You are on page 1of 27

Notes for Chapter 20 General Strorage 20.1 General.

Chương này sẽ cung cấp những bước cân thiết để xác định hàng hóa, sự xắp xếp hàng hóa, chiều cao
kho, và các khoảng không các cũng như tiêu chí báo vệ tổng quát cho hàng hóa có các điều kiện liên quan từ
chương 21 đến 25
[Closer Look] Using Chapter 20 to Determine Storage Protection
Để bảo vệ cho bất kỳ nguy cơ cháy của kho nào, ý định của NFPA 13 là để người dùng bắt đầu với
chương 20 và xác đinh các qui luật tổng quan để áp dụng. Sau đó, người dùng đi đến những chương thích hợp
(chương 21 đến 26) cho hàng hóa và sự sắp xếp kho được bảo vệ để có tiêu chí xả nước còn lại.
Về tổng thể, các qui luật báo vê từ chương 20 đến 26 được thiết kế để trả lời 4 câu hỏi cơ bản, với giả
thuyết rằng đám cháy sẽ bắt đầu trong 1 nguy cơ:
1. Một lưu lượng được ưóc lượng hợp lý sẽ cần cho hệ thống đầu phun là gì? (điều này bao gồm việc
xem xét số lượng đầu phun mà có thé kích hoạt trong đám cháy và lưu lượng mà sẽ được lực lượng chữa cháy
vận hành công tác chữa cháy khi ho có mặt)
2. Cần áp suất bao nhiêu để lưu lượng đó khả dụng
3. Lưu lương đó cần duy trì trong thời gian bao lâu
4. Nếu kho là dạng giá đỡ, đầu phun có cần được đặt trong giá đỡ, hay hàng hóa chỉ là cân được bảo
vệ chỉ với đầu phun trên trần?
Khi NFPA 13 được sử dụng như tài liệu để cung cấp những yêu cầu cho việc bảo vệ các nguy cơ cháy
từ lửa với đầu phun, điều quan trọng là tuân theo tầt cà các yêu cầu của NFPA13. Người dung không được
khuyến khích việc lấy những yêu cầu từ những tài liệu khác và cố sử dụng chúng cùng vói NFPA 13.
Nguời dùng mà muốn chọn tiêu chí thiết kế đâu phun từ các tiêu chuần khác được khuyến khích sử
dụng hoàn toàn tiêu chuân đó, bao gồm bao gồm bất cứ tiêu chuẩn bổ sung được tham chiếu bởi tiêu chuẩn đó.
Cơ quan có thẩm quyền được phép xem xét những bộ tiêu chuẩn khác và xác nhận liệu rằng nó có đáp ứng
tưong đương cấp độ an toàn như qui định của NFPA 13. Nếu cơ quan có thầm quyền bị thuyết phục rằng
những bộ tiêu chuẩn đó là đủ, sau đó thiết lập bộ tiêu chuẩn đó có thể cho phép để sử dụng theo mục 1.4 và 1.5
của NFPA 13 như mục thay thế mà đáp ứng được cấp độ an toàn tương đương NFPA 13.
Mặc dù các chương về kho của NFPA 13 có thé dường như phức tạp lúc đầu, chúng trở nên dễ hơn để
điều hướng khi thông tin phù hợp về các loai hình cho trước được xác đinh. Hầu hết các loại hình về kho, chỉ
khoảng vài chục mục riêng lẻ của tiêu chuẩn được ứng dụng. Bí quyết là có thể xác định được những mục nào
áp dụng cho một sự sắp xếp kho cho trước và những mục nào có thể được bỏ qua. Điều đó được hoàn thành
bằng việc tìm kiếm những mục chính xác trong mỗi chương để nhảy tới sau những yêu cầu của chương 20 đã
được đề cập và các thông tin thích hợp đã được xác định. Thông tin này phải được xác định bởi người thiết kế
trước khi tìm kiếm qua nhiều chương về kho. (chương 21 tới 26) vì những thông tin đó sẽ giới hạn việc tìm
kiếm chỉ ở những chương 21 – 26, hay tiếp theo các phương án về trần và in-rack thì có sẵn trong chương 25.
Hinh 20.1 là một danh sách kiểm tra phải được dùng trước để điều hướng qua các chương về kho
riêng lẻ của NFPA 13. Khi thông tin được xác định vào mẫu, việc tìm kiếm phương pháp thiết kế thích hợp trở
nên đơn giản hơn nhiều. Nhiều người thiết kế đơn giản lấy thông tin phân loại hàng hóa và hình thức lưu trữ
(giá đỡ, chồng đống,…) và hướng tới các chương thiêt kế về kho để tìm kiếm các hướng dẫn, Mặc dù chắc
chẳn đó là một cách tiếp cận, nó giống như bắt đầu nấu bữa tối mà không có kiểm tra trước xem bạn cần những
nguyên liệu gì- ban có thế phải xem lai kế hoạch hay đánh giá lai khi ban nhận ra rằng bạn không có đủ
nguyên liêu cân thiết để hoàn thành bữa ăn. Thất bại trong cách xác định thông tin cần thiết như chiều cao kho,
khoảng không, sắp xếp hành hóa, chiêu cao trần có thể dẫn đến việc đau đầu sau đó trong quá trình thiết ké nếu
chúng không là những yếu tố đưa vào quyết đinh thiết kế ngay từ đầu. tất cả thông tin trong hình 20.1 thì cân
thiết để đạt được một phuơng án thiết kế được cho phép, vì thế nó hữu ích khi băt đầu với biêu mẫu này.
Khi biểu mẫu trong hình 20.1 được hoàn thành, người thiết kế có thé bắt đầu tạo nên một quá trình để
quản lý hơn bởi việc tìm kiếm các chương thiết kế thích hợp. Các công cụ hữu ích khác là quy trình công việc
từ hình 20.2 đến 20.4, mà cung cấp một loạt các câu hỏi và trả lời trong các biểu mẫu của quy trình công việc
để giúp người thiết kế tìm ra chương và mục về nhà kho mà họ có thể tham chiếu. Qui trình công việc cũng
cung cấp hướng dẫn cho người thiết kế nếu các thông số của dự án nằm ngoài phạm vi của NFPA13. Ví dụ,
nếu độ dốc mái quá cao hay nếu có open-top containers được sử dụng, những biểu mẫu cung cấp cho một cảnh
báo đến người dùng rằng họ có thể cần lấy những thông tin vì thông tin đó được cung cấp nằm trong phạm vi
của NFPA13.
Sử dụng các biểu đồ yêu cầu hoàn thành các danh mục trong hình 20.1 hay vài cách để ghi lại những
thông tin thích hợp từ danh mục. Nhánh đầu tiên của sơ đồ yêu cầu người thiết kế xác định phân loại hang hóa.
Sử dụng phân loại để xác định các danh mục hang hóa, bao gồm bất kì sửa đổi pallet. Người thiết kế sau đó có
thể trả lời những câu hỏi khác.
20.1.1 Kho hỗn hợp và low-piled, đáp ứng các tiêu chí của chương 4, phải được bảo vệ phù hợp với tiêu
chí nguy cơ cháy liên quan tham khảo trong mục này.
FQA [20.1] Tại sao chương 20 được viết để áp dụng cho toàn bộ cách sắp xếp hang hóa trong kho
lưu trữ ?
Thay vì lặp lại tất cả các quy luật chung mà áp dụng cho tất cả các tình huống lưu trữ, những quy luật
được hợp nhất ở một vị trí để chúng dễ dàng được tìm thấy và thực thi một cách giống nhau. Nếu những
qui luât được lặp lại trong nhiều chương, chúng có thể khó khăn để được tìm thấy và có thể chúng vô tình
được chỉnh sửa bởi ủy ban kỹ thuật trong một chương trong khi để lại hay chỉnh sửa theo cách khác trong
một chương nào đó.
FQA [20.1] Tại sao các hệ thống thiết kế phù hợp với 4.3.1.4 đến 4.3.1.6 và 25.2 được miễn các yêu
cầu của chương 20
Hệ thống đầu phun mà bảo vệ hàng hóa hỗn hợp hay hàng hóa chồng đống thấp có nhiều điểm chung với
nguy cơ cháy trung bình hay nguy cơ cháy cao hơn là các nguy cơ cháy của kho. Những đám cháy mà
thuộc nguy cơ cháy này không phát sinh cùng loại cột lửa lớn theo phương đứng mà có thể được tìm thấy
trong những nguy cơ cháy về kho. Do đó, tiêu chí xả cho việc thiết kế những hệ thống phù hợp với mục
4.3.1.4 đến 4.3.1.6 và 25.2 cuối cùng lại quay về tiêu chí trong 4.3.3 đến 4.3.6 cho nguy cơ cháy trung
bình hay nguy cơ cháy cao: tiêu chí nghiêm khắc hơn được tìm thấy trong chương 20 không áp dụng.
20.2 Protection of Storage
Việc bảo vệ hàng hóa phải tuân theo những tiêu chí sau:
(1) Nhận diện phân loại hàng hóa phù hợp với mục 20.3 và 20.4.
(2) Nhận diện phương pháp lưu trữ hàng hóa phù hợp với 20.5.
(3) Thiết lập chiều cao hàng hóa, chiều cao kho và các khoảng cách liên quan phù hợp với mục 20.9.
(4) Xác định tiêu chí bảo vệ tổng quát mà thông dụng cho tất cả các phương án bảo vệ hàng hóa phù
hợp với muc 20.10 đến 20.18.
(5) Lựa chọn công nghệ và hệ thống sprinkler phù hợp với tiêu chí bảo vệ ( chương 21 đến 25)
(6) Thiết kế và lắp đặt phù hợp với phần còn lại của tài liệu này.
(7) Thiết kế và lắp đặt sprinkler phù hợp với những mục này mà chúng áp dụng hay phù hợp với
danh sách áp dụng cụ thể của chúng.
20.2.1* Tiêu chí bảo vệ cho nhóm A plastic phải được cho phép để bảo vệ cho hàng hóa Class I đến IV có
cùng cấu hình và độ cao.
20.2.2 Đầu phun CMSA và ESFR phải được cho phép để bảo vệ hàng hóa Class I đến IV, nhóm A plastic,
hàng hóa hỗn hợp và các loại hàng khác như chỉ định trong chương 20 đến 25 hay bởi những tiêu chuẩn
NFPA khác.
20.2.3 Với những hệ thống có nhiều nguy cơ cháy, sự bổ sung cuộn vòi và thời gian cấp nước phải phù
hợp với 20.15.2 cũng như một trong những cách sau:
(1) Yêu cầu nước cấp cho nguy cơ cháy cao nhất bên trong hệ thống phải được sử dụng
(2) Yêu cầu nước cấp cho mỗi nguy cơ riêng phải được sử dụng trong tính toán cho diện tích thiết
kế chon guy cơ đó
(3) Cho những hệ thống với nhiều nguy cơ cháy nơi có nguy cơ cháy cao hơn chỉ nằm trong một
phòng đơn lẻ có diện tích ít hơn 27m2 trong khu vực không có phòng nào liền kề, yêu cầu cấp nước cho
nguy cơ chủ yếu phải được sử dụng trong phần còn lại của hệ thống.
20.3* Protection of Storage
Phân loại hang hóa được đề cập trong 20.3 tạo cơ sở cho tiêu chí thiết kế và lắp đặt trong
NFPA13. Phân loại hang hóa cung cấp phương tiện thuận lợi cho phân chia mối quan hệ giữa nhiệt hóa
học của chất dễ cháy từ nhiều loại vật liệu và tỉ lệ giải phóng nhiệt của chúng để mà xác điịnh được hệ
thống đầu phun thích hợp. Khả năng bắt lửa không được xem xét trong phân loại hàng hóa.
Tiêu chuẩn bảo vệ cho lưu trữ hàng hóa được dựa trên việc thử nghiệm các kiên qua của hàng hóa
thử nghiệm chuẩn class II và cartooned, nonexpanded plastic. Hàng hóa thử nghiệm chuẩn class II là
carton ba mặt có hai lớp gợn song với một lớp lót kim loại trên pallet gỗ được thể hiện ở ảnh (a) của hình
20.5.
Việc bảo vệ hàng hóa class I, class II, class III và class IV thì dựa trên thử nghiệm giới hạn và sự
ngoại suy từ thử nghiệm với hàng hóa thử nghiệm tiêu chuẩn. (Các bài kiểm nghiệm được thực hiẹn
không bao gồm các bài kiểm tra cho class I, class III và bao gồm hai bài cho class IV)
Với việc giới thiệu đầu phun ESFR vào cuối thập niên 1980 bảo vệ cho cartooned expanded
nhóm A plastic, cũng như exposednonexpanded và exposed expanded nhóm A plastic, đã được dựa trên
bài thử nghiệm hàng hóa đại diện cho mỗi phân loại theo danh sách. Hàng hóa thử nghiệm cartooned,
expanded plastic là khay xốp ướp thiẹt đựng trong hộp carton gợn song đặt trên pallet gỗ, như hình (e)
của hình 20.5. Hàng hóa thử nghiệm expose non expanded plastic bao gồm bảy pallet nhựa không có
trong danh sách được liệt kê, có lưới đặt trên pallet gỗ, như hình (d) của hình 20.5. Hàng hóa thử nghiệm
exposed, expanded plastic bao gồm khay xốp hình chứa thiẹt quấn nhựa xếp chồng lên nhau đặt, lên pallet
gỗ như hình (c) của hình 20.5
Sự phận loại hàng hóa thực tế chỉ dựa trên yếu tố so sánh những hàng hóa đó với các định nghĩa
cho nhiều loại hàng hóa khác nhau. Phân loại hàng hóa có thể được thực hiện bnằg cách thửu nghiệm
nhưng điều quyan trọng là mỗi lần thử nghiệm đó liên quan đến đầu phun hay vài phương pháp khác để
giả lập ứng dụng sử dụng nước bởi đầu phun và các thửu nghiêmh đó đủ lớn để tạo ra những kết quả có ý
nghĩa.
Khi hàng hóa hiện tại chưa xác định được, thử nghiệm phân loại hàng hóa có thể cung cấp một so
sánh chính xác giữa hàng hóa được đề xuất và hàng hóa đã biết. mỗi thửu nghiệm thì cần thiết cho việc
xác định tiêu chí thiết kế đầu phun có thể chấp nhận cho hàng hóa mới hay chưa biết khi có một so sánh
nào đó có ý nghĩa không thể được tạo ra giữa hàng hóa nhất định và những phân loại hàng hóa đã biết
khác.
Phân loại hàng hóa là quyết định chính đầu tiên mà được thực hiện trong thiết kế của hệ thống
đầu phun và có thể có một ảnh hưởng lớn về hiệu quả của hệ thống trong suốt quá trình cháy. Khi phân
loại hàng hóa không được phân loại đúng, khả năng của hệ thống đầu phun để kiểm soát đám cháy trong
môi trường nahf kho có thể bị ảnh hưởng, cho phép việc lan rộng đám cháy theo phương ngang không
suy giảm.
Mặc dù NFPA13 đề nghị những hướng dẫn như thế nào để xác định phân loại hàng hóa có những
yếu tố nhất định của quá trình mà có thể thử thách và có khả năng bị bỏ qua, dẫn đến một danh sách các
hàng hóa không chính xác. Một sơ đồ đá thể hiện trong hình 20.6 được cung cấp để giúp cho quá trình rõ
rang và đơn giản.
Phân loại hàng hóa bị ảnh hưởng bởi loại và khối lượng vật liệu (như kim loại, giấy, gỗ, nhựa) mà
là một phần của sản phẩm và việc đóng gói chúng. Việc xem xét tất cả đặc điểm của từng đơn vị hàng hóa
riêng lẻ, không chỉ hàng hóa quan trọng để xác định phân loại hàng hóa phù hợp. Tham khảo bảng A.20.3
về hướng dẫn tổng thể việc phân loại hàng hóa. Đối với các tình huống khi gặp khó khan trong việc xác
định phân loại thích hợp, thử nghiệm phải được xem xét để xác định đặc điểm thích hợp của hàng hóa.
20.3.1* Commodity Classification
Phân loại hàng hóa và các yêu cầu bảo vệ tương ứng phải xác định dựa trên cấu thành của từng
đơn vị hàng hóa riêng lẻ.
20.3.1.1 Các loại và khối lượng vật liệu được sử dụng như là một phần của sản phẩm và bao bì chính của
chúng cũng như pallet chứa hàng phải được xem xét trong việc phân laoị hàng hóa.
20.3.1.2 Khi có những bài kiểm tra về phân loại hàng hóa được công nhận bởi cơ quan chức năng quốc
gia, dữ liệu phải được cho phép để sử dụng trong việc phân loại hàng hóa.
20.3.1.3 Việc sắp xếp hàng hóa giống nhau, xếp loại phân loại hàng hóa sau đây phải áp dụng cho mức độ
nghiêm trọng thấp nhất (Class I) đến cao nhất (exposed expanded plastic) như sau:
(1) Class I
(2) Class II
(3) Class III
(4) Class IV
(5) Cartoned nonexpanded plastic
(6) Cartoned expanded plastic
(7) Exposed nonexpanded plastic
(8) Exposed expanded plastic
20.3.1.4 Tiêu chí bảo vệ cho hàng hóa theo danh sách trong 20.3.1.3 phải được cho phép để bảo vệ hàng
hóa thấp hơn trong cùng danh sách.
20.3.2 Các loại Pallet
20.3.2.1 Phổ biến: Khi tải được chất lên pallet, việc sử dụng pallet gỗ hay kim loại, hay danh sách pallet
tương đương với gỗ, phải được giả định trong phân loại hàng hóa.
20.3.2.2 Pallet nhựa: Một pallet có bất cứ phần nào mà cấu chúng nó là vật liệu nhựa mà không có trong
danh sách tương đương với gỗ phải tang một mức phân cấp hàng hóa được xác định cho hàng hóa chất
lên nó phù hợp với 20.3.2.1 hay 20.3.2.2.2.
20.3.2.2.1* Pallet nhựa không gia cường: Pallet nhựa mà không có lớp gia cường phụ phải được xử lý
như là pallet nhựa không gia cường.
20.3.2.2.1.1 Đối với hàng hóa Class I đến IV, khi pallet nhựa không gia cường ( polypropylene hay high-
density polyethylene) được sử dụng, phân loại hàng hóa phải tăng lên một cấp.
20.3.2.2.1.2 Pallet nhựa (polypropylene hay high-density polyethylene) phải được đánh dấu với ký hiệu
cố định để biểu thị rằng pallet là không gia cường.
20.3.2.2.2 Pallet nhựa gia cường: Một pallet nhựa kết hợp một vật liệu gia cường thứ hai (như thép hay
sợi thủy tinh) bên trong pallet phải được coi như một pallet gia cường.
20.3.2.2.2.1* Đối với hàng hóa Class I đến IV, khi pallet nhựa (polypropylene hay high-density
polyethylene) được sử dụng, phân loại hàng hóa phải được tăng hai cấp ngoại trừ Class IV, phải được
tăng thành cartoned nonexpanded nhóm A.
20.3.2.2.2.2 Pallet phải được giả định là gia cường nếu không đánh dấu cố định hay chứng nhận của nhà
sản xuất về không gia cường được cung cấp.
20.3.2.2.3 Hàng hóa nhóm A plastic lưu trữ trên pallet nhựa sẽ không bị yêu cầu tăng cấp độ.
20.3.2.2.4 Với đầu phun bảo vệ trên trần, các yêu cầu của 20.3.2.2.1 và 20.3.2.2.1 sẽ không áp dụng khi
pallet nhựa được sử dụng và khi hệ thống đầu phun sử dụng loại spray với hệ số K tối thiểu là K16.8
20.3.2.3 Những yêu cầu của 20.3.2.2.1 đến 20.2.2.4 sẽ không áp dụng cho pallet không phải là gốc mà đã
chứng minh được có nguy cơ cháy tương đương hay ít hơn pallet gỗ và có trong danh sách đã được liệt kê
như vậy.
20.3.2.4 Những pallet nhựa khác với polypropylene hay high-density polyethylene.
20.3.2.4.1 Về hàng hóa Class I đến III được lưu trữ trên pallet nhựa khác với polypropylene hay high-
density polyethylene, phân loại hàng hóa phải được xác định bởi việc kiểm tra cụ thể được tiến hành bởi
phòng thí nghiệm được chứng nhận hoặc phải tăng lên hai cấp.
20.3.2.4.2 Về hàng hóa Class IV được lưu trữ trên pallet nhựa khác với polypropylene hay high-density
polyethylene, phân loại hàng hóa phải tăng thành hàng hóa cartoned nonexpanded nhóm A.
20.3.2.5 Slave Pallet
Khi pallet đặc, flat-bottom, dễ cháy được sử dụng lưu trữ kệ cho hàng hóa Class I đến IV cao đến
7.6m kết hợp với đầu phun CMDA, điều 21.4.1.7.2 phải áp dụng.
20.3.3 Open-Top Container.
Một đồ chứa có hình dạng bất kỳ mà toàn bộ hay một phần lỗ mở ở phần trên và việc bố trí cho
phép sự thu nhập nước xả từ đầu phun đổ xuống qua cách sắp xếp hàng hóa phải được xem là không
thuộc tiêu chí bảo vệ hàng hóa trên rack được phác thảo trong chương 21 đến 25.
20.3.4 Solid Unit Load of Nonexpanded Plastic (Either Cartoned or Exposed)
Một tải mà không có các lỗ khí bên trong và chỉ cháy bề mặt ngoài của tải và nước từ dầu phun
tiếp cận được hầu hết bề mặt có thể cháy được cho phép giảm cường độ thiết kế của đầu phun CMDA
[xem bảng 21.3.3(a)]
Hàng hóa thì luôn thay đổi và gia tang về số lượng, những vật liệu và phương pháp lưu trữ thì liên
tục được cải tiến. Do những thông tin trở nên sẵn có, NFPA13 vẫn cam kết cập nhật dữ liệu hợp lệ cho
phân loại hàng hóa. Vì những vật liệu mưới và phương pháp được giới thiệu mà không có hướng dẫ cụ
thể trong tiêu chuẩn này, thửu nghiệm phân loại hàng hóa có thể được sử dụng để xếp hạng tải trọng vật
liệu vào trong một trong bảy phân loại hàng hóa:
(1) Class I
(2) Class II
(3) Class III
(4) Class IV
(5) Cartoned Group B unexpanded plastic
(6) Cartoned Group A unexpanded plastic
(7) Cartoned Group A expanded plastic
Thử nghiệm phân loại hàng hóa được thực hiện tại phòng thí nghiệm được công nhận để sắp xếp
hạng hàng hóa với mã hàng hóa đã được sử dụng trong thửu nghiệm đường cơ sở. UL là một trong những
phòng thí nghiệm đó mà sử dụng thử nghiệm qui mô trung bình để xác định giá trị xếp hạng tổng trung
bình của sản phẩm bằng việc hàon thành các bước sau:
1. Đốt hàng hóa với những ứng dụng nước tiêu chuẩn
2. Xác định kết ửa tỷ lệ phát sinh nnhiệt
3. Xếp hạn nguy cơ cho viuệc thiết kế dập lửa phù hợp
Thử nghiệm bao gồm ba bài kiểm tra cháy của tám pallet hàng hóa dưới một mũ hình nón đo
nhiệt lượng sử dụng tỷ lệ ứng dụng nước khác nhau để thiết lập phép dô trung bình năng lượng lan tỏa.
(Xem sơ đồ và hình ảnh đính kèm)
Bốn thông số thử nghiệm được xác định như sau:
V1: Tỷ lệ tổng lượng nhiệt tỏa ra tối đa
V2: Tỷ lệ lượng nhiệt đối với lưu tỏa ra tối đa mỗi phút
V3: tỷ lệ lượng nhiệt đối lưu tỏa ra hiệu quả, được xác định là lượng nhiệt đối lưu trung bình đo
dược trong hơn 5 phút của đám cháy lơn nhất
Những giá trị này được sử dụng để thiết lập giá trị xếp hạng tổng trung bình của hàng hóa. Giá trị
tổng trung bình được so sánh với những xếp hạng đã biết trước đó như hàng hóa tiêu chuẩn để thiết lâpk
phân loại hàng hóa tương đương. (xem bảng đính kèm). Khả năng để thử nghiệm cung cấp những dịch vụ
để thiết lập phân loại hàng hóa chính xác cho hàng hóa chưa được đề cập trong NFPA13.

Mean total rank Commodity class Rank


Less than 1.5 I 1
Equal to or greater than 1.5 but II 2
less than 2.5
Equal to or greater than 2.5 but III 3
less than 3.5
Equal to or greater than 3.5 but IV 4
less than 4.5
Equal to or greater than 4.5 but Cartoned group B 5
less than 5.5 Unexpanded plastic
Equal to or greater than 5.5 but Cartoned group A 6
less than 6.5 Unexpanded plastic
Equal to or greater than 6.5 but Cartoned group A 7
less than 7.5 expanded plastic
20.4* Commodity Classes
20.4.1* class I
Hàng hóa class I phải được xác định như là sản phẩm không cháy mà đáp ứng một trong những
tiêu chí sau:
(1) Đặt trực tiếp trên những pallet gỗ
(2) Đặt trong hộp cartoned có lớp lượng sóng đơn, có hoặc không có có lớp phân chia với chiều dày đơn,
có hoặc không có pallet
(3) Màng bọc nhựa hay giấy thành 1 đơn vị tải có hoặc không có pallet
20.4.2* class II
Hàng hóa class II phải được xác định như là sản phẩm không cháy mà đựngt rong thùng gỗ từ các
thanh ván, hộp gỗ đặc, hộp carton với lớp gợn sóng nhiều lớp, hay các vật liệu cháy tương đương, có hoặc
không có pallet.
20.4.3* class III
20.4.3.1 Hàng hóa class III sẽ được xác định như là sản phẩm thười trang từ gỗ và giấy, sợi tự nhiên, hanh
nhóm C plastic có hoặc có hộp carton, hộp, hay thùng có hay không có pallet.
20.4.3.2 Hàng hóa class III sẽ được cho phép chứa khối lượng giới hạn (5% hay ít hơn khối lượng của
nonexpanded plastic hay 5% hay ít hơn thể tích của expanded plastic) của nhóm A hay B plastic.
20.4.3.3 Hàng hóa class III chứa hỗn hợp cả nhóm A expanded hay nonexpanded plastic phải tuân thủ với
hình 20.4.3.3(a) khi chúng đựng trong carton, hộp hay thùng hay tuân theo hình 20.4.3.3(b) khi chúng là
exposed
20.4.4* Phân lớp IV

20.4.4.1 Hàng hóa thuộc phân lớp IV (có hoặc không có pallet) thỏa 1 trong các tiêu chuẩn sau:

(1) Cấu tạo hoàn toàn hoặc một phần từ nhựa nhóm B
(2) Chứa loại nhựa free-flowing nhóm A (loại nhựa nhóm A kích thước nhỏ, dễ chảy, lăn, tràn ra sàn)
(3) Chứa trong thùng carton, thùng gỗ, thành phần có chứa 5%-15% về khối lượng nhựa rắn nhóm A
(4) Chứa trong thùng carton, thùng gỗ, thành phần có chứa 5%-25% về khối lượng nhựa xốp nhóm A
(5) Chứa trong thùng carton hoặc thùng gỗ, chứa hỗn hợp nhựa xốp và nhựa rắn nhóm A, theo mô tả
của Hình 20.4.3.3(a)
(6) Để trần, chứa từ 5% đến 15% khối lượng nhựa rắn nhóm A
(7) Để trần, chứa hỗn hợp nhựa xốp và nhựa rắn nhóm A, theo mô tả Hình 20.4.3.3(b)

20.4.4.2 Phần vật liệu còn lại có thể là loại không cháy, gỗ, giấy, sợi tự nhiên, hoặc nhựa nhóm B hoặc C.

20.4.5* Phân loại nhựa, chất đàn hồi và cao su. Nhựa, chất đàn hồi và cao su sẽ được chia thành 3 nhóm A, B
và C.

20.4.5.1 Nhóm A. Gồm các vật liệu sau:


(1) ABS (acrylonitrile-butadiene-styrene copolymer)
(2) Acetal (polyformaldehyde)
(3) Acrylic (polymethyl methacrylate)
(4) Butyl rubber
(5) Cellulosics (cellulose acetate, cellulose acetate butyrate, ethyl cellulose)
(6) EPDM (ethylene-propylene rubber)
(7) FRP (fiberglass-reinforced polyester)
(8) Natural rubber
(9) Nitrile-rubber (acrylonitrile-butadiene rubber)
(10) Nylon (nylon 6, nylon 6/6)
(11) PET (thermoplastic polyester)
(12) Polybutadiene
(13) Polycarbonate
(14) Polyester elastomer
(15) Polyethylene
(16) Polypropylene
(17) Polystyrene
(18) Polyurethane
(19) PVC (polyvinyl chloride — highly plasticized, with plasticizer content greater than 20 percent)
(rarely found)
(20) PVF (polyvinyl fluoride)
(21) SAN (styrene acrylonitrile)
(22) SBR (styrene-butadiene rubber)

20.4.5.2* Nhựa nhóm A sẽ được chia thêm thành loại rắn hoặc xốp.

20.4.5.3 Hàng hóa được xếp vào loại nhựa xốp nhóm A là hàng hóa thỏa 1 trong các tiêu chuẩn sau (có hoặc
không có pallet):

(1) chứa trong thùng carton, thùng gỗ, chứa hơn 40% thể tích nhựa xốp nhóm A
(2) để trần, chứa hơn 25% thể tích nhựa xốp nhóm A

20.4.5.4 Hàng hóa được xếp vào hàng hóa nhựa rắn nhóm A nếu thỏa 1 tron các tiêu chuẩn sau:

(1) chứa trong thùng carton hoặc thùng gỗ, chứa hơn 15% khối lượng nhựa rắn nhóm A.
(2) chứa trong thùng carton hoặc thùng gỗ, chứa 25% đến 40% thể tích nhựa xốp nhóm A.
(3) chứa trong thùng carton, thùng gỗ, chứa hỗn hợp nhựa nhóm A xốp và rắn, phù hợp với mô tả
trong Hình 20.4.3.3(a)
(4) hàng để trần, chứa hơn 15% khối lượng nhựa rắn nhóm A.
(5) hàng để trần, chứa 5% đến 25% thể tích nhựa xốp nhóm A.
(6) hàng để trần, chứa hỗn hợp nhựa nhóm A xốp và rắn, theo mô tả ở Hình 20.4.3.3(b)

20.4.5.5 Phần vật liệu còn lại có thể là vật liệu không cháy, gỗ, giấy, sợ tự nhiên hoặc sợi tổng hợp, nhựa nhóm
A, B, C.

20.4.6 Nhóm B. Những vật liệu sau được xếp vào nhóm B:

(1) Chloroprene rubber


(2) Fluoroplastics (ECTFE — ethylene chlorotrifluoroethylene copolymer; ETFE — ethylene-
tetrafluoroethylene-copolymer; FEP — fluorinated ethylene-propylene copolymer)
(3) Silicone rubber
20.4.7 Nhóm C. Những vật liệu sau được xếp vào Nhóm B:
(1) Fluoroplastics (PCTFE — polychlorotrifluoroethylene; PTFE — polytetrafluoroethylene)
(2) Melamine (melamine formaldehyde)
(3) Phenolic
(4) PVC (polyvinyl chloride — flexible — PVCs with plasticizer content up to 20 percent)
(5) PVDC (polyvinylidene chloride)
(6) PVDF (polyvinylidene fluoride)
(7) Urea (urea formaldehyde)

20.4.8* Hàng hóa nhựa sẽ được bảo vệ dựa theo Hình 20.4.8. (Xem Phần C.21.)

20.4.8.1 Nhựa Nhóm B và nhựa free-flowing nhóm B sẽ được bảo vệ theo cách như đối với hàng hóa Phân lớp
IV

20.4.8.2 Nhựa nhóm C sẽ được bảo vệ theo cách như đối với hàng hóa Phân lớp III

20.4.9 Lốp cao su. Lốp của phương tiện chở khách, máy bay, xe tải, máy nông nghiệp, xe cơ giới, xe buýt
được bảo vệ như bảo vệ kho lốp cao su dựa theo các Chương 20 đến 25.

20.4.10* Classification of Rolled Paper Storage

Với những mục đích của tiêu chuẩn này, phân loại giấy được mô tả từ 20.4.10.1 đến 20.4.10.4 phải áp dụng và
phải được sử dụng để xác định tiêu chí thiết kế đầu phun phù hợp với chương 20 đến 25.
20.4.10.1 Hạng nặng: Hạng nặng phải được xác định bao gồm ruột và giấy có trọng lượng cơ bản mỗi 92m² là
100g/m².

20.4.10.2 Hạng trung: Hạng trung phải được xác định bao gồm ruột và giấy có trọng lượng cơ bản mỗi 92m²
là 50g/m² đến 100g/m².

20.4.10.3 Hạng nhẹ: Hạng nhẹ phải được xác định bao gồm ruột và giấy có trọng lượng cơ bản mỗi 92m² là
50g/m².

20.4.10.4 Khăn Giấy.

Khăn giấy sẽ được xác định bao gồm nhiều loại đặc điểm mỏng, trong vài trường hợp khá trong suốt.

20.4.10.4.2 Với những mục đich của tiêu chuẩn này, khăn giấy sẽ được xác định là mềm, loại thấm nước, bất
kể trọng lượng cơ bản - đặc biệt, tấm lót crepe và các loại giấy vệ sinh bao gồm khăn giấy lau mặt, khăn ăn,
khăn giấy nhà vệ sinh và khăn tắm.

20.4.11 Hiển thị / lưu trữ đến nhóm nhựa loại A

Nhóm nhựa loại A kết hợp với Class I đến IV trong việc sắp xếp hiển thị/ lưu trữ sẽ được cho phép để bảo vệ
như hiển thị/ lưu trữ đến nhóm nhựa loại A phù hợp với mục 26.3

20.4.11.1 Bông đống kiện sẽ được bảo vệ phù hợp với mục 26.5 ( xem bảng A.3.3.14)

20.4.12 Lưu trữ hồ sơ trong thùng carton

Hàng hóa Class III bao gồm chủ yếu giấy lưu trữ trong thùng carton sẽ được cho phép để bảo vệ dưới dạng lưu
trữ hồ sơ trong thùng carton phù hợp với mục 26.6

20.4.13 Hàng hóa hỗn hợp

20.4.13.1 Những yêu cầu bảo vệ phải dựa trên hàng hóa hỗn hợp tổng thể trong khu vực cháy.

20.4.13.2 Ngoại trừ những yêu cầu ở 20.4.13.3 or 20.4.13.4 được đáp ứng, lưu trữ hàng hóa hỗn hợp sẽ được
bảo vệ bởi những yêu cầu cho phân loại và sắp xếp hàng hóa cao nhất.

20.4.13.3 Những yêu cầu bảo vệ cho phân loại hàng hóa thấp hơn sẽ được cho phép để sử dụng khi tất cả điều
sau được đáp ứng:

(1) Có đến 10 pallets tải một hàng hóa được phân loại cao hơn, cũng được mô tả trong 20.4.1 đến 20.4.7, phải
được cho phép được hiện diện trong khu vực không quá 3.720 m².

(2) Hàng hóa được phân loại cao hơn phải phân tán ngẫu nhiên không được chứa hàng liền kề theo bất kỳ
hướng nào ( bao gồm đường chéo )

(3) Khi bảo vệ trần được dựa trên hàng hóa Class I hay II, số lượng pallet cho phép tải hàng cho Class IV hay
nhóm nhựa loại A phải được giảm xuống thành năm.

20.4.13.4 Phân chia hàng hóa hỗn hợp. Những yêu cầu bảo vệ hàng hóa được phân loại thấp hơn phải được
cho phép để được sử dụng trong khu vực của hàng hóa được phân loại thấp hơn, khi vật liệu có nguy cơ cao
hơn được hạn chế trong khu vực thiết kế và khu vực được bảo vệ có nguy cơ hơn phải phù hợp với những yêu
cầu trong tiêu chuẩn này.

20.5 Sắp xếp kho lưu trữ

20.5.1 Movable Racks.


Lưu trữ hàng hóa trong movable rack phải được bảo vệ như là kệ multiple-row

20.5.2 Portable Racks

Ngoại trừ nơi khác cho phép trong tiêu chuẩn này, portable rack storage phải được bảo vệ như là multiple-row
racks.

20.5.3* Rack Storage.

20.5.3.1 ShelVing

Vật liêu kệ mà có ít hơn 50% lỗ mở, hay vị trí đặt hàng mà ngăn chặn lỗ mở mà đáng lẽ vị trí đó được xem như
là yêu cầu của flue spaces, có diện tích lớn hơn 1.9 m² phải được xử lý như là solid shelf racks.

20.5.3.1.2 Double-Row Racks.

20.5.3.1.2.1 Ngoại trừ những yêu cầu ở 20.5.3.1.2.2 được đáp ứng, double-row racks không có những kệ đặc
phải được xem xét là giá đỡ với kệ đặc khi mà longitudinal flue space không được cung cấp.

20.5.3.1.2.2 Double-row rack không có kệ đặc và một longitudinal flue space phải được xem xét là open rack
khi chiều cao hàng hóa không quá 7.6m và transverse flue space được cung cấp với khoảng cách tối đa là
1.5m.

20.5.3.1.3 Multiple-Row Racks: Ngoại trừ những yêu cầu ở 20.5.3.1.3.1 hay 20.5.3.1.3.2 được đáp ứng,
multiple-row racks không có kệ đặc phải được xem xét như kệ với kệ đặc.

20.5.3.1.3.1 Multiple-row racks không có kệ đặc phải được xem xét là open racks khi cả transverse và
longitudinal flue space đưuọc cung cấp với khoảng cách tối đa là 1.5m.

20.5.3.1.3.2 Multiple-row racks không có kệ đặc phải được xem xét là open racks khi cả transverse và
longitudinal flue space đưuọc cung cấp với khoảng cách tối đa là 1.5m và chiêu sâu giá đỡ không quá 6.1 m
giữa hành lang tối thiểu rộng 1.1m.

20.5.3.2* Slatted Shelves.

Kệ dạng thanh phải được xem xét tương đương với kệ đặc khi mà kệ không được xem như là open rack hay
các yêu cầu của 26.4.1.2 hay 25.4.1.3 không được đáp ứng.

20.5.3.3 Aisles.

20.5.3.3.1 Hành lang được yêu cầu từ chương 21 đến 25 sẽ không bị cản trở ngoại trừ các hướng dẫn cụ thể
trong chương 21 đến 25 cho phép các cấu trúc cản trở phía trên hành lang.

20.5.3.4 Flues.

20.5.3.4.1 Longitudinal Flue Space

20.5.3.4.1.1 Với hàng hóa Class I đến IV và nhóm A plastic lưu trữ trong double-row open rack, longitudinal
flue space sẽ không bị yêu cầu khi lưu trữ hàng hóa cao đến 7.6m

20.5.3.4.1.2 Với hàng hóa Class I đến class IV và nhóm A plastic phải được cung cấp một longituginal flue
space 150mm khi double-row racks trữ hàng hóa cao hơn 7.6m

20.5.3.4.2 Transverse Flue Space

20.5.3.4.2.1 Transverse flue space 150mm giữa hàng hóa và rack uprights phải được dy trì trong single row,
doulbe-row và multiple-row racks
20.5.3.4.2.2 chiều rộng khác nhau ngẫu nhiên của flue space hay sự sắp xếp theo chiều dọc của chúng sẽ được
phép.

20.5.4 Plastic Motor Vehicle Components.

Các phụ kiện ô tô nhóm A plastic và vật liệu đóng gói liên quan bao gồm vật liệu chèn lót, bảng điều khiển,
tấm cản bằng nhựa exposed, expanded nhóm A plastic phải được cho phép bảo vệ phù hợp với mục 26.2

20.6 Protection Criteria for Roll Papẻ Storage

20.6.1 hệ thống ướt phải được sử dụng trong khu lưu trữ khăn giấy

20.6.2 Giấy trọng lưognj hay trung bình, lưu trữ theo phương ngang phải được bảo vệ như là closed array

20.6.3 Giấy trọng lươgnj nhẹ hay khăn giấy phải được phép bảo vệ như là giấy trọng lượng trung bình khi
được bọc toàn bộ các mặt và cả hai đầu, hay chỉ được bộc với dải thép, với vật liệu bọc là giấy đơn có trọng
lượng nặng với định lượng 18kg hay hai lớp giấy trọng luọng nặng với định lượng 18kg

20.6.4 Với mục đích của iêu chí thiết kế hệ thống đàu phun, giấy trọng lượng nhẹ phải được bảo vệ như khăn
giấy

20.6.5 Giấy trọng lưognj trung bình sẽ được cấp phép bảo vệ như là giấy trọng lượng nặng khi được bọc hoàn
toàn các mặt và cả hai đầu, hay chỉ bọc với dải thép, với vật liệu bọc là lớp giấy đơn có trọng lượng nặng với
định lượng 18kg hay hai lớp giấy trọng lượng nặng với định lượng ít hơn 18kg.

20.7* Plastic Motor Vehicle Components

20.7.1 Các phụ kiện ô tô được đề cập trong mục này sẽ không bao gồm kho lưu trữ túi khí, lốp và ghế ngồi trên
portable racks

20.8* High Volume Low Speed (HVLS) Fans

20.8.1 Việc lắp đặt quạt HVLS trong tòa nhà được trang bị đầu phun, bao gồm đầu phun ESFR, phải được tuân
thủ theo những qui định sau:

(1) đường kính tối đa của quạt là 7.3m

(2) quạt HVLS phải ở giữa tương đối với bốn đầu phun liền kề.

(3) Khoảng cách tối thiểu theo phương đứng từ quạt HVLS đến thanh làm lệch dòng chảy của đầu
phun là 900mm.

(4) Tất cả các quạt HVLS phải là loại khóa liên động để tắt ngay lập tức dựa trên tín hiệu từ công tắc
dòng chảy.

20.8.2 Khi tòa nhà được bảo vệ bởi hệ thống báo cháy, khóa liên động được yêu cầu bởi 20.8.1(4) phải phù
hợp với những yêu cầu của NFPA72 hay các luật về báo cháy được chấp nhận.

20.9 Building Construction and Storage: Height and Clearance

20.9.1 Ceiling Slope

Ngoại trừ được phép bởi 20.9.1.1, tiêu chí hệ thống đầu phun được chỉ định trong chương 20 đến 25 sẽ áp
dụng cho các tòa nhà có độ dốc mái không quá 16.7%

20.9.1.1 Những tình huống sau được phép lưu trữ dưới trần có độ dốc lớn hơn 16.7%:
(1) Khi mục cụ thể trong chương 20 đến 25 cho phép độ dốc dưới mái quá 16.7%

(2) Khi hàng hóa được bảo vệ với in-rack sprinkler phù hợp một trong những phương án trong mục
25.6, không có hàng hóa được lưu trữ phía trên lớp in-rack sprinkler cao nhất.

20.9.2* Building Height

20.9.2.1 Chiều cao tối đa của tòa nhà được đo dưới mái hay trần trong khu vực lưu trữ hàng hóa hay phù hợp
với mục 20.9.2.4.1 đến 20

20.9.4.1.3 Với trần mà có lớp cách nhiệt được lắp trực tiếp bên dưới trần hay kết cấu mái, khoảng trống đến
mái phải được đo từ đỉnh của hàng hóa đến phía dưới lớp cách nhiệt và phải phù hợp với 20.9.4.1.3.1 hay
20.9.4.1.3.2

20.9.4.1.3.1 Với lớp cách nhiệt mà đính trực tiếp với trần và kết cấu mái và được lắp phẳng và song song với
trần hay cấu trúc mái, khoảng không cần đến trần phải được đo từ đỉnh của hàng hóa đến phía dưới của lớp
cách nhiệt

20.9.4.1.3.2 Với lớp cách nhiệt mà đươc lắp theo cách mà nó lệch hay gợn sóng với trần hay kết cấu mái,
khoảng không đến trần phải được đo từ đỉnh của hàng hóa đểm nửa khoảng cách của phần làm lệch hướng từ
điểm cao nhất đến thấp nhất của lớp cách nhiệt. Nếu phần lệch hay gợn sóng của lớp cách nhiệt dày quá
150mm, khoảng không đến trần phải được đo từ đỉnh hàng hóa đến điểm cao nhất của lớp cách nhiệt.

20.9.4.2 Với tiêu chí CMDA khi mà khoảng không đến trần quá chỉ định trong bảng 20.9.4.2, những yêu cầu
của bảng 20.9.4.3 và bảng 20.9.4.4 phải áp dụng.

Mối quan tâm về khoảng cách thông thủy thì hiện hữu ở tất cả loại sprinkler, tuy nhiên, mục 20.6.4.2 chỉ áp
dụng cho tình huống nơi mà đầu sprinkler spray được sử dụng.

Khoảng cách thông thủy quá lớn phải ảnh hưởng đến hiệu suất của sprinkler theo hai cách. Đầu tiên, vì khoảng
cách tăng lên, đám cháy phải to hơn trước khi đầu sprinkler trần hoạt động. Thứ hai, vì khoảng cách tăng lên,
cột lửa mà nước phun ra từ sprinkler phải thâm nhập để chạm đến vật liệu cháy cũng tăng theo.

Hai yếu tố này cùng với nhau có thể giảm đáng kể hiệu quả của sprinkler. Ngầm định trong các yêu cầu về bảo
vệ nhà kho là việc bảo vệ cho một chiều cao kho xác định trong một tòa nhà với chiều cao xác định cũng phải
đủ dederr bảo vệ cho bất cứ chiều cao hàng hóa thấp hơn trong nhà kho. Yêu cầu này trở nên cần thiết bởi vì
nhà kho thì không bao giờ hoàn toàn đầy và chiều cao hàng hóa có thể biến động một cách rộng lớn cả ngắn
hạn và dài hạn.

Cho việc bảo vệ hàng hóa lưu trữ trên pallet, đặt chồng trên kệ đặc, hộp, kệ hoặc kệ đấu lưng với sprinkler
spray ( được đề cập trong chương 21 ), người dùng không phải lúc nào cũng được cung cấp chiều cao trần tối
đa. Do đó, người dùng phải giả định rằng khoảng cách tối đa giữa trần và điểm cao nhất của hàng hóa phải là
7.6m. Điều này có nghĩa là một nhà kho cao 13.7m, nếu phải chỉ có hàng hóa cao 6.1m, hệ thống sprinkler vẫn
phải cần được thiết kế để xử lý được hàng hóa cao 7.6m để đáp ứng được qui định tối đa khoảng cách trần là
6.1m.

Mục đích là tăng mức độ xả của sprinkler để giúp các giọt nước thâm nhập tốt hơn vào cột lửa khi khoảng cách
lớn hơn. Có những tình huống mà tiêu chuẩn này không thể áp dụng. Xem xét đề xuất các hàng hóa được đóng
gói lưu trữ lên kệ từ Class I đến IV với chiều cao mái từ 4.6m đến dưới 120m. Dựa trên cung cấp của 20.6.4,
một giả định chiều cao hàng hóa là 4.6m phải được xem xét để thiết kế tiêu chuẩn, tuy nhiên, vì 21.2.1 (3) chỉ
cho phép hàng hóa cao đến 4.6m cho hàng hóa được đóng gói lưu trữ trên kệ từ Class I đến IVC, phải không
có giá trị tiêu chuẩn bảo vệ khả dụng cho chiều cao hàng hóa giả định là 6.1m, đặt phương pháp lưu trữ được
đề xuất ra ngoài phạm vi của NFPA13.
20.9.4.3 Hai yếu tố này cùng với nhau có thể giảm đáng kể hiệu quả của sprinkler. Ngầm định trong các yêu
cầu về bảo vệ nhà kho là việc bảo vệ cho một chiều cao kho xác định trong một tòa nhà với chiều cao xác định
cũng phải đủ để bảo vệ cho bất cứ chiều cao hàng hóa thấp hơn trong nhà kho. Yêu cầu này trở nên cần thiết
để bảo vệ chà kho thì không bao giờ hoàn toàn đầy và chiều cao hàng hóa có thể biến động một cách rộng lớn
cả ngắn hạn và dài hạn.

Cho việc bảo vệ hàng hóa lưu trữ trên pallet, đặt chồng trên kệ đặc, hộp, kệ, hoặc kệ đấu lưng với sprinkler
spray (được đề cập trong chương 21), người dùng không phải lúc nào cũng được cung cấp chiều cao trần tối
đa. Do đó, người dùng phải giả định rằng khoảng cách tối đa giữa trần và điểm cao nhất của hàng hóa phải là
7.6m. Điều này có nghĩa là một nhà kho cao 13.7m. nếu phải chỉ có hàng hóa cao 6.1m, hệ thống sprinkler vẫn
phải cần được thiết kể để xử lý được hàng hóa cao 7.6m để đáp ứng được qui định tối đa khoảng cách trần là
6.1m.

Mục đích là tăng mức độ xả của sprinkler để giúp các giọt nước thâm nhập tốt hơn vào cột lửa khi khoảng cách
lớn hơn. Có những tình huống mà tiêu chuẩn này không thể áp dụng. Xem x đề xuất các hàng hóa được đóng
gói lưu trữ trên kệ từ Class I đến IV với chiều cao mái từ 4.6 đến dưới 12m. Dựa trên cung cấp của 20.6.4, một
giả định chiều cao hàng hóa là 4.6m pl phải được xem xét để phát triển thiết kế tiêu chuẩn, tuy nhiên, vì
21.2.1(3) chỉ cho phép hàng hóa cao đến 4.6m cho hàng hóa được đóng gói lưu trữ trên kệ từ Class I đến Class
IV, phải không có giá trị tiêu chuẩn bảo vệ khả dụng cho chiều cao hàng hóa giả định là 6.1m, đặt phương
pháp lưu trữ được đề xuất ra ngoài phạm vi của NFPA 13.

20.9.4.3 Bảo vệ cho hàng hóa Class I đến IV sử dụng tiêu chí CMDA mà quá khoảng không cho phép trong
bảng 20.9.4.2 phải phù hợp với bảng 20.9.4.3

20.9.4.4 Bảo vệ cho hàng hóa nhựa và cao su với tiêu chí CMDA có khoảng không quá giới hạn cho phép của
bảng 20.9.4.3 phải phù hợp với bảng 20.9.4.4

Khi áp dụng biện pháp bổ sung sprinkler in-rack, cường độ phun cho trần được đưa trên chiều cao hàng hóa
cho trước với giả định chiều cao đến trần được chấp nhân. Cung cấp một cao đô bổ sung, đầu phun trong rack
loại phản ứng nhanh được đặt trực tiếp bên dưới tầng cao nhất của hàng hỏa và mỗi điểm giao flue space.

Cho kho rack, Class 1 đến IV, chiều cao hàng hóa từ 7.6m trở xuống (được bảo vệ với đầu spray sprinkler phù
hợp với Section 21.4), các khái niệm cơ bản giống nhau được mô tả trong chủ thích của 20.9.4.3 được áp dụng.
Thay vì yêu cầu người dùng tăng mức bảo vệ đến mức phải cần thiết cho hàng hóa cao hơn, người dùng nhận
được lựa chọn là tăng mức bảo vệ của sprinker đến mức yêu cầu cho hàng hóa cao hơn hay bổ sung thêm các
đầu phun in-rack. Đầu phun in-rack phải ở trong longitudinal flue (nếu có một) tại tất cả chỗ giao với
transverse flue khoảng mỗi 1.2 – 1.5m. Nếu không có longitudinal flue, nơi tốt nhất để đặt đầu phun là ở giữa
điểm giao của rack với transerver flue, nhưng cơ quan có thẩm quyền bên được tư vấn để bảo đảm vài điều
kiện bất thường không tồn tại để bảo đảm vị trí đầu phun in-rack ở một nơi khác. Đối với các racks sát tường,
khoảng trống giữa rack và tường đóng vai trò như là longitudinal flue và phải được xử lý như vậy

Lựa chọn lắp bổ sung sprinkler in-rack thay vì tăng sự bảo vệ đến mức được yêu cầu cho hàng hóa cao
hơn là quan trọng bởi vì việc bảo vệ cho hàng hóa cao hơn thì dựa vào các sprinkler trần và sprinkler in-
rack. Nếu chủ sở hữu đặt những rack cao 4.6m trong nhà kho với trần cao 18.3m, việc thiết hệ thống
sprinkler cho hàng hóa cao 12.2m có thể đòi hỏi kết cấu giá đỡ cao 12.2m để các sprinkler bổ sung được
lắp đặt. Chủ sở hữu nào chỉ muốn chiều cao rack 4.6m phải không bị yêu cầu xây giá đỡ cao hơn chỉ để
cho hệ thống sprinkler. Do đó, lựa chọn bổ sung thêm sprinkler in-rack cho kệ cao 4.6m đáp ứng yêu cầu
gia tăng hệ thống chữa cháy cho kệ trong khi đó giúp chủ sở hữu sử dụng tòa nhà của họ theo ý họ muốn.
20.9.4.5 Nếu in-rack sprinkler được yêu cầu cho chiều cao kho thực sự với khoảng không đến trần có thể
chấp nhận được, in-rack sprinkler phải được lắp đặt như chỉ định bởi tiêu chí đó.
20.9.5 Roof Vents and Draft Curtains. See Section C.6
20.9.5.1* Lỗ thông hơi mái vận hành bằng tay hay tự động với các bộ phận vận hành mà có phân loại
nhiệt độ cao hơn đầu phun sẽ được cho phép.
20.9.5.2 Đầu phun ESFR không được cho phép sử dụng trong tòa nhà có thông hơi khói và nhiệt tự động
ngoại trừ những phần thông hơi đó sử dụng loại kích hoạt nhiệt độ cao, vận hành phản hồi tiêu chuẩn.
20.9.5.3* Draft curtains sẽ không được sử dụng bên trong hệ thống đầu phun ESFR
20.9.5.3.1 Draft curtains phân chia đầu phun ESFR ở điểm chia hệ thống hay từ đầu phun chế độ điều
khiển hay giữa các nguy cơ cháy sẽ được cho phép.
20.9.5.3.2 Khi đầu phun ESFR được lắp đặt liền kề đầu phun phản ứng tiêu chuẩn, một draft curtain với
cấu trúc không cháy sâu tối thiểu 600mm sẽ được yêu cầu để tách biệt hai khu vực.
20.9.5.3.3 Một hành lang trống tối thiểu 1.2m ở giữa phía dưới draft curtain phải được duy trì cho sự tách
biệt.
20.9.6 Clearance from deflector to Storage.
20.9.6.1 Ngoại trừ những yêu cầu của 20.9.6.2 đến 20.9.6.4 được đáp ứng, khoảng không giữa thanh làm
lệch hướng dòng chảy của đầu phun và đỉnh của hàng hóa hay những vật chứa trong phòng phải lớn hơn
hoặc bằng 450mm.
20.9.6.2 Khoảng không lớn hơn đến hàng hóa được chỉ định tối thiểu bởi các tiêu chuẩn khác hay đầu
phun trong danh sách phải được tuân theo.
20.9.6.3 Khoảng không tối thiểu đến hàng hóa nhỏ hơn 450mm giữa đỉnh của hàng hóa và thanh làm lệch
hướng dòng chảy của đầu phun trần sẽ được phép khi được chứng minh bởi những bài kiểm cháy thành
công cho từng nguy cơ cháy cụ thể.
20.9.6.4 Khoảng không từ đỉnh của hàng hóa đến thanh làm lệch dòng chảy của đầu phun sẽ không ít hơn
900m khi lốp cao su được lưu trữ.
20.9.6.5 Một khoảng không tối thiểu là 900mm phải được cung cấp cho đầu phun ESFR và CMSA.
20.10 Unsprinkler Combustible Concealed Spaces.
20.10.1* Khi sử dụng phương pháp cường độ/ diện tích hay phương pháp thiết kế phòng, ngoại trừ những
yêu cầu của 20.10.2 được đáp ứng cho tòa nhà có khoảng không gian kín dễ cháy không được bảo vệ bời
đầu phun như mô tả ở 9.2.1 và 9.2.18, diện tích hoạt động tối thiểu của đầu phun cho phần đó của tòa nhà
là 280m².
20.10.1.1 Diện tích thiết kế 280m² chỉ được áp dụng cho hệ thống đầu phun hay một phần của hệ thống
đầu phun mà liền kề khoảng không gian kín dễ cháy.
20.10.1.2 Thuật ngữ liền kề phải áp dụng cho bất kỳ hệ thống đầu phun bảo vệ không gian phía trên, bên
dưới hay gần không gian kín khi một thanh chắn với khả năng ngăn cháy tối thiểu tương đương với thời
gian cấp nước để tách biệt hoàn toàn không gian kín với khu vực có đầu phun.
20.10.2 Những không gian kín dễ cháy không được bảo vệ bởi đầu phun sau đây không yêu cầu diện tích
thiết kế tối thiểu của đầu phun là 280m²:
(1) Khoảng không gian không cháy và giới hạn-cháy với tải trọng cháy tối thiểu không có lối vào.
Khoảng không gian phải được coi là kín ngay có lỗ mở nhỏ như cho miệng gió hồi.

(2) Khoảng không gian không cháy và giới hạn-chảy với lối vào giới hạn và không cho phép có
mặt của con người hay chứa đồ dễ cháy. Khoảng không gian phải được coi là kín ngay có lỗ mở nhỏ như
cho miệng gió hồi.
(3) Khoảng không gian kín dễ cháy được điền đầy toàn bộ với lớp cách nhiệt không cháy
(4) Khoảng không gian kín có vật liệu cứng được sử dụng và có bề mặt bên ngoài có chỉ số
truyền lửa là 25 hay ít hơn và những vật liệu đó chứng minh không truyền lửa hơn 3.2m khi kiểm tra phù
hợp với ASTM E84, UL 732, được kéo dài thêm 20 phút mà vẫn nguyên vẹn trong không gian mà chúng
được lắp đặt.

5) Không gian kín trong đó có vật liệu mà có cấu trúc toàn bộ là vật liệu gỗ cháy chậm như định
nghĩa bởi NFPA703
(6) Không gian kín được cách ly trong khoang nhỏ có diện tích không quá 5.1m2
(7) Các đường ống dẫn dọc có diện tích dưới 10 ft2 (0,9 m2), được cung cấp trong các tòa nhà
nhiều tầng, các đường ống được ngăn cháy ở mỗi tầng bằng vật liệu tương đương với kết cấu sàn. Các
đường ống như vậy không được có nguồn gây cháy, đường ống phải không cháy và các đường ống xuyên
qua mỗi tầng phải được xử lý hợp lý.
(8) Cột bên ngoài có diện tích dưới 0.9m2 dạng kết nối gỗ, hỗ trợ mái canopy mà được bảo vệ
hoàn toàn bởi hệ thống đầu phun.
(9) Các lỗ hồng bên trong tường không được bảo vệ bởi đầu phun.
20.11 Room Design Method.
20.11.1* Những yêu cầu cấp nước cho đầu phun phải dựa trên phòng có nhu cầu lớn nhất.
20.11.2 Để sử dụng phương pháp thiết kế phòng, tất cả các phòng phải kín với tường có khả năng ngăn
cháy tương đương thời gian yêu cầu cho cấp nước.
20.11.2.1 Bảo vệ lỗ mở phải bao gồm cửa tự động hay tự đóng với mức độ bảo vệ chống cháy thích hợp
cho không gian kín.
20.11.3* Khi phương pháp thiết kế phòng được sử dụng, cường độ phải tương đương với yêu cầu cho
diện tích nhỏ nhất có thể chấp nhận với phương pháp cường độ/ diện tích.
20.12* High-Expansion Foam Systems.
20.12.1 General: High Expansion Foam Systems.
20.12.1.1 Hệ thống foam độ nở cao được lắp đặt thêm vào hệ thống đầu phun tự động phải được lắp đặt
phù hợp với NFPA 11.
20.12.1.2 Hệ thống foam độ nở cao phải là hệ thống vận hành tự động.
20.12.1.3 Hệ thống foam độ nở cao sử dụng để bảo vệ các pallet chưa chứa hàng phải có thời gian điền
đầy tối đa bốn phút.
20.12.1.4 Đầu báo hệ thống foam độ nở cao phải có trong danh sách được liệt kê và phải được lắp đặt
không quá một nửa khoảng cách theo danh sách yêu cầu.
20.12.1.4 Đầubáo cho hệ thống foam độ nở cao phải có trong danh sách được liệt kê và phải được lắp đặt
không quá một nửa khoảng cách theo danh sách yêu cầu.
20.12.1.5 Hệ thống xả của hệ thống xả tràn foam độ nở cao phải được thiết kế để vận hành ưu tiên cho
các đầu phun được lắp đặt trong diện tích.
20.12.1.5.1 Thời gian ngâm tối đa cho foam độ nở cao phải là năm phút cho hàng hóa Class I, II, III và
bốn phút cho hàng hóa Class IV.
20.12.2 High-Expansion Foam: Reduction in Ceiling Density.
20.12.2.1 Khi sử dụng tiêu chí bảo vệ đầu phun cho CMDA cho palletized, soli-pile, bin box, shelf, hay
back-to-back shelf lưu trữ hàng hóa Class I đến IV, idle pallets, hay plastics, khi hệ thống foam độ giãn
nở cao được sử dụng kết hợp với đầu phun trần, việc giảm cường độ thiết kế trên trần một nửa được yêu
cầu cho hàng hóa Class I đến IV, idle pallet, hay plastic sẽ được cho phép mà không cần xem lại diện tích
thiết kế, nhưng cường đọ thiết kế sẽ không nhỏ hơn 6.1 mm/min.
20.12.2.2 Khi sử dụng tiêu chí bảo vệ đầu phun CMDA cho rack storage, khi hệ thống foam giãn nở coa
được sử dụng kết hợp với đầu phun trần, cường độ thiết kế nhỏ nhất của đầu phun trần phải là 8.2
mm/min cho hàng hóa Class I, II hay III hay 10.2 mm/min cho hàng hoa Class IV với diện tích tính toán
cho thủy lực là 185m².
20.12.2.3 Khi hệ thống foam độ giãn nở cao được sử dụng kết hợp với đầu phun trần, thời gian ngập nước
tối đa phải là 7 phút cho hàng hóa Class I, II, III hay 5 phút cho hàng hóa Class IV.
20.12.2.4 Khi hệ thống foam độ giãn nở cao được sử dụng cho giá đỡ hàng hóa Class I đến IV cao hơn
7.6 đến 10.7m, chúng phải được kết hợp với đầu phun trần.
20.12.2.5 Khi hệ thống foam độ giãn nở cao bảo vệ lốp xe cao su được lắp đặt phù hợp với NFPA 11,
việc giảm cường độ thiết kế một nửa được chỉ định tring bảng 21.7.1 (a) hay 9.8 mm/min, chỉ số nào cao
hơn, sẽ được phép.
20.12.2.6 Đầu phun in-rack bảo vệ cho hàng hóa Class I đến IV sẽ không yêu cầu khi hệ thống foam giãn
nở cao được sử dụng kết hợp với đầu phun trần.
20.12.2.7 Detectors for High-Expansion Foam Systems.
20.12.2.7.1 Những đầu báo phải được nằm trong danh sách được liệt kê và phải được lắp đặt theo một
trong những tình huống sau:
(1) Chỉ trên trần chỉ được lắp đặt với một nửa khoảng cách theo khoảng cách cho phép là 4.6 x 4.6m thay
vì 9.1 x 9.1 m, trên trần với khoảng cách theo khoảng cách cho phép và in rack ở những cao độ thay thế.
(2) Khi danh sách được liệt kê cho lắp đặt lưu trữ giá đỡ và được lắp đặt phù hợp với danh sách để cung
cấp phản hồi trong vòng 1 phút sau khi đánh lửa bằng cách sử dụng nguồn đánh lửa tương đương với
nguồn được sử dụng trong chương trình thử nghiệm kho lưu trữ giá.
20.12.2.7.2 Đầu báo trần riêng lẻ sẽ không được sử dụng khi khoảng trống đến trần quá 3m hay chiều cao
kho quá 7.6m.
20.12.2.7.3 Đầu báo cho hệ thống phản ứng trước sẽ được lắp đặt phù hợp với 20.12.2.7
20.13* Adjacent Hazards or Design Methods.
20.13.1 Với những tòa nhà có hai hay nhiều hơn nguy ocw cháy liền kề hay các phương pháp thiết kế,
những điều sau sẽ được áp dụng:
(1) Khi những khu vực không được ngăn cách vật lý bởi các thanh chắn hay vách có khả năng trì hoãn
nguồn nhiệt từ đám cháy ở một khu vực đến kích hoạt đầu phun ở khu vực liền kề, đầu phun được yêu
cầu bảo vệ cho yêu cầu thiết kế cao hơn sẽ kéo dài 4.6m quá chu vi của nó.
(2) Những yêu cầu của 20.13.1 (1) không phải áp dụng khi các khu vực được ngăn cách bởi draft curtain
hay thanh chắn tại vị trí phía trên hành lang, có nhiều ngang tối thiểu 600mm từ nguy cơ cháy liền kề về
mỗi bên, hay một vách ngăn mà có khả năng trì hoãn nguồn nhiệt từ đám cháy ở một khu vực đến kích
hoạt đầu phun ở khu vực liền kề.
(3) Những yêu cầu của 20.13.1 (1) không phải áp dụng việc kéo dài tiêu chí có nhu cầu bảo vệ vao hơn từ
cao độ trần hơn đến phía dưới của cao độ trần thấp hơn khi có sự khác biệt về chiều cao của cao độ trần
tối thiểu 600mm, vị trí ở trên hành lang, với chiều ngang tối thiểu 600mm từ nguy cơ liền kề về hai bên.
[ DESIGN’S CORNER ]
(How should two different storage commodities be protected in the same warehouse where the
protection criteria between the two are drastically different ?)
Nơi mà có hai loại hàng hóa khác nhau được đặt trong cùng một nhà kho, có ba phương pháp để giải
quyết tình huống này
Cách đầu tiên là phân tích tất cả yêu cầu cho mỗi hàng hóa và bảo vệ tòa nhà với nhu cầu lớn nhất. Đây là
phương án linh động bởi vì nó đưa ra cho chủ nhà kho khả năng di chuyển hàng hóa có nguy cơ cháy cao
hơn đi bất cứ đâu trong nhà kho.
Phương án thứ hai là tách biệt hàng hóa trong các phần riêng biệt của nhà kho và bảo vệ không gian phía
trên mỗi loại hàng hóa với hệ thống sprinkler thích hợp cho hàng hóa đó. Với phương án này, một thanh
chắn có khả năng chặn khói và nhiệt từ đám cháy phải tách biệt 02 khu vực khác nhau của nhà kho.
Thanh chắn không cần phải đi từ sàn đến trần, nó chỉ cần ngăn chặn được khói và nhiệt từ đám cháy ở
phía có nhu cầu cao hơn mở sprinkler ở phía có nhu cầu ít hơn. Thông thường, một màn cao 600mm, sẽ
đủ cho yêu cầu này. Phương ná thay thế màn ngăn cao 600mm là thay đổi cao độ trần một khoảng
600mm miễn là bên có nhu cầu cao hơn có cao độ trần cao hơn. Như phương án màn ngăn, việc thay đổi
cao độ phải ở trên một hành lang rộng ít nhất 600mm.
Phương án thứ ba là tách hàng hóa trong từng phần riêng biệt trong nhà kho mà không cần lắp đặt bất cứ
thanh chắn nào giữa sprinkler mái. Trong trường hợp này, có sự thay đổi nhiệt từ đám cháy ở khu hàng
hóa có nguy hiểm cháy cao hơn có thể phải kích hoạt sprinkler ở phía nguy hiểm cháy ít hơn. Do đó,
NFPA13 yêu cầu sprinkler ở phía nguy cơ cháy thấp hơn phải được thiết kế tiêu chuẩn của nguy có cháy
cao hơn ( để có thể xử lý nhiệt phát ra lớn hơn ) với chiều dài nhánh ống là 4.6m vượt qua điểm phân tách
hàng hóa. Vì khoảng cách tối đa cho phép của 2 sprinkler là 3.7m, ở đây phải có ít nhất hai nhánh
sprinkler nhưng cũng có thể là ba tùy vào khoảng cách bố trí được chọn.
20.14* Hose Connections.
20.14.1 Small [ 1½ in. (40mm) ] Hose Connections. See Section C.5.
20.14.1.1 Kết nối cuộn vòi. Kết nối cuộn vòi nhỏ có đường kính 40mm phải được cung cấp khi có yêu
cầu bởi cơ quan có thẩm quyền phù hợp với mục 16.15 cho công tác chữa cháy ban đầu. Chữa cháy và
công tác bảo trì, kiểm tra.
20.14.1.2 Kết nối cuộn vòi nhỏ sẽ không yêu cầu cho bảo vệ hàng hóa Class I, II, III và IV cao ít hơn
3.7m
20.15 Hose Stream Allowance and Water Supply Duration.
20.1
5.1 Lưu lượng cho cuộn vòi và thời gian cấp nước cho chương 20 đến 25 phải phù hợp với mục 20.15
20.15.2 Hose Stream Allowance and Water Supply Duration
20.15.2.1* Bể nước phải được tính toán kích thước để cung cấp cho các thiết bị mà chúng phục vụ.
20.15.2.2* Bơm phải được tính toán thông số để cung cấp cho các thiết bị mà chúng phụ vụ.
20.15.2.3 Lượng nước bổ sung cho cuộn vòi ngoài nhà phải được thêm vào yêu cầu của hệ thống đầu
phun ở điểm kết nối với hệ thống nước của thành phố hay trụ chữa cháy công cộng, điểm nào gần trục của
hệ thống hơn sẽ được chọn.
20.15.2.4 Khi điểm kết nối tủ cuộn vòi bên trong được lên kế hoạch hay được yêu cầu, các yêu cầu sau
phải được áp dụng:
(1) Một lưu lượng nước bổ sung 190 l/m cho một điểm kết nối tủ cuộn vòi phải được thêm vào những yêu
cầu của hệ thống đầu phun
(2) Một lưu lượng nước bổ sung 380 l/m cho nhiều điểm kết nối tủ cuộn vòi phải được thêm vài nhữang
yêu cầu của hệ thống đầu phun.
(3) Một lưu lượng nước bổ sung 190 l/m tăng thêm ở điểm bắt đầu tại điểm kết nối cuộn vòi xa nhất, với
mỗi điểm tăng thêm phải bổ sung áp lực yêu cầu bởi thiết kế hệ thống đầu phun tại điểm đó.
20.15.2.5 khi những van cuộn vòi cho lưu lượng chưax cháy sử dụng được tích hợp vào hệ thống đầu
phun ướt theo mục 16.15.2, các điều sau phải được áp dụng.
(1) Lượng nước cấp ko bị yêu cầu để thêm vào nhu cầu cấp nước cho hệ thống chữa cháy trong nhà như
đã xác định trong NFPA14
(2) Khi kết hợp nhu cầu nước của hệ thống đaàu phun và tủ cuộn vòi từ chương 20 đến 25 cao hơn những
yêu cầu trong NFPA14, nhu cầu nào cao hơn sẽ được sử dụng
(3) Một phần của tòa nhà được bảo vệ bởi đầu phun, nhu cầu đầu phun, không bao giời gồm tủ cuộn vòi,
mà được chỉ dẫn trong chương 20 đến 25 phải được thêm vào những yêu cầu cho trước của NFPA14
20.15.2.6 Ngoại trừ những chỉ dẫn khác, những yêu cầu về lượng nước tối thiểu cho tính toán thủy lực hệ
thống đầu phun phải được xác định bằng cách thêm vào lượng nước bổ sung cho cuộn vòi từ bảng
20.15.2.6 cho nhu cầu nước của đầu phun
20.15.2.7 Về bảo vệ cho hàng hóa là bông đóng kiện, tổng lượng nước sẵn có phải đủ để cung cấo cho
cường độ phun của đầu phun được khuyến nghị trên diện tích được bảo vệ, cộng thêm tối thiểu 1900 l/m
cho cuộn vòi
20.15.2.7.1 Lượng nước cấp phải đủ cung cấp tổng nhu cầu nước cho đầu phun và cuộn vòi không ít hơn
2 giờ.
20.15.2.8 Về lưu trữ cuộn giấy, thiết kế nước cấp phải bao gồm nhu cầu cho hệ thống đầu phun tự động
cộng với hệ thống cuộn vòi, nếu có, hệ thống foam độ giãn nở cao, thời gian cấp nước phải theo chỉ định
trong bảng 20.15.2.6
20.15.2.9 Về bảo vệ cho lốp xe cao su, tổng lượng nước cấp sẵn có khả năng cung cấp lưu lượng đủ cho
cường độ phun của đầu phun được khuyến nghị trên diện tích được bảo vệ, cuộn vòi và hệ thống foam
được yêu cầu tại bảng 20.15.2.6
20.15.3 Những yêu cầu về lượng nước tối thiểu phải được xác định bằng việc thêm lượng nước bổ sung
cho cuộn vòi từ 20.15.2 vào lượng nước cấp cho đầu phun mà được xác định từ chương 20 đến 25.
20.15.4 Những yêu cầu lượng nước tối thiểu được xác định từ 20.15.3 phải sẵn có từ chỉ định thời gian tối
thiểu trong 20.15.2
20.15.5 Những yêu cầu về tổng lượng nước phải được xác định phù hợp với quá trình tính toán của
chương 28.
20.16 Discharge Consideration
20.16.1.1 Khi nhiều điều chỉnh với diện tích hoạt động được yêu cầu thưucj hiện, những điều chỉnh này
phải kết hợp dựa trên diện tích hoạt động ban đầu được chọn.
20.16.1.2 Khi tòa nhà có những không gian kín dễ cháy không được bảo vệ bởi đầu phun, những quy tắc
của mục 20.10 phải được áp dụng sau tất cả các điều chỉnh khác được thực hiện
20.16.2* Wet Pipe System
20.16.2.1 Hệ thống đầu phun phải là hệ thống ướt
20.16.2.2* Trong các khu vực mà đượng đầu với việc đóng băng hay nơi có những điều kiện hiện hữu đặc
biệt, hệ thống ống kho và phản ứng trước phải được cho phép để bảo vệ hàng hóa
20.17 Dry Pipe and Preaction Systems
20.17.1 Wood Pallet
20.17.1.1 Những pallet gỗ phải được lưu trữ:
(1) Lưu trữ ngoài nhà
(2) Lưu trữ trong câus trúc tách biệt
(3) Lưu trữ trong nhà khi sự sắp xếp và được bảo vệ phù hợp với 20.17.1.2
20.17.1.2 Những Pallet gỗ, khi lưu trữ trong nhà, phải được bảo vệ phù hợp với 1 trong những cách sau
(1) Đầu phun CMDA bảo vệ theo chỉ định trong bảng 20.17.1.2 (a)
(2) Đầu phun CMSA bảo vệ theo chỉ định trong bảng 20.17.1.2 (b)
(3) Đầu phun ESFR bảo vệ theo chỉ định trong bảng 20.17.1.2 (c)
(4) Đầu phun CMDA bảo vệ phù hợp với nguy cơ cháy trung bình nhóm 2 và hình vẽ 19.2.3.1.1
với nhu cầu cho cuộn vòi tối thiểu 950 l/m trong vòng tối thiểu 1h khi pallet được lưu trữ không
cao hơn 1.8m và mỗi đống không quá 4 cụm được tách rời khỏi đống pallet khác vào khoảng
trống tối thiểu 2.4m hay 7.5m hàng hóa.
20.17.1.2.1 Khoảng cách thông thủy tối đa đến trần là 6.1m được chỉ định trong 20.9.4 sẽ không áp dụng
cho sự sắp xếp của 20.17.1.2 (4)
20.17.1.3 Pallet gỗ nhàn rỗi không được lưu trữ trong giá đỡ ngoài trừ chúng được bảo vệ phù hợp với
những yêu cầu thích hợp của bảng 20.17.1.2 (a) hay bảng 20.17.1.2 (c)
20.17.2.2 Plastic Pallet
20.17.2.2.1 Pallet nhựa chứng minh được nguy cơ cháy tương đương hay ít hơn pallet gỗ nhàn rỗi và
được liệt kê trong danh sách về mức độ tương đượng sẽ được cho phép được bảo vệ phù hợp với 20.17.1
20.17.2.2.2 Khi các dữ liệu kiểm tra cụ thể sẵn có, dữ liệu sẽ được ưu tiên trong việc xác định những yêu
cầu bảo vệ của pallet nhựa nhàn rỗi.
20.17.2.2.3 Sự bảo vệ với đầu ESFR phải phù hợp với những yêu cầu cảu bàngn 20.17.2.2.3

20.17.2.2.4 Sự bảo vệ với đầu phun bụi nước phải phù hợp với một trongg những kịch bản từ
20.17.2.2.4.1 đến 20.17.2.2.4.3
20.17.2.2.4.1 Khi những pallet nhựa được lưu trữ trong các phòng định trước, phải áp dụng những điều
sau:
(1) Phòng phải có ít nhất 1 tường ngoài
(2) Lưu trữ pallet nhựa phải được tách rời từ phần còn lại của tòa nhà bởi tường ngăn cháy 3h
(3) Hàng hóa được bảo vệ bởi đầu phun được thiết kế để vận chuyển 24.5 mm/m cho toàn bộ phòng hay
bởi foamn độ giãn nở cao và đầu phun được thiết kế để vận chuyển 12.2 mm/m cho toàn bộ phòng
(4) Hàng hóa phải được đặt cao ko quá 3.7m
(5) Bất cứ cột nào cũng phải được bảo vệ chống cháy 1h hay một đầu phun gắn tường được hướng đến
một mặt của cột đặt ở đỉnh hay ở cao độ 4.6m, trường hợp nào thấp hơn sẽ được chọn.lưu lượng từ đầu
phun này được phép được bỏ qua cho nhu cầu của hệ thống đầu phun để tính toán thủy lực.
20.17.2.2.4.2 Khi những pallet nhựa không được tách biệt khỏi hàng hóa khác, những điều sau phải áp
dụng:
(1) Chiều cao tối đa của hàng là 3m
(2) Chiều cao tối đa của trần là 9.1m
(3) Cường độ phun của đầu phun là 24.5mm/m trên diện tích 185m2
(4) Sử dụng đầu phun với hệ số k tối thiểu là K240
20.17.2.2.4.3 Những pallet nhựa phải không ảnh hưởng tới yêu cầu bảo vệ khi được lưu trữ như sau:
(1) Hàng hóa lưu trữ dạng đống không được cao hơn 1.2m

(2) Bảo vệ đầu phun phải sử dụng đầu phun có nhiệt độ cao
(3) Mỗi đống pallet sẽ không quá 2 cụm được tách biệt khỏi đống pallet khác ít nhất bởi khoảng không
2.4m hay 7.6m hàng hóa.
20.17.2.3 Những pallet nhựa nhàn rỗi chỉ được lưu trữ trong giá kệ khi được bảo vệ phù hợp với những
yêu cầu từ bảng 20.17.2.2.3
20.17.2.3.1 Khi dữ liệu thử nghiệm cụ thể và một danh sách sản phẩm sẵn có, dữ liệu sẽ được ưu tien để
xác định những yêu cầu của pallet nhựa nhàn rỗi được lưu trữ trong giá đỡ
20.17.3 Idle Pallets Stored on Rack, on Shelves, and Above Doors
20.17.3.1 Pallet nhàn rỗi không được lưu trữ trên kệ hàng hay giá dỡ, ngoại trừ được cho phép trong
20.17.1.3, 20.17.2.3 và 20.17.3.2
20.17.3.2 Pallet nhàn rỗi ở phái trên cửa, chiều cao giữa pallet nhà rỗi và chiều cao trần phải được tính từ
nền của hàng hóa phía trên cửa bằng cách sử dụng tiêu chí bảo vệ thích hợp, tham khảo 20.17
20.18 Column Protection: rack Storage and Rubber Tire Storage
20.18.1 Khi chống cháy cho những cột của tòa nhà không được cung cấp và chiều cao kho quá 4.6m, bảo
vệ những cột của tòa nhà đặt toàn bộ hay 1 phần bên trong diện tích của giá đỡ bao gồm Flue Space hay
bên trong 300mm của diện tích phải được bảo vệ theo một trong những cách sau:
(1) Đầu phun trong giá đỡ
(2) Đầu phun gắn tường ở độ cao 4.6m, điểm đặt hướng về một mặt của cột thép
(3) Bổ sung đầu phun trần với cường độ phun cho diện tích tối thiểu 185 m² với đầu phun nhiệt độ trung
bình (74°C) hay nhiệt độ cao (140°C) được thể thiện trong bảng 20.18.1 cho chiều cao kho từ 4.6m đến
6.1m.
(4) Bổ sung đầu phun trần CMSA hay ESFR theo 20.18.1.1 khi chiều cao kho quá 4.6m và các thanh giá
đỡ đứng hỗ trợ cấu trúc của tòa nhà, các thanh giá đỡ đứng phải được bảo vệ phù hợp với 20.18.1
A.20.18.1 Những cột cở cuối của giá đỡ hay nằm trong những hành lang cần được bảo vệ khỏi nhiệt của
đám cháy trong giá đỡ nếu chúng gần những giá đỡ. Những cột ở bên trong flue space đã nằm trong phạm
vi của giá đỡ và cần được bảo vệ.
- Cột số 1 nằm trong flue space và cần được bảo vệ.
- Cột số 2 nằm trong khoảng cách 300mm từ giá đỡ và cần được bảo vệ
- Cột số 3 nằm bên ngoài khoảng cách 300mm từ giá đỡ và không cần bảo vệ ngay cả nó nằm trong hành
lang.
- Một phần của cột số 4 nằm trong khoảng cách 300mm của giá đỡ do đó cần được bảo vệ
20.18.1.2 Lưu lượng cho đầu phun bảo vệ cột được phép bỏ qua trong tính toán thủy lực hệ thống đầu
phun
20.18.2 Columns Within Rubber Tire Storage.
20.18.2.1 Khi có việc chống cháy không được cung cấp, cột thép phải được bảo vệ như sau:
(1) Hàng hóa cao từ 4.6m đến 6.1m - một đầu phun gắn tường hướng thẳng vào một bên của cột ở cao độ
4.6m
(2) Hàng hóa cao quá 6.1m - hai đầu phun gắn tường, một ở đỉnh của cột và một ở cao độ 4.6m, cả hai
hướng thằng vào mặt cột.
20.18.2.2 Lưu lượng cho đầu phun bảo vệ cột được phép bỏ qua trong tính toán thủy lực hệ thống đầu
phun
20.18.2.3 Các biện pháp bảo vệ được chỉ định trong 20.18.2.1 (1) và 20.18.2.1 (2) không bị yêu cầu khi
lưu trữ trong giá kệ cố định được bảo vệ bởi đầu phun in-rack
20.18.2.4 Các biện pháp bảo vệ được chỉ định trong 20.18.2.1 không bị yêu cầu khi đầu phun ESFR và
CMSA được chứng nhận lắp đặt cho lưu trữ lốp xe cao su.
20.18.2.5 Lưu lượng nước cấp phải đủ để cung cấp cho cường độ phun yêu cầu của đầu phun trên diện
tích yêu cầu cộng thêm việc bổ sung của hệ foam độ giãn nở cao và đầu phun in-rack khi được sử dụng.
20.19 Protection of Racks with Solid Shelves.
20.19.1 General
Những yêu cầu của chương này cho lắp đặt đầu phun in-rack sẽ áp dụng cho giá đỡ với kệ đặc ngoại trừ
những chỉnh sửa trong mục này.
20.19.2 Tiêu chí thiết kế đầu phun trần CMDA, CMSA và ESFR phải là phương án thích hợp cho open
rack kết hợp với đầu phun in-rack phù hợp với tiêu chí cho kệ đặc.
20.19.3 Vertical Spacing and Location of In-Rack Sprinklers in Racks with Solid Shelves.
20.19.3.1 Khi đầu phun CMDA ở trên trần bảo vệ cho giá đỡ với kệ đặc mà có diện tích từ 1.9 đến 5.9m²,
đầu phun in-rack không yêu cầu bên dưới mỗi kệ nhưng phải lắp đặt bên dưới những kệ có cao độ trung
bình không quá 1.8m theo phương đứng.
20.19.3.2 Khi đầu phun CMDA ở trên trần bảo vệ cho giá đỡ với kệ đặc mà có diện tích quá 5.9m² hay
khi cao độ của hàng hóa quá 1.8m, đầu phun in-rack sẽ phải lắp đặt bên dưới mỗi tầng của kệ.
20.19.3.3 Khi đầu phun trần CMSA bảo vệ giá đỡ với kệ đặc, đầu phun in-rack phải lắp đặt bên dưới tất
cả dãy dưới kệ đặc cao nhất.
20.19.3.4 Khi đầu phun trần ESFR bảo vệ giá đỡ với kệ đặc, đầu phun in-rack phải lắp đặt bên dưới tất cả
dãy dưới kệ đặc cao nhất.
20.19.3.5 Khi giá đỡ với kệ đặc ngăn cản chỉ một phần của open rack, đầu phun in-rack phải đặt theo
phương đứng như sau:
(1) Phù hợp với mục 20.19.3.1 và 20.19.3.2 khi đầu phun CMDA được lắp đặt trên trần
(2) Phù hợp với mục 20.19.3.3 khi đầu phun CMSA được lắp đặt trên trần
(3) Phù hợp với mục 20.19.3.4 khi đầu phun ESFR được lắp đặt trên trần
20.19.4 Horizontal Location and Spacing of In-Rack Sprinklers in Racks with Solid Shelves.
20.19.4.1 Khi giá đỡ với kệ đặc chứa hàng hóa Class I đến IV, khoảng cách tối đa cho phép theo phương
ngang của đầu phun in-rack phải là 3m.
20.19.4.2 Khi giá đỡ với kệ đặc chứa hàng hóa nhóm A plastic, khoảng cách tối đa cho phép theo phương
ngang của đầu phun in-rack phải là 1.5m.
20.19.4.3 Khi giá đỡ với kệ đặc ngăn cản chỉ một phần của open rack, đầu phun in-rack phải được kéo dài
qua phía trên điểm của kệ đặc tối thiểu 1.2m về phía giao điểm của flue space gần nhất.

You might also like