You are on page 1of 5

I.

GIỚI THIỆU VỀ BRIEF


1. Khái niệm
Brief là bản tóm tắt mà Khách hàng (Client) cung cấp cho công ty dịch vụ
Marketing (Agency), trong đó chứa đựng những thông tin cần thiết, cô đọng
nhằm giúp Agency hiểu được trọn vẹn những yêu cầu của mình.
(Nguồn: Anatomy Human Charts)

Hiện tại, brief được trình bày dưới nhiều format như văn bản, lời nói, bảng biểu
và powerpoint. Tùy vào mỗi công ty sẽ có quy ước brief khác nhau để quy trình
làm việc hiệu quả hơn.

2. Vai trò
Brief rất quan trọng trong marketing nói chung và tổ chức sự kiện nói riêng
vì chúng cho phép cả Client và Agency hiểu được những mong đợi của dự
án, từ các yêu cầu vận hành đơn giản đến nguyện vọng và mục tiêu của
khách hàng.

Brief cũng là “đầu câu chuyện” cho mọi chiến dịch, công việc nội bộ. Với
đặc thù thực hiện cùng lúc nhiều chiến dịch cho nhiều Client, lúc này
agency buộc phải có quy trình rõ ràng, nhịp nhàng và hiệu quả. Trong quy
trình đó, brief ở vị trí trung tâm. Hãy thử tưởng tượng, bạn lên một chiến
dịch quảng cáo cho khách hàng nhưng chưa thống nhất rõ ràng các tiêu chí
đánh giá, nội dung hạng mục cũng như timeline thì làm sao bạn có thể
thanh lý và quyết toán hợp đồng? Về lâu dài, bạn cũng không giữ chân
được khách hàng và cũng khó lòng có chỗ đứng riêng trên thị trường.

Ogilvy (công ty quốc tế chuyên về quảng cáo, marketing) có một câu nói rằng:
“Give me the freedom of a tight brief” để khẳng định một brief lý tưởng nhất
chính là vừa chặt chẽ mà phải đủ khoảng trống cho người làm nội dung thỏa
sức sáng tạo. Một bản brief tốt không chỉ truyền đạt đầy đủ thông tin cần thiết
về Client và vấn đề Client muốn giải quyết, mà còn phải truyền được cảm hứng
sáng tạo cho Agency.
3. Phân loại
Bất kỳ client nào làm việc với agency đều làm việc theo 2 loại brief, đó là
communication brief và creative brief. Hai brief này được dùng song song
với nhau trong mọi dự án.
- Communication brief là brief được dùng giữa client và account của
agency. Đây là văn bản thể hiện tất cả thông tin dự án bao gồm thông tin
thương hiệu (Project,Client/Brand), thị trường – khách hàng mục tiêu
(Brand Background,Target Audience,Coverage), yêu cầu của client
(Project Description, Objectives, Message), ngân sách (Budget) và thời
gian thực hiện (Timing). Dựa vào communication brief, bộ phận
Account có thể tư vấn chiến lược quảng cáo hiệu quả nhất.

- Creative brief là brief sử dụng nội bộ giữa account và creative team.


Sau khi thống nhất với client bằng bản communication brief, account sẽ
chắt lọc thông tin liên quan nhất đến phần thực thi chiến dịch. Tại sao
không chuyển luôn communication brief cho creative team? Vì
communication brief chứa nhiều thông tin vĩ mô như nghiên cứu thị
trường và thương hiệu, những thông tin này trình bày dài dòng sẽ khiến
creator khó tập trung vào điểm chính để định hướng sáng tạo. Do đó sử
dụng creative brief sẽ tối ưu hơn.
V. KẾT LUẬN
Như vậy, vừa rồi nhóm mình đã đưa ra khái niệm về Brief, các yếu tố
tạo nên một bản Brief hoàn chỉnh cũng như các ví dụ thực tế, các mẫu
Brief.
Hi vọng những chia sẻ trên của nhóm mình đã giúp cho các bạn hiểu rõ
về Brief và cách viết được một bản brief hiệu quả nhất. Cho dù có phải
lập bản tóm tắt hay không thì ngay bây giờ những điều này cũng sẽ giúp
ích cho các bạn trong việc tư duy về quy trình làm việc. Trước hết hiểu
được brief là gì và các bạn sẽ có được nền tảng tốt để lập ra một bản
Brief tóm tắt hoàn chỉnh. Với một bản Brief sáng tạo, vững chắc trong
tay, các bạn sẽ giúp bên đối tác cung cấp kết quả tuyệt vời và đảm bảo
dự án của các bạn mang lại kết quả mà của chiến lược mà doanh nghiệp
mong muốn đạt tới.
Hãy giữ tinh thần chủ động và trách nhiệm trong công việc dù mình là
người nhận brief hay tạo ra Brief rồi giao cho người khác thực hiện.

You might also like