You are on page 1of 86

I: 5 CÂU TRẮC NGHIỆM........................................................................................................

2
Câu 1: 6 quy tắc phân loại hàng hóa NT.................................................................................... 2
Câu 2: 6 phương pháp xác định trị giá hải quan NT.................................................................. 4
Câu 3: LP (back to back C/o , C/o hóa đơn nước thứ 3, C/o form D (ATIGA,CEPT) C/o form
E (ACFTA),.... Cái này câu 9 có rồi. T bổ sung lý thuyết vào câu 9 nhé!................................. 6
Câu 4: Hóa đơn thương mại HT.................................................................................................7
Câu 5: Vận đơn đường biển NT................................................................................................. 9
Câu 6: Tờ khai hàng XNK (thao)............................................................................................ 13
Câu 7: (HT)Tờ khai trị giá của hàng nhập khẩu.......................................................................14
Câu 8: (LP) Thủ tục hải quan................................................................................................... 16
Câu 9: (HT) Các quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa, lưu ý quy tắc xuất xứ k thuần túy để có
vài phân biệt lựa chọn C/o cho đúng. => này là cả trắc nghiệm và đúng sai.......................... 17
II. 4 CÂU ĐÚNG SAI+ GIẢI THÍCH.....................................................................................25
Câu 10: Incoterm: LP............................................................................................................... 25
Câu 11: XNK tại chỗ, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, Nk để sản xuất xuất khẩu, gia công
quốc tế ( khái niệm) . (thao)..................................................................................................... 33
III. LÝ THUYẾT TRÌNH BÀY ( 1 câu tự luận)......................................................................34
Câu 12: Gian lận về trị giá hải quan, biện pháp: LP................................................................ 34
Câu 13: GIAN LẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA( LP) :............................................................. 36
Câu 14: (HT) Gian lận trong buôn lậu, trốn thuế, bp............................................................... 40
Câu 15: Hồ sơ hải quan của hàng Nk, Xk ( thao).................................................................... 49
Câu 16: Quy trình thủ tục hải quan: hàng luồng xanh, hàng luồng vàng, luồng đỏ.................60
Câu 17: Các bước trong quy trình giám sát hải quan, thông quan hàng hóa, kiểm tra sau thông
quan NT....................................................................................................................................61
Câu 18: Các phương pháp giám sát hải quan. (thao)............................................................... 70
Câu 19: (HT) Nội dung kiểm tra hồ sơ và thuế với hàng hóa XNK........................................ 76

I: 5 CÂU TRẮC NGHIỆM


Câu 1: 6 quy tắc phân loại hàng hóa NT

Qui tắc 1: Quy tắc tổng quát chung

Tên của các phần, của chương hoặc của phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra
cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của
từng nhóm và bất cứ chú giải của các phần, chương liên quan và theo các quy tắc dưới đây
nếu các nhóm hoặc các chú giải đó không có yêu cầu nào khác.

Chú giải Quy tắc 1:

(I) Hàng hóa trong thương mại quốc tế được sắp xếp một cách có hệ thống trong Danh mục
của Hệ thống hài hòa theo các phần, chương và phân chương. Tên của phần, chương và phân
chương được ghi ngắn gọn, súc tích để chỉ ra loại hoặc chủng loại hàng hóa được xếp trong
đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vì sự đa dạng của chủng loại và số lượng hàng hóa nên
tên các phần, chương và phân chương không thể bao trùm hết toàn bộ hoặc liệt kê hết các
hàng hóa trong đề mục đó.

(II) Ngay đầu Quy tắc 1 quy định rằng những tên đề mục “chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu”.
Điều đó có nghĩa là tên các phần, chương và phân chương không có giá trị pháp lý trong việc
phân loại hàng hóa.
(III) Phần thứ hai của Quy tắc này quy định rằng việc phân loại hàng hóa được xác định theo:

(a) Nội dung của nhóm hàng và bất cứ chú giải phần hoặc chương nào có liên quan, và

(b) Các Quy tắc 2,3,4 và 5 khi nội dung nhóm hàng hoặc các chú giải không có yêu cầu nào
khác.

(IV) Mục (III) (a) của Quy tắc 1 đã nêu rõ rằng nhiều hàng hóa có thể được phân loại trong
Danh mục mà không cần xem xét thêm bất cứ quy tắc giải thích nào. Ví dụ: Ngựa sống
(Nhóm 01.01), dược phẩm được nêu cụ thể trong Chú giải 4 của Chương 30 (Nhóm 30.06).

(V) Trong chú giải Quy tắc 1 Phần (III) (b) có nêu “khi nội dung nhóm hàng hoặc các chú
giải không có yêu cầu nào khác” là nhằm khẳng định rằng nội dung của nhóm hàng và bất kỳ
chú giải phần hoặc chương nào có liên quan có giá trị tối cao, nghĩa là chúng phải được xem
xét trước tiên khi phân loại.

Ví dụ: Ở Chương 31, các chú giải nêu rằng các nhóm nhất định chỉ liên quan đến những hàng
hóa nhất định. Vì vậy, những nhóm hàng đó không được mở rộng cho những mặt hàng khác
bằng việc áp dụng Qui tắc 2 (b).

Quy tắc 2:

1. a) Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó ở dạng chưa
hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu đã có đặc tính cơ bản của
hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện. Cũng phân loại như vậy đối với hàng
hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc tính cơ bản của hàng hóa ở
dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn
chỉnh hay hoàn thiện theo nội dung Quy tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.

2. b) Một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay
hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng
thuộc nhóm đó. Hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc
làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được phân loại trong cùng nhóm. Việc
phân loại những hàng hóa làm bằng hai loại nguyên liệu hay hai chất trở lên phải
tuân theo Quy tắc 3.

Chú giải Quy tắc 2:

Chú giải Quy tắc 2(a):

(Các mặt hàng ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện )

(I) Phần đầu của Quy tắc 2(a) đã mở rộng phạm vi của bất cứ nhóm nào liên quan tới một
hàng hóa nhất định không chỉ bao gồm hàng hóa đã hoàn chỉnh mà còn bao gồm hàng hóa ở
dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện nhưng đã có những đặc tính cơ bản của hàng đã
hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện.

(II) Nội dung của Quy tắc này cũng được áp dụng cho phôi ngoại trừ phôi đã được xác định
tại một nhóm cụ thể. Thuật ngữ “phôi” nghĩa là một mặt hàng, chưa sử dụng trực tiếp ngay
được, có hình dạng hoặc phác thảo gần giống với mặt hàng hoặc bộ phận đã hoàn chỉnh và
những trường hợp này chỉ được dùng để hoàn thiện thành những sản phẩm hoặc bộ phận
hoàn chỉnh, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt (ví dụ: tạo hình dạng chai lọ bằng nhựa là
sản phẩm trung gian có hình dạng ống, với một đầu đóng và một đầu mở đã được ren để vặn
kín, phần bên dưới của đầu đã được ren có thể mở rộng hoặc kéo dài tới kích cỡ hoặc hình
dạng mong muốn). Bán sản phẩm chưa có hình dạng cơ bản của mặt hàng đã hoàn chỉnh (ví
dụ thường là những hình ở dạng thanh, đĩa, ống…) không được gọi là “phôi”.

(III) Do phạm vi của các nhóm từ Phần I tới Phần VI, Quy tắc 2(a) thường không áp dụng đối
với hàng hóa thuộc những phần này.

(IV) Một số trường hợp áp dụng Quy tắc 2(a) được nêu tại Chú giải tổng quát của phần hoặc
chương (ví dụ: Phần XVI, và Chương 61, 62, 86, 87 và 90).

CHÚ GIẢI QUY TẮC 2(A):

(Các mặt hàng ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời)

(V) Phần thứ hai của Quy tắc 2(a) quy định rằng hàng hóa hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện ở dạng
chưa lắp ráp hoặc dạng tháo rời được phân loại cùng nhóm với hàng hóa đó đã lắp ráp. Hàng
hóa thường ở dạng này do yêu cầu hoặc sự thuận tiện cho việc đóng gói hoặc vận chuyển.

(VI) Quy tắc này cũng áp dụng với hàng hóa chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện, ở dạng
chưa lắp ráp hoặc tháo rời với điều kiện những mặt hàng này được phân loại như hàng hóa đã
hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện theo phần đầu của Quy tắc này.

(VII) Theo mục đích của Quy tắc này, “hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời” là những
hàng hóa mà bộ phận của chúng sẽ được lắp ráp lại với nhau bằng các dụng cụ lắp ráp (vít,
bu-lông, đai ốc, ê -cu,v.v…), hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại, với điều kiện
những hoạt động này chỉ đơn thuần là lắp ráp.

Không tính đến sự phức tạp của phương pháp lắp ráp. Tuy nhiên, các bộ phận cấu thành
không phải trải qua bất cứ quá trình gia công nào khác để sản phẩm trở thành dạng hoàn
thiện.

Những bộ phận chưa lắp ráp thừa ra về số lượng theo yêu cầu để hoàn thiện một mặt hàng thì
sẽ được phân loại riêng.

(VIII) Những trường hợp áp dụng Qui tắc này được nêu trong các Chú giải tổng quát của
phần hoặc chương (ví dụ: Phần XVI, và Chương 44, 86, 87, và 89).

(IX) Do phạm vi của các nhóm từ Phần I tới Phần VI, Qui tắc này thường không áp dụng đối
với hàng hóa thuộc những phần này.

CHÚ GIẢI QUY TẮC 2(B):

(Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất)
(X) Qui tắc 2(b) liên quan tới hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất, và hàng
hóa bao gồm từ hai nguyên liệu hoặc hai chất trở lên. Những nhóm mà Quy tắc này đề cập tới
là những nhóm liên quan đến một loại nguyên liệu hoặc chất (ví dụ: Nhóm 05.07: ngà voi),
và các nhóm có liên quan đến những hàng hóa được làm từ một nguyên liệu hoặc một chất
nhất định (ví dụ: Nhóm 45.03: các sản phẩm bằng lie tự nhiên). Chú ý rằng Quy tắc này chỉ
áp dụng khi chú giải của nhóm, phần hoặc chương không có bất cứ yêu cầu nào khác (ví dụ:
Nhóm 15.03: dầu mỡ lợn, chưa pha trộn).

Những hỗn hợp ở dạng chế phẩm được mô tả trong chú giải phần hoặc chương hoặc trong nội
dung của nhóm thì phải được phân loại theo Quy tắc 1.

(XI) Quy tắc này mở rộng nhóm liên quan tới một nguyên liệu hoặc một chất cũng bao gồm
hỗn hợp hoặc hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với các nguyên liệu hoặc chất khác. Qui
tắc này cũng mở rộng phạm vi của các nhóm hàng liên quan tới hàng hóa được làm từ một
nguyên liệu hoặc một chất nhất định thì cũng bao gồm hàng hóa được làm một phần từ
nguyên liệu hoặc chất đó.

(XII) Tuy nhiên, Quy tắc này không mở rộng nhóm tới mức để nhóm đó bao gồm cả mặt
hàng không đáp ứng theo yêu cầu tại Qui tắc 1 và mô tả của nhóm; điều này xảy ra khi có
thêm một nguyên liệu hoặc một chất khác làm mất đi đặc tính của hàng hóa đã được đề cập
trong nhóm.

(XIII) Theo Quy tắc này, hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất, và hàng hóa
được cấu thành từ hai nguyên liệu hoặc hai chất trở lên, nếu thoạt nhìn qua có thể phân loại
vào hai hoặc nhiều nhóm khác nhau, thì phải được phân loại theo Qui tắc 3.

Qui tắc 3:

Khi áp dụng Quy tắc 2(b) hoặc vì bất cứ một lý do nào khác, hàng hóa thoạt nhìn có thể phân
loại vào hai hay nhiều nhóm, thì sẽ phân loại như sau:

1. a) Những nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái
quát khi thực hiện việc phân loại hàng hóa. Tuy nhiên, khi hai hay nhiều nhóm mà
mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu hoặc chất chứa trong hàng hóa
là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa trong trường
hợp hàng hóa đó ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi
như thể hiện đặc trưng ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khi một
trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hóa đó.

2. b) Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc những hàng
hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ
để bán lẻ, nếu không phân loại được theo Qui tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu
hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng.

3. c) Khi hàng hóa không thể phân loại theo Qui tắc 3(a) hoặc 3(b) nêu trên thì phân
loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số trong số các nhóm tương đương được
xem xét.

Chú giải Quy tắc 3:


(I) Quy tắc này nêu lên 3 cách phân loại những hàng hóa mà thoạt nhìn có thể xếp vào hai
hay nhiều nhóm khác nhau khi áp dụng Quy tắc 2(b) hoặc trong những trường hợp khác.
Những cách này được áp dụng theo thứ tự được trình bày trong quy tắc. Như vậy, Quy tắc
3(b) chỉ được áp dụng khi không phân loại được theo Quy tắc 3(a), và chỉ áp dụng Quy tắc
3(c) khi không phân loại được theo Quy tắc 3(a) và 3(b). Khi phân loại phải tuân theo thứ tự
như sau: a) nhóm hàng có mô tả cụ thể đặc trưng nhất; b) đặc tính cơ bản; c) nhóm được xếp
cuối cùng theo thứ tự đánh số.

(II) Quy tắc này chỉ được áp dụng khi nội dung các nhóm, chú giải của phần hoặc chương
không có yêu cầu nào khác. Ví dụ: Chú giải 4(b) Chương 97 yêu cầu rằng nếu hàng hóa đồng
thời vừa có trong mô tả của một trong các Nhóm từ 97.01 đến 97.05, vừa đúng như mô tả của
Nhóm 97.06 thì được phân loại vào một trong các nhóm đứng trước Nhóm 97.06. Trong
trường hợp này hàng hóa được phân loại theo Chú giải 4(b) Chương 97 và không tuân theo
Quy tắc 3.

CHÚ GIẢI QUY TẮC 3(A):

(III) Cách phân loại thứ nhất được trình bày trong Quy tắc 3(a): nhóm mô tả cụ thể đặc trưng
nhất được ưu tiên hơn nhóm có mô tả khái quát.

(IV) Không thể đặt ra những quy tắc cứng nhắc để xác định một nhóm hàng này mô tả hàng
hóa một cách đặc trưng hơn một nhóm hàng khác, nhưng có thể nói tổng quát rằng:

1. a) Một nhóm hàng chỉ đích danh một mặt hàng cụ thể thì đặc trưng hơn nhóm
hàng mô tả một họ các mặt hàng.

Ví dụ: Máy cạo râu và tông đơ có lắp động cơ điện được phân vào Nhóm 85.10 mà không
phải trong Nhóm 84.67 là nhóm các dụng cụ cầm tay có lắp động cơ điện hoặc vào Nhóm
85.09 là các thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện.

1. b) Một nhóm nào đó được coi như đặc trưng hơn trong số các nhóm có thể phân
loại cho một mặt hàng nhập khẩu là khi nhóm đó xác định rõ hơn và kèm theo mô
tả mặt hàng cụ thể, đầy đủ hơn các nhóm khác.

Các ví dụ:
Ví dụ 1: Mặt hàng thảm dệt móc và dệt kim được sử dụng trong xe ôtô, tấm thảm này có thể
được phân loại như phụ tùng của xe ô tô thuộc Nhóm 87.08, nhưng trong Nhóm 57.03 chúng
lại được mô tả một cách đặc trưng như những tấm thảm. Do vậy, mặt hàng này được phân
loại vào Nhóm 57.03.
Ví dụ 2: Mặt hàng kính an toàn chưa có khung, làm bằng thủy tinh dai bền và cán mỏng, đã
tạo hình và được sử dụng trên máy bay, không được phân loại vào Nhóm 88.03 như những bộ
phận của hàng hóa thuộc Nhóm 88.01 hoặc 88.02 nhưng lại được phân loại trong Nhóm
70.07 – nơi hàng hóa được mô tả đặc trưng như loại hàng kính an toàn.

(V) Tuy nhiên, khi hai hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần những
nguyên liệu hoặc chất cấu thành sản phẩm hỗn hợp hoặc hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một
phần trong bộ đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm đó được coi là cùng phản ánh tương đương
đặc trưng của những hàng hóa trên, ngay cả khi một trong số các nhóm ấy có mô tả chính xác
hoặc đầy đủ hơn về những hàng hóa đó. Trong trường hợp này, phân loại hàng hóa áp dụng
Quy tắc 3(b) hoặc 3(c).

Ví dụ: Mặt hàng băng tải có một mặt là plastic còn mặt kia là cao su; có thể xếp vào hai
nhóm:

Nhóm 39.26: “Các sản phẩm khác bằng plastic…”

Nhóm 40.10: “Băng chuyền hoặc băng tải…., bằng cao su lưu hóa”

Nếu so sánh hai mô tả này, Nhóm 40.10 thể hiện tính đặc thù hơn Nhóm 39.26, vì Nhóm
40.10 có từ “băng tải” trong Nhóm 39.26 lại không ghi rõ từ “băng tải”, và như vậy có thể
xem xét phân loại sản phẩm trên vào Nhóm 40.10 theo Quy tắc 3(a). Nhưng trong trường hợp
này, không thể quyết định phân loại vào Nhóm 40.10 theo Quy tắc 3(a), vì mô tả của Nhóm
40.10 là sản phẩm bằng cao su, chỉ liên quan đến một phần sản phẩm băng tải nói trên. Như
vậy, theo Quy tắc 3(a) hai Nhóm 39.26 và 40.10 mang tính đặc trưng như nhau, mặc dù
Nhóm 40.10 có mô tả đầy đủ hơn. Do đó, chúng ta không thể quyết định phân loại vào nhóm
nào được, mà chúng ta phải áp dụng Quy tắc 3(b) hoặc 3(c) để phân loại.

CHÚ GIẢI QUY TẮC 3(B):

(VI) Cách phân loại theo Qui tắc 3(b) chỉ nhằm vào các trường hợp:

(i) Sản phẩm hỗn hợp.

(ii) Sản phẩm cấu tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau.

(iii) Sản phẩm cấu tạo từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau.

(iiii) Hàng hóa được đóng gói ở dạng bộ để bán lẻ.

Cách phân loại này chỉ áp dụng nếu không phân loại được theo Qui tắc 3(a).

(VII) Trong tất cả các trường hợp trên, hàng hóa được phân loại theo nguyên liệu hoặc cấu
thành tạo nên tính chất cơ bản của hàng hóa trong chừng mực tiêu chí này được áp dụng.

(VIII) Yếu tố xác định tính chất cơ bản của hàng hóa đa dạng theo các loại hàng hóa khác
nhau. Ví dụ, có thể xác định theo bản chất của nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành, theo
thành phần, kích thước, số lượng, trọng lượng, trị giá, hoặc theo vai trò của nguyên liệu cấu
thành có liên quan đến việc sử dụng hàng hóa.

(IX) Qui tắc 3(b) này được áp dụng cho những mặt hàng được cấu tạo từ những thành phần
khác nhau, không chỉ trong trường hợp những thành phần này gắn kết với nhau thành một tập
hợp không thể tách rời trong thực tế, mà cả khi những thành phần đó để rời nhau, nhưng với
điều kiện những thành phần này thích hợp với nhau và bổ sung cho nhau, tập hợp của chúng
tạo thành một bộ mà thông thường không thể được bán rời.

Có thể kể ra một số ví dụ về loại sản phẩn trên:


Ví dụ 1 – Mặt hàng gạt tàn thuốc gồm một cái giá khung trong đó có một cái cốc có thể tháo
ra lắp vào để đựng tàn thuốc.

Ví dụ 2 – Mặt hàng giá để gia vị dùng trong gia đình gồm có khung được thiết kế đặc biệt
(thường bằng gỗ) và một số lượng thích hợp các lọ gia vị có hình dáng và kích thước phù
hợp.

Thông thường, những thành phần khác nhau của tập hợp hàng hóa trên được đựng trong cùng
bao bì.

(X) Theo Quy tắc 3(b) này, hàng hóa được coi như “ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ” phải
có những điều kiện sau:

a) Phải có ít nhất hai loại hàng khác nhau, mà ngay từ ban đầu thoạt nhìn có thể xếp vào
nhiều nhóm hàng khác nhau. Ví dụ: sáu cái dĩa (nĩa) nấu ăn không thể coi là một bộ theo Qui
tắc này, vì không thể xếp sáu cái dĩa (nĩa) nấu ăn vào hai nhóm hàng;

b) Gồm những sản phẩm hoặc hàng hóa được xếp đặt cùng nhau để đáp ứng một yêu cầu nhất
định hoặc để thực hiện một chức năng xác định; và

c) Được xếp theo cách thích hợp để bán trực tiếp cho người sử dụng mà không cần đóng gói
tiếp (ví dụ: đóng gói trong hộp, tráp, hòm).

Thuật ngữ trên bao trùm những bộ hàng, ví dụ như bộ hàng gồm nhiều thực phẩm khác nhau
nhằm sử dựng để chế biến một món ăn hoặc bữa ăn ngay.

Các ví dụ về bộ hàng có thể được phân loại theo Qui tắc 3(b) như sau:

Ví dụ 1:

a) Bộ thực phẩm bao gồm bánh xăng đuých làm bằng thịt bò, có và không có pho mát (Nhóm
16.02), được đóng gói với khoai tây chiên (Nhóm 20.04): được phân vào Nhóm 02.

b) Bộ thực phẩm dùng để nấu món Spaghetti (mỳ) gồm một hộp mỳ sống, một gói Pho mát
béo và một gói nhỏ sốt cà chua, đựng trong một hộp các- tông.
Spaghetti sống thuộc Nhóm 19.02
Pho mát béo thuộc Nhóm 04.06
Nước sốt cà chua thuộc Nhóm 21.03

Trong trường hợp này Spaghetti sống đem lại cho sản phẩm đặc tính cơ bản. Do đó, sản phẩm
được phân loại như thể chỉ bao gồm Spaghetti sống thuộc Nhóm 19.02.

Tuy nhiên Quy tắc này không bao gồm bộ hàng gồm nhiều sản phẩm được đóng cùng nhau,
ví dụ:

– Một thùng đồ hộp gồm: 01 hộp tôm (Nhóm 16.05), 01 hộp patê gan (Nhóm 16.02), 01 hộp
pho mát (Nhóm 04.06), 01 hộp thịt xông khói (Nhóm 16.02) và 01 hộp xúc xích cocktail
(Nhóm 16.01); hoặc
– Một hộp gồm: 01 chai rượu mạnh (Nhóm 22.08) và 01 chai rượu vang (Nhóm 22.04).

Trường hợp 2 ví dụ nêu trên và các bộ hàng hóa tương tự, mỗi mặt hàng sẽ được phân loại
riêng biệt vào nhóm phù hợp với chính mặt hàng đó.

Ví dụ 2: Bộ đồ làm đầu gồm: một tông đơ điện, một cái lược, một cái kéo, một bàn chải, một
khăn mặt, đựng trong một cái túi bằng da.
Tông đơ điện thuộc Nhóm 85.10
Lược thuộc Nhóm 96.15
Kéo thuộc Nhóm 82.13
Bàn chải thuộc Nhóm 96.03
Khăn mặt thuộc Nhóm 63.02
Túi bằng da thuộc Nhóm 42.02

Trong ví dụ này, tông đơ điện đem lại cho sản phẩm đặc tính cơ bản của bộ đồ làm đầu. Do
vậy, sản phẩm được phân loại vào Nhóm 85.10.

Ví dụ 3: Bộ dụng cụ vẽ gồm: một thước, một vòng tính, một compa, một bút chì và cái vót
bút chì, đựng trong túi nhựa.
Thước thuộc Nhóm 90.17
Vòng tính thuộc Nhóm 90.17
Compa thuộc Nhóm 90.17
Bút chì thuộc Nhóm 96.09
Vót bút chì thuộc Nhóm 82.14
Túi nhựa thuộc Nhóm 42.02.

Trong bộ sản phẩm trên, thước, vòng, compa tạo nên đặc tính cơ bản của bộ dụng cụ vẽ. Do
vậy, bộ dụng cụ vẽ được phân loại vào Nhóm 90.17.

Đối với các sản phẩm không thỏa mãn các điều kiện qui định tại Phần X của chú giải Qui tắc
3(b), không được coi như đóng bộ để bán lẻ thì mỗi mặt hàng của sản phẩm sẽ được phân loại
riêng biệt, vào nhóm phù hợp nhất với nó.

(XI) Quy tắc này không được áp dụng cho những hàng hóa bao gồm những thành phẩm được
đóng gói riêng biệt và có hoặc không được xếp cùng với nhau trong một bao chung với một
tỷ lệ cố định cho sản xuất công nghiệp, ví dụ như sản xuất đồ uống.

CHÚ GIẢI QUY TẮC 3(C):


(XII) Khi không áp dụng được Qui tắc 3(a) hoặc 3(b), hàng hóa sẽ được phân loại theo Qui
tắc 3(c). Theo Qui tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong
số các nhóm cùng được xem xét để phân loại.

Ví dụ: Trở lại ví dụ Băng tải một mặt là plastic còn một mặt là cao su nêu tại Qui tắc 3(a).
Xét thấy mặt hàng này không thể quyết định phân loại vào Nhóm 40.10 hay Nhóm 39.26 theo
Qui tắc 3(a), và cũng không thể phân loại mặt hàng này theo Qui tắc 3(b). Vì vậy, mặt hàng
sẽ được phân loại vào Qui tắc 3(c), tức là “phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số
các nhóm cùng được xem xét”. Theo Qui tắc này, mặt hàng trên sẽ được phân loại vào Nhóm
40.10.

Qui tắc 4: Hàng hóa giống nhất

Hàng hóa không thể phân loại theo đúng các quy tắc trên đây thì được phân loại vào nhóm
phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.

Chú giải Quy tắc 4:

(I) Quy tắc này đề cập đến hàng hóa không thể phân loại theo Quy tắc 1 đến Quy tắc 3. Quy
tắc này quy định rằng những hàng hóa trên được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng
hóa giống chúng nhất.

(II) Cách phân loại theo Quy tắc 4 đòi hỏi việc so sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa
tương tự đã được phân loại để xác định hàng hóa giống chúng nhất. Những hàng hóa định
phân loại sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.

(III) Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố, ví dụ như mô tả, đặc điểm, tính chất,
mục đích sử dụng của hàng hóa.

Quy tắc 5: Bao bì

Những quy định sau được áp dụng cho những hàng hóa dưới đây.

1. a) Bao đựng máy ảnh, máy quay phim, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đựng dụng
cụ vẽ, hộp tư trang và các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc
biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và
đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này. Tuy
nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi
trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.

2. b) Ngoài Qui tắc 5(a) nêu trên, bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng
hóa đó khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng hóa đó. Tuy nhiên, nguyên
tắc này không áp dụng đối với các loại bao bì mà rõ ràng là phù hợp để dùng lặp lại.

CHÚ GIẢI QUY TẮC 5(A):

(Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự)

(I) Quy tắc này chỉ để áp dụng cho các bao bì ở các dạng sau:

1. Thích hợp riêng hoặc có hình dạng đặc biệt để đựng một loại hàng hoặc bộ hàng xác
định, tức là bao bì được thiết kế đặc thù để chứa các hàng hóa đó, một số loại bao bì
có thể có hình dáng của hàng hóa mà nó chứa đựng;

2. Có thể sử dụng lâu dài, tức là chúng được thiết kế để có độ bền dùng cùng với hàng
hóa ở trong. Những bao bì này cũng để bảo quản hàng hóa khi chưa sử dụng (ví dụ:
trong quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ). Đặc tính này cho phép phân biệt chúng với
những loại bao bì đơn giản;

3. Được trình bày với hàng hóa chứa đựng trong chúng, các hàng hóa này có thể được
đóng gói riêng hoặc không để thuận tiện cho việc vận chuyển. Trường hợp bao bì
được trình bày riêng lẻ được phân loại theo nhóm thích hợp với chúng.

4. Là loại bao bì thường được bán với hàng hóa chứa đựng trong nó; và

5. Không mang tính chất cơ bản của bộ hàng

(II) Những ví dụ về bao bì đi kèm với hàng hóa và áp dụng Qui tắc này để phân loại:

1.Hộp trang sức (Nhóm 71.13);

2. Bao đựng máy cạo râu bằng điện (Nhóm 85.10);


3. Bao ống nhòm, hộp kính viễn vọng (Nhóm 90.05);

4. Hộp, bao và túi đựng nhạc cụ (Nhóm 92.02);

5. Bao súng (Nhóm 93.03).

(III) Những ví dụ về bao bì không áp dụng Quy tắc này, có thể kể như: hộp đựng chè bằng
bạc hoặc cốc gốm trang trí đựng đồ ngọt.

CHÚ GIẢI QUY TẮC 5(B):

(Bao bì)

(IV) Quy tắc này quy định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng
hàng hóa. Tuy nhiên, Qui tắc này không áp dụng cho bao bì có thể dùng lặp lại, ví dụ trong
trường hợp thùng kim loại hoặc bình sắt, thép đựng khí đốt dạng nén hoặc lỏng.

(V) Quy tắc này liên quan trực tiếp đến Quy tắc 5(a). Bởi vậy, việc phân loại những bao, túi
và bao bì tương tự thuộc loại đã nêu tại Quy tắc 5(a) phải áp dụng đúng theo Quy tắc 5(a).

Quy tắc 6:

Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm
phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, các chú giải phân nhóm có
liên quan, và các qui tắc trên với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp, trong điều kiện là
chỉ có những phân nhóm cùng cấp độ mới so sánh được. Theo Quy tắc này thì các chú giải
phần và chương có liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm
có những yêu cầu khác.

Chú giải Quy tắc 6:

(I) Với những sửa đổi chi tiết cho thích hợp, các Quy tắc từ 1 đến 5 điều chỉnh việc phân loại
ở cấp độ phân nhóm trong cùng một nhóm.

(II) Theo Quy tắc 6, những cụm từ dưới đây có các nghĩa được quy định như sau:

1. a) “Các phân nhóm cùng cấp độ”: phân nhóm một gạch (cấp độ 1) hoặc phân nhóm
hai gạch (cấp độ hai).

Do đó, khi xem xét tính phù hợp của hai hay nhiều phân nhóm một gạch trong một phân
nhóm theo Qui tắc 3(a), tính mô tả đặc trưng hoặc giống hàng hóa cần phân loại nhất chỉ
được đánh giá trên cơ sở nội dung của các phân nhóm một gạch có liên quan. Khi đã xác định
được phân nhóm một gạch đó có mô tả đặc trưng nhất thì phân nhóm một gạch đó được chọn.
Khi các phân nhóm một gạch được phân chia tiếp thì phải xem xét nội dung của các phân
nhóm hai gạch để xác định lựa chọn phân nhóm hai gạch phù hợp nhất cho hàng hóa cần
phân loại.
1. b) “Trừ khi nội dung của phân nhóm có yêu cầu khác”, có nghĩa là: trừ khi những chú
giải của phần hoặc chương có nội dung không phù hợp với nội dung của phân nhóm
hàng hoặc chú giải phân nhóm.

Ví dụ: Tại Chương 71, định nghĩa về “bạch kim” nêu trong Chú giải 4(b) cùng chương này
khác với Chú giải phân nhóm 2 của chương này, cụ thể:

+ Chú giải 4(b) Chương 71: khái niệm bạch kim có nghĩa là Platin (Pt), Iridi (Ir), Osimi (Os),
Paladi (Pd), Rodi (Rh) và Rutheri (Ru).

+ Chú giải phân nhóm 2 Chương 71: “mặc dù đã qui định trong Chú giải 4(b) của chương
này, nhưng theo các Phân nhóm 7110.11 và 7110.19, khái niệm bạch kim không bao gồm
Iridi (Ir), Osimi (Os), Paladi (Pd), Rodi (Rh) và Rutheri (Ru).”

Do vậy, để giải thích các Phân nhóm 7110.11 hoặc 7110.19, Chú giải phân nhóm 2 sẽ được
áp dụng còn Chú giải 4(b) của chương không được áp dụng.

(III) Phạm vi của phân nhóm cấp 2 không vượt quá phạm vi của phân nhóm cấp 1 mà nó trực
thuộc; và phạm vi của phân nhóm cấp 1 không vượt quá phạm vi của nhóm mà phân nhóm
cấp 1 trực thuộc.

Câu 2: 6 phương pháp xác định trị giá hải quan


1.Phương pháp trị giá giao dịch
Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau
khi đã được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người
mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa
nhập khẩu.
Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ
và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau.
● Điều kiện áp dụng: Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
– Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu. Trừ các hạn
chế dưới đây:
+ Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định
+ Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa.
+ Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa. Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố
có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hóa nhập khẩu. Nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực
thanh toán cho hàng hóa đó.
+ Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì
chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan.
Trường hợp việc mua bán hàng hóa hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc vào một hay một số điều kiện.
Nhưng người mua có tài liệu khách quan để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó.
Thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này. Khi xác định trị giá hải quan phải cộng khoản tiền được
giảm do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.
– Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu. Người mua không phải trả thêm
bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại.
Trừ các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng
hàng hóa nhập khẩu được chuyển trực tiếp hay gián tiếp cho người bán dưới mọi hình thức.
– Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt. Hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó
không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
2. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt
Hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa giống nhau về mọi phương diện, kể cả đặc điểm vật
lý, chất lượng và danh tiếng; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản
xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều kiện áp dụng:
+ Lô hàng nhập khẩu giống hệt được xuất khẩu đến Việt Nam cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày
trước hoặc sau vào ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
+ Lô hàng nhập khẩu giống hệt có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ, có cùng số lượng lô hàng
đang được xác định trị giá tính thuế;
+ Lô hàng nhập khẩu giống hệt có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển như lô hàng
đang được xác định trị giá tính thuế;

3.Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự
“Hàng hóa nhập khẩu tương tự” là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện
nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các nguyên, vật liệu giống nhau; có cùng chức
năng và có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng
một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào
Việt Nam.
Điều kiện áp dụng:
+ Lô hàng nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày
trước hoặc sau vào ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
+ Lô hàng nhập khẩu tương tự có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ, có cùng số lượng lô hàng đang
được xác định trị giá tính thuế;
+ Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển như lô hàng đang
được xác định trị giá tính thuế;

4.Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ
Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vào giá bán của hàng hóa nhập khẩu trên thị trường Việt Nam trừ
đi các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu.
Các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm:
- Trường hợp người nhập khẩu mua hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn, các khoản được
khấu trừ gồm:
+ Các chi phí về vận tải và chi phí mua bảo hiểm cho hàng hóa khi tiêu thụ trên thị trường nội địa;
+ Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước khi nhập khẩu và bán hàng nhập
khẩu;
+ Chi phí quản lý chung liên quan đến việc bán hàng nhập khẩu;
+ Lợi nhuận bán hàng sau khi nhập khẩu.
- Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì chi phí được trừ
là hoa hồng bán hàng.
Hàng hóa nhập khẩu qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước thì cũng được xác định trị giá
tính thuế theo nguyên tắc này và trừ đi các chi phí gia công, chế biến làm tăng thêm trị giá hàng hóa.
Giá hàng hóa nhập khẩu được xác định theo nguyên tắc:
Giá bán hàng hóa nhập khẩu là giá bán thực tế, nếu không có giá bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu
cần xác định trị giá tính thuế thì lấy giá bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay hàng hóa
nhập khẩu tương tự còn nguyên trạng như khi nhập khẩu được bán trên thị trường trong nước để xác
định giá bán thực tế;
Người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không có mối quan hệ đặc biệt;
Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá;
Hàng hóa được bán ra vào ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không chậm quá 90 ngày sau
ngày nhập khẩu lô hàng đó.

5.Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp quy
định trên thì trị giá tính thuế là trị giá tính toán.
Trị giá tính toán được xác định bao gồm các khoản sau:
- Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công
khác của việc sản xuất hàng nhập khẩu;
- Chi phí, lợi nhuận để bán hàng nhập khẩu,
- Chi phí điều chỉnh cộng thêm gồm:
+ Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng để vận chuyển hàng đến cửa khẩu nhập;
+ Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập;
Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất cung cấp và phù hợp với các
nguyên tắc kế toán của nước sản xuất hàng hóa.

6.Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế
Phương pháp suy luận là áp dụng tuần tự, linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng
ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế, với điều kiện việc áp dụng phải dựa vào các tài
liệu, số liệu, thông tin có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế.

Câu 3: (back to back C/o , C/o hóa đơn nước thứ 3, C/o form D (ATIGA,CEPT) C/o form
E (ACFTA),.... Cái này câu 9 có rồi. T bổ sung lý thuyết vào câu 9 nhé!
*C/O giáp lưng (back to back C/O):
- Khái niệm: là một loại C/O được cấp bởi các cơ quan cấp trong nước Hiệp định thương mại
tự do(FTA) trung gian nhằm tái xuất khẩu hàng hóa. C/O giáp lưng sẽ được cấp dựa trên C/O
ưu đãi được cấp bởi nước xuất khẩu đầu tiên.
- Theo chức năng của C/O giáp lưng thì hàng hóa vận chuyển từ nước xuất khẩu ban đầu đến
nước nhập khẩu qua một nước trung gian nhưng sẽ không mất đi xuất xứ của hàng hóa. =>
C/O giáp lưng được cấp bởi một nước trung gian nơi hàng hóa được vận chuyển qua nước đó,
dựa trên C/O ban đầu (do nước xuất khẩu đầu tiên cấp). Từ đó có thể thấy C/O giáp lưng chỉ
xuất hiện khi có giao dịch của ít nhất 3 nước thành viên có trong hiệp định
- VD: Công ty nhập khẩu ở Việt Nam kí hợp đồng mua hàng với công ty Singapore chi tiết
như sau: Hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc vận chuyển qua Singapore, hàng được vận
chuyển từ Cảng Singapore về Việt Nam;=> Trường hợp này DN cung cấp C/O mẫu E giáp
lưng hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Singapore phát hành thì được hưởng thuế suất ưu
đãi đặc biệt. Tại ô số 13 trên C/O, đánh dấu vào “Back to Back” hoặc“Movement Certificate.
*C/O có kèm hóa đơn nước thứ 3:
- Khái niệm: Hóa đơn nước thứ 3 đề cập đến sự thỏa thuận trong đó có 1 hóa đơn đi kèm
với C/O được sử dụng để thông quan hàng hóa tại nước NK, không được cấp bởi nước
XK mà từ 1 quốc gia khác, không nhất thiết phải là một bên trong cùng FTA.
- Vd; Công ty nhập khẩu ở Việt Nam kí hợp đồng mua hàng với công ty Singapore chi tiết
như sau: Hàng hóa được sản xuất tại Australia vận chuyển thẳng từ Australia về Việt
Nam, hóa đơn thương mại do công ty Singapore Phát hành;=> Trường hợp này DN cung
cấp C/O mẫu AANZ hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Singapore phát hành,tại ô số
13 trên C/O, đánh dấu vào “Third party invoicing” hoặc “Third country invoicing".=> Ô
số 10 ghi số hóa đơn thương mại của công ty Singapore phát hành Mẫu C/O form E ba
bên do công ty XK ở VN cấp cho người nhập khẩu ở Indonesia, phát hành hóa đơn cho
công ty trung gian ở Singapore.
*Phân biệt C/O giáp lưng và C/O hóa đơn nước t3:
-Giống nhau:
+ Các giao dịch phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu sẽ có sự tham gia của ba bên
và đặt trụ sở tại 3 nước khác nhau.
+ Một công ty đặt trụ sở tại một nước thứ 3 sẽ là đơn vị phát hành hóa đơn thương mại.
+ Cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu đặt trụ sở tại các nước tham gia trong cùng một
hiệp định thương mại.
- Khác nhau:
+ Đối với C/O giáp lưng thì hàng hóa phải được chuyển đến nước thứ 3 trung gian.
+ Đối với C/O 3 bên thì hàng hóa sẽ được chuyển thẳng từ nước sản xuất đến nước nhập
khẩu. Ví dụ một công ty ở Singapore mua hàng hóa từ một đơn vị sản xuất tại Trung
Quốc rồi sau đó lại cho một đơn vị nhập khẩu tại Việt Nam. Lúc này hàng hóa sẽ được
chuyển trực tiếp từ Trung Quốc sang Việt Nam
*C/O bị mất thất lạc, hư hỏng:
Trong trường hợp C/O bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng người đề nghị cấp c/o muốn đề nghị cấp
lại thì phải có đơn đề nghị gửi cho tổ chức cấp ℅, bản c/o các loại này sẽ lấy số và ngày của
c/o cũ và đóng dấu” certified true copy” .Bản cấp lại này phải được cấp không quá 1 năm kể
từ ngày bản gốc c/o thời hạn cấp lại không quá 3 ngày kể từ ngày tổ chức cấp siêu nhận được
đơn đề nghị cấp lại ℅.
*C/O hồi tố: Nhiều trường hợp khi hàng hóa được xuất khẩu mà không có C/O ưu đãi nhà
xuất khẩu vẫn có thể đăng ký C/O ưu đãi sau ngày giao hàng với điều kiện là trong thời hạn
hiệu lực được phép của FTA. Trong trường hợp như vậy, ô cấp phát lại/hồi tố của C/O ưu đãi
sẽ được đánh dấu với điều kiện ngày phát hành của co ưu đãi là nhiều hơn 3 ngày kể từ ngày
kh* *Về nguyên tắc, một C/O được coi là hợp lệ là phải được cấp trước thời điểm giao hàng
hoặc không chậm hơn ba (03) ngày, lấy ngày giao hàng làm mốc tính.(ngày ON BOARD
NHÉ ) Trong trường hợp ngoại lệ, nếu C/O không được cấp trước thời điểm giao hàng hoặc
không chậm hơn ba (03) ngày, lấy ngày giao hàng làm mốc tính theo đề nghị của người xuất
khẩu, C/O sẽ được cấp sau trong vòng mười hai (12) tháng, lấy ngày giao hàng làm mốc tính
và phải tick vào nội dung “Issued Retroactively” Điều 1 Thông tư 37/2011/TT-BCT ngày
10/10/2011. (quy định vậy đó)
ởi hành của hàng hóa.

Câu 4: Hóa đơn thương mại HT


Khái niệm: Hóa đơn thương mại là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người
mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán
cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể.
Vai trò: Hóa đơn thương mại có 3 chức năng chính bao gồm: chứng năng thanh toán, khai giá hải quan,
tính số tiền bảo hiểm.
- Chức năng thành toán: Mục đích chủ yếu của hóa đơn thương mại là để thanh toán. Nó như một
chứng từ hợp pháp để người bán đòi tiền người mua. Vì vậy, trên đó sẽ ghi rất chi tiết các nội dung liên
quan đến tiền như tổng giá bằng số và chữ, giá của từng mặt hàng, đơn vị, loại tiền… và có đầy đủ dấu,
chữ ký để chắc chắn các nghĩa vụ thanh toán.
- Khai giá hải quan: Giá ở trên hóa đơn thương mại là cơ sở để tính thuế xuất nhập khẩu. Và các
thông tin như số hóa đơn, ngày phát hành hoặc đơn dùng để khai báo tờ khai điện tử.
- Tính đến số tiền bảo hiểm: Cũng như trên, giá trên hóa đơn thương mại được dùng làm cơ sở để
tính số tiền bảo hiểm.
Lưu ý: Invoice không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, ngoại trừ khi nó có chứng từ đính kèm về việc
chứng minh thanh toán hàng hóa của nhà nhập khẩu (người mua).
Số lượng bản sao của hóa đơn (cả bản chính và bản sao) cần thiết để giao hàng, phải được người nhập
khẩu đồng ý. Thông thường, hóa đơn thương mại được phát hành 1 bản gốc và 2 bản sao. Mặc dù
thường pháp luật ở các nước khác nhau không hạn chế số lượng bản chính. Nó thực sự cần thiết trong
quy trình nhập khẩu để khai báo hải quan theo yêu cầu của người mua.
Nội dung: Nội dung cần có của một hóa đơn thương mại bao gồm:
- Người mua (Buyer/Importer): Gồm các thông tin cơ bản như tên công ty, địa chỉ, email, số điện thoại,
fax, người đại diện, tùy theo điều kiện thanh toán sẽ bao gồm cả thông tin tài khoản ngân hàng của
người nhập khẩu
- Người bán (Seller/Exporter): Thông tin tương tự người mua
- Số Invoice: là tên viết tắt hợp lệ do phía xuất khẩu quy định
- Ngày Invoice: Theo thông lệ hoạt động thương mại quốc tế, thường thì invoice
được lập sau khi hợp đồng được các bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày trên vận đơn –
Bill of Lading tức ngày giao hàng cho đơn vị vận chuyển) để cho phù hợp với bộ chứng từ xuất khẩu
- Phương thức thanh toán (Terms of Payment): có thể điểm tên một số phương thức phổ biến như:
Thanh toán chuyển tiền T/T, Thanh toán thư tín dụng chứng từ L/C và thanh toán nhờ thu chứng từ D/A,
D/P.
- Mô tả chi tiết sản phẩm: tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng hay chất lượng, và mã hiệu, số hiệu
và ký hiệu của hàng hóa khi lưu thông trên thị trường nội địa nước xuất khẩu, cùng với số mã hiệu bao
gói hàng hóa.
- Số lượng tính theo trọng lượng hoặc kích thước của nước giao hàng hoặc của Hoa Kỳ.
- Giá của từng mặt hàng.
- Tổng tiền (Amount): Tổng trị giá của hóa đơn, thường được ghi bằng cả số và chữ,
cùng với mệnh giá đồng tiền thanh toán.
- Loại tiền.
- Các chi phí liên quan ghi rõ từng khoản (nếu có) như: cước phí vận tải quốc tế, phí bảo hiểm, hoa
hồng, chi phí bao bì, chi phí côngtenơ, chi phí đóng gói, và tất cả các chi phí và phí tổn khác (nếu chưa
nằm trong các khoản trên) liên quan đến việc đưa hàng từ dọc mạn tàu tại cảng xuất khẩu đến dọc mạn
tàu (FAS) tại cảng đến ở Hoa Kỳ. Chi phí đóng gói, bao bì, côngtenơ và cước phí vận tải nội địa đến
cảng xuất khẩu không phải liệt kê nếu như đã nằm trong giá hóa đơn và được chú thích như vậy.
- Hóa đơn thương mại phải thể hiện rõ có sự “hỗ trợ” của người mua cho việc sản xuất hàng hóa hay
không. Nếu có thì phải ghi rõ giá trị (nếu biết) và tên nhà cung cấp. Sự hỗ trợ đó được miễn phí hay trên
cơ sở thuê mướn hay phải trả tiền riêng? Nếu phải trả tiền riêng thì gửi kèm hóa đơn. “Hỗ trợ” bao gồm
như khuôn đúc, khuôn ép, dụng cụ sản xuất, trống in, chế bản, sơ đồ, bản thiết kế, hỗ trợ tài chính
Phân loại:
● Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): Là loại chng từ có hình thc như hóa đơn, nhưng không
dùng để thanh toán như hóa đơn thương mại.
● Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice): Là hóa đơn dùng để thanh toán bước đầu giữ người
bán và người mua trong khi chờ đợi thanh toán cuối cùng. Hóa đơn tạm thời được lập khi
người bán chưa rõ một hoặc một số chi tiết chính thc cho việc thanh toán cuối cùng như: giá
cả, số lượng, khối lượng, phẩm chất hàng hóa
● Hóa đơn chính thc (Final Invoice): Là hóa đơn xác định tổng giá trị cuối cùng của lô hàng và là
cơ sở thanh toán dt khoát tiền hàng.
● Hóa đơn chi tiết: Là hóa đơn dùng để mô tả chi tiết hàng hóa trong trường hợp mặt hàng đa
dạng, nhiều chủng loại. Trong hóa đơn chi tiết, giá cả được chi tiết hóa theo từng chủng loại
hàng hóa căn c vào sự thỏa thuận quy định trong hợp đồng hay trong L/C.
● Hóa đơn xác nhận (Certified Invoice): Là hóa đơn có chữ ký của phòng thương mại và công
nghiệp, xác nhận về xuất x của hàng hóa. Nhiều khi hóa đơn này được dùng như một chng từ
kiêm cả chc năng hóa đơn lẫn chc năng giấy chng nhận xuất x.
● Hóa đơn tập trung (Neutral Invoice): Trong phương thc buôn bán thông qua trung gian hoặc
tạm nhập tái xuất hoặc chuyển khẩu. Người bán hàng thực tế không muốn đng tên trên hóa
đơn. Do đó, họ sử dụng hóa đơn do một người khác ký phát ch không phải là người bán hàng
thực tế.
● Hóa đơn lãnh sự (Consular Invoice): Là hóa đơn xác nhận của lãnh sự nước ngoài mua đang
làm việc ở nước người bán. Hóa đơn lãnh sự có tác dụng thay thế cho giấy chng nhận xuất x.
● Hóa đơn hải quan (Custom’s Invoice): Là hóa đơn tính toán trị giá hàng hóa giá tính theo thuế
của hải quan và tính các khoản lệ phí của hải quan.

Phân biệt Hóa đơn thương mại và Phiếu đóng gói hàng
Hai loại chứng từ trên thường nhìn gần giống nhau (vì thường được tạo ra từ 1 mẫu), và có nhiều thông
tin trùng nhau, nhưng có chức năng khác nhau nên cần những dữ liệu đặc thù riêng. Hóa đơn thương
mại là chứng từ thiên về chức năng thanh toán, trên đó quan trọng thể hiện hàng hóa bao nhiêu tiền.
Còn phiếu đóng gói lại cần thể hiện hàng hóa được đóng gói như thế nào, bao nhiêu kiện, trọng lượng
và thể tích bao nhiêu…

Câu 5: Vận đơn đường biển


1. Khái niệm:
- Vận đơn đường biển (viết tắt là B/L - Bill of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường
biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã
nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có
quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.
- Là chứng từ rất quan trọng, về nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng
với người nhận hàng. Nó như là một bằng chứng về giao dịch hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng
chuyên chở.

2. Chức năng
- Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở, là bằng chứng chứng minh
cho số lượng, khối lượng, tình trạng của bên hàng hoá đã được giao.
- Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường
biển (Contract of Carriage). Mặc dù bản thân vận đơn đường biển không phải là một
hợp đồng vận tải , vì nó chỉ có chữ ký của một bên nhưng vận đơn có giá trị như một
hợp đồng vận tải đường biển. Nó không những điều chỉnh mối quan hệ giữa người
chuyên chở và người nhận hàng hoặc người cầm vận đơn. Nội dung của vận đơn
không chỉ được thể hiện bằng những điều khoản trên đó mà còn bị chi phối bởi các
công ước quốc tế về vận đơn và vận tải đường biển.
- Là một chứng từ sở hữu hàng hóa (Document of Title), quy định hàng hóa
sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển
nhượng B/L. Ai có vận đơn trong tay ,người đó có quyền sở hữu hàng hoá ghi trên đó.
Do có tính chất sở hữu nên vận đơn là chứng từ lưu thông được (Negotiable). Người
ta có thể mua bán , chuyển nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn bằng cách mua bán,
chuyển nhượng vận đơn.

3. Phân loại vận đơn


● Căn cứ vào tình trạng xếp dỡ, có hai loại: vận đơn đã xếp hàng và vận đơn nhận để xếp
- Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on Board B/L) là vận đơn do người chuyên chở
hoặc đại diện người chuyên chở cấp khi hàng hóa đã xếp lên tàu. Đây là loại vận
đơn được dùng bổ biến, vì người mua khi yêu cầu xuất trình bộ chứng từ để thanh
toán tiền hàng thường yêu cầu xuất trình vận đơn đã xếp hàng, tức hàng hóa đã
thực sự được xếp lên tàu. Đây là tiêu chí để ngân hàng chấp nhận thanh toán.
- Vận đơn nhận để xếp (Received for Shipment B/L) là vận đơn phát hành sau khi
người chuyên chở nhận hàng và cam kết sẽ chuyên chở hàng hóa bằng chính con
tàu ghi trên vận đơn. Loại vận đơn này có thể bị Ngân hàng từ chối thanh toán, trừ
phi tư tín dụng (L/C) quy định cho phép.
Khi hàng đã thực sự được xếp lên tàu, người gửi hàng có thể đề nghị người chuyên chở
đóng dấu hoặc ghi thêm chữ “đã xếp” để biến thành vận đơn đã xếp hàng
● Căn cứ vào khả năng lưu thông, có ba loại: vận đơn theo lệnh, vận đơn đích danh và vận
đơn vô danh
- Vận đơn theo lệnh (Order B/L) là vận đơn trên đó không ghi rõ tên, địa chỉ của
người nhận hàng mà ghi theo lệnh của ai đó. Trên vận đơn theo lệnh có thể ghi rõ
theo lệnh của người gửi hàng, của người nhận hàng, của Ngân hàng. Nếu không
ghi rõ theo lệnh của ai thì hiểu là theo lệnh của người gửi hàng. Vận đơn theo lệnh
có đặc điểm là có thể chuyển nhượng được cho người khác bằng phương pháp ký
hậu thông thường (Endorsement).
- Vận đơn đích danh (Straight B/L) là vận đơn mà trên đó có ghi rõ tên, địa chỉ của
người nhận hàng. Chỉ người có tên ghi trên vận đơn mới nhận được hàng. Loại
vận đơn này không thể chuyển nhượng được theo tập quán thông thường (bằng
cách ký hậu hoặc mua bán trao tay).
- Vận đơn vô danh (Vận đơn xuất trình/vận đơn cho người cầm – To bearer B/L) là vận
đơn trên đó không ghi tên và địa chỉ người nhận hàng và cũng không ghi theo lệnh
của ai. Thuyền trưởng sẽ giao hàng cho người nào cầm vận đơn (B/L holder) và
xuất trình cho họ. Vận đơn này được chuyển nhượng bằng cách trao tay vì bất kỳ ai
cầm vận đơn đều có thể nhận được hàng. Vận đơn này tính rủi ro rất cao, vì vậy, ít
được sử dụng.
● Căn cứ vào phê chú trên vận đơn, có hai loại: vận đơn sạch và vận đơn không sạch
- Vận đơn sạch hay hoàn hảo (Clean B/L): là loại vận đơn không có phê chú xấu
của thuyền trưởng về hàng hóa cũng như tình trạng của hàng hóa lúc giao. Vận
đơn hoàn hảo là vận đơn mà trên đó không có những điều khoản nói rõ ràng rằng
hàng hóa hoặc bao bì có khuyết tật. Hay nói một cách khách, trên vận đơn không
có những ghi chú, những nhật xét xấu hoặc những bảo lưu về tình trạng bên ngoài
của hàng hóa.
Ví dụ: Những điều khi chung chung như: “người gửi hàng xếp, và đếm, niêm phong và kẹp chỉ”, “không
biết về số lượng, phẩm chất, nội dung bên trong”, “bao bì dùng lại, thùng cũ”; “nghe nói cân được …”;
“bao bì có thể không phù hợp với hàng hóa chuyên chở”… không làm mất tính hoàn hảo của vận đơn.
Một vận đơn mà người chuyên chở hay đại diện của họ không ghi chú gì thì cũng coi là vận đơn hoàn
hảo.
- Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L – Faul B/L – Claused B/L) là vận đơn trên
đó có phê chú xấu của thuyền trưởng về hàng cũng như tình trạng hàng hóa lúc giao.
Ví dụ: vận đơn bị Thuyền trưởng ghi chú: ký mã hiệu không rõ, một số bao bì bị rách, một số
kiện hàng bị bẹp; thùng chảy, nhiều hòm carton bị ướt; bao bì không phù hợp với hàng hóa; 950 kiện x
1000 kg (trong khi thực tế hợp đồng ghi 1000 kiện x 1000 kg) …
Vận đơn không hoàn hảo không được ngân hàng chấp nhận để thanh toán tiền hàng.
● Căn cứ vào hành trình vận chuyển, có ba loại: vận đơn đi thẳng, vận đơn chở suốt và vận đơn
đa phương thức
- Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) là vận đơn được phát hành khi hành trình của hàng
hóa không có chuyển tải dọc đường (Trong trường hợp hàng hóa được chuyên
chở từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng bằng một con tàu)
- Vận đơn chở suốt (Through B/L) là vận đơn được phát hành khi hàng hóa có
chuyển tải ở cảng dọc đường. Vận đơn chở suốt có các đặc điểm: có điều khoản
cho phép chuyển tải, có ghi rõ cảng đi, cảng đến, cảng (có thể cả tên tàu) chuyển
tải. Người cấp vận đơn chở suốt phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt
hành trình đường biển từ cảng đi cho đến cảng đích, kể cả trên chặng đường do
người chuyên chở khác thực hiện.
- Vận đơn (chứng từ) đa phương thức (vận tải liên hợp) (Multimodal transport B/L
– Combined Transport B/L) là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa
được chuyên chở từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều phương thức vận tải
khác nhau. Trên vận đơn này thường ghi rõ nơi nhận hàng để chở và nơi giao
hàng. Người cấp B/L này phải là người chuyên chở hoặc MTO. Phải ghi rõ việc
được phép chuyển tải, các phương thức vận tải tham gia và nơi chuyển tải. Người
cấp vận đơn này phải chịu trách nhiệm về hàng hóa từ nơi nhận hàng để chở (có
thể nằm sâu trong nội địa) đến nơi giao hàng (có thể nằm sâu trong nội địa của
nước đến). Người phát hành có thể là chủ tàu biển, chủ của một trong những
phương tiện vận chuyển hoặc là người giao nhận.

● Căn cứ phương thức thuê tàu, có 2 loại: vận đơn tàu chợ và vận đơn theo hợp đồng thuê tàu
- Vận đơn tàu chợ (Liner B/L) là vận đơn được phát hành khi gửi hàng bằng tàu chợ
- Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (B/L to charter party) (B/L to be used with
charter party) có nội dung đơn giản hơn. Nếu người nhận hàng là người ký hợp
đồng thuê tàu, khi nhận hàng, có xảy ra tranh chấp với người chuyên chở, sẽ dùng
hợp đồng. Nếu nhận không không phải ký hợp đồng thuê tàu, nếu có tranh chấp
với người chuyên chở, sẽ dùng B/L. Vì vậy, người nhận hàng nên lưu ý ràng buộc
người chuyên chở bằng những điều kiện nhất định: chất lượng tàu, tuổi tàu …
Trường hợp vận đơn đã chuyển nhượng: người nhận hàng thấy có tranh chấp với
người chuyên chở thì vẫn dùng vận đơn làm cơ sở giải quyết.
● Căn cứ giá trị sử dụng, có vận đơn gốc và vận đơn copy
- Vận đơn gốc (Original B/L) là vận đơn trên đó có in hoặc đóng dấu chữ Original.
Vận đơn gốc là vận đơn rất có giá trị, có thể dùng để nhận hàng, thanh toán tiền
hàng, mua bán, chuyển nhượng. Phát hành bộ vận đơn gốc gồm bao nhiêu bản là
do yêu cầu của người gửi hàng, nhưng thông thường là 3 bộ
- Vận đơn Copy (Copy B/L) là vận đơn trên đó có in hoặc đóng dấu chữ Copy. Vận
đơn Copy dùng để làm các thủ tục hành chính, lưu giữ chứng từ hoặc theo dõi
hàng hóa
● Một số loại vận đơn, chứng từ khác trong thực tế:
- Vận đơn hỗn hợp (Combined B/L) là loại vận đơn chở hàng bằng nhiều
loại phương tiện vận tải khác nhau, trong đó có vận tải bằng đường biển. Loại vận
đơn này đã được phòng Thương mại Quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ Hiệp hội
những người vận tải FIATA nên được gọi là FIATA combined B/L.
- Vận đơn rút gọn (Short B/L) là loại vận đơn tóm tắt những điều khoản
chủ yếu.
- Vận đơn đến chậm (Stale B/L): Trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở trên tàu chuyển , khi
nhận hàng , người vận tải cấp cho chủ hàng một vận đơn theo hợp đồng thuê tàu. Thông thường trong
một vận đơn này không bao gồm mục " Cơ sở pháp lý của vận đơn " và các điều khoản về trách nhiệm
và miễn trách nhiệm của người vận tải. Về những vấn đề này, người ta vẫn chiếu đến hợp đồng thuê tàu
và đến công ước Bruxelles. Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu muốn có tác dụng đầy đủ phải có hợp đồng
thuê tàu kèm theo (và trên vận đơn phải dẫn chứng đến các điều khoản của hợp đồng kèm theo).
- Vận đơn đã xuất trình tại cảng gửi (B/L Surrendered): Thông thường
muốn nhận hàng tại cảng đến , người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc. Trong
thực tế có nhiều trường hợp hàng đã đến nhưng vận đơn chưa đến do đó không nhận
được hàng. Để khắc phục tình trạng này và để tiết kiệm chi phí gửi vận đơn gốc ,trong
những năm gần đây người ta dùng một loại vận đơn gọi là vận đơn đã xuất trình tại
cảng gửi. Đây là loại vận đơn thông thường , chỉ khác là khi cấp vận đơn này , người
chuyên chở hoặc đại lý đóng thêm dấu "Đã xuất trình" (Surrendered), đồng thời điện
báo "Express Release" cho đại lý tại cảng đến biết để đại lí giao hàng cho người nhận
mà không cần xuất trình B/L gốc.Người gửi hàng chỉ cần Fax bảng vận đơn này đến
người nhận là người nhận có thể nhận được hàng.
- Giấy gửi hàng đường biển (Sea Waybill): Do sự tiến bộ về khoa học kĩ
thuật trong ngành vận tải nên tốc độ đưa hàng trong thương mại quốc tế rất nhanh
chóng.Như đã nói ở trên, nhiều trường hợp hàng đã đến cảng đích nhưng vận đơn gửi
qua ngân hàng hoặc bưu điện vẫn chưa đến.Người nhận không nhận được hàng. Hơn
nữa cuộc cách mạng thông tin trong những năm qua , việc sử dụng rộng rãi mạng vi
tính ở tất cả các nước trên thế giới tạo ra một khả năng buôn bán thông qua trao đổi
dữ liệu điện tử( EDI) mà không cần chứng từ kể cả vận đơn đường biển.Vận đơn
đường biển cùng với một loạt giấy tờ, chứng từ khác trong thương mại quốc tế trở thành trở ngại và tốn
kém.Vì vậy người ta đề nghị sử dụng một chứng từ không lưu
thông (Non-Negotiable) để thay thế vận đơn truyền thống đó là "Giấy gửi đường biển".
Giấy gửi đường biển này có ưu điểm là người nhận có thể nhận hàng khi
xuất trình giấy tờ , chứng từ để nhận dạng, chứ không cần xuất trình bản thân "Giấy
gửi hàng đường biển".
Nhược điểm của nó là không thể dùng khống để khống chế hàng hoá , vì
vậy hiện tại " Giấy gửi hàng đường biển" chỉ mới được dùng để gửi các dụng cụ gia
đình, hàng mẫu .hàng triển lãm,hàng phi mậu dịch… và trong buôn bán theo phương
thức ghi sổ với bạn hàng tin cậy.
- Vận đơn bên thứ ba (Third Party B/L): là vận đơn mà trên đó ghi người
hưởng lợi L/C không phải là người gửi hàng (Shipper) mà là người khác.
Vận đơn này sử dụng trong trường hợp khi một nhà máy hay xí nghiệp
xuất khẩu uỷ thác qua một đơn vị xuất nhập khẩu. Nếu L/C có quy định chấp nhận cả
vận đơn bên thứ ba thì có nghĩa là vận đơn và chứng từ gửi hàng khác được phép ghi
tên người gửi hàng không phải là người hưởng lợi L/C,chứ không liên quan đến người
ký phát chứng từ.
- Vận đơn có thể thay đổi (Switch B/L) là vận đơn cho phép thay đổi một số
chi tiết trên B/L như cảng xếp hàng,cảng dỡ hàng, số lượng hàng, người gửi,ngày kí
v.v..

4. Nguồn luật điều chỉnh vận đơn


Ba nguồn luật chính điều chỉnh vận đơn đường biển là: Công ước quốc tế thống
nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển (Brussels 1924); Công ước Liên hiệp
quốc về việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (Hamburg 1978) và Bộ luật
Hàng hải Việt Nam.

5. Nội dung vận đơn


Theo quy tắc Hamburg, vận đơn đường biển, ngoài các chi tiết khác phải có các chi
tiết sau đây:
- Tính chất chung của hàng hoá, những mã hiệu chính để nhận dạng hàng hóa,
tính chất nguy hiểm của hàng hoá (nếu có), số lượng, trọng lượng của hàng
hoá, các chi tiết khác do người gửi hàng cung cấp.
- Tình trạng bên ngoài của hàng hoá.
- Tên và trụ sở kinh doanh chính của người chuyên chở.
- Tên người gửi hàng.
- Tên người nhận hàng nếu do người gửi hàng chỉ định.
- Cảng xếp hàng theo hợp đồng vận tải đường biển và ngày mà người chuyên
chở nhận hàng để chở.
- Cảng dỡ hàng.
- Số lượng bản vận đơn gốc.
- Nơi phát hành vận đơn.
- Chữ ký của người chuyên chở hoặc người thay mặt người chuyên chở.
- Khoản cước do người nhận trả.
- Điều nói về việc áp dụng Công ước.
- Điều nói về việc hàng sẽ hoặc có thể chở trên boong.
- Ngày hoặc thời hạn giao hàng tại cảng dỡ, nếu có thỏa thuận giữa các bên.
- Thỏa thuận tăng thêm giới hạn trách nhiệm(nếu có).

Câu 6: Tờ khai hàng XNK (thao)


1. Tờ khai hải quan
Căn cứ theo khoản 8 Điều 4 Luật Hải quan 2014 quy định về hồ sơ hải quan gồm:
- Tờ khai hải quan;
- Các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2014.
Như vậy, tờ khai hải quan là một tờ khai nằm trong bộ hồ sơ hải quan dùng để nộp, xuất trình cho cơ
quan hải quan khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu.
2. Đăng ký tờ khai hải quan
Căn cứ Điều 30 Luật Hải quan 2014 quy định về đăng ký tờ khai hải quan như sau:
- Phương thức đăng ký tờ khai hải quan được quy định như sau:
+ Tờ khai hải quan điện tử được đăng ký theo phương thức điện tử;
+ Tờ khai hải quan giấy được đăng ký trực tiếp tại cơ quan hải quan.
- Tờ khai hải quan được đăng ký sau khi cơ quan hải quan chấp nhận việc khai của người khai hải quan.
Thời điểm đăng ký được ghi trên tờ khai hải quan.
Lưu ý: Trường hợp không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan, cơ quan hải quan thông báo lý do bằng
văn bản giấy hoặc qua phương thức điện tử cho người khai hải quan biết.
3. Hồ sơ hải quan
- Hồ sơ hải quan gồm:
+ Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan;
+ Chứng từ có liên quan.
Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa
đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập
khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến
hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử.
Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch
điện tử.
- Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan.
Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép
xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện
tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai hải quan, việc sử dụng tờ khai hải quan và chứng từ thay
thế tờ khai hải quan, các trường hợp phải nộp, xuất trình chứng từ có liên quan quy định tại khoản 1
Điều 24 Luật Hải quan 2014.
(Điều 24 Luật Hải quan 2014)
4. Thời hạn nộp tờ khai hải quan
Tại Điều 25 Luật Hải quan 2014 quy định về thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông
báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
- Đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi
phương tiện vận tải xuất cảnh;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
- Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69
Luật Hải quan 2014.

Câu 7: Tờ khai trị giá của hàng nhập khẩu


1. Trị giá hải quan là gì?
Theo khoản 24 Điều 4 Luật Hải quan 2014 thì trị giá hải quan là là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan.
Ngoài ra, theo Điều 86 Luật Hải quan 2014 quy định về trị giá hải quan như sau:
- Trị giá hải quan được sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thống kê
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao
gồm phí bảo hiểm và phí vận tải quốc tế.
- Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên,
phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên.
2. Đối tượng khai tờ khai trị giá hải quan
Đối tượng khai tờ khai trị giá hải quan theo Điều 18 Thông tư 39/2015/TT-BTC thì hàng hóa nhập khẩu
phải khai trị giá hải quan trên tờ khai trị giá hải quan, trừ các trường hợp sau:
- Hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế theo quy định tại Luật Thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;
- Hàng hóa đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư
39/2015/TT-BTC, đồng thời đã khai đủ thông tin trị giá hải quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu của
Hệ thống thông quan điện tử VNACCS và Hệ thống này tự động tính trị giá hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hoặc không có hóa đơn thương mại.
3. Nguyên tắc khai, nộp tờ khai trị giá hải quan
Nguyên tắc khai, nộp tờ khai trị giá hải quan theo Điều 20 Thông tư 39/2015/TT-BTC như sau:
- Khai báo chi tiết trị giá hải quan trên tờ khai trị giá hải quan cho từng mặt hàng tương ứng có trong tờ
khai hàng hóa nhập khẩu. Các mặt hàng khai báo trên tờ khai trị giá hải quan phải được đánh số thứ tự
liên tục, thống nhất với số thứ tự của mặt hàng đó trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
- Tờ khai trị giá hải quan là bộ phận không tách rời của tờ khai hàng hóa nhập khẩu và được nộp kèm
theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan.
Tờ khai trị giá hải quan phải lập thành 02 bản, một bản lưu cơ quan hải quan, một bản lưu chủ hàng và
được lưu trữ cùng với tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Ụ LỤC III
U TỜ KHAI TRỊ GIÁ HẢI QUAN
n hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015)
2015-TG1
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
TỜ KHAI TRỊ GIÁ HẢI QUAN
Kèm theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu số ……………. ngày …../…... /20
Trang số …… /……… (tổng số trang)
ày xuất khẩu: Ngày tháng năm 20 ……
U KIỆN ÁP DỤNG TRỊ GIÁ GIAO DỊCH
ười mua có đầy đủ quyền định đoạt, quyền sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu không?
g
c bán hàng hay giá cả có phụ thuộc vào điều kiện nào dẫn đến việc không xác định được tr
àng hóa nhập khẩu không? g

ười mua có phải trả thêm khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt, sử dụng hàn
hập khẩu không? g

Có, có phải là khoản tiền khai báo tại tiêu thức 9 (P) không?
g

ười mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt hay không?
g

Có, nêu rõ mối quan hệ đó


quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch không? g

GIÁ HÓA ĐƠN VÀ CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH


hàng số á giao dịch khoản điều chỉnhkhoản
c điềuQ (nguyên
Q (USD) Q (VND)
trừ

ổng
ổng cộng

ôi xin cam đoan và chịu trách nhiN DÀNH RIÊNG CHO CÔNG CHỨC HẢI QUAN
pháp luật về những nội dung kha
rên tờ khai này. hi chép của công chứchi chép của công chức hải quan kiểm tra trị giá
… tháng … năm …. tiếp nhận tờ khai

ời khai hải quan ghi rõ họ tên, chức


đóng dấu) ghi rõ họ tên) ghi rõ họ tên)

TRỊ GIÁ GIAO DỊCH (8), bao gồm


(8a) Giá mua ghi trên hóa đơn
(8b) Khoản thanh toán gián tiếp
(8c) Khoản tiền trả trước, ứng trước, đặt cọc
CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH CỘNG (9), ghi số tiền tương ứng với từng mặt hàng và ghi các mã điều
chỉnh tương ứng ô (...) dưới đây:
“A” Phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới
“B” Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hóa nhập khẩu
“C” Chi phí đóng gói hàng hóa
“D” Các khoản trợ giúp người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá
“E” Phí bản quyền, phí giấy phép
“P” Các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng
hàng hóa nhập khẩu
“F” Chi phí vận tải hàng hóa tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên
“I” Chi phí bảo hiểm hàng hóa tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên
“N” Khác
CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH TRỪ (10), ghi số tiền tương ứng với từng mặt hàng ghi các mã điều
chỉnh tương ứng ô (...) dưới đây:
“U” Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu, gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc,
lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự
“V” Phí vận tải phát sinh sau khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên
“H” Phí bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên
“T” Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập khẩu
“G” Khoản giảm giá
“S” Các chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hàng hóa nhập khẩu
“L” Tiền lãi phải trả do việc thanh toán tiền mua hàng
“N” Khác

Câu 8: (LP) Thủ tục hải quan, khái niệm liên quan đến khai báo hải quan, thông quan
hàng hóa, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan)
*Khai hải quan là hoạt động bắt buộc của người khai hải quan phải thực hiện khi tiến hành xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam. Khai hải quan được thực hiện khi hàng hóa,
phương tiện dừng tại cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không để đi vào hoặc đi ra lãnh thổ nước ta.
*Thông quan: Theo luật HQVN: “Thông quan là việc cq HQ qđịnh hh đc xk,nk,ptvt đc
XC,NC” + Theo Công ước Kyoto sửa đổi: “Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục cần
thiết để cho phép hh đc đưa vào pvu tiêu dùng trong nước,đc XK hay đc đặt dưới 1 chế
độ qly HQ #.
* Giám sát hải quan là việc cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ hải quan để quan sát, theo dõi
trực tiếp hoặc bằng phương tiện nghiệp vụ, kỹ thuật để đảm bảo việc tuân thủ thủ tục hải quan,
chế độ kiểm tra, giám sát hải quan và luật pháp khác có liên quan. Giám sát hải quan là biện pháp
nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy
định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
*Kiểm tra sau thông quan:
-Khái niệm là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng
từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng
hóa trong trường hợp cần thiết và có điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan. Thời hạn
kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
- Các trường hợp kiểm tra sau thông quan : - Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan
và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; Đối với các trường
hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan 2014 thì việc kiểm tra sau thông
quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro; Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người
khai hải quan.
-Địa điểm: 2 khu vực: tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc tại trụ sở người khai hải quan:
Câu 9: (HT) Các quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa, lưu ý quy tắc xuất xứ k thuần túy để
có vài phân biệt lựa chọn C/o cho đúng. => này là cả trắc nghiệm và đúng sai
❖ Một số khái niệm
● Xuất xứ hàng hóa: Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra
toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường
hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
● Giấy chứng nhận xuất xứ: là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu
hàng hóa cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của
hàng hóa đó.
● Quy tắc xuất xứ: là những quy định cụ thể, hình thành và phát triển từ những quy tắc, quy định
trong luật pháp quốc gia và các hiệp định quốc tế (tiêu chuẩn xuất xứ), được một quốc gia áp dụng để
xác định xuất xứ hàng hóa.
❖ Mục đích, vai trò của quy tắc xuất xứ hàng hóa
Mục đích: - Xác định quốc tịch của hàng hóa, bảo đảm hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn theo các thỏa thuận
ưu đãi của khu vực hay không.
- Để quản lý các công cụ chính sách thương mại khác nhau:
+ Thuế suất thuế nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan… + Phân biệt hàng hóa nhập khẩu
Vai trò:
-Đối với người tiêu dùng:
+ Hàng hóa đáp ứng yêu cầu vệ sinh kiểm dịch
+ Cho biết chỉ tiêu chất lượng, thành phần, công dụng, thông qua dán nhãn sản phẩm.
+ Hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm
-Đối với doanh nghiệp, cơ quan thuế, hải quan:
+ Áp dụng các chính sách thuế quan ưu đãi phân biệt đối với hàng nhập khẩu (MFN, CEPT, AK, AJ…)
+ Áp dụng thuế chống phá giá khi hàng hóa của một nước bị phá giá tại thị trường nước khác
+ Thống kê thương mại chính xác, duy trì hạn ngạch nhằm bảo vệ thương mại, môi trường
+ Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo vệ nhãn hiệu thương mại và chống giả mạo nhãn hiệu.
❖ Các loại tiêu chí xuất xứ hàng hóa
1. Tiêu chí xuất xứ hàng hóa ưu đãi
Hàng hóa đáp ứng một trong các tiêu chí xuất xứ cơ bản sau trong Chương Quy tắc xuất xứ tùy theo quy
định của từng FTA thì được coi là có xuất xứ của FTA đó:

+ Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều nước thành
viên (WO hay WO khối)

+ Hàng hóa không có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước
thành viên xuất khẩu, nhưng đáp ứng tiêu chí chung hoặc danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (Non-WO)

Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu chỉ từ những nguyên liệu có
xuất xứ một hay nhiều nước thành viên FTA (PE)

Tiêu chí PE nêu trên đầu tiên xuất hiện trong Chương Quy tắc xuất xứ của các FTA song phương như
VJCEP và VKFTA, sau này được bổ sung khi nâng cấp Quy tắc xuất xứ hàng hóa của AANZTA,
ACFTA và thường xuất hiện trong các FTA thế hệ mới như VN-CU FTA, AHKFTA và CPTPP.

Về bản chất, tiêu chí PE có thể hiểu tương tự tiêu chí xuất xứ thuần túy khối/vùng (WO region) nhưng
lỏng hơn do nguyên liệu nhập khẩu từ một hay nhiều nước thành viên FTA để sản xuất hàng hóa chỉ cần
đạt xuất xứ Non-WO và toàn bộ các công đoạn gia công, chế biến được thực hiện tại lãnh thổ của Việt
Nam.
2. Tiêu chí xuất xứ hàng hóa không ưu đãi
Điều 6 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định hàng hoá được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các
trường hợp sau:

+ Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh
thổ theo quy định tại mục 3.2.1. dưới đây;

+ Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước,
hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định tại mục 3.2.2 dưới đây.

Hàng hóa có xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam không có quy định về tiêu chí xuất xứ PE, lý do vì
nguyên liệu được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa chỉ có khả năng là nguyên liệu mua bán, khai thác tại
Việt Nam hoặc nguyên liệu nhập khẩu không có xuất xứ chứ không tận dụng được nguồn nguyên liệu
chứng minh đạt xuất xứ FTA từ một nước thành viên khác.
a. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Hàng hóa theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc
được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong các trường hợp
sau:

+ Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh
thổ đó.

+ Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.

+ Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này.

+ Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại nước,
nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.

+ Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này,
được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của một nước, nhóm nước, hoặc
vùng lãnh thổ đó.

+ Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của một nước, nhóm nước,
hoặc vùng lãnh thổ, với điều kiện nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với
vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.

+ Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký ở nước,
nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.

+ Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều
này được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm
nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.

+ Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh
thổ đó hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và
chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế.
+ Các hàng hoá thu được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này tại
nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó”.
b. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy là hàng hóa trong quá trình sản xuất hoặc gia công hay chế biến
có thành phần nguyên vật liệu hoặc lao động của hai hay nhiều nước tham gia vào hoạt động tạo ra sản
phẩm này. Những sản phẩm này được coi là có xuất xứ tại nước được hưởng nếu những nguyên liệu, bộ
phận, thành phẩm của sản phẩm được chế biến hoặc gia công đầy đủ tại nước đó

Ví dụ: Bột mì có xuất xứ của quốc gia B (nguyên liệu phụ) Nguyên liệu có xuất xứ của quốc gia A
(Nguyên Liệu chính). Sản xuất ra hộp mì có xuất xứ của quốc gia A được gọi mì là hàng hóa có xuất xứ
không thuần túy.

3. Các tiêu chí khác để xác định xuất xứ hàng hóa không ưu đãi
a. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản
Công đoạn gia công, chế biến sau đây khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau, được xem là
đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hoá tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng
lãnh thổ:

+ Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô,
làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng
và các công việc tương tự).

+ Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn,
chia cắt ra từng phần.

+ Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và
các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác.

+ Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt
tương tự.

+ Trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại.

+ Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

+ Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.

Giết, mổ động vật.


b. Xác định xuất xứ của bao bì, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, hàng hoá chưa được lắp ráp hoặc tháo
rời
+ Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí “chuyển đổi mã số hàng hóa”, vật liệu đóng gói và bao gói
chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ, khi được phân loại cùng hàng hóa đó, được loại trừ khỏi các
nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hóa.

+ Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí “tỷ lệ phần trăm giá trị”, trị giá của vật liệu đóng gói và bao gói
chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ được coi là một phần cấu thành của hàng hóa và được tính đến khi
xác định xuất xứ hàng hóa.

+ Vật liệu đóng gói và bao gói dùng để chuyên chở và vận chuyển hàng hóa sẽ không được tính đến khi
xác định xuất xứ của hàng hóa đó.

+ Tài liệu giới thiệu, hướng dẫn sử dụng hàng hoá; phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ đi kèm hàng hoá với
chủng loại số lượng phù hợp được coi là có cùng xuất xứ với hàng hoá đó.

Hàng hoá chưa được lắp ráp hoặc đang ở tình trạng bị tháo rời được nhập khẩu thành nhiều chuyến hàng
do điều kiện vận tải hoặc sản xuất không thể nhập khẩu trong một chuyến hàng, nếu người nhập khẩu có
yêu cầu, xuất xứ của hàng hóa trong từng chuyến hàng được coi là có cùng xuất xứ với hàng hoá đó.
c. Tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis)
-Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí “chuyển đổi mã số hàng hóa” thuộc Danh mục Quy tắc cụ thể mặt
hàng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ nếu:

+ Đối với hàng hóa có mã HS không thuộc từ Chương 50 đến Chương 63, trị giá của tất cả nguyên liệu
không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số
hàng hóa không được vượt quá 15% trị giá FOB của hàng hóa;

+ Đối với hàng hóa có mã HS thuộc từ Chương 50 đến Chương 63, trọng lượng của tất cả nguyên liệu
không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số
hàng hóa không được vượt quá 15% tổng trọng lượng hàng hóa, hoặc trị giá của tất cả nguyên liệu
không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mã số hàng
hóa không được vượt quá 15% trị giá FOB của hàng hóa;

+ Hàng hóa nêu tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này đáp ứng tất cả các điều kiện khác quy định tại
Nghị định này và Thông tư hướng dẫn liên quan.

-Trị giá của nguyên liệu nêu tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được tính vào trị giá nguyên liệu
không có xuất xứ khi tính tỷ lệ phần trăm giá trị của hàng hóa.
d. Các yếu tố gián tiếp
Các yếu tố gián tiếp được sử dụng trong quá trình sản xuất, kiểm tra, hoặc thử nghiệm hàng hóa nhưng
không cấu thành hàng hóa đó, hoặc các yếu tố được sử dụng trong việc bảo dưỡng nhà xưởng, hoặc vận
hành thiết bị có liên quan tới việc sản xuất hàng hóa sau đây không cần xét đến khi xác định xuất xứ
hàng hóa:

+ Nhiên liệu và năng lượng.

+ Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc.

+ Phụ tùng, vật liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng.
+ Dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành
thiết bị và nhà xưởng.

+ Găng tay, kính, giày dép, quần áo và các thiết bị an toàn.

+ Các thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hoá.

+ Chất xúc tác và dung môi.

+ Bất kỳ nguyên liệu nào khác không cấu thành hàng hoá nhưng việc sử dụng chúng phải chứng minh
được là cần thiết trong quá trình sản xuất ra hàng hoá đó.

❖ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

Giấy chứng nhận xuất x (Certificate of Origin, viết tắt là C/O) theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị
định 31/2018/NĐ-CP được định nghĩa: là văn bản hoặc các hình thc có giá trị pháp lý tương đương do
cơ quan, tổ chc thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định
và yêu cầu liên quan về xuất x, chỉ rõ nguồn gốc xuất x của hàng hóa đó
❖ Phân loại
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng: là Giấy chng nhận xuất x hàng hóa theo quy định tại
Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian
dựa trên Giấy chng nhận xuất x hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên.

- Giấy chứng nhận hng hóa không thay đổi xuất xứ: là Giấy chng nhận cấp cho hàng hóa nước ngoài
được đưa vào kho ngoại quan của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưa vào nội địa trên cơ sở
Giấy chng nhận xuất x hàng hóa đã được cấp đầu tiên.
❖ Nội dung
Trên C/O phải thể hiện loại C/O như Form A, Form B, Form D,…

– Tên người XK, địa chỉ, quốc gia.

– Tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước.

– Số tham chiếu: Mỗi C/O có một số tham chiếu riêng.

– Xuất x hàng hóa.

– Số và ngày tháng hóa đơn thương mại.

– Thông tin vận chuyển.

– Mã HS.

– Kí hiệu, số hiệu kiện hàng, mô tả hàng hóa.

– Số lượng.

– Tiêu chí xuất x.

– Khai báo của người xuất khẩu.


❖ Các Form C/O thường gặp
a, C/O Form A. Hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.

b, C/O Form B. Hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất x không ưu đãi.

c, C/O Form D hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp
định CEPT. Khi người nhập khẩu hàng hóa xuất trình được C/O form D cho cơ quan hải quan thì hàng
hóa sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu 0%.

Điều kiện để được cấp C/O: Hàng hóa được phép cấp chứng nhận CO form D là hàng hóa phải đáp ứng
đầy đủ các điều kiện quy định tại Hiệp định CEPT, bao gồm:+ Trong thành phần của hàng hóa có chứa
ít nhất 40% hàm lượng có xuất xứ từ bất kỳ một nước thành viên nào của ASEAN. + Hàng hóa được
vận chuyển từ một nước thành viên ASEAN này đến một nước ASEAN khác.

Với trường hợp hàng hóa được vận chuyển qua một hoặc một vài nước trung gian gần ASEAN thì hàng
hóa tuyệt đối không được mua bán, tiêu thụ tại quốc gia đó. Đồng thời không được có bất kỳ tác động gì
đến hàng hóa tại nước quá cảnh ngoài việc dỡ bỏ và xếp hàng.Nếu như vi phạm các quy định trên thì
cho dù là bất kỳ loại hàng hóa nào cũng sẽ không được cấp chứng nhận CO.

Các trường hợp bị từ chối cấp Co Form D: Hầu hết các trường hợp sẽ được cấp CO form D. Tuy nhiên
vẫn có không ít trường hợp bị các cơ quan quản lý từ chối cấp vì một số lý do như sau:+ Hồ sơ đề nghị
cấp CO không chính xác, nội dung không đồng nhất và không đầy đủ các loại giấy tờ.+ CO Form D đã
có dấu hiệu tẩy xóa, bị mờ hoặc sử dụng nhiều màu mực khác nhau.+ Hàng hóa không chứng minh
được tiêu chuẩn chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ

d, C/O Form E. hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi.

- Tiêu chí xuất xứ WO: toàn bộ sản phẩm được làm tại Trung Quốc từ nguyên liệu cho đến quá trình sản
xuất

- Tiêu chí xuất xứ PE : Produced Entirely: Nghĩa là sản phẩm có thể được gia công ở quốc gia khác
nhưng nguyên liệu phải là của Trung Quốc 100%

- Tiêu chí xuất xứ RVC: Nghĩa là hàng có giá trị hơn 40% của Trung Quốc thì C/O form E được chấp
nhận.

Điều kiện cấp C/O form E:+ Toàn bộ sản phẩm được làm tại Trung Quốc từ nguyên liệu cho đến quá
trình sản xuất.+ Sản phẩm có thể được gia công ở quốc gia khác nhưng nguyên liệu phải là của Trung
Quốc 100%.+ Điều kiện về Hàm lượng giá trị khu vực FTA: Nghĩa là hàng có giá trị hơn 40% của
Trung Quốc thì CO form E được chấp nhận.+ Không được có những thao tác gì tác động đến hàng hóa
tại nước quá cảnh ngoài việc dỡ hàng và tái xếp hàng hoặc những công việc cần thiết để giữ hàng trong
điều kiện đảm bảo.

e, - C/O mẫu AK: Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN) và Chính phủ Đại Hàn dân quốc (AKFTA).

j, CO mẫu AJ: Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
và Chính phủ Nhật Bản (AJFTA).

- C/O mẫu AANZ: Hiệp định thương mại tự do ASEAN - ÚC - New Zealand (AANZFTA).
- C/O mẫu AI: Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn độ (AIFTA).

- C/O mẫu EAV: Hiệp định thương mại tự do VN-Liêm minh kinh tế Á Âu.

- C/O mẫu VC: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê.

- C/O mẫu KV/VK: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc.

- C/O mẫu JV/VJ: Hiệp định đối tác Kinh tế VN - Nhật Bản.

- C/O mẫu S - Lào: Bản Thỏa thuận Hợp tác kinh tế VN - Lào

- C/O mẫu S/X - Cambodia: Bản Thỏa thuận Hợp tác kinh tế VN – Cambodia

❖ C/O riêng Việt Nam với các nước nhập/xuất khẩu:

• C/O Form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu
(GSTP).

• C/O Form ICO. cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các
nước theo quy định của Tổ chc cà phê thế giới (ICO).

• C/O Form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may
Việt Nam – EU.

• C/O Form Mexico: (thường gọi là Anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico
theo quy định của Mexico.

• C/O Form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela.

• C/O Form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru.
❖ Các loại Giấy chứng nhận xuất xứ không ưu đãi.
- C/O mẫu B: là Giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong các
trường hợp người xuất khẩu không đề nghị cấp một trong các loại mẫu C/O nói trên;

- C/O mẫu ICO+A/B: là Giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam
theo quy định của Tổ chức Cà phê thế giới;

- Mẫu CO cho hàng XK đi Nam phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela,…


❖ Trắc nghiệm về C/O
Câu 1. Câu nào dưới đây định nghĩa sai về xuất xứ hàng hóa:

a. Xuất xứ hàng hóa là nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ
bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ
tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó

b. Xuất xứ hàng hóa là nơi hàng hóa đó được người bán xuất khẩu sang nước nhập khẩu

c. Xuất xứ hàng hóa là nơi sản xuất ra hàng hóa mà quốc gia đó là thành viên của Hiệp định thương
mại tự do FTAs

Câu 2. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của quốc gia nào (C/O FTAs) quy định tại tiêu chí số 1
không được phép ghi tên và địa chỉ của tổ chức (cá nhân) được nhà sản xuất ủy quyền mà bắt buộc
phải ghi tên nhà sản xuất, người xuất khẩu hoặc công ty thương mại:

a. C/O mẫu AANZ

b. C/O mẫu D

c. C/O mẫu AK

d. C/O mẫu E

Câu 3. Khi hàng hóa xuất khẩu từ 1 quốc gia là thành viên FTAs đến Việt Nam, có quá cảnh đến 1
quốc gia không phải là thành viên FTAs, khi xuất khẩu đến Việt Nam bắt buộc phải có xác nhận của
Hải quan quốc gia quá cảnh, hãng tàu tại nước xuất khẩu hoặc ủy quyền của Hãng tàu cho Chi nhánh
được phép xác nhận tình trạng của hàng hóa khi quá cảnh. Đó là quy định của:

a. Các nước Asean

b. Quy định của Hàn quốc, Nhật Bản

c. Quy định của Úc, New Zealand, Ấn Độ

d. Quy định của Chi Lê

II. 4 CÂU ĐÚNG SAI+ GIẢI THÍCH


Câu 10: Incoterm: LP
10.1. INCOTERMS NHÓM E (EX WORKS): Giao hàng tại xưởng
- Nội dung: Về cơ bản, EXW trong Incoterms 2020 và 2010 không có sự khác biệt nào.
+ Chuyển giao rủi ro: Điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa và chi phí tại cơ sở của người bán (nơi
xếp hàng).
+ Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:

Người bán Người mua

- Chuẩn bị hàng theo đúng hợp đồng đã thỏa - Trả tiền hàng theo hợp đồng đã thỏa thuận
thuận, giao hàng cho người mua tại cơ sở của người - Chịu mọi chi phí và rủi ro kể từ khi nhận hàng tại
bán hoặc tại địa điểm quy định. cơ sở của người bán (chi phí kiểm tra hàng hóa, chi phí
- Giúp người mua làm thủ tục xuất khẩu khi có về giấy tờ, thủ tục để nhận hàng và thông quan xuất
yêu cầu với chi phí của người mua (Nếu điều đó quy khẩu,chi phí mua bảo hiểm, chi phí mà người bán đã bỏ
định trong hợp đồng). ra đểhỗ trợ cho mình…).
- Giao cho người mua các chứng từ có liên quan - Làm thủ tục và chịu các chi phí để thực hiện thông
đến hàng hóa. quan xuất khẩu, quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa
- Không phải chịu chi phí bốc hàng lên phương
tiện vận tải do người mua chỉ định nếu không có quy
định khác đi trong hợp đồng mua bán
Chú ý:
+ Việc xếp hàng lên phương tiện vận chuyển (từ xưởng người bán ra cảng) không thuộc trách
nhiệm củangười bán. Nếu người bán làm thay việc này thì chi phí và rủi ro sẽ vẫn do người mua chịu.
+ Người bán sẽ hỗ trợ người mua trong việc làm thủ tục xuất khẩu cho hàng hóa (nếu được yêu
cầu). Vậy nên người mua không nên dùng điều khoản này khi họ không thể trực tiếp hay gián tiếp làm
thủ tục thông quan cho hàng hóa tại nước xuất khẩu.
Cách ghi nhớ Incoterms EXW: Giờ tôi có một món hàng, tôi muốn bán và tôi không chịu bất cứ trách
nhiệm gì về lô hàng đó, từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu… nghĩa
là rất lười và không có chút trách nhiệm gì về thủ tục thì đó là điều kiện nhóm E .Vậy khi nào mình
muốn bán hàng và chẳng muốn làm thủ tục gì hãy nhớ đến nhóm E.
10.2. INCOTERMS NHÓM F
10.2.1. FCA (Free Carrier): Giao cho người chuyên chở
- Nội dung: FCA Incoterms 2020 là quy tắc có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải. Có
nhiều báo cáo chỉ rằng FCA(Free Carrier) là quy tắc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới với khoảng
40% các hợp đồng dẫn chứng quy tắc này. (Số liệu từ Shiphub.co).
● Chuyển giao rủi ro/ hàng hóa:
+ Nếu hàng được giao tại nơi nằm dưới quyền kiểm soát của người bán như là nhà kho hay xưởng
thì người bán có nghĩa vụ bốc hàng lên phương tiện vận tải đến lấy hàng.
+ Nếu hàng được giao ngoài nơi nằm dưới quyền kiểm soát của người bán như là cảng biển hay
cảng hàng không, thì người bán có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đó, người mua sẽ phải
chịu trách nhiệm về việc bốc hàng từ xe của người bán và mọi rủi ro và chi phí từ đó về sau.
● Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:

Người bán Người mua

- Người bán phải giao hàng hóa cùng hóa đơn - Người mua phải nhận hàng từ người bán theo thời
thương mại và các chứng từ khác được quy định trong gianquy định, vận chuyển và thông quan nhập khẩu hàng
hợp đồng. hóa. -Người mua phải chịu mọi rủi ro về việc mất mát
- Hỗ trợ người mua lấy chứng từ vận tải nếu người hoăchư hỏng từ khi người chuyên chở của mình nhận
muayêu cầu, chi phí do người mua chịu. hàng.
- Lo liệu việc bốc hàng lên phương tiện vận tải do - Trả các chi phí và chịu rủi ro nếu nhờ người bán
người mua chỉ định nếu địa điểm nhận hàng ở trong hàngthuê phương tiện chuyên chở.
kho củangười bán. Nếu địa điểm nhận hàng ở ngoài - Thông quan nhập khẩu hàng hóa
kho củangười bán, người bán phải sắp xếp để vận
chuyển hàng hóa đến điểm giao hàng.
- Làm thủ tục xuất khẩu cho hàng và chịu mọi rủi
ro, chiphí liên quan đến nghiệp vụ này.
- Nếu người mua nhờ, người bán có thể thuê
phương tiệnvận tải theo các điều kiện thông thường,
mọi chi phí do người mua chi trả

- Cách ghi nhớ Incoterms FCA:


Chỉ bốc hàng lên phương tiện vận tải người mua gửi đến nhận hàng nếu vị trí đó nằm trong cơ sở của
ngườimua. Sau khi bốc hàng lên phương tiện vận tải là tôi hết trách nhiệm. Lấy ví dụ , tôi bán 2
container về đènchiếu sáng theo điều kiện FCA sang Mỹ, cơ sở sản xuất của tôi ở Kỳ Anh. Nếu tôi giao
hàng ở cơ sở Kỳ Anh,thì tôi phải thuê xe nâng để chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người
mua gửi đến.Lấy trường hợp,vẫn bán theo điều kiện FCA, nhưng giao hàng ở kho trung chuyển ở Tân
Cảng chẳng hạn, lúc này việc vậnchuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến,
người mua phải tự lo lấy. Nghe có vẻ khôngcông bằng, thực ra thì người bán đã phải vận chuyển hàng
đến tận kho trung chuyển rồi còn gì. Điều này có lợicho những nhà xuất khẩu, bán hàng nhiều, có vị trí
tập kết hàng tốt
10.2.2. FAS (Free alongside): Giao dọc mạn tàu:
- Nội dung: Với FAS Incoterms 2020, người bán thông quan xuất khẩu và vận chuyển hàng đến
dọc mạn tàu chuyên chở màngười mua chỉ định. Điều này có nghĩa là người bán sẽ chịu trách nhiệm cho
mọi rủi ro và chi phí xảy ra đối vớihàng hóa tới khi hàng được vận chuyển tới song song mạn tàu được
chỉ định. Đây là điều kiện mà chỉ sử dụng cho vận tải biển và thủy nội địa. Nếu không thể vận chuyển
như trên mà chỉ có thể chuyển tới 1 bãi container thì2 bên nên cân nhắc sử dụng quy tắc FCA.
● Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa : Người bán phải đặt hàng dọc mạn tàu hoặc mua hàng đã đặt
sẵn ởdọc mạn tàu chuyên chở. Sau khi hoàn thành việc dỡ hàng xuống đặt dọc mạn tàu thì rủi ro và chi
phíđược chuyển giao sang cho người mua.
● Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:

Người bán Người mua

- Giao hàng dọc mạn tàu chuyên chở được chỉ - Trả tiền hàng theo hóa đơn thương mại của lô
định kèmtheo hóa đơn thương mại và các chứng từ hàng.
khác được quy định trong hợp đồng. - Thuê phương tiện vận tải chuyên chở quốc tế,
- Thông báo trước cho người bán về thời gian có thông báo với người bán thông tin về con tàu và thời gian
thể giaohàng. nhận hàng.
- Nếu người mua yêu cầu, lấy giúp người mua các - Nếu người bán yêu cầu, lấy giúp người bán các
giấy tờcần thiết phục vụ cho việc nhập khẩu, do người giấytờ cần thiết phục vụ cho việc xuất khẩu, do người
mua chịuchi phí. bánchịu chi phí.
- Đóng gói và kẻ ký mã hiệu. - Thông quan nhập khẩu
- Thông quan xuất khẩu.
- Người bán không cần mua bảo hiểm. Tuy nhiên
nếu người mua yêu cầu các thông tin cần thiết để mua
bảohiểm thì người bán cần phải chịu rủi ro và chi phí
để cungcấp được các thông thi này cho người mua

Cách ghi nhớ Incoterms FAS: Nhóm này, trách nhiệm người bán, cao hơn nhóm FCA, nghĩa là không
giao hàng tại cơ sở sản xuất hay điểm trung chuyển như trên mà người bán phải thuê phương tiện vận
chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu. Để nhớ đặc tính này hãy nhớ từ Free Alongside – Miễn trách
nhiệm đến khi đã xếp dọc mạn tàu.
10.2.3. FOB (Free on Board); Giao hàng trên tàu
- Nội dung: Với FOB Incoterms 2020, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua
khi hàng hóa đã nằm an toàn trên tàu, dưới sự định đoạt của người mua tại cảng đã thỏa thuận trong hợp
đồng.
● Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Rủi ro về việc hỏng hay mất mát hàng hóa được chuyển từ
người bán sang người mua khi hàng hóa đã nằm trên tàu, và từ đây người mua cũng sẽ chịu mọi chi phí
liên quan đến hàng hóa.
● Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:

Người bán Người mua

- Vận chuyển hàng hóa lên trên tàu tại cảng đi do 2 - Chịu trách nhiệm cho bất kì hư hỏng hay mất mát
bênđã quy định trong hợp đồng và chịu mọi rủi ro liên nàosau khi hàng hóa được đưa an toàn lên trên tàu.
quan. - Chịu mọi chi phí để thuê phương tiện vận tải và làm
- Xin giấy phép và làm các thủ tục xuất khẩu hàng hóa. thủtục nhập khẩu.
- Chịu mọi rủi ro liên quan đến mất mát hay hư - Thông báo cho người bán về địa điểm, con tàu nhậnhàng
hỏnghàng hóa trước khi hàng được đặt an toàn lên trên và thời gian sẵn sàng nhận hàng
tàu.
- Thông báo cho người mua về việc hàng hóa đã lên
tàu.
- Giao các chứng từ được quy định trong hợp đồng
chongười mua
Cách ghi nhớ Incoterms FOB: Ở điều kiện FAS trách nhiệm ta là giao hàng đến mạn tàu, thế còn nếu
khi bốc hàng từ mạn tàu lên tàu, chẳng may hàng bị vỡ thì sao, ai chịu trách nhiệm? Ai trả chi phí bốc
hàng này? Trả lời câu hỏi trên chính là điều kiện FOB.Vậy nhớ đến FOB, hãy nhớ đến trách nhiệm của
chúng ta là phải giao hàng lên đến tàu, nghĩa là chịu trách nhiệm cẩu hàng lên tàu. Từ Free on board nói
lên điều đó – Miễn trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu. Như vậy trong điều kiện nhóm F, hãy nhớ 2
điểm quan trọng:Trách nhiệm chuyên chở tăng dần: FCA———>>>FAS———>>> FOB. Chịu chi phí
làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.Vậy là từ nhóm E, tôi chỉ giao hàng thôi, còn người
mua muốn làm gì thì làm.
10.3. INCOTERMS NHÓM C
10.3.1. CFR (Cost and Freight): Tiền hàng và cước phí
- Nội dung: Với CFR Incoterms 2020, người bán thông quan xuất khẩu và vận chuyển hàng đến
đặt hàng lên trên tàu chuyên chở do người mua chỉ định tại cảng đi do 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng
hoặc mua lại hàng hóa đã đặtsẵn trên phương tiện vận tải nói trên
● .Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển từ
người bán sang người mua khi mà hàng hóa đã an toàn trên tàu. Tuy nhiên người bán sẽ phải chịu chi
phí để đưađược hàng đến cảng đích, tức là sẽ phải thuê tàu chuyên chở hàng.
● Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:

Người bán Người mua

- Giao hàng an toàn lên trên phương tiện vận tải. - Nhận hàng hóa theo như thời gian và địa điểm 2
- Thuê tàu vận chuyển hàng hóa. bênquy định.
- Kiểm soát chất lượng, số lượng, trọng lượng của - Chịu mọi rủi ro với hàng hóa khi tàu đã cập cảng đích.
hànghóa trước khi giao lên tàu. - Làm các thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa
- Đóng gói đúng cách để bảo đảm an toàn cho hàng - Thông báo cho người bán chính xác về địa điểm
hóatrong suốt quá trình vận chuyển. nhậnhàng thuộc cảng đích và thời gian nhận hàng
- Gửi các chứng từ vận tải gốc cũng như là các bản
điệntử đến cảng đích cho người mua.
- Chịu mọi chi phí và rủi ro để cung cấp thông tin
chongười mua mua bảo hiểm hàng hóa
● Cách ghi nhớ Incoterms CFR: Đơn giản là người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến
cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ hàng do người muachịu nếu có thỏa thuận.Giá CFR = Giá FOB + F
(Cước phí vận chuyển)
10.3.2. CIF (Cost – Insurance and Freight): Tiền hàng- bảo hiểm và cước phí
- Nội dung: Với CIF Incoterms 2020, người bán thông quan xuất khẩu và vận chuyển hàng đến
đặt hàng lên trên tàu chuyênchở do người mua chỉ định tại cảng đi do 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng
hoặc mua lại hàng hóa đã đặt sẵntrên phương tiện vận tải nói trên. Ngoài ra ở CIF Incoterms 2020 thì
người bán sẽ có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cho hàng hóa.
● Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển từ người
bánsang người mua khi mà hàng hóa đã an toàn trên tàu. Tuy nhiên người bán sẽ phải chịu chi phí để
đưađược hàng đến cảng đích, tức là sẽ phải thuê tàu chuyên chở hàng.
● Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:
Người bán Người mua

- Giao hàng an toàn lên trên phương tiện vận tải. - Nhận hàng hóa theo như thời gian và địa điểm 2 bênquy
- Thuê tàu vận chuyển hàng hóa. định.
- Kiểm soát chất lượng, số lượng, trọng lượng của - Chịu mọi rủi ro với hàng hóa khi tàu đã cập cảng đích.
hàng hóa trước khi giao lên tàu. - Làm các thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa.
- Đóng gói đúng cách để bảo đảm an toàn cho hàng - Thông báo cho người bán chính xác về địa điểm nhận hàn
hóa trong suốt quá trình vận chuyển. thuộc cảng đích và thời gian nhận hàng
- Gửi các chứng từ vận tải gốc cũng như là các bản
điện tử đến cảng đích cho người mua.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa ở mức thấp nhất.
● Cách ghi nhớ Incoterms CIF:
Quá trình chuyên chở từ cảng mua đến cảng bán là do người bán chịu rồi nhưng nếu dọc đường đi,
chẳng mayhàng hóa bị hỏng thì sao? Rõ ràng là cần phải mua bảo hiếm cho hàng. Như vậy CIF giống
CFR ngòai việcngười bán phải mua bảo hiểm. Thường thì mua bảo hiểm ở mức tối thiểu theo FPA hay
ICC(C) -110% giá trịhàng hóa giao dịch.Bí quyết để nhớ nhóm CIF vối các nhóm khác là từ
I-Insurance-Bảo hiểm.Giá CIF = Giá FOB + F (cước vận chuyển) + (CIF x R) = (FOB+F)/(1-R)Có
những doanh nghiệp mua hàng, mặc dù ta đã chuyển hàng đến cảng nhưng họ chưa thỏa mãn, muốn ta
chuyển công ty hay địa điểm họ chỉ định nằm sâu trong nội địa, do vậy phát sinh thêm điều kiện CPT,
CIP.
10.3.3. CPT (Carriage paid to): Cước phí trả tới
- Nội dung:
Với CPT Incoterms 2020, người bán có nghĩa vụ vận chuyển hàng giao cho người chuyên chở. Đây là
quy tắccó thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải, bao gồm cả vận tải đa phương thức. Bên bán sẽ
chịu chi phí vậnchuyển hàng đến cảng đích, rủi ro sẽ được chuyển giao khi mà hàng hóa được giao cho
bên vận tải đầu tiên
● Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa:
+ Nếu sau khi chuyển hàng cho bên vận tải đầu tiên, bất kì điều gì làm nảy sinh rủi ro và chi
phívới hàng hóa mà không nằm trong hợp đồng vận tải người bán ký kết để đưa hàng tới cảng đíchsẽ do
người mua chịu.
+ Với CPT Incoterms 2020, có 2 điểm đáng lưu ý là nơi mà hàng hóa được giao cho bên vận tải
đầu tiên (nơi chuyển giao rủi ro hàng hóa), và nơi mà 2 bên đàm phán là địa điểm đích đến củahàng (
điểm mà người bán phải ký hợp đồng vận tải để đưa hàng tới đó).
● Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:
Người bán Người mua

- Chi phí làm thủ tục xuất khẩu - Các chi phí liên quan đến hàng hóa( ngoại trừ các chiphí làm
- Các chi phí liên quan đến việc đưa hàng tới thủ tục xuất khẩu do bên bán chịu và các chi phíđã có trong hợp
và giao chobên vận tải đầu tiên đồng vận tải) sau khi bên vận tải đầutiên nhận hàng.
- Các chi phí đưa hàng đến cảng đích theo - Chi phí làm hàng tại cảng đích và vận chuyển về kho
hợp đồng vậntải đã kí kết - Chi phí Local charges tại cảng đích trừ những chi phímà người
- Chi phí chuyển các chứng từ cho người mua bán đã trả cho bên vận tải
- Chi phí vận tải qua các nước quá cảnh theo - Chi phí phát sinh do người mua không kịp hay khôngthông báo
hợp đồngvận tải chính xác cho người bán về thời điểm và địađiểm nhận hàng.
- Các chi phí liên quan đến kiểm tra hàng hóa trước khixuất
khẩu trừ khi các thủ tục này là của cơ quan có thẩmquyền nước
xuất khẩu
● Cách ghi nhớ Incoterms CPT:
CPT= CFR + F (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định.
Đặc điểm nổi bật của CPT là ở chỗ đó, giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng
dỡ hàngđến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định.
10.3. 4. CIP (Carriage and insurance paid to): Cướcphí & BHtrảtới
- Nội dung: Với CIP Incoterms 2020, người bán có nghĩa vụ vận chuyển hàng giao cho người
chuyên chở, trả tiền vậnchuyển hàng tới cảng đích và mua bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện A là
điều kiện bảo hiểm cao nhất. Đâylà quy tắc có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải, bao gồm cả
vận tải đa phương thức.
● Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Bên bán sẽ chịu chi phí vận chuyển hàng đến cảng đích, rủi
ro sẽ được chuyển giao khi mà hàng hóa được giao cho bên vận tải đầu tiên. Tức là nếu sau khi chuyển
hàngcho bên vận tải đầu tiên, bất kì điều gì làm nảy sinh rủi ro và chi phí với hàng hóa mà không nằm
tronghợp đồng vận tải người bán kí kết để đưa hàng tới cảng đích sẽ do người mua chịu.
● Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:
Người bán Người mua

- Cung cấp hóa đơn thương mại và các giấy tờ khác - Chịu trách nhiệm cho mọi rủi ro và tổn thất xảy ra
theohợp đồng. vớihàng hóa từ khi hàng được giao cho bên vận tải đầu
- Chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa an toàn tiên.
tớigiao cho bên vận tải đầu tiên tại địa điểm đã định - Làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
vàothời gian đã thỏa thuận. - Làm các thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa.
- Thuê và làm hợp đồng vận tải để đưa được hàng - Thông báo cho người bán chính xác về địa điểm
hóađến cảng đích theo các tuyến thông thường thuận nhậnhàng thuộc cảng đích và thời gian nhận hàng.
tiệnnhất. - Không có nghĩa vụ phải làm hợp đồng vận tải hay
- Đóng gói đúng cách để bảo đảm an toàn cho hàng hợpđồng bảo hiểm
hóatrong suốt quá trình vận chuyển.
- Làm thủ tục xuất khẩu, cung cấp các thông tin
vàchứng từ để người mua làm thủ tục nhập khẩu.
- Thông báo cho người mua về việc giao hàng cho
bênvận tải và cung cấp bằng chứng về việc đã giao
hàng antoàn cho bên vận tải.
- Mua bảo hiểm hàng hóa theo mức cao nhất là mức A
● Cách ghi nhớ Incoterms CIP:
- CIP = CIF + (I + F) (Cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng
dongười bán chỉ định)
- CIP = CPT + I (Cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ
định)/
- Như vậy trong nhóm C, có các lưu ý sau:
+ Trách nhiệm làm thủ tục nhập khãu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu thuộc người mua.
+ Trách nhiệm người bán tăng dần CFR ——->>> CIF——->>> CPT——->>> CIP.
+ CIF, CFR chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy.
+ CPT, CIP áp dụng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, và cả vận tải đa phương thức.
10.4. INCOTERMS NHÓM D
10.4.1. DDP (Delivered duty paid): Giao hàng đã nộp thuế
- Nội dung:
Với DDP Incoterms 2020, người bán chuyển giao hàng hóa sang cho người mua khi hàng hóa đã được
đưa tớiđịa điểm giao hàng đã quy định trong hợp đồng, dưới sự định đoạt của người mua, đã thông quan
nhập khẩu,sẵn sàng để dỡ xuống. Đây là quy tắc mà người bán phải chịu mức trách nhiệm cao nhất, làm
cả thông quan đầunhập khẩu.
● Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Người bán chịu mọi rủi ro và chi phí để đưa được hàng đến
địađiểm giao hàng đã định sẵn trong hợp đồng kể cả thông quan hải quan ở đầu nhập khẩu.
● Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:
Người bán Người mua

-Ký kết hợp đồng vận tải để đưa được hàng đến - Trả tiền hàng theo hóa đơn thương mại của lô hàng.
điểmđích quy định. - Thông báo cho người bán về thời gian, địa điểm sẵnsàng
- Đóng gói và kẻ ký mã hiệu, kiểm đếm hàng. nhận hàng.
- Làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa. - Giúp người bán lấy các chứng từ cần thiết phục vụ
- Làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. choviệc làm thủ tục hải quan.
- Giao hàng kèm theo hóa đơn thương mại và các - Nhận hàng tại địa điểm và thời gian như hợp đồng.
chứngtừ khác được quy định trong hợp đồng tại địa - Chịu mọi trách nhiệm với hàng hóa từ khi nhận hàng.
điểm vàthời gian đã quy định. - Người mua không cần mua bảo hiểm. Tuy nhiên
- Chịu mọi rủi ro và chi phí đến khi hàng hóa được giao nếungười bán yêu cầu các thông tin cần thiết để mua
bảohiểm thì người mua cần phải chịu rủi ro và chi phí
đểcung cấp được các thông thi này cho người bán
● Cách ghi nhớ Incoterms DDP:
Nghĩa là người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng đến nới đến và có nghĩa vụ thông quan nhập
khẩu—>DDP thể hiện nghĩa vụ tối đa của người bán

10.4.2. DAP (Delivered at place): Giao hàng tại nơi đến


- Nội dung: Với DAP Incoterms 2020, người bán chuyển giao hàng hóa và rủi ro sang cho người
mua khi hàng hóa được đặtdưới quyền định đoạt của người mua, trên phương tiện vận tải đã ở địa điểm
đích nhắc đến trong hợp đồng, sẵnsàng để dỡ xuống. Đây là quy tắc có thể sử cho nhiều phương thức
vận tải.
● Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Người bán chịu mọi rủi ro và chi phí để đưa được hàng đến
địađiểm giao hàng đã định sẵn trong hợp đồng.
● Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này
Người bán Người mua

- Ký kết hợp đồng vận tải để đưa được hàng đến - Trả tiền hàng theo hóa đơn thương mại của lô hàng.
điểmđích quy định. - Thông báo cho người bán về thời gian, địa điểm sẵnsàng
- Đóng gói và kẻ ký mã hiệu, kiểm đếm hàng. nhận hàng.
- Làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa. - Làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng.
- Giao hàng kèm theo hóa đơn thương mại và các - Nhận hàng tại địa điểm và thời gian như hợp đồng.
chứngtừ khác được quy định trong hợp đồng tại địa - Chịu mọi trách nhiệm với hàng hóa từ khi nhận hàng.
điểm vàthời gian đã quy định. - Người mua không cần mua bảo hiểm. Tuy nhiên
- Chịu mọi rủi ro và chi phí đến khi hàng hóa được giao nếungười bán yêu cầu các thông tin cần thiết để mua
bảohiểm thì người mua cần phải chịu rủi ro và chi phí
đểcung cấp được các thông thi này cho người bán
● Cách ghi nhớ Incoterms DAP: Người bán chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng đã được đặt dưới sự
định đoạt của người mua trên phương tiện vậntải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến.
10.4.3. DPU (Delivery at Place Unloaded):
- Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Việc chuyển giao hàng hóa được coi là hoàn thành khi
người bánđưa được hàng đến và dỡ xuống tại điểm giao hàng đã quy định vào thời gian đã thỏa thuận,
đặt hàngdưới sự định đoạt của người mua.
- Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này:
-
Người bán Người mua

- Ký kết hợp đồng vận tải để đưa được hàng đến điểm - Trả tiền hàng theo hóa đơn thương mại của lô hàng.
đích quy định.- - Thông báo cho người bán về thời gian, địa điểm sẵn sàng
Đóng gói và kẻ ký mã hiệu, kiểm đếm hàng. nhận hàng.
- Làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa. - Làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng.
- Giao hàng kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng - Nhận hàng tại địa điểm và thời gian như hợp đồng.
từ khác được quy định trong hợp đồng tại địa điểm và - Chịu mọi trách nhiệm với hàng hóa từ khi nhận hàng.
thời gian đã quy định - Người mua không cần mua bảo hiểm. Tuy nhiên nếu
.- Chịu mọi rủi ro và chi phí đến khi hàng hóa được người bán yêu cầu các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm
giao. thì người mua cần phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp
- Dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải ở địa điểm giao được các thông thi này cho người bán
hàng.
- Cách ghi nhớ Incoterms DPU: Người bán chịu mọi rủi ro và chi phí để đưa được hàng đến địa
điểm giao hàng đã định sẵn trong hợp đồng, sauđó dỡ hàng xong thì mới hết trách nhiệm. Hai bên nên
cân nhắc kĩ việc chỉ ra 1 điểm giao hàng càng chi tiết càng tốt.

* Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng có liên quan đến việcvận chuyển hàng NK đến cửa
khẩu nhập (trong hợp đồng ngoại thương/ vận đơn).
- Nhóm E (EXW)/Nhóm F (FCA, FAS, FOB)→ Nhóm E, F: Cước phí vẫn tải phải cộng vào.
- Nhóm C (CFR, CIF, CPT, CIP)→ Không cộng chi phí vận tải này nữa.
Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hóa NK đến cửa khẩu nhập. (Trên hóa đơn chưa có thì mới cộng).
- Nhập khẩu: Giá tính thuế tính theo giá CIF (vận chuyển = đường biển), Giá tính thuế tính theo
giá CIP (vận chuyển = đường hàng không), Giá tính thuế tính theo giá DAF/ DAP (vận chuyển qua biên
giới đất liền)
- Xuất khẩu: Giá tính thuế tính theo giá FOB (vận chuyển = đường biển), Giá tính thuế tính theo
giá FCA (vận chuyển = đường hàng không), Giá tính thuế tính theo giá DAF/ DAP (vận chuyển qua
biên giới đất liền).
● MỘT SỐ CÂU ĐÚNG/SAI LIÊN QUAN INCOTERM:
1. khi làm thủ tục xuất khẩu cho lô hàng theo điều kiện CIF ng xk phải nộp cả B/L, insurance
certificate để cơ quan hải quan tính thuế xk cho lô hàng.
=> Đúng. Để cơ quan hải quan tính thuế XK cho lô hàng thì cơ quan hải quan phải tính trị giá hải quan
cho lô hàng. Đối với hàng hóa xuất khẩu: Trị giá tính thuế là giá bán tại cửa xuất (giá FOb, DAP) không
bao gồm phí bảo hiểm I và phí vận tải F. Giá cif bao gồm tiền hàng, phí bảo hiểm, phí vận chuyển hàng
hóa. Nên khi tính trị giá hải quan, khoản điều chỉnh trừ sẽ gồm phí vận tải và phí bảo hiểm. Vì vậy
doanh nghiệp phải nộp cả….
2. công ty của bạn nhập khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB khi tính thuế cần xuất trình cả vận
đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm và hóa đơn thương mại là đúng or sai?
=> đúng.Vì tính thuế theo giá CIf nên muốn từ giá FOB chuyển về giá CIF thì phải biết cước vận
chuyển phí bảo hiểm để cộng vào nên phải có các chứng từ kia.
3. Công ty A xuất khẩu theo giá FOB, công ty phải XK xuất trình vận đơn và giấy chứng nhận
BH.=>Sai vì giá tính thuế hàng XK không có phí BH, cước vận chuyển.
3. Với điều kiện FOB người bán thuê phương tiện vận tải thì người chuyên chở phải giao
chứng từ vận tải (B/L) cho người mua.=> Sai. Việc giao chứng từ vận tải cho ai không phụ thuộc vào
ai là người thuê tàu mà là do thỏa thuận giữa 2 bên và do IC quy định. FOB. Người mua có trách nhiệm
lấy BL với chi phí của mình, người bán chỉ hỗ trợ
4. Các điều kiện cơ sở giao hàng chỉ được sử dụng trong vận tải đường biển và thủy nội địa là
CIF, CFR, DAP. => Sai. CIF, CFR, FOB, FAS.
5. . Khi giao hàng theo điều kiện FAS, Incoterms 2010 người bán không thể lấy được Shipped
on board B/L. => Đúng. Chuyển giao rủi ro ở dọc mạn tàu tức là mooc salan. Trách nhiệm bốc hàng lên
tàu không thuộc về người bán, chỉ lấy được Receive for shipment BL
6. Khi người xuất khẩu am hiểu thủ tục hải quan của nước xuất khẩu thì có thể sử dụng điều
kiện EXW=> Đúng. EXW nghĩa vụ của người bán là tối thiểu, chuẩn bị hàng chưa bốc tại xưởng của
mình.
7. . Khi giao hàng theo điều kiện FCA người bán có nghĩa vụ cung cấp chứng từ vận tải cho
người mua.=> Đúng. Với các điều kiện FCA, người bán có nghĩa vụ với chi phí của chính mìnhphải
cung cấp chứng từ vận tải cho người mua. Chỉ có 2 điều kiện FAS và FOB,người mua mới có nghĩa vụ
lấy BL
8. Điều kiện CFR, CPT, Incoterms 2010 người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa
=> Sai. Do người mua mua BH.
9. Sử dụng điều kiện CIF an toàn cho người nhập khẩu hơn điều kiện FOB.
=> Sai. – Nếu xét về việc chịu rủi ro trên đường vận chuyển, thì FOB và CIF là như nhau đối với người
xuất khẩu. Vì với cả hai điều kiện thì người xuất khẩu chỉ chịu rủi ro cho đến khi hàng đã được đưa lên
tàu. Còn đối với người nhập khẩu, việc nhận định giá CIF an toàn hơn giá FOB là hoàn toàn không
đúng. Do khi là người mua, nhà nhập khẩu sẽ phải chịu mọi rủi ro trên đường vận chuyển ở cả hai điều
kiện là như nhau. Thậm chí, tính theo giá CIF có khi còn rủi ro hơn vì người nhập khẩu không thể chủ
động trong việc thuê tàu, dễ mắc phải những rủi ro hơn nếu như việc nắm bắt thông tin về việc thuê tàu
là không hoàn hảo..
10. Khi giao hàng theo điều kiện EXW, Incoterms 2010 người bán phải xuất trình chứng từ vận
tải cho bên mua=> Sai. Chỉ cung cấp bằng chứng giao hàng cho bên mua vì bên mua thuê PTVT.Bằng
chứng ở đây được hiểu là CI, biên lai, hóa đơn,…
11. Giao hàng theo điều kiện CIF, Incoterms trên B/L không được phép ghi Freight to collect.
=> Đúng. Trên BL mục cước phí có ý nghĩa là ai là người trả cước phí vì thế sẽ ghi freight prepaid
cho nhóm C,D. Freight to collect cho nhóm E và F

Câu 11: XNK tại chỗ, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, Nk để sản xuất xuất khẩu, gia công
quốc tế ( khái niệm) . (thao)
Xuất nhập khẩu tại chỗ (On spot Export and Import) là việc nhà xuất khẩu ở Việt Nam bán hàng cho
thương nhân nước ngoài (nhà nhập khẩu), và được nhà nhập khẩu này chỉ định giao hàng cho một đơn
vị khác trên lãnh thổ Việt Nam.
Ví dụ:
Công ty bao bì Toàn Phát tại Hưng Yên bán hàng cho Công ty Taifeng của Đài Loan, và được chỉ định
giao lô hàng vỏ thùng carton cho Công ty may Gia Lộc (làm gia công cho Taifeng) tại kho hàng ở Hải
Dương. Như vậy, hàng xuất khẩu cho đối tác nước ngoài (Đài Loan), nhưng lại giao ngay trên lãnh thổ
Việt Nam (Hải Dương) theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.
Căn cứ theo Điều 29 Luật Thương mại 2005 về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá được
quy định cụ thể như sau:
“Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra
khỏi Việt Nam.”
Căn cứ theo Điều 29 Luật Thương mại 2005 về tạm xuất, tái nhập hàng hoá được quy định cụ thể như
sau:
“Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp
luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt
Nam.”
Căn cứ Điều 30 Luật Thương mại 2005 quy định về chuyển khẩu hàng hóa như sau:
“Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một
nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không
làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.”

1. Khái quát về hình thức sản xuất xuất khẩu


Loại hình sản xuất xuất khẩu là phương thức kinh doanh sản xuất mà doanh nghiệp thực hiện nhập
nguyên vật liệu từ nhiều nguồn về để chế biến ra sản phẩm xuất khẩu.
=> Đây là hình thức mua đứt bán đoạn của doanh nghiệp.
2. Đặc điểm của hình thức sản xuất xuất khẩu
- Loại hình sản xuất xuất khẩu là đối tượng không chịu thuế VAT (Theo khoản 20
điều 4 thông tư 219/2013/ TT-BTC)
- Được miễn thuế theo điều 12 nghị định 134/2016/ NĐ -CP
- Làm chủ quy trình sản xuất, tự chủ về nguồn nguyên vật liệu
- Có thể bán cho các đối tác khác nhau, các nước khác nhau.
3. Khái quát về hàng hóa xuất nhập khẩu theo hình thức nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất
khẩu
- Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh
kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá
trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa;
- Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với
sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm
xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra
nước ngoài
- Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;
- Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu;
- Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn thành hợp đồng phải tái xuất trả lại
khách hàng nước ngoài.
Gia công quốc tế - International processing là phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên (gọi
là bên nhận gia công ) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho một bên khác (gọi là bên đặt gia
công) để chế biến thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).
Bản chất gia công quốc tế là hình thức bán giữa tiền và dịch vụ. Một bên chấp nhận thuê bên kia gia
công là muốn mua phí gia công là muốn mua phí gia công rẻ của bên nhận gia công. Bên nhận gia công
thực chất là muốn bán sức lao động để có thu nhập. Do đó, xét về khía cạnh quốc tế hóa thì gia công
quốc tế là hình thức xuất nhập khẩu lao động tại chỗ. Phần lớn các công ty kinh doanh ở các quốc gia
phát triển đều thiếu lao động phổ thông nên chi phí lao động rất cao.

Cty A ký hợp đồng Xk với cty B nước ngoài thì trên hợp đồng quy định giao cho 1 khách hàng trong
nước thì hàng hóa sẽ k ra khỏi cửa khẩu xuất ở Vn là đúng hay sai? => Đúng. Vì đây là XK tại chỗ.

III. LÝ THUYẾT TRÌNH BÀY ( 1 câu tự luận)


Câu 12: Gian lận về trị giá hải quan, biện pháp: LP
1. Khái niệm:
- Trị giá hải quan là giá thực tế đã hoặc sẽ phải trả cho hàng hóa khi hàng hóa đó được bán
theo nghiệp vụ XK đến nước của người NK và được điều chỉnh phù hợp với các quy định
của điều 8 Hiệp định giá trị GATT.
- Gian lận về trị giá Hải quan là hành vi khai báo gian dối giá trị thực của hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu nhằm trốn tránh những nghĩa vụ quy định (số thuế phải nộp) cho hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu”
2. Các hình thức gian lận trị giá hải quan:
Qua tổng kết thực tiễn của các nước tổ chức hải quan thế giới đã phân 12 loại hình gian lận về trị
giá tình hình thực tế ở Việt Nam thời gian qua đã cho thấy các hình thức gian lận thương mại trên
thế giới cũng chính là hình thức gian lận xảy ra ở Việt Nam:
- Người bán xuất khẩu đi giá hóa đơn thấp
- người Nhập khẩu cung cấp hóa đơn thương mại sai lệch
- người Nhập khẩu làm sai lệch những tài liệu khác với trị giá
- người Bán người mua thông đồng cung cấp hóa đơn thương mại giá sai lệch
- sử dụng hai bộ hóa đơn thương mại.
- Nộp cho cơ quan Hải quan hóa đơn thương mại của một phần trị giá thật của hàng hóa
- Nộp cho cơ quan Hải quan những tài liệu giả nhằm giảm cước vận chuyển hàng hóa
- khấu Trừ những khoản tiền nhận được hoặc không phải trả phát sinh trong Giao dịch Thương
mại
- Mô tả sai hàng hóa để giảm trị giá tính thuế
- Khai Tăng trị hàng Hàng nhập khẩu để tránh nộp thuế chống phá giá
- gian lận trị giá đối với hàng xuất khẩu
- Những hình Thức gian lận phức tạp cùng một lô hàng nhập khẩu nhưng những đối tượng
gian lận đã dùng nhiều thủ đoạn khác nhau rất tinh vi nhằm qua được sự kiểm soát của cơ
quan hải quan để trốn thuế.
3. Thực trạng gian lận trị giá ở Việt Nam
Theo thống kê của cơ quan Hải quan và kiểm toán nhà nước, gian lận trị giá trong hoạt động nhập
khẩu ngày càng tăng và có diễn biến phức tạp với các phương thức thủ đoạn gian lận ngày càng
tinh vi thay đổi theo hướng lợi dụng những bất cập trong quy trình thủ tục hải quan và sự thay đổi
của chính sách mặt hàng. Thực tiễn ở Việt Nam đã sử dụng 3 hình thức gian lận trị giá phổ biến đối
với hàng nhập khẩu là khai báo chị là thấp hơn thực tế, khai báo trị giá hải quan cao hơn thực tế và
khai báo sai nước xuất xứ so với thực tế.
● Doanh nghiệp khai báo trị giá thấp hơn thực tế: Đây là hình thức gian lận phổ biến nhất, doanh
nghiệp thường sử dụng các hành vi sau:
- Khai báo thấp trị giá đối với những mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, có thuế suất cao,
những mặt hàng nhạy cảm hay biến động về giá.
- Dựa vào danh mục dữ liệu giá của cơ quan Hải quan để khai báo trị giá của các lô hàng nhập
khẩu giống hệt, tương tự thấp hơn trị giá giao dịch thực tế, sau đó khai thấp dần trị giá khai báo
đối với các lô hàng cùng loại, tương tự đã nhập khẩu trước đó.
- Khai thấp trị giá đối với lô hàng nhập “thử”, tức nhập để thăm dò thái độ của cơ quan hải
quan, sau đó nhập khẩu ồ ạt liên tục trong một khoảng thời gian ngắn theo mức giá thấp đã
khai báo trước đó và khi cơ quan hải quan chưa kịp xác minh, xử lý thì doanh nghiệp tiến hành
thủ tục giải thể hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
- Chia nhỏ linh kiện, phụ tùng của sản phẩm nguyên chiếc để gian lận giá.
- Chủ hàng lợi dụng các quy định về chiết khấu, giảm giá hoặc không khai báo tiền bản quyền,
phí giấy phép, các khoản trợ giúp, phí hoa hồng hoặc các khoản thanh toán gián tiếp để làm
giảm trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
- Chủ hàng lợi dụng chính sách thông quan hàng hóa luồng xanh được miễn kiểm tra chi tiết
chứng từ và hàng hóa để gian lận thuế.
- Chủ hàng lợi dụng sự thông thoáng trong thủ tục hải quan, lợi dụng cơ chế tự kê khai, tự chịu
trách nhiệm đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu đã khai sai tên hàng, chủng loại, khối lượng, mã
số hàng hóa trên tờ khai Hải quan, đưa hàng hóa từ mã số có thuế suất cao về mã số có thuế
suất thấp với mục đích che giấu tên hàng thực nhằm gian lận thuế. Ví dụ, vào tháng 11/2019,
Đội Giám sát và Kiểm soát Hải quan (Cục Hải quan TP.HCM) đã chặn bắt 4 container chứa
gần 100 tấn phế liệu lợi dụng hệ thống thông quan luồng Xanh để trốn thuếLô hàng trên được
xuất khẩu đi Hàn Quốc. Trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp khai báo hàng hóa là ống thép
tròn mạ kẽm, thuế suất thuế xuất khẩu 0%. Qua công tác thu thập thông tin, Hải quan TP.HCM
đã phát hiện có dấu hiệu gian lận nên đã đề nghị dừng thông quan, chuyển luồng kiểm tra thực
tế. Kết quả kiểm tra phát hiện toàn bộ hàng hóa là vỏ nhôm phế liệu, chịu mức thuế suất thuế
xuất khẩu 22%. Ước tính ban đầu, trị giá lô hàng gần 3 tỷ đồng, số tiền thuế ẩn lậu trên 500
triệu đồng. Đây là một trong nhiều vụ việc điển hình về tình trạng lợi dụng cơ chế quản lý rủi
ro, thông quan luồng Xanh (luồng miễn kiểm tra) để trốn thuế khi xuất khẩu phế liệu thời gian
qua.
● Doanh nghiệp khai báo trị giá cao hơn thực tế:
Khai tăng trị giá tính thuế so với trị giá thực tế của hàng hóa nhập khẩu để tăng vốn đầu tư
và chuyển “lậu” lợi nhuận ra nước ngoài, hình thức này thường được thực hiện bởi các doanh
nghiệp nhập khẩu hàng hóa dưới hình thức tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài như các Công ty đa
quốc gia, Công ty mẹ – con… Ngoài ra, một số doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp nhập
khẩu là đầu mối cung cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước cũng dùng thủ đoạn này để rút tiền từ
ngân sách Nhà nước hoặc trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Hàng nhập khẩu thường là những
mặt hàng có thuế suất nhập khẩu thấp, hoặc được miễn thuế nhập khẩu như máy móc, thiết bị,
hoặc nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu…
-Các phương thức gian lận phổ biến:
+ Làm sai lệch trị giá hàng hóa, việc khai báo sai trên hóa đơn, thậm chí làm giả hóa
đơn có thể hỗ trợ cho hành vi khai thấp hoặc khai trị giá cao hơn thực tế.
+ Giao hàng và thanh toán từng phần.
+Cố ý dẫn đến lập lờ về giá nhập khẩu.
+ Khai báo sai số lượng và tên hàng để có thể dẫn đến lợi thế về giá.
● Doanh nghiệp khai báo sai nước xuất xứ so với thực tế:
Khai sai nước xuất xứ nhằm chứng minh cho giá thấp hơn hoặc cao hơn (khai thấp hoặc khai
trị giá cao hơn thực tế). Phương thức gian lận phổ biến:
- Che giấu xuất xứ thật của hàng hóa bằng cách chuyển tải qua nước thứ ba.
- Hàng hóa từ một nước có thể được trộn lẫn với hàng hóa của một nước khác nhằm tránh
phải nộp thuế.
-Hàng hóa có thể được để lẫn với hàng hóa nước khác trong cùng một hộp hay container,
hoặc có thể được gắn kết vào hàng hóa nước khác.
Ví dụ, vào đầu năm 2021, Chi cục Hải quan Long Thành - Cục Hải quan Đồng Nai xử phạt
hành chính Công ty TNHH H.R VN 5,5 triệu đồng vì nhập khẩu lô hàng kẽm chưa gia công,
không hợp kim theo loại hình E31 có khối lượng 20.684 kg, trị giá 1,66 tỷ đồng nhưng
trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa, Chi cục Hải quan Long Thành phát hiện công ty
đã khai sai tên hàng và xuất xứ hàng hóa. Cụ thể, hàng hóa có xuất xứ từ Úc nhưng công ty
lại khai xuất xứ Đài Loan.
‘Trong 6 tháng đầu năm 2023, đơn vị đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 1.358 vụ việc vi phạm pháp
luật hải quan, với trị giá hàng hóa vi phạm ước tính là 1.759 tỷ đồng; đã khởi tố 1 vụ buôn lậu
và chuyển hồ sơ cho cơ quan công an đề nghị khởi tố 29 vụ việc vi phạm’’ - báo cáo của Cục
Hải quan TP. Hồ Chí Minh.
4. Biện pháp:
● Với doanh nghiệp VN:
- Doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ tự giác tuân thủ và chấp hành luật Hải quan trong quá
trình Kinh doanh việc tìm hiểu chính sách pháp luật để thực hiện cho đúng là trách nhiệm của
các doanh nghiệp
- Doanh nghiệp cần minh bạch hóa các chứng từ có liên quan đến việc xác định trị giá hàng
hóa đặc biệt là cần phải đàm phán cẩn thận rõ ràng với đối tác khi ký hợp đồng mua bán quốc
tế Nếu có thể được thì thể hiện đầy đủ ngay trên hợp đồng những cái điều khoản điều chỉnh
Còn không thì phải thỏa thuận và tạo sẵn cơ sở để khi Cơ quan Hải quan yêu cầu chứng minh
giải thích những khoản nằm ngoài hợp đồng thì có thể đáp ứng ngay được
- Doanh nghiệp cần chủ động phản ánh những khó khăn vướng mắc trong quá trình khai báo
hải quan xác định trị giá hải quan để kịp thời giải quyết
- Doanh nghiệp cần đấu tranh mạnh mẽ với những người không tự giác chấp hành đấu tranh
với những tiêu cực để tạo môi trường lành mạnh công bằng giữa các doanh nghiệp và sự
minh bạch trong quản lý kinh tế
● Với cơ quan hải quan:
- Cần đẩy mạnh công tác kiểm tra trị giá hải quan và nâng cao hiệu quả công tác tham vấn giá.
Trong các khâu thì Khâu kiểm tra khai báo trị giá tính thuế và thực hiện tham vấn trị giá có vị
trí quan trọng trên thực tế công tác kiểm tra trị giá hải quan phải được đẩy mạnh ngay tại thời
điểm làm thủ tục thông quan và đặc biệt là sau khi thông qua hàng hóa
- Liên Tục cập nhật các thủ đoạn gian lận giá trị giá hải quan Việc nhận diện các hành vi thủ
đoạn ra luận thuế của người nộp thuế là cơ sở để cơ quan quản lý thuế ngăn ngừa phát hiện và
xử lý kịp thời trong trường hợp gian lận thuế
- hoàn Hoàn thiện cơ sở dữ liệu giá phục vụ cho việc kiểm tra xác định trị giá tính thuế
- Nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thực hiện quản
lý kiểm tra giá tính thuế bằng cách: Tiếp tục thực hiện đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ công chức hải quan làm công tác giá tạo cơ hội học tập kinh nghiệm lẫn
nhau giữa các đơn vị
- Ngoài ra ngành hải quan cũng cần tăng cường kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải
quan với các cơ quan quản lý nhà nước ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực logistics bảo hiểm và các dịch vụ khác có liên quan.
Câu 13: GIAN LẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA( LP) :
I. Khái quát chung về xuất xứ hàng hóa: câu 9 có rồi nha!
II. Thực trạng gian lận xuất xứ hàng hóa..
1. Các trường hợp gian lận theo quy định của Luật pháp Việt Nam:........
- Hành vi xuất nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả
mạo xuất xứ Việt Nam: Theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP với mức phạt tiền cao nhất lên tới 100 triệu
đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị tịch thu tang vật vi phạm hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là
hàng hóa doanh nghiệp còn phải nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái
phép, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có
nội dung độc hại.
- Khai sai xuất xứ : Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp khai sai xuất xứ. Một
số hành vi khai sai về xuất xứ mới được bổ sung so với Nghị định 127/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ
sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP) như: khai sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thuộc
đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp.
- Hành vi vi phạm liên quan đến chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Các hành vi vi phạm về
xuất xứ quy định tại Điều 44 Nghị định 98/2020/NĐ-CP gồm: ∙ Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội
dung; cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật; tự chứng nhận sai xuất xứ hàng hóa; Làm giả
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,...
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả về nguồn gốc, xuất xứ hàng
hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa là hàng giả Theo điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định
98/2020/NĐ-CP quy định: Hàng hoá có nhãn hàng hoá hoặc bao bì hàng hoá ghi chỉ dẫn giả mạo tên,
địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hoá; giả mạo mã số đăng ký lưu
hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hoá hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân
khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
2. Thực trạng........
Bước sang năm 2023, tình hình buôn lậu, gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp
dự báo sẽ còn tiếp diễn phức tạp khi các quy định về phòng chống dịch được nới lỏng; lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu, hành khách, phương tiện xuất nhập cảnh tăng mạnh.
Theo đánh giá của các lực lượng chức năng, trong năm 2022-2023, tình hình gian lận xuất xứ sẽ còn
tiếp diễn tăng, chủ yếu là hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng trên nhãn mác hàng hóa thể hiện
"Made in Vietnam" hoặc trên bao bì, nhãn mác, phiếu bảo hành thể hiện bằng tiếng Việt các thông tin
về địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, website, trung tâm bảo hành tại Việt Nam để xuất đi nước thứ 3 hoặc
tiêu thụ nội địa. Điển hình như mới đây, qua kiểm tra sau thông quan đối với một số thành phẩm kệ
các loại xuất khẩu của Công ty TNHH MTV PANGLORY (Tây Ninh), Cục Hải quan Tây Ninh đã phát
hiện doanh nghiệp sử dụng tự chứng nhận xuất xứ Việt Nam trên tờ khai hải quan và in trên nhãn hàng
hóa, bao bì các thành phẩm dòng chữ “MADE IN VIETNAM” không đúng theo quy định. Doanh
nghiệp này đã bị xử phạt 140 triệu đồng và buộc lại số tiền trên 2,9 tỷ đồng thu lợi bất hợp pháp do thực
hiện hành vi vi phạm; đồng thời cải chính thông tin sai sự thật về xuất xứ hàng hóa.
Đối với xuất xứ hàng hóa, thủ đoạn thường gặp là doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh
nghiệp FDI) nhập khẩu nguyên vật liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện, phụ tùng để sản xuất,
gia công, lắp ráp nhưng hàng hóa không trải qua công đoạn gia công, sản xuất hoặc chỉ trải qua công
đoạn gia công, sản xuất, lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định nhưng khi xuất
khẩu khai xuất xứ Việt Nam trên nhãn hàng hóa hoặc hợp thức hóa bộ hồ sơ để xin cấp giấy chứng
nhận xuất xứ của Việt Nam. Để trốn tránh hàng rào thuế quan và hàng rào kỹ thuật trong bối cảnh
CCTM Mỹ-Trung, thời gian qua, xuất hiện hiện tượng hàng Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam để tìm
đường xuất khẩu sang Mỹ
Thủ đoạn khác là thành lập nhiều công ty, mỗi công ty nhập khẩu một số cụm linh kiện, phụ tùng
hoặc bộ phận tháo rời để lắp ráp hoặc bán cho công ty khác thực hiện gia công, lắp ráp công đoạn đơn
giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định nhưng ghi sản xuất tại Việt Nam hoặc xuất xứ Việt
Nam để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhằm đánh lừa người tiêu dùng hoặc xuất khẩu. Dẫn chứng:
Tháng 6 năm 2020, đối với xe đạp, xe đạp điện, thực hiện kiểm tra sau thông quan 4 DN lắp ráp xe đạp,
xe đạp điện xuất khẩu đi Mỹ, kết quả phát hiện vi phạm xuất xứ Việt Nam tại cả 4 DN. Thủ đoạn vi
phạm của DN là nhập khẩu đầy đủ các bộ phận, linh kiện của xe đạp, xe đạp điện ở dạng chưa lắp ráp
hoặc tháo rời về Việt Nam để lắp ráp thành sản phẩm xe đạp, xe đạp điện hoàn chỉnh. Các bộ phận,
linh kiện nhập khẩu không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, sản xuất nào khác hoặc chỉ trải qua các
công đoạn gia công đơn giản không làm thay đổi bản chất hàng hóa (như gia công sơn khung, càng, ghi
đông, tay lái, in nhãn cho một số sản phẩm) để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Các đối tượng vi phạm cũng lợi dụng hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài chuyển tải qua Việt Nam
để hợp thức hóa hồ sơ hoặc xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ sau đó xuất khẩu sang nước thứ ba; sử
dụng C/O giả hoặc C/O không hợp lệ, khai sai xuất xứ hàng hóa để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc
biệt theo các Hiệp định thương mại tự do khi làm thủ tục hải quan.
Một số đối tượng lợi dụng việc phân luồng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa để gian lận về số lượng,
chủng loại; khai sai, không khai báo trên tờ khai nhãn hiệu của hàng hoá nhập khẩu; hàng quá cảnh;
hàng nhập lậu qua đường mòn, lối mở; trà trộn hàng hoá vi phạm và hàng hoá không vi phạm để nhập
lậu.
Tuy nhiên, cho đến nay, theo các cơ quan chức năng, việc xử lý vi phạm liên quan đến gian lận xuất
xứ, chuyển tải bất hợp pháp vẫn gặp nhiều khó khăn, bởi các quy định pháp luật hiện hành chưa rõ
ràng, chưa cụ thể thế nào là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam. Hành vi khai sai xuất xứ đối với hàng hóa
xuất khẩu của DN chưa được quy định tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ, nên cơ quan Hải
quan không thể xử phạt được hành vi vi phạm này.
III. Nguyên nhân dẫn tới việc gian lận xuất xứ hàng hóa:
- Thu lợi bất chính
- Yếu kém trong khâu quản lý:
- Cách quy định xuất xứ của một số quốc gia: Một số nước cho phép nhà nhập khẩu được tự
khai báo, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nên xuất hiện hành vi gian lận xảy ra bên ngoài
lãnh thổ Việt Nam. Điều này vượt tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng Việt Nam.
IV. Giải pháp.
1. Đối với Nhà nước, cơ quan quản lí......
- Bổ sung các quy định pháp lý rõ ràng liên quan tới xuất xứ:
Chính phủ cần ban hành các Nghị định bổ sung, sửa đổi theo hướng quy định rõ ràng, cụ thể thế nào
là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam, hàng hóa giả mạo xuất xử, cách thức ghi tem nhãn,... Xây dựng và
ban hành các văn bản liên quan đến cấp và kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ điện tử (e-C/O)
Sửa đổi, bổ sung các quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan còn bất cập để đảm
bảo có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm hành vi gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa
Gỡ vướng, làm rõ chính sách quy định xuất xứ hàng hóa, đưa ra hướng dẫn cụ thể về ghi nhãn hàng
hóa xuất khẩu và cách thức kê khai xuất xứ hàng hóa trong điều kiện hàng hóa xuất khẩu không đáp
ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam.
- Cần tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài
Thiết lập tiêu chí phân luồng kiểm tra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu có mặt hàng có rủi ro
cao, thực hiện kiểm tra doanh nghiệp khi có dấu hiệu giao dịch xuất nhập khẩu tăng đột biến đối với
những mặt hàng thuộc đối tượng nghi ngờ.
Đẩy mạnh chống gian lận xuất xứ hàng hóa thông qua tăng cường hiệu quả của công tác cấp và
kiểm tra C/O, tăng cường kiểm tra đấu tranh với các hành vi gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa,
đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi, tạo thuận lợi cho xuất khẩu.;
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước thông qua hoàn thiện quy định xem xét, giải quyết việc đăng
ký đầu tư nước ngoài, quản lý các dự án đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các
mặt hàng có nguy cơ lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ
- Tăng cường công tác cấp và kiểm tra C/O
Tăng cường kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp C/O đối với hàng hóa xuất khẩu có nguy cơ gian lận xuất xứ
như linh kiện ô tô, các sản phẩm sắt, thép, hương (nhang) và các nguyên liệu làm hương, linh kiện ô tô,
máy móc, thiết bị điện … Ngoài ra, lưu ý các mặt hàng thuộc danh sách theo dõi có nguy cơ bị điều tra
phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế được Bộ Công Thương thông báo và cập nhật hằng quý và
các mặt hàng doanh nghiệp từ trước tới nay chưa (hoặc ít khi) đề nghị cấp C/O.
Thực hiện rà soát xác định các giao dịch, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có kim ngạch xuất nhập
khẩu tăng đột biến so với năng lực, quy mô sản xuất để tiến hành phân tích, quyết định kiểm tra. Đồng
thời, phối hợp với VCCI kiểm tra, rà soát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với một số
hàng hóa có dấu hiệu nghi vấn…
Trường hợp có nghi vấn liên quan đến khai báo xuất xứ, các thông tin thể hiện trên nhãn hàng hóa
như: không phù hợp thông tin về hàng hóa khai báo trên C/O và thông tin thể hiện trên nhãn hàng hóa
(tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, mã
vạch thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu so với chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan), Chi cục hải quan
nơi làm thủ tục hải quan chủ động chuyển luồng để kiểm tra thực tế hàng hóa xác minh nghi vấn
- Phối, kết hợp nội ngành, liên ngành và với cơ quan hải quan nước ngoài:
+ Phối hợp nội ngành: Phối hợp giữa Cục kiểm tra sau thông quan, Cục điều tra chống buôn lậu và Vụ
Thanh tra - Kiểm tra của Tổng cục
+ Phối hợp liên ngành:
+ Cục Quản lý thị trường: kiểm tra hàng hóa ngoại nhập đang tiêu thụ nội địa + Bộ Công an:
điều tra gian lận, làm giả giấy tờ xuất xứ
+ Bộ Công Thương: đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật
- Tuyên truyền, phổ biến, giải đáp về chính sách và quy định về xuất xứ hàng hóa đối với các doanh
nghiệp đến làm thủ tục đề nghị cấp C/O.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo để các doanh nghiệp tỉnh táo, thận trọng trong hợp tác
làm ăn; tránh cách làm ăn chụp giật, chạy theo những lợi ích trước mắt, tiếp tay cho các hành vi lợi
dụng, gian lận thương mại, gây ảnh hưởng đến uy tín, thậm chí thiệt hại đến các ngành sản xuất trong
nước.. Ngành hải quan cần thống kê, biểu dương các doanh nghiệp thực hiện tốt những quy định về
xuất xứ hàng hóa, làm căn cứ, tấm gương tiêu biểu để cách doanh nghiệp khác noi theo.
Xây dựng hệ thống thông tin, cổng thông tin điện tử, đường dây nóng 24/7 để hỗ trợ, giải đáp thắc
mắc của doanh nghiệp về các thủ tục hải quan, thủ tục đề nghị cấp C/O các giấy tờ chứng từ liên quan
đến xuất xứ hàng hóa.
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức hải quan, xây dựng mạng
lưới tình báo để kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu.
2. Đối với Doanh nghiệp
Cần chú trọng và thực hiện đúng các quy định về xuất xứ hàng hóa; tìm hiểu các quy định về xuất
xứ ở mỗi thị trường trước khi xuất khẩu để tránh các vụ kiện không đáng có sau này vì mỗi thị trường
lại có những quy định khác nhau.
Các DN, ngành hàng cần hoàn thiện hệ thống quản lý, số liệu; chủ động lưu trữ hồ sơ để bảo đảm
đáp ứng các yêu cầu về thông tin, chứng minh cho các cơ quan điều tra thấy mình không bán phá giá
hay lẩn tránh thuế. Nếu chẳng may có vướng phải vụ kiện pháp lý nào liên quan tới xuất xứ thì nên hợp
tác điều tra và chủ động liên hệ với Bộ Công Thương để có được sự tư vấn cũng như đồng hành, bảo vệ
DN của các cơ quan chức năng VN.
Doanh nghiệp cần chủ động về vấn đề xuất xứ để có thể tự cấp C/O. Hiện nay, cơ chế doanh nghiệp
tự cấp C/O là xu hướng phát triển của thế giới. Việc này sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho DN, thúc
đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư giữa các nước. Với cơ chế này, DN không phải tự đi xin xuất
xứ cho từng lô hàng xuất khẩu tại các tổ chức cấp C/O, mà có thể sử dụng quyền tự chứng nhận xuất xứ
để chủ động áp dụng cho các lô hàng xuất khẩu trong một thời gian nhất định. Tức trách nhiệm chứng
nhận nguồn gốc của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang DN (hoặc nhà nhập khẩu).
DN (hoặc nhà nhập khẩu) sẽ tự thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp
ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc C/O và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố đó. Tuy
nhiên, để có thể tự chứng nhận xuất xứ, doanh nghiệp cần đăng ký và đạt những điều kiện nhất định.
Cụ thể, Việt Nam đang tham gia áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong 3 FTAs là Hiệp định
Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu EU (EVFTA).
Không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Nếu phát hiện
các dấu hiệu vi phạm, doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, ngăn
chặn, tránh để hành vi của một vài doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh chân chính.
Câu 14: (HT) Gian lận trong buôn lậu, trốn thuế, biện pháp
I. Tổng Quan Về Buôn Lậu
1. Khái niệm
Theo Tổ chức Hải quan thế giới dành cho các điều tra viên về gian lận thương mại thì khái niệm
hành vi buôn lậu được nêu ra như sau: “Đó là hành vi đưa hàng hóa vào trong lãnh thổ một quốc
gia hay đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ đó mà vi phạm pháp luật hay các quy định hiện hành của
quốc gia đó, trốn tránh hay có ý định trốn tránh nộp thuế Hải quan bằng cách không khai báo hoặc
trốn tránh không chịu sự kiểm tra của cơ quan chức năng”.
Căn cứ Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, buôn lậu là hành vi buôn bán qua
biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt
Nam, ngoại tệ, kim khí, đá quý,...
Việc buôn bán trái pháp luật trên thể hiện thông qua hoạt động trao đổi hàng hóa mà không khai
báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, dấu diếm hàng hóa không có giấy tờ hợp lệ, trốn
tránh sự kiểm soát của hải quan, bộ đội biên phòng nhằm mục đích thu lợi bất chính.
2. Các hình thức buôn lậu
a. Buôn lậu theo đường tiểu ngạch
- Hình thức tổ chức buôn lậu kiểu mang vác, vận chuyển nhỏ lẻ, qua đường mòn, lối mở, giao dịch,
trao đổi hàng hoá cư dân biên giới…. giữa hai quốc gia là hình thức mang được lượng hàng lớn,
nhanh và ít tốn kém nhất.
- Nhập hay xuất khẩu hàng hóa từ nước ngoài nhưng không hề kê khai thuế quan, việc vận chuyển
chủ yếu dựa vào những kẽ hở của hải quan, công an hay biên phòng, thông qua các nhà môi giới
vận chuyển bằng nhiều cách để lén lút mang hàng hóa qua biên giới (vác qua đồi, qua đường mòn,
khai khống…) rồi gom lại tại một địa điểm để phân phối lại cho các chủ hàng thật sự.
- Lợi dụng chính sách cho cư dân vùng biên giới được miễn thuế với giá trị 2 triệu
đồng/người/ngày đối với hàng hóa mua bán, trao đổi…, cư dân biên giới đủ mọi lứa tuổi đã bị giới
buôn lậu lợi dụng và biến họ trở thành người khuân vác hàng lậu với giá rẻ, “tiếp tay” cho buôn lậu
hoành hành.
- Do siêu lợi nhuận từ buôn hàng lậu nên khi bị lực lượng chức năng bắt giữ, cánh vận chuyển hàng
lậu đã chống đối quyết liệt
Ví dụ: Đối với buôn lậu tiểu ngạch: tại cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh, mỗi ngày có từ 1,5 đến 2
vạn người qua lại cửa khẩu để xách hàng miễn thuế, cao điểm có lúc lên đến 24.000 người. Riêng
tại cửa khẩu này, năm 2014, tổng cộng có 1,95 triệu người qua lại, mà 87% trong số họ với "sổ
thông hành xanh" (tước giấy phép xuất cảnh dành cho cư dân ven biên giới có giá trị trong một
ngày). Theo chính quyền, rất nhiều người đã đút lót để có được sổ thông hành. Tại nhiều cửa khẩu
khác, tình hình cũng diễn ra tương tự, như ở cửa khẩu Lào Cai, đội quân “cửu vạn”, khoảng vài
ngàn người sẵn sàng được mướn để thồ hàng, mà ước tính một phần không nhỏ không thông qua
hải quan.

b. Buôn lậu theo đường chính ngạch


Không chỉ dừng lại ở việc lén lút mang vác hàng hóa qua đường mòn, lối mở, “thậm thụt” trong
đêm tối, các đầu nậu đã len lỏi ngày càng sâu và ngang nhiên buôn lậu qua con đường chính ngạch.
Các đối tượng vi phạm có xu hướng chuyển sang lợi dụng pháp nhân và sự thông thoáng từ khâu
thành lập, quản lý doanh nghiệp, ký kết hợp đồng thương mại, khai báo hải quan, thông quan và
hậu kiểm để buôn lậu. Có một số hành vi buôn lậu phổ biến như:
- Lưu thông hàng giả với quy mô lớn hơn, phương thức và thủ đoạn tinh vi hơn.
- Các hành vi phổ biến như không khai báo hải quan, khai sai tên hàng, số lượng, chủng loại, giá
trị, nguồn gốc xuất xứ, phá niêm phong tẩu tán hàng trên đường vận chuyển.
- Thẩm lậu sau khi đã tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chia hàng nhỏ lẻ, khoán cung đoạn vận chuyển,
nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn… để vi phạm.
- Đan xen với hoạt động buôn lậu là hoạt động rửa tiền, chuyển tiền với số lượng lớn.
- Hoạt động buôn lậu, lừa đảo, lưu thông hàng giả trên các nền tảng mạng xã hội như Youtube,
Facebook, Zalo, Tiktok ngày càng gia tăng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, với các vi phạm của
nhiều nhóm mặt hàng thiết yếu.
Ví dụ: Đối với buôn lậu theo đường chính ngạch, ngày 12/7/2022, Cơ quan CSĐT (PC03), Công an
TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra (KLĐT), chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị
truy tố bị can của vụ buôn lậu thực phẩm, rượu... từ Đài Loan về Việt Nam thông qua sử dụng pháp
nhân Công ty Trang Bách (trụ sở TX.Tân Uyên, Bình Dương). Đầu năm 2016, Lin Yung Hsiang thu
gom hàng hóa tại Đài Loan sau đó nhờ Công ty C. làm đại diện pháp nhân xuất khẩu lô hàng đến
Việt Nam và lập hợp đồng mua bán với Công ty Trang Bách
3. Tình hình buôn lậu:
Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong 6 tháng đầu năm 2022 giảm sâu, hơn 25% so với cùng
kỳ năm 2021. Nhiều vụ việc, vụ án, đối tượng cầm đầu, đường dây ổ nhóm, tụ điểm phức tạp về buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên cả nước đã được các lực lượng chức năng phát hiện xử lý kịp
thời. Phát hiện, xử lý 54.199 vụ việc: Buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu, gian lận
thương mại, gian lận thuế, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ. Thu nộp ngân sách nhà nước 3.728 tỷ đồng.
Cụ thể:
- Tại tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ với đặc điểm đường biên giới trải dài, địa hình phức tạp, tiếp
giáp với 3 nước: Trung Quốc, Lào và Campuchia, các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để
hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
- Trên tuyến biên giới phía Bắc, trọng điểm là các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà
Giang,… với các mặt hàng như: Hàng hóa tiêu dùng, đồ điện tử, ma túy, pháo nổ… Đáng chú ý tình
trạng lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan để buôn lậu. Năm 2019, tại Lào Cai, lực
lượng chức năng đã phát hiện 16 container chứa 440 tấn hạt dẻ có dấu hiệu lợi dụng chính sách hàng
tạm nhập-tái xuất thẩm lậu vào nội địa.
- Trên tuyến biên giới miền Trung, trọng điểm là các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, hoạt động
buôn lậu, vận chuyển trái phép chủ yếu là các mặt hàng: Rượu, bia, nước giải khát, động vật hoang dã…
và buôn bán, vận chuyển ma túy diễn biến rất phức tạp. Trên tuyến biên giới Tây Nam bộ, với đặc điểm
biên giới phẳng, chủ yếu vận chuyển hàng hóa qua sông, rạch, địa bàn trọng điểm là các tỉnh: An Giang,
Long An, Tây Ninh, Kiên Giang.... các đối tượng buôn bán, vận chuyển chủ yếu là các mặt hàng như:
Phế liệu, thuốc lá, đường cát, đồ điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng.
- Tại các cảng hàng không, bưu điện quốc tế trong đó địa bàn trọng điểm là các cửa khẩu Cảng hàng
không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng; bưu điện quốc tế, chuyển phát nhanh tại Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, các lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ vi phạm bị là hàng
hóa gọn nhẹ có giá trị kinh tế cao và dễ cất giấu như vàng, sản phẩm động vật hoang dã, ngoại tệ, mỹ
phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng, thời trang cao cấp, thiết bị công nghệ, rượu ngoại, thuốc lá, xì
gà,...
- Tuyến đường biển, cảng biển, địa bàn trọng điểm là các tỉnh, thành phố như: Hải Phòng, Quảng
Ninh.... Hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép các mặt hàng như: xăng, dầu, than, pháo nổ, thuốc lá
điếu vẫn xảy ra phức tạp, trọng điểm tại vùng biển Đông Bắc, biển miền Trung và vùng biển phía Nam.
Bên cạnh đó, tình trạng lợi dụng chính sách hàng tạm nhập tái xuất, trung chuyển để thẩm lậu hàng hóa
vào thị trường Việt Nam. Tình hình vận chuyển trái phép hàng hóa nằm trong Danh mục Cites: cá thể tê
tê, vảy tê tê, ngà voi,... có chiều hướng gia tăng, các lô hàng nhập khẩu khai là mặt hàng gỗ, tuy nhiên
trong các lô hàng lại cất giấu các sản phẩm từ động vật hoang dã nguy cấp
II. Tổng quan về trốn thuế
1. Khái niệm
Trốn thuế là hành vi xâm phạm chính sách thuế của Nhà nước thông qua việc chủ thể không hoàn
thành hoặc hoàn thành không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế. Trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội,
xâm phạm chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước.
Trốn thuế là việc thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để giảm
số thuế phải nộp hoặc không nộp thuế, ví dụ như bán hàng mà không xuất hoá đơn để
giảm doanh thu hay tạo ra những thông tin không có thật như mua hoá đơn để tăng chi
phí nhằm khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT,…
2. Các hình thức trốn thuế
a. Gian lận giá tính thuế
● Thứ nhất, chủ hàng khai báo thấp trị giá đối với những mặt hàng chịu thuế suất cao, chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt, những mặt hàng hay biến động về giá.
● Thứ hai, chủ hàng dựa vào danh mục dữ liệu giá của cơ quan hải quan để khai báo thấp trị giá
của các lô hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự thấp hơn trị giá giao dịch thực tế, sau đó khai báo
thấp dần trị giá khai báo đối với các lô hàng cùng loại, tương tự đã nhập khẩu trước. Bằng hành vi
này, chủ hàng đã lợi dụng để được tính thuế với mức giá thấp hơn so với trị giá giao dịch thực tế.
● Thứ ba, chủ hàng khai báo thấp trị giá đối với lô hàng nhập thử để thăm dò thái độ của cơ
quan hải quan sau đó nhập khẩu ồ ạt liên tục trong một khoảng thời gian ngắn theo mức giá thấp đã
khai báo trước đó và khi cơ quan hải quan chưa kịp xác minh, xử lý, chủ hàng đã tiến hành giải thể
DN hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
● Thứ tư, do theo chính sách thuế đối với linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu thấp hơn hàng
nguyên chiếc nên DN thực hiện việc “down” giá bằng thủ đoạn tháo rời hàng nguyên chiếc thành
linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu.
● Thứ năm, chủ hàng lợi dụng các quy định về chiết khấu, giảm giá hoặc không khai báo tiền
bản quyền, phí giấy phép, các khoản trợ giúp, phí hoa hồng hoặc các khoản thanh toán gián tiếp để
làm giảm trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
● Thứ sáu, chủ hàng khai tăng trị giá tính thuế so với giá trị thực tế của hàng hóa nhập khẩu để
tăng vốn đầu tư và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…
b. Khai sai chủng loại hàng hoá
Thứ nhất, cố tình khai sai tên hàng hóa, chủng loại hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích giảm số
thuế phải nộp. Chủ yếu là khai sai mã số hàng từ mã hàng có thuế suất cao sang mã hàng có thuế
suất thấp.
Thứ hai, người nộp thuế gian lận thuế bằng cách nhập khẩu hàng hóa là sản phẩm hoàn chỉnh
nhưng lại tháo bớt một số bộ phận để trở thành hàng hóa chưa hoàn thiện nhằm hưởng thuế suất
thấp của hàng linh kiện.
c. Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
Thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam được phân biệt theo xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Lợi
dụng việc áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với các hàng hóa có xuất xứ
từ các nước, vùng lãnh thổ, khu vực thị trường đã có thỏa thuận về ưu đãi tối huệ quốc hay ưu đãi
đặc biệt với Việt Nam, các chủ hàng hóa cố tình khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và làm các
giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) giả để được hưởng các mức thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt.
Theo quy định của Khu vực Mậu dịch tự do thương mại ASEAN (gọi tắt là AFTA), thuế suất hàng
nhập khẩu từ các nước ASEAN kể từ ngày 1-1-2006 được áp dụng theo Biểu thuế của Hiệp định
chung về ưu đãi thuế quan giữa các nước ASEAN (gọi tắt là CEFT) mức thuế suất sẽ được duy trì
ở mức 0% - 5%.
Để được hưởng CEPT, hàng hóa nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D (C/O Form
D). Lợi dụng ưu đãi này, những đối tượng gian lận thương mại đã sử dụng C/O Form D giả để trốn
thuế nhập khẩu.
Vụ việc cụ thể: Vừa qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam, Thái Lan và hãng điện tử Sony đã
phát hiện 23 lô hàng điện tử nhập khẩu tại cửa khẩu Cầu Treo sử dụng C/O Form D giả với chứng
nhận 100% giá trị sản phẩm Thái Lan Lô hàng nhập khẩu này đều xuất phát từ một nhà xuất khẩu
duy nhất tại Thái Lan là Chokchaimukdahan Import – Export. Còn đơn vị nhập khẩu là doanh
nghiệp tư nhân Thanh Đạm (Hà Tĩnh). Tất cả hàng hóa của lô hàng đều mang các nhãn hiệu lớn
của Nhật như Sony, Panasonic, Hitachi, Sharp,... và chỉ tính riêng phần tivi đã lên đến gần 729.230
USD (tương đương 11,9 tỷ đồng). Trong đó tivi nhãn hiệu Sony chiếm khoảng 556.730 USD
(khoảng 8,9 tỷ đồng).
d. Giả mạo mục đích xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế
Chứng từ thường hay được các chủ hàng giả mạo với mục gian lận thuế thường là các chứng từ
nộp thuế (nhằm giải tỏa cưỡng chế thuế của cơ quan hải quan) hoặc các hồ sơ hải quan (để hợp
thức hóa các lô hàng nhập lậu). Trong đó, các trường hợp phổ biến là gian lận thuế qua việc thực
hiện chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư; gian lận qua việc lợi dụng chính sách quản lý đối
với hàng gia công; gian lận thông qua việc lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái
nhập…
Điển hình nhất là vụ buôn lậu xăng A92 lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất, trị giá ước tính 27
tỷ đồng tại vùng biển Thanh Hoá vào tháng 7/2012; hành vi buôn lậu của Công ty TNHH một
thành viên xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco) dưới hình thức lợi dụng tạm nhập tái xuất
xăng dầu qua cửa khẩu đường bộ để buôn lậu 296,6 tấn xăng A92, trị giá khoảng 8 tỷ đồng, số
thuế DN gian lận ước tính 2,5 tỷ đồng. Ngoài ra, nhiều chủ hàng lợi dụng quy định chuyển cửa
khẩu để gian lận thuế; lợi dụng chính sách ân hạn thuế để nợ thuế sau đó tẩu tán bán hàng và bỏ
trốn khỏi trụ sở kinh doanh mà không làm thủ tục giải thể DN để tránh thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế…
II. Ảnh hưởng của buôn lậu, trốn thuế
Buôn lậu và trốn thuế trong lĩnh vực Hải quan có tác hại rất lớn đối với nền kinh tế, xã hội, đối
với an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, hiệu quả quản lý kinh tế và sức khỏe cộng
đồng,… cụ thể như sau:
(1) Thứ nhất, tác động tiêu cực đến nền kinh tế Buôn lậu, trốn thuế có nguy cơ kìm hãm tốc độ
phát triển của nền kinh tế, tạo thành một lực cản lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Hàng hóa là hàng gian lận, trốn thuế sẽ làm mất tính cân bằng trong cạnh tranh
thương mại giữa hàng nội và hàng ngoại, gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng. Mặt
khác, buôn lậu và gian lận thương mại còn làm cho đất nước thất thu lớn về thuế xuất, nhập khẩu
và các sắc thuế khác gây ảnh hưởng đến quá trình cân đối thu - chi ngân sách của Nhà nước.
(2) Thứ hai, ảnh hưởng tiêu cực về xã hội. Buôn lậu, trốn thuế gây nên những hậu quả phức tạp
và nặng nề về mặt xã hội. Tăng cơ hội cho thương nhân kinh doanh bất chính, giảm cơ hội cho
thương nhân chân chính, đồng thời ảnh hưởng đến tình hình trật tự, an toàn xã hội. Tệ nạn buôn
lậu, trốn thuế là nguyên nhân làm suy thoái đạo đức xã hội, ảnh hưởng xấu đến thuần phong, mỹ
tục và truyền thống văn hóa dân tộc. Đạo đức kinh doanh bị thách thức, thương nhân làm giàu dựa
vào hành vi bất chính, cán bộ hải quan và cơ quan quản lý bị tha hóa khi tiếp tay cho những hành
vi buôn lậu, gian lận thương mại. Thậm chí, những hàng hóa nhập lậu và gian lận thương mại là
những hàng hóa bị cấm, trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
(3) Thứ ba, đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Những hậu quả do buôn lậu, trốn
thuế dẫn đến sự yếu kém trong quản lý nhà nước, thậm chí còn ảnh hưởng đến chủ quyền và an
ninh quốc gia thông qua một số mưu đồ thực hiện “biên giới mềm” hay “cuộc chiến tranh không
có khói lửa - chiến tranh kinh tế”, đặc biệt là ở những điểm nóng như khu vực biên giới bởi, bảo
vệ an ninh biên giới không chỉ là việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mà thực chất là bảo vệ các tiềm
năng - yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế.
(4) Thứ tư, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội. Buôn lậu và trốn thuế là một trong
những nguyên nhân làm hàng hóa nội địa bị đình trệ trong khâu phân phối và tiêu dùng, sản xuất
trong nước bị đình đốn. Nhiều doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa không cạnh tranh nổi trên thị
trường, nợ nần chồng chất dẫn đến phá sản, kéo theo sự gia tăng của “đội quân thất nghiệp”. Buôn
lậu, trốn thuế còn là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến các tệ nạn xã hội, đó là tham
nhũng, tha hóa, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp,…. Thực trạng trên làm cho công tác quản lý của Nhà
nước thêm khó khăn, phức tạp.
Buôn lậu, trốn thuế còn phá vỡ sự bình ổn của thị trường, tạo nên cơn sốt về hàng hóa và giá cả,
làm cho Nhà nước không quản lý được hoạt động xuất nhập khẩu; việc hoạch định chính sách, xây
dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bị sai lệch… Đặc biệt, việc quản lý của cơ quan hải
quan gặp nhiều khó khăn, do sự lũng đoạn thị trường của hàng ngoại nhập lậu.
(5) Thứ năm, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. Hàng giả, hàng nhái hoặc những loại
hàng kém phẩm chất, đặc biệt là các loại hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn
thực phẩm, tiêu chuẩn về y tế, tiêu chuẩn chất lượng, như: tân dược, đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm,
rượu, nước giải khát,… Những hàng hóa này trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe đại bộ phận người
tiêu dùng.
III. Những khó khăn trong công tác phòng chống buôn lậu, trốn thuế của ngành hải quan.
Theo Tổng cục Hải quan, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ về chống buôn lậu,trốn thuế ,
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, ngành Hải quan cũng vấp phải không ít khó khăn
do địa hình phức tạp, đường biên giới dài cũng như địa phận đất nước rộng lớn trải dài trên đất
liền, vùng trời, vùng biển, hoạt động buôn lậu đang diễn ra ra rất phức tạp với nhiều thủ đoạn
ngày càng tinh vi, xảo quyệt.
- Những vướng mắc liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật đối với nhóm hàng lậu, nhóm
hàng cấm. Các quy định pháp lý vẫn chưa rõ ràng, chưa cụ thể, bao quát được hết các trường
hợp.
Ví dụ: Đại diện Hải quan Hà Nội cho biết: “Thời gian qua đã bắt được nhiều vụ buôn bán, vận
chuyển hàng cấm như ngà voi, sừng tê giác... qua cảng hàng không Nội Bài. Tuy nhiên, do đây
là hàng cấm, không có cơ sở dữ liệu về giá, không định được giá, cho nên khó áp mức xử phạt
nặng cho các đối tượng. Hình thức xử phạt khó đủ sức răn đe”.
- Sự thiếu hụt về nhân lực hải quan cho công tác phòng, chống buôn lậu. Bằng chứng là bên
cạnh những vụ việc về buôn lậu mà chúng ta đã bắt quả tang, phát hiện thì vẫn còn tồn tại rất
nhiều những vụ buôn lậu khác trót lọt thông qua những con đường không chính thống trên biên
giới như rừng, núi, đường mòn nhỏ,... Đây thực sự là một thử thách cho lực lượng chức năng vì
đây là đặc thù của đất nước nhưng cũng cần phải khắc phục tối đa để có thể đối phó với những
hành vi buôn lậu, trốn thuế ngày càng tinh vi, phức tạp.
- Thời hạn điều tra theo quy định đối với lực lượng Hải quan là quá ngắn vì có những vụ việc
khi cơ quan Hải quan yêu cầu giám định thì chất lượng và thời hạn chưa được đảm bảo và kịp
thời cho công tác điều tra và xử lý vụ án.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng chức năng thực thi chống buôn lậu và các quy định
khác của pháp luật dẫn tới những hệ lụy như đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng,
bế tắc trong việc xử lý vi phạm, chưa trung thực trong việc báo cáo hoạt động làm việc ở một số
đơn vị, nhiều vụ buôn lậu lớn nhưng không khởi tố,... Dù các cơ quan chức năng đã thống nhất
ban hành các quy chế phối hợp công tác, nhưng trên thực tế sự phối hợp đạt hiệu quả thấp do sự
khác biệt đặc thù của từng ngành.
- Thẩm quyền điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
với hình thức “phạt tiền” và “tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính” của cơ quan
Hải quan còn bị hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác điều tra, xử lý của ngành Hải quan.
- Vai trò chỉ đạo của các cấp lãnh đạo của một số đơn vị, địa phương chưa thật sự quyết liệt,
thiếu kiểm tra, đôn đốc. Do đó, đã ghi nhận nhiều trường hợp cán bộ hải quan tiếp tay, nhận hối
lộ của những đối tượng thực hiện hành vi gian lận trốn thuế.
Ví dụ thực tế: Ngày 6/2/2021, cán bộ hải quan Ngô Văn Thụy bị cáo buộc khi làm cán bộ Cục
Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, đã nhận hơn 800 triệu đồng để làm ngơ cho
đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng.
Cụ thể, đầu năm 2021, khi đang là Đội Trưởng kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam -
Đội 3, Ngô Văn Thụy nhận được tin tàu Nhật Minh chở xăng lậu về khu vực xã Mỹ Hòa, thị xã
Bình Minh (Vĩnh Long) nên triển khai toàn bộ lực lượng cùng hàng chục cán bộ về TP Cần Thơ
bắt giữ. Nguyễn Hữu Tứ - Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương đút lót phong bì 10.000 USD, 1
thẻ 100 triệu đồng và 500 triệu đồng để Thuỵ đồng ý cho hành vi buôn lậu hàng triệu lít xăng
của mình. Đến thời điểm bị triệt phá, đường dây của Tứ và đồng phạm đã buôn lậu hơn 204
triệu lít xăng, trị giá gần 2.900 tỷ đồng, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ.
❖ Nguyên nhân gây ra sự khó khăn
(1) Thứ nhất, do nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dân ngày càng cao: Mặc dù nhu cầu sử
dụng hàng hóa của người dân ngày càng cao nhưng nền sản xuất của nước ta còn mất cân đối,
chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Trong khi đó, hàng hóa
tại thị trường các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Nhật Bản... rất đa dạng, chất lượng
khá tốt, giá cả thị trường thấp hơn hoặc chỉ ngang bằng hàng hóa cùng loại sản xuất trong nước.
Từ đó, hàng hóa do nước ngoài sản xuất có xu hướng cạnh tranh và tìm cách xâm nhập vào thị
trường nước ta bằng con đường buôn lậu với giá thấp hơn hàng hóa sản xuất trong nước
(2) Thứ hai, xuất phát từ lợi nhuận do buôn lậu mang lại. Thực tế cho thấy tình hình buôn lậu
ngày càng gia tăng do chính lợi nhuận mà hàng lậu mang lại. Vì siêu lợi nhuận nên các đối tượng
xấu tìm mọi cách, thủ đoạn tinh vi để nhập lậu hàng hóa. Ví dụ như mặt hàng điện thoại Iphone
13, nếu mua ở nước ngoài thì một chiếc cógiá 600USD (khoảng 15 triệu đồng) thì về đến Việt
Nam, giá thị trường lên đến 25 triệu đồng. Chính tính lợi nhuận cao do các mặt hàng lậu đem lại
đã kích thích các đối tượng sử dụng mọi thủ đoạn, tìm mọi cách để thực hiện hành vi buôn lậu.
(3) Thứ ba, việc thực thi các quy định của pháp luật còn nhiều bất cập. Liên quan đến công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu còn nhiều bất cập, kém hiệu quả như: Kết quả khởi tố,
điều tra các vụ án buôn lậu còn thấp; đối tượng chủ mưu bị phát hiện, bắt giữ còn chiếm tỷ lệ ít;
số vụ việc được phát hiện chủ yếu xử lý hành chính nên chúng có điều kiện phạm tội trở lại.
(4) Thứ tư, công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa hiệu quả. Công
tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa hiệu quả về phòng, chống tội phạm
buôn lậu trong các ngành, các cấp và trong quần chúng nhân dân chưa có chiều sâu, chưa phát
huy hết vai trò giúp người dân có nhận thức đúng đắn về hậu quả hoạt động buôn lậu, nên chưa
tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu.
(5) Thứ năm, công tác đấu tranh phòng chống còn nhiều hạn chế. Việc kiểm tra, kiểm soát của
các cơ quan chức năng như lực lượng Quản lý thị trường, Hải quan, Cảnh sát kinh tế chưa được
thống nhất, tích cực, tạo nhiều kẽ hở cho các đối tượng buôn lậu hoạt động. Việc xử lý các đối
tượng buôn lậu còn thiên về xử lý hành chính, chưa có tác dụng giáo dục, răn đe đối tượng. Lực
lượng trực tiếp làm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu trên địa bàn thành phố
trong đó có lực lượng Cảnh sát kinh tế còn mỏng, trình độ nghiệp vụ không đồng đều. Bên cạnh
đó một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa còn nhiều sơ hở, còn thiếu
tinh thần trách nhiệm, có biểu hiện tha hóa, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bảo kê, tiếp tay cho
các đối tượng buôn lậu.
(6) Thứ sáu, trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác này còn hạn hẹp. Do vậy trên từng mặt
chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu trong tình
hình mới. Để thực hiện hành vi buôn lậu, các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi khác nhau
hoặc các phương tiện có vận tốc cao để vận chuyển hàng lậu. Trong khi đó, các máy móc, phương
tiện hỗ trợ việc kiểm tra, phát hiện hàng hóa của các lực lượng chức năng còn thiếu, chưa đáp ứng
được yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu trong tình hình hiện nay.
IV/ Giải pháp phòng chống buôn lậu, trốn thuế và trong xuất nhập khẩu hàng hoá.
1. Về phía Cục Hải quan (1) Phổ biến, tuyên truyền chủ trương
Cùng nhau thống nhất hành động: không buôn bán hàng cấm, không buôn lậu, không kinh
doanh, tiêu thụ hàng lậu, phát hiện và tố giác cho Hải quan những tổ chức và cá nhân có hành
vi buôn lậu và gian lận thương mại. Không ngừng đổi mới phương pháp tuyên truyền, vận
động quần chúng, xác định đúng nội dung và biện pháp tổ chức phù hợp với thực tiễn ở từng
địa bàn cơ sở, kết hợp tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật trong các cơ quan doanh
nghiệp và cộng động dân cư.
(2) Cải tiến tổ chức Để đối phó với "lực lượng khổng lồ" của buôn lậu và trốn thuế cần phải có
lực lượng lớn mạnh chống lại. Xây dựng lực lượng chống buôn lậu và gian trốn thuế tinh nhuệ,
trong sạch, vững mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn
nghiệp vụ của cán bộ Hải Quan. Từng bước tiêu chuẩn hoá các chức danh nghề nghiệp, nghiệp
vụ. Số công chức chưa được đào tạo hoặc đã được đào tạo nhưng trái ngành phải được đào tạo
hoặc đào tạo lại theo yêu cầu của công tác cụ thể.
(3) Phát huy hết năng suất của các phương tiện nghiệp vụ Đầu tư trang thiết bị phương tiện
hiện đại phù hợp cho đội ngũ làm công tác chống buôn lậu và trốn thuế. Hiện tại là trang bị các
phương tiện thông tin liên lạc và phương tiện vận chuyển có tốc độ cao phù hợp với nhu cầu công
tác trước mắt. Tham gia tích cực vào chương trình hiện đại hoá Hải quan , Duy trì các hệ thống
thông tin đã triển khai về : Quản lý tờ khai, Vi phạm, Giá, Kế toán thuế. Triển khai tiếp các hệ
thống thông tin về Quản lý gia công hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, Quản lý hành
chính, trang Web tờ khai điện tử, đầu tư xây dựng mạng Wan. Tổ chức phương án bảo đảm an
toàn cho mạng máy tính và dữ liệu nghiệp vụ.
(4) Phối hợp tốt với các lực lượng chống buôn lậu trong và ngoài ngành Thực hiện tốt theo
tinh thần của chỉ thị 853 /1997/ CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh phòng chống
buôn lậu và trốn thuế, yêu cầu về sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong công tác
phòng chống buôn lậu và trốn thuế. Chính vì vậy việc phân định rõ chức năng, trách nhiệm,
quyền hạn của mỗi cơ quan, lực lượng chức năng cũng là một yêu cầu cấp thiết trong công tác
phòng chống buôn lậu và trốn thuế.
(5) Dán tem chống hàng lậu, hàng giả Đây là một hình thức quản lý hàng hóa trong và ngoài
nước có hiệu quả dễ kiểm soát và dễ phát hiện vi phạm. Qua đợt dán tem 17 mặt hàng người ta đã
thấy được ưu điểm của nó là hạn chế được hàng nhập lậu xuất hiện trên thị trường thúc đẩy sản
xuất trong nước và có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên biện pháp này còn bộc lộ nhiều hạn
chế. Những biện pháp nghiệp vụ mà các cơ quan chức năng đang áp dụng để phát hiện, ngăn chặn
và quay vòng tem chưa thực sự hiệu quả, hiệu lực của những con tem Thương mại đang bị suy
giảm, xuất hiện sự thiếu hụt giả tạo ở mỗi đợt dán tem, xuất hiện tem giả, sử dụng lại mớ hàng
hoặc chào hàng bằng hàng có dán tem thật nhưng bán cho khách hàng không có tem hoặc bán giá
thấp hơn.
(6) Xử lý nghiêm minh Xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm buôn lậu và trốn thuế, chuyển cho
các cơ quan chức năng những vụ trọng án điều tra xét xử một số vụ buôn lậu điển hình để răn đe
giáo dục chung, đình chỉ hoạt động, rút giấy phép kinh doanh, tịch thu hàng hoá và xử lý nhiều
trường hợp vi phạm. Bình ổn an ninh trật tự thị trường.
(7) Đề ra chế độ khen thưởng thích hợp Khen thưởng, động viên cả bằng tinh thần và vật chất
cho những thành tích đạt được của từng đơn vị, từng cá nhân. Để cuộc đấu tranh chống buôn lậu
và trốn thuế của ta giành thắng lợi thì việc giải quyết vấn đề tiền lương cho những công chức làm
công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại rất cần thiết. Điều này đòi hỏi phải cải cách văn
bản chế độ tiền lương đủ đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho công chức và gia đình họ. Khi
tiền lương của công chức đủ nuôi sống bản thân và gia đình, chỉ có Nhà nước là người chủ duy
nhất của công chức thì họ sẽ hết lòng làm việc cho Nhà nước.
(8) Thành lập và tổ chức các trạm kiểm soát liên ngành Lập ra các trạm kiểm tra liên ngành di
động trên các tuyến quốc lộ chính hoạt động này cần được tổ chức thường xuyên. Đây là biện
pháp chống buôn lậu và trốn thuế trên các tuyến đường vận chuyển hàng lậu vào sâu trong nội địa
nhằm hạn chế tối đa lượng hàng lậu đã lọt qua các cửa khẩu biên giới có thể vào nội địa.
(9) Tăng cường công tác tự kiểm tra Kiểm tra chéo giữa các khâu nghiệp vụ của đơn vị, phát
huy vai trò của Đội đặc nhiệm chống tiêu cực nhằm phát hiện những sai sót trong quy trình
nghiệp vụ, để sót lọt hoặc tiếp tay cho bọn buôn lậu của Cán bộ công nhân viên trong Cục. Cục
cũng yêu cầu các đơn vị Hải quan trực thuộc làm đúng quy định của Tổng cục Hải quan, không
cho mở tờ khai trái tuyến, trái địa bàn, không đúng luồng đường và loại hình XNK do mình phụ
trách, nhằm phòng ngừa và ngăn chặn trước vi phạm xảy ra đồng thời phát hiện xử lý nghiêm
minh các Cán bộ nhân viên vi phạm.
(10) Tăng cường công tác tuần tra Kiểm soát trong thời gian và có trọng điểm của lực lượng
chuyên trách chống buôn lậu tại các tuyến đường vận chuyển hàng từ các tỉnh về Hà Nội, các kho
bãi tập kết hàng XNK, các địa điểm trong khu vực kiểm soát Hải quan nhằm ngăn chặn và phát
hiện các hành vi buôn lậu kịp thời hiệu quả.
2. Về phía Nhà nước.
2.1. Nhà nước cần phải hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống luật pháp. Để chống buôn lậu và trốn
thuế cần phải có những điều luật cụ thể chính sách nghiêm minh cho từng hành vi gian lận, bịt kín
các kẽ hở của cơ chế chính sách, thu hẹp môi trường, tước bỏ các điều kiện mà gian lận có thể
khai thác lợi dụng để làm ăn bất chính. Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay còn thiếu và
không đầy đủ rõ ràng nên trong thực hiện thiếu cơ sở pháp lý dễ dàng dẫn đến tuỳ tiện không
thống nhất. Vì vậy, Nhà nước cần phải nghiên cứu xây dựng ban hành pháp luật mới và cả điều
chỉnh sửa đổi bổ sung những văn bản pháp luật cũ không phù hợp.
2.2. Gắn việc chống buôn lậu và trốn thuế với công cuộc cải cách hành chính Đối với Hải
Quan cần nghiên cứu để xây dựng các giải pháp tối ưu nhằm mục tiêu bảo đảm sự quản lý của
Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu được chặt chẽ, chống được buôn lậu, trốn thuế có hiệu
quả, thu đúng, thu đủ thuế xuất nhập khẩu đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước, nhưng vẫn
tạo được thuận lợi cho thương mại chân chính hoạt động phát triển, khuyến khích được xuất nhập
khẩu, bảo hộ được sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và tiêu
dùng, hội nhập với thương mại khu vực thế giới.
2.3. Tăng cường hợp tác quốc tế với Hải quan các nước Trao đổi thông tin với Hải quan các
nước trong đấu tranh chống buôn lậu và trốn thuế. Tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các nước phát
triển trong việc đào tạo cho cán bộ Hải Quan Việt Nam về các kỹ thuật và phương pháp đấu tranh
chống trốn thuế tiến tiến.
2.4. Nhà nước cần có chính sách để đẩy mạnh sản xuất trong nước Phải tăng cường sức cạnh
tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường, đó cũng là giải pháp góp phần ngăn chặn hàng lậu.
Muốn vậy đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách phù hợp với cơ chế kinh tế mới nhằm tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tạo thông thoáng cho hoạt động kinh doanh, lành mạnh thị
trường nội địa.
2.5. Nhà nước cần có chính sách phát triển kinh tế vùng biên, làm cho nhân dân vùng biên
trở thành lực lượng tham gia tích cực vào việc chống buôn lậu: Tình trạng hiện nay là bọn
buôn lậu đang sử dụng một bộ phận khá đông nhân dân địa phương vùng biên vào việc vận
chuyển hàng lậu qua biên giới. Nhà nước cần có chính sách phát triển kinh tế vùng biên, giải
quyết công ăn việc làm cho nhân dân. Cán bộ, các ngành ở trung ương có trách nhiệm cùng với
các địa phương, nhất là địa phương vùng biên giới thực hiện tốt chính sách kinh tế, văn hoá, xã
hội nhằm nâng
cao đời sống mọi mặt của nhân dân bằng các chương trình xóa đói giảm nghèo, các dự án kinh
tế, văn hoá xã hội... đảm bảo cho nhân dân có đời sống ổn định không để bọn buôn lậu lợi
dụng lôi kéo họ vào con đường làm thuê "cửu vạn" cho chúng.
2.6. Nhà nước cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao giác ngộ cán bộ và nhân dân về việc
chống buôn lậu, trốn thuế Nhà nước cần phải tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân thấy được
tác hại to lớn của buôn lậu và gian lận thương mại đối với kinh tế -xã hội. Tuyên truyền giáo
dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình. Đây
cũng là một biện pháp góp phần mang lại hiệu quả trong công tác chống buôn lậu và trốn thuế.
Nâng cao giác ngộ và đấu tranh chống lại buôn lậu và trốn thuế cho cán bộ và nhân dân là một
việc làm cần thiết và cấp bách vì nó có vai trò trực tiếp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý
Nhà nước về xuất nhập khẩu, về hoạt động hải quan qua việc tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong đấu tranh chống trốn thuế.
2.7. Nâng cao giác ngộ pháp luật cho cán bộ trong các cơ quan quản lý Nhà nước:
Đây là một nhu cầu cấp bách vì trong giải quyết các vụ việc cụ thể, phần lớn phụ thuộc vào
nhận thức chủ quan của người được giao quyền thay mặt cơ quan quản lý giải quyết. Hơn nữa
phải giác ngộ lòng tin pháp luật cán bộ trong quá trình áp dụng pháp luật đó là tình cảm công
bằng trách nhiệm, tình cảm pháp chế, không khoan nhượng với những vi phạm pháp luật và
tội phạm, hình thành thói quen xử sự tích cực theo các quy định của pháp luật, không bị ngoại
cảnh chi phối.
2.8. Phải xử lý nghiêm minh và thích đáng những kẻ buôn lậu, trốn thuế Đây là biện pháp
nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh, đảm bảo quyền mọi người đều
bình đẳng trước pháp luật. Khi phát hiện cá hành vi buôn lậu và trốn thuế thì nhất định phải
áp dụng những hình phạt thích đáng. Từ những vi phạm nhỏ mà không xử lý nghiêm minh sẽ
tiếp lối cho những vi phạm lớn. Buôn lậu 1 bao thuốc cũng là vi phạm pháp luật, là hành vi
trái pháp luật, coi thường pháp luật vậy nó cũng phải được xử lý nghiêm minh để răn đe, ngăn
ngừa không để hành vi đó tái diễn đồng thời cho mọi người thấy được mà tôn trọng pháp luật.
2.9. Nghiêm trị những kẻ tiếp tay cho buôn lậu Xử lý thích đáng những kẻ buôn lậu và trốn thuế
nhưng đồng thời cũng cần nghiêm minh đối với những kẻ tiếp tay cho buôn lậu và trốn thuế.
Thực tế ở nước ta thời gian qua trong lực lượng chống buôn lậu còn tồn tại tiêu cực đó là một số
cán bộ trong ngành bị bọn buôn lậu và gian lận thương mại mua chuộc làm thoái hoá biến chất
tiếp tay cho chúng. Điển hình trong thời gian qua là 2 vụ án lớn Epco Minh Phụng, Tân Trường
Sanh gây hậu quả rất lớn cho nền kinh tế xã hội mà trong đó có liên quan đến cán bộ hải quan-
những người làm việc trong công tác chống buôn lậu và trốn thuế, gây bất bình lớn trong nhân
dân, làm tổn thương đến lòng tin của nhân dân vào những người bảo vệ pháp luật. Vì vậy, cần
phải xử lý thích đáng những kẻ này đồng thời giáo dục đạo đức trong lực lượng chống buôn lậu
và trốn thuế.
2.10. Các ngành, các cấp phải thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình thị trường: Hàng lậu
trên thị trường Việt Nam hiện nay từ nhiều nguồn khác nhau tuồn vào với đủ chủng loại, mẫu mã.
Hàng lậu lan tràn dẫn đến "cung" vượt quá "cầu", lúc thì tràn vào ồ ạt làm cho giá cả giảm xuống,
lúc chững lại làm cho giá cả tăng lên làm cho thị trường mất ổn định. Để khắc phục điều này thì
các ngành chức năng cần kiểm tra kiểm soát thị trường thường xuyên thì mới giảm bớt được đóng
góp vào việc chống buôn lậu và trốn thuế.
3. Về phía doanh nghiệp Trước tiên, DN cần hoạt động theo phương châm “Phòng bệnh hơn
chữa bệnh”. Cần chú trọng và thực hiện đúng các quy định của nhà nước. Chủ động lưu trữ hồ sơ
để phục vụ điều tra khi cần. Nếu chẳng may có vướng phải vụ kiện pháp lý nào liên quan tới buôn
lậu, trốn thuế thì nên hợp tác điều tra và chủ động liên hệ với Bộ Công Thương để có được sự tư
vấn cũng như đồng hành, bảo vệ DN của các cơ quan chức năng VN.
Thứ hai, các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói
riêng cũng cần nâng cao năng lực cạnh tranh; xây dựng tiêu chí, bộ nhận diện...; đồng thời, nâng
cao cảnh giác, kịp thời phối hợp với cơ quan chức năng có giải pháp xử lý và ngăn chặn hiệu quả
các hành vi vi phạm liên quan đến buôn lậu, trốn thuế... Đồng thời doanh nghiệp không tham gia,
tiếp tay cho các hành vi vi phạm này. Nếu phát hiện các dấu hiệu vi phạm, doanh nghiệp cần chủ
động phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, ngăn chặn, tránh để hành vi của một vài
doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

Câu 15: Hồ sơ hải quan của hàng Nk, Xk ( thao)


Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư
39/2018/TT-BTC, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm các loại chứng từ sau:
a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông
tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số
08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Chính
phủ, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV
ban hành kèm Thông tư này.
Hình 1: Mẫu HQ/2015/XK (1)

Hình 2: Mẫu HQ/2015/XK (2)

b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh
toán cho người bán: 01 bản chụp.
c) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: 01 bản chính.
d) Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về
quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:
- Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
- Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu. đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc
giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản
lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay
bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực
của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải
quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên.
e) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật
về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên.
g) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có
giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ
chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy
thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác.
Các chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành,
cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc
gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục
hải quan.
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1
Thông tư 39/2018/TT-BTC, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm các loại chứng từ sau:
a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông
tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số
08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai
hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm
Thông tư này.
Hình 3: Mẫu HQ/2015/NK (1)

Hình 4: Mẫu HQ/2015/NK (2)


b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh
toán cho người bán: 01 bản chụp.
Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng
từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ
hàng.
Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài
- Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người
khai hải quan khai trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá
hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
c) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của
pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi
thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản
chụp.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí vận chuyển trên các tàu
dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận đơn.
d) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: 01 bản chính.
e) Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy
phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan
nhập khẩu:
- Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính;
- Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu.
f) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay
bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực
của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải
quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên.
g) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp
luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên.
h) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ
liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan
giấy.
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 39/2015/TT-BTC, hàng hóa nhập khẩu phải khai trị giá hải quan
trên tờ khai trị giá hải quan, trừ các trường hợp \sau:
- Hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế theo quy định tại Luật Thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;
- Hàng hóa đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch theo quy định, đồng thời đã khai đủ
thông tin trị giá hải quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu của Hệ thống thông quan điện tử VNACCS
và Hệ thống này tự động tính trị giá hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hoặc không có hóa đơn thương mại.
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 39/2015/TT-BTC về mẫu tờ khai trị giá hải quan:
- Tờ khai trị giá hải quan để khai báo trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa
nhập khẩu: Mẫu tờ khai HQ/2015-TG1.
- Tờ khai trị giá hải quan để khai báo trị giá hải quan theo các phương pháp xác định trị giá hải quan
còn lại: Mẫu tờ khai HQ/2015-TG2.
Hình 5: Mẫu tờ khai trị giá hải quan HQ/2015-TG1 (1)
Hình 6: Mẫu tờ khai trị giá hải quan HQ/2015-TG2 (1)
Hình 7: Mẫu tờ khai trị giá hải quan HQ/2015-TG2 (2)

i) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.


Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư số 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu:
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan đối với hàng hóa
nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản
lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa gồm:
- Hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong
quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước
đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong
quan hệ thương mại với Việt Nam, người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt thì
phải nộp cho cơ quan hải quan một trong các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sau đây theo quy
định của pháp luật Việt Nam và theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là C/O): 01 bản chính mang dòng chữ “ORIGINAL”,
trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác; hoặc
+ Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ: 01 bản chính.
- Hàng hóa thuộc diện phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt
Nam hoặc theo Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Việt Nam và nước, nhóm nước hoặc vùng
lãnh thổ cùng là thành viên; hàng hóa đang được thông báo nghi ngờ nhập khẩu từ nước, nhóm nước
hoặc vùng lãnh thổ trong danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc,
người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan: 01 bản chính C/O.
- Hàng hóa thuộc diện Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ
gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát, người
khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan: 01 bản chính C/O.
- Hàng hóa thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá,
thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng, để
xác định hàng hóa không thuộc diện áp dụng các thuế này, người khai hải quan nộp cho cơ quan hải
quan: 01 bản chính C/O.
k) Danh mục máy móc, thiết bị trong trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các
Chương 84 (Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng); Chương 85
(Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo
hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên) và Chương 90 (Dụng
cụ, thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; các bộ
phận và phụ kiện của chúng) của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc phân loại
máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời: 01 bản chụp và xuất trình bản chính Danh mục
máy móc, thiết bị để đối chiếu kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định tại Thông tư số
14/2015/TT-BTC trong trường hợp nhập khẩu nhiều lần.
l) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải
có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ
chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về
quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy
phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
m) Hợp đồng bán hàng cho trường học, viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp
đồng cung cấp dịch vụ đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm
khoa học đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo
quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp.
Các chứng từ quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên
ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một
cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng
thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
3. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế
Ngoài hồ sơ hải quan quy định tại mục 1 và 2 ở trên, người khai hải quan phải nộp:
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho
Việt Nam:
- Hợp đồng cung cấp hàng hóa (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu): 01 bản
chụp;
- Hợp đồng ủy thác nhập khẩu (đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác): 01 bản chụp;
- Văn bản xác nhận viện trợ của Bộ Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách
trung ương; các khoản cứu trợ khẩn cấp không có địa chỉ cụ thể, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ
tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định tại Điều 15 Nghị định số 93/2009/NĐ
CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước
ngoài; viện trợ hàng hóa nhập khẩu cho một số địa phương, nhưng do một tổ chức nhà nước thuộc
Trung ương làm đầu mối nhận hàng và phân phối): 01 bản chính;
- Văn bản xác nhận viện trợ của Sở Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách
địa phương): 01 bản chính.
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho
nước ngoài:
- Quyết định của đơn vị chủ quản về việc giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện dự án hoặc quyết định
phê duyệt dự án ODA của cơ quan chủ quản dự án trong đó ghi rõ hình thức cung cấp là ODA không
hoàn lại: 01 bản chụp;
- Danh mục chi tiết hàng hóa viện trợ cho nước ngoài do đơn vị thực hiện dự án lập: 01 bản chụp;
- Hợp đồng cung cấp hàng hóa đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hoặc hợp
đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác: 01 bản chụp.
c) Đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho nước
ngoài:
- Quyết định của đơn vị chủ quản về việc giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện dự án hoặc quyết định
phê duyệt dự án ODA của cơ quan chủ quản dự án trong đó ghi rõ hình thức cung cấp là ODA không
hoàn lại: 01 bản chụp;
- Danh mục chi tiết hàng hóa viện trợ cho nước ngoài do đơn vị thực hiện dự án lập: 01 bản chụp;
- Hợp đồng cung cấp hàng hóa cho dự án (trường hợp đơn vị thực hiện dự án không trực tiếp xuất
khẩu): 01 bản chụp.
d) Đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là máy móc, thiết bị, vật tư thuộc
loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa
học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư
thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát
triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, giàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập
khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc đi thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh, cho thuê:
- Hợp đồng bán hàng theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp
dịch vụ do cơ sở trúng thầu hoặc được chỉ định thầu hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ ghi rõ không bao
gồm thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp;
- Hợp đồng ủy thác nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác ghi rõ không bao gồm thuế giá trị
gia tăng: 01 bản chụp;
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ giao
nhiệm vụ cho các tổ chức thực hiện chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ hoặc hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng với bên nhận đặt hàng thực hiện hợp
đồng khoa học và công nghệ đối với máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất
được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ: 01 bản
chính;
- Hợp đồng ký với bên nước ngoài đối với trường hợp thuê tàu bay, giàn khoan, tàu thủy thuộc loại
trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê: 01 bản chụp.
e) Đối với hàng hóa nhập khẩu là vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an
ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: 01 bản chính Giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu
phục vụ trực tiếp cho quốc phòng của Bộ Quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh của Bộ Công
an.
f) Đối với hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp cho thuê tài chính để cho doanh nghiệp chế xuất,
doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính thuộc đối tượng không
chịu thuế nhập khẩu và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài đưa trực tiếp vào doanh nghiệp chế xuất,
doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: 01 bản chụp hợp đồng cho thuê tài chính trong đó nêu rõ bên
thuê tài chính là doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan (đáp ứng điều kiện quy
định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016).
g) Hàng hóa của các nhà thầu nhập khẩu từ nước ngoài đưa trực tiếp vào khu phi thuế quan để xây
dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị theo kết quả đấu thầu: 01 bản chụp hợp đồng bán hàng vào
khu phi thuế quan theo kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu trong đó, quy định giá trúng thầu không bao
gồm thuế nhập khẩu.
4. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Ngoài các chứng từ nêu tại mục 1 và 2 ở trên và quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, người khai hải quan
nộp:
a) Danh mục hàng hóa miễn thuế mẫu 06 ban hành kèm Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đáp ứng hoàn toàn việc tiếp nhận Danh mục hàng
hóa miễn thuế điện tử, người khai hải quan phải thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế trên Hệ
thống.
Trường hợp thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế bản giấy, người khai hải quan xuất trình bản
chính và nộp 01 bản chụp Danh mục hàng hóa miễn thuế theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định
số 134/2016/NĐ-CP kèm Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cơ quan hải quan tiếp nhận.
b) Hợp đồng đi thuê và cho thuê lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng phục vụ hoạt
động dầu khí; hợp đồng dịch vụ công việc cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí: 01 bản
chụp;
c) Hợp đồng chế tạo máy móc, thiết bị hoặc chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy
móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động dầu khí để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu
khí trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu: 01 bản chụp;
d) Hợp đồng chế tạo máy móc, thiết bị hoặc chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy
móc, thiết bị để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư hoặc để tạo tài sản cố định
của cơ sở đóng tàu: 01 bản chụp.
5. Hồ sơ hải quan đối với trường hợp được giảm thuế
Ngoài các chứng từ nêu tại mục 1 và 2 ở trên, người khai hải quan phải nộp hồ sơ giảm thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
a) Công văn đề nghị giảm thuế của người nộp thuế theo Mẫu số 08 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo
Nghị định này: 01 bản chính.
b) Hợp đồng bảo hiểm, thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có), trường hợp
hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế phải có xác nhận của tổ chức bảo
hiểm; hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đền bù của hãng vận tải đối với trường hợp tổn thất do hãng
vận tải gây ra (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan
c) Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại
(biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy của địa phương nơi xảy ra vụ
cháy; văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ
gây thiệt hại cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu): 01 bản chính.
Biên bản, văn bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại phải được lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy
ra thiệt hại.
d) Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị
mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa: 01 bản chính.
Giấy chứng nhận giám định phải được lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra thiên tai, hỏa hoạn,
tai nạn bất ngờ.
6. Hồ sơ hải quan đối với trường hợp không thu thuế
Ngoài các chứng từ nêu tại mục 1 và 2 ở trên và quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, người khai
hải quan phải nộp:
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại nước ngoài, tái xuất sang nước thứ ba, tái
xuất vào khu phi thuế quan:
Công văn đề nghị không thu thuế xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục
IIa ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện hồ sơ giấy, người nộp thuế nộp công văn đề nghị không thu thuế xuất khẩu theo
mẫu số 05/CVĐNKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, trong đó nêu rõ số tờ khai hải
quan tái xuất, số tờ khai hải quan nhập khẩu, số hợp đồng, số chứng từ thanh toán (nếu có), cam kết của
người nộp thuế về việc hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến ở Việt Nam: 01 bản chính.
b) Đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam: Công văn đề nghị không thu
thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện hồ sơ giấy, người nộp thuế nộp công văn đề nghị không thu thuế theo mẫu số
05/CVĐNKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, trong đó nêu rõ số tờ khai hải quan tái
nhập, số tờ khai hải quan xuất khẩu, số hợp đồng, số chứng từ thanh toán (nếu có), cam kết của người
nộp thuế về việc hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến ở nước ngoài: 01 bản chính.
c) Đối với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được hoàn thuế nhưng người nộp thuế
chưa nộp thuế:
Công văn đề nghị không thu thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục IIa ban
hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện hồ sơ giấy, người nộp thuế nộp công văn đề nghị không thu thuế theo mẫu số
05/CVĐNKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, trong đó nêu rõ số tiền chi tiết theo
từng loại thuế, số chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, số tờ khai hải quan xuất khẩu hoặc nhập
khẩu, số hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu, số chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chính.

Câu 16: Quy trình thủ tục hải quan: hàng luồng xanh, hàng luồng vàng, luồng đỏ
(thao)
Câu 17: Các bước trong quy trình giám sát hải quan, thông quan hàng hóa, kiểm tra sau
thông quan
1. Quy trình giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
a. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu được thành lập trong nội địa, cảng hàng không, kho hàng không kéo dài
● Trường hợp khai hải quan điện tử
a) Sau khi tiếp nhận Danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo
Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sau đây gọi là Danh sách container) hoặc Danh sách hàng hóa theo mẫu
số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sau đây gọi là Danh
sách hàng hóa) hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển từ người khai hải quan hoặc người
vận chuyển, công chức hải quan cửa khẩu xuất sử dụng máy đọc mã vạch kiểm tra thông tin mã vạch in
trên Danh sách container, Danh sách hàng hóa, Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; kiểm tra,
đối chiếu thông tin trên phần mềm đọc mã vạch với danh sách container, danh sách hàng hóa do người
khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình (không đối chiếu thực tế hàng hóa xuất khẩu):
a.1) Kiểm tra số tờ khai hải quan, trạng thái tờ khai hải quan (thông quan, giải phóng hàng - được phép
xuất hoặc chưa thông quan, giải phóng hàng - không được phép xuất);
a.2) Kiểm tra số hiệu container, số lượng container (đối với hàng hóa chuyên chở bằng container) hoặc
số lượng kiện hàng (đối với hàng lẻ).
Lưu ý: đối với hàng hóa xuất khẩu qua đường hàng không, công chức hải quan chỉ căn cứ vào chứng từ
do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình nêu tại điểm a khoản 1 Điều này và thông tin
trên Hệ thống để xác nhận hàng qua khu vực giám sát.
Trường hợp thông tin về trọng lượng hàng hóa trên Hệ thống, các chứng từ do người khai hải quan xuất
trình có sự chênh lệch bất thường với thông tin về trọng lượng hàng hóa trên các chứng từ khác do cơ
quan hải quan thu thập được và lô hàng có khả năng vi phạm pháp luật, công chức hải quan đề xuất Chi
cục trưởng Chi cục Hải quan tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát theo quy định tại Điều 14 Quy
trình này. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chịu mọi chi phí phát sinh liên quan đến lô hàng trong
trường hợp không phát hiện vi phạm.

b) Xử lý kết quả kiểm tra:


b.1) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp: công chức hải quan ký tên, đóng dấu công chức, xác nhận lên Danh
sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; giao người
khai hải quan hoặc người vận chuyển chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng xếp hàng lên
phương tiện vận tải xuất khẩu;
b.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp:
b.2.1) Hủy xác nhận trên Hệ thống (trong trường hợp đã xác nhận);
b.2.2) Trường hợp khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu chưa có số hiệu container hoặc số hiệu container
có thay đổi so với khi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu thì thực hiện theo quy định tại điểm
a.5 khoản 3 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
b.2.3) Báo cáo Chi cục trưởng xác minh làm rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm), đồng thời
thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng không xếp hàng lên phương tiện vận tải.

c) Trường hợp thiết bị mã vạch gặp sự cố hoặc chưa được trang bị máy đọc mã vạch, công chức hải
quan đề nghị người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp số tờ khai hải quan để nhập số tờ
khai hải quan vào Hệ thống; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Hệ thống với Danh sách container, Danh
sách hàng hóa, Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan hoặc người vận
chuyển xuất trình (không đối chiếu thực tế hàng hóa xuất khẩu) theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều
này và xử lý theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này.

d) Xử lý khi Hệ thống gặp sự cố:


Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, công chức hải quan không thực hiện được việc kiểm tra, xác nhận theo
hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, việc xử lý thực hiện như sau:
d.1) Nếu không kiểm tra, xác nhận được thông tin trên Hệ thống e-Customs thì công chức tra cứu, kiểm
tra thông tin trên Hệ thống VNACCS;
d.2) Nếu không kiểm tra, xác nhận được thông tin trên Hệ thống VNACCS thì vẫn cho phép hàng hóa
xuất khẩu trên cơ sở hồ sơ hải quan do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình. Việc
kiểm tra, xác nhận được thực hiện ngay sau khi Hệ thống được phục hồi.

○ Trường hợp khai hải quan trên hồ sơ giấy


Công chức hải quan tại cửa khẩu xuất kiểm tra thông tin trên tờ khai hải quan do người khai hải quan
hoặc người vận chuyển xuất trình:
a) Nếu tờ khai hải quan đã có xác nhận thông quan, giải phóng hàng của cơ quan hải quan nơi đăng ký
tờ khai hải quan thì:
a.1) Ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm vào ô 31 tờ khai hàng hóa xuất khẩu;
a.2) Lập Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số
07/DSHHG/GSQL Phụ lục 2 Quy trình này (sau đây gọi là Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu
vực giám sát hải quan); ghi rõ thông tin, ký tên, ghi ngày, tháng, năm và đóng dấu công chức trên Danh
sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan; trả lại tờ khai hải quan và Danh sách hàng
đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan để người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình
cho Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng cho phép đưa hàng vào khu cách ly hoặc xếp hàng lên
phương tiện vận tải xuất khẩu.
b) Nếu tờ khai hải quan chưa có xác nhận thông quan, giải phóng hàng của cơ quan hải quan nơi đăng
ký tờ khai hải quan thì không cho phép hàng hóa xuất khẩu; báo cáo Chi cục trưởng xác minh làm rõ và
xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

3. Đối với lô hàng xuất khẩu phải niêm phong hải quan, công chức hải quan tại cửa khẩu xuất kiểm tra
niêm phong hải quan, xác nhận vào biên bản bàn giao (nếu có) và thực hiện hồi báo theo quy định.

4. Đối với hàng hóa thuộc lô hàng xuất khẩu thuộc Danh sách container, kiện hàng phải soi chiếu phát
hiện có dấu hiệu vi phạm, công chức hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 4 Quy
trình này.

b. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào khu vực cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường sắt
liên vận quốc tế.
● Trường hợp khai báo điện tử
a) Công chức hải quan tại cửa khẩu xuất tiếp nhận Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa
hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển từ người khai hải quan hoặc người vận chuyển;
b) Sử dụng máy đọc mã vạch kiểm tra mã vạch in trên Danh sách container, Danh sách hàng hóa, Thông
báo phê duyệt khai báo vận chuyển; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên phần mềm đọc mã vạch với danh
sách container, danh sách hàng hóa, thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và thực tế tình trạng bên
ngoài hàng hóa xuất khẩu:
b.1) Kiểm tra số tờ khai hải quan, trạng thái tờ khai hải quan (thông quan, giải phóng hàng - được phép
xuất hoặc chưa thông quan, giải phóng hàng - không được phép xuất); kiểm tra trạng thái của thông báo
phê duyệt khai báo vận chuyển;
b.2) Kiểm tra số hiệu container, số lượng container (đối với hàng hóa chuyên chở bằng container), số
lượng kiện hàng, phương tiện chở hàng (đối với hàng lỏng, hàng rời, hàng lẻ).
c) Xử lý kết quả kiểm tra:
c.1) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp: công chức hải quan giám sát hàng hóa thực xuất qua biên giới hoặc
giám sát hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải xuất qua biên giới;
c.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp (tờ khai chưa được thông quan, giải phóng hàng, hàng hóa
chưa được phê duyệt khai báo vận chuyển hoặc các thông tin trên danh sách container, danh sách hàng
hóa không phù hợp với thông tin trên Hệ thống, không phù hợp với thực tế hàng hóa xuất khẩu) thì:
c.2.1) Thực hiện hủy xác nhận trên Hệ thống (trong trường hợp đã xác nhận);
c.2.2) Không cho phép hàng hóa xuất khẩu; báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xác minh làm rõ
và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).
d) Trường hợp thiết bị mã vạch gặp sự cố hoặc chưa được trang bị máy đọc mã vạch, công chức hải
quan đề nghị người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp số tờ khai hải quan để nhập số tờ
khai hải quan vào Hệ thống; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Hệ thống với Danh sách container hoặc
Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan hoặc người
vận chuyển xuất trình theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và xử lý theo hướng dẫn tại điểm c
khoản 1 Điều này.
e) Xử lý khi Hệ thống gặp sự cố:
Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, công chức hải quan không thực hiện được việc kiểm tra, xác nhận theo
hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, việc xử lý thực hiện như sau:
e.1) Nếu không kiểm tra, xác nhận được thông tin trên Hệ thống ecustoms thì công chức tra cứu, kiểm
tra thông tin trên Hệ thống VNACCS;
e.2) Nếu không kiểm tra, xác nhận được thông tin trên Hệ thống VNACCS thì vẫn cho phép hàng hóa
xuất khẩu trên cơ sở hồ sơ hải quan do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình. Việc
kiểm tra, xác nhận được thực hiện ngay sau khi Hệ thống được phục hồi.
● Trường hợp khai hải quan trên hồ sơ giấy :
Công chức hải quan tại cửa khẩu xuất kiểm tra, đối chiếu thông tin trên tờ khai hải quan đã có xác nhận
thông quan, giải phóng hàng của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan với thực tế tình trạng
bên ngoài hàng hóa xuất khẩu:
a) Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu phù hợp thì:
a.1) Công chức hải quan giám sát hàng hóa thực xuất qua biên giới hoặc giám sát hàng hóa xếp lên
phương tiện vận tải xuất qua biên giới;
a.2) Ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm vào ô 31 tờ khai hàng hóa xuất khẩu.
b) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp thì không cho phép hàng hóa xuất khẩu; báo cáo Chi cục trưởng
Chi cục Hải quan xác minh làm rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).
3. Đối với lô hàng xuất khẩu phải niêm phong hải quan, công chức hải quan tại cửa khẩu xuất kiểm tra
niêm phong hải quan, xác nhận vào biên bản bàn giao (nếu có) và thực hiện hồi báo theo quy định.
4. Đối với hàng hóa thuộc lô hàng xuất khẩu thuộc Danh sách container, kiện hàng phải soi chiếu phát
hiện có dấu hiệu vi phạm, công chức hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 4 Quy
trình này.

c. Giám sát hàng hóa nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thành lập trong nội địa, cảng hàng không, kho hàng hóa kéo
dài.
● Đối với lô hàng nhập khẩu phải niêm phong hải quan, công chức hải quan tại cửa khẩu
nhập thực hiện:
a) Trường hợp phải niêm phong hải quan theo quy định:
a.1) Niêm phong hải quan (nếu hàng hóa niêm phong được);
a.2) Lập biên bản bàn giao trên Hệ thống thông qua chức năng “Biên bản bàn giao”. Trường hợp hàng
hóa không thể niêm phong được theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì
công chức hải quan phải ghi rõ trên Biên bản bàn giao tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu và
chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa kèm theo Biên bản bàn giao (nếu cần). In 02 bản Biên bản bàn giao từ
Hệ thống; ký tên, đóng dấu công chức. Yêu cầu đại diện doanh nghiệp ký và ghi rõ họ tên. Cơ quan hải
quan lưu 01 bản; giao 01 bản cùng hàng hóa cho đại diện doanh nghiệp vận chuyển đến cửa khẩu xuất.
Trường hợp không thực hiện được việc lập Biên bản bàn giao trên Hệ thống thì thực hiện lập Biên bản
bàn giao theo mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
a.3) Xác nhận đã niêm phong sau khi đã lập Biên bản bàn giao (bao gồm cả trường hợp hàng hóa thuộc
đối tượng niêm phong nhưng không thể niêm phong được) trên Hệ thống thông qua chức năng “Xác
nhận niêm phong hàng hóa”;
a.4) Thực hiện việc in danh sách container hoặc danh sách hàng hóa, chuyển cho người khai hải quan
hoặc người vận chuyển khi có yêu cầu.
b) Trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định: hủy yêu cầu phải niêm phong hải quan
trên Hệ thống thông qua chức năng “Đề xuất/Bỏ đề xuất niêm phong hàng hóa”. Thực hiện việc in danh
sách container hoặc danh sách hàng hóa, chuyển cho người khai hải quan hoặc người vận chuyển khi có
yêu cầu.
● Trường hợp khai hải quan điện tử
a) Nội dung kiểm tra:
Sau khi tiếp nhận Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo
vận chuyển từ người khai hải quan hoặc người vận chuyển, công chức hải quan sử dụng máy đọc mã
vạch kiểm tra thông tin mã vạch in trên Danh sách container, Danh sách hàng hóa, Thông báo phê duyệt
khai báo vận chuyển; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên phần mềm đọc mã vạch với Danh sách container,
Danh sách hàng hóa, Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan hoặc người vận
chuyển xuất trình (không đối chiếu thực tế hàng hóa nhập khẩu):
a.1) Kiểm tra số tờ khai hải quan, trạng thái tờ khai hải quan (đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải
quan);
a.2) Kiểm tra số hiệu container, số lượng container (đối với hàng hóa chuyên chở bằng container) hoặc
trọng lượng hàng (đối với hàng lỏng, hàng rời) hoặc số kiện hàng (đối với hàng lẻ);
a.3) Các cảnh báo của Hệ thống (nếu có).
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp: công chức hải quan ký tên, đóng dấu công chức, xác nhận lên Danh
sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Danh sách hàng hóa kèm theo Thông báo phê duyệt khai
báo vận chuyển; giao người khai hải quan hoặc người vận chuyển để xuất trình cho doanh nghiệp kinh
doanh kho bãi, cảng tại cổng cảng/nơi đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan;
b.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp thì:
b.2.1) Hướng dẫn người khai hải quan thực hiện tiếp các thủ tục khi Hệ thống cảnh báo trong trường
hợp sau đây:
b.2.1.1) Trường hợp hàng hóa thuộc tờ khai phải niêm phong nhưng chưa thực hiện niêm phong (chưa
có xác nhận đã niêm phong của cơ quan hải quan): yêu cầu người khai hải quan xuất trình hàng hóa để
thực hiện niêm phong. Sau khi cơ quan hải quan niêm phong và xác nhận vào Hệ thống, sử dụng Danh
sách container hoặc Danh sách hàng hóa có gắn mã vạch ban đầu để thực hiện xác nhận hàng đã qua
khu vực giám sát trên Hệ thống;
b.2.1.2) Trường hợp mã vạch hết hiệu lực do phát sinh tờ khai bổ sung: yêu cầu người khai hải quan
hoàn thành các thủ tục tại Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai để in lại Danh sách container hoặc Danh
sách hàng hóa có gắn mã vạch.
b.2.2) Thực hiện hủy xác nhận trên Hệ thống (trong trường hợp đã xác nhận);
b.2.3) Báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan để xác minh làm rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi
phạm).
c) Trường hợp thiết bị mã vạch gặp sự cố hoặc chưa được trang bị máy đọc mã vạch, công chức hải
quan đề nghị người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp số tờ khai hải quan để nhập số tờ
khai hải quan vào Hệ thống; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Hệ thống với Danh sách container hoặc
Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan hoặc
người vận chuyển xuất trình theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này và xử lý theo hướng dẫn tại
điểm b khoản 2 Điều này.
d) Trường hợp Hệ thống e-Customs gặp sự cố, công chức hải quan không thực hiện được việc kiểm tra,
xác nhận theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, việc xử lý thực hiện như sau:
d.1) Tra cứu thông tin tờ khai, trạng thái tờ khai trên Hệ thống VNACCS (thông qua nghiệp vụ
IID/IEX/ITF);
d.2) Trường hợp Hệ thống VNACCS gặp sự cố thì liên hệ với Bộ phận hỗ trợ - Tổng cục Hải quan
(Help Desk) thông qua số điện thoại (04) 37824754, (04) 37824755, (04) 37824756, (04) 37824757.
Trường hợp tờ khai đủ điều kiện qua khu vực giám sát, thực hiện xác nhận trên Danh sách container
hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển. Cơ quan hải quan lưu Danh
sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển đã có xác
nhận, lập sổ theo dõi và cập nhật vào Hệ thống khi Hệ thống được phục hồi.
e) Đối với hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu đường hàng không, căn cứ vào Biên bản bất thường do
Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng hàng không lập khi phát hiện bất thường, thiếu số lượng kiện,
thừa số lượng kiện, kiện hàng không có vận đơn, bao bì rách vỡ hoặc thiếu, thừa trọng lượng... trong
quá trình kiểm tra, đối chiếu hàng hóa nhập kho với bản lược khai hàng hóa (manifest), công chức hải
quan tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện các nghiệp vụ có liên quan theo quy định.
● Trường hợp khai hải quan trên hồ sơ giấy :
Công chức hải quan kiểm tra thông tin trên tờ khai hải quan do người khai hải quan hoặc người vận
chuyển xuất trình:
a) Nếu tờ khai hải quan đã có xác nhận hàng hóa đủ điều kiện được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải
quan thì:
a.1) Ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm vào ô 36 tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
a.2) Lập 01 Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số
07/DSHHG/GSQL Phụ lục 2 Quy trình này; ghi rõ thông tin, ký tên, ghi ngày, tháng, năm và đóng dấu
công chức trên Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan; trả lại tờ khai hải quan
và Danh sách hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan để người khai hải quan hoặc người vận
chuyển xuất trình cho Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng khi đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát
hải quan.
b) Nếu tờ khai hải quan chưa có xác nhận hàng hóa đủ điều kiện được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải
quan thì không xác nhận vào ô 36 tờ khai hàng hóa nhập khẩu; báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải
quan xác minh làm rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).
● Đối với hàng hóa thuộc lô hàng nhập khẩu có cảnh báo do bộ phận soi chiếu chuyển đến
thông qua Phiếu ghi kết quả kiểm tra qua máy soi (theo mẫu số 03/KQSCT/GSQL Phụ lục 1 Quy
trình này), công chức hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 4 Quy trình này.

2. Quy trình thông quan hàng hóa


- Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, Hệ thống tự động kiểm tra việc hoàn
thành nghĩa vụ về thuế và quyết định thông quan;
- Trường hợp Hệ thống không tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ
về thuế, người khai hải quan nộp chứng từ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ
về thuế (giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước, chứng từ bảo lãnh,…) để công
chức hải quan kiểm tra và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế: nộp bản chụp,
xuất trình bản chính để đối chiếu;
- Đối với khai tờ khai hải quan giấy:
+ Công chức hải quan đăng ký tờ khai hải quan quyết định thông quan đối
với hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
+ Trường hợp lô hàng thuộc tờ khai hải quan phải kiểm tra thực tế:
Công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định thông quan
đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế;
Trường hợp lô hàng do Chi cục Hải quan khác kiểm tra thực tế theo đề
nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, căn cứ kết quả kiểm tra thực tế do
Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa gửi đến, Chi cục trưởng Chi cục
Hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định thông quan hàng hóa.
● Thông quan xuất khẩu
B1: Chuẩn bị chứng từ hải quan
Trong các bước thông quan hàng hóa xuất khẩu thì chuẩn bị chứng từ hải quan đầy đủ là vô cùng quan
trọng vì nó giúp đẩy nhanh quá trình hoàn tất các thủ tục cần thiết. Bộ giấy tờ chứng từ thông quan bao
gồm:
+ Hợp đồng thương mại (Contract)
+ Hóa đơn thương mại (Invoice)
+ Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
+ Vận đơn (Bill of lading)
+ Giấy phép
+ Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (Certificate of Origin)
+ Giấy tờ khác liên quan theo yêu cầu của hải quan
B2: Khai thông tin xuất khẩu (EDA)
Trước khi thực hiện đăng ký tờ khai xuất khẩu, bạn phải thực hiện khai thông tin xuất khẩu để làm căn
cứ mở tờ khai.
Các thông tin sau khi đã khai đầy đủ trên màn hình EDA sẽ được gửi đến hệ thống VNACCS để nó tự
động cấp số, xuất ra những chỉ tiêu liên quan tới thuế suất, tên tương ứng với những mã nhập vào.
Sau đó, hệ thống sẽ tự động tính toán những chỉ số liên quan tới thuế, trị giá,…và phản hồi lại cho đối
tượng khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai – EDC.
B3: Đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDC)
Khi hệ thống VNACCS phản hồi trên màn hình đăng ký tờ khai (EDC), người khai hải quan cần kiểm
tra toàn bộ những thông tin đã khai báo và thông tin do hệ thống tự động tính toán đã chính xác hay
chưa.
Trong trường hợp người khai hải quan phát hiện có thông tin không chính xác, cần chỉnh sửa thì phải sử
dụng nghiệp vụ EDB gọi lại màn hình khai thông tin xuất khẩu (EDA) và sửa lại trên đó.
B4: Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
Trước khi được cấp tờ khai, hệ thống sẽ kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện
đăng ký tờ khai (doanh nghiệp giải thể hay phá sản, doanh nghiệp có nợ quá thời hạn 90 ngày, doanh
nghiệp tạm dừng hoạt động,…).
Những doanh nghiệp thuộc danh sách trên sẽ không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại
cho những người khai hải quan biết.
B5: Phân luồng tờ khai
Sau khi đăng ký xong tờ khai xuất khẩu, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai để in ra
và mang kèm với bộ hồ sơ nhập khẩu để mở tờ khai tại chi cục hải quan.
Khi đó, cán bộ hải quan sẽ phân tờ khai thành các luồng xanh, vàng, đỏ như sau:
● Đối với các tờ khai luồng xanh
- Nếu số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan cho người khai với “Quyết
định thông quan hàng hóa”.
- Nếu số thuế phải nộp khác 0:
+ Khi khai báo nộp thuế bằng với hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh: Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo
lãnh lớn hơn hoặc bằng thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất “Chứng từ ghi số thuế phải thu” cùng với
“Quyết định thông quan hàng hóa” ngay lập tức. Ngược lại, hệ thống sẽ báo lỗi nếu như số tiền hạn mức
hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp.
+ Khi khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt,…): Hệ thống sẽ xuất cho bạn “chứng
từ ghi số thuế phải thu. Sau khi hoàn tất nộp thuế, phí, lệ phí thì hệ thống VNACCS sẽ xuất ra “Quyết
định thông quan hàng hóa”.
Cuối ngày, hệ thống sẽ chuyển toàn bộ tờ khai luồng xanh chuyển sang VCIS.

● Đối với các tờ khai luồng vàng


Hệ thống tự động chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng trực tuyến từ VNACCS sang VCIS.
Bạn sẽ cầm nguyên bộ hồ sơ tờ khai xuống gặp hải quan để làm thủ tục và kiểm tra tính hợp lệ của bộ
chứng từ trên màn hình VCIS.

Nếu bộ chứng từ không hợp lệ thì hải quan sẽ trả lại và yêu cầu bổ sung thêm chứng từ hoặc tờ khai
truyền sai sẽ được yêu cầu bổ sung. Sau khi bổ sung đầy đủ thì bạn sẽ tiếp tục đăng ký để thông quan
hàng.

Hải quan đăng ký sẽ tiến hành nghiệp vụ CEE (nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ) nếu hồ sợ bạn không
còn nghi vấn và tiến hành thông quan. Trong trường hợp nếu vẫn còn nghi vấn, hải quan đăng ký sẽ tiếp
tục thực hiện nghiệp vụ CKO để yêu cầu chuyển luồng đỏ, đưa hồ sơ lên lãnh đạo và chuyển hồ sơ sang
bộ phận kiểm hóa.

● Đối với các tờ khai luồng đỏ


Khi tờ khai là luồng đỏ hoặc bị chuyển sang bộ phận kiểm hóa, thì bạn sẽ phải tiến hàng kiểm tra trên hệ
thống điện tử của hải quan để biết được thông tin chuyển kiểm của tờ khai (họ tên cán bộ kiểm hóa, số
điện thoại,…) và tiến hành kiểm hóa.

Sau khi kiểm hóa xong nếu hàng đúng như đã khai báo và không có gì nghi vấn thì cán bộ kiểm hóa sẽ
nhập tờ khai lên hệ thống và tiến hành thông quan hàng.

Nếu kiểm tra thấy hàng không đúng như đã khai thì cán bộ hải quan sẽ trình lên lãnh đạo để xin ý kiến
giải quyết. Cách xử lý trong trường hợp này sẽ tùy thuộc vào lô hàng và trường hợp cụ thể.

Thông quan và thanh lý tờ khai


Tại bước này, cán bộ hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa và cho phép thông quan. Sau khi được
kiểm tra, bạn có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ để hoàn tất thủ tục thông quan.

Khi tờ khai được thông quan (trên hệ thống trang web của cơ quan hải quan sẽ hiển thị kết quả), bạn sẽ
tiến hành in mã vạch và gặp hải quan lần nữa để thanh lý tờ khai.
Sau khi mã vạch được hải quan đóng dấu tức là đã hoàn thành việc thông quan hàng hóa xuất khẩu. Lúc
này, bạn thực hiện việc in các giấy tờ liên quan để tài xế vào lấy hàng ra khỏi cảng.

3. Quy trình kiểm tra sau thông quan:


● Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra:
- Căn cứ các thông tin thu thập được, lập kế hoạch kiểm tra nêu rõ mục đích, yêu cầu kiểm tra, nội dung
kiểm tra, phạm vi kiểm tra, thời gian thực hiện kiểm tra;
- Dự kiến nhân sự đoàn kiểm tra và trưởng đoàn kiểm tra phù hợp với yêu cầu công việc;
- Chuẩn bị tài liệu có liên quan cho cuộc kiểm tra và nghiên cứu hồ sơ.
- Tiến hành xác minh một số thông tin, tài liệu có liên quan.
- Cơ quan Hải quan có thể mời đơn vị được kiểm tra đến trụ sở cơ quan hải quan để giải trình, làm rõ
các dấu hiệu vi phạm do cơ quan Hải quan phát hiện được. Nếu đủ cơ sở kết luận về các dấu hiệu vi
phạm này thì không phải tiến hành kiểm tra
sau thông quan tại đơn vị được kiểm tra.
● Bước 2: Ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan và quy định thời hạn kiểm tra sau thông
quan:
- Ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan với các nội dung:
Căn cứ pháp lý và lý do kiểm tra;
Nội dung, phạm vi kiểm tra;
Thời hạn kiểm tra;
Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra (gọi tắt là người kiểm tra);
Trách nhiệm của người kiểm tra và đơn vị được kiểm tra.
- Quyết định kiểm tra sau thông quan được thông báo bằng văn bản.
- Quyết định gia hạn thời gian kiểm tra sau thông quan.
● Bước 3 - Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan và tiến hành kiểm tra sau thông quan:
- Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan.
- Tiến hành kiểm tra: Căn cứ vào nội dung, phạm vi kiểm tra và dấu hiệu vi phạm pháp luật ghi
trong quyết định kiểm tra sau thông quan tiến hành:
+ Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, đồng bộ, chính xác, trung thực của hồ sơ hải quan lưu
tại đơn vị kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan hải quan.
+ Kiểm tra chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính có liên quan.
+ Kiểm tra thực tế hàng hoá nếu xét thấy cần thiết và còn đang được lưu giữ tại đơn vị bị kiểm tra.
+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế và thu khác; chính sách quản lý
hàng hoá XNK và các quy định khác;
+ Kiểm tra các chứng từ khác có liên quan.
- Nếu kiểm tra và phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan thì lập
biên bản. Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo ngay với người ra quyết định kiểm tra
sau thông quan về những những vi phạm pháp luật vượt quá thẩm quyền giải quyết
của mình để có các biện pháp xử lý kịp thời.
- Việc kiểm tra chứng từ, sổ sách, hàng hoá XNK đã được thông quan phải
đảm bảo nguyên tắc:
+ Chỉ kiểm tra các chứng từ thuộc diện phải được lưu giữ theo quy định của
pháp luật.
+ Chỉ kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nếu
hàng hoá đó còn đang được lưu giữ tại đơn vị bị kiểm tra.
● Bước 4: Lập biên bản kết luận kiểm tra:
- Kết thúc cuộc kiểm tra, đoàn kiểm tra phải lập biên bản kết luận kiểm tra.
- Biên bản kết luận kiểm tra có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và người
đứng đầu đơn vị được kiểm tra hoặc người được người đứng đầu đơn vị được kiểm
tra uỷ quyền;
- Trường hợp không nhất trí với nội dung biên bản kết luận kiểm tra thì vẫn
phải ký biên bản kết luận kiểm tra và được quyền ghi rõ ý kiến của mình kèm theo
các chứng từ giải trình, chứng minh, nhưng vẫn phải chấp hành kết luận kiểm tra của
đoàn kiểm tra. Đồng thời, có quyền khiếu nại với người ký quyết định kiểm tra sau
thông quan;
- Trường hợp đơn vị được kiểm tra không chấp hành quyết định, không cung
cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ
khác có liên quan cho đoàn kiểm tra, từ chối không ký biên bản thì trưởng đoàn kiểm
tra ghi rõ ý kiến của họ với sự chứng kiến của người làm chứng, đồng thời báo cáo người ký quyết định
kiểm tra để áp dụng các biện pháp xử lý.
● Bước 5: Tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra:
Trưởng đoàn báo cáo người ký quyết định kiểm tra sau thông quan.
Căn cứ vào biên bản kết luận kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính, cấp có thẩm quyền ra quyết định
xử lý vi phạm, cụ thể:
+ Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Hải quan.
+ Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Hải
quan.
+ Đối với trường hợp phải truy thu thuế và/hoặc các khoản thu khác.
+ Đối với trường hợp phải truy hoàn thuế và/hoặc các khoản thu khác.
+ Đối với trường hợp có hành vi vi phạm ở mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cục Hải quan nơi ký quyết định kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm:
+ Theo dõi, đôn đốc, áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định.
+ Báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan) để theo dõi;
+ Thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan cửa khẩu có liên quan.

Câu 18: Các phương pháp giám sát hải quan. (thao)
Khái niệm giám sát hải quan
Theo Điều 5 của Luật Hải quan năm 2014, Khái niệm "Giám sát hải quan" được định nghĩa như sau:
"Giám sát hải quan là hoạt động kiểm tra, giám sát, giám định, áp dụng biện pháp an ninh hải quan và
xử lý vi phạm pháp luật về hải quan đối với hàng hóa, phương tiện, người nhập cảnh, xuất cảnh; kiểm
tra chứng từ, hóa đơn và giá trị hàng hóa, thực hiện quản lý, giám sát đối với các khu vực cửa khẩu và
khu vực hải quan nội địa."
Giới thiệu chung về giám sát hải quan
Giám sát hải quan là một hoạt động quan trọng của các cơ quan hải quan trên toàn cầu trong việc quản
lý, kiểm soát và giám sát các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải và người nhập
cảnh, xuất cảnh. Nhiệm vụ chính của giám sát hải quan là đảm bảo sự tuân thủ các quy định, quy trình
và luật pháp về hải quan của đất nước mà cửa khẩu hoặc khu vực hải quan đó đang hoạt động.
Các hoạt động của giám sát hải quan bao gồm kiểm tra chứng từ và thủ tục hải quan, kiểm tra chất
lượng, số lượng hàng hóa, kiểm tra hóa đơn và giá trị hàng hóa, kiểm tra an ninh hải quan, và xử lý các
trường hợp vi phạm pháp luật về hải quan. Giám sát hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
đất nước trước các mối đe dọa an ninh, kiểm soát lưu thông hàng hóa và người qua lại, đảm bảo nguồn
thu ngân sách nhà nước, và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế và thương mại quốc tế.
Các cơ quan hải quan trên toàn thế giới đang áp dụng nhiều công nghệ mới như hệ thống thông tin hải
quan, máy quét tia X, máy quét phóng xạ và các thiết bị cảm biến để nâng cao hiệu quả giám sát hải
quan và giảm thiểu thời gian kiểm tra hàng hóa, phương tiện và người nhập cảnh, xuất cảnh. Tuy nhiên,
vẫn còn nhiều thách thức đối với giám sát hải quan như việc chống lại hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, đối
phó với các mối đe dọa an ninh và đảm bảo sự tuân thủ các quy định và quy trình hải quan.
Ý nghĩa của việc giám sát hải quan
Việc giám sát hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, kiểm soát và giám sát các hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải và người nhập cảnh, xuất cảnh. Dưới đây là những ý
nghĩa chính của việc giám sát hải quan:
Bảo vệ an ninh quốc gia: Giám sát hải quan giúp ngăn chặn các hoạt động phi pháp, bảo vệ an ninh quốc
gia và đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Kiểm soát lưu thông hàng hóa và người qua lại: Giám sát hải quan giúp kiểm soát lưu thông hàng hóa và
người qua lại, tránh việc lưu thông hàng hóa, phương tiện vận tải và người qua lại không đúng quy định.
Đảm bảo sự tuân thủ các quy định và quy trình hải quan: Giám sát hải quan đảm bảo sự tuân thủ các quy
định và quy trình hải quan của đất nước, từ đó đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong hoạt động
xuất nhập khẩu.
Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế và thương mại quốc tế: Việc giám sát hải quan đảm bảo
rằng các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và phương tiện vận tải được thực hiện đúng quy định, tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế và thương mại quốc tế.
Đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước: Giám sát hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế và phí liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Đảm bảo công bằng và tránh đối xử không công bằng: Giám sát hải quan đảm bảo rằng tất cả các tổ
chức, doanh nghiệp và cá nhân đều được đối xử công bằng và tránh việc đối xử không công bằng trong
hoạt động xuất nhập khẩu.
Tầm quan trọng của giám sát hải quan
Điều giám sát hải quan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia và đảm bảo
an ninh lãnh thổ. Dưới đây là những tầm quan trọng của giám sát hải quan:
Bảo vệ lợi ích quốc gia: Giám sát hải quan giúp đảm bảo lợi ích của quốc gia bằng cách kiểm soát lưu
thông hàng hóa và phương tiện vận tải, tránh việc các hoạt động không hợp pháp, đe dọa tới an ninh, trật
tự và an toàn của đất nước.
Đảm bảo an ninh lãnh thổ: Giám sát hải quan là một trong những cơ quan quan trọng trong việc bảo vệ
an ninh lãnh thổ, đảm bảo rằng các hoạt động xuất nhập khẩu không đe dọa tới an ninh và trật tự công
cộng của đất nước.
Bảo vệ người tiêu dùng: Giám sát hải quan giúp bảo vệ người tiêu dùng bằng cách đảm bảo rằng hàng
hóa xuất nhập khẩu được kiểm tra chất lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe và đáp ứng các tiêu chuẩn
chất lượng quốc tế.
Thu ngân sách nhà nước: Giám sát hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc thu ngân sách nhà nước
bằng cách thu thuế và các khoản phí liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Đối tượng giám sát hải quan
Các đối tượng giám sát hải quan là những người, hàng hoá, phương tiện và hàng hóa đang thực hiện các
hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh hoặc chuyển cảnh qua lãnh thổ quốc gia. Các đối tượng giám sát hải
quan phải tuân thủ quy định của cơ quan hải quan đối với việc xác định, kiểm tra, giám sát và quản lý
các hoạt động xuất nhập khẩu và chuyển cảnh hàng hóa.
PHƯƠNG THỨC VÀ QUY TRÌNH GIÁM SÁT HẢI QUAN
1. Giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan
Giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan là việc công chức hải quan kiểm tra trực tiếp hàng hóa và
phương tiện vận chuyển hàng hóa bằng cách kiểm tra vật lý và/hoặc sử dụng thiết bị x-ray để phát hiện
các mặt hàng cấm, hạn chế hoặc bị vi phạm quy định về hải quan.
Phương thức này không áp dụng trong trường hợp hàng hóa được đóng gói, niêm phong đầy đủ và
không có dấu hiệu nghi vấn vi phạm quy định hải quan. Trong trường hợp này, hàng hóa sẽ được giám
sát bằng niêm phong hải quan.
Phương thức giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan thường được áp dụng cho các loại hàng hóa có
giá trị cao hoặc có tính chất đặc biệt, chẳng hạn như:
● Hàng hóa nhập khẩu chưa từng xuất hiện trên thị trường nội địa hoặc được nhập khẩu từ các
nước có rủi ro về an ninh quốc gia, an toàn thực phẩm, an toàn sức khỏe con người, an toàn môi trường.
● Các mặt hàng hàng công nghệ cao, sản phẩm điện tử, dược phẩm, thực phẩm tươi sống, các sản
phẩm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người hoặc môi trường, vật liệu quân sự, vật liệu nổ, vật liệu
phóng xạ và các loại hàng hóa khác có tính chất đặc biệt.
● Các trường hợp hàng hóa nghi ngờ vi phạm quy định pháp luật, quy định hải quan hoặc các quy
định về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (hàng nhập lậu, hàng cấm,..)
Khi giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan, hàng hóa sẽ được kiểm tra chi tiết từng bước một để
đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định hải quan.
2. Một số yêu cầu khi thực hiện giám sát hải quan bằng công chức hải quan
(1) Giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan được cấp hải quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ giám
sát một đối tượng, một mục tiêu cụ thể, với nội dung nhiệm vụ cụ thể.
(2) Phải thực hiện chế độ hai giám sát viên cùng làm nhiệm vụ giám sát trong một ca giám sát một đối
tượng giám sát.
(3) Phải thực hiện chế độ giám sát theo ca kíp và chế độ giám sát để ghi nhận tình hình, kết quả giám sát
và bàn giao ca kíp.
3. Các ưu nhược điểm của giám sát bằng công chức hải quan như sau:
1. Ưu điểm:
Kiểm soát chặt chẽ: Phương thức giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan cho phép kiểm soát chặt
chẽ các loại hàng hóa đưa vào cảng để đảm bảo tuân thủ các quy định hải quan và phòng ngừa các hoạt
động buôn lậu, gian lận thương mại.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan giúp đảm bảo chất lượng
hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là đối với các sản phẩm có tính chất đặc biệt như thực phẩm, dược phẩm,
hàng điện tử, vật liệu quân sự, giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Xử lý nhanh chóng: Khi phát hiện hàng hóa vi phạm, cơ quan hải quan có thể tiến hành xử lý ngay tại
chỗ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại và ngăn chặn tình trạng lừa đảo, gian lận
trong hoạt động nhập khẩu.
2. Nhược điểm:
Tốn kém chi phí: Giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan yêu cầu phải có sự tham gia của nhân viên
hải quan, đòi hỏi tốn kém chi phí và tài nguyên nhân lực.
Gây cản trở cho hoạt động thương mại: Việc giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan có thể làm
chậm quá trình thông quan và gây cản trở cho hoạt động thương mại.
Không thể giám sát được tất cả: Với lượng hàng hóa nhập khẩu lớn, giám sát trực tiếp bằng công chức
hải quan không thể giám sát được tất cả hàng hóa, do đó có thể để sót các trường hợp vi phạm.
2. Giám sát bằng niêm phong hải quan
1. Khái niệm
Niêm phong hải quan là quá trình đóng niêm phong lên hàng hóa bởi cơ quan hải quan để bảo bảo tính
nguyên vẹn của hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu trữ tại các điểm giám sát của hải quan.
Giám sát bằng niêm phong hải quan là phương thức giám sát hàng hóa thông qua việc đóng dấu niêm
phong hải quan lên các vật phẩm hàng hóa, đảm bảo tính toàn vẹn của hàng hóa từ nguồn gốc đến đích
đến, từ khi xuất khẩu đến khi nhập khẩu. Quá trình giám sát bằng niêm phong hải quan được thực hiện
bởi Cục Hải quan hoặc đơn vị được Cục Hải quan cấp phép.
Việc đóng dấu niêm phong hải quan phải được thực hiện trước khi hàng hóa xuất cảnh hoặc nhập cảnh
và được giữ nguyên trạng thái cho đến khi hoàn tất các thủ tục hải quan.
Phương thức giám sát này thường được áp dụng cho các loại hàng hóa có giá trị trung bình và không có
tính chất đặc biệt.
2. Đối tượng giám sát bằng niêm phong trong hải quan
Theo Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC các trường hợp
phải giám sát bằng niêm phong hải quan bao gồm:
(1) Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
Trường hợp này xảy ra khi hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài và di chuyển đến cửa khẩu để được
thông quan. Khi hàng hoá đến cửa khẩu, chúng sẽ được giám sát bằng niêm phong hải quan để đảm bảo
tính trọn vẹn và đúng quy trình vận chuyển. Ví dụ, một container chứa hàng điện tử được vận chuyển từ
Trung Quốc đến cửa khẩu Móng Cái để nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được niêm phong hải quan.
(2) Hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng được dỡ xuống cửa khẩu nhập và xếp lên phương tiện vận tải khác
để vận chuyển đến cảng đích.
Hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng được dỡ xuống cửa khẩu nhập và xếp lên phương tiện vận tải khác để
vận chuyển đến cảng đích: Trường hợp này xảy ra khi hàng hóa được nhập khẩu đến một cảng và sau đó
di chuyển đến cửa khẩu để tiếp tục vận chuyển đến nơi đích. Khi hàng hoá đến cửa khẩu, chúng sẽ được
giám sát bằng niêm phong hải quan để đảm bảo tính trọn vẹn và đúng quy trình vận chuyển. Ví dụ, một
container chứa phụ tùng ô tô được nhập khẩu đến cảng Hải Phòng, sau đó được di chuyển đến cửa khẩu
Hữu Nghị để tiếp tục vận chuyển đến nhà máy sản xuất ô tô tại Hà Nội sẽ được niêm phong hải quan.
(3) Hàng hoá xuất khẩu được kiểm tra tại địa điểm ngoài cửa khẩu vận chuyển ra cửa khẩu xuất.
Đây là trường hợp khi hàng hóa xuất khẩu phải được kiểm tra tại địa điểm ngoài cửa khẩu và được niêm
phong hải quan trước khi vận chuyển ra cửa khẩu xuất. Ví dụ: Một công ty xuất khẩu thực phẩm cần
kiểm tra chất lượng sản phẩm tại nhà máy sản xuất trước khi vận chuyển chúng đến cảng để xuất khẩu.
Trong trường hợp này, sản phẩm phải được niêm phong hải quan sau khi kiểm tra và trước khi được vận
chuyển đến cửa khẩu xuất.
(4) Hàng hoá xuất khẩu do hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra thực tế.
Hàng hoá xuất khẩu do hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra thực tế: Đây là trường hợp khi hàng hóa xuất
khẩu phải được kiểm tra thực tế tại cửa khẩu xuất bởi các cơ quan hải quan. Ví dụ: Một công ty sản xuất
ô tô xuất khẩu xe hơi đến các thị trường nước ngoài. Trước khi được vận chuyển đến cảng, các xe hơi
này phải được kiểm tra tại cửa khẩu xuất để đảm bảo tuân thủ các quy định về chất lượng và an toàn
giao thông.
(5) Hàng hoá xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan được vận chuyển tới cửa khẩu
Hàng hoá xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan được vận chuyển tới cửa khẩu: Đây là trường hợp
khi hàng hoá xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan tại cảng và được vận chuyển đến cửa khẩu xuất.
Ví dụ: Một container hàng hóa đã được đóng gói và hoàn thành thủ tục hải quan tại cảng Hải Phòng.
Container này sau đó sẽ được vận chuyển bằng đường bộ đến cửa khẩu Móng Cái để được xuất khẩu
sang Trung Quốc.
3. Một số yêu cầu về điều kiện đảm bảo niêm phong
● Điều kiện đảm bảo về chất lượng niêm phong: Niêm phong phải đảm bảo chất lượng tốt để
không bị phá hỏng hoặc mất tính chất sau quá trình vận chuyển. Chất lượng của niêm phong phải được
đảm bảo bằng cách sử dụng niêm phong chính hãng, có đầy đủ thông tin và được sản xuất và nhập khẩu
đúng quy định.
● Điều kiện đảm bảo về an toàn niêm phong: Niêm phong phải được thực hiện theo quy trình, đảm
bảo an toàn cho người thực hiện và không gây nguy hiểm cho hàng hoá cũng như phương tiện vận
chuyển.
● Điều kiện đảm bảo về tính xác thực niêm phong: Niêm phong phải được thực hiện đúng quy
định và đảm bảo tính xác thực. Các thông tin về niêm phong phải được ghi chính xác và đầy đủ, bao
gồm thông tin về người niêm phong, thời gian niêm phong, mã số niêm phong, vị trí niêm phong và
trạng thái của niêm phong.
● Điều kiện đảm bảo về quản lý niêm phong: Việc niêm phong phải được thực hiện và quản lý chặt
chẽ để đảm bảo tính xác thực và an toàn của niêm phong. Các đơn vị, tổ chức tham gia trong quá trình
niêm phong phải có trách nhiệm chính xác và đầy đủ về thông tin niêm phong và phải đảm bảo niêm
phong được thực hiện đúng quy trình và quy định của pháp luật.
4. Các loại niêm phong
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại niêm phong được sử dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa. Một số loại niêm phong phổ biến bao gồm:
a. Niêm phong bằng giấy: Đây là loại niêm phong đơn giản nhất, được sử dụng phổ biến trong các
trường hợp yêu cầu niêm phong tạm thời. Niêm phong bằng giấy có thể được sử dụng để niêm phong
các loại hàng hóa, container hoặc phương tiện vận chuyển khác.
b. Niêm phong bằng xi: Đây là loại niêm phong phổ biến nhất trong lĩnh vực giám sát hải quan.
Niêm phong bằng xi thường được sử dụng để niêm phong các container và phương tiện vận chuyển
khác. Việc niêm phong bằng xi giúp đảm bảo tính toàn vẹn của hàng hóa và tránh được những hành vi
xâm nhập, đánh cắp hoặc thay thế hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
c. Niêm phong bằng kẹp chì: Đây là loại niêm phong được sử dụng chủ yếu để niêm phong các
khối hàng có kích thước lớn, như máy móc, thiết bị, tàu thuyền,... Niêm phong bằng kẹp chì được thực
hiện bằng cách sử dụng một loại kẹp chì có kích thước và hình dạng phù hợp với kích thước và hình
dạng của hàng hóa.
d. Niêm phong bằng seal: Đây là loại niêm phong được sử dụng để niêm phong các bao bì, túi,
thùng carton hoặc các vật phẩm có kích thước nhỏ. Niêm phong bằng seal thường được thực hiện bằng
cách sử dụng một loại dây đai hoặc băng keo có tính năng niêm phong. Việc niêm phong bằng seal giúp
đảm bảo tính toàn vẹn của hàng hóa và tránh được những hành vi xâm nhập, đánh cắp hoặc thay thế
hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Niêm phong bằng seal là một hình thức niêm phong bằng cách sử dụng dụng cụ niêm phong đặc biệt
gồm một chiếc dụng cụ bằng kim loại và một chiếc dấu in hoặc sticker có mã số và thông tin về người
niêm phong và ngày giờ niêm phong.

Ưu điểm của niêm phong bằng seal là:


- Khó bị làm giả: Seal thường được làm bằng vật liệu bền và khó bị phá hủy, do đó khó bị thay thế
hoặc làm giả.
- Tiện lợi và nhanh chóng: Việc niêm phong bằng seal có thể được thực hiện một cách nhanh
chóng và tiện lợi bằng cách sử dụng các thiết bị niêm phong tự động, giúp giảm thiểu thời gian và chi
phí trong quá trình thông quan hàng hóa.
- Đáng tin cậy: Nhờ vào tính năng không thể tái sử dụng của niêm phong bằng seal, việc kiểm tra
niêm phong trở nên đáng tin cậy hơn, giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình thông
quan hàng hóa.
Tuy nhiên, niêm phong bằng seal cũng có một số hạn chế như là không thể sử dụng lại sau khi niêm
phong, có thể gây ra chi phí cho việc mua seal mới cho mỗi lần niêm phong. Ngoài ra, niêm phong bằng
seal cần được thực hiện bởi các cán bộ chuyên môn, không thể tự thực hiện được bởi người dùng cuối.
E-seal là một hình thức niêm phong hiện đại hơn, sử dụng thiết bị điện tử để niêm phong và giám sát
hàng hóa. Nó được gọi là "E-seal" (Electronic seal) vì nó sử dụng các thiết bị điện tử như cảm biến áp
suất, cảm biến chuyển động, GPS, bộ nhớ, pin và các công nghệ liên quan khác để tạo ra một mã điện tử
duy nhất. Khi E-seal được gắn vào hàng hóa và kích hoạt, nó sẽ tự động ghi nhớ thời gian, vị trí, nhiệt
độ và các thông tin khác liên quan đến hàng hóa. Khi được vận chuyển, E-seal có thể truyền tải các dữ
liệu này đến các hệ thống giám sát để kiểm soát và theo dõi hàng hóa trên đường vận chuyển.
Ưu điểm của E-seal là tính năng niêm phong điện tử của nó có thể giúp cho các hoạt động giám sát hàng
hóa được thực hiện tự động và chính xác hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ sai sót và gian lận. Hơn nữa,
E-seal có thể được tái sử dụng nhiều lần, giúp tiết kiệm chi phí và tài nguyên so với việc sử dụng niêm
phong truyền thống. Tuy nhiên, việc triển khai E-seal đòi hỏi một khoản đầu tư chi phí ban đầu khá lớn
và yêu cầu một hệ thống giám sát và xử lý dữ liệu phức tạp hơn.
4. Giám sát hải quan bằng phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại
Giám sát hải quan sử dụng phương tiện kỹ thuật là việc cơ quan hải quan sử dụng các phương tiện kỹ
thuật trong hoạt động giám sát như camera giám sát, mô tả chi tiết hàng hóa, chụp ảnh hàng hóa và
phương tiện, kiểm tra trọng lượng hàng hóa và phương tiện vận tải...giám sát thông qua kiểm tra thông
tin trên hệ thống công nghệ thông tin.
Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật là cách thức hợp lý để phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các cơ
quan Hải Quan với các cơ quan, đơn vị có liên quan đến đối tượng đang chịu sự giám sát của cơ quan
Hải Quan.
Các phương tiện giám sát kỹ thuật hiện nay là: giám sát bằng gương, giám sát bằng máy đếm, giám sát
bằng camera, giám sát bằng máy soi, giám sát bằng cách gắn chíp điện tử kết hợp định vị GPS.
Việc sử dụng hệ thống camera để giám sát các hoạt động của cảng, các di biến động của hàng hóa và các
phương tiện vận tải cho phép giám sát từ xa, kiểm tra giám sát được toàn bộ khu vực và có thể lưu trữ
được toàn bộ các hoạt động trong phạm vi kiểm tra và giám sát của Hải Quan. Các hình ảnh giám sát
được các camera giám sát thu lại vã được truyền về trung tâm quan sát qua đường cáp tín hiệu hoặc qua
thiết bị truyền tín hiệu không dây. Nên việc giám sát được tiến hành khá kín đáo và ở mọi nơi, mọi lúc
cần giám sát. Có nhiều hình thức giám sát bằng camera khác nhau: sử dụng camera thường để lắp đặt
công khai, sử dụng camera ngụy trang để giám sát những điểm nhạy cảm, sử dụng camera hồng ngoại
để có thể quan sát và giám sát được và ban đêm hay khi thời tiết xấu.
Hiện nay, Hải quan Việt Nam cũng đã sử dụng máy soi để phục vụ kiểm tra, giám sát Hải Quan. Máy
soi là thiết bị kiểm tra được hàng hóa chứa trong container, thùng, hộp kín mà không cần phải mở
container, thùng, hộp chứa đựng hàng hóa. Khi các hộp kín chứa đựng hàng hóa như container, thùng
chứa chuyên dụng đi qua máy soi thì máy soi có thể kiểm tra, lưu giữ lại được hình ảnh của hàng hóa.
Việc sử dụng máy soi có thể cung cấp thông tin về hàng hóa cho các bộ phận giám sát ở phía sau. Cách
giám sát này kiểm tra và giám sát được hàng hóa chứa trong các thùng kín chuyên dụng hoǎc container.
Kiểm tra giám sát được các lô hàng có độ rủi ro cao, phát hiện nhanh, kịp thời các hành vi gian lận
thương mại, buôn lậu và vận chuyển hàng cấm
Việc sử dụng chip điện tử và định vị toàn cầu GPS cũng đang được Hải quan Việt Nam sử dụng trong
nghiệp vụ giám sát. Chip điện tử được tích hợp với hệ thống giám sát và kiểm soát với vai trò bộ điều
khiển trung tâm, rồi kết hợp với các khối GSM-GPRS nhằm thu thập và xử lý thông tin từ hàng hóa cần
được giám sát. Tất cả những thông tin được chíp gửi về trung tâm điều hành. Ngoài dữ liệu được cập
nhật định kỳ, công chức Hải Quan có thể kiểm tra đột xuất tình trạng thái của hàng hóa, đối tượng giám
sát. Cách giám sát này vừa quản lý, bảo vệ được hàng hóa và giám sát lộ trình của phương tiện vận tải
vận chuyển hàng hóa.
Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- Trang thiết bị kỹ thuật luôn phải trong tình trạng thường xuyên hoạt động tốt để có thể đảm bảo
thực hiện giám sát hải quan khi cần.
- Chế độ hoạt động của phương tiện kỹ thuật giám sát phải kết hợp công khai với bí mật. Bí mật,
bất ngờ là cơ sở nâng cao hiệu quả, hiệu lực giám sát bằng phương tiện kỹ thuật.
- Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật phải hỗ trợ và kết hợp với giám sát bằng người và niêm
phong tuỳ theo yêu cầu đối tượng và thời gian giám sát hải quan.
- Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật là sự cảnh báo cho đối tượng bị giám sát phải chấp hành
nghiêm chỉnh những quy định của Hải quan và Nhà nước.
- Những yêu cầu trong trang bị và sử dụng trang bị kỹ thuật giám sát hải quan
- Cẩn được trang bị và sử dụng đồng thời hai mô hình thiết bị giám sát hải quan hệ thống đồng bộ,
hoàn chỉnh đi đôi với máy lẻ.
- Trang bị mới, hiện đại. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ giám sát cần nghiên cứu, bố trí các
phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất có thể có.
- Đào tạo nhân lực để đảm bảo sử dụng tốt và có hiệu quả trang bị kỹ thuật.
Ưu và nhược điểm
Phương thức giám sát bằng phương tiện kỹ thuật có ưu điểm là thuận tiện trong hoạt động giám sát,
không cần tốn nhiều thời gian, công sức và nhân lực cho hoạt động giám sát mà hiệu quả giám sát vẫn
tương đối cao. Việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ tự động hóa vào hoạt
động giám sát là một biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hải Quan, giảm thiểu sự quá tải cho
cơ quan Hải quan, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các hoạt động giao lưu thương mại quốc tế, nhất là
việc giảm chi phí thời gian, tiết kiệm tài chính về lâu dài cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất
nhập khẩu.. Đồng thời, cũng hạn chế được sự tiếp xúc giữa cán bộ hải quan và doanh nghiệp nên hạn
chế được tình trạng gian lận, cấu kết để thu lợi của hai chủ thể này.
Tuy nhiên, hạn chế của phương thức giám sát bằng phương tiện kỹ thuật là đòi hỏi cần có sự đồng bộ
hóa cao, đội ngũ cán bộ hải quan có phải có trình độ kỹ thuật nhất định, am hiểu, thông thạo trong việc
sử dụng các thiết bị này. Không những thế, chi phí ban đầu để lắp đặt và xây dựng khu điều khiển và
giám sát trung tâm cũng rất. lớn Xét trong bối cảnh hiện nay thì không phải cơ quan hải quan nào cũng
đáp ứng đủ điều kiện để áp dụng phương thức giám sát hải quan này.
Ví dụ thực tiễn
Hiện nay Cục Hải quan TP Hải Phòng được trang bị 04 Hệ thống máy soi container tại cảng gồm 01 hệ
thống máy soi container cố định và 03 hệ thống máy soi container di động.
Việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa đóng trong container bằng máy soi giúp cơ quan hải
quan kiểm tra, kiểm soát được thực tế hàng hoá. Nếu như trước đây, việc kiểm tra hàng hóa hoàn toàn
bằng thủ công thì nay thông qua việc soi chiếu không thâm nhập bằng máy soi đã giảm nhiều thời gian
kiểm tra thực tế 1 container xuống còn khoảng 10 phút thay vì phải mất cả tiếng đồng hồ như trước.
Tháng 3/2021, năng suất soi chiếu của các máy soi container trung bình 102 container/ngày so với các
tháng trước là 65 container/ngày. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2021, toàn Ngành
thực hiện soi
chiếu tổng số 8.776 container; phát hiện nghi vấn 572 container (chiếm 6,52% tổng cont soi chiếu), phát
hiện vi phạm 22 container (chiếm 3,85% tổng container nghi vấn). Đáng chú ý, riêng Cục Hải quan Hải
Phòng phát hiện tới 16 container vi phạm. Vụ việc liên quan đến 2 container của Công ty TNHH
Thương mại Trang Hoàng Đạt, trên Manifest hàng hóa thể hiện băng tải cao su mới 100%. Lô hàng soi
chiếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm, Tổ Kiểm tra máy soi đã chuyển thông tin cho Tổ Kiểm soát Hải
quan số 1 xác minh làm rõ. Kết quả 2 container trên nhập khẩu hàng cấm là máy móc thiết bị đã qua sử
dụng, toàn bộ lô hàng được sai áp về kho tang vật để xử lý theo quy định pháp luật.
Trách nhiệm
Trong hoạt động giám sát hải quan hàng nhập khẩu, cơ quan hải quan có trách nhiệm:
Thực hiện các phương thức giám sát phù hợp tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và bảo đảm quản lý hải quan đối với hàng hóa theo quy định của Luật Hải
quan. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật bảo đảm giám sát hải quan theo quy định của Luật Hải
quan. Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về giám sát hải quan của người khai hải quan,
doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu và các bên có liên quan.
Đồng thời, cơ quan hải quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với phương tiện vận
tải vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang chịu sự giám sát hải quan; đánh giá các dấu hiệu bất
thường đối với phương tiện chở hàng, có thể can thiệp nhằm mục đích tráo hàng, rút hàng hóa trong quá
trình vận chuyển (như vị trí bu-lông, ốc vít tại các khớp nối, bản lề cửa container/thùng hàng xe tải dễ
dàng tháo rời..).

Câu 19: (HT) Nội dung kiểm tra hồ sơ và thuế với hàng hóa XNK.
Khái niệm hồ sơ hải quan Theo khoản 8 Điều 4 Luật Hải quan năm 2014, hồ sơ hải quan gồm
tờ khai hải quan, các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan theo quy định của
Luật Hải quan. Theo Điều 24 Luật Hải quan năm 2014, hồ sơ hải quan gồm:
1. Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan. 2. Chứng từ có liên quan.
Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa,
hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất
khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng
từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan. Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan
là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn
dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ
quan hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan.
Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy
phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới
dạng điện tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp.
19.1. Quy định về Kiểm tra hồ sơ hải quan
Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và
kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải. Theo quy định tại Điều 27 Thông tư 38/2015/TT-BTC
quy định về việc kiểm tra hồ sơ hải quan như sau:
– Việc kiểm tra hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Hải quan. Thời hạn hoàn
thành việc kiểm tra hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 23 Luật Hải
quan.
– Trong quá trình kiểm tra chi tiết hồ sơ bởi công chức hải quan, nếu phát hiện sự không chính
xác, không đầy đủ, không phù hợp giữa nội dung khai hải quan với chứng từ có liên quan thuộc hồ
sơ hải quan; có dấu hiệu không tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì Chi cục trưởng Chi cục
Hải quan nơi tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan xem xét, quyết định việc kiểm tra thực tế hàng
hóa.
-Trường hợp việc kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện bởi công chức hải quan, Chi cục trưởng
Chi cục Hải quan xem xét đề nghị của người khai hải quan, quyết định gia hạn thời gian nộp bản
chính một số chứng từ kèm theo tờ khai hải quan trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày
đăng ký tờ khai hải quan.
Và theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định hướng dẫn chi tiết về
việc kiểm tra hồ sơ hải quan như sau:
– Căn cứ thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan của Hệ thống, quyết định của Chi cục
trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa,
thông tin khai hải quan, thông tin chỉ dẫn rủi ro trên Hệ thống và hồ sơ hải quan điện tử người khai
hải quan gửi thông qua Hệ thống, công chức hải quan thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan,
kiểm tra thực tế hàng hóa.
– Chậm nhất 01 giờ làm việc kể từ thời điểm đăng ký tờ khai, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra,
xác nhận tính đầy đủ của hồ sơ hải quan và phản hồi cho người khai hải quan thông qua Hệ thống.
Quá thời hạn trên, hồ sơ hải quan điện tử được coi là đã nộp đầy đủ cho cơ quan hải quan.
– Trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức phải ghi kết quả kiểm tra trên Phiếu ghi kết
quả kiểm tra, cập nhật vào Hệ thống theo quy định tại Điều 29 Thông tư Thông tư
38/2015/TT-BTC và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, quyết định thông quan hoặc giải phóng
hàng hoặc đưa hàng về bảo quản.
19.2 . Những vấn đề phát sinh trong khai báo, đăng ký, soát xét hồ sơ hải quan hiện nay
2.1. Tình trạng hối lộ, tham nhũng trong quy trình đăng ký, khai báo, soát xét hồ sơ hải quan.
Theo đó, khi đến làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp sẽ đưa tiền hối lộ cho cán bộ, công chức Hải
quan để có được việc thông quan bình thường hoặc để thông quan nhanh đối với hàng hóa, phương
tiện vận tải, khách xuất nhập cảnh. Thói quen tham nhũng thường gắn liền với thủ tục hành chính
phức tạp và hành vi đạo đức nghề nghiệp của công chức thực thi. Nếu một thủ tục thông quan mà
phải qua nhiều khâu và do các công chức kém đạo đức nghề nghiệp thực hiện thì doanh nghiệp
phải có những khoản “chi” nhất định để thủ tục hành chính được giải quyết nhanh nếu muốn hàng
hóa được thông quan nhanh.
2.2. Tình trạng quy định hoặc chính sách pháp luật thường xuyên thay đổi. Cụ thể, 24,2%
doanh nghiệp từng thực hiện thủ tục kiểm tra hồ sơ cho biết gặp tình trạng này, có tỷ lệ lớn nhất
trong số các vấn đề khó khăn thường gặp khi doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính thông
quan. Vấn đề này được phản ánh nhiều hơn bởi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung
cấp dịch vụ logistics hoặc đại lý hải quan. Các văn bản hướng dẫn liên quan hồ sơ, thủ tục hải
quan đối với hàng hóa nhập khẩu để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc cho doanh nghiệp
chế xuất (DNCX) được ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều điểm trong thời gian rất ngắn, từ 2013 -
2015, với 3 Thông tư thay thế nhau quy định về vấn đề này (Thông tư 194/2010/TT-BTC; Thông
tư 128/2013/TT-BTC và Thông tư 38/2015/TT-BTC). Thêm vào đó, quá trình sửa đổi, thay thế các
quy định lại ít có sự kế thừa các quy định trước đó, khâu hướng dẫn cũng chưa kịp thời khiến
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu, chấp hành.
2.3. Các khó khăn phổ biến khác khi doanh nghiệp làm thủ tục kiểm tra hồ sơ. Bên cạnh việc
gặp khó khăn về vấn đề pháp lý thì các doanh nghiệp còn gặp khó khăn khi: Phải in và nộp tờ khai,
giấy tờ khác thuộc hồ sơ hải quan; Sự phối hợp chưa đồng bộ giữa cơ quan Hải quan và các cơ
quan liên quan; Thời gian xử lý hồ sơ lâu hơn quy định; Không công khai thông tin và quy trình
xử lý và Công chức hải quan không hướng dẫn đầy đủ, tận tình.
2.4. Vướng mắc liên quan đến xác định mã số hàng hóa và trị giá hải quan. Tổng cục Hải quan
cho biết, thực tế có nhiều nguyên nhân, vì cách hiểu khác nhau về áp dụng các văn bản quy phạm
pháp luật, do tính chất đặc thù của lĩnh vực chuyên môn, đặc biệt là lĩnh vực mã HS (mã số của
hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định theo hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan
thế giới phát hành) và trị giá hải quan, do thông tin khai báo từ phía doanh nghiệp chưa đầy đủ.
Hoặc, do năng lực thực thi của một số cán bộ công chức hải quan nên đã dẫn đến những vướng
mắc trên.
2.5. Hồ sơ điện tử. Khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì đôi khi có xảy ra tình trạng lỗi mạng.
Nhưng quan trọng hơn là hồ sơ điện tử chưa được áp dụng triệt để dẫn đến tình trạng doanh nghiệp
vừa phải nộp hồ sơ hải quan bản in và vừa phải nộp các tệp điện tử (bản mềm). Doanh nghiệp cho
rằng dù áp dụng công nghệ thông tin đã được đẩy mạnh trong những năm gần đây nhưng việc “số
hóa” không hoàn toàn vẫn gây mất khá nhiều thời gian cho doanh nghiệp khi họ vẫn phải trực tiếp
đến cơ quan Hải quan để nộp hồ sơ như hình thức truyền thống. Doanh nghiệp kỳ vọng trong
tương lai, đa số các thủ tục có thể thực hiện qua mạng internet một cách hoàn toàn chứ không phải
vừa làm trên giấy, vừa làm trên mạng như hiện nay.
2.6. Thiếu nhân lực xử lý hồ sơ của cơ quan Hải quan. Trong tình hình thực hiện phong tỏa,
không chỉ số lượng cán bộ Hải quan làm việc bị giảm đi, mà hơn nữa để đảm bảo nhân viên Hải
quan có thể về đến nhà trước 18h thì doanh nghiệp phải đẩy tất cả các quy trình xuất hàng ra khỏi
nhà máy, vận chuyển đến sân bay lên sớm hơn. tình trạng thủ tục thông quan hàng xuất nhập khẩu
bị chậm trễ do thiếu nhân lực xử lý hồ sơ của cơ quan Hải quan sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh
nghiệp và khả năng phục hồi kinh tế đất nước.
2.7. Tình trạng gian lận thuế từ việc khai báo sai trị giá hải quan. Tình trạng gian lận thuế thông
qua việc khai báo sai trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu ngày càng tinh vi, phức tạp. Tổng
cục Hải quan cho biết, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng đa dạng về phương thức giao dịch,
thanh toán, vận chuyển… đã kéo theo tình trạng gian lận thuế thông qua việc khai báo sai trị giá
hải quan đối với hàng nhập khẩu trên hồ sơ hải quan . Việc này đang diễn ra ngày càng tinh vi,
phức tạp, đặc biệt đối với các mặt hàng có thuế suất cao, có nhiều biến động về giá và các mặt
hàng chịu nhiều tác động về việc giao hàng, phương thức giao dịch, phương thức thanh toán…
Phổ biến nhất là gian lận về điều kiện áp dụng trị giá giao dịch; gian lận về giá tính thuế cũng
thường gặp đối với những trường hợp không khai báo đầy đủ các khoản phải cộng; làm giả giấy tờ
giao dịch để khai báo sai trị giá hải quan nhằm gian lận về thuế như: doanh nghiệp khai báo thấp
trị giá đối với những mặt hàng có thuế suất cao, khai giảm số lượng hàng hóa để làm giảm trị giá
nhập khẩu… nhằm gian lận thuế thu nhập, chuyển giá quốc tế.
19.3. Kiến nghị giải pháp kiểm tra hồ sơ hải quan
1. Tình trạng hối lộ, tham nhũng trong quy trình đăng ký, khai báo, soát xét hồ sơ hải
quan.
- Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia, cải cách thủ tục hành chính hải quan theo hướng đơn
giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và tuân thủ chuẩn mực quốc tế là giải pháp hiệu quả, thiết thực nhất để
góp phần hạn chế các hành vi trục lợi khi giải quyết các thủ tục hải quan. Bên cạnh đó cũng cần
phải tái thiết kế quy trình nghiệp vụ với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý thông qua việc tăng
cường tính công khai, minh bạch, đồng thời hạn chế sự can thiệp của con người và quan trọng
nhất là phải chuyển đổi số. Ngoài số hóa hồ sơ, tài liệu, để có nguồn dữ liệu thông tin đầy đủ,
phong phú, ngành Hải quan cần đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng các trang thiết bị hiện đại trong
công tác quản lý hải quan như seal điện tử, máy soi container, hệ thống camera giám sát…ở tất cả
các chi cục hải quan.
- Cơ quan Hải quan cần tiến hành công bố và công khai tất cả các thủ tục hành chính hải quan
trên cơ sở dữ liệu quốc gia. Hiện nay, ngành Hải quan đã công bố 178 thủ tục hành chính được
thực hiện tại 3 cấp từ Tổng cục, Cục và Chi cục Hải quan. Trong đó đã nêu rõ thời hạn và thành
phần hồ sơ giải quyết thủ tục để doanh nghiệp và người dân biết và thực hiện.
2. Tình trạng quy định hoặc chính sách pháp luật thường xuyên thay đổi. Các cơ quan hải
quan cần thường xuyên cập nhật các văn bản pháp quy về thủ tục xuất nhập khẩu lên các trang
Web về hải quan hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia, trên phần mềm khai báo hải quan điện tử
hoặc có thể tích hợp với mã HS để người khai hải quan có thể cập nhật được quy định ngay trong
quá trình khai báo hải quan. Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cần rà soát các văn bản pháp luật
để áp dụng thực hiện đúng các quy định phù hợp với từng thời điểm có hiệu lực nhằm đảm bảo
quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp.
3. Các khó khăn phổ biến khác khi doanh nghiệp làm thủ tục kiểm tra hồ sơ. Các cơ quan có
thẩm quyền cần tăng tính công khai, minh bạch trong thực hiện thủ tục hải quan và trong việc xử
lý cán bộ vi phạm. Các cơ quan hải quan cần có những cơ chế cho phép doanh nghiệp kiến nghị,
khiếu nại hoặc tố cáo những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu. Cơ chế tối thiểu cần có là công
khai rộng rãi địa chỉ đường dây nóng, hộp thư điện tử để doanh nghiệp có thể nhanh chóng phản
ánh. Cơ quan Hải quan cần đơn giản hóa các loại chứng từ nếu có thể, ví dụ như cho phép ghép
nhiều loại hình tờ khai, nhiều loại giấy chứng nhận xuất xứ trên cùng một bộ hồ sơ.
Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin, hướng dẫn giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp cần được
chú trọng và thực hiện hiệu quả hơn với đội ngũ chuyên trách, có hiểu biết về thủ tục hải quan và
các thủ tục của các đơn vị quản lý chuyên ngành. Với các thắc mắc của doanh nghiệp gửi qua thư
điện tử, cán bộ phụ trách cần xác nhận đã nhận được thư và đưa ra thời hạn trả lời. Thông tin về
cán bộ phụ trách tiếp nhận, duyệt hồ sơ của doanh nghiệp cũng cần được công khai.
4. Vướng mắc liên quan đến xác định mã số hàng hóa và tham vấn xác định trị giá hải
quan. Đối với xác định mã số HS, các cơ quan Hải quan cần hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn ở
giai đoạn trước khi khai hải quan, thực hiện các điều chỉnh mã HS cần thiết để doanh nghiệp dễ
tra cứu và giảm thiểu những bất đồng giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan về xác định mã số
HS. Đối với thủ tục tham vấn xác định giá trị hải quan, doanh nghiệp còn gặp nhiều vấn đề ở giai
đoạn khai hải quan và trong thông quan. Các cơ quan Hải quan nên thực hiện tham vấn một lần,
sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần. Theo đó, kết quả tham vấn của lần xuất khẩu hoặc nhập khẩu
trước sẽ được áp dụng cho các lần xuất khẩu hoặc nhập khẩu tiếp theo, góp phần giúp cho cả
doanh nghiệp và cơ quan Hải quan tiết kiệm thời gian và chi phí.
5. Hồ sơ điện tử. Với trường hợp đang thực hiện thủ tục hải quan điện tử bị lỗi mạng thì cơ quan
chức năng cần tăng cường củng cố đường truyền mạng và nâng cấp phần mềm để hỗ trợ doanh
nghiệp thực hiện thông suốt. Hồ sơ điện tử cũng cần được áp dụng triệt để hơn, các thủ tục nên
được thực hiện qua mạng Internet một cách hoàn toàn thay vì vừa đồng thời tiến hành qua mạng
lại vừa phải đến cơ quan Hải quan hoặc đơn vị quản lý chuyên ngành. Cơ quan chức năng cũng
nên xem xét bỏ bớt khâu kiểm tra hồ sơ giấy đối với một số mặt hàng nhất định khi hồ sơ đã được
trình ký điện tử.
6. Bổ sung nhân lực xử lý hồ sơ của cơ quan Hải quan. Việc giải quyết thủ tục hải quan sẽ bớt
quá tải hơn nếu các Cơ quan Hải quan có phương án bổ sung nhân sự hoặc phân ca làm thứ Bảy,
Chủ Nhật và các ngày Lễ. Cơ quan Hải quan cũng có thể cân nhắc đến các phương án xã hội hóa
dịch vụ công, cho phép tư nhân tham gia vào một số khâu quy trình thủ tục hành chính hải quan
như tham vấn, xác định giá trị hải quan để giảm quá tải, tăng hiệu quả giải quyết thủ tục để doanh
nghiệp không phải chờ đợi lâu như hiện nay.
7. Áp dụng nhiều biện pháp kiểm tra trị giá hàng hóa, trị giá tính thuế. Để chống gian lận
thuế cũng như thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về hải quan và thuế hiện hành trong lĩnh
vực trị giá hải quan, cơ quan hải quan đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm tra trị giá tính thuế hàng
nhập khẩu, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ quản lý khai báo giá
nhập khẩu hàng hóa. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa và theo Luật Hải
quan, cơ quan hải quan áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro để phân luồng tờ khai hải quan nên sẽ có
những tờ khai hải quan được thông quan ngay (luồng xanh) mà không phải kiểm tra trị giá. Tuy
nhiên, các tờ khai luồng xanh sẽ được cơ quan hải quan rà soát, xác định nghi vấn và kiểm tra sau
thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc trụ sở doanh nghiệp trong vòng 5 năm kể từ ngày
được thông quan.

You might also like