You are on page 1of 6

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
----o0o----

BÁO CÁO MÔN HỌC

Tên môn: THỦ TỤC HẢI QUAN

Chủ đề:

Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam


(Quy tắc 1, quy tắc 2)

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trương Thanh Tú

STT HỌ VÀ TÊN

1 Nguyễn Thùy Dung

2 Huỳnh Thị Thùy Dương

3 Hoàng Thị Thẩm Phương

4 Nguyễn Thị Hồng Cẩm Tiên

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 02 năm 2020


MỤC LỤC
1. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM......1
1.1 QUY TẮC 1.......................................................................................1
1.2 QUY TẮC 2....................................................................................2
1.2.1 Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn thiện.................................2
1.2.2 Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của một nguyên liệu hoặc
một chất..............................................................................................3
1. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

1.1 QUY TẮC 1

- Tên các phần, chương và phân chương không có giá trị pháp lý trong việc phân
loại hàng hóa => chỉ giúp chúng ta định hình loại hàng này nằm ở phần nào, chương nào.
Vì tên gọi của phần, chương và phân chương không thể diễn giải hết tất cả các sản phẩm
trong đó.
- Chú giải của từng chương mang yếu tố quyết định nhất đến phân loại hàng trong
chương đó => điều này có giá trị xuyên suốt trong tất cả các quy tắc còn lại.
Ví dụ 1:
Xác định mã HS của voi làm xiếc
Bước 1: Định hình khu vực: Có thể áp vào chương 1: Động vật sống
Bước 2: Đọc chú giải khu vực đó: Theo chú giải 1.c của chương 1 là trừ động vật thuộc
chương 95.08
Bước 3: Đọc chương 95 và xem chú giải chương đó: xác định voi làm xiếc thuộc nhóm
9508 và mã HS chính xác là: 95081000

- Tra mã theo tên định danh hoặc được giải thích cụ thể rõ ràng nhất trong phân
nhóm.
Ví dụ 2:
Ngựa thuần chủng để nhân giống
=> Trong biểu thuế có mục định danh và cụ thể là “ngựa thuần chủng để nhân giống”
đồng thời chú giải chương này không có quy định khác cho sản phẩm này nên ta áp mã
01012100.

1
Ví dụ 3:
Gạo lứt

1.2 QUY TẮC 2

1.2.1 Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn thiện


- Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn thiện, thiếu một vài bộ phận nhưng
có đặt tính và công dụng như sản phẩm hoàn thiện thì được áp mã theo sản phẩm đã hoàn
thiện.
Ví dụ 4:
Xe ô tô thiếu bánh xe, vẫn được áp mã theo xe ô tô

- Một mặt hàng mà có các bộ phận tháo rời, các phần tháo rời đó nếu ráp vào sẽ
thành 1 sản phẩm hoàn thiện (hoặc thành sản phẩm có đặc trưng cơ bản của của phẩm đã
hoàn thiện) thì vẫn được áp vào mã sản phẩm đã hoàn thiện.
+ Để tiện lợi cho quá trình vận chuyển người ta tháo từng bộ phận của 1 chiếc xe
ra thì các bộ phận vẫn được xác định mã HS theo chiếc xe.
+ Cũng tương tự như ví dụ trên nhưng các bộ phận sau khi lắp ráp lại thì thành 1
chiếc xe bị thiếu bánh => Khi đó các bộ phận tháo rời vẫn được áp mã HS như xe hoàn
chỉnh.
- Phôi: là những sản phẩm chưa sẵn sàng đưa ra sử dụng, có hình dáng bên ngoài
gần giống với với hàng hóa hoàn thiện, chỉ sử dụng vào mục đích duy nhất là hoàn thiện
nó thành sản phẩm hoàn chỉnh của nó. Khi đó phôi được áp mã như sản phẩm hoàn
chỉnh.

2
Ví dụ 5:
- Phôi chìa khóa khi chưa dủa các cạnh => được áp mã chìa khóa đã hoàn thiện

- Những loại phôi mà có các bộ phận tháo rời, các phần tháo rời của phôi nếu ráp
vào sẽ thành 1 phôi của thành phẩm thì các phần tháo rời này vẫn được áp mã theo sản
phẩm đã hoàn thiện.
- Việc lắp ráp quy định là công việc đơn giản như dùng vít, bu-lông, đai ốc, hoặc
ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại…. Không áp dụng quy tắc này với các sản
phẩm cần phải gia công thêm trước khi đưa vào lắp ráp.
- Những bộ phận chưa lắp ráp, thừa ra về số lượng theo yêu cầu để hoàn thiện 1
mặt hàng thì sẽ được phân loại riêng.

1.2.2 Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của một nguyên liệu hoặc một chất
- Áp dụng quy tắc này với các sản phẩm là hỗn hợp của một nguyên liệu và chất
liệu.
- Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất thuộc cùng 1 nhóm thì
phân loại trong nhóm đó. Chất A thuộc nhóm 1, Chất B cũng thuộc nhóm 1 => hỗn hợp
của A + B sẽ thuộc nhóm 1.
Ví dụ 6:
Một món sa lát được làm từ cà rốt (07.06); củ cải (07.06); củ dền (07.06) => Khi
đó mã HS của món sa lát này sẽ được áp là 07.06

- Các hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một
phần bằng nguyên liệu hay chất đó sẽ được phân loại trong cùng một nhóm. (Lưu ý: sau
khi các quy tắc 1, 2b không áp dụng được mới áp dụng mục này)
3
Ví dụ 7:
Bột ngũ cốc được làm từ lúa mì (11.04), ngô (11.04), lúa mạch (11.04), mầm ngũ
cốc (11.04) => Lúc đó mã HS của ngũ cốc sẽ đc áp theo mã 11.04.

You might also like