You are on page 1of 5

LỚP XUẤT PHÁT SỚM NAP-PRO 2024

Thứ 3, ngày 23 – 5 – 2023

LUYỆN TẬP XÁC ĐỊNH CTCT ESTE – PHẦN 2


NAP 1: [TN-2020] Cho các sơ đồ phản ứng:
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Z
(3) Y + HCl → T + NaCl
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa nhóm chức este (được tạo thành từ
axit cacboxylic và ancol) và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi; E và Z
có cùng số nguyên tử cacbon; ME < MF < 175. Cho các phát biểu sau:
(a) Nhiệt độ sôi của E thấp hơn nhiệt độ sôi của CH3COOH
(b) Có hai công thức cấu tạo của F thỏa mãn sơ đồ trên.
(c) Hai chất E và T có cùng công thức đơn giản nhất
(d) Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được Na2CO3, CO2 và H2O.
(e) Từ X điều chế trực tiếp được CH3COOH.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
NAP 2: [TN-2020] Cho các sơ đồ phản ứng:
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Z
(3) X + HCl → T + NaCl
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chi chứa nhóm chức este được tạo thành từ
axit cacboxylic và ancol) và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi; E và Z
có cùng số nguyên tử cacbon; ME < MF < 175. Cho các phát biểu sau:
(a) Có một công thức cấu tạo của F thỏa mãn sơ đồ trên.
(b) Chất Z có khả năng hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
(c) Hai chất E và F có cùng công thức đơn giản nhất.
(d) Từ Y điều chế trực tiếp được CH3COOH.
(e) Nhiệt độ sôi của E cao hơn nhiệt độ sôi của CH3COOH.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
NAP 3: [TN-2020] Cho sơ đồ phản ứng
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Z
(3) X + HCl → T + NaCl.
Biết: E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở chỉ chứa nhóm chức este (được tạo thành từ
axit cacboxyic và ancol) và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi. E và Z
có cùng số nguyên tử cacbon, ME < MF < 175. Cho các phát biểu sau:

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 1


(a) Có một công thức cấu tạo của F thoả mãn sơ đồ trên.
(b) Chất Z hoà tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
(c) Hai chất E và F có cùng công thức đơn giản nhất.
(d) Từ Y điều chế trực tiếp được CH3COOH.
(e) Nhiệt độ sôi của T thấp hơn nhiệt độ sôi của C2H5OH.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
NAP 4: [TN-2020] Cho E, Z, F, T đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở và thỏa mãn sơ đồ các
phản ứng:
(1) E + NaOH → X + Y + Z
(2) X + HCl → F + NaCl
(3) Y + HCl → T + NaCl
Biết E chỉ chứa nhóm chức este và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi;
ME < 168; MZ < MF < MT.
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất F được dùng để điều chế khí CO trong phòng thí nghiệm.
(b) 1 mol chất T phản ứng với kim loại Na dư, thu được tối đa 1 mol H2.
(c) Nhiệt độ sôi của Z cao hơn nhiệt độ sôi của C2H5OH.
(d) Có hai công thức cấu tạo của E thỏa mãn sơ đồ trên.
(e) Trong phân tử Z và F đều không có liên kết pi.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
NAP 5: [TN-2021] Cho các các phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ số mol như sau:
E + 2NaOH ⎯⎯
→ Y + 2Z F + 2NaOH ⎯⎯
→ Y + T + H2O
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C4H6O4, được tạo thành
từ axit cacboxylic và ancol. Cho các phát biểu sau:
(a) Từ chất Z điều chế trực tiếp được axit axetic.
(b) Chất T có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic.
(c) Đốt cháy Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và Na2CO3.
(d) Chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(e) Chất T được dùng để sát trùng dụng cụ y tế.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
NAP 6: [TN-2021] Cho các các phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ số mol như sau:
E + 2NaOH ⎯⎯
→ Y + 2Z F + 2NaOH ⎯⎯
→ Z + T + H2O
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C4H6O4, được tạo thành
từ axit cacboxylic và ancol. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất T là muối của axit cacboxylic hai chức, mạch hở.
(b) Chất Y tác dụng với dung dịch HCl, sinh ra axit axetic.
(c) Chất F là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(d) Từ chất Z điều chế trực tiếp được axit axetic.
2 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công
(e) Chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
NAP 7: [TN-2021] Cho các các phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ số mol như sau:
E + 2NaOH ⎯⎯
→ Y + 2Z F + 2NaOH ⎯⎯
→ Y + T + H2O
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C4H6O4, được tạo thành
từ axit cacboxylic và ancol. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất T có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic.
(b) Đun chất Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170 °C, thu được anken.
(c) Chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Chất Y là muối của axit cacboxylic hai chức, mạch hở.
(đ) Chất F tác dụng với dung dịch NaHCO3, sinh ra khí CO2.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
NAP 8: [TN-2021] Cho các các phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ số mol như sau:
E + 2NaOH ⎯⎯
→ Y + 2Z F + 2NaOH ⎯⎯
→ Z + T + H2O
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C4H6O4, được tạo thành
từ axit cacboxylic và ancol. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất T tác dụng với dung dịch HCl sinh ra axit fomic.
(b) Chất Z có nhiệt độ sôi thấp hơn ancol etylic.
(c) Chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Đun chất Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 1700C, thu được anken.
(e) Chất F tác dụng với dung dịch NaHCO3, sinh ra khí CO2.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
NAP 9: [Minh họa 2022] Cho hai chất hữu cơ mạch hở E, F có cùng công thức đơn giản nhất là
CH2O. Các chất E, F, X tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:

F + NaOH ⎯⎯
→ X+Z
to
E + NaOH ⎯⎯ → X+Y X + HCl ⎯⎯
→ T + NaCl
o
t

Biết: X, Y, Z, T là các chất hữu cơ và ME < MF < 100. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(b) Từ chất Y điều chế trực tiếp được axit axetic.
(c) Oxi hóa Z bằng CuO, thu được anđehit axetic.
(d) Chất F làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
(e) Chất T có nhiệt độ sôi lớn hơn ancol etylic.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
NAP 10: [TN-2022] Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O4) là hai chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ axit
cacboxylic và ancol. Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau:
(1) E + NaOH ⎯⎯ → X+Y
0
t

(2) F + NaOH ⎯⎯ → X+Y


0
t

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 3


(3) X + HCl ⎯⎯ → Z + NaCl
0
t

Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó phân tử Y không có nhóm –CH3. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E và F đều là các este đa chức.
(b) Có hai công thức cấu tạo phù hợp với chất E.
(c) Chất X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Nhiệt độ sôi của chất Z cao hơn nhiệt độ sôi của ancol etylic.
(đ) Cho a mol chất E tác dụng với Na dư thu được a mol khí H2.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
NAP 11: [TN-2022] Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O4) là hai chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ axit
cacboxylic và ancol. Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau:
(1) E + NaOH ⎯⎯ → X+Y
0
t

(2) F + NaOH ⎯⎯ → X+Y


0
t

(3) X + HCl ⎯⎯ → Z + NaCl


0
t

Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó phân tử Y không có nhóm –CH3.
Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử chất E có một liên kết π.
(b) Chất Y có thể được tạo ra trực tiếp từ etilen.
(c) Chất F có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Chất Z có số nguyên tử oxi bằng số nguên tử hidro.
(đ) Đốt cháy hoàn toàn chất X bằng O2 dư thu được Na2CO3, CO2 và H2O.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
NAP 12: Cho hai chất hữu cơ mạch hở E, F có cùng công thức đơn giản nhất là CH 2O. Các chất
E, F, X tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Z
(3) X + HCl → T + NaCl
Biết: X, Y, Z, T là các chất hữu cơ và ME < MF < 100. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(b) Từ chất Y điều chế trực tiếp được axit axetic.
(c) Oxi hóa Z bằng CuO, thu được anđehit axetic.
(d) Chất Y, Z thuộc cùng dãy đồng đẳng.
(e) Chất T có nhiệt độ sôi lớn hơn chất E.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
NAP 13: Cho X có công thức phân tử C4H6O4 và chứa hai chức este. Cho các sơ đồ phản ứng sau
(theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 2NaOH ⎯⎯ → X 1 + X2 + X3
(2) X1 + HCl ⎯⎯ → X4 + NaCl
(3) X2 + HCl ⎯⎯ → X5 + NaCl

4 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


(4) X3 + CuO ⎯⎯ → X6 + Cu + H2O
Biết phân tử khối X3 < X4 < X5. Trong số các phát biểu sau:
(a) X3 tác dụng với Na giải phóng khí H2.
(b) X4 và X6 là các hợp chất hữu cơ đơn chức.
(c) Phân tử X5 có 2 nguyên tử oxi.
(d) X4 có phản ứng tráng bạc.
(e) Đốt cháy 1 mol X1 cần 0,5 mol O2 (hiệu suất 100%).
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
NAP 14: Cho hai chất hữu cơ mạch hở E, F có cùng công thức đơn giản nhất là C3H4O2. Các chất
E, F, X, Z tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:
(1) E + NaOH ⎯⎯
→ X+Y
(2) F + NaOH ⎯⎯
→ Z+T
(3) X + HCl ⎯⎯
→ J + NaCl
(4) Z + HCl ⎯⎯
→ G + NaCl
Biết: X, Y, Z, T, J, G là các chất hữu cơ, trong đó T đa chức; MT > 88 và ME < MF < 146.
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất J có nhiều trong nọc độc con kiến.
(b) Từ Y có thể điều chế trực tiếp được axit axetic.
(c) Ở nhiệt độ thường, T tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
(d) E và F đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3.
(e) Nung nóng chất rắn Z với hỗn hợp vôi tôi xút thu được khí axetilen.
(f) Chất X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
NAP 15: Từ hợp chất hữu cơ X (C6H10O4, mạch hở), thực hiện các phản ứng sau:
(a) X + 2NaOH ⎯⎯ → X1 + X2 + X3.
0
t

(b) 2X1 + H2SO4 loãng dư ⎯⎯


→ 2X4 + Na2SO4.
(c) X4 + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O ⎯⎯ → X5 + 2Ag + 2NH4NO3.
0
t

(d) 2X2 + Cu(OH)2 ⎯⎯


→ X6 + 2H2O.
(e) X3 + NaOH ⎯⎯⎯ → CH4 + Na2CO3.
0
CaO, t

Công thức cấu tạo của X là


A. CH3OOCH2CH2OOCCH3. B. HCOOCH2CH2OOCCH2CH3.
C. HCOOCH2CH(CH3)OOCCH3. D. HCOOCH2CH2CH2OOCCH3.
----------------------------- HẾT -----------------------------

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 5

You might also like