You are on page 1of 20

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

THU HOẠCH

xxx
THỰC TẾ HÓA CÔNG NGHỆ

MÃ HP: CHE521

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: MAI NGỌC GIÀU

GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH: TRANG QUANG VINH

An Giang, ngày 29 tháng 09 năm 2023

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

THU HOẠCH

xxx
THỰC TẾ HÓA CÔNG NGHỆ

MÃ HP: CHE521

Đánh giá kết quả

Điểm bằng số:

Điểm bằng chữ: Họ và tên Sinh viên: Mai Ngọc Giàu

Cán bộ chấm 1: Ngày sinh: 07/01/2003

Mã SV: DHH211050

Cán bộ chấm 2: Điện thoại: 0971732057

An Giang, ngày 29 tháng 09 năm 2023

3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
CHỦ ĐỀ 1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC SẢN PHẨM Ở CÔNG TY YAKULT 2
1.1 Quá Trình Sản Xuất Của Yakult 2
1.2 Các Sản Phẩm Ở Công Ty Yakult 3
1.3 Các câu hỏi liên quan 3
CHỦ ĐỀ 2: CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU,ỨNG DỤNG VÀ ĐÀO TẠO TẠI LÒ PHẢN
ỨNG HẠT NHÂN ĐÀ LẠT 4
2.2 Thông tin về lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt 4
2.3 Một số ứng dụng của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt 6
2.4 Thông tin nghành năng lượng nguyên tử,cơ hội học tập và nghề nghiệp 9
2.5 Kết luận 9
2.6 Câu hỏi và câu trả lời 9
CHỦ ĐỀ 3: QUI TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN LỘC
TRỜI Ở ĐÀ LẠT 10
3.1 Ớt baby (đỏ cam vàng) - Ớt baby palermo 11
3.3 Câu hỏi liên quan 12
1.Kết luận 13
2.Khuyến nghị 13

4
5
MỞ ĐẦU
Bài thu hoạch này là tổng hợp các kiến thức từ việc chia sẻ của các nhà máy, viện hạt
nhân, nông trại mà chúng ta đã trao đổi và ghi chép được trong quá trình đi thực tế.

Mục đích của việc viết bài thu hoạch là để chúng ta cô động kiến thức từ việc chia sẻ
của các nơi đoàn đến tham quan. Mục tiêu của chúng ta khi viết bài thu hoạch là ngồi
tổng hợp lại các kiến thức,kinh nghiệm của các anh chị thầy cô ở các điểm tham quan
đã chia sẻ và tìm thêm các tài liệu liên quan ở các nền tảng khác để chúng ta sẽ dễ
dàng tổng hợp kiến thức.

Bài thu hoạch lầng này có 3 đối tượng:

-Đối tượng 1: Nhà Máy Yakult

+ Phạm vi nghiên cứu: quy trình sản xuất, các sản phẩm của cty Yakult

-Đối tượng 2: Viện Hạt Nhân

+ Phạm vi nghiên cứu: ứng dụng, đào tạo và nghiên cứu

-Đối tượng 3: Tập Đoàn Lộc Trời

+ Phạm vi nghiên cứu: các quy trình sản xuất

1
NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ 1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC SẢN PHẨM Ở CÔNG TY
YAKULT
1.1 Quá Trình Sản Xuất Của Yakult

1.1.1. Quy trình sản xuất Yakult


Bước 1 Chuẩn bị nguyên liệu: sữa bột gầy, đường glucozo, đường cát trắng
Bước 2 Bồn hòa tan: hòa tan sữa bột gầy, đường glucozo với đường cát trắng bằng
nước nóng
Bước 3 Thiết bị tiệt trùng: tiệt trùng ở nhiệt độ cao để có nguồn sữa, nước đường tuyệt
trùng
Bước 4 Bồn lên men: cấy men Yakult vào bồn sữa đã tiệt trùng, ủ lên men trong vài
ngày. Sau thời gian lên men, trong bồn lên men có chứa hàng tỷ khuẩn sống và lúc này
sữa trong bồn đặc sệt. Sau đó hỗn hợp này được đồng hóa.
Bước 5 Thiết bị tiệt trùng: tiệt trùng ở nhiệt độ cao để có nguồn sữa, nước đường tuyệt
trùng
Bước 6 Thiết bị đồng hóa: sữa sau lên men được bơm qua thiết bị đồng hóa. Sản phẩm
sau khi đồng hóa sẽ được chuyển vào bồn lớn có chứa dung dịch tuyệt trùng.
Bước 7 Bồn lưu trữ chứa dung dịch tuyệt trùng: sữa lên men sau khi đồng hóa được
bơm vào bồn lưu trữ và khuấy đều với nước đường tạo thành sữa bán thành phẩm.
Bước 8 Hệ thống xử lí nước
Bước 9 Bồn chứa nước tuyệt trùng
Bước 10 Thiết bị trộn: dung dịch sữa đặc sau lên men được trộn với nước vô trùng để
pha loãng thành sữa uống bán thành phẩm. Mục đích của giai đoạn này là trung hòa vị
chua của sản phẩm sau khi lên men, đồng thời đường cung cấp dinh dưỡng cho khuẩn
L.casei Shirota sống trong thời hạn sử dụng
Bước 11 Hệ thống xử lý nước
Bước 12 Máy tạo chai: các chai nhựa polystyrene được sản xuất ngay tại nhà máy
bằng máy tạo chai. Các hạt nhựa polystryrene được đun nóng và tạo khuôn dạng chai
Yakult.
Bước 13 Bồn chứa chai
Bước 14 Máy xếp chai

2
Bước 15 Máy in hạn sử dụng và thông tin sản phẩm
Bước 16 Máy rót sữa và đóng nắp nhôm
Bước 17 Máy đóng gói 5 chai: sản phẩm được đóng 5 chai thành lốc bằng nhựa
polyprolylene
Bước 18 Máy đóng gói hoàn chỉnh: đóng gói 10 lốc thành 1 thùng bằng nhựa
polyprolylene
Bước 19 Kho lạnh: thành phẩm cuối cùng sẽ được vận chuyển vào kho lạnh < 10 độ C
và sản phẩm được lưu kho 1-2 ngày để kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi phân
phối đến tay người tiêu dùng.
Bước 20 Xe lạnh vận chuyển hang.
1.1.2. Cách bảo quản Yakult

Yakult phải được giữ trong tủ lạnh (nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh). Vì nếu để ở bên
ngoài, khuẩn sữa L. paracasei Shirota sẽ phát triển và lên men tạo nên acid lactic làm
cho sản phẩm chua hơn, và có thể làm giảm hương vị của sản phẩm và lượng khuẩn
cũng sẽ giảm, làm giảm hiệu quả của sản phẩm. (*): Tên gọi trước đây Lactobacillus
casei Shirota.

1.1.3. Cách sử dụng Yakult

Mỗi ngày uống 1 chai Yakult 65ml sẽ bổ sung lợi khuẩn cho cơ thê.

Nên uống Yakult trước hoặc sau buổi ăn 2 tiếng để đảm bảo vi khuẩn trong sản phẩm
không bị tiêu diệt bởi chất ăn uống khác trong dạ dày và ruột.

1.2 Các Sản Phẩm Ở Công Ty Yakult


1.2.1Các sản phẩm công ty Yakult ở thế giới

-Tại Nhật Bản có rất nhiều sản phẩm của Yakult như Yakult light,mỹ phẩm,...

1.2.2 Các sản phẩm công ty Yakult ở Việt Nam

-Sữa chua uống lên men truyền thống

1.3 Các câu hỏi liên quan


-Nếu muốn mua các sản phẩm Yakult ở nước ngoài thì chúng ta có thể oder tại nhà
máy được không?

3
Câu trả lời: là không ạ hoặc chúng ta có thể oder thông qua các bạn xách tay ở nước
ngoài

CHỦ ĐỀ 2: CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU,ỨNG DỤNG VÀ ĐÀO TẠO

TẠI LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN ĐÀ LẠT


Hình 2 Lò Phản Ứng Hạt Nhân Đà Lạt

2.1 Một vài câu chuyện bức xạ hạt nhân thường nhật

2.1.1. Phóng xạ bức xạ tự nhiên

Những bức xạ hóa ion hóa có nguồn gốc từ vũ trụ hoặc từ các chất phóng xạ tự
nhiên.

2.1.2 Chiếu xạ tự nhiên 40K, U ,Th, Be-7, chiếm khoảng 82%

Là sự chiếu xạ từ các nguồn phóng xạ tự nhiên

2.1.3 Phóng xạ nhân tạo, chiếm khoảng 18% 0,54 mSv/ năm

2.1.4 Tổng cộng trung bình 2,96 mSv/năm

2.1.5 Ứng dụng: chụp X quang, chụp CT

2.2 Thông tin về lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt


Có diện tích 14,5 ha có 18 tòa nhà và các công trình

Ở Viện có các thiết bị chính như Lò phản ứng 500Kw, 2 thiết bị chiếu xạ nguồn Co-60
16.5 KCi(1981) và 10 kCi(2007) và các phòng thí nghiệm, trung tâm Đào tạo

Viện nghiên cứu có gần 200 nhân viên, tiến sĩ

4
Các mốc thời gian:

➢ 1960 - Khởi công xây dựng lò TRIGA (Training, Research, Isotopes, General
Atomics) Mark II tại Đà Lạt.

➢ 26/2/1963 - Lò TRIGA đạt trạng thái tới hạn lần đầu.

➢ 4/3/1963 - Lò TRIGA được đưa vào hoạt động chính thức ở công suất 250 kW.

➢ Từ 1963-1968 - LPƯ được vận hành với 3 mục tiêu: huấn luyện cán bộ (Training),
nghiên cứu khoa học (Research) và sản xuất đồng vị phóng xạ (Isotope Production).

➢ Từ 1968-1974 - LPƯ tạm ngừng hoạt động do chiến tranh.

➢ Giai đoạn 1974-1975, nhiên liệu của LPƯ được lấy ra khỏi vùng hoạt và chuyên
chở trả về Hoa kỳ. LPƯ không còn khả năng hoạt động.

➢ Theo QĐ số 64/CP ngày 26/4/1976, ngành hạt nhân được thành lập và quản lý
Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt .

➢ 9/10/1979 - Hợp đồng số 85-096/54100 về khôi phục LPƯ được đại diện hai nước
Việt Nam và Liên Xô ký kết.

Các mốc thời gian

➢ 15/3/1982 - Khởi công xây dựng công trình khôi phục & mở rộng LPƯ hạt nhân Đà
Lạt (gọi là lò IVV-9).

➢ 01/11/1983 - Lò IVV-9 đạt trạng thái tới hạn lần đầu với nhiên liệu độ giàu cao
(Highly Enriched Uranium – HEU, trên 20% U-235), 36% U-235.

➢ 20/3/1984 - LPƯ hoạt động chính thức ở công suất 500kW.

➢ Từ 13/2/1985 - sau 1 năm bảo hành, 3 chuyên gia cuối cùng của Liên Xô về nước.
Viện NCHN đảm nhận công tác vận hành và khai thác lại.

➢ Tháng 12/2004 – Bắt đầu thực hiện Dự án chuyển đổi nhiên liệu vùng hoạt từ nhiên
liệu HEU sang độ giàu thấp (Low Enriched Uranium – LEU, dưới 20% U-235),
19.75% U-235.

➢ Từ 12/9/2007 – Lò phản ứng hoạt động với vùng hoạt hỗn hơp nhiên liệu HEU và
LEU.
5
2.3 Một số ứng dụng của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt
2.3.1 Phục vụ ngành y tế
-Sản xuất đồng vị phóng xạ

-Sản xuất đồng vị và dược chất phóng xạ cho y tế

+ Điều chế đồng vị I-131( dạng lỏng và viên con nhộng)

+ Chế tạo máy phát Tc-99m dưới dạng cột gel ZrMo hoặc TiMo tách ly Tc-99m ra
khỏi đồng vị mẹ Mo-99, dùng bia theo phản ứng.

-Công nghệ sản xuất P-32:

+ Công nghệ sản xuất 2 loại sản phẩm:

Tấm áp P-32 điều trị các bệnh ngoài da bằng áp trực tiếp

Dung dịch Ortophotphate uống hoặc tiêm dùng điều trị giảm
2.3.2 Phục vụ các ngành khác
-Kỹ thuật phân tích hạt nhân phục vụ nhu cầu của các ngành:

+ Cung cấp dịch vụ cho các ngành - đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội:

Ngành địa chất để xây dựng bản đồ tài nguyên khoáng sản,…
Ngành Dầu khí để xác định vi lượng nguyên tố trong mẫu đá móng và dầu thô

Bảo vệ môi trường: xác định độc tố trong các mẫu môi trường gồm khí, đất, nước,
mẫu thực vật…
Ngành chăn nuôi: xác định hàm lượng khoáng chất trong thức ăn gia súc

Chương trình nghiên cứu người chuẩn châu Á


Điều tra hàm lượng Iốt có trong khẩu phần thức ăn của dân cư vùng miền núi cao
nguyên.

-Sử dụng chùm Neutron và bức xạ Gamma của lò phản ứng để chiếu xạ vật liệu

+ Pha tạp P vào Si để làm linh kiện bán dẫn:

- Phản ứng: 30Si(n,)31Si ---- phân rã  ---- 31P pha tạp vào Si
- Ưu điểm của phương pháp: độ đồng đều tốt

+ Chiếu xạ đổi màu đá quý và bán quý (topaz, saphire, v.v...)

6
- Đã xây dựng được các quy trình chiếu tối ưu cho từng vị trí gồm: kênh đứng 1-4,
các hốc chiếu của mâm quay và kênh ngang số 4
- Kết quả thu được màu xanh dương của đá Topaz:

+ Tâm màu của đá nằm trong dải 600-650mm


+ Nhiệt độ xử lý thích hợp trong khoảng 200-3000C.
- Độ phóng xạ dư trong các mẫu đá chủ yếu là Sc-46, Ta-182, Sb- 124, Cs-134.

-Chiếu xạ tạo màu đá quý và bán quý( topaz, saphire)

-Nghiên cứu môi trường và các quá trình trong tự nhiên

-Nghiên cứu về an toàn bức xạ

-Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ bức xạ

-Ứng dụng sinh học vào nông nghiệp

-Nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật hạt nhân và đồng vị


2.3.3 Phục vụ nghiên cứu và đào tạo
-Nghiên cứu về vật lý kĩ thuật lò

Nghiên cứu các đặc trưng và thông số vật lý của lò phản ứng Đà Lạt để làm chủ
trong quản lý, vận hành và khai thác:

Tính toán nơtron, tính toán và đo độ cháy nhiên liệu; Dùng các chương trình
WIMSD-5B, HEXAGA 2-3, HEXNOD2-3, HEXA BURNUP, SRAC (Pij,
TWOTRAN, CITATION), MCNP4C2, MVP, ...

Tính toán thủy nhiệt và phân tích an toàn; dùng các chương trình: PARET,
RELAP/mod3.2, DRSIM, COOLOD, EUREKA, ...

 Nghiên cứu quản lý tuổi thọ của lò phản ứng:

Thiết kế và lắp đặt hệ video camera dưới nước để theo dõi các cấu kiện trong thùng
lò và làm sạch bể lò (3-4 lần/năm).

Kiểm soát chất lượng nước lò (hàng ngày, hàng tuần).

 Nghiên cứu nâng cấp hệ điện tử điều khiển lò, hệ kiểm soát các thông số công
nghệ LPƯ (VIE/4/010, VIE/4/014). Thực hiện các đề tài và nhiệm vụ Tính toán
thiết kế vùng hoạt để thực hiện Dự án chuyển đổi nhiên liệu cho lò phản ứng.

7
 Thực hiện khởi động vật lý và khởi động năng lượng LPƯ với nhiên liệu LEU.

-Các nghiên cứu trên kênh ngang LPƯ

+Thiết lập các phin lọc để lấy các cùm nơtron gần đơn năng.

+Các chùm nơtron được lấy ra gồm 25 keV, 55 keV, 144 keV, >1.2 MeV, etc. được
dùng để nghiên cứu về số liệu hạt nhân, các phản ứng hạt nhân (n,), (n,2); (n,n’)

-Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực:

+Viện NCHH được Bộ GD-ĐT cho phép:

Đào tạo Tiến Sĩ các ngành Vật Lý lý thuyết và Vật Lý hạt nhân( từ năm 1989)

Đào tạo Tiến sĩ các ngành hóa phân tích,hóa phóng xạ,hóa bức xạ(từ năm 2001)

+Hợp tác với các trường Đại học để đào tạo Thạc Sĩ

Các cán bộ của Viện thuộc các chuyên ngành Vật Lí,Hóa,Sinh,Điện tử hạt nhân.

Các cán bộ ngoài Viện đến làm luận văn cuối khóa,

+Tham gia đào tạo đại học:

Thực tập và kiến tập cho sinh viên các trường Đại Học

-Sử dụng lò phản ứng hạt nhân cho đào tạo

+Tổ chức các lớp đào tạo ngắn ngày (1-4 tuần) cho cácd đôi tượng khác nhau với các
chuyên đề:

An toàn hạt nhân cơ bản, ứng dụng KTHN trong nghiên cứu môi trường hoặc
trong nông nghiệp, chụp ảnh phóng xạ,..

+Giới thiệu tham quan cho học sinh ,sinh viên, các cán bộ quản lý,..

2.4 Thông tin nghành năng lượng nguyên tử,cơ hội học tập và nghề nghiệp

2.5 Kết luận


Làm chủ thiết bị, vận hành an toàn LPƯ và các thiết bị khoa học, chưa xảy ra sự cố
nào ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường xung quanh.

8
Khai thác hiệu quả LPƯ và các thiết bị khoa học, nhiều ứng dụng của kỹ thuật hạt
nhân đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong y tế, công nghiệp, nông
nghiệp và bảo vệ môi trường.

Nhiều nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng có hàm lượng khoa học cao, theo
kịp với các hướng nghiên cứu trong khu vực và thế giới.

Xây dựng được tiềm lực tương đối đồng bộ và hiện đại.

Lò phản ứng nghiên cứu có vai trò rất lớn trong:

-Đào tạo và huấn luyện cán bộ;

-Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào phát triển kinh tế, xã hội

-Nghiên cứu để làm chủ công nghệ hạt nhân cho quốc gia

-Các nghiên cứu cơ bản về vật lý hạt nhân.

2.6 Câu hỏi và câu trả lời


Có hướng nghiên cứu đột biến nào dể khi cắt hoa hồng ra khỏi cành ta có thể cắm giữ
độ bền lâu hơn so với cái giống hoa hiện tại?

=> Quá trình nghiên cứu đột biến thường xảy ra một cách ngẫu nhiên nó không có một
dấu hiệu nào để ta có thể dự đoán trước được kết quả.

9
CHỦ ĐỀ 3: QUI TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TẠI TẬP
ĐOÀN LỘC TRỜI Ở ĐÀ LẠT

10
3.1 Ớt baby (đỏ cam vàng) - Ớt baby palermo
Hạt giống: Bạn có thể mua hạt giống ớt chuông từ các một cửa hàng làm vườn hoặc
tận dụng hạt trong trái ớt chuông tươi để làm hạt giống.

Đất trồng: Ớt chuông không kén đất nhưng các bạn nên chọn những loại đất tơi xốp,
nhiều mùn và có độ pH 5.5 - 7. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các loại phân bón để
kích thích sự phát triển của cây.

Chậu cây: Chọn chậu sâu ít nhất là 25-30cm, rộng rãi và có đủ các lỗ thoát nước dưới
đáy chậu. Tránh sử dụng các chậu tối màu, có chất liệu dễ hấp thụ nhiệt vì ớt chuông
không chịu được nhiệt độ quá cao.

*Cách trồng cây

Bước 1 Chuẩn bị đất

Bạn cho đất vào chậu, sau đó trộn đều cho đất tơi rồi bón một lượng phân bón vừa đủ
và tưới một ít nước cho đất ẩm.

Bước 2 Chuẩn bị hạt giống

Bạn ngâm hạt ớt trong nước ấm khoảng 50 độ C khoảng 2-8 tiếng để hạt nhanh nảy
mầm.

Mẹo hay: Nước ấm ngâm hạt có công thức 7 nước lạnh và 3 nước nóng.

Bước 3 Gieo hạt

Sau khi hạt nảy mầm, bạn rải hạt ớt chuông lên bề mặt đất của chậu trồng. Bạn có thể
rải thêm một chút bã mía, trấu hoặc xơ dừa nếu có. Sau đó bạn dùng bình xịt phun
sương xịt lên bề mặt đất một vài lần để đất đủ độ ẩm.

Bước 4 Bón phân

Sau khi gieo hạt được 10 – 12 ngày thì bạn tiến hành bón lót đợt đầu tiên cho cây. Đợt
bón lót thứ 2 cách lần 1 khoảng 12 – 15 ngày. Đợt thứ 3 sau đợt 2 khoảng 20 ngày.
Sau mỗi lần thu hoạch trái ớt chuông bạn nên bón thêm phân và xới nhẹ cho đất tơi
xốp.

Bước 5 Chiết chậu

11
Sau khoảng 25 ngày, cây ớt sẽ cao 10-15cm, bạn chọn những cây khỏe mạnh nhất để
tách ra, trồng trong chậu riêng để cây được phát triển nhanh hơn. Mỗi ngày bạn nên
tưới nước 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối, tránh tưới vào giữa trưa.

Bước 6 Tỉa cành

Sau 30 ngày, bạn hãy tiến hành tỉa nhánh, bạn tỉa bỏ các cành, lá hư hoặc bị sâu ăn để
cây ớt khỏe, đồng thời giúp gốc cây được thông thoáng.

Bước 7 Thu hoạch

Bạn có thể thu hoạch ớt chuông sau 60-90 ngày chăm sóc. Tùy thuộc vào nhu cầu sử
dụng, bạn có thể thu hoạch ớt chuông khi còn xanh hay lúc ớt chín ngả đỏ hoặc vàng.

Cách chăm sóc cây

Tưới nước đúng và đủ: Thời điểm tưới nước là 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát
với mùa hè. Không nên tưới giữa trưa nắng nóng. Vào mùa đông thì nên tưới vào
chiều tối mát. Không nên tưới quá nhiều nước.

Nhiệt độ thích hợp: Nhiệt độ gieo trồng và phát triển thích hợp khoảng 15-30 độ C.

Cắt tỉa lá già: Nên tỉa bớt các lá già, khô héo chỉ để lại lá non, xanh tươi để cây được
phân nhánh tốt và phát triển mạnh.

Dọn cỏ: Chú ý làm sạch cỏ thường xuyên khoảng 1-2 lần một tuần, tùy thuộc vào
lượng cỏ phát sinh.

3.3 Câu hỏi liên quan


Câu 1: Có thể đo và phân tích EC bằng dòng máy gì không?

Hiện đang có một dong máy của công ty MimosaTEK sản xuất có thể giúp ta đo và
phân tích EC.

Câu 2: Giá thể sau khi trồng ớt sẽ được xử lý như thế nào?

Giá thể sau khi trồng ớt có thể tái sử dụng trồng những nông sản khác.

12
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1.Kết luận
Sau chuyến đi hôm qua học phần thực tế hóa công nghệ em đã có rất nhiều bài học quý
giá cho bản thân em cũng như cho các bạn.Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng
mà nó đã để lại một bài học rất sâu sắc cho em giúp em tìm hiểu được nhiều cá bên
ngoài hơn và có được những kinh nghiệm mới cho công việc của mình trong tương lai.
Tham quan nhà mới ra Yakult,viện hạt nhân và tập đoàn lộc trời em đã tìm hiểu được
về các quá trình vận hành sản xuất của từng địa điểm em còn được tạo điều kiện cho
tham quan các cơ sở , nghiêm cứu các sản phẩm tạo ra giải đáp rất nhiệt tình chúng em
thắc mắc đáp ứng được nhu cầu thắc mắc của bản thân
Trong chuyến đi tham quan này cũng là cơ hội để các sinh viên ăn kết với nhau tạo
nên một tập thể đoàn kết hơn giao lưu và trao đổi kiến thức cho nhau cùng nhau học
tập cùng nhau phát triển tri thức để đáp ứng cho công việc của mình sau này cũng qua
chuyến đi lần này sinh viên đã được trao dồi thêm những kỹ năng mềm để linh hoạt
của tự tin hơn không thụ động và rụt rè như trước giao tiếp ứng xử tốt hơn rút ngắn
giữa lý thuyết và thực tế.

2.Khuyến nghị
Đối với nhà máy Yakult em mong thời gian tới nhà máy sẽ cho ra mắt nhiều sản phẩm
hơn, các loại sữa chua có hương,thể tích,mỹ phẩm,... để cung cấp cho thị trường Việt
Nam.

13
14
15

You might also like