You are on page 1of 79

GVHD: TH.

S NGÔ HOÀNG THÔNG


BỘ MÔN: LOGISTICS VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
HS CODE, THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
1. HS CODE LÀ GÌ?
2. CÁC THÔNG TIN TRONG HS CODE
3. CẤU TRÚC CHÍNH MÃ HS CODE
4. CÁC QUY TẮC TRA MÃ HS CODE
5. THUẾ, BIỂU THUẾ VÀ CÁCH TÍNH CÁC LOẠI THUẾ
6. MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
1. Hs code là gì?
 Hs code là mã phân loại hàng hóa được quốc tế quy chuẩn, dùng để xác
định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa.

 Hs code là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa" (HS


– Harmonized Commodity Description and Coding System).

 Nếu đã từng làm thủ tục thông quan, thì ai cũng biết nếu áp nhầm mã
này thì sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy như: truyền sửa tờ khai, nộp bổ
sung hoặc xin hoàn thuế, chạy đi chạy lại để làm thủ tục sửa, thông
quan chậm trễ…
2. Các thông tin nằm trong mã Hs code

• Mỗi mã HS Code được cấu trúc theo quy chuẩn của tổ chức hải quan
thế giới WCO.
• Theo đó, mã HS Code sẽ bao gồm 6 chữ số đầu tiên mang tính quốc
tế, các số còn lại (2 – 6 số) mang tính phân nhóm phụ theo quy định
của từng quốc gia.
3. Cấu trúc chính mã Hs code
Cấu trúc chính của một mã Hs code:
 Phần: Trong mã Hs code có 21 hoặc 22 phần, mỗi phần sẽ có 1
chú giải riêng.
 Chương: Được quy định là 2 số đầu trong mã, mô tả tổng quát về
loại hàng hóa. Tổng cộng theo quy định có 97 chương quốc tế.
Chương 98 và 99 là dành cho các quốc gia, mỗi chương sẽ có chú
giải chi tiết.
 Nhóm: Bao gồm 2 ký tự sau chương, thể hiện phân loại nhóm sản
phẩm.
 Phân nhóm: Bao gồm 2 ký tự sau nhóm, thể hiện phân nhóm chi
tiết dưới nhóm.
  Phân nhóm phụ: Các ký tự sau cùng thể hiện phân nhóm phụ do
mỗi quốc gia quy định.
Lưu ý: Trong đó, Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm gồm 6 chữ số đầu
tiên mang tính quốc tế, riêng Phân nhóm phụ là tùy thuộc vào mỗi quốc
gia. 
Ví dụ: Mã HS Code là: 65061010, Khi nhìn vào mã HS Code, chúng ta có
thể xem được các thông tin sau:
  – 65: Thể hiện Chương – Mũ, các vật đội đầu khác và các bộ phận của
chúng.
– 6506: Thể hiện Nhóm – Mũ, các vật đội đầu khác, đã hoặc chưa lót
hoặc trang trí.
– 650610: Thể hiện Phân nhóm – Mũ bảo hộ.
– 65061010: Thể hiện Phân nhóm phụ của Quốc gia – Mũ Bảo Hiểm
cho người đi xe máy.
4. Các quy tắc tra mã HS code
 Tên của Phần, Chương hoặc Phân chương được đưa ra nhằm mục
đích dễ tra cứu.

 Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định
theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các Phần,
Chương liên quan và theo các quy tắc dưới đây nếu các nhóm hoặc
các Chú giải đó không có yêu cầu nào khác.
4.Các quy tắc tra mã HS code
• QUY TẮC 1: Chú giải chương & Tên định danh
Quy tắc 1 giúp tìm được tên phần, chương  của hscode thường ở mức
độ 04 số  ( tên chương và phân nhóm ) không có giá trị pháp lý trong
việc phân loại hàng hóa => Về cơ bản khi tìm được 04 số này nằm ở
phần chương nào, mang tính chất mô tả chung chung nhất về sản phẩm
để tra được hscode bạn cần tìm hiểu tiếp về các mức độ phân nhóm tra
hscode.
4. Các quy tắc tra mã HS code
• Ví dụ: Khi bạn tra hscode của sản phẩm Nồi Cơm Điện,bạn sẽ có trình
tự diễn giải như sau: 8516.6010
Bước 1: Định hình khu vực nồi cơm điện được áp vào chương 85
Bước 2: Đọc chú giải khu vực đó bạn sẽ thấy hscode của nồi cơm thuộc
nhóm: 8516
Bước 3: Kết hợp với mô tả chi tiết sản phẩm, cấu tạo chi tiết sẽ áp
hscode cụ thể:  8516.6010
Như vậy, quy tắc 01 sẽ giúp bạn tìm được 04 số đầu tiên thường là
chương và phân nhóm của sản phẩm.
4. Các quy tắc tra mã HS code
QUY TẮC 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện & hợp chất cùng nhóm (Quy Tắc 2a và
2b)
 Quy tắc 2a:  Áp dụng sản phẩm chưa hoàn thiện hoặc chi tiết của sản phẩm
hoàn thiện được tháo rời 
- Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn thiện, thiếu một vài bộ phận
nhưng có đặt tính và công dụng như sản phẩm hoàn thiện thì được áp mã theo
sản phẩm đã hoàn thiện.
Ví dụ: Xe đạp thiếu bánh xe: vẫn được áp mã theo xe đạp
- Một mặt hàng mà có các bộ phận tháo rời, các phần tháo rời đó nếu ráp vào sẽ
thành 1 sản phẩm hoàn thiện thì vẫn được áp vào mã sản phẩm đã hoàn thiện.
Ví dụ: Để tiện lợi cho quá trình vận chuyển người ta tháo từng bộ phận của 1
chiếc xe ra thì vẫn được xác định mã HS theo chiếc xe.
4. Các quy tắc tra mã HS code

QUY TẮC 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện & hợp chất cùng nhóm (Quy
Tắc 2a và 2b)
 Quy tắc 2a:  Áp dụng sản phẩm chưa hoàn thiện hoặc chi tiết của
sản phẩm hoàn thiện được tháo rời 
- Phôi: là những sản phẩm chưa sẵn sàng đưa ra sử dụng, có hình dán
bên ngoài gần giống với với hàng hóa hoàn thiện, chỉ sử dụng vào mục
đích duy nhất là hoàn thiện nó thành sản phẩm hoàn chỉnh của nó.
Ví dụ: Phôi chìa khóa khi chưa dủa các cạnh ⇒ được áp mã chìa khóa đã
hoàn thiện; Chai làm bằng nhựa chưa tạo ren ở cổ chai ⇒ được áp mã
như chai hoàn thiện.
4. Các quy tắc tra mã HS code

QUY TẮC 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện & hợp chất cùng nhóm (Quy
Tắc 2a và 2b)
 Quy tắc 2a:  Áp dụng sản phẩm chưa hoàn thiện hoặc chi tiết của
sản phẩm hoàn thiện được tháo rời 
- Đối với phôi mà có bộ phận tháo rời, khi ráp vào thành phôi thành
phẩm thì sẽ được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.
- Việc lắp ráp quy định là công việc đơn giản như dùng vít, bu-lông, đai
ốc, hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại…. Không áp dụng
quy tắc này với các sản phẩm cần phải gia công thêm trước khi đưa
vào lắp ráp.
4. Các quy tắc tra mã HS code
QUY TẮC 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện & hợp chất cùng nhóm (Quy Tắc 2a
và 2b)
 Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của một nguyên liệu hoặc một chất.
- Nếu sản phẩm là hỗn hợp của một nguyên liệu và chất liệu thì áp dụng theo
quy tắc 2b.
- Nếu hỗn hợp và hợp chất  thuộc cùng 1 nhóm thì phân loại trong nhóm đó.
Chất A thuộc nhóm 1, Chất B cũng thuộc nhóm 1 thì hỗn hợp của A + B sẽ
thuộc nhóm 1.
- Vd:  Hỗn hợp A gồm 2 sản phẩm tạo thành Sản phẩm 1 (06.07); sản phẩm 2
(06.07)=> Mã HS của của hỗn hợp A sẽ áp theo nhóm 06.07
- Đối với hàng hóa được cấu tạo từ 2 chất hoặc hai nguyên liệu mà các chất
và những nguyên liệu đó khác nhóm thì áp dụng quy tắc 3.
4. Các quy tắc tra mã HS code
• QUY TẮC 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm
 Quy tắc 3a: Hàng hóa được mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm nào có mô
tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát.
Ví dụ: Máy cạo râu và tông đơ có lắp động cơ điện được phân vào Nhóm
85.10 mà không phải trong Nhóm 84.67 (nhóm các dụng cụ cầm tay có
lắp động cơ điện) hoặc vào Nhóm 85.09 (các thiết bị cơ điện gia dụng có
lắp động cơ điện). Vì nhóm 85.10 đã mô tả cụ thể và chính xác nhất là:
"Máy cạo, tông đơ và các dụng cụ loại bỏ râu, lông, tóc, có động cơ
điện gắn liền."
4.Các quy tắc tra mã HS code

QUY TẮC 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm


 Quy tắc 3b: Đối với hàng hóa được tạo thành từ nhiều hỗn hợp và nhiều
nguyên liệu khác nhau thì sẽ áp hscode theo chất cơ bản nhất tạo nên sản
phẩm đó – tức là  bản chất đặc trưng cơ bản cho hàng hoá. (bản chất đặc
trưng có thể dựa vào: Kích thước; Số lượng; Chất lượng; Khối lượng; Giá trị;
Công dụng…. )
• Vd: Cửa nhôm (76.10) có tay nắm bằng thép (73.26) => Áp mã cửa này theo
mã nhôm
• Phân loại mặt hàng kính an toàn chưa có khung, làm bằng thủy tinh dai bền
và cán mỏng?
 88.03: Bộ phận phương tiện bay – 70.07: Kính an toàn
 Hscode sẽ áp theo mã 70.07 có mô tả chi tiết hơn nhóm 88.03.
4. Các quy tắc tra mã HS code

QUY TẮC 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm


 Quy tắc 3b: Đối với hàng hóa được tạo thành từ nhiều hỗn hợp và
nhiều nguyên liệu khác nhau thì sẽ áp hscode theo chất cơ bản nhất
tạo nên sản phẩm đó – tức là  bản chất đặc trưng cơ bản cho hàng
hoá. (bản chất đặt trưng có thể dựa vào: Kích thước; Số lượng; Chất
lượng; Khối lượng; Giá trị; Công dụng…. )
Đối với hàng hóa là bộ sản phẩm được tạo nên từ nhiều sản phẩm
hoặc các nguyên liệu mà mỗi sản phẩm hoặc nguyên liệu ở các nhóm
khác nhau thì hscode của bộ sản phẩm đó sẽ được áp theo hscode của
sản phẩm mang đặc tính, tính chất cơ bản của bộ đó.
4. Các quy tắc tra mã HS code
QUY TẮC 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm
 Quy tắc 3b
• Hàng hóa được cấu thành từ nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm có
thể thuộc nhiều nhóm nhiều chương khác nhau ⇒ phân loại bộ
sản phẩm đó vào sản phẩm mang đặc tính nhất của bộ đó.
• Ví dụ: bộ sản phẩm chăm sóc tóc gồm: Kẹp điện cuộn tóc, lược,
ghim tóc
• Chúng ta cần đánh giá sản phẩm có tính chất nổi trội nhất và áp
theo mã HS của sản phẩm đó. Trong bộ sản phẩm trên chúng ta
thấy Kẹp điện cuộn tóc có tính năng nổi trội nhất nên sẽ lựa
chọn mã HS của sản phẩm này (8516).
4.Các quy tắc tra mã HS code
QUY TẮC 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm
Lưu ý: Quy tắc 3b chỉ áp dụng cho các trường hợp sau:
+ Bộ sản phẩm có ít nhất 2 sản phẩm khác nhau trong bộ. Trường hợp nếu bộ
sản phẩm được làm từ nhiều sản phẩm giống nhau như bộ bát ăn cơm (gồm
bát 04 bát nhỏ – 02 bát tô lớn) có số lượng nhiều hơn 2 nhưng không được
xem là bộ sản phẩm. 
Hoặc bộ cọ vẽ gồm nhiều loại đầu cọ từ nhỏ tới lớn gồm 08 đầu cọ sẽ không
được xem là bộ sản phẩm hoàn thiện.
+ Đối với bộ sản phẩm đã được đóng gói và xếp cùng nhau tạo thành bộ sản
phẩm.
+ Các sản phẩm này cùng hỗ trợ cho 1 hoặc vài sản phẩm chính trong bộ sản
phẩm để thực hiện một chức năng xác định.
4. Các quy tắc tra mã HS code

QUY TẮC 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm


Lưu ý: Quy tắc 3b chỉ áp dụng cho các trường hợp sau:
Ví dụ 1: Bộ sản phẩm gồm: Dầu gội và dầu xả thì được xem là bộ sản
phẩm vì cùng hỗ trợ cho 1 mục đích làm sạch tóc.Nếu bộ sản phẩm gồm
Dầu Gội và Cặp Tóc sẽ không được  xem là bộ phải áp theo 2 nhóm
hscode.  Hoặc Một thùng đồ hộp gồm: 1 hộp tôm (16.05); 1 hộp pate
gan (16.02); 1 hộp pho mát (04.06); 1 hộp thịt xông khói (16.02)
=> Các sản phẩm này không thể hỗ trợ cũng như chế biến chung với
nhau thành 1 chức năng đã xác định trước nên sẽ được áp mã riêng
theo từng loại.
4. Các quy tắc tra mã HS code
QUY TẮC 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm
Lưu ý: Quy tắc 3b chỉ áp dụng cho các trường hợp sau:
• Bộ sản phẩm gồm gói cháo ăn liền gồm: Bột gạo(Nhóm A) Gói nước gia
vị ( Nhóm B) – Gói Muối gia vị (Nhóm C) có 3 sản phẩm khác nhau, đã
được đóng gói bán lẻ, các sản phẩm cùng hỗ trợ cho 1 sản phẩm chính là
tạo nên món cháo gạo nên sẽ áp theo hscode của bột gạo (11029010)
dùng để nấu cháo nhóm A
• Nhập bộ dụng cụ vẽ gồm: một thước (90.17), một vòng tính (90.17), một
compa (90.17), một bút chì (96.09) và cái vót bút chì (82.14), đựng trong
túi nhựa (42.02) => Trong bộ sản phẩm trên: thước, vòng, compa tạo
nên đặc tính cơ bản của bộ dụng cụ vẽ. Do vậy, bộ dụng cụ vẽ được phân
loại vào Nhóm 90.17.
4. Các quy tắc tra mã HS code
QUY TẮC 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm
 Quy tắc 3c: 1 sản phẩm từ nhiều bộ phận (các bộ phận nằm ở
nhiều nhóm)
Khi không áp dụng được Qui tắc 3(a) hoặc 3(b), hàng hóa sẽ được phân loại
theo Qui tắc 3(c). Theo Qui tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào
nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân
loại.
Ví dụ: Ta có sản phẩm sửa chữa gồm: Kìm (8203), Cờ Lê (8204), Tua vít
(8205)
 Khi tra mã HS của 3 sản phẩm này, bạn thấy tua vít là sản phẩm có mã HS
nằm ở thứ tự sau cùng nên sẽ lấy mã HS của sản phẩm này để áp mã HS cho
bộ sản phẩm sửa chữa.
4. Các quy tắc tra mã HS code

QUY TẮC 4: Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất
• So sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa đã được phân loại
trước đó.
• Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố: như mô tả, đặc
điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa…
• Hàng hóa sau khi đã so sánh sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa
giống chúng nhất.
• Ví dụ: Men dạng viên, được dùng giống như thuốc thì được áp vào
mã thuốc 30.04
4. Các quy tắc tra mã HS code

QUY TẮC 5: Hộp đựng, bao bì


 Quy tắc 5a: Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự
• Các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để
chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời
gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với
những sản phẩm này.
• Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang
tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.
• Ví dụ: Bao đựng đàn làm bằng gỗ quý (9208) và mang tính nổi trội
hơn đàn (9202) thì phải tách bao đựng đàn và đàn thành 2 mã HS
code khác nhau.
4. Các quy tắc tra mã HS code

QUY TẮC 5: Hộp đựng, bao bì


 Quy tắc 5b: Bao bì
• Quy tắc này qui định việc phân loại bao bì thường được dùng để
đóng gói chứa đựng hàng hóa, được nhập cùng với hàng (như cái túi
nilon, hộp carton...). Tuy nhiên, Quy tắc này không áp dụng cho bao
bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại.
• Ví dụ: Không áp mã bình chứa ga bằng thép (7309) (bình có thể sử
dụng lại) vào mã ga (2711) được mà phải được phân theo mã riêng.
Nếu bình ga dùng một lần thì áp mã ga (2711).
4. Các quy tắc tra mã HS code

QUY TẮC 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng
• Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù
hợp theo nội dung của từng phân nhóm, phù hợp các chú giải phân
nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan.
• Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau
thì phải so sánh cùng cấp độ.
• Ví dụ: 1 gạch so sánh với 1 gạch, 2 gạch so sánh với 2 gạch…. (gạch là
gạch đầu dòng "-" trước tên hàng trong phần mô tả hàng hóa của
biểu thuế)
4. Các quy tắc tra mã HS code

QUY TẮC 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.1 Khái niệm thuế xuất nhập khẩu


Thuế xuất, nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu hoặc
nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế.
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.2 Đặc điểm thuế xuất nhập khẩu


• Là loại thuế gián thu, đánh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
• Gắn liền với hoạt động ngoại thương.
• Chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế.
Thuế gián thu là gì?

Thuế gián thu là thuế thu đối với người tiêu dùng
thông qua việc nộp thuế của người sản xuất, kinh
doanh. Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp
đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế
mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng
hóa và dịch vụ.
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.3 Vai trò thuế xuất nhập khẩu


• Đảm bảo số thu cho ngân sách.
• Bảo hộ sản xuất trong nước.
• Kiểm soát hoạt động ngoại thương.
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.4 Đối tượng nộp thuế


• Chủ hàng hóa xuất, nhập khẩu.
• Tổ chức nhận ủy thác xuất, nhập khẩu hàng hóa.
• Cá nhân có hàng hóa xuất, nhập khẩu khi xuất, nhập cảnh, gửi hoặc
nhận hàng qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
• Đại lý làm thủ tục hải quan được những đối tượng trên ủy quyền nộp
thuế xuất, nhập khẩu.
• Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế
nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế.
• Tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của luật các tổ chức tín dụng
nộp thay thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.4 Đối tượng nộp thuế


Ví dụ:
Công ty TNHH A ủy thác cho công ty cổ phần B
nhập khẩu một thiết bị sản xuất trị giá 150.000 USD.
- Vậy chủ thể nộp thuế nhập khẩu là ai?
- Chứng từ nộp thuế nhập khẩu mang
tên công ty A hay công ty B?
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế
5.5 Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế
Đối tượng chịu thuế:
•  Hàng hóa xuất, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành
phần kinh tế được phép trao đổi, mua, bán, vay nợ với nước ngoài.
• Hàng hóa xuất, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
• Hàng hóa được phép xuất khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam và doanh
nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
• Hàng hóa xuất, nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triển lãm,
viện trợ hoàn lại và không hoàn lại.
• Hàng hóa hoặc quà biếu, tặng, tài sản di chuyển vượt tiêu chuẩn hành lý được
miễn thuế.
KHU PHI THUẾ QUAN LÀ GÌ?
• Khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định,
được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào
cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự
kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng
có liên quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng
hóa và phương tiện ra vào khu.
ƯU ĐÃI KHU PHI THUẾ QUAN
Ưu đãi thuế xuất khẩu – nhập khẩu
Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu,
Thuế nhập khẩu 2016, Hàng hóa xuất khẩu từ khu
phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ
nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng
trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu
phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác thì
không phải là đối tượng chịu thuế.
KHU CHẾ XUẤT LÀ GÌ?
• Khu chế xuất là khu công nghiệp tập
trung chuyên sản xuất hàng xuất khẩu,
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng
xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có
ranh giới địa lí xác định, do Chính phủ
thành lập hoặc cho phép thành lập.
KHO NGOẠI QUAN LÀ GÌ?
Theo khoản 10 Điều 4 Luật Hải quan 2014, kho
ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa
đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất
khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để
chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu
vào Việt Nam.
Quá cảnh là gì?
Quá cảnh là sự đi qua một nước hay nhiều nước để
đi tới một nước thứ ba, mà ở đó, con người, hàng
hóa không bị khám xét, được quy định đầu tiên tại
Hiệp ước Baccelone năm 1921 về sự tự do quá
cảnh.
CHUYỂN KHẨU LÀ GÌ?
Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng
từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang
một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ
Việt Nam mà không làm thủ tục nhập
khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục
xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế
5.5 Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế
Đối tượng không chịu thuế:
• Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam.
• Hàng hóa viện trợ nhân đạo hoặc viện trợ không hoàn lại của các chính
phủ, tổ chức liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế, phi
chính phủ…. cho Việt Nam và ngược lại.
• Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài và ngược lại
nhưng chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan đó hoặc từ khu phi thuế quan
này qua khu phi thuế quan khác.
• Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước phi xuất
khẩu.
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.5 Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế
Miễn thuế:
• Hàng tạm nhập tái xuất và ngược lại để tham dự hội chợ, triển  lãm,
giới thiệu sản phẩm, máy móc, thiết bị dụng cụ nghề nghiệp phục vụ
công việc trong thời hạn nhất định.
• Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài
mang vào Việt Nam, hoặc mang ra nước ngoài theo quy định.
• Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài hoặc hàng hóa
Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài gia công.
• Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án
đầu tư lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Tạm nhập tái xuất là gì?
Tạm nhập tái xuất là Việc hàng hoá được đưa từ nước
ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ
Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo quy
định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ
tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu
chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Gia công là gì?
Gia công là hoạt động của bên nhận gia công thực hiện một
công việc cụ thể để sản xuất một sản phẩm theo yêu cầu
của bên đặt gia công dựa trên hợp đồng của hai bên về yêu
cầu đối với hàng gia công thời gian gia công và tiền công gia
công cho hoạt động gia công.
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.6 Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022


5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

4.6 Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022


5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.6 Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022

Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc
trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan
nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc
trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
TỐI HUỆ QUỐC LÀ GÌ?

Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most
favoured nation) nếu một nước dành cho một nước
thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này
cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước
thành viên khác.
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.6 Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022

Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất
xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc
biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng
hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng
Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa
thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với
Việt Nam.
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.6 Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022

Thuế suất thông thường: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không
thuộc các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu
đãi đặc biệt. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế
suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất
ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của
Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế
5.6 Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022

Cách tra biểu thuế


• Phân theo chương, phân chương
• Tra theo chức năng
• Tra theo chất lượng
Các kí hiệu trong biểu thuế
• (*): Không chịu VAT
• (*,5): Không chịu thuế NK, bán ra VAT 5%
• (*,10): Không chịu thuế NK, bán ra VAT 10%
• (5): VAT NK 5%
• (10): VAT NK 10%
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.7 Cách tính thuế


a) Căn cứ để tính thuế nhập khẩu
- Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ
khai hải quan.
- Giá tính thuế từng mặt hàng.
- Thuế suất từng mặt hàng.
- Tỷ giá tính thuế.
- Đồng tiền nộp thuế.
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.7 Cách tính thuế


b) Giá tính thuế nhập khẩu
- Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa
khẩu nhập đầu tiên - giá CIF;
- Thường được xác định bằng cách áp dụng theo thứ tự 3 phương
pháp và dừng lại ở phương pháp xác định được giá tính thuế.
+ Phương pháp 1: Theo trị giá giao dịch
+ Phương pháp 2: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống
hệt.
+ Phương pháp 3: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương
tự.
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.7 Cách tính thuế


Lưu ý khi xác định giá tính thuế XNK:
• Ðối với hàng hoá XNK, nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các chứng
từ hợp lệ, đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế
được xác định theo hợp đồng.
• Trong trường hợp hàng hoá XNK theo phương thức khác hoặc giá ghi
trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa
khẩu, thì giá tính thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định.
• Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra
đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà nước công bố.
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.8 Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu


Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm

Mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối


Thuế suất tuyệt đối là gì?
Là loại thuế suất được ấn định bằng một con số cố
định, tuyệt đối trên một đơn vị của đối tượng tính
thuế.
Thuế suất thuế bảo vệ môi trường là thuế suất tuyệt
đối, nghĩa là mức thuế được ấn định bằng một mức
tuyệt đối dựa trên đơn vị vật lý của cơ sở thuế.
Ví dụ: Thuế bảo vệ môi trường đối với than 30.000
đồng/tấn; 1 lít xăng phải chịu thuế 1.000 đồng…
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.8 Phương tính thuế xuất nhập khẩu


a) SỐ LƯỢNG HÀNG HÓA XUẤT, NHẬP KHẨU
Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: Là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập
khẩu được ghi trên tờ khai hải quan.
b) TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ
Đối với hàng xuất khẩu: Là giá FOB
Ví dụ : Công ty cà phê Trung Nguyên xuất khẩu lô hàng gồm 5 container cà phê hộp
sang Hàn Quốc. Hai bên thanh toán theo giá mua tại cảng Busan, Hàn Quốc. Chi phí
vận chuyển quốc tế là 500USD/container. Chi phí bảo hiểm cho cả lô hàng hóa là 1700
USD. Tổng giá trị hợp đồng là 25.000 USD. Hãy xác định trị giá tính thuế của lô hàng
xuất khẩu trên.
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.8 Công thức tính thuế xuất nhập khẩu


b) TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ
Đối với hàng nhập khẩu: Là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên
theo hợp đồng; được áp dụng tuần tự 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng
NK dưới đây và dừng ngay ở phương pháp nào xác định được trị giá:
 Phương pháp trị giá giao dịch;
 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá NK giống hệt;
 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá NK tương tự;
 Phương pháp trị giá khấu trừ;
 Phương pháp trị giá tính toán;
 Phương pháp suy luận.
1. Phương pháp trị giá giao dịch
 Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định
theo phương pháp này là trị giá giao dịch của hàng hóa
nhập khẩu.
 Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế
mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán
cho người bán để mua và nhập khẩu hàng hóa.
1. Phương pháp trị giá giao dịch
Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là
tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, theo hình
thức thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp cho người bán để mua
hàng hóa nhập khẩu.
• a)Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại;
• b)Các khoản người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua ghi
trên hóa đơn thương mại, bao gồm:
• b.1)Các khoản đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán (ví dụ: tiền trả trước,
tiền ứng trước cho hàng hóa, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận
chuyển, bảo hiểm hàng hóa);
• b.2)Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán.
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.8 Công thức tính thuế xuất nhập khẩu


c) THUẾ SUẤT
• Thuế suất thuế xuất khẩu: Phần lớn có thuế suất 0%.
• Thuế suất thuế nhập khẩu: Phân biệt theo xuất xứ hàng hoá nhập khẩu.
Có 3 nhóm:
- Thuế suất thông thường: Áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước và
vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc, không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập
khẩu đối với Việt Nam. Thuế suất thông thường bằng 1,5 lần thuế suất ưu đãi từng mặt hàng qui
định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;
- Thuế suất ưu đãi: Áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng
lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước
hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực
thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và
trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.9 Cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu

• Thuế GTGT hàng nhập khẩu  = (Giá FOB + F + I  + thuế  nhập


khẩu  + thuế  tiêu thụ đặc biệt) x  thuế  suất thuế GTGT
• Thuế GTGT hàng nhập khẩu  = (Giá CIF  + thuế  nhập khẩu  +
thuế  tiêu thụ đặc biệt) x  thuế  suất thuế  GTGT
Trong đó: Thuế TTĐB = (Gía CIF + Thuế nhập khẩu) x thuế suất thuế
tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?
• Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào
một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ
nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã
hội. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu
dùng. Góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước,
tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
• Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá
đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì
thuế được cộng vào giá bán.
Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
- Rượu;
- Bia;
- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế
trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
- Tàu bay, du thuyền (sử dụng cho mục đích dân dụng).
-  Xăng các loại;
- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
- Bài lá;
- Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học).
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế
5.9 Cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu
Ví dụ 1: Với doanh nghiệp nhập khẩu rượu từ châu Âu về Việt Nam
Mặt hàng rượu chịu các thuế : thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị
gia tăng.
Cách tính thuế nhập khẩu:
Số lượng rượu x giá tính thuế x thuế suất nhập khẩu của rượu.

Cách tính thuế TTĐB:


Số lượng rượu x (giá tính thuế + thuế nhập khẩu) x thuế suất thuế TTĐB của rượu

Cách tính thuế giá trị gia tăng:


Số lượng rượu x (giá tính thuế + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB) x thuế suất thuế GTGT
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.9 Cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu


Ví dụ 2:
Công ty Uy Tín có nhập khẩu 500 cây thuốc lá Cigar La Habana của Cuba
theo giá CIF là 100 USD/cây. Tỉ giá ngoại tệ khi đó là 1 USD = 20.000
VNĐ. Trong đó: thuế nhập khẩu là 40%, thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt
hàng thuốc lá là 70%, thuế GTGT là 10%.
Đáp án:
• Giá tính thuế = 500 * 100 * 20.000 = 1.000.000.000 đồng
• Thuế nhập khẩu: 1.000.000.000 * 40% = 400.000.000 đồng
• Thuế tiêu thụ đặc biệt: (1.000.000.000 + 400.000.000) *
70% = 980.000.000 đồng
• Thuế GTGT cho hàng nhập khẩu:
(1.000.000.000 + 400.000.000 + 980.000.000) * 10% =
238.000.000 đồng
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.10 Thời hạn nộp thuế


Hàng tiêu dùng phải nộp thuế trước khi nhận hàng. Trừ trường hợp:
• Nếu có bảo lãnh: Theo thời hạn bảo lãnh nhưng không quá 30 ngày,
kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;
• Hàng tiêu dùng phục vụ an ninh, quốc phòng: 30 ngày kể từ ngày
đăng ký tờ khai hải quan.
Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu: 275
ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Hàng kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất,
tái nhập: 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất hoặc tạm
xuất, tái nhập.
Cách nhập trên tờ khai hải quan
• Đối với doanh nghiệp là sản xuất xuất khẩu được thời hạn ân
hạn thuế là 275 ngày thì bạn chọn mã xác định thời hạn nộp
thuế là: C – Được ân hạn thuế nhưng không có bảo lãnh.
• Trường hợp doanh nghiệp không có bảo lãnh thuế, phải nộp
thuế ngay thì bạn chọn mã là D – Nộp thuế ngay. Đồng thời khi
khai báo sửa đổi bổ sung người khai cũng chọn mã ‘D’ để được
cấp phép thông quan sau khi thực hiện quy trình tạm giải
phóng hàng.
• Nếu là tờ khai gia công thì người khai không phải nhập vào chỉ
tiêu này ( để trống).
5. Thuế, biểu thuế và cách tính các loại thuế

5.10 Thời hạn nộp thuế


Trường hợp khác:
 Đối với hàng xuất khẩu: 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan;
 Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không có hợp đồng; hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới: Phải nộp thuế trước khi xuất
khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá;
 Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để
xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần: Thời hạn nộp thuế theo từng ngày
hàng hoá thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Một số hiệp định thương mại
6. Một số hiệp định thương mại
6. Một số hiệp định thương mại
6. Một số hiệp định thương mại

You might also like