You are on page 1of 23

Câu 1:

Qui tắc 1: Quy tắc tổng quát chung


Tên của các phần, của chương hoặc của phân chương được đưa ra chỉ
nhằm mục đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng
hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải
của các phần, chương liên quan và theo các quy tắc dưới đây nếu các
nhóm hoặc các chú giải đó không có yêu cầu nào khác.

Chú giải Quy tắc 1:


(I) Hàng hóa trong thương mại quốc tế được sắp xếp một cách có hệ
thống trong Danh mục của Hệ thống hài hòa theo các phần, chương và
phân chương. Tên của phần, chương và phân chương được ghi ngắn gọn,
súc tích để chỉ ra loại hoặc chủng loại hàng hóa được xếp trong đó. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp vì sự đa dạng của chủng loại và số lượng
hàng hóa nên tên các phần, chương và phân chương không thể bao trùm
hết toàn bộ hoặc liệt kê hết các hàng hóa trong đề mục đó.
(II) Ngay đầu Quy tắc 1 quy định rằng những tên đề mục “chỉ nhằm
mục đích dễ tra cứu”. Điều đó có nghĩa là tên các phần, chương và phân
chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa.
(III) Phần thứ hai của Quy tắc này quy định rằng việc phân loại hàng
hóa được xác định theo:
(a) Nội dung của nhóm hàng và bất cứ chú giải phần hoặc chương nào
có liên quan, và
(b) Các Quy tắc 2,3,4 và 5 khi nội dung nhóm hàng hoặc các chú giải
không có yêu cầu nào khác.
(IV) Mục (III) (a) của Quy tắc 1 đã nêu rõ rằng nhiều hàng hóa có thể
được phân loại trong Danh mục mà không cần xem xét thêm bất cứ quy
tắc giải thích nào. Ví dụ: Ngựa sống (Nhóm 01.01), dược phẩm được nêu
cụ thể trong Chú giải 4 của Chương 30 (Nhóm 30.06).
(V) Trong chú giải Quy tắc 1 Phần (III) (b) có nêu “khi nội dung
nhóm hàng hoặc các chú giải không có yêu cầu nào khác” là nhằm khẳng
định rằng nội dung của nhóm hàng và bất kỳ chú giải phần hoặc chương
nào có liên quan có giá trị tối cao, nghĩa là chúng phải được xem xét
trước tiên khi phân loại.

Ví dụ: Ở Chương 31, các chú giải nêu rằng các nhóm nhất định chỉ liên
quan đến những hàng hóa nhất định. Vì vậy, những nhóm hàng đó không
được mở rộng cho những mặt hàng khác bằng việc áp dụng Qui tắc 2 (b).
Quy tắc2:
a) Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó
ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu
đã có đặc tính cơ bản của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện.
Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn
thiện hoặc đã có đặc tính cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay
hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn chỉnh hay
hoàn thiện theo nội dung Quy tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.
b) Một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó
thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên
liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó. Hàng hóa làm toàn bộ bằng một
loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay
chất đó được phân loại trong cùng nhóm. Việc phân loại những hàng hóa
làm bằng hai loại nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo Quy tắc
3.

Chú giải Quy tắc 2:


Chú giải Quy tắc 2(a):
(Các mặt hàng ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện )
(I) Phần đầu của Quy tắc 2(a) đã mở rộng phạm vi của bất cứ nhóm
nào liên quan tới một hàng hóa nhất định không chỉ bao gồm hàng hóa đã
hoàn chỉnh mà còn bao gồm hàng hóa ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa
hoàn thiện nhưng đã có những đặc tính cơ bản của hàng đã hoàn chỉnh
hoặc hoàn thiện.
(II) Nội dung của Quy tắc này cũng được áp dụng cho phôi ngoại trừ
phôi đã được xác định tại một nhóm cụ thể. Thuật ngữ “phôi” nghĩa là
một mặt hàng, chưa sử dụng trực tiếp ngay được, có hình dạng hoặc phác
thảo gần giống với mặt hàng hoặc bộ phận đã hoàn chỉnh và những
trường hợp này chỉ được dùng để hoàn thiện thành những sản phẩm hoặc
bộ phận hoàn chỉnh, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt (ví dụ: tạo hình
dạng chai lọ bằng nhựa là sản phẩm trung gian có hình dạng ống, với một
đầu đóng và một đầu mở đã được ren để vặn kín, phần bên dưới của đầu
đã được ren có thể mở rộng hoặc kéo dài tới kích cỡ hoặc hình dạng
mong muốn). Bán sản phẩm chưa có hình dạng cơ bản của mặt hàng đã
hoàn chỉnh (ví dụ thường là những hình ở dạng thanh, đĩa, ống…) không
được gọi là “phôi”.
(III) Do phạm vi của các nhóm từ Phần I tới Phần VI, Quy tắc 2(a)
thường không áp dụng đối với hàng hóa thuộc những phần này.
(IV) Một số trường hợp áp dụng Quy tắc 2(a) được nêu tại Chú giải
tổng quát của phần hoặc chương (ví dụ: Phần XVI, và Chương 61, 62, 86,
87 và 90).

CHÚ GIẢI QUY TẮC 2(A):


(Các mặt hàng ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời)
(V) Phần thứ hai của Quy tắc 2(a) quy định rằng hàng hóa hoàn chỉnh
hoặc hoàn thiện ở dạng chưa lắp ráp hoặc dạng tháo rời được phân loại
cùng nhóm với hàng hóa đó đã lắp ráp. Hàng hóa thường ở dạng này do
yêu cầu hoặc sự thuận tiện cho việc đóng gói hoặc vận chuyển.
(VI) Quy tắc này cũng áp dụng với hàng hóa chưa hoàn chỉnh hoặc
chưa hoàn thiện, ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời với điều kiện những
mặt hàng này được phân loại như hàng hóa đã hoàn chỉnh hoặc hoàn
thiện theo phần đầu của Quy tắc này.
(VII) Theo mục đích của Quy tắc này, “hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp
hoặc tháo rời” là những hàng hóa mà bộ phận của chúng sẽ được lắp ráp
lại với nhau bằng các dụng cụ lắp ráp (vít, bu-lông, đai ốc, ê -cu,v.v…),
hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại, với điều kiện những hoạt
động này chỉ đơn thuần là lắp ráp.
Không tính đến sự phức tạp của phương pháp lắp ráp. Tuy nhiên, các
bộ phận cấu thành không phải trải qua bất cứ quá trình gia công nào khác
để sản phẩm trở thành dạng hoàn thiện.
Những bộ phận chưa lắp ráp thừa ra về số lượng theo yêu cầu để hoàn
thiện một mặt hàng thì sẽ được phân loại riêng.
(VIII) Những trường hợp áp dụng Qui tắc này được nêu trong các
Chú giải tổng quát của phần hoặc chương (ví dụ: Phần XVI, và Chương
44, 86, 87, và 89).
(IX) Do phạm vi của các nhóm từ Phần I tới Phần VI, Qui tắc này
thường không áp dụng đối với hàng hóa thuộc những phần này.

CHÚ GIẢI QUY TẮC 2(B):


(Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất)
(X) Qui tắc 2(b) liên quan tới hỗn hợp và hợp chất của các nguyên
liệu hoặc các chất, và hàng hóa bao gồm từ hai nguyên liệu hoặc hai chất
trở lên. Những nhóm mà Quy tắc này đề cập tới là những nhóm liên quan
đến một loại nguyên liệu hoặc chất (ví dụ: Nhóm 05.07: ngà voi), và các
nhóm có liên quan đến những hàng hóa được làm từ một nguyên liệu
hoặc một chất nhất định (ví dụ: Nhóm 45.03: các sản phẩm bằng lie tự
nhiên). Chú ý rằng Quy tắc này chỉ áp dụng khi chú giải của nhóm, phần
hoặc chương không có bất cứ yêu cầu nào khác (ví dụ: Nhóm 15.03: dầu
mỡ lợn, chưa pha trộn).
Những hỗn hợp ở dạng chế phẩm được mô tả trong chú giải phần
hoặc chương hoặc trong nội dung của nhóm thì phải được phân loại theo
Quy tắc 1.
(XI) Quy tắc này mở rộng nhóm liên quan tới một nguyên liệu hoặc
một chất cũng bao gồm hỗn hợp hoặc hợp chất của nguyên liệu hoặc chất
đó với các nguyên liệu hoặc chất khác. Qui tắc này cũng mở rộng phạm
vi của các nhóm hàng liên quan tới hàng hóa được làm từ một nguyên
liệu hoặc một chất nhất định thì cũng bao gồm hàng hóa được làm một
phần từ nguyên liệu hoặc chất đó.
(XII) Tuy nhiên, Quy tắc này không mở rộng nhóm tới mức để nhóm
đó bao gồm cả mặt hàng không đáp ứng theo yêu cầu tại Qui tắc 1 và mô
tả của nhóm; điều này xảy ra khi có thêm một nguyên liệu hoặc một chất
khác làm mất đi đặc tính của hàng hóa đã được đề cập trong nhóm.
(XIII) Theo Quy tắc này, hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu
hoặc các chất, và hàng hóa được cấu thành từ hai nguyên liệu hoặc hai
chất trở lên, nếu thoạt nhìn qua có thể phân loại vào hai hoặc nhiều nhóm
khác nhau, thì phải được phân loại theo Qui tắc 3.

Qui tắc 3:
Khi áp dụng Quy tắc 2(b) hoặc vì bất cứ một lý do nào khác, hàng
hóa thoạt nhìn có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm, thì sẽ phân loại
như sau:

a) Những nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô


tả khái quát khi thực hiện việc phân loại hàng hóa. Tuy nhiên, khi hai hay
nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu
hoặc chất chứa trong hàng hóa là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên
quan đến một phần của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng bộ
được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi như thể hiện đặc
trưng ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khi một trong số
các nhóm đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hóa
đó.
b) Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc
những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, và
những hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ, nếu không phân loại được theo Qui
tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc
tính cơ bản của chúng.
c) Khi hàng hóa không thể phân loại theo Qui tắc 3(a) hoặc 3(b) nêu trên
thì phân loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số trong số các nhóm
tương đương được xem xét.

Chú giải Quy tắc 3:


(I) Quy tắc này nêu lên 3 cách phân loại những hàng hóa mà thoạt
nhìn có thể xếp vào hai hay nhiều nhóm khác nhau khi áp dụng Quy tắc
2(b) hoặc trong những trường hợp khác. Những cách này được áp dụng
theo thứ tự được trình bày trong quy tắc. Như vậy, Quy tắc 3(b) chỉ được
áp dụng khi không phân loại được theo Quy tắc 3(a), và chỉ áp dụng Quy
tắc 3(c) khi không phân loại được theo Quy tắc 3(a) và 3(b). Khi phân
loại phải tuân theo thứ tự như sau: a) nhóm hàng có mô tả cụ thể đặc
trưng nhất; b) đặc tính cơ bản; c) nhóm được xếp cuối cùng theo thứ tự
đánh số.
(II) Quy tắc này chỉ được áp dụng khi nội dung các nhóm, chú giải
của phần hoặc chương không có yêu cầu nào khác. Ví dụ: Chú giải 4(b)
Chương 97 yêu cầu rằng nếu hàng hóa đồng thời vừa có trong mô tả của
một trong các Nhóm từ 97.01 đến 97.05, vừa đúng như mô tả của Nhóm
97.06 thì được phân loại vào một trong các nhóm đứng trước Nhóm
97.06. Trong trường hợp này hàng hóa được phân loại theo Chú giải 4(b)
Chương 97 và không tuân theo Quy tắc 3.

CHÚ GIẢI QUY TẮC 3(A):


(III) Cách phân loại thứ nhất được trình bày trong Quy tắc 3(a): nhóm
mô tả cụ thể đặc trưng nhất được ưu tiên hơn nhóm có mô tả khái quát.
(IV) Không thể đặt ra những quy tắc cứng nhắc để xác định một
nhóm hàng này mô tả hàng hóa một cách đặc trưng hơn một nhóm hàng
khác, nhưng có thể nói tổng quát rằng:
a) Một nhóm hàng chỉ đích danh một mặt hàng cụ thể thì đặc trưng
hơn nhóm hàng mô tả một họ các mặt hàng.
Ví dụ: Máy cạo râu và tông đơ có lắp động cơ điện được phân vào
Nhóm 85.10 mà không phải trong Nhóm 84.67 là nhóm các dụng cụ cầm
tay có lắp động cơ điện hoặc vào Nhóm 85.09 là các thiết bị cơ điện gia
dụng có lắp động cơ điện.
b) Một nhóm nào đó được coi như đặc trưng hơn trong số các nhóm
có thể phân loại cho một mặt hàng nhập khẩu là khi nhóm đó xác định rõ
hơn và kèm theo mô tả mặt hàng cụ thể, đầy đủ hơn các nhóm khác.

Các ví dụ:
Ví dụ 1: Mặt hàng thảm dệt móc và dệt kim được sử dụng trong xe
ôtô, tấm thảm này có thể được phân loại như phụ tùng của xe ô tô thuộc
Nhóm 87.08, nhưng trong Nhóm 57.03 chúng lại được mô tả một cách
đặc trưng như những tấm thảm. Do vậy, mặt hàng này được phân loại vào
Nhóm 57.03.
Ví dụ 2: Mặt hàng kính an toàn chưa có khung, làm bằng thủy tinh dai
bền và cán mỏng, đã tạo hình và được sử dụng trên máy bay, không được
phân loại vào Nhóm 88.03 như những bộ phận của hàng hóa thuộc Nhóm
88.01 hoặc 88.02 nhưng lại được phân loại trong Nhóm 70.07 – nơi hàng
hóa được mô tả đặc trưng như loại hàng kính an toàn.
(V) Tuy nhiên, khi hai hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan
đến một phần những nguyên liệu hoặc chất cấu thành sản phẩm hỗn hợp
hoặc hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần trong bộ đóng gói để bán
lẻ, thì những nhóm đó được coi là cùng phản ánh tương đương đặc trưng
của những hàng hóa trên, ngay cả khi một trong số các nhóm ấy có mô tả
chính xác hoặc đầy đủ hơn về những hàng hóa đó. Trong trường hợp này,
phân loại hàng hóa áp dụng Quy tắc 3(b) hoặc 3(c).
Ví dụ: Mặt hàng băng tải có một mặt là plastic còn mặt kia là cao su;
có thể xếp vào hai nhóm:
Nhóm 39.26: “Các sản phẩm khác bằng plastic…”
Nhóm 40.10: “Băng chuyền hoặc băng tải…., bằng cao su lưu hóa”
Nếu so sánh hai mô tả này, Nhóm 40.10 thể hiện tính đặc thù hơn
Nhóm 39.26, vì Nhóm 40.10 có từ “băng tải” trong Nhóm 39.26 lại
không ghi rõ từ “băng tải”, và như vậy có thể xem xét phân loại sản phẩm
trên vào Nhóm 40.10 theo Quy tắc 3(a). Nhưng trong trường hợp này,
không thể quyết định phân loại vào Nhóm 40.10 theo Quy tắc 3(a), vì mô
tả của Nhóm 40.10 là sản phẩm bằng cao su, chỉ liên quan đến một phần
sản phẩm băng tải nói trên. Như vậy, theo Quy tắc 3(a) hai Nhóm 39.26
và 40.10 mang tính đặc trưng như nhau, mặc dù Nhóm 40.10 có mô tả
đầy đủ hơn. Do đó, chúng ta không thể quyết định phân loại vào nhóm
nào được, mà chúng ta phải áp dụng Quy tắc 3(b) hoặc 3(c) để phân loại.

CHÚ GIẢI QUY TẮC 3(B):


(VI) Cách phân loại theo Qui tắc 3(b) chỉ nhằm vào các trường hợp:
(i) Sản phẩm hỗn hợp.
(ii) Sản phẩm cấu tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau.
(iii) Sản phẩm cấu tạo từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau.
(iiii) Hàng hóa được đóng gói ở dạng bộ để bán lẻ.
Cách phân loại này chỉ áp dụng nếu không phân loại được theo Qui
tắc 3(a).
(VII) Trong tất cả các trường hợp trên, hàng hóa được phân loại theo
nguyên liệu hoặc cấu thành tạo nên tính chất cơ bản của hàng hóa trong
chừng mực tiêu chí này được áp dụng.
(VIII) Yếu tố xác định tính chất cơ bản của hàng hóa đa dạng theo các
loại hàng hóa khác nhau. Ví dụ, có thể xác định theo bản chất của nguyên
liệu hoặc bộ phận cấu thành, theo thành phần, kích thước, số lượng, trọng
lượng, trị giá, hoặc theo vai trò của nguyên liệu cấu thành có liên quan
đến việc sử dụng hàng hóa.
(IX) Qui tắc 3(b) này được áp dụng cho những mặt hàng được cấu tạo
từ những thành phần khác nhau, không chỉ trong trường hợp những thành
phần này gắn kết với nhau thành một tập hợp không thể tách rời trong
thực tế, mà cả khi những thành phần đó để rời nhau, nhưng với điều kiện
những thành phần này thích hợp với nhau và bổ sung cho nhau, tập hợp
của chúng tạo thành một bộ mà thông thường không thể được bán rời.
Có thể kể ra một số ví dụ về loại sản phẩn trên:
Ví dụ 1 – Mặt hàng gạt tàn thuốc gồm một cái giá khung trong đó có
một cái cốc có thể tháo ra lắp vào để đựng tàn thuốc.
Ví dụ 2 – Mặt hàng giá để gia vị dùng trong gia đình gồm có khung
được thiết kế đặc biệt (thường bằng gỗ) và một số lượng thích hợp các lọ
gia vị có hình dáng và kích thước phù hợp.
Thông thường, những thành phần khác nhau của tập hợp hàng hóa trên
được đựng trong cùng bao bì.
(X) Theo Quy tắc 3(b) này, hàng hóa được coi như “ở dạng bộ được
đóng gói để bán lẻ” phải có những điều kiện sau:
a) Phải có ít nhất hai loại hàng khác nhau, mà ngay từ ban đầu thoạt
nhìn có thể xếp vào nhiều nhóm hàng khác nhau. Ví dụ: sáu cái dĩa (nĩa)
nấu ăn không thể coi là một bộ theo Qui tắc này, vì không thể xếp sáu cái
dĩa (nĩa) nấu ăn vào hai nhóm hàng;
b) Gồm những sản phẩm hoặc hàng hóa được xếp đặt cùng nhau để
đáp ứng một yêu cầu nhất định hoặc để thực hiện một chức năng xác
định; và
c) Được xếp theo cách thích hợp để bán trực tiếp cho người sử dụng
mà không cần đóng gói tiếp (ví dụ: đóng gói trong hộp, tráp, hòm).
Thuật ngữ trên bao trùm những bộ hàng, ví dụ như bộ hàng gồm
nhiều thực phẩm khác nhau nhằm sử dựng để chế biến một món ăn hoặc
bữa ăn ngay.

Các ví dụ về bộ hàng có thể được phân loại theo Qui tắc 3(b) như sau:
Ví dụ 1:
a) Bộ thực phẩm bao gồm bánh xăng đuých làm bằng thịt bò, có và
không có pho mát (Nhóm 16.02), được đóng gói với khoai tây chiên
(Nhóm 20.04): được phân vào Nhóm 02.
b) Bộ thực phẩm dùng để nấu món Spaghetti (mỳ) gồm một hộp mỳ
sống, một gói Pho mát béo và một gói nhỏ sốt cà chua, đựng trong một
hộp các- tông.
Spaghetti sống thuộc Nhóm 19.02
Pho mát béo thuộc Nhóm 04.06
Nước sốt cà chua thuộc Nhóm 21.03
Trong trường hợp này Spaghetti sống đem lại cho sản phẩm đặc tính
cơ bản. Do đó, sản phẩm được phân loại như thể chỉ bao gồm Spaghetti
sống thuộc Nhóm 19.02.
Tuy nhiên Quy tắc này không bao gồm bộ hàng gồm nhiều sản phẩm
được đóng cùng nhau, ví dụ:
– Một thùng đồ hộp gồm: 01 hộp tôm (Nhóm 16.05), 01 hộp patê gan
(Nhóm 16.02), 01 hộp pho mát (Nhóm 04.06), 01 hộp thịt xông khói
(Nhóm 16.02) và 01 hộp xúc xích cocktail (Nhóm 16.01); hoặc
– Một hộp gồm: 01 chai rượu mạnh (Nhóm 22.08) và 01 chai rượu
vang (Nhóm 22.04).
Trường hợp 2 ví dụ nêu trên và các bộ hàng hóa tương tự, mỗi mặt
hàng sẽ được phân loại riêng biệt vào nhóm phù hợp với chính mặt hàng
đó.
Ví dụ 2: Bộ đồ làm đầu gồm: một tông đơ điện, một cái lược, một cái
kéo, một bàn chải, một khăn mặt, đựng trong một cái túi bằng da.
Tông đơ điện thuộc Nhóm 85.10
Lược thuộc Nhóm 96.15
Kéo thuộc Nhóm 82.13
Bàn chải thuộc Nhóm 96.03
Khăn mặt thuộc Nhóm 63.02
Túi bằng da thuộc Nhóm 42.02
Trong ví dụ này, tông đơ điện đem lại cho sản phẩm đặc tính cơ bản
của bộ đồ làm đầu. Do vậy, sản phẩm được phân loại vào Nhóm 85.10.
Ví dụ 3: Bộ dụng cụ vẽ gồm: một thước, một vòng tính, một compa,
một bút chì và cái vót bút chì, đựng trong túi nhựa.
Thước thuộc Nhóm 90.17
Vòng tính thuộc Nhóm 90.17
Compa thuộc Nhóm 90.17
Bút chì thuộc Nhóm 96.09
Vót bút chì thuộc Nhóm 82.14
Túi nhựa thuộc Nhóm 42.02.
Trong bộ sản phẩm trên, thước, vòng, compa tạo nên đặc tính cơ bản
của bộ dụng cụ vẽ. Do vậy, bộ dụng cụ vẽ được phân loại vào Nhóm
90.17.
Đối với các sản phẩm không thỏa mãn các điều kiện qui định tại Phần
X của chú giải Qui tắc 3(b), không được coi như đóng bộ để bán lẻ thì
mỗi mặt hàng của sản phẩm sẽ được phân loại riêng biệt, vào nhóm phù
hợp nhất với nó.
(XI) Quy tắc này không được áp dụng cho những hàng hóa bao gồm
những thành phẩm được đóng gói riêng biệt và có hoặc không được xếp
cùng với nhau trong một bao chung với một tỷ lệ cố định cho sản xuất
công nghiệp, ví dụ như sản xuất đồ uống.

CHÚ GIẢI QUY TẮC 3(C):


(XII) Khi không áp dụng được Qui tắc 3(a) hoặc 3(b), hàng hóa sẽ
được phân loại theo Qui tắc 3(c). Theo Qui tắc này thì hàng hóa sẽ được
phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem
xét để phân loại.
Ví dụ: Trở lại ví dụ Băng tải một mặt là plastic còn một mặt là cao su
nêu tại Qui tắc 3(a). Xét thấy mặt hàng này không thể quyết định phân
loại vào Nhóm 40.10 hay Nhóm 39.26 theo Qui tắc 3(a), và cũng không
thể phân loại mặt hàng này theo Qui tắc 3(b). Vì vậy, mặt hàng sẽ được
phân loại vào Qui tắc 3(c), tức là “phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng
trong số các nhóm cùng được xem xét”. Theo Qui tắc này, mặt hàng trên
sẽ được phân loại vào Nhóm 40.10.
Qui tắc 4: Hàng hóa giống nhất
Hàng hóa không thể phân loại theo đúng các quy tắc trên đây thì được
phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.
Chú giải Quy tắc 4:
(I) Quy tắc này đề cập đến hàng hóa không thể phân loại theo Quy tắc
1 đến Quy tắc 3. Quy tắc này quy định rằng những hàng hóa trên được
phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.
(II) Cách phân loại theo Quy tắc 4 đòi hỏi việc so sánh hàng hóa định
phân loại với hàng hóa tương tự đã được phân loại để xác định hàng hóa
giống chúng nhất. Những hàng hóa định phân loại sẽ được xếp trong
nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.
(III) Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố, ví dụ như mô
tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa.

Quy tắc 5: Bao bì


Những quy định sau được áp dụng cho những hàng hóa dưới đây.

a) Bao đựng máy ảnh, máy quay phim, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp
đựng dụng cụ vẽ, hộp tư trang và các loại bao hộp tương tự, thích hợp
hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định,
có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được
phân loại cùng với những sản phẩm này. Tuy nhiên, nguyên tắc này
không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so
với hàng hóa mà nó chứa đựng.
b) Ngoài Qui tắc 5(a) nêu trên, bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng
với hàng hóa đó khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng hóa
đó. Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng đối với các loại bao bì mà
rõ ràng là phù hợp để dùng lặp lại.

CHÚ GIẢI QUY TẮC 5(A):


(Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự)
(I) Quy tắc này chỉ để áp dụng cho các bao bì ở các dạng sau:

1. Thích hợp riêng hoặc có hình dạng đặc biệt để đựng một loại hàng
hoặc bộ hàng xác định, tức là bao bì được thiết kế đặc thù để chứa các
hàng hóa đó, một số loại bao bì có thể có hình dáng của hàng hóa mà
nó chứa đựng;
2. Có thể sử dụng lâu dài, tức là chúng được thiết kế để có độ bền dùng
cùng với hàng hóa ở trong. Những bao bì này cũng để bảo quản hàng
hóa khi chưa sử dụng (ví dụ: trong quá trình vận chuyển hoặc lưu
trữ). Đặc tính này cho phép phân biệt chúng với những loại bao bì
đơn giản;
3. Được trình bày với hàng hóa chứa đựng trong chúng, các hàng hóa
này có thể được đóng gói riêng hoặc không để thuận tiện cho việc vận
chuyển. Trường hợp bao bì được trình bày riêng lẻ được phân loại
theo nhóm thích hợp với chúng.
4. Là loại bao bì thường được bán với hàng hóa chứa đựng trong nó; và
5. Không mang tính chất cơ bản của bộ hàng
(II) Những ví dụ về bao bì đi kèm với hàng hóa và áp dụng Qui tắc
này để phân loại:
-Hộp trang sức (Nhóm 71.13);
-Bao đựng máy cạo râu bằng điện (Nhóm 85.10);
-Bao ống nhòm, hộp kính viễn vọng (Nhóm 90.05);
-Hộp, bao và túi đựng nhạc cụ (Nhóm 92.02);
-Bao súng (Nhóm 93.03).
(III) Những ví dụ về bao bì không áp dụng Quy tắc này, có thể kể
như: hộp đựng chè bằng bạc hoặc cốc gốm trang trí đựng đồ ngọt.

CHÚ GIẢI QUY TẮC 5(B):


(Bao bì)
(IV) Quy tắc này quy định việc phân loại bao bì thường được dùng để
đóng gói chứa đựng hàng hóa. Tuy nhiên, Qui tắc này không áp dụng cho
bao bì có thể dùng lặp lại, ví dụ trong trường hợp thùng kim loại hoặc
bình sắt, thép đựng khí đốt dạng nén hoặc lỏng.
(V) Quy tắc này liên quan trực tiếp đến Quy tắc 5(a). Bởi vậy, việc
phân loại những bao, túi và bao bì tương tự thuộc loại đã nêu tại Quy tắc
5(a) phải áp dụng đúng theo Quy tắc 5(a).

Quy tắc 6:
Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm
của một nhóm phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân
nhóm, các chú giải phân nhóm có liên quan, và các qui tắc trên với những
sửa đổi về chi tiết cho thích hợp, trong điều kiện là chỉ có những phân
nhóm cùng cấp độ mới so sánh được. Theo Quy tắc này thì các chú giải
phần và chương có liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả
trong phân nhóm có những yêu cầu khác.

Chú giải Quy tắc 6:


(I) Với những sửa đổi chi tiết cho thích hợp, các Quy tắc từ 1 đến 5
điều chỉnh việc phân loại ở cấp độ phân nhóm trong cùng một nhóm.
(II) Theo Quy tắc 6, những cụm từ dưới đây có các nghĩa được quy
định như sau:
a) “Các phân nhóm cùng cấp độ”: phân nhóm một gạch (cấp độ 1)
hoặc phân nhóm hai gạch (cấp độ hai).
Do đó, khi xem xét tính phù hợp của hai hay nhiều phân nhóm một gạch
trong một phân nhóm theo Qui tắc 3(a), tính mô tả đặc trưng hoặc giống
hàng hóa cần phân loại nhất chỉ được đánh giá trên cơ sở nội dung của
các phân nhóm một gạch có liên quan. Khi đã xác định được phân nhóm
một gạch đó có mô tả đặc trưng nhất thì phân nhóm một gạch đó được
chọn. Khi các phân nhóm một gạch được phân chia tiếp thì phải xem xét
nội dung của các phân nhóm hai gạch để xác định lựa chọn phân nhóm
hai gạch phù hợp nhất cho hàng hóa cần phân loại.
b) “Trừ khi nội dung của phân nhóm có yêu cầu khác”, có nghĩa là:
trừ khi những chú giải của phần hoặc chương có nội dung không phù hợp
với nội dung của phân nhóm hàng hoặc chú giải phân nhóm.
Ví dụ: Tại Chương 71, định nghĩa về “bạch kim” nêu trong Chú giải
4(b) cùng chương này khác với Chú giải phân nhóm 2 của chương này,
cụ thể:
+ Chú giải 4(b) Chương 71: khái niệm bạch kim có nghĩa là Platin
(Pt), Iridi (Ir), Osimi (Os), Paladi (Pd), Rodi (Rh) và Rutheri (Ru).
+ Chú giải phân nhóm 2 Chương 71: “mặc dù đã qui định trong Chú
giải 4(b) của chương này, nhưng theo các Phân nhóm 7110.11 và
7110.19, khái niệm bạch kim không bao gồm Iridi (Ir), Osimi (Os), Paladi
(Pd), Rodi (Rh) và Rutheri (Ru).”
Do vậy, để giải thích các Phân nhóm 7110.11 hoặc 7110.19, Chú giải
phân nhóm 2 sẽ được áp dụng còn Chú giải 4(b) của chương không được
áp dụng.
(III) Phạm vi của phân nhóm cấp 2 không vượt quá phạm vi của phân
nhóm cấp 1 mà nó trực thuộc; và phạm vi của phân nhóm cấp 1 không
vượt quá phạm vi của nhóm mà phân nhóm cấp 1 trực thuộc.
Câu 2:
Nội dung quy tắc xuất xứ ACFTA và những vướng mắc thường gặp
trong xác định xuất xứ hàng hóa.
Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ
Hàng hóa được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan
nếu đáp ứng các quy tắc xuất xứ dưới đây cũng như các quy định khác tại
Thông tư này:
1. Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Nước thành
viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Được sản xuất tại một Nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ
của một hay nhiều Nước thành viên.
3. Được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại một Nước thành
viên với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng các quy định tại Điều 7 Thông tư
này.
Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có
xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong các trường hợp sau:
1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng (bao gồm quả, hoa, rau, cây,
rong biển, nấm và cây trồng) được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại
một Nước thành viên.
2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại một Nước thành viên.
3. Sản phẩm thu được từ động vật sống tại một Nước thành viên mà chưa
qua chế biến, bao gồm sữa, trứng, mật ong tự nhiên, lông, len, tinh dịch
và phân.
4. Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thủy
sản, thu lượm hoặc săn bắt tại một Nước thành viên.
5. Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác được chiết xuất hoặc lấy
ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển tại một Nước thành viên.
6. Sản phẩm đánh bắt từ vùng biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài
vùng lãnh hải của một Nước thành viên, với điều kiện Nước thành viên
đó có quyền khai thác vùng biển, đáy biển và dưới đáy biển theo luật
quốc tế đã được công nhận rộng rãi, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc
về Luật biển năm 1982.
7. Hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế
bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên hoặc treo cờ của Nước
thành viên đó.
8. Sản phẩm chế biến hoặc sản xuất ngay trên tàu chế biến được đăng ký
hoặc được treo cờ của một Nước thành viên từ các sản phẩm nêu tại
khoản 7 Điều này.
9. Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại
một Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế nguyên liệu thô.
10. Hàng hóa đã qua sử dụng và được thu nhặt tại một Nước thành viên
chỉ phù hợp để tái chế nguyên liệu thô.
11. Hàng hóa thu được hoặc được sản xuất tại một Nước thành viên chỉ từ
các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này.
Điều 7. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
1. Hàng hóa nêu tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này, ngoại trừ hàng hóa quy
định tại khoản 2 Điều này, được coi là có xuất xứ nếu:
a) Hàng hóa có hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không thấp hơn 40% trị
giá FOB tính theo công thức quy định tại Điều 8 Thông tư này và công
đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một Nước thành viên; hoặc
b) Hàng hóa thuộc các Chương 25, 26, 28, 29, 31 và 39; từ Chương 42
đến Chương 49; từ Chương 57 đến Chương 59; các Chương 61, 62, 64; từ
Chương 66 đến Chương 71; từ Chương 73 đến Chương 83; các Chương
86 và 88; từ Chương 91 đến Chương 97 của Hệ thống hài hòa mô tả và
mã hóa hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ trải qua quá trình
chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số (CTH), ngoại trừ các Nhóm
29.01, 29.02, 31.05, 39.01, 39.02, 39.03, 39.07, 39.08 áp dụng tiêu chí
xuất xứ RVC 40%.
2. Hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ tương
ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Công thức tính RVC
1. RVC được tính theo công thức sau:
RVC =((FOB - VNM):FOB)x 100%
Trong đó:
RVC là hàm lượng giá trị khu vực được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.
VNM là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ.
2. VNM được xác định như sau:
a) Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu không có xuất xứ, VNM là trị giá
CIF của nguyên liệu tại thời điểm nhập khẩu;
b) Trường hợp nguyên liệu không có xuất xứ thu được từ một Nước thành
viên, VNM là giá mua đầu tiên có thể xác định được đối với nguyên liệu
đó. Trị giá này không bao gồm cước vận tải, bảo hiểm, chi phí đóng gói
và bất kỳ chi phí nào khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên
liệu từ kho của nhà cung cấp đến địa điểm của nhà sản xuất.
3. Trường hợp hàng hóa có xuất xứ tại một Nước thành viên theo quy
định tại khoản 1 Điều này tiếp tục được sử dụng làm nguyên liệu để sản
xuất ra một hàng hóa khác tại Nước thành viên đó, không cần xét đến
phần trị giá không có xuất xứ của nguyên liệu đó khi xác định xuất xứ
hàng hóa.
4. Trị giá này được tính theo Hiệp định Trị giá Hải quan.
Điều 9. Cộng gộp
Hàng hóa có xuất xứ của một Nước thành viên sử dụng làm nguyên liệu
tại một Nước thành viên khác để sản xuất ra hàng hóa đủ điều kiện được
hưởng ưu đãi thuế quan, được coi là có xuất xứ của Nước thành viên nơi
sản xuất hoặc chế biến ra hàng hóa cuối cùng.
Điều 10. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản
Những công đoạn gia công, chế biến dưới đây, khi được thực hiện riêng
rẽ hoặc kết hợp với nhau, được xem là đơn giản và không cần xét đến
những công đoạn này khi hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy tại
một Nước thành viên:
1. Bảo đảm việc bảo quản hàng hóa trong tình trạng tốt khi vận chuyển
hoặc lưu kho.
2. Hỗ trợ cho việc gửi hàng hoặc vận chuyển.
3. Đóng gói (không bao gồm “đóng gói” trong ngành công nghiệp điện
tử) hoặc trưng bày hàng hóa để bán.
Điều 11. Vận chuyển trực tiếp
1. Hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng đầy đủ những quy
định tại Thông tư này và phải được vận chuyển trực tiếp từ Nước thành
viên xuất khẩu tới Nước thành viên nhập khẩu.
2. Trường hợp sau được coi là vận chuyển trực tiếp từ Nước thành viên
xuất khẩu tới Nước thành viên nhập khẩu:
a) Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ một Nước thành viên xuất khẩu
tới Nước thành viên nhập khẩu; hoặc
b) Hàng hóa được vận chuyển qua một hoặc nhiều Nước thành viên khác
hoặc qua một Nước không phải là thành viên và đáp ứng các điều kiện
sau:
- Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do yêu cầu về vận tải;
- Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó;
- Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, chế biến nào khác
ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để
bảo quản hàng hóa trong điều k iện tốt.
Điều 12. De Minimis
Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí CTC theo quy định tại Điều 7 Thông tư
này vẫn được coi là có xuất xứ nếu:
1. Đối với hàng hóa không thuộc từ Chương 50 đến Chương 63 của Hệ
thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, trị giá của tất cả nguyên liệu
không có xuất xứ không đáp ứng tiêu chí CTC được sử dụng để sản xuất
ra hàng hóa không vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa.
2. Đối với hàng hóa thuộc từ Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống
hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa:
a) Trọng lượng của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng
tiêu chí CTC được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không vượt quá 10%
tổng trọng lượng hàng hóa; hoặc
b) Trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng tiêu chí
CTC được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không vượt quá 10% trị giá
FOB của hàng hóa.
3. Hàng hóa nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đáp ứng các quy định
khác tại Thông tư này.
Điều 13. Nguyên liệu đóng gói và bao bì
1. Trường hợp nguyên liệu đóng gói và bao bì dùng để vận chuyển,
không cần xét đến nguyên liệu đóng gói và bao bì này khi xác định xuất
xứ của hàng hóa.
2. Trường hợp nguyên liệu đóng gói và bao bì dùng để đóng gói hàng hóa
nhằm mục đích bán lẻ và được phân loại cùng với hàng hóa:
a) Cần tính trị giá của nguyên liệu đóng gói và bao bì khi xác định xuất
xứ hàng hóa áp dụng tiêu chí RVC.
b) Không cần xét đến xuất xứ nguyên liệu đóng gói và bao bì khi xác
định xuất xứ hàng hóa áp dụng tiêu chí CTC.
Điều 14. Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ
1. Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ được mô tả và phân loại cùng với hàng
hóa được coi là một phần của hàng hóa nếu:
a) Được lập hóa đơn cùng với hàng hóa;
b) Có số lượng và trị giá phù hợp với hàng hóa theo thông lệ.
2. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí CTC theo quy định tại Phụ lục I
ban hành kèm theo Thông tư này, không cần xét đến xuất xứ của phụ
kiện, phụ tùng và dụng cụ nêu tại khoản 1 Điều này khi xác định xuất xứ
hàng hóa.
3. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí RVC, trị giá của phụ kiện, phụ
tùng và dụng cụ nêu tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, được tính
là trị giá nguyên liệu có xuất xứ hoặc không có xuất xứ khi tính RVC.
Điều 15. Các yếu tố trung gian
Khi xác định xuất xứ hàng hóa, không cần xác định xuất xứ của các yếu
tố trung gian dưới đây:
1. Nhiên liệu, năng lượng, chất xúc tác và dung môi.
2. Trang thiết bị, máy móc và vật tư dùng để thử nghiệm hoặc kiểm tra
hàng hóa.
3. Găng tay, kính, giày dép, quần áo, vật tư và trang thiết bị bảo hộ lao
động.
4. Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc.
5. Phụ tùng và vật liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng.
6. Dầu, mỡ bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác được sử dụng
trong quá trình sản xuất hoặc được sử dụng để vận hành thiết bị và nhà
xưởng.
7. Bất kỳ nguyên liệu nào khác không cấu thành nên sản phẩm nhưng
việc sử dụng chúng trong quá trình sản xuất phải được chứng minh là cần
thiết để sản xuất ra sản phẩm đó.
Điều 16. Nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau
Việc xác định các nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn
nhau là nguyên liệu có xuất xứ hay không có xuất xứ được thực hiện
bằng các phương pháp sau:
1. Chia tách thực tế từng nguyên liệu; hoặc
2. Áp dụng các nguyên tắc kế toán về quản lý kho được áp dụng rộng rãi,
hoặc các thông lệ quản lý kho tại Nước thành viên xuất khẩu. Khi quyết
định sử dụng phương pháp kế toán về quản lý kho nào thì
phương pháp đó phải được sử dụng suốt trong năm tài chính.
Cấu 3:
Thông tư 39/2015/TT-BTC:
1. Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan
theo các phương pháp quy định tại Điều 6 và Điều 8 Thông tư này thì trị
giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị
giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự, với điều kiện hàng hóa
nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá
hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch và có cùng các điều kiện mua
bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang xác
định trị giá hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều
kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan
thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán,
nhưng phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán.
2. Điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự: Lô hàng nhập khẩu
tương tự được lựa chọn nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Điều kiện về thời gian xuất khẩu:
Lô hàng nhập khẩu tương tự phải được xuất khẩu đến Việt Nam vào
cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau
ngày xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải
quan.
b) Điều kiện mua bán:
b.1) Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng:
b.1.1) Lô hàng nhập khẩu tương tự phải có cùng điều kiện về cấp độ
thương mại và số lượng với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá
hải quan;
b.1.2) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại điểm b.1.1 khoản
này thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại nhưng
khác nhau về số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của hàng hóa
nhập khẩu tương tự về cùng số lượng với lô hàng đang xác định trị giá hải
quan;
b.1.3) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại điểm b.1.1 và b.1.2
khoản này thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau về cấp độ thương
mại nhưng cùng số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng
nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại với lô hàng đang xác định
trị giá hải quan;
b.1.4) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại điểm b.1.1, b.1.2 và
b.1.3 khoản này thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau cả về cấp độ
thương mại và số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng
nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng
đang xác định trị giá hải quan.
b.2) Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm:
Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng quãng đường và phương thức
vận tải, hoặc đã được điều chỉnh về cùng quãng đường và phương thức
vận tải với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.
Nếu có sự chênh lệch đáng kể về phí bảo hiểm thì điều chỉnh về cùng
điều kiện bảo hiểm với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.
c) Khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
tương tự, nếu không tìm được hàng hóa nhập khẩu tương tự được sản
xuất bởi cùng một người sản xuất hoặc người sản xuất khác được ủy
quyền thì mới xét đến hàng hóa được sản xuất bởi người sản xuất khác và
phải có cùng xuất xứ.
d) Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp này mà xác định
được từ hai trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự trở lên thì
sau khi đã điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác
định trị giá hải quan, trị giá hải quan là trị giá giao dịch thấp nhất.
Nếu trong thời gian làm thủ tục hải quan không đủ thông tin lựa chọn
hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự với hàng hóa nhập khẩu đang
xác định trị giá hải quan thì không xác định trị giá hải quan cho hàng hóa
nhập khẩu theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 9 Thông tư này phải
chuyển sang phương pháp tiếp theo.
3. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp
này, mỗi chứng từ 01 bản chụp, bao gồm:
a) Tờ khai hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
b) Tờ khai trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự đối với
trường hợp phải khai báo tờ khai trị giá hải quan;
c) Hợp đồng vận tải của hàng hóa nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều
chỉnh chi phí này);
d) Hợp đồng bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều
chỉnh chi phí này);
đ) Bảng giá bán hàng xuất khẩu của nhà sản xuất hoặc người bán hàng ở
nước ngoài (nếu có sự điều chỉnh về số lượng, cấp độ thương mại);
e) Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan đến việc xác định trị giá hải quan.
GATT-- -1994
Điều VII
Xác định trị giá tính thuế quan

1.Các bên ký kết thừa nhận hiệu lực của các nguyên tắc chung về xác
định trị giá tính thuế quan nêu tại các khoản tiếp theo của Điều này và
cam kết thực thi các nguyên tắc đó với mọi sản phẩm phải chịu thuế quan
và phụ thu* hoặc chịu các hạn chế về nhập khẩu và xuất khẩu căn cứ vào
hoặc điều chỉnh theo trị giá bằng bất cứ cách nào. Ngoài ra, ngay khi một
bên ký kết khác có yêu cầu, các bên sẽ xem xét lại việc vận dụng bất cứ
luật hay quy chế nào liên quan tới trị giá tính thuế quan căn cứ vào các
nguyên tắc nêu ở đây. Các Bên Ký Kết có thể yêu cầu (những) bên ký kết
có báo cáo về các bước đi đã được áp dụng theo quy định của điều khoản
này.
2.(a)Trị giá tính thuế quan với hàng nhập phải dựa vào giá trị thực của
hàng nhập khẩu làm cơ sở tính thuế quan, hoặc trị giá thực của hàng
tương tự, không được phép căn cứ vào trị giá của hàng có xuất xứ nội
hay trị giá mang tính áp đặt hoặc được đưa ra một cách vô căn cứ.
(b) "Giá trị thực" sẽ là giá cả hàng hoá đó hay hàng hoá tương tự được
bán hay chào bán vào một thời điểm và tại một địa điểm được xác định
theo luật pháp nước nhập khẩu theo các điều kiện thương mại thông
thường trong điều kiện cạnh tranh đầy đủ. Trong chừng mực hàng hoá đó
hay hàng tương tự bị chi phối bởi số lượng gắn liền với một dịch vụ nhất
định, giá cả đưa ra xem xét sẽ được căn cứ vào những điều kiện như vậy
với (i) số lượng so sánh được hoặc các số lượng xác định không kém
phần thuận lợi cho nhà nhập khẩu tính theo giá lô hàng nhập khẩu lớn
nhất trong quan hệ thương mại giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
(c)Khi trị giá thực không xác định được theo quy định tại điểm (b) của
khoản này, trị giá dùng để tính thuế quan sẽ là trị giá gần nhất tương
đương với trị giá nói trên.*
3.Trị giá để tính thuế quan của bất cứ sản phẩm nhập khẩu nào sẽ không
bao gồm bất cứ khoản thuế nội địa nào, đã được nước xuất xứ hoặc xuất
khẩu đã cho hoặc sẽ cho hàng đó được miễn thuế hay hoàn thuế.
4.(a) Trừ khi có quy định khác trong khoản này, để một bên ký kết vận
dụng các quy định của khoản 2 của Điều này vào việc quy đổi giá hàng
tính bằng đồng tiền của một nước khác sang nội tệ, tỷ giá quy đổi sẽ dựa
trên trị giá tương ứng tuân thủ quy định tại Các Điều khoản Thoả thuận
của Quỹ Tiền tệ Quốc tế hoặc theo tỷ giá quy đổi được Quỹ công nhận,
hoặc theo trị giá tương ứng xác định phù hợp với một thoả thuận ngoại
hối đặc biệt tuân thủ theo Điều XV của Hiệp định này.
(b) Khi không có chuẩn mực về trị giá tương ứng, hay tỷ giá được thừa
nhận đó, tỷ giá quy đổi sẽ phản ảnh đúng giá trị giao dịch thương mại
của đồng tiền hiện thời.
(c) Các Bên Ký Kết, cùng thoả thuận với Quỹ tiền tệ Quốc tế, sẽ xây
dựng quy tắc điều chỉnh việc các bên ký kết áp dụng cơ chế nhiều tỷ giá
quy đổi tiền tệ cho phù hợp với nội dung Điều khoản Thoả thuận của Quỹ
tiền tệ Quốc tế. Bất cứ bên ký kết nào cũng có quyền áp dụng các quy tắc
này trong quy đổi ngoại tệ nhằm các mục đích đã nêu tại khoản 2 của
điều khoản này thay cho trị giá tương ứng. Trong khi chờ đợi Các Bên
Ký Kết thông qua các quy tắc đó, bất cứ một bên ký kết nào cũng có thể
sử dụng các quy tắc chuyển đổi nhằm mục đích như nêu tại Điều 2 của
điều khoản này đã được xây dựng để phản ảnh đúng giá trị thương mại
của các ngoại tệ đó.
(d) Không một quy định nào trong điều khoản này được lập ra để đòi hỏi
bất kỳ một bên ký kết nào thay đổi các nguyên tắc có hiệu lực trên lãnh
thổ của mình vào ngày ký Hiệp định này, nếu sự thay đổi đó có tác dụng
nâng mức thuế trung bình đánh vào hàng nhập khẩu.
5.Cơ sở và phương pháp xác định trị giá sản phẩm chịu thuế quan hay các
khoản thu khác hoặc chịu các hạn chế dựa vào hay chịu sự điều chỉnh về
trị giá theo bất cứ cách nào sẽ phải ổn định, công bố rộng rãi đủ để
thương nhân có thể ước tính được trị giá để tính thuế với mức độ hợp lý
về tính chắc chắn.

Điều VIII

Phí và các thủ tục liên quan đến Xuất Nhập Khẩu*
1.(a) Mọi khoản phí và khoản thu khác với bất cứ tính chất nào (không
phải là thuế xuất khẩu và nhập khẩu cũng như các khoản thuế quy định
tại điều III) được các bên ký kết áp dụng nhằm vào hay liên quan tới hàng
nhập khẩu hay hàng xuất khẩu sẽ chỉ giới hạn trong chừng mực đủ bù các
chi phí cung cấp dịch vụ và không mang tính chất bảo hộ gián tiếp cho
sản phẩm nội địa hay là thuế đánh vào xuất nhập khẩu với mục đích thu
ngân sách.
(b) Các bên ký kết thừa nhận nhu cầu giảm số lượng và chủng loại các
khoản phí và khoản thu nêu tại tiểu mục (a).
(c)Các bên ký kết cũng thừa nhận nhu cầu hạn chế xuống tối thiểu các tác
động cũng như tính phức tạp của các thủ tục về xuất nhập khẩu và nhu
cầu giảm bớt và đơn giản hoá yêu cầu về chứng từ làm thủ tục xuất nhập
khẩu.*
2.Khi có yêu cầu của một bên ký kết khác hay của Các Bên Ký Kết, một
bên ký kết sẽ xem xét lại thực tế áp dụng luật pháp và quy tắc của mình
theo tinh thần của điều khoản này.
3. Không một bên ký kết nào sẽ áp dụng những khoản phạt đáng kể với
những vi phạm nhỏ về quy tắc hải quan hay các yêu cầu về thủ tục. Đặc
biệt, với các lỗi sơ suất hay lỗi về chứng từ hải quan có thể đính chính dễ
dàng và vi phạm không cố ý gian trá hay không do các sơ suất lớn sẽ
không bị phạt quá mức cần thiết để cảnh cáo.
4. Các quy định của điều khoản này sẽ được áp dụng cả với các khoản
phí, thủ tục và các yêu cầu của cơ quan chính phủ về xuất nhập khẩu, kể
cả các yêu cầu liên quan tới:
(a) dịch vụ của cơ quan lãnh sự như là cấp hoá đơn hay giấy chứng nhận
lãnh sự;
(b) hạn chế định lượng;
(c) cấp phép;
(d) kiểm soát ngoại hối;
(e) dịch vụ thống kê;
(f) lập chứng từ, cung cấp chứng từ và chứng nhận / công chứng;
(g) phân tích và giám định; và
(h) vệ sinh dịch tễ và hun trùng.
60/2019TT-BTC
“Điều 6. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
1. Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương
pháp này là trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.
2. Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế mà người mua
đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua và nhập khẩu
hàng hóa sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13, Điều 14
và Điều 15 Thông tư này.
3. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập
khẩu là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán,
theo hình thức thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp cho người
bán để mua hàng hóa nhập khẩu, bao gồm các khoản sau đây:
a) Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại;
b) Các khoản người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua
ghi trên hóa đơn thương mại, bao gồm:
b.1) Các khoản đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán (ví dụ: tiền trả
trước, tiền ứng trước cho hàng hóa, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua
bán, vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa);
b.2) Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán.
c) Các khoản điều chỉnh cộng và các khoản điều chỉnh trừ theo quy định
tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này.
4. Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa
sau khi nhập khẩu, trừ các hạn chế dưới đây:
a.1) Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định như: Các quy định về việc
hàng hóa nhập khẩu phải dán nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hóa nhập
khẩu có điều kiện, hoặc hàng hóa nhập khẩu phải chịu một hình thức
kiểm tra trước khi được thông quan;
a.2) Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa;
a.3) Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa. Những hạn
chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến
hàng hóa nhập khẩu, nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực tế đã
thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa đó.
Ví dụ: Người bán ô tô yêu cầu người mua ô tô không được bán hoặc
trưng bày ô tô nhập khẩu trước thời điểm giới thiệu mẫu ô tô này ra thị
trường.
b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay
các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng
hóa cần xác định trị giá hải quan.
Ví dụ: Người bán định giá bán hàng hóa nhập khẩu với điều kiện là người
mua cũng sẽ mua một số lượng nhất định các hàng hóa khác nữa; Giá cả
của hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc vào giá của hàng hóa khác mua cùng
hàng hóa nhập khẩu.
Trường hợp việc mua bán hàng hóa hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc
vào một hay một số điều kiện, nhưng người mua có tài liệu khách quan
để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn
được xem là đã đáp ứng điều kiện này; khi xác định trị giá hải quan phải
điều chỉnh khoản tiền do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao
dịch.
c) Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, trừ
khoản phải cộng quy định tại điểm e khoản 2 Điều 13 Thông tư này,
người mua không phải thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền
thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại.
d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có
thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo
quy định tại Điều 7 Thông tư này.

5. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là máy móc thiết bị có phần mềm điều
khiển, vận hành nhập khẩu kèm theo: trị giá hải quan là trị giá giao dịch
của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu.
a) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được ghi, lưu trữ trong
phương tiện trung gian để cài đặt vào máy móc thiết bị sau khi nhập
khẩu:
a.1) Trường hợp trị giá của phần mềm điều khiển, vận hành tách riêng với
trị giá của phương tiện trung gian thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch
của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu,
không bao gồm trị giá của phương tiện trung gian. Cách xác định trị giá
của phương tiện trung gian thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này;
a.2) Trường hợp trị giá của phần mềm điều khiển, vận hành không tách
riêng với trị giá của phương tiện trung gian thì trị giá hải quan là trị giá
giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận hành nhập
khẩu, bao gồm cả trị giá của phương tiện trung gian.
b) Các trường hợp không cộng trị giá phần mềm điều khiển, vận hành
nhập khẩu vào trị giá hải quan của máy móc thiết bị:
b.1) Phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu để nâng cấp, thay thế
phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu lần đầu đã được cộng vào trị
giá của máy móc thiết bị nhập khẩu;
b.2) Phần mềm điều khiển, vận hành sản xuất tại Việt Nam để cài đặt vào
máy móc thiết bị nhập khẩu.

c) Trường hợp người mua phải thanh toán chi phí về quyền sử dụng phần
mềm điều khiển, vận hành để cài đặt và vận hành máy móc thiết bị thì số
tiền thực tế thanh toán cho quyền sử dụng phần mềm điều khiển, vận
hành phải được tính vào trị giá của máy móc thiết bị nhập khẩu.
d) Thủ tục khai báo, kiểm tra:
d.1) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu cùng máy
móc thiết bị:
d.1.1) Người khai hải quan xác định và khai báo trị giá hải quan của máy
móc thiết bị, bao gồm cả trị giá phần mềm điều khiển, vận hành; xác định
và khai báo trị giá hải quan của phương tiện trung gian (nếu có) trên tờ
khai hải quan nhập khẩu máy móc thiết bị hoặc tờ khai trị giá hải quan
(nếu có);
d.1.2) Cơ quan hải quan kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định
tại Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan;
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
d.2) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành không nhập khẩu cùng
máy móc thiết bị:
d.2.1) Người khai hải quan thực hiện như sau:

d.2.1.1) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được nhập khẩu
trước khi nhập khẩu máy móc thiết bị, người khai hải quan khai báo, xác
định trị giá phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu theo quy định tại
điểm a khoản này, trong đó tại ô “Mô tả hàng hóa” phải khai báo phần
mềm điều khiển, vận hành dùng cho máy móc thiết bị dự kiến nhập khẩu;
tại ô “Mã số hàng hóa” phải khai báo mã số hàng hóa của máy móc thiết
bị dự kiến nhập khẩu; xác định và khai báo trị giá hải quan của phương
tiện trung gian (nếu có) trên tờ khai nhập khẩu phần mềm điều khiển, vận
hành. Khi nhập khẩu máy móc thiết bị, tại ô “Chi tiết khai trị giá” của tờ
khai nhập khẩu máy móc thiết bị, người khai hải quan phải ghi rõ số tờ
khai nhập khẩu phần mềm điều khiển, vận hành;
d.2.1.2) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được nhập khẩu sau
khi nhập khẩu máy móc thiết bị, người khai hải quan khai báo mã số, trị
giá hải quan của phần mềm điều khiển, vận hành, phương tiện trung gian
(nếu có) như quy định tại điểm d.2.1.1; tại ô “Chi tiết khai trị giá”, người
khai hải quan ghi rõ số tờ khai nhập khẩu máy móc thiết bị.
d.2.2) Cơ quan hải quan kiểm tra các chứng từ, tài liệu có liên quan đến
trị giá phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu, phương tiện trung gian
(nếu có), khai báo của người khai hải quan và xử lý như sau:
d.2.2.1) Trường hợp người khai hải quan khai báo không đúng theo quy
định tại điểm d.2.1, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan khai
báo bổ sung, xử lý vi phạm theo quy định. Nếu người khai hải quan
không khai báo bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được yêu cầu khai bổ sung, cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan, ấn
định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, xử lý vi phạm theo quy
định;
d.2.2.2) Trường hợp người khai hải quan khai báo và xác định trị giá theo
đúng quy định tại điểm d.2.1, cơ quan hải quan chấp nhận trị giá hải quan
do người khai hải quan tự xác định, tự kê khai.
6. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là phương tiện trung gian (carrier
media) chứa đựng phần mềm ứng dụng dùng cho các thiết bị xử lý dữ
liệu (software for data processing equipment), trị giá hải quan là giá thực
tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của phương tiện trung gian, không
bao gồm trị giá của phần mềm ứng dụng nếu trên hóa đơn thương mại, trị
giá của phần mềm ứng dụng được tách riêng với trị giá của phương tiện
trung gian.
7. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này
bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):
a) Hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại;
b) Chứng từ, tài liệu thể hiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến
trị giá giao dịch theo quy định tại điểm a.2 khoản 4 Điều 7 Thông tư này
khi cơ quan hải quan yêu cầu;
c) Chứng từ, tài liệu liên quan đến các khoản tiền người mua phải trả
nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại (nếu có khoản
tiền này);
d) Chứng từ, tài liệu liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng (nếu có
khoản điều chỉnh cộng);
đ) Chứng từ, tài liệu liên quan đến các khoản điều chỉnh trừ (nếu có
khoản điều chỉnh trừ);
e) Chứng từ, tài liệu khác liên quan đến trị giá hải quan do người khai hải
quan tự kê khai, tự xác định.”

You might also like