You are on page 1of 8

ĐỊNH LUẬT BOYE

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng các thông số trang thái: áp suất
p, thể tích V và nhiệt độ tuyệt đối T (nhiệt độ tính theo độ K)
- Lượng khí có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá trình
biến đổi trạng thái. Khi biến đổi trạng thái mà còn một thông số không đổi thì các
quá trình này gọi là đẳng quá trình.
- Nội dung định luật Boylo Mariot: Trong quá trình biến đổi đẳng nhiệt đối với một
lượng khí lí tưởng xác định, áp suất biến đổi tỉ lệ nghịch với thể tích.
- Biểu thức của Định luật Boyle: P~ P1V1 = P2V2 = = PnVn => PV=const Trong
đó: P: Áp suất, V: Thể tích, T: Nhiệt độ 2. Năng lực: a. Năng lực vật lí
- Nhận biết được các thông số trạng thái của một khối khí xác định
- Phát biểu được thế nào là quá trình biến đổi trạng thái. Phát biểu được thế nào là
đẳng quá trình. Nêu được có mấy loại đẳng quá trình. trình đẳng nhiệt.
- Phát biểu được thế nào là quá Đưa ra dự đoán về mối quan hệ giữa áp suất P và
thể tích V của một lượng khí ở nhiệt độ không đổi. Thiết kế được phương án thí
nghiệm khảo sát mối liên hệ giữa P và V khi nhiệt độ tuyệt đối không thay đổi.
- Thực hiện thí nghiệm khảo sát được định luật Boyle: Khi giữ không đổi nhiệt
lượng của một khối lượng khí xác định thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với
thể tích của nó.
- Phát biểu được nội dung định luật Boylo-Mariot và biểu thức định luật. vận dụng
được các kiến thức để giải quyết các bài toán đơn giản.
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến quá trình đẳng nhiệt.

b. Năng lực chung


Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Hỗ trợ các thành viên nhóm tiến hành thí nghiệm
+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành phiếu học tập
Năng lực tự chủ tự học:
+ Lập kế hoạch từ học
+ Tìm kiếm thông tin tài liệu về lực từ và các bộ thí nghiệm
+ Kĩ năng thực hành, quan sát thí nghiệm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Phát hiện được vấn đề từ tình huống GV đưa ra
+ Đề xuất được phương án thí nghiệm
+ Đưa ra biện pháp cải tiến thí nghiệm

3. Phẩm chất:

- Học sinh có thái độ tích cực, năng động, sáng tạocảm thấy hứng thú với bài
giảng cũng như các thí nghiệm
- Tích cực tìm tòi thiết kế phương án thí nghiệm.
- Cẩn thận gọn gàngngăn nắp khi thực hiện thí nghiệm.
- Tích cực trao đổi, chia sẻ, đóng góp ý kiến cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chắc chắn khi đưa ra lập luận và khi tiến hành thí
nghiệm
II Thiết bị dạy học và học liệu
– Bộ dụng dụng cụ thí nghiệm về định luật Boylo-Mariot:
Bộ 1:
1. Áp kế kim loại
2. Lọ dầu
3. Nút cao su
4. Nhiệt kế
Bộ 2 :
1. Ống thủy tỉnh
2. Áp kế: Đo, đọc giá trị của áp suất
3. Thước: Ghi lại chiều cao thể tích khối khí cần nghiên cứu
4. Bơm xe đạp: thay đổi thể tích
Bộ 3:
1. Cảm biến áp suất nhiệt độ
2. ống xilanh 60cc, ống và đầu nối
3. Phần mềm PASCO CAPSTON đã được cài đặt trên máy tính
- SGK và Slide bài giảng
- Phiếu học tập số 1: Thông số trạng thái. Quá trình biến đổi trạng thái. Đằng
quá trình.

- Phiếu học tập số 2 : Tiến hành thí nghiệm và xử lí số liệu.

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình biến đổi trạng thái của chất khí. Đẳng quá

a. Mục tiêu:
- Nhận biết được các thông số trạng thái của một khối khí xác định
- Phát biểu được thế nào là quá trình biến đổi trạng thái
- Phát biểu được thế nào là đẳng quá trình. Nêu được có mấy loại đẳng quá trình.

b. Nội dung
- Học sinh thảo luận để đưa ra hiểu biết của mình về các thông số trạng thái của
chất khí. HS phát biểu được lượng khí có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng
thái khác bằng các quá trình biến đổi trạng thái. Khi biến đổi trạng thái mà còn một
thông số không đổi thì các quá trình này gọi là đẳng quá trình.
- HS thảo luận và nêu được có mấy loại đẳng quá trình.

c. Sản phẩm
- Câu trả lời của học sinh
- Các câu hỏi HS đưa ra và các nội dung HS ghi trong vở Phiếu học tập số 1 HS đã
hoàn thành.

d. Tổ chức hoạt động


- GV đưa ra 1 số câu hỏi nhỏ kiểm tra kiến thức cũ có liên quan tới bài học mới.
- GV đưa ra 1 quả bóng bàn rỗng kín, yêu cầu học sinh quan sát và đưa ra những
thông số liên quan đến trạng thái của khối khí ở trong quả bóng HS thảo luận và trả
lời câu hỏi
- Hoàn thành 1 phần phiếu học tập số 1 GV thực hiện thí nghiệm nhỏ bóp méo quả
bóng tennis và ngâm vào trong nước nóng. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và trả
lời câu hỏi trong phiếu học tập. GV tiếp nhận câu trả lời của HS và nhận xét:
+ Thông số bao gồm áp suất (p), thể tích (V), Nhiệt độ (T). Giữa các thông số trạng
thái có mối liên hệ xác định và ba thông số trạng thái đều thay đổi được GV đưa ra
vấn đề: Nếu như bây giờ giữ không đổi một thông số và thay đổi các thông số còn
lại sẽ xảy ra hiện tượng gì?
Phiếu học tập số 1

Câu 1: Nguyên nhân gây nên áp suất chất khí ?

Câu 2: Áp suất chất khí phụ thuộc vào những yếu tố nào ?

Câu 3: Theo em, lượng khí xác định trong chai nước phụ thuộc vào những yếu tố

nào?

Câu 4: Dựa vào hình dạng của quả bóng lúc trước và sau khi cho vài trong cốc
nước

nóng, hã cho biết các thông số trạng thái của lượng khí đã thay đổi như thế nào ?

Câu 5: Theo em, có mấy loại đăng quá trình ?

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- Định luật Boylo Mariot: Trong quá trình biến đổi đẳng nhiệt đối với một lượng

khí lí tưởng xác định, áp suất biến đổi tỉ lệ nghịch với thể tích.

a. Mục tiêu
- Phát biểu được thế nào là quá trình đẳng nhiệt.
- Thiết kế được phương án thí nghiệm khảo sát mối liên hệ giữa P và V khi nhiệt
độ tuyệt đối không thay đổi.
- Thực hiện thí nghiệm khảo sát được định luật Boyle: Khi giữ không đổi nhiệt
lượng của một khối lượng khí xác định thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với
thể tích của nó.
- hát biểu được nội dung định luật Boylo-Mariot và biểu thức định luật.

b. Nội dung
- HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi của GV
- HS quan sát thí nghiệm dự đoán giả thuyết thảo luận để rút ra được nhận xét: V
giảm thì p tăng và có mối liên hệ giữa các thông số p và V.
- Học sinh ghi nhận và yêu cầu tìm mối quan hệ giữa các đại lượng: p, V của một
lượng khí xác định.
- HS thiết kế phương án thí nghiệm kiểm nghiệm dự đoán.
- HS làm thí nghiệm kiểm nghiệm
c. Sản phẩm

- Nội dung học sinh ghi vào vở


- Nhận xét của HS Khi thể tích khí giảm, số phân tử khí trong khoảng không
chứa khí tăng (mật độ phân tử tăng) nên số va chạm lên thành bình tăng. Vì
vậy, áp suất tăng.
- Dự đoán: Có thể P tỉ lệ nghịch với V.
- Bảng số liệu, phiếu học tập HS hoàn thành.

d. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS phát biểu theo tinh thần xung phong : Thế nào là quá trình
đẳng nhiệt. HS phát biểu và nhận xét câu trả lời của các bạn.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt
độ tuyệt đối được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt.
- GV bóp từ từ chai chứa lượng khí xác định. Yêu cầu HS quan sát thí
nghiệm.
- GV đưa ra vấn đề: Qúa trình biến đổi trạng thái với một lượng khí xác định,
khi nhiệt độ tuyệt đối không thay đổi, mối liện hệ giữa P và V như thế nào ?
GV có thể gợi ý HS sử dụng mô hình động học phân tử để suy luận. GV yêu
cầu HS dự đoán mối liên hệ giữa P và V.
- HS thảo luận nhóm đưa ra dự đoán mối liên hệ giữa P và V. Khi V tăng thì P
giảm hay
- P.V = const
- GV yêu cầu HS thiết kế phương án thí nghiệm kiểm nghiệm dự đoán của
HS.

GV gợi ý:

+ Làm thế nào để có 1 lượng khí không đổi


+ Muốn kiểm tra mối liên hệ PV trong điều kiện khối khí xác định và nhiệt độ
không
Làm thế nào để nhiệt độ không đổi thì phải thay đổi được V nhưng phải đo được
nó.
+ Phải đo được P => Từ đó nhận xét được mối liên hệ định lượng của P,V.
HS làm việc nhóm thiết kế phương án thí nghiệm. Trình bày phương án thí
nghiệm.

Phương án 1: Bộ thí nghiệm xi lanh có pittong


Phương án 2: Bộ thí nghiệm có sử dụng bơm hút nén khí
Phương án 3: Bộ thí nghiệm cảm biến áp suất và ống xi lanh

- GV thu nhận phương án thí nghiệm. Nhận xét phương án thí nghiệm. Yêu
cầu học sinh đề xuất cải tiến phương án thí nghiệm.
- GV hướng dẫn HS cải tiến phương án thí nghiệm.
- GV đưa bộ thí nghiệm tương ứng với các phương án thí nghiệm cho HS GV
hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm:

Phương án 1: Bộ thí nghiệm xi lanh có pittong


Dịch chuyển pittong đến vị trí V1. Đo giá trị P1 Dịch chuyển pittong đến vị trí V2
Theo dự đoán: P2 = Theo thực nghiệm: P2 = ...

⇨ HS thực hiện thí nghiệm đo giá trị V,P và ghi vào phiếu học tập để kiểm nghiệm.

Phương án 2: Bộ thí nghiệm có sử dụng bơm hút nén khí Mở cho hai bình nước
thông nhau để thu giá trị P1, V1 Dùng bơm để giảm thể tích khí. Đọc giá trị
P2,V2 . Và ghi vào phiếu học tập. Tính PV và kiểm nghiệm theo dự đoán.

Phương án 3: Bộ thí nghiệm cảm biến áp suất và ống xi lanh

GV giới thiệu chức năng của bộ thí nghiệm: thiết bị cảm biến áp suất và ống
xilanh: đo được đồng thời áp suất và nhiệt độ.
+ Kết nối cảm biến với xi lanh bằng đầu nối Bật nguồn cảm biến và kết nối với
phần mềm capstone để thu dữ liệu
+ Ngắt kết ối khớp nối áp suất nhựa màu trắng khỏi cảm biến. Đặt pittong ở mức
60cc sau đó kết nối lại với cảm biến.
+ Bắt đầu ghi dữ liệu. Nhấn keep trong khi pittong vẫn ở mức 60cc. Nén pitong
xuống 55cc và giữ ở vị trí này. Quan sát nhiệt độ trên bảng và đợi đến khi nhiệt độ
giảm xuống gần bằng nhiệt độ ở 60cc hay nhiệt độ phòng. Nhấn keep. Mỗi lần nén
không khí theo trình tự giảm dần, đợi đến khi nhiệt độ quay trở lại xuống gần với
giá trị gần bằng nhau
+ Nén pittong xuống lặp lại như bước trên ở các giá trị 50,40,35.. và dùng ghi dữ
liệu.
+ Sử dụng phần mềm phân tích đồ thị biểu thị áp suất ảnh hưởng như thế nào khi
thay đổi thể tích của 1 lượng khí xác định có nhiệt độ không thay đổi. GV yêu cầu
HS lựa chọn phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm đo giá trị P,V để kiểm
nghiệm mối liên hệ PV theo như đã dự đoán.
+ GV yêu cầu nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thí nghiệm và nhận xét mối liên
hệ PV:
Nhận xét: Thí nghiệm đúng với dự đoán, khi nhiệt độ không đổiáp suất tỉ lệ nghịch
với thể tích.

+ Với một lượng khí xác định, khi thay đổi thể tích thì áp suất thay đổi nhưng tích
PV gần như nhau: P.V = const

+ Các lượng khí khác nhau có các tích PV khác nhau nhưng vẫn là không đổi trong
quá trình thay đổi trạng thái.

GV rút ra kết luận P và V tỉ lệ nghịch với nhau. GV thông báo: Các thí nghiệm
tương tự đã được nhà bác học Boyle người Anh thực hiện vào năm 1662 và nhà
bác học Mariotte tìm ra vào năm 1676. Từ các thí nghiệm đã rút ra định luật. Phát
biểu định luật Boylo Mariot.

GV yêu cầu HS phát biểu định luật Boylo Mariot.


GV nhận xét và thông báo: Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích
khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt.

3. Hoạt động 3: Luyện tập.

a, Mục tiêu:

Vận dụng được định luật Bôi lơ- Ma ri ốt để giải các bài tập

b, Nội dung

Học sinh làm việc nhóm giải bài tập cơ bản về mối quan hệ P,V.

c, Sản phẩm

Nội dung vở ghi của học sinh, kết quả phiếu học tập
d, Tổ chức dạy học
Giáo viên yêu cầu học sinh giải các bài tập sau:
Phiếu học tập số 3

Câu 1. Xi-lanh đang chứa một lượng khí 10ml và thông với khí quyển. Nếu bịt đầu
xi-lanh và nén khí đến thể tích 6ml với điều kiện nhiệt độ không đổi thì áp suất khí
trong xi-lanh sẽ là bao nhiêu. Biết rằng áp suất khí quyển là 760mmHg
Câu 2. Một chiếc bơm có thể tích 150cm3với áp suất khí quyển là latm. Nếu dùng
bơm này đưa khí vào một quả bóng đá dung tích 5,8 lít (lúc đầu chưa có khí) thì
cần bao nhiêu lần bơm để quả bóng đá có áp suất tiêu chuẩn 1,1 atm? Coi rằng
trong quá trình bơm nhiệt độ của khí không đổi.
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
- Xây dựng một bản hướng dẫn an toàn cho cơ thể khi áp suất thay đổi dựa trên vận
dụng kiến thức về định luật chất khí.
b) Nội dung
- Học sinh làm việc nhóm, tìm hiểu các tình huống, các nguy cơ gây hại cho cơ thể
khi áp suất thay đổi. Từ đó tìm hiểu các giải pháp giúp giảm thiểu các nguy cơ.
Xây dựng bản hướng dẫn an toàn khi áp suất thay đổi
c, Sản phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức hoạt động
- GV giới thiệu và giao nhiệm vụ :
Con người đang sống trong ngập môi trường không khí (mặc dù không nhìn thấy)
và đôi khi ngập trong nước. Có những trường hợp, chúng ta ở trong tình huống có
áp suất thay đổi. Khi đó, một số bộ phận của cơ thể chịu các tác động không mong
muốn, gây ra sự khó chịu hoặc nguy hiểm. Ví dụ: Khi đi máy bay, trường hợp máy
bay cất cánh, hay hạ cánh, ta có cảm giác ù tai hoặc có lúc đau buốt tai. Có một số
trường hợp đau đầu dữ dội. Hiện tượng này là do trong cơ thể có các khoang trống
chứa khí, khi áp suất thay đổi thì thể tích có xu hướng thay đổi, tạo ra áp lực lên
các thành hốc khí gây khó chịu hoặc nguy hiểm cho cơ thể.
+ Nhiệm vụ của các em: Tìm hiểu kiến thức về các khoang khí trong cơ thể, rồi
dựa trên kiến thức về các định luật chất khí, để đưa ra các bản hướng dẫn thực hiện
an toàn cho cơ thể khi ở trong các tình huống thay đổi áp suất.
Gợi ý :
-Tìm hiểu về các khoang khí ở cơ thể có chứa những lượng khí xác định.
-Tìm hiểu về các khả năng thay đổi áp suất (đi máy bay, đi đường dốc, lặn xuống
nước...) và các sự kiện đó ứng với đẳng quá trình nào.
- Xây dựng một Poster hướng dẫn, trong đó làm rõ : cơ sở khoa học, các giải
pháp...bản hướng dẫn cần gọn, đẹp, dễ theo dõi và thực hiện.

You might also like