You are on page 1of 5

QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ TRONG

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

TÀI LIỆU THAM KHẢO


• PGS. TSKH. Lê Văn Hoàng. Các quá trình và
thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp.
NXB KH và KT Hà Nội
• PGS. TS. Trần Minh Tâm. Các quá trình công
nghệ trong chế biến nông sản thực phẩm. NXB
Nông nghiệp, 1998.
• Lưu Duẩn, Lê Bạch Tuyết và các tác giả. Các quá
trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực
phẩm. NXB Giáo dục, 1996.
• Trường ĐH Bách khoa TP. HCM. Quá trình và
thiết bị trong công nghệ hóa học (tập 2, 3, 4, 5,
7, 10, 13).

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
I. Đối tượng và nhiệm vụ môn học
►Đối tượng nghiên cứu của môn học là các cơ sở
vật lý- hóa lý áp dụng trong dây chuyền sản xuất.
Các nguyên tắc cấu tạo và phương pháp tính toán
thiết bị và máy móc để tiến hành quá trình.
►Nhiệm vụ: Trang bị cho cán bộ kỹ thuật những
kiến thức cơ bản để vận dụng trong công tác:
● Trong quản lý sản xuất.
● Trong thiết kế.
● Trong công tác nghiên cứu.

Vũ Thị Hoan 1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
II. Những khái niệm chung:
☻Quá trình sản xuất một sản phẩm ngoài sức lao
động cần có:
◙ Nguyên liệu: Vật liệu tham gia vào quá trình
sản xuất và thành sản phẩm.
◙ Năng lượng: Điện, nhiệt, cơ để chế biến.
◙ Thiết bị và máy móc để thực hiện quá trình.
☻Phương thức tiến hành các quá trình:
+ Liên tục.
+ Gián đoạn.

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
II. Những khái niệm chung:
Khi nghiên cứu và tính toán một quá trình hay
thiết kế một thiết bị cần nắm các khái niệm cơ
bản sau:
1. Cân bằng vật liệu:
∑Gvào = ∑Gra
☻Đối với thiết bị làm việc gián đoạn: Tính cho
một mẻ hay một giai đoạn.
☻ Đối với thiết bị làm việc liên tục: Tính cho
một đơn vị thời gian.

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
II. Những khái niệm chung:
☻ Thiết lập cân bằng vật liệu có ý nghĩa
quan trọng trong thực tế:
◙ Trong thiết kế chọn dây chuyền sản xuất
và kích thước thiết bị thích hợp.
◙ Trong sản xuất xác định được lượng hao
tổn vật liệu, lượng sản phẩm phụ, tạp chất
và biện pháp khắc phục.

Vũ Thị Hoan 2
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
II. Những khái niệm chung:
2. Cân bằng nhiệt lượng:
∑Qvào = ∑Qra
☻Qvào gồm:
- Do vật liệu vào.
- Lượng nhiệt cấp cho quá trình.
- Nhiệt do quá trình tạo ra (thay đổi trạng thái, phản
ứng,…)
☻Qra gồm:
- Vật liệu ra.
- Mất mát ra môi trường.
Dựa vào cân bằng nhiệt lượng: Xác định lượng nhiệt
cần cấp thêm hoặc rút bởi cho quá trình xảy ra bình
thường.

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
II. Những khái niệm chung:
3. Năng suất: là đặc trưng cơ bản của thiết bị
hay máy.
Là lượng vật liệu vào hoặc sản phẩm ra
khỏi thiết bị trong 1 đơn vị thời gian. (kg/h,
tấn/ngày, m3/s…).
4. Hiệu suất:
Là tỷ lệ % giữa lượng sản phẩm thu được
và lượng nguyên liệu vào.

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
II. Những khái niệm chung:
5. Cường độ sản xuất: Là năng suất tính trên một
đơn vị cơ bản đặc trưng cho thiết bị.. (máy sấy
thùng quay, lượng ẩm tách ra trong 1m3 thể tích
trong 1 đơn vị thời gian). Tăng cường độ sản xuất
sẽ tăng được năng suất lao động.
6. Công suất: Là lượng công do máy hay thiết bị
tiêu thụ hay sinh ra trong một đơn vị thời gian.
Công suất có ích/Công suất thực tế = hiệu suất < 1
Hiệu suất càng gần 1 càng tốt.
1 Hp = 0.7457 kw
1 w = 1 J/s = 3.4118 Btu/h
1 tấn lạnh = 12000 Btu/h = 3.5169 kw

Vũ Thị Hoan 3
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
III. Yêu cầu thiết bị trong CNSH:
- Thiết bị chuyên môn hoặc vạn năng
- Dễ điều khiển và kiểm tra
- Vật liệu chống ăn mòn và chống oxy hoá
(inox, chất dẻo, hoặc tráng men)

10

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
IV. Tất cả các thiết bị công nghệ trong công
nghiệp vi – sinh học có thể kết hợp lại thành
những nhóm sau:
1 - Để bảo quản các nguyên liệu dạng hạt
2 - Để bảo quản nguyên liệu lỏng
3 - Để nghiền các dạng nguyên liệu khác nhau
4 - Để trích ly nguyên liệu ra các cấu tử cần thiết
cho môi trường dinh dưỡng
5 - Để trích ly các enzyme từ canh trường
6 - Để hòa tan các chất rắn trong dung dịch (thiết
bị phản ứng)

11

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
IV. Tất cả các thiết bị công nghệ trong công
nghiệp vi – sinh học có thể kết hợp lại thành
những nhóm sau:
7 - Để lọc
8 - Để tiệt trùng các môi trường dinh dưỡng lỏng
9 - Để tiệt trùng các môi trường rời
10 - Để tiệt trùng nước
11 - Để chuẩn bị vật liệu cấy trên môi trường rắn
12 - Để chuẩn bị vật liệu cấy trong môi trường
lỏng

12

Vũ Thị Hoan 4
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
IV. Tất cả các thiết bị công nghệ trong công nghiệp
vi – sinh học có thể kết hợp lại thành những
nhóm sau:
13 - Để chuẩn bị vật liệu cấy trong môi trường
dinh dưỡng lỏng bằng phương pháp cấy chìm
14 - Để cấy VSV trên môi trường dinh duỡng rắn
15 - Để cấy VSV trên môi trường dinh duỡng
lỏng
16 - Để tách sinh khối khỏi dung dịch canh
trường
17 - Để làm trong dung dịch canh trường
18 - Để lọc tiệt trùng dung dịch canh trường

13

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
IV. Tất cả các thiết bị công nghệ trong công nghiệp
vi – sinh học có thể kết hợp lại thành những
nhóm sau:
19 - Để cô các chất hoạt hóa sinh học bằng
phương pháp tuyển nổi
20 - Để cô dung dịch chứa các chất hoạt hóa sinh
học bằng phương pháp siêu lọc
21 – Để cô dung dịch chứa các chất hoạt hóa sinh
học bằng phương pháp cô chân không
22 - Để tiêu huyết tương
23 - Để sấy dung dịch chứa các chất hoạt hóa
sinh học bằng sấy phun

14

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
IV. Tất cả các thiết bị công nghệ trong công nghiệp
vi – sinh học có thể kết hợp lại thành những
nhóm sau:
24 - Để sấy bột nhào và chất kết tủa chứa các
chất hoạt hóa sinh học
25 - Để kết tủa enzyme từ các dung dịch bằng
dung môi hữu cơ và muối trung hòa
26 - Để tách các chất kết tủa chứa các chất hoạt
hóa sinh học từ các dung dịch
27 - Để cô các chất hoạt hóa sinh học bằng con
đường hấp thụ và nhả trong nhựa trao đổi ion
28 - Để kết tinh các chất hoạt hóa sinh học

15

Vũ Thị Hoan 5

You might also like