You are on page 1of 7

Notes for Chapter 20 General Strorage 20.1 General.

Chương này sẽ cung cấp những bước cân thiết để xác định hàng hóa, sự xắp xếp hàng hóa, chiều
cao kho, và các khoảng không các cũng như tiêu chí báo vệ tổng quát cho hàng hóa có các điều kiện liên
quan từ chương 21 đến 25
[Closer Look] Using Chapter 20 to Determine Storage Protection
Để bảo vệ cho bất kỳ nguy cơ cháy của kho nào, ý định của NFPA 13 là để người dùng bắt đầu với
chương 20 và xác đinh các qui luật tổng quan để áp dụng. Sau đó, người dùng đi đến những chương thích
hợp (chương 21 đến 26) cho hàng hóa và sự sắp xếp kho được bảo vệ để có tiêu chí xả nước còn lại.
Về tổng thể, các qui luật báo vê từ chương 20 đến 26 được thiết kế để trả lời 4 câu hỏi cơ bản, với
giả thuyết rằng đám cháy sẽ bắt đầu trong 1 nguy cơ:
1. Một lưu lượng được ưóc lượng hợp lý sẽ cần cho hệ thống đầu phun là gì? (điều này bao gồm
việc xem xét số lượng đầu phun mà có thé kích hoạt trong đám cháy và lưu lượng mà sẽ được lực lượng
chữa cháy vận hành công tác chữa cháy khi ho có mặt)
2. Cần áp suất bao nhiêu để lưu lượng đó khả dụng
3. Lưu lương đó cần duy trì trong thời gian bao lâu
4. Nếu kho là dạng giá đỡ, đầu phun có cần được đặt trong giá đỡ, hay hàng hóa chỉ là cân được
bảo vệ chỉ với đầu phun trên trần?
Khi NFPA 13 được sử dụng như tài liệu để cung cấp những yêu cầu cho việc bảo vệ các nguy cơ
cháy từ lửa với đầu phun, điều quan trọng là tuân theo tầt cà các yêu cầu của NFPA13. Người dung không
được khuyến khích việc lấy những yêu cầu từ những tài liệu khác và cố sử dụng chúng cùng vói NFPA 13.
Nguời dùng mà muốn chọn tiêu chí thiết kế đâu phun từ các tiêu chuần khác được khuyến khích sử
dụng hoàn toàn tiêu chuân đó, bao gồm bao gồm bất cứ tiêu chuẩn bổ sung được tham chiếu bởi tiêu chuẩn
đó. Cơ quan có thẩm quyền được phép xem xét những bộ tiêu chuẩn khác và xác nhận liệu rằng nó có đáp
ứng tưong đương cấp độ an toàn như qui định của NFPA 13. Nếu cơ quan có thầm quyền bị thuyết phục
rằng những bộ tiêu chuẩn đó là đủ, sau đó thiết lập bộ tiêu chuẩn đó có thể cho phép để sử dụng theo mục
1.4 và 1.5 của NFPA 13 như mục thay thế mà đáp ứng được cấp độ an toàn tương đương NFPA 13.
Mặc dù các chương về kho của NFPA 13 có thé dường như phức tạp lúc đầu, chúng trở nên dễ hơn
để điều hướng khi thông tin phù hợp về các loai hình cho trước được xác đinh. Hầu hết các loại hình về
kho, chỉ khoảng vài chục mục riêng lẻ của tiêu chuẩn được ứng dụng. Bí quyết là có thể xác định được
những mục nào áp dụng cho một sự sắp xếp kho cho trước và những mục nào có thể được bỏ qua. Điều đó
được hoàn thành bằng việc tìm kiếm những mục chính xác trong mỗi chương để nhảy tới sau những yêu
cầu của chương 20 đã được đề cập và các thông tin thích hợp đã được xác định. Thông tin này phải được
xác định bởi người thiết kế trước khi tìm kiếm qua nhiều chương về kho. (chương 21 tới 26) vì những
thông tin đó sẽ giới hạn việc tìm kiếm chỉ ở những chương 21 – 26, hay tiếp theo các phương án về trần và
in-rack thì có sẵn trong chương 25.
Hinh 20.1 là một danh sách kiểm tra phải được dùng trước để điều hướng qua các chương về kho
riêng lẻ của NFPA 13. Khi thông tin được xác định vào mẫu, việc tìm kiếm phương pháp thiết kế thích hợp
trở nên đơn giản hơn nhiều. Nhiều người thiết kế đơn giản lấy thông tin phân loại hàng hóa và hình thức
lưu trữ (giá đỡ, chồng đống,…) và hướng tới các chương thiêt kế về kho để tìm kiếm các hướng dẫn, Mặc
dù chắc chẳn đó là một cách tiếp cận, nó giống như bắt đầu nấu bữa tối mà không có kiểm tra trước xem
bạn cần những nguyên liệu gì- ban có thế phải xem lai kế hoạch hay đánh giá lai khi ban nhận ra rằng bạn
không có đủ nguyên liêu cân thiết để hoàn thành bữa ăn. Thất bại trong cách xác định thông tin cần thiết
như chiều cao kho, khoảng không, sắp xếp hành hóa, chiêu cao trần có thể dẫn đến việc đau đầu sau đó
trong quá trình thiết ké nếu chúng không là những yếu tố đưa vào quyết đinh thiết kế ngay từ đầu. tất cả
thông tin trong hình 20.1 thì cân thiết để đạt được một phuơng án thiết kế được cho phép, vì thế nó hữu ích
khi băt đầu với biêu mẫu này.
Khi biểu mẫu trong hình 20.1 được hoàn thành, người thiết kế có thé bắt đầu tạo nên một quá trình
để quản lý hơn bởi việc tìm kiếm các chương thiết kế thích hợp. Các công cụ hữu ích khác là quy trình
công việc từ hình 20.2 đến 20.4, mà cung cấp một loạt các câu hỏi và trả lời trong các biểu mẫu của quy
trình công việc để giúp người thiết kế tìm ra chương và mục về nhà kho mà họ có thể tham chiếu. Qui trình
công việc cũng cung cấp hướng dẫn cho người thiết kế nếu các thông số của dự án nằm ngoài phạm vi của
NFPA13. Ví dụ, nếu độ dốc mái quá cao hay nếu có open-top containers được sử dụng, những biểu mẫu
cung cấp cho một cảnh báo đến người dùng rằng họ có thể cần lấy những thông tin vì thông tin đó được
cung cấp nằm trong phạm vi của NFPA13.
Sử dụng các biểu đồ yêu cầu hoàn thành các danh mục trong hình 20.1 hay vài cách để ghi lại
những thông tin thích hợp từ danh mục. Nhánh đầu tiên của sơ đồ yêu cầu người thiết kế xác định phân loại
hang hóa. Sử dụng phân loại để xác định các danh mục hang hóa, bao gồm bất kì sửa đổi pallet. Người
thiết kế sau đó có thể trả lời những câu hỏi khác.
20.1.1 Kho hỗn hợp và low-piled, đáp ứng các tiêu chí của chương 4, phải được bảo vệ phù hợp với tiêu
chí nguy cơ cháy liên quan tham khảo trong mục này.
FQA [20.1] Tại sao chương 20 được viết để áp dụng cho toàn bộ cách sắp xếp hang hóa trong kho
lưu trữ ?
Thay vì lặp lại tất cả các quy luật chung mà áp dụng cho tất cả các tình huống lưu trữ, những quy luật
được hợp nhất ở một vị trí để chúng dễ dàng được tìm thấy và thực thi một cách giống nhau. Nếu những
qui luât được lặp lại trong nhiều chương, chúng có thể khó khăn để được tìm thấy và có thể chúng vô tình
được chỉnh sửa bởi ủy ban kỹ thuật trong một chương trong khi để lại hay chỉnh sửa theo cách khác trong
một chương nào đó.
FQA [20.1] Tại sao các hệ thống thiết kế phù hợp với 4.3.1.4 đến 4.3.1.6 và 25.2 được miễn các yêu
cầu của chương 20
Hệ thống đầu phun mà bảo vệ hàng hóa hỗn hợp hay hàng hóa chồng đống thấp có nhiều điểm chung với
nguy cơ cháy trung bình hay nguy cơ cháy cao hơn là các nguy cơ cháy của kho. Những đám cháy mà
thuộc nguy cơ cháy này không phát sinh cùng loại cột lửa lớn theo phương đứng mà có thể được tìm thấy
trong những nguy cơ cháy về kho. Do đó, tiêu chí xả cho việc thiết kế những hệ thống phù hợp với mục
4.3.1.4 đến 4.3.1.6 và 25.2 cuối cùng lại quay về tiêu chí trong 4.3.3 đến 4.3.6 cho nguy cơ cháy trung
bình hay nguy cơ cháy cao: tiêu chí nghiêm khắc hơn được tìm thấy trong chương 20 không áp dụng.
20.2 Protection of Storage
Việc bảo vệ hàng hóa phải tuân theo những tiêu chí sau:
(1) Nhận diện phân loại hàng hóa phù hợp với mục 20.3 và 20.4.
(2) Nhận diện phương pháp lưu trữ hàng hóa phù hợp với 20.5.
(3) Thiết lập chiều cao hàng hóa, chiều cao kho và các khoảng cách liên quan phù hợp với mục
20.9.
(4) Xác định tiêu chí bảo vệ tổng quát mà thông dụng cho tất cả các phương án bảo vệ hàng hóa
phù hợp với muc 20.10 đến 20.18.
(5) Lựa chọn công nghệ và hệ thống sprinkler phù hợp với tiêu chí bảo vệ ( chương 21 đến 25)
(6) Thiết kế và lắp đặt phù hợp với phần còn lại của tài liệu này.
(7) Thiết kế và lắp đặt sprinkler phù hợp với những mục này mà chúng áp dụng hay phù hợp với
danh sách áp dụng cụ thể của chúng.
20.2.1* Tiêu chí bảo vệ cho nhóm A plastic phải được cho phép để bảo vệ cho hàng hóa Class I đến IV có
cùng cấu hình và độ cao.
20.2.2 Đầu phun CMSA và ESFR phải được cho phép để bảo vệ hàng hóa Class I đến IV, nhóm A plastic,
hàng hóa hỗn hợp và các loại hàng khác như chỉ định trong chương 20 đến 25 hay bởi những tiêu chuẩn
NFPA khác.
20.2.3 Với những hệ thống có nhiều nguy cơ cháy, sự bổ sung cuộn vòi và thời gian cấp nước phải phù
hợp với 20.15.2 cũng như một trong những cách sau:
(1) Yêu cầu nước cấp cho nguy cơ cháy cao nhất bên trong hệ thống phải được sử dụng
(2) Yêu cầu nước cấp cho mỗi nguy cơ riêng phải được sử dụng trong tính toán cho diện tích thiết
kế chon guy cơ đó
(3) Cho những hệ thống với nhiều nguy cơ cháy nơi có nguy cơ cháy cao hơn chỉ nằm trong một
phòng đơn lẻ có diện tích ít hơn 27m2 trong khu vực không có phòng nào liền kề, yêu cầu cấp nước cho
nguy cơ chủ yếu phải được sử dụng trong phần còn lại của hệ thống.
20.3* Protection of Storage
Phân loại hang hóa được đề cập trong 20.3 tạo cơ sở cho tiêu chí thiết kế và lắp đặt trong
NFPA13. Phân loại hang hóa cung cấp phương tiện thuận lợi cho phân chia mối quan hệ giữa nhiệt hóa
học của chất dễ cháy từ nhiều loại vật liệu và tỉ lệ giải phóng nhiệt của chúng để mà xác điịnh được hệ
thống đầu phun thích hợp. Khả năng bắt lửa không được xem xét trong phân loại hàng hóa.
Tiêu chuẩn bảo vệ cho lưu trữ hàng hóa được dựa trên việc thử nghiệm các kiên qua của hàng hóa
thử nghiệm chuẩn class II và cartooned, nonexpanded plastic. Hàng hóa thử nghiệm chuẩn class II là
carton ba mặt có hai lớp gợn song với một lớp lót kim loại trên pallet gỗ được thể hiện ở ảnh (a) của hình
20.5.
Việc bảo vệ hàng hóa class I, class II, class III và class IV thì dựa trên thử nghiệm giới hạn và sự
ngoại suy từ thử nghiệm với hàng hóa thử nghiệm tiêu chuẩn. (Các bài kiểm nghiệm được thực hiẹn
không bao gồm các bài kiểm tra cho class I, class III và bao gồm hai bài cho class IV)
Với việc giới thiệu đầu phun ESFR vào cuối thập niên 1980 bảo vệ cho cartooned expanded
nhóm A plastic, cũng như exposednonexpanded và exposed expanded nhóm A plastic, đã được dựa trên
bài thử nghiệm hàng hóa đại diện cho mỗi phân loại theo danh sách. Hàng hóa thử nghiệm cartooned,
expanded plastic là khay xốp ướp thiẹt đựng trong hộp carton gợn song đặt trên pallet gỗ, như hình (e)
của hình 20.5. Hàng hóa thử nghiệm expose non expanded plastic bao gồm bảy pallet nhựa không có
trong danh sách được liệt kê, có lưới đặt trên pallet gỗ, như hình (d) của hình 20.5. Hàng hóa thử nghiệm
exposed, expanded plastic bao gồm khay xốp hình chứa thiẹt quấn nhựa xếp chồng lên nhau đặt, lên pallet
gỗ như hình (c) của hình 20.5
Sự phận loại hàng hóa thực tế chỉ dựa trên yếu tố so sánh những hàng hóa đó với các định nghĩa
cho nhiều loại hàng hóa khác nhau. Phân loại hàng hóa có thể được thực hiện bnằg cách thửu nghiệm
nhưng điều quyan trọng là mỗi lần thử nghiệm đó liên quan đến đầu phun hay vài phương pháp khác để
giả lập ứng dụng sử dụng nước bởi đầu phun và các thửu nghiêmh đó đủ lớn để tạo ra những kết quả có ý
nghĩa.
Khi hàng hóa hiện tại chưa xác định được, thử nghiệm phân loại hàng hóa có thể cung cấp một so
sánh chính xác giữa hàng hóa được đề xuất và hàng hóa đã biết. mỗi thửu nghiệm thì cần thiết cho việc
xác định tiêu chí thiết kế đầu phun có thể chấp nhận cho hàng hóa mới hay chưa biết khi có một so sánh
nào đó có ý nghĩa không thể được tạo ra giữa hàng hóa nhất định và những phân loại hàng hóa đã biết
khác.
Phân loại hàng hóa là quyết định chính đầu tiên mà được thực hiện trong thiết kế của hệ thống
đầu phun và có thể có một ảnh hưởng lớn về hiệu quả của hệ thống trong suốt quá trình cháy. Khi phân
loại hàng hóa không được phân loại đúng, khả năng của hệ thống đầu phun để kiểm soát đám cháy trong
môi trường nahf kho có thể bị ảnh hưởng, cho phép việc lan rộng đám cháy theo phương ngang không
suy giảm.
Mặc dù NFPA13 đề nghị những hướng dẫn như thế nào để xác định phân loại hàng hóa có những
yếu tố nhất định của quá trình mà có thể thử thách và có khả năng bị bỏ qua, dẫn đến một danh sách các
hàng hóa không chính xác. Một sơ đồ đá thể hiện trong hình 20.6 được cung cấp để giúp cho quá trình rõ
rang và đơn giản.
Phân loại hàng hóa bị ảnh hưởng bởi loại và khối lượng vật liệu (như kim loại, giấy, gỗ, nhựa) mà
là một phần của sản phẩm và việc đóng gói chúng. Việc xem xét tất cả đặc điểm của từng đơn vị hàng hóa
riêng lẻ, không chỉ hàng hóa quan trọng để xác định phân loại hàng hóa phù hợp. Tham khảo bảng A.20.3
về hướng dẫn tổng thể việc phân loại hàng hóa. Đối với các tình huống khi gặp khó khan trong việc xác
định phân loại thích hợp, thử nghiệm phải được xem xét để xác định đặc điểm thích hợp của hàng hóa.
20.3.1* Commodity Classification
Phân loại hàng hóa và các yêu cầu bảo vệ tương ứng phải xác định dựa trên cấu thành của từng
đơn vị hàng hóa riêng lẻ.
20.3.1.1 Các loại và khối lượng vật liệu được sử dụng như là một phần của sản phẩm và bao bì chính của
chúng cũng như pallet chứa hàng phải được xem xét trong việc phân laoị hàng hóa.
20.3.1.2 Khi có những bài kiểm tra về phân loại hàng hóa được công nhận bởi cơ quan chức năng quốc
gia, dữ liệu phải được cho phép để sử dụng trong việc phân loại hàng hóa.
20.3.1.3 Việc sắp xếp hàng hóa giống nhau, xếp loại phân loại hàng hóa sau đây phải áp dụng cho mức độ
nghiêm trọng thấp nhất (Class I) đến cao nhất (exposed expanded plastic) như sau:
(1) Class I
(2) Class II
(3) Class III
(4) Class IV
(5) Cartoned nonexpanded plastic
(6) Cartoned expanded plastic
(7) Exposed nonexpanded plastic
(8) Exposed expanded plastic
20.3.1.4 Tiêu chí bảo vệ cho hàng hóa theo danh sách trong 20.3.1.3 phải được cho phép để bảo vệ hàng
hóa thấp hơn trong cùng danh sách.
20.3.2 Các loại Pallet
20.3.2.1 Phổ biến: Khi tải được chất lên pallet, việc sử dụng pallet gỗ hay kim loại, hay danh sách pallet
tương đương với gỗ, phải được giả định trong phân loại hàng hóa.
20.3.2.2 Pallet nhựa: Một pallet có bất cứ phần nào mà cấu chúng nó là vật liệu nhựa mà không có trong
danh sách tương đương với gỗ phải tang một mức phân cấp hàng hóa được xác định cho hàng hóa chất
lên nó phù hợp với 20.3.2.1 hay 20.3.2.2.2.
20.3.2.2.1* Pallet nhựa không gia cường: Pallet nhựa mà không có lớp gia cường phụ phải được xử lý
như là pallet nhựa không gia cường.
20.3.2.2.1.1

You might also like