp Có Không
- Kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa Có Không

40
Đánh giá
STT Tiêu chí Ghi chú
(Đạt/Không đạt)

Thùng đựng chất thải nguy hại không lây nhiễm chỉ Có Không
2.4.3
đựng túi nilon màu đen
Túi nilon màu đen chỉ đặt trong thùng đựng chất thải Có Không
2.4.4
nguy hại không lây nhiễm
Túi nilon đựng chất thải nguy hại không lây nhiễm Có Không
2.4.5
được buộc chặt khi cần
Thùng đựng chất thải nguy hại không lây nhiễm được Có Không
2.4.6
thu gom, vận chuyển tới nơi lưu giữ khi cần
Chất thải y tế thông thường được thu gom an toàn Có Không
2.5
tại các khoa, phòng
Các khoa, phòng có đủ thùng đựng chất thải y tế Có Không
2.5.1
thông thường
Thùng đựng chất thải y tế thông thường có thiết kế Có Không
2.5.2
đúng quy cách:
- Làm bằng nhựa hoặc kim loại Có Không
- Thành dầy và kín Có Không
- Có nắp đậy, đóng mở thuận tiện Có Không
- Mã màu xanh Có Không
- Kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa Có Không
Thùng đựng chất thải y tế thông thường chỉ đựng túi Có Không
2.5.3
nilon màu xanh
Túi nilon màu xanh chỉ đặt trong thùng đựng chất Có Không
2.5.4
thải y tế thông thường
Túi nilon đựng chất thải y tế thông thường được buộc Có Không
2.5.5
chặt khi cần
Thùng đựng chất thải y tế thông thường được thu Có Không
2.5.6
gom, vận chuyển tới nơi lưu giữ khi cần
Chất thải thông thường phục vụ mục đích tái chế Có Không
2.6
được thu gom an toàn tại các khoa, phòng
Các khoa phát sinh chất thải thông thường phục vụ
2.6.1 mục đích tái chế có đủ thùng đựng chất thải có thể tái Có Không
chế
Thùng đựng chất thải có thể tái chế có thiết kế đúng Có Không
2.6.2
quy cách:
- Làm bằng nhựa hoặc kim loại Có Không
- Thành dầy và kín Có Không
- Có nắp đậy, đóng mở thuận tiện Có Không
- Mã màu trắng Có Không
- Có biểu tượng phù hợp Có Không
Thùng đựng chất thải có thể tái chế chỉ đựng túi nilon Có Không
2.6.3
màu trắng
Túi nilon màu trắng chỉ đặt trong thùng đựng chất Có Không
2.6.4
thải có thể tái chế
2.6.5 Túi nilon đựng chất thải có thể tái chế được buộc Có Không
41
Đánh giá
STT Tiêu chí Ghi chú
(Đạt/Không đạt)

chặt khi cần


Thùng đựng chất thải có thể tái chế được thu gom,
2.6.6 vận chuyển tới nơi lưu giữ ít nhất một lần trong ngày Có Không
hoặc khi cần
Thùng đựng chất thải được làm sạch và khử khuẩn Có Không
2.7
hàng ngày hoặc định kỳ
Có đủ thiết bị và phương tiện làm sạch và khử trùng, Có Không
2.7.1
bao gồm
- Phương tiện và hóa chất rửa tay Có Không
- Vòi xịt nước Có Không
- Dụng cụ lau, cọ sàn Có Không
- Dụng cụ lau, cọ thùng đựng chất thải Có Không
- Hóa chất làm sạch và khử trùng Có Không
Thùng đựng chất thải được làm sạch và khử khuẩn
2.7.2 hàng ngày hoặc định kỳ sao cho thùng đựng chất thải Có Không
không bị cáu bẩn và không bốc mùi khó chịu
Tổng số tiêu chí
Số tiêu chí được tuân thủ
KẾT LUẬN

42
Phụ lục 3
BẢNG KIỂM GIÁM SÁT THỰC HÀNH VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI Y TẾ

Đánh giá
STT Tiêu chí Ghi chú
(Đạt/Không đạt)
Đánh giá đạt khi
Có
CTYT được vận chuyển nội bộ an toàn trong bệnh it nhất 70% tiêu
3 Không
viện chí nhỏ hơn đánh
giá đạt.
Có sẵn tại các vị
Bệnh viện có đủ phương tiện vận chuyển nội bộ chất Có Không trí cần thiết và có
3.1
thải y tế sẵn để thay thế
khi cần
Phương tiện vận chuyển nội bộ chất thải y tế có thiết Có Không
3.2
kế đúng quy cách:
Có thành, có nắp, có đáy kín, dễ cho chất thải vào, dễ Có Không
3.2.1
lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô.
- Xe màu vàng có biểu tượng nguy hại sinh học cho Có Không
3.2.2 chất thải lây nhiễm.
Có Không
- Xe màu xanh cho chất thải y tế thông thường.
Việc vận chuyển chất thải y tế được thực hiện theo lộ Có Không
3.3
trình quy định
Việc vận chuyển chất thải y tế được thực hiện theo Có Không
3.4
thời gian quy định
Việc vận chuyển chất thải y tế không được làm rơi Có Không
3.5
vãi, đổ tràn chất thải y tế ra môi trường bệnh viện
Tổng số tiêu chí

Số tiêu chí được tuân thủ

KẾT LUẬN

43
Phụ lục 4
BẢNG KIỂM GIÁM SÁT THỰC HÀNH LƯU GIỮ CHẤT THẢI Y TẾ

Đánh giá
STT Tiêu chí (Đạt/Không đạt)
Ghi chú

CTYT được lưu giữ an toàn trong bệnh viện (đối với cơ Có
1
sở y tế thực hiện xử lý CTYT theo mô hình cụm) Không
1.1 Có nhà lưu giữ chất thải lây nhiễm Có Không
1.2 Có nhà lưu giữ chất thải thông thường Có Không
1.3 Có nhà lưu giữ chất thải tái chế Có Không
1.4 Có nhà lưu giữ chất thải nguy hại không lây nhiễm Có Không
2. Chất thải lây nhiễm được lưu giữ an toàn Có Không
2.1 Có đủ thùng lưu giữ chất thải lây nhiễm Có Không
2.2 Thùng đựng chất thải lây nhiễm có thiết kế đúng quy cách: Có Không
Làm bằng nhựa hoặc kim loại Có Không
Thành dày và kín Có Không
Có nắp đậy Có Không
Mã màu vàng Có Không
Có gắn nhãn ghi loại chất thải đựng trong thùng Có Không
Có biểu tượng chất thải có chứa chất gây bệnh Có Không
Chất thải lây nhiễm được lưu giữ riêng với các loại chất
2.3 Có Không
thải khác trong thiết bị lưu giữ chất thải lây nhiễm
Chất thải lây nhiễm được lưu giữ không quá 48 giờ trong
2.4 điều kiện thường và không quá 72 giờ nếu được bảo quản Có Không
lạnh.
Chất thải nguy hại không lây nhiễm được lưu giữ an
3. Có Không
toàn
3.1 Có đủ thùng lưu giữ chất thải nguy hại không lây nhiễm Có Không
Thùng đựng chất thải nguy hại không lây nhiễm có thiết kế
3.2 Có Không
đúng quy cách:
Làm bằng nhựa hoặc kim loại Có Không
Thành dày và kín Có Không
Có nắp đậy Có Không
Mã màu đen Có Không
Có gắn nhãn ghi loại chất thải đựng trong thùng Có Không
Có biểu tượng nguy hại phù hợp với đặc tính của chất thải Có Không
Chất thải nguy hại không lây nhiễm được lưu giữ riêng với
3.3 các loại chất thải khác trong thiết bị lưu giữ chất thải nguy Có Không
hại không lây nhiễm chuyên dụng
4. Chất thải thông thường được lưu giữ an toàn Có Không
4.1 Có đủ thùng đựng chất thải thông thường Có Không
Thùng đựng chất thải thông thường có thiết kế đúng quy
4.2 Có Không
cách:

44
Đánh giá
STT Tiêu chí (Đạt/Không đạt)
Ghi chú

Làm bằng nhựa hoặc kim loại Có Không


Thành dày và kín Có Không
Có nắp đậy Có Không
Mã màu xanh Có Không
Chất thải thông thường được lưu giữ riêng với các loại chất
Có Không
thải khác trong thiết bị lưu giữ chất thải thông thường
Khối lượng từng loại chất thải lưu giữ được theo dõi,
5. Có Không
ghi chép
Có cân để đo lường khối lượng các loại CTYT được tiếp
Có Không
nhận và chuyển giao
Có sổ giao nhận CTYT Có Không
Khu vực lưu giữ và thiết bị lưu giữ được làm sạch và
6. Có Không
khử khuẩn hang ngày
Có đủ thiết bị và phương tiện làm sạch và khử trùng, bao
6.1 Có Không
gồm:
Bồn nước rửa tay Có Không
Xà phòng hoặc hóa chất rửa tay Có Không
Vòi xịt nước Có Không
Dụng cụ lau, cọ sàn Có Không
Dụng cụ lau, cọ thùng đựng chất thải Có Không
Hóa chất làm sạch và khử trùng Có Không
Khu vực lưu giữ chất thải được làm sạch và khử khuẩn
6.2 Có Không
hàng ngày
Thiết bị lưu giữ chất thải sau sử dụng được làm sạch và khử
6.3 Có Không
khuẩn hang ngày
Tổng số tiêu chí
Số tiêu chí được tuân thủ
KẾT LUẬN

45
Phụ lục 5
BẢNG KIỂM GIÁM SÁT QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ ĐỐT CTYT
Các bước vận Đánh giá
STT Nội dung cụ thể (Đạt/Không đạt)
hành
- Kiểm tra tình trạng các thiết bị lò: hệ
Có Không
thống cấp dầu,…
Chuẩn bị - Xả tro đem đi đóng rắn và vệ sinh lò. Có Không
1
- Chuẩn bị rác về kích cỡ, chủng loại, phối
trộn hợp lý, loại bỏ các chất gây cháy, nổ Có Không
nguy hiểm→ vô bao chuẩn.
- Bật công tắc điện tổng
Có Không
Trạng thái - Mở: các van dầu, van ống khói.
2
ban đầu - Đóng: cửa cấp rác, cửa xả tro dưới: van
Có Không
cấp khí vào buồng sơ cấp và thứ cấp.
- Chạy dầu đốt sơ cấp (khống chế ở 600-
9000C)→Chất củi vào lò để đốt→ Bật quạt Có Không
cấp khí→ mở van cấp khí dưới ghi từ từ.
3 Sấy lò
- Sau 15-20 phút: Chạy quạt làm mát
khói→Chạy đầu đốt buồng thứ cấp (khống Có Không
chế trên 1.0500C).
- Khi nhiệt độ thứ cấp đạt 1.050 0C→ Tắt
đầu đốt sơ cấp, đóng van cấp khí dưới
ghi→ Mở cửa cấp các túi rác vào buồng sơ
cấp (5-7 kg/lần)→ Bật lại đầu đốt sơ cấp và
Có Không
van khí.
4 Đốt rác
- Chỉnh lượng dầu phun và khí cấp cho phù
hợp chế độ nhiệt phân rác: không có khói
đen trên ống khói.
- Sau 10-15 phút: khi rác đã cháy gần
Có Không
kiệt→tiếp tục cấp rác vào lò.
- Sau ~30 phút kể từ mẻ cấp rác cuối: Tắt
đầu đốt sơ cấp, thứ cấp, van dầu, quạt cấp Có Không
5 Dừng lò khí→ Tắt công tắc tổng.
- Làm vệ sinh lò và thiết bị→ ghi chép nhật
Có Không
ký vận hành lò.
Tổng số tiêu chí
Số tiêu chí được tuân thủ
KẾT LUẬN

46

You might also like